Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Ôn tập hiệu quả và quản lý dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.89 KB, 11 trang )

Ôn tập: Hiệu quả và quản lý dự án
Nhà nước
CÂU 1: Trình bày phương pháp luận phân tích hiệu quả tài
chính dự án đầu tư? ( chương III)
Trả lời:
Mục đích: Phân tích hiệu quả tài chính là xác định lố lãi thực của các dự án
đầu tư, từ đó là căn cứ để chủ đầu tư quyết định có nên đầu tư hay không.
Nhiệm vụ: Phân tích hiệu quả tài chính là đánh giá khả năg sinh lãi của đồng
vốn bỏ vào hoạt động kinh tế.
1. Điều kiện phân tích:
- Giá cả dùng trong phân tích hiệu quả tài chính các dự án đầu tư: là giá
thực tế ( giá thị trường ). Giá này được biểu hiện dưới hai hìh thức: giá
cố định và giá hiện hành.
- Lãi suất tính toán:
+ Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất tính toán như:
 Suất thu lợi định mức quốc gia
 Cơ cấu vốn đầu tư và mức lãi suất mỗi loại vốn
 Độ rủi ro của dự án
 Khả năg và phương pháp huy động vốn
 Tỉ lệ lạm phát
 Lợi nhuận bình quân của công ty…
+ Các phương pháp xác định lãi suất tính toán như: xác định theo giá sử vốn
bình quân của dự án, xác định theo chi phí biên của việc sử dụng vốn, xác định
mức lãi suất tính toán trên thực tế.
- Khấu hao: + Các loại khấu hao.
+ Các phương pháp tính khấu hao.
- Dòng tiền của dự án được chiết khấu hoặc tích luỹ để tính các giá trị
tương đương.
2. Các phương pháp phân tích hiệu quả tài chính.
2.1 Các phương pháp phân tích hiệu quả tài chính trong điều kiện an toàn.
Đây là các phương pháp chỉ có ý nghĩa trên lý thuyết, đưa ra kết luận


chính xác trong điều kiện những số liệu về chi fí – lợi ích của dự án được dự
đoán một cách chắc chắn, môi trường hoạt động của dự án ít biến động và thời
gian hoạt động của các dự án ngắn. Các phương pháp này gồm có:
 Các phương pháp phân tích hiệu quả tài chính giản đơn: gồm
- Phương pháp hệ số hoàn vốn giản đơn: là phương pháp phân tích hiệu
quả vốn đtư dựa trên cơ sở phân tích chỉ tiêu hiệu quả - hệ số hoàn vốn giản
đơn.
1
- Phương pháp thời gian hoàn vốn là phương pháp dựa trên cơ sở tiêu
chuẩn hiệu quả là thời gian hoàn vốn, không tính đến giá trị theo thời gian
của đồng tiền
 Các phương pháp giá trị tương đương: là các phương pháp tính đến
giá trị theo thời gian của các khoản tiền trong thời kì phân tích, bao
gồm các phương pháp sau:
+ Phương pháp giá trị hiện tại thuần.
+ Phương pháp giá trị tương lai.
+ Phương pháp giá trị hiện tại thuần hàng năm.
 Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ.
 Phương pháp tỷ số lợi ích/chi phí ( B/C ).
 Các phương pháp toán dùng trong phân tích hiệu quả tài chính:
gồm có phương pháp hàm sản xuất, phương pháp dùng bài toán
vận tải, và phương pháp quy hoạch đơn.
2.2 Các phương pháp phân tích hiệu quả tài chính trong điều kiện không an
toàn.
Trên thực tế, các kết quả nhận được trong tương lai của các dự án đầu tư
lại hoàn toàn trên cơ sở giả định, dự tính và có độ an toàn không cao, môi
trường đầu tư thườg xuyên có nhiều biến động…Vì vây, trong những điều kiện
đó người ta thường sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích điểm hòa vốn.
- Phương pháp phân tích độ nhạy.

- Phương pháp phân tích xác suất.
Như vậy, mỗi một phương pháp đã liệt kê ở trên tuỳ thuộc vào từng dự án
khác nhau mà có thể được vận dụng một cách thích hợp. Khi đó, trong mỗi
phương pháp có trình bày các ý sau sẽ cần được nghiên cứu kĩ đó là:
 Khái niệm.
 Công thức tính toán các chỉ tiêu.
 Nguyên lý phân tích.
 Phạm vi áp dụng .
 Ưu và nhược điểm của phương pháp.
CÂU 2: Trình bày phương pháp luận phân tích hiệu quả kinh tế
quốc dân? ( chương IV ).
Trả lời:
Mục đích: phân tích hiệu quả kinh tế - xh là phân tích một cách đầy đủ và toàn
diện những đóng góp thực sự của dự án vào việc phát triển nền kinh tế quốc
dân và việc thực hiện các mục tiêu ktế - xh của đất nước.
1. Điều kiện phân tích
 Điều chỉnh giá cả trong phân tích kinh tế - xã hội
- Trong phân tích hiệu quả kinh tế - xh, giá được sử dụng là giá kinh tế
( giá mờ, giá ẩn). Giá này là giá thị trường được điều chỉnh, cụ thể hơn là giá
2
mà tại đó lợi ích biên của người tiêu dùng bằng chi phí biên của người sản
xuất ra hàng hoá đó. Giá này phản ánh giá trị xã hội của hàng hoá, không
tồn tại trong thế giới thực.
- Phương pháp tính giá kinh tế
+ Nguyên tắc chung: việc định giá ktế chỉ nên áp dụng đối với hàng hoá -
dịch vụ sau:
 Những hàng hoá, dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong các lợi ích và
chi phí của dự án.
 Những hang hoá và dịch vụ mà giá thị trường của chúng khác biệt
nhiều với giá kinh tế.

+ Định giá kinh tế theo phương pháp điều chỉnh:
 Định giá kinh tế đối với sản phẩm đầu ra.
 Định giá kinh tế đối với đầu vào.
 Định giá kinh tế của ngoại tệ
 Tỷ suất chiết khấu xã hội.
 Xác định giá trị gia tăng quốc gia.
Giá trị gia tăng do dự án tạo ra gồm:
 Giá trị gia tăng trực tiếp: được tạo ra trong phạm vi dự án
đang xem xét.
 Giá trị gia tăng gián tiếp.
Về nguyên tắc, đánh giá dự án đầu tư phải căn cứ vào giá trị gia tăng toàn
bộ cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Nếu giá trị gia tăng gián tiếp khó xác định được
hoặc quá nhỏ thì việc xác định chúg có thể bỏ qua.
2. Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội các dự án đầu tư:
2.1 Phân tích từng phần: đánh giá sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện
từng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
 Phân tích sự đóng góp của dự án vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế:
+ Phương pháp phân tích hiệu quả tuyệt đối: là phương pháp dùng các chỉ
tiêu tuyệt đối để phân tích dự án. Những chỉ tiêu tuyệt đối thường là: Giá trị
gia tăng trong năm bình thường của đời dự án, Hiện giá trị thuần giá trị tăng
hàng năm.
 Phương pháp dùng giá trị gia tăng trong năm bình thường
 Phương pháp hiện giá thuần giá trị gia tăng
 Phương pháp đánh giá tổ hợp công nghiệp
+ Phương pháp phân tích hiệu quả tương đối
 Lựa chọn dự án trong điều kiện khan hiếm vốn
 Lựa chọn dự án trong điều kiện khan hiếm
ngoại hối.
 Phân tích sự đóng góp của các dự án vào các mục tiêu khác:
- Phân tích sự đóng góp của dự án và mục tiêu tạo công ăn việc làm.

- Phân tích sự đóng góp của dự án vào mục tiêu phân phối thu nhập.
- Phân tích sự đóng góp của dự án vào mục tiêu cán cân thanh toán
quốc tế.
3
- Phân tích ảnh hưởng của dự án đối với môi trường.
- Ảnh hưởng của dự án đến các mục tiêu khác: tuỳ theo điều kiện
đánh giá của dự án, người phân tích có thể xét thêm các khía cạnh
sau:
• Những quan hệ đến kết cấu hạ tầng
• Phân tích ảnh hưởng của chinh sách đến chính sách cơ cấu kinh tế.
2.1 Phân tích tổng hợpcủa dự án đầu tư:
Những tiêu chuẩn tổng hợp được sử dụng sẽ giúp cho người ra quyết địh
đầu tư thấy được sự đóng góp của dự án theo tính ưu tiên mà họ dành cho các
mục tiêu phát triển khác nhau.
CÂU 3: Trình bày phương pháp luận quản lý dự án nhà nước?
( chương 5 )
Trả lời:
1. Khái niệm, vai trò của quản lý dự án nhà nước.
2. Chủ thể quản lý dự án nhà nước:
- Nhà nước: các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và dự án đầu tư
( quốc hội, chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ,UBND, HĐND, cơ quan chức
năng ).
- Các chủ đầu tư: những tổ chức có tư cách pháp nhân đại diện cho nhà
nước thực hiện quản lý, sử dụng nguồn lực trong dự án theo quy định của
luật pháp.
3. Mục tiêu của quản lý dự án nhà nước: hoàn thành mục tiêu của dự án
- Thời gian.
- Chi phí.
- Chất lượng.
4. Chức năng quản lý dự án nhà nước

- Khái niệm
- Chức năng quản lý vĩ mô các dự án nhà nước
- Chức năng quản lý vi mô các dự án nhà nước
5. Công cụ trong quản lý dự án nhà nước
- Các công cụ quản lý của nhà nước:
+ Các công cụ định hướng chiến lược cho quản lý dự án nhà nước: chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư và quản lý dự án nhà nước.
+ Các công cụ pháp luật
+ Các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và quản lý dự án
+ Hệ thống thông tin đảm bảo cho quá trình quản lý vĩ mô các dự án.
- Các công cụ chủ yếu trong quản lý vi mô các dự án
+ Biểu đồ tổ chức các công việc của dự án
+ Sơ đồ mạng của dự án.
+ Biểu đồ Gantt.
4
+ Hệ thống thông tin.
+ Đường chi phí cơ sở.
Mỗi công cụ ở trên tuỳ từng trường hợp mà có thể vận dụng và khi đó, cần phải
nghiên cứu kĩ từng fần như:
 Khái niệm
 Nội dung
 Phạm vi ứng dụng
 Ưu và nhược điểm
+ Đội ngũ cán bộ thực hiện và quản lý dự án.
6. Nội dung quản lý dự án nhà nước
- Nội dung quản lý nhà nước ở giai đoạn nghiên cứu, lập và quyết định đầu tư
- Nội dung quản lý nhà nước ở giai đoạn thực hiện dự án
- Nội dung quản lý nhàn nước ở giai đoạn kết thúc thực hiện và khai thác dự án
- Quản lý nhà nước về giá xây dựng
7. Nội dung quản lý vi mô các dự án nhà nước

Câu 4: Trình bày pp luận về đấu thầu trong quản lý dự án Nhà
nước ( chương VI )
1. Khái niệm và mục đích của đấu thầu:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời
thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.
- Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư
có dự án cần đấu thầu.
- Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và tư cách pháp nhân để
tham gia đấu thầu. Nhà thầu có thể là cá nhân trong trường hợp đấu
thầu tuyển chọn tư vấn.
Mục đích của đấu thầu là làm thế nào để lựa chọn được các tổ chức và cá
nhân có khả năng thực hiện tốt những công việc trong chu trình của một dự án.
2. Các loại đấu thầu trong quản lý dự án:
Theo tính chất công việc được thực hiện trong chu trình dự án đầu tư, đấu
thầu được chia thành:
• Đấu thầu tuyển chọn tư vấn
• Đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị
• Đấu thầu xây lắp
• Đấu thầu dự án
3. Các nguyên tắc đấu thầu
Để đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, công bằng và hiệu quả trong đấu
thầu, chủ thể quản lý dự án phải đảm bảo nghiêm túc các nguyên tắc sau:
• Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau
• Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ
5
• Nguyên tắc đánh giá công bằng
• Nguyên tắc trách nhiệm phân mih
• Nguyên tắc “ ba chủ thể”
• Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt sự quản lý thống nhất của Nhà nước
• Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm thích đáng

4. Các hình thức đấu thầu
Các hình thức đấu thầu sẽ được phân loại như sau:
 Các hìh thức đấu thầu quốc tế
• Đấu thầu rộng rãi
• Đấu thầu hạn chế
• Đấu thầu theo chỉ số
• Gọi thầu rộng rãi
• Gọi thầu hạn chế
• Hợp đồng tương trợ trực tiếp
 Các hình thức đấu thầu ở Việt Nam gồm có: đấu thầu rộng rãi, đấu
thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp
và tự thực hiện, mua sắm đặc biệt.
5. Các phương pháp đấu thầu
• Đấu thầu một túi hồ sơ: nhà thầu cần nộp nhữg đề xuất kĩ thuật, tài chính,
giá bỏ thầu và những điều kiện khác trong một túi hồ sơ chung.
• Đấu thầu hai túi hồ sơ: ( hai phong bì) nhà thầu cần nộp những đề xuất về
kĩ thuật và đề xuất về mặt tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng
một thời điểm.
• Đấu thầu hai giai đoạn (áp dụng cho những dự án lớn, phức tạp về mặt
công nghệ - kĩ thuật hoặc dự án thuộc chìa khoá trao tay)
6. Điều kiện mời thầu và dự thầu:
 Điều kiện mời thầu: bên mời thầu phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ
sau:
• Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của cấp có
thẩm quyền.
• Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt
• Hồ sơ mời thầu
 Điều kiện dự thầu: nhà thầu cần có những điều kiện sau:
• Có giấy phép kinh doanh hay đăng kí hành nghề
• Đủ năg lực về kĩ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu nêu

trong hồ sơ dự thầu.
• Hồ sơ dự thầu hợp lệ và chỉ được tham gia một đơn dự thầu
trong một gói thầu dù là đơn phương hay liên doanh dự thầu.
7. Sơ tuyển nhà thầu:
Các nhà đầu tư ngày càng có xu hướng áp dụng hình thức đấu thầu hạn
chế. Nếu áp dụng hình thức đấu thầu hoặc gọi thầu rộng rãi, chủ đầu tư thường
6
sử dụng thêm một bước sơ tuyển nhà thầu nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ
năg lực và kinh nghiệm tham gia dự thầu.
8. Trình tự thực hiện đấu thầu
- Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu
- Bước 2: Mời thầu
- Bước 3: Nộp và nhận hồ sơ dự thầu
- Bước 4: Mở thầu
- Bước 5: Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Bước 6: Trình duyệt kết quả đấu thầu
- Bước 7: Công bố kết quả đấu thầu
- Bước 8: Thương thảo, hoàn thiện và kí kết hợp đồng
Câu 5. Trình bày pp luận lập dự án đầu tư: ( Chương VII )
Chu kì dự án đầu tư gồm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn chuẩn bị và lập dự
án có ý nghĩa khởi đầu hết sức quan trọng đối với cả chu kì dự án.Vì vậy,việc
lập dự án phải cẩn thận, đòi hỏi sự nghiên cứu kĩ và tuân thủ các bước thực
hiện.
Các bước hình thành một dự án đầu tư:
1. Nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư
+ Mục đích : phát hiện các cơ hội đầu tư và xác định sơ bộ khả năng khai
thác từng cơ hội, làm cơ sở lựa chọn những cơ hội có nhiều triển vọng và phù
hợp để tiến hành các bước nghiên cứu xây dựng dự án tiếp theo.
+ Yêu cầu: Phải đưa ra những thông tin cơ bản phản ánh một cách sơ bộ
khả năg thực thi và triển vọng của từng cơ hội đầu tư.

+ Sản phẩm: các báo cáo kĩ thuật về các cơ hội đầu tư. Các thông số trong
báo cáo được trình bày theo kết cấu sau:
• Sự cần thiết và mục tiêu của đầu tư
• Vốn đầu tư dự tính
• Các nguồn vốn cố định
• Uớc tính hiệu quả kinh tế
• Kết luận về cơ hội đầu tư
2. Nghiên cứu tiền khả thi
+ Mục đích: Sàng lọc lựa chọn những cơ hội đầu tư có triển vọng và phù
hợp nhất để tiến hành nghiên cứu sâu, chi tiết và kĩ lưỡng hơn.
+ Yêu cầu: Chỉ đặt ra với những cơ hội đầu tư có tầm quan trọng, quy mô
lớn (đối với cơ hội có quy mô nhỏ, giải pháp đầu tư đơn giản và triển vọng hiệu
quả khá rõ thì có thể bỏ qua bước này). Những tiêu chuẩn để lựa chọn cơ hội
đầu tư là:
• Có thị trường tiêu thụ
• Có hiệu quả kinh tế
7
• Phù hợp với khả năng ktế của chủ đầu tư
• Có khả năng thực thi
• Phù hợp với chiến lược phát triển ktế - xã hội của đất nước và
pháp luật hiện hành.
+ Sản phẩm: một hồ sơ trình bày kết quả nghiên cứu tiền khả thi về cơ hội
đầu tư.
+ Nội dung của nghiên cứu tiền khả thi: xem xét ở trạng thái tĩnh, sơ bộ và
chưa chi tiết. Bao gồm những vần đề sau:
• Đối với dự án đầu tư có xây dựng: nội dung gồm có:
 Xác định sự cần thiết đầu tư
 Xác định phương án sản phẩm, hình thức đầu tư và năg lực
sản xuất.
 Xác định địa điểm dự án

 Công nghệ kĩ thuật và xây dựng
 Xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào ( cho giai đoạn khai
thác)
 Giải pháp tổ chức sản xuất
 Phân tích tài chính
 Phân tích ktế - xã hội
 Dự kiến tổ chức thực hiện và quản lý dự án
 Kết luận và kiến nghị
• Đối với các dự án đầu tư không có xây dựng: nội dung không bao
gồm phần xây dựng công trình.
3. Nghiên cứu khả thi
+ Mục đích: sàng lọc lần cuối cùng loại bỏ những sai sót có thể có để xác
định phương án tối ưu.
+ Yêu cầu: Nghiên cứu một cách chi tiết, kĩ lưỡng hơn. Các nội dung đựơc
nghiên cứu trong trạng thái động – Tức là có tính đến ảnh hưởng của các yếu tố
bất định có thể diễn ra theo từng nội dung nghiên cứu.
+ Sản phẩm: một dự án đầu tư khả thi được lập, nhằm xin chấp thuận đầu
tư, hưởg các điều kiện ưu đãi đầu tư, đồng thời để gthiệu cơ hội đầu tư với các
định chế tài chính và các nhà đầu tư nhằm vay vốn và mời tham gia đầu tư.
+ Nội dung gồm có:
• Sự cần thiết đầu tư
• Nghiên cứu phân tích thị trường sản phẩm dịch vụ của dự án
• Phân tích, lựa chọn hình thức đầu tư
• Nghiên cứu phân tích về mặt công nghệ - kĩ thuật
• Phân tích tài chính
• Nghiên cứu phân tích ktế - xã hội
• Tổ chức và quản lý dự án
• Kết luận và kiến nghị
8
Riêng đối với các dự án đầu tư không có xây dựng thì trong phần phân tích

về công nghệ - kĩ thuật sẽ không phải phân tích phần lựa chọn địa điểm xây
dựng, thiết kế và bố trí công trình đầu tư.
4. Thẩm định và phê duyệt dự án
+ Đây là bước do cơ quan chức năg thực hiện.
+ Nội dung: Thẩm tra, đánh giá dự án để quyết định có phê duyệt dự án
hay không. Một dự án đầu tư chỉ thực sự hình thành khi nó được cơ quan
quản lý có đủ thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
Câu 6. Trình bày pp luận về thẩm định các dự án đầu tư.
( chương VIII)
 Khái niệm:
Thẩm định dự án đầu tư là việc thẩm tra, so sánh, đánh giá một cách khách
quan, khoa học và toàn diện các nội dung của dự án, hoặc so sánh đánh giá các
phương án của một hay nhiều dự án để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và
tính khả thi của dự án. Từ đó có những quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.
 Mục đích thẩm định:
• Đánh giá tíh hợp lý của dự án
• Đánh giá tính hiệu quả của dự án: gồm cả tính hiệu quả tài chính
và kinh tế - xã hội.
• Đánh giá tính khả thi của dự án
Đấy là 3 mục tiêu nhưng cũng đồng thời là những yêu cầu chug đối với
mọi dự án nếu dự án muốn đựơc đầu tư và tài trợ. Tuy nhiên, mục đích cuối
cùng của thẩm định dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào chủ thể thẩm định dự án.
 Ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư: có nhiều ý nghĩa khác nhau tuỳ
thuộc vào các chủ đề khác nhau: ( cái này dài, có thể không cần trình bày
đủ nếu không đủ thời gian )
• Giúp các cơ quan quản lý đánh giá được tính hợp lý của dự án trên
giác độ hiệu quả kinh tê – xã hội
• Giúp các nhà đầu tư lựa chọn được p/án đầu tư tốt nhất theo quan
điểm hiệu quả tài chính và tính khả thi của dự án
• Giúp cho các nhà định chế tài chính ra quyết định chính xác về cho

vay hay tài trợ theo các quan điểm khác nhau
• Giúp mọi người nhận thức và xác định rõ những cái lợi và hại của
dự án trên các mặt để có biện pháp khai thác và khống chế.
• Xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư
 Tổ chức thẩm định dự án đầu tư:
1. Hồ sơ trình duyệt : tuỳ theo từng dự án, từng cấp thẩm định mà hồ sơ trình
duyệt có những quy định cụ thể. Tuy nhiên, hồ sơ trình duyệt thường bao hàm
những nội dung sau:
• Tờ trình xin xét duỵêt do chủ đầu tư trình
9
• Ý kiến đề nghị của cơ quan chủ quản dự án
• Bản dự án, báo cáo tóm tắt, bản vẽ, bản đồ và các tài liệu có liên quan
khác.
• Ý kiến của các cơ quan quản lý ngành, lãnh thổ
• Căn cứ pháp lý về khả năng huy động các nguồn vốn.
2. Nguyên tắc thẩm định dự án đầu tư:
• Tất cả các dự án phải qua khâu thẩm định về hiệu quả ktế - xh, về quy
hoạch xây dựng, các phương án kiến trúc, công nghệ, sử dụng đất đai, tài
nguyên.
• Các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước thì được thẩm định về phương
diện tài chính của dự án ngoài phương diện thẩm định về hiệu quả ktế -
xh.
• Đối với dự án sử dụng vốn ODA và vốn đtư trực tiếp của nước ngoài, khi
thẩm định dự án cần chú ý đến những thông lệ quốc tế.
• Cấp nào có quyền ra quyết định cho phép và cấp giấy phép đtư thì cấp đó
có trách nhiệm thẩm định dự án.
• Nguyên tắc thẩm định có thời hạn
3.Phân cấp thẩm định dự án:
Về nguyên tắc, tất cả các dự án đều phải thẩm định trước khi ra quyết
định cho phép và cấp phép đầu tư.

Cấp thẩm định dự án phụ thuộc vào quyết định cho phép và cấp giấy phép
đầu tư. Các dự án thuộc cấp nào ra quyết định, cho phép và cấp phép đầu tư phụ
thuộc vào:
- Nguồn vốn của dự án.
- Quy mô của dự án.
- Tính chất tầm quan trọng của dự án.
4. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư:
Các cấp ra quyết định cho phép và cấp phép đầu tư bao gồm:
• Thủ tướng Chính Phủ
• Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, UB
ND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
• Các tổng cục và cục trực thuộc các bô.
• Hội đồng quản trị các công ty thành lập theo quyết định 91/TTg
ngày 07/03/1994 của thủ tướg Chính Phủ
• Chủ tịch UBND tỉnh
• Sở KHoạch đầu tư.
 Nội dung thẩm định dự án:
1. Thẩm định các điều kiện pháp lý
2. Thẩm định mục tiêu của dự án.
3. Thẩm định về thị trường của dự án
4. Thẩm định về công nghệ của dự án
5. Thẩm định về tài chính của dự án
10
6. Thẩm định về kinh tế - xã hội
7. Thẩm định về môi trường sinh thái
8. Thẩm định về kế hoạch tổ chức triển khai dự án
 Phương pháp thẩm định dự án:
Phương pháp thẩm định dự án là cách thức thẩm định dự án nhằm đạt
được các yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định dự án. Việc thẩm định có
thể sử dụng các phươg pháp khác nhau.

1. Thẩm định theo trình tự: việc thẩm định được tiến hành theo một trình
tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết
luận sau.
+ Thẩm định tổng quát: cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy
mô, tầm quan trọng của dự án và còn cho phép đưa ra những nhận định tổng
quát về dự án, sự đánh giá sau khi đối chiếu từng vấn đề riêng biệt.
+ Thẩm định chi tiết: là thẩm định đi sâu vào từng nội dung của dự án.
Trong từng nội dung đều có nhận xét, kết luận về sự đồng ý hay bác bỏ, về
chấp nhận hay sửa đổi.
2. Thẩm định theo phương pháp so sánh các chỉ tiêu: là phương pháp cụ
thể khi thẩm định tổng quát và thẩm định chi tiết. So sánh các chỉ tiêu nhằm
đánh giá tính hợp lý và tính ưu việt của dự án để có sự so sánh đánh giá đúng
khi thẩm định dự án.
11

×