Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

hệ thống hồ sơ kinh nghiệm trực tuyến của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 37 trang )

1
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN THU TRANG
HỆ THỐNG HỒ SƠ KINH NGHIỆM TRỰC TUYẾN
CỦA SINH VIÊN
Chuyên ngành: Tin học ứng dụng
Giảng viên hướng dẫn: KS. Lê Hữu Dũng
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2
Hà Nội 4 – 2013
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4
1.1. Giới thiệu 7
1.2. Các yêu cầu về chức năng hệ thống 8
2.1. ASP.NET 9
2.2. Mô hình N-,er 11
2.1.1. Theo đề xuất của Microsoft 11
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 18
3.1. Biểu đồ trường hợp sử dụng 18
3.1.1. Các tác nhân của hệ thống 18
3.1.2. Usecase hệ thống 19
3.1.3. Biểu đồ hoạt động (Activity Diagram) 20
20
Hình 3.3: Biểu đồ activity chức năng thêm kinh nghiệm 20
20
Hình 3.4: Biểu đồ activity chức năng tìm kiếm kinh nghiệm 20
1 1. 21
Hình 3.5: Biểu đồ activity chức năng gửi liên hệ tuyển dụng 21
3.2. Biểu đồ lớp (Class Diagram) 22


3.2.1. Biểu đồ các lớp thực thể 22
Hình 3.6: Biểu đồ các lớp thực thể (Entity Class Diagram) 22
3.1.2. Biểu đồ lớp Business Entities 31
3.1.3. Biểu đồ lớp DataAccess 32
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 33
4.1. Sơ đồ thực thể liên kết 33
3.1.1. Nhà tuyển dụng (tblNhatuyendung): 34
3.1.2. User nhà tuyển dụng (tblUserNhatuyendung) 34
3.1.3. Nhóm kinh nghiệm (tblNhomkinhnghiem) 34
3.1.4. Tài nguyên kinh nghiệm (tblTainguyenKinhnghiem) 35
3.1.5. Tài nguyên đính kèm (tblTainguyenDinhkem) 35
3
3.1.6. Kinh nghiệm (tblKinhnghiem) 35
3.1.7. Chi tiết kinh nghiệm (tblChitietKinhnghiem) 36
3.1.8. Liên hệ tuyển dụng (tblLienhetuyendung) 36
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 37
5.1. Chức năng quản lý nhóm kinh nghiệm 37
5.2. Chức năng upload tài nguyên kinh nghiệm 37
5.3. Chức năng cập nhật kinh nghiệm của sinh viên 37
5.4. Chức năng _m kiếm kinh nghiệm của nhà tuyển dụng 37
5.5. Chức năng gửi liên hệ tuyển dụng của nhà tuyển dụng 37
5.6. Chức năng duyệt liên hệ tuyển dụng 37
4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài “Hồ sơ kinh nghiệm trực tuyến của sinh viên”, trước tiên em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Hữu Dũng - giảng viên khoa Công Nghệ Thông Tin Viện Đại Học Mở
Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu và xây dựng đề
tài.
Em xin chân thành cảm ơn khoa Công Nghệ Thông Tin, trường Viện Đại Học Mở Hà Nội cùng
các quý thầy cô đã hỗ trợ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập cũng như quá

trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức. Mặc dù đã rất
cố gắng và nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt nhưng không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong
quý Thầy, Cô đóng góp ý kiến để đề tài của chúng em có thể hoàn thiện tốt hơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thu Trang – 010B5
5
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu, chữ viết tắt Tên đầy đủ Dịch ra tiếng việt
1.
Actor Tác nhân
2.
Use case Trường hợp sử dụng
3. Extend
Mở rộng
4. Include
Bao gồm
5. Boundry Lifeline
Lớp biên( Lớp Giao diện)
6. Control Lifeline Lớp điều khiển
7.
Entity Lifeline Lớp thực thể
8. Action Hoạt động
9.
Class Lớp
10.

Initial node Nút đầu
11. Activity Final node Nút hoạt động cuối cùng

12. ASP Active Server Page Môi trường kịch bản trên
máy chủ
6
13. ASP.Net Active Server Page.NET
framework
Nền tảng ứng dụng web
14. ADO ActiveX Data Object Xử lý dữ liệu
15. FSO File System Object Hệ thống tập tin
16. VBScript Visual Basic Script Ngôn ngữ lập trình kiểu
thông dịch dành cho Web
17. HTML Hyper Text Markup
Language
Ngôn ngữ hiển thị siêu văn
bản
18.
CSS Cascading Style Sheet Ngôn ngữ quy định cách
trình bày của các thẻ html
trên trang web
19. DLL Dynamic Link Library Thư viện liên kết động
20. XML Extensible Markup
Language
Ngôn ngữ đánh dấu mở
rộng
21. ASPX Phần mở rộng của trang
ÁSP.NET
22.
EXE Mã chương trình sau khi đã
được biên dịch sang mã
máy đối với hệ điều hành
Windows

7
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu
Ngày nay, cùng với sự hội nhập và phát triển mạnh mẽ của xã hội, Sinh viên Việt Nam đã bắt
đầu trở nên năng động hơn. Bên cạnh việc học tập, đại đa số sinh viên còn tham gia khá nhiều
các lĩnh vực khác khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các hoạt động đó bao gồm: học tập nghiên
cứu khoa học, các hoạt động ngoại khóa, những công việc làm thêm… Và thành quả của quá
trình học tập, lao động, nghiên cứu đó là vốn kiến thức và kinh nghiệm quý báu, được thể hiện rất
phong phú qua các project hay các bài tập lớn, các sản phẩm cá nhân.
Các hoạt động ngoại khóa mà sinh viên có thể tham gia vô cùng đa dạng, như các câu lạc bộ
chuyên môn, năng khiếu hay các hoạt động tình nguyện… Ngoài ra, các bạn sinh viên có thể
nâng cao kinh nghiệm và trau dồi các kĩ năng chuyên môn cũng như xã hội của mình thông qua
những công việc làm thêm, thực tập ở các công ty bên ngoài. Ngoài năng lực chuyên môn, mỗi
sinh viên đều có những tài năng cá nhân, những năng khiếu khác như: dẫn chương trình (MC),
hát, múa, khiêu vũ hay thậm chí là người mẫu. Những kinh nghiệm và kĩ năng đã tích lũy được
qua những quá trình đó có thể là lợi thế lớn khi các bạn ứng tuyển vào nhiều vị trí, công việc của
một số nhà tuyển dụng. Đối với các nhà tuyển dụng, họ cũng rất mong muốn có thể dễ dàng tìm
được những con người có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, lòng yêu nghề vào làm việc.
Thế nhưng, những thông tin kinh nghiệm hay năng khiếu được tích lũy của sinh viên lại chưa
được lưu lại một cách hợp lý và khoa học, nên không tới được những nhà tuyển dụng một cách
đầy đủ. Các bạn sinh viên khi ra trường đều muốn tìm cho mình một công việc yêu thích, phù
hợp với năng lực và năng khiếu của bản thân, song phần lớn sau khi tốt nghiệp đại học, các bạn
lại khá khó khăn để tìm được việc làm đúng năng lực và sở thích. Còn các nhà tuyển dụng thì lại
khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực trẻ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về trình độ, kinh
nghiệm đối với công việc của họ, đặc biệt đối với ngành Công nghệ thông tin của chúng ta.
Vì những lí do trên, em quyết định xây dựng “Hệ thống hồ sơ kinh nghiệm trực tuyến của
sinh viên”. Hệ thống này sẽ tạo ra một kênh thông tin và tuyển dụng, hỗ trợ đắc lực, giúp lưu trữ
khoa học thông tin liên quan đến kinh nghiệm của sinh viên; đồng thời đưa chúng tới với các
công ty, doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng. Em hi vọng đề tài của mình sẽ giúp ích được cho
các bạn sinh viên và góp phần cải thiện hiệu quả tuyển dụng của chính các bạn cũng như các

công ty/ doanh nghiệp/ nhà tuyển dụng.
Hình 1.1: Mô hình hệ thống hồ sơ kinh nghiệm trực tuyến cho sinh viên
8
1.2. Các yêu cầu về chức năng hệ thống
Sau một thời gian tìm hiểu về đề tài, em đã xác định được các chức năng của hệ thống hồ sơ
kinh nghiệm trực tuyến sẽ bao gồm những chức năng chính sau:
 Quản lý nhóm kinh nghiệm: Chức năng này có nhiệm vụ giúp người quản lý hệ thống cập
nhật các nhóm kinh nghiệm của sinh viên, về chuyên môn, công việc hay ngoại khóa.
Người quản lý có thể thêm, sửa, xóa nhóm kinh nghiệm. Sinh viên sẽ chọn một trong
những nhóm kinh nghiệm này để thêm các kinh nghiệm tương ứng.
 Quản lý danh mục tài nguyên kinh nghiệm: Chức năng này có nhiệm vụ giúp sinh viên
cập nhật, upload các tài nguyên kinh nghiệm (các module, hình ảnh của các sản phẩm đã
thực hiện) vào hệ thống. Sinh viên có thể thêm, xóa tài nguyên, sửa tên tài nguyên kinh
nghiệm. Sau đó sinh viên sẽ chọn một trong những tài nguyên kinh nghiệm này để đính
kèm vào các kinh nghiệm tương ứng.
 Đăng kí: Chức năng này có nhiệm vụ giúp nhà tuyển dụng đăng kí tham gia thành viên
của hệ thống.
 Quản lý nhà tuyển dụng và người tuyển dụng: Chức năng này có nhiệm vụ giúp người
tuyển dụng sử dụng chức năng này để cập nhật thông tin về hồ sơ của mình.
 Quản lý kinh nghiệm của sinh viên: Chức năng này có nhiệm vụ giúp sinh viên cập nhật
những kinh nghiệm trong quá trình học tập nghiên cứu của mình. Sinh viên có thể thêm
sửa xóa kinh nghiệm.
 Tìm kiếm kinh nghiệm: Chức năng này có nhiệm vụ giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm những
kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu và tiêu chí nhất định để có được thông tin về những sinh
viên phù hợp.
 Quản lý liên hệ tuyển dụng: Chức năng này có nhiệm vụ giúp nhà tuyển dụng gửi liên hệ
tuyển dụng tới những sinh viên phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của họ. Những liên hệ
tuyển dụng này sẽ được người quản lý xét duyệt tính hợp lệ. Sinh viên có thể xem các liên
hệ tuyển dụng được gửi tới cho mình (đã được duyệt), để liên lạc và gửi thông tin cá nhân
tới cho các công ty/ doanh nghiệp tuyển dụng.

9
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG
2.1. ASP.NET
Từ khoảng cuối thập niên 90, ASP đã được nhiều lập trình viên lựa chọn để xây dựng và
phát triển ứng dụng web động trên máy chủ sử dụng hệ điều hành Windows. ASP đã thể hiện
được những ưu điểm của mình với mô hình lập trình thủ tục đơn giản, sử dụng hiệu quả các đối
tượng COM: ADO, FSO… đồng thời , ASP cũng hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ: VBScript,
JavaScript. Chính những ưu điểm đó, ASP đã được yêu thích trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, ASP vẫn còn tồn đọng một số khó khăn như Code ASP và HTML lẫn lộn, điều
này làm cho quá trình viết code khó khăn, thể hiện và trình bày code không trong sáng, hạn chế
khả năng sử dụng lại code. Bên cạnh đó, khi triển khai cài đặt, do không được biên dịch trước
nên dễ bị mất source code. Thêm vào đó, ASP không hỗ trợ cache, không được biên dịch trước
nên phần nào hạn chế về mặt tốc độ thực hiện. Quá trình xử lý Postback khó khăn,….
Đầu năm 2002, Microsoft giới thiệu một kỹ thuật lập trình Web khá mới mẻ với tên gọi ban
đầu là ASP+, tên chính thức sau này là ASP.Net. Với ASP.Net, không những không cần đòi hỏi
bạn phải biết các tag HTML, thiết kế web, mà nó còn hỗ trợ mạnh lập trình hướng đối tượng
trong quá trình xây dựng và phát triển ứng dụng Web.ASP.Net là kỹ thuật lập trình và phát triển
ứng dụng web ở phía Server (Server - side) dựa trên nền tảng của Microsoft .Net Framework.
Hầu hết, những người mới đến với lập trình web đều bắt đầu tìm hiểu những kỹ thuật ở phía
Client (Client - side) như: HTML, Java Script, CSS (Cascading Style Sheets). Khi Web browser
yêu cầu một trang web (trang web sử dụng kỹ thuật client - side), Web server tìm trang web mà
Client yêu cầu, sau đó gửi về cho Client. Client nhận kết quả trả về từ Server và hiển thị lên màn
hình.
ASP.Net sử dụng kỹ thuật lập trình ở phía server thì hoàn toàn khác, mã lệnh ở phía server
(ví dụ: mã lệnh trong trang ASP) sẽ được biên dịch và thi hành tại Web Server. Sau khi được
Server đọc, biên dịch và thi hành, kết quả tự động được chuyển sang HTML/JavaScript/CSS và
trả về cho Client. Tất cả các xử lý lệnh ASP.Net đều được thực hiện tại Server và do đó, gọi là kỹ
thuật lập trình ở phía server.
10
Những ưu điểm của ASP.Net

• ASP.Net cho phép bạn lựa chọn một trong các ngôn ngữ lập trình mà bạn yêu thích:
Visual Basic.Net, J#, C#,….
• Trang ASP.Net được biên dịch trước. Thay vì phải đọc và thông dịch mỗi khi trang web
được yêu cầu, ASP.Net biên dịch những trang web động thành những tập tin DLL mà
server có thể thi hành nhanh chóng và hiệu quả. Yếu tố này là một bước nhảy vọt đáng kể
so với thông dịch của ASP.
• ASP.Net hỗ trợ mạnh mẽ bộ thư viên phong phú và đa dạng của .Net Framework, làm
việc với XML, Web Service, truy cập dữ liệu qua ADO.Net,…
• ASPX và ASP có thể cùng hoạt động trong 1 ứng dụng.
• ASP.Net sử dụng phong cách lập trình mới: Code behide. Tách code riêng, giao diện
riêng  Dễ đọc, dễ quản lý và bảo trì.
• Kiến trúc lập trình giống ứng dụng trên Windows.
• Hỗ trợ quản lý trạng thái của các control
• Tự động phát sinh mã HTML cho các Server control tương ứng với từng loại Browser
• Hỗ trợ nhiều cơ chế cache.
• Triển khai cài đặt không cần lock, không cần đăng ký DLL và cho phép nhiều hình thức
cấu hình ứng dụng khác nhau.
• Hỗ trợ quản lý ứng dụng ở mức toàn cục với Global.aspx cho nhiều sự kiện hơn và quản
lý session trên nhiều Server, không cần Cookies.
11
2.2. Mô hình N-tier
2.1.1. Theo đề xuất của Microsoft
Microsoft sau khi nghiên cứu và tổng hợp từ các giải pháp ứng dựng thương mại lớn đã
đưa ra bản đề xuất mô hình NTier gồm các thành phần như trong hình 2.1 sau:
Hình 2.1: Các thành phần của mô hình NTier
12
Trong đó, mỗi thành phần đóng vai trò như sau:
• User Interface (UI) Components
Đa phần các giải pháp cần phải cung cấp một cách thức nào đó để người dùng có thể tương tác
với ứng dụng. Ví dụ một website cho phép khách hàng xem các sản phậm và gửi đơn hàng hay một

ứng dụng trên nền hệ điều hành Microsoft Windows cho phép người bán hàng nhập thông tin đơn
hàng cho khách hàng đã gọi điện đến công ty để đặt hàng. Giao diện người dùng có thể sử dụng
Windows Form, các trang web hoặc điều khiển ASP.NET, hay bất kì công nghệ nào khác mà bạn
muốn sử dụng để định dạng dữ liệu hiển thị cho người dùng và nhận, kiểm định dữ liệu do người
dùng nhập vào.
• User Interface Process Components
Trong nhiều trường hợp, một người dùng tương tác với hệ thống theo một quy trình có thể đoán
trước. Ví dụ như: trong ứng dụng bán hàng, bạn có thể thi hành một thủ tục cho phép xem dữ liệu về
hàng hóa mà ở đó người dùng chọn một nhóm hàng (category) từ một danh sách các nhóm hàng hiện
có rồi sau đó lựa chọn để xem chi tiết của từng hàng hóa. Tương tự như vậy, khi người dùng tiến
hành đặt hàng, các hành động sẽ theo một qui trình đoán trước như sau: thu thập dữ liệu từ người
dùng, trong đó đầu tiên người dùng sẽ cung cấp thông tin về các sản phẩm/ hàng hóa mà người đó
muốn đặt, sau đó cung cấp các thông tin thanh toán, rồi đến các thông tin về giao nhận hàng. Để giúp
đồng bộ và sắp xếp các hành động này, nó sẽ hữu dụng để điều khiển quá trình sử dụng các thành
phần xử lý tiến trình khác nhau. Theo cách này, dòng xử lý tiến trình và quản lý trạng thái logic
không được code cứng trong các thành phần giao diện và “bộ máy” tương tác người dùng cơ bản sẽ
có thể tái sử dụng cho nhiều giao diện người dùng khác nhau.
13
• Business workflows
Sau khi nhận được dữ liệu tổng hợp bởi tiến trình xử lý của người dùng, những dữ liệu đó có thể
được dùng để xử lý nghiệp vụ. Ví dụ: sau khi thông tin về hàng hóa, phương thức thanh toán, giao
nhận được gửi tới ứng dụng thì tiến trình thực hiện thanh toán và bố trí giao nhận hàng sẽ được khởi
động.
Nhiều tiến trình xử lý nghiệp vụ phải thực hiện nhiều bước theo một trật tự được sắp đặt chính
xác. Ví dụ như hệ thống bán hàng sẽ cần phải tính toán tổng giá trị của đơn hàng, kiểm tra thông tin
của thẻ tín dụng, xử lý thanh toán qua thẻ tín dụng rồi sắp xếp giao hàng. Quá trình này cần phải có
thời gian để được hoàn thành do đó các tác vụ cần thiết cùng với dữ liệu để xử lý cần phải được quản
lý.
Dòng xử lý nghiệp vụ định nghĩa và điều hành các tiến trình nghiệp vụ dài, nhiều bước. Chúng
có thể được thi hành nhờ các công cụ quản lý tiến trình nghiệp vụ như BizTalk Server Orchestration

(cũng là một sản phẩn của Microsoft).
• Business components
Cho dùng tiến trình nghiệp vụ là một bước thực hiện đơn hay một dòng các công việc được sắp
xếp thì ứng dụng của bạn có thể cần đến các thành phần để thực thi các luật nghiệp vụ (business
rules) và thi hành các nhiệm vụ của chúng. Ví dụ, bạn có thể cần phải thi hành các chức năng tính
tổng giá trị của hàng hóa được đặt và thêm vào đó phí vận chuyển cần thiết. Các thành phần business
(business components) thực hiện xử lý logic các nghiệm vụ của ứng dung.
• Service Agents
Khi các thành phẩn nghiệp vụ cần phải sử dụng các chức năng được cung cấp trong các dịch vụ ở
bên ngoài, bạn có thể cần phải lập trình để quản lý việc kết nối tới các dịch vụ riêng lẻ đó. Ví dụ,
thành phần xử lý nghiệp vụ của ứng dụng bán hàng trên có thể sử dụng một Service Agent ( tạm dịch
là “một phần tử cung cấp dịch vụ”) để quản lý việc kết nối tới dịch vụ chứng thực thẻ thanh toán rồi
sử dụng service agent khác để xử lý việc trao đổi thông tin với dịch vụ vận chuyển. Các Service
Agents tách việc gọi dịch vụ bên ngoài ra khỏi ứng dụng của bạn, và có thể hỗ trợ thêm vài dịch vụ
như chuyển đổi cơ bản định dạng của dữ liệu do dịch vụ bên ngoài cung cấp và định dạng mà ứng
dụng của bạn cần.
14
• Service interfaces
Để đưa các logic nghiệp vụ ra thành một dịch vụ (để ứng dụng bên ngoài có thể sử dụng), ta phải
tạo ra các giao diện dịch vụ hỗ trợ các thỏa luận trao đổi thông tin (trao đổi thông điệp, định dang,
giao thức, bảo mật, ngoại lệ….v.v). Ví dụ: dịch vụ chứng thực thẻ thanh toán phải cung cấp một giao
diện dịch vụ để mô tả các chức năng mà nó cung cấp và các cách thức cần thiết để gọi nó. Có thể
hiểu các giao diện dịch vụ như là phần giao tiếp bên ngoài của các nghiệp vụ.
• Data access logic components
Đa phần các ứng dụng và dịch vụ đều cần truy xuất đến ít nhất một kho dữ liệu nào đó trong tiến
trình xử lý nghiệp vụ. Ví dụ: ứng dụng bán hàng cần lấy dữ liệu về hàng hóa từ cơ sở dữ liệu để hiển
thị thông tin của sản phẩm cho người dùng, rồi nó lại cần thêm dữ liệu về đơn hàng vào cơ sở dữ liệu
khi người dùng cần đặt một đơn hàng.
• Business Entities
Các ứng dụng đều cần truyền dữ liệu giữa các thành phần bên trong nó. Ví dụ: danh sách các sản

phẩm phải được truyền từ Data access logic components đến User interfaces để danh sách đó có thể
hiển thị ra cho người sử dụng. Dữ liệu được dùng để đặc tả cho các thực thể nghiệp vụ thực như là
hàng hóa và đơn hàng. Các thực thể nghiệp vụ sử dụng trong ứng dụng thường là các cấu trúc dữ liệu
như Dataset, DataReader hay các dòng XML (Extensible Markup Languege) hoặc có thể là một lớp
(class) mô tả thực thể dữ liệu mà ứng dụng phải làm việc như là hàng hóa hay đơn hàng.
• Components for security, operational management, and communication:
Ứng dụng có thể cần đến các thành phần để thực hiện việc quản lý ngoại lệ, xác thực người
dùng, trao đổi thông tin với các dịch vụ hay ứng dụng khác.
15
2.2.1. Dạng tổng quát
Trên đây là các thành phần trong mô hình NTier do Microsoft đề xuất, đây không phải là tất cả
các thành phần cần có trong một ứng dụng NTier nhưng đồng thời một ứng dụng NTier cũng không
nhất thiết phải xây dựng đầy đủ các thành phần này. Việc xây dựng hay không xây dựng một thành
phần nào đó còn tùy thuộc vào thực tế ứng dụng có cần đến nó hay không. Tuy nhiên một ứng dụng
được viết theo kiến trúc NTier cần đảm bảo ít nhất các Tier dạng tổng quát sau đây:
Hình 2.2: Các Tier tổng quát trong kiến trúc NTier
16
Trong đó, mỗi tier đảm nhận một nhiệm vụ xác định:
• Presentation Tier
Tầng này, như đã nói, sẽ đảm nhiệm việc giao tiếp với người sử dụng. Tại đây, ta sẽ thiết kế
các Form (Windows), các trang Web với các điều khiển để cho phép người dùng tương tác với
người sử dụng.
• Business Process Tier
Tầng này nhận dữ liệu và các yêu cầu chuyển xuống tầng Presentation rồi thực hiện việc kiểm
định dữ liệu, xử lý nghiệp vụ, gọi các dịch vụ của tầng Data Access để thực thi các truy xuất với
nguồn dữ liệu (nếu cần thiết).
Trong trường hợp có dữ liệu trả về từ Data Access, tầng Business có thể thực hiện việc
chuyển đổi định dạng của dữ liệu nay thành dạng mà tầng Presentation mong muốn.
17
• Data Access Tier

Tầng Data Access làm nhiệp vụ truy xuất để ghi dữ liệu vào nguồn dữ liệu hoặc lấy dữ liệu ra từ
nguồn dữ liệu. Nguồn dữ liệu có thể ở nhiều dạng khác nhau như Cơ sở dữ liệu, dữ liệu từ các dịch
vụ hoặc ứng dụng bên ngoài, hệ thống file, dữ liệu dạng XML,…v.v. Với mỗi dạng nguồn dữ liệu
khác nhau, Data Access cần sử dụng các phương thức truy cập thích hợp để cung cấp các chức năng
truy xuất ở mức ứng dụng đến nguồn dữ liệu. Các chức năng này sẽ được Business Process sử dụng
khi cần.
Các chức năng thường thấy ở Data Access là: Tạo mới các bản ghi (Create, Insert), lấy các bản
ghi (Read, Select), cập nhật – sửa dữ liệu (Update), xóa dữ liệu (Delete). Đôi khi, người ta gọi tắt
nhóm các chức năng này là các chức năng “CRUD”.
Nhìn chung, các tầng nêu trên là các tầng cốt lõi, căn bản để tạo nên một ứng dụng theo kiến trúc
NTier. Nguyên tắc chung của NTier là các tầng được định nghĩa về mặt logic, có tính độc lập tương
đối với nhau. Các chức năng ở tầng trên có thể gọi, sử dụng các chức năng của các lớp cùng tầng
hoặc ở tầng dưới mà không cần biết là ở đó chúng được xử lý như thế nào. Cái mà ta quan tâm là
phải truyền cho tầng dưới các gì và sẽ nhận được kết quả gì ở định dạng nào như thế nào mà thôi.
Các tầng của một ứng dụng có thể triển khai trong ứng dụng đó hoặc triển khai trong các đơn vị
chứa riêng lẻ như file EXE, DLL hay có khi là triển khai thành một ứng dụng hay hệ thống khác. Mỗi
tầng, ta có thể lại chia nhỏ nhiệm vụ của chúng thành các tầng nhỏ hơn (như trong mô hình mà
Microsoft đã nêu) để tăng tính độc lập giữa các tầng và tăng hiệu suất xử lý.
18
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
3.1. Biểu đồ trường hợp sử dụng
3.1.1. Các tác nhân của hệ thống
Hình 3.1: Các tác nhân của hệ thống
• Các tác nhân của hệ thống:
o Người quản lý: Có nhiệm vụ quản lý việc cập nhật danh mục nhóm kinh nghiệm, quản
lý người dùng cùng các kinh nghiệm thông tin được đưa; duyệt các liên hệ tuyển dụng
của nhà tuyển dụng.
o Nhà tuyển dụng: Sử dụng hệ thống để cập nhật thông tin của mình, tìm kiếm hồ sơ
kinh nghiệm sinh viên phù hợp và gửi liên hệ tuyển dụng tới sinh viên tương ứng
o Sinh viên: Sử dụng hệ thống để đưa thông tin về kinh nghiệm cùng với các tài nguyên

kinh nghiệm vào hệ thống, lưu trữ CV điện tử của mình.
19
3.1.2. Usecase hệ thống
Hình 3.2: Biểu đồ Usecase hệ thống
20
3.1.3. Biểu đồ hoạt động (Activity Diagram)
Hình 3.3: Biểu đồ activity chức năng thêm kinh nghiệm

Hình 3.4: Biểu đồ activity chức năng tìm kiếm kinh nghiệm
21
1 1.

Hình 3.5: Biểu đồ activity chức năng gửi liên hệ tuyển dụng
22
1 2.
3.2. Biểu đồ lớp (Class Diagram)
3.2.1. Biểu đồ các lớp thực thể
Hình 3.6: Biểu đồ các lớp thực thể (Entity Class Diagram)
23
3.2.1.1. Lớp thực thể Nhóm kinh nghiệm (NhomkinhnghiemEntity)
Attributes
private int m_PK_iNhomkinhnghiemID
private string m_sTenNhomkinhnghiem
private int m_SK_iNhomkinhnghiemID
public int PK_iNhomkinhnghiemID
public string sTenNhomkinhnghiem
public int SK_iNhomkinhnghiemID
Constructors
public NhomkinhnghiemEntity() Phương thức khởi tạo thông tin không có tham số
public NhomkinhnghiemEntity(string

sTenNhomkinhnghiem, int
SK_iNhomkinhnghiemID)
Phương thức khởi tạo thông tin có tham số
24
3.2.1.1. Lớp thực thể Tài nguyên kinh nghiệm (TainguyenKinhnghiemEntity)
Attributes
private int m_PK_iTainguyenKinhnghiemID
private string m_sTenfile
private string m_sMota
private long m_FK_iUserID
public string sTenfile
public string sMota
public long FK_iUserID
public int PK_iTainguyenKinhngiemID
Constructors
public TainguyenKinhngiemEntity() Phương thức khởi tạo thông tin không có
tham số
public TainguyenKinhngiemEntity(string
sTenfile, string sMota, long FK_iUserID)
Phương thức khởi tạo thông tin có tham số
25
3.1.1.1. Lớp thực thể Tài nguyên đính kèm (TainguyenDinhkemEntity)
Attributes
private int m_PK_iTainguyenDinhkemID
private int m_FK_iTainguyenKinhnghiemID
private long m_FK_KinhnghiemID
public int PK_iTainguyenDinhkemID
public int FK_iTainguyenKinhnghiemID
public long FK_KinhnghiemID
Constructors

public TainguyenDinhkemEntity() Phương thức khởi tạo thông tin không có
tham số
public TainguyenDinhkemEntity(int
FK_iTainguyenKinhnghiemID, long
FK_KinhnghiemID)
Phương thức khởi tạo thông tin có tham số

×