Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Ảnh hưởng của trồng trọt đến môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.9 KB, 21 trang )

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
A.Đặt vấn đề
Với hơn 70% dân số sống dựa vào nông nghiệp, do đó mà nông nghiệp có vai
trò quan trọng đối với nước ta. Ngành trồng trọt có vai trò rất quan trọng đối với sản
xuất nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Một trong những biện pháp hàng đầu để
đẩy mạnh sản xuất trồng trọt là sử dụng phân bón hóa học,thuốc bảo vệ thực vật, Với
tốc độ tăng dân số như hiện nay bình quân diện tích đất canh tác tính theo đầu người
quá thấp. Nhưng con số đó lại ngày càng thấp hơn ở các nước đang phát triển do tốc
độ tăng dân số và diện tích trồng trọt bị thu hẹp lại trong quá trình công nghiệp hoá và
đô thị hoá. Để đảm bảo lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,
hướng thâm canh sản xuất nông nghiệp là biện pháp tất yếu. Theo thống kê, nhân dân
các vùng thâm canh phải đầu tư 30 – 50% tổng chi phí trồng trọt vào phân bón khiến
yêu cầu sử dụng phân bón ngày càng cao, cùng với đó để diệt trừ sâu bệnh, người ta đã
sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất.
Chính những lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại, sử dụng
phân hóa học với hàm lượng lớn tùy tiện không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, đồng
thời với ý thức canh tác của người nông dân đã phần nào tác động làm ô nhiễm môi
trường. Môi trường ngày nay không phải là vấn đề quan tâm của mỗi quốc gia mà trở
thành vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường là một tiêu chuẩn đạo đức, là điều kiện phát
triển của một cá nhân, một cộng đồng, một quốc gia. Đặc biệt bảo vệ môi trường trước
những tác động của sản xuất trồng trọt là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Việt
Nam,một nước có nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Vì vậy chúng ta
cần có những biện pháp thiết thực để hạn chế những tác động xấu đến môi trường của
sản xuất trồng trọt, từ đó tạo ra một nền phát triển nông nghiệp bền vững.

Bài tiểu luận sinh thái môi trường
1
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
B. Nội dung
I.Vai trò, đặc điểm của ngành trồng trọt
1.Vai trò của trồng trọt.


Sản xuất trồng trọt không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con
người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có
giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai,
trồng trọt vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền nông nghiệp nói
chung cũng như của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên
40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an
ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị,
phát triển nền kinh tế.
2. Đặc điểm của ngành trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố
- Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấu cây
trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng địa
phương. Sự phân chia các đới trồng trọt chính trên thế giới như nhiệt đới, cận nhiệt, ôn
đới và cận cực liên quan tới sự phân đới khí hậu. Sự phân mùa của khí hậu quy định
tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Các điều kiện thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát sinh và lan
tràn, các sâu bệnh có hại cho cây trồng. Những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán,
bão… gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Chính điều này làm cho
ngành trồng trọt có tính bấp bênh, không ổn định.
- Sinh vật với các loài cây con, đồng cỏ và nguồn thức ăn tự nhiên là cơ sở để
thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng .
- Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới phát triển và phân
bố nông nghiệp.
- Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động trồng trọt ở hai mặt: vừa
là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là nguồn tiêu thụ các nông sản. Các cây trồng và vật
nuôi cần nhiều công chăm sóc đều phải phân bố ở những nơi đông dân, có nhiều lao
động. Truyền thống sản xuất, tập quán ăn uống của các dân tộc có ảnh hưởng không
nhỏ tới sự phân bố cây trồng, vật nuôi.
- Tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong trồng trọt thể hiện tập trung ở các biện

pháp cơ giới hoá (sử dụng máy móc trong các khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch),
thuỷ lợi hoá (xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu, hoặc áp dụng tưới tiêu theo khoa học),
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
2
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
hóa học hoá (sử dụng rộng rãi phân hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất kích thích cây
trồng…), điện khí hoá (sử dụng điện trong nông nghiệp), thực hiện cuộc cách mạng
xanh (tạo ra và sử dụng các giống mới có năng suất cao) và áp dụng công nghệ sinh
học (lai giống, biến đổi gen, cấy mô…). Nhờ áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học –
kỹ thuật, con người hạn chế được những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, chủ động
hơn trong hoạt động nông nghiệp, nâng cao năng suất và sản lượng.
- Thị trường tiêu thụ có tác động mạnh mẽ đến sản xuất trồng trọt và giá cả
nông sản. Thị trường còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các
vùng chuyên môn hoá trồng trọt. Xung quanh các thành phố, các trung tâm công
nghiệp lớn ở nhiều nước trên thế giới đều hình thành vành đai nông nghiệp ngoại
thành với hướng chuyên môn hoá sản xuất rau, thịt, sữa, trứng cung cấp cho nhu cầu
của dân cư.
-Ngoài ra, đường lối chính sách phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông
nghiệp nói riêng cũng có ảnh hưởng lớn đến sản xuất trồng trọt.
II. Tác động của các vấn đề trong sản xuất trồng trọt đến môi trường
Sử dụng phân bón hoá học và hợp chất bảo vệ thực vật là chìa khoá thành công
của cuộc cách mạng xanh, trong nền nông nghiệp, công nghiệp hoá (nông nghiệp đầu
tư cao) để đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, những năm gần đây
có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại do sự ảnh hưởng của phân bón hoá học, hoá chất bảo
vệ thực vật đến môi trường và sức khoẻ con người. Vấn đề này không chỉ xảy ra ở các
nước phát triển mà nó đang ngày trở lên nghiêm trọng ở các nước đang phát triển. Khi
người nông dân áp dụng những công nghệ hiện đại (như giống mới, phân hoá học, hoá
chất bảo vệ thực vật (HCBVTV), máy móc, thiết bị tưới tiêu ) Đã nảy sinh rất nhiều
vấn đề môi trường:
- Gây độc hại cho nguồn nước, cho đất bởi thuốc trừ sâu, N03-, do đó tác động

xấu đến sức khoẻ con người, động vật hoang dại và suy thoái các hệ sinh thái.
- Gây nhiễm độc lương thực, thực phẩm thức ăn cho gia súc bởi dư lượng
thuốc trừ sâu, NO
3
-
và chất kích thích sinh trưởng.
- Gây xói mòn đất, giảm độ phì của đất do xu hướng sử dụng nhiều phân bón
hoá học thay cho phân hữu cơ.
- Gây mặn hoá thứ sinh do tưới tiêu không hợp lý.
- Gây ô nhiễm không khí do sự khuyếch tán của HCBVTV.
- Chặt phá rừng, mở rộng diện tích canh tác gây suy thoái nguồn nước ngầm,
làm mất dần và có nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài động vật hoang dã.
- Xu thế tiêu chuẩn hoá, chuyên canh hoá tập trung vào một số giống cây, con
mới đồng nhất về di truyền trong nông nghiệp dẫn đến sự thay thế dần và biến mất
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
3
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
những giống loài truyền thống – cơ sở di truyền để cải tạo giống là nguồn gen dự trữ
quan trọng trong tương lai.
1.Thực trạng sản xuất và sử dụng hóa chất trong sản xuất trồng trọt
Hoá chất dùng trong nông nghiệp được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới đang ở
mức cao và phổ biến khắp nơi. Thực trạng sử dụng nhiều hay ít không tương đồng với
khả năng gây ô nhiễm, độc hại đến môi trường và sức khoẻ của các cộng đồng. Hoá
chất dùng trong nông nghiệp chủ yếu mô tả ở dưới đây là các loại phân bón hoá học và
hoá chất bảo vệ thực vật.
a. Phân bón hoá học
Phân bón hoá học đã được sử dụng từ lâu trên thế giới, song phải đến khi nền
công nghiệp hóa học phát triển thì các loại phân bón hoá học mới được sản xuất và sử
dụng nhiều trong nông nghiệp. Phân hoá học (PHH) đang sử dụng phổ biến hiện nay
trên thế giới chủ yếu vẫn là 3 loại: Đạm, Lân, Kali. Các dạng phân Đạm chủ yếu được

sản xuất và sử dụng hiện nay là Urê, Amonisunphat. Dạng phân Lân chủ yếu là
Superphosphat (dạng đơn và dạng kép),Tecmophosphat, Phosphorit. Dạng Kali chủ
yếu là Kaliclorua và Kalisunphat. Do những lợi ích to lớn mà PHH mang lại trong việc
nâng cao năng suất cây trồng mà chúng ta ngàycàngđược phát huy và trở thành các
nhân tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Vì mục tiêu nuôi sống hàng tỷ người
trên thế giới nên việc sản xuất và tiêu thụ PHH trên thế giới vẫn ngày một tăng. Theo
thông báo của tổ chức nông lương thế giới thì mỗi năm trên thế giới tiêu thụ khoảng
200 triệu tấn PHH (từ năm 2000 trở lại đây). Tuy nhiên, việc sử dụng PHH. không
đồng đều ở mỗi quốc gia. Các nước phát triển sử dụng PHH nhiều hơn và thường
xuyên hơn. Nếu tính lượng PHH được dùng trên 1 ha canh tác thì bình quân trên thế
giới khoảng 100 kg. Đứng đầu về sử dụng (số PHH tính bằng kg/ha) là các nước Tây
âu (hơn 200kg/ha). Sử dụng ít nhất là các nước châu Phi (khoảng 10 kg/ha). Các nước
châu Á khoảng170kg đến 190 kg/ha. Trong các nước châu Á thì Hàn Quốc là nước
đứng đầu về số lượng PHH sử dụng trên 1 ha (450 đến 480kg/ha), sau đó đến Trung
Quốc và Malaixia. Sử dụng ít nhất là Campuchia (2,8 kg/ha). Việt Nam được xếp vào
nhóm sử dụng ở mức trung bình (130kg đến 150 kg/ha). Phân hoá học đã giúp cho
đồng ruộng tăng hàm lượng chất dinh dưỡng đối với cây trồng và cho năng xuất cao
nên các nước sử dụng nhiều PHH và đúng kỹ thuật đều cho năng xuất cao hơn các
nước sử dụng ít. Năng xuất lúa (tạ/ha) của Campuchia chỉ là 13,9 trong khi của Hàn
Quốc là 58,1. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng kỹ thuật các loại PHH đã gây nên
nhiều biến đổi theo xu hướng bất lợi 10về môi trường. Nhiều nơi đất bị chua hoá,
hàm lượng canxi và magiê giảm rõ rệt, hệ sinh vật có lợi trong đất giảm thiểu, đặc biệt
là các vi sinh vật hoại sinh và giun đất giảm rất nhiều so với những nơi có sự canh tác
đúng kỹ thuật và có kết hợp với nhiều loại phân hữu cơ. Sự tích đọng và ngày càng
tăng cao hàm lượng các kim loại nặng (Pb, Zn, Cu, Ni, Cd ) và các loại nitrat, amoni,
phospho trong đất là vấn đề hết sức đáng lưu ý vì sẽ làm hỏng môi trường, ảnh
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
4
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
hưởng tới sức khoẻ người nông dân. Hiện tượng nhiễm bẩn đất sẽ dẫn đến ô nhiễm

nước và cả không khí sẽ là điều không tránh khỏi.
b. Hoá chất bảo vệ thực vật
Hoá chất bảo vệ thực vật được sử dụng từ thời thượng cổ. Theo một số triết gia
cổ đại cho biết thì việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đã có từ xa xưa qua việc dùng
một số lá cây dải xuống chỗ nằm để tránh côn trùng đốt. Theo tài liệu của Hassall
(1982) thì việc sử dụng các chất vô cơ để tiêu diệt các loại côn trùng đã có từ thời Hy
Lạp cổ đại. Loại thuốc trừ sâu DDT đã được Zeidler tìm ra tại Thụy Sỹ năm 1924, hợp
chất phối pho hữu cơ trừ sâu HETP đã được phát minh và sử dụng ở Đức năm 1942 do
Cshoender. Cùng thời gian đó các chất hoá học này đã được sử dụng rất nhiều ở
Vương quốc Anh và một loại thương phẩm thuốc diệt cỏ thuộc nhóm axit
11phenoxyalkanoic đã được tìm ra và đưa vào sử dụng. Năm 1945 chất diệt cỏ
carbamat có tác dụng trong đất lần đầu tiên phát hiện ở Anh và thuốc trừ sâu chlordan
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
5
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
thuộc nhóm do hữu cơ đã được dùng ở Mỹ và ở Đức. Ngay sau đó thuốc trừ sâu
carbamat đã được phát minh ở Thụy Sỹ. Trong suất những năm 1970 và 1980 có nhiều
HCBVTV mới được tìm ra và sản xuất với số lượng lớn. HCBVTV mới được phát
minh đều dần đạt được những ưu điểm do có cơ sở của sự hiểu biết về cơ chế sinh học
và hoá sinh học. CácHCBVTV loại này đều có tác dụng cao hơn và với liều lượng nhỏ
hơn so với các loại HCBVTV cũ. Những chất nổi bật nhất của thế hệ HCBVTV mới
này là: chất diệt cỏ sulffonyluneas và chất diệt nấm metalaxyl, triadimefon. Một nhóm
thuốc trừ sâu mới và quan trọng bao gồm các chất tổng hợp pyrethroids không bền
vững với ánh sáng và được chiết xuất từ pyrethrins có trong thiên nhiên cũng được
phát minh trong thời kỳ này. Do hiểu biết tốt hơn về tác động qua lại của côn trùng và
cây trồng, các loại HCBVTV đã được phát triển lên một tầm cao mới cũng như đã có
chiến lược mới về công thức hoá học của thuốc và các phương pháp sử dụng. Sự phát
triển mới này đã tạo ra cơ hội giảm bớt nguy cơ nhiễm độc HCBVTV. Những lợi ích
tiềm tàng của các tác nhân có thể khống chế sấu hại về mặt vi khuẩn học và sinh học,
các thiên địch hiện nay đang được nhiều Viện nghiên cứu trên thế giới quan tâm

nghiên cứu do các phương pháp này không gây độc hại cho môi trường và sức khoẻ
con người đồng thời lại giữ gìn được sự cân bằng môi trường sinh thái. Người ta ước
tính mỗi năm trên trái đất đang bị mất nhiều triệu tấn lương thực do sự phá hoại của
các loại côn trùng và động vật có hạinếu việc sử dụng HCBVTV vẫn duy trì ở mức
như hiện nay. Nhiều nước do không sử dụng HCBVTV có khi mùa màng bị mất trắng.
Số lương thực mất đi hàng năm trên thế giới hiện nay có thể nuôi sống được 200 triệu
người. Việc đưa ra các loại cây mới và trồng theo quy hoạch tại các đồn điền, các
trang trại đã dẫn tới thế độc canh mới song nó lại tạo ra sự phát triển của các loại sâu
bệnh mới. Trong những năm gần đây việc phòng chống sâu bệnh và cỏ dại bằng hoá
chất đã làm giảm sự thiệt hại mùa màng và càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Hàng loạt các chất diệt côn trùng, diệt nấm, diệt các loài sên ốc, diệt vi khuẩn và diệt
cỏ, các chất xông hơi đã giữ vai trò quan trọng trong nông nghiệp, không những ở
những nước phát triển mà còn tăng lên ở các nước đang phát triển. Ở các nước đang
phát triển, thuốc trừ sâu Chỉ hữu cơ vẫn còn được sử dụng và dần dần được thay thế
bằng phốt pho hữu cơ, carbamat và pyrethroid. Các loại thuốc trừ sâu dùng để chống
lại các loại bọ ký sinh ở các súc vật chăn nuôi cũng đang được lưu ý rất nhiều. Sự phá
hoại mùa màng do sâu bệnh đang xảy ra nhiều và chưa kiểm soát được ở các nước
phát triển và nặng nề ở các nước đang phát triển cũng đã làm cho nhu cầu sử dụng
HCBVTV tăng lên không theo quy luật nào. Ở Nam Mỹ, châu âu, Nhật Bản sự thiệt
hại được đánh giá là từ 10% đến 30% nhưng ở các nước đang phát triển sự thiệt hại
còn lớn hơn (Edwards 1986). Sự thiệt hại do sâu và bệnh là 40% tính chung cho khu
vực này. Có những tài liệu nêu lên sự thiệt hại đã lên tới 75%. Một trong những côn
trùng gây thiệt hại lớn nhất là châu chấu.
Một vấn đề lớn hơn nữa là sự thiệt hại sau vụ thu hoạch, phần lớn sâu mọt tấn
công vào các nơi bảo quản ở các nước nhiệt đới (UNEP 1981; FAO 1985). Nhiều loại
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
6
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
sâu mọt ăn sâu vào các hạt và không thể diệt chúng bằng HCBVTV. Chuột đồng và
chuột nhà cũng là nguyên nhân gây thiệt hại cho các sản phẩm ở trong các kho chứa.

Sâu bọ không chỉ gây thiệt hại về tổng sản lượng. Sự phá hoại của chúng trước khi thu
hoạch và sau khi thu hoạch làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng thực phẩm và
thức ăn chăn nuôi. Các biện pháp phòng chống nhằm giảm thiểu sự thiệt hại mùa
màng và nâng cao chất lượng về mặt vệ sinh và dinh dưỡng sản phẩm. Hiện nay
lượng HCBVTV sử dụng trong canh tác chè và rau màu ở nước ta là tương đối cao so
với khu vực trồng lúa và vấn đề này sẽ còn là một bức xúc lớn cho cộng đồng trong
nhiều năm tới, nếu chúng ta không 14có một chiến lược khả thi và phù hợp cho từng
vùng chuyên canh.
2. Ảnh hưởng của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường
a. Ô nhiễm môi trường do HCBVTV:
Việc sử dụng HCBVTV trong nông nghiệp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi
trường. Định hướng của thuốc trừ sâu là diệt sâu hại, nhưng diễn biến thực tế của lại
ảnh hưởng độc tới đất, nước, không khí, đại dương và các sản phẩm nông nghiệp,
động vật sức khoẻ con người đặc biệt những dư lượng của những chất do tính độc cao
như chlordane, DDT, picloram, zimazine
Một đặc tính quan trọng của HCBVTV trong hệ sinh thái là tính khuyếch đại
sinh học. Từ nồng độ sử dụng nhỏ, sau khi vào hệ sinh thái thông qua chuỗi lưới thức
ăn chất độc được tích luỹ với nồng độ cao dần qua các bậc dinh dưỡng. Hầu hết các
loại HCBVTV đều độc đối với người và động vật máu nóng, tuy nhiên mức độ gây
độc của mỗi loại thuốc có khác nhau, có loại thuốc gây độc cấp tính, có loại thuố có
tính tích luỹ lâu trong cơ thể sống, bền vững trong môi trường. Các kết quả nghiên cứu
cho thấy có đến 90% HCBVTV không đạt mục đích mà gây nhiễm độc đất, nước,
nông sản. Việc sử dụng lặp lại nhiều lần cùng một loại thuốc ở nhiều nước đang phát
triển do được bao cấp, trợ giá dẫn đến hiện tượng quen thuốc buộc phải sử dụng các
chủng loại HCBVTV khác có độc tính cao hơn và càng xúc tiến rủi ro về môi trường
cũng như nghề nghiệp.
Theo kết quả báo cáo của viện bảo vệ thực vật năm 1999, hiện nay trên thị
trường Việt Nam có 270 loại thuốc diệt côn trùng, 216 loại thuốc diệt nấm, 160 loại
thuốc diệt cỏ, 12 loại thuốc diệt gậm nhấm và 26 loại thuốc kích thích sinh trưởng.
Điều đáng là 60% tổng số hoá chất trên được sử dụng phun cho rau quả mà phần lớn

nông dân lại không hiểu đầy đủ về tác dụng, tính năng của mỗi loại thuốc cho nên họ
thường phun sai chủng loại, liều lượng cũng như thời gian cho phép.
Ví dụ trung bình từ 1 đến 3 ngày họ lại phun thuốc kích thích tăng trưởng và
thuốc trừ sâu cho dưa chuột và đậu. Năm 1990 lượng HCBVTV được sử dụng là
10.300 tấn đến năm 1998 đã tăng lên 33.000 tấn. Rất nhiều vụ ngộ độc do HCBVTV
gây ra ở các quy mô và mức độ khác nhau. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
7
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
trường do HCBVTV nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã chú ý đến
việc quản lý sâu hại tổng hợp( IPM ) để kìm dữ sâu bệnh ở mức chấp nhận được. IPM
bao gồm việc sử dụng thuốc trừ sâu một cách có chọn lọc và dựa trên việc áp dụng
các biện pháp sinh học, tính đề kháng di truyền và thực tiễn quản lý thích hợp.
b.Ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ đến độ màu mỡ trên đất nông nghiệp
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ trong đất đến hoạt động của vi sinh
vật và đến hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, có nhiều ý kiến khác nhau, có ý
kiến cho rằng:
- Khi bón vào đất với liều lượng thông dụng, nhiều loại thuốc diệt cỏ có thể tạm
thời làm giảm hoạt động của nhiều loại vi sinh vật đất: vi khuẩn phân giải xenllulose,
vi khuẩn tổng hợp amon, vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn nitrat hóa đạm trong đất….Sự
giảm đột ngột của các loài vi khuẩn ở trong thời gian ngay sau khi đưa thuốc diệt cỏ
vào đất dẫn đến kết quả là hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất (đạm tổng số,
đạm amôn, đạm nitrat, P
2
O
5
, K
2
O) bị giảm sút. Tuy nhiên, chỉ sau đó vài tháng, hoạt
động của nhiều loại vi sinh vật đất lại phục hồi và thậm chí còn tăng lên mạnh mẽ,

hàm lượng các chất dễ tiêu của các nguyên tố dinh dưỡng trong đất cũng được khôi
phục lại và có trường hợp lại tăng hơn trước.
- Nhiều thí nghiệm dùng thuốc hóa học trừ cỏ dại cho cây trồng nhiều năm liên
tục ở Nga, Ba Lan, Anh…kết luận rằng: Việc dùng thuốc diệt cỏ như vậy không ảnh
hưởng xấu đến khu hệ vi sinh vật đất, đến chế độ dinh dưỡng cây trồng trong đất, mà
việc sử dụng thuốc diệt cỏ đã làm tăng hiệu quả của phân bón đối với năng suất cây
trồng, phẩm chất nông sản.
- Có tài liệu cho rằng thuốc diệt cỏ có thể lưu lại trong đất, tiêu diệt hệ vi sinh
vật trong đất, gây hại cho cây trồng ở vụ sau. Tuy nhiên, về vấn đề này có những kết
quả không thống nhất với nhau. Trên đất cát pha ven sông Hồng (Hà Nội) dùng thuốc
diệt cỏ 50% Atrazin hoặc Simazin với lượng 5 – 6kg/ha phun trong vụ ngô thì thuốc
có thể lưu lại trong đất gây hại cho cây đỗ tương ở vụ sau. Nhưng tại bang Alabana ở
Mỹ lại thấy rằng: phun Atrazin với lượng 3.36kg ai/ha thì ở vụ sau gieo đỗ tương, cây
vẫn mọc an toàn thậm chí ngay cả khi dùng liều lượng cao đến 6.72kg ai/ha 3 đến 4
năm liền để trừ cỏ cho ngô, Atrazin vẫn lưu lại trong đất và không gây ảnh hưởng xấu
đến đỗ tương.
- Gramaxone là loại thuốc diệt cỏ không chọn lọc chứa thành phần paraquat
dichloride. Sản phẩm này lần đầu tiên đã được hãng Syngenta tổng hợp và tung ra thị
trường 1962.
Cho đến nay, nó là một trong những sản phẩm thuốc diệt cỏ có doanh số cao
nhất. Những đặc tính của những đơn vị kết hợp trong paraquat làm cho nó trở thành
một loại thuốc diệt cỏ đa năng nhất trên thị trường, Gramaxone và những loại thuốc
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
8
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
diệt cỏ mang hoạt tính paraquat khác được nông dân sử dụng rộng rãi trên toàn thế
giới trong những vụ mùa lớn và đa dạng.
Khi phun vào đất paraquat kết hợp nhanh chóng và chặt chẽ với các hạt sét, và
khi được hấp thụ nó bị mất hoạt tính sinh học. Nó còn kết hợp với mùn và các vật chất
hữu cơ khác nên hầu như không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm khi được sử dụng trên

loại đất này.
Viện nghiên cứu sinh thái Liên Bang Đức (BBA) vào năm 1983 đã khẳng định
việc sử dụng paraquat nhiều lần đã đưa đến sự tích lũy trong đất và gây thiệt hại cho
mùa màng. Chính vì thế sản phẩm paraquat không được phép đăng ký, nhưng điều
này đã được thay đổi trong phiên tòa của ICI năm 1992, đã cho phép công nhận sản
phẩm với công thức mới của ICI chứa 10% paraquat và sản phẩm chỉ được phép sử
dụng 4 năm 1 lần trong những vụ mùa, việc sử dụng rộng hơn không được chấp thuận
vì những tác hại của nó đối với môi trường.
Việc dùng thuốc diệt cỏ paraquat thường xuyên hàng năm trên vùng đất canh
tác (1967 – 1985) đã được công bố là làm giảm sinh khối vi sinh vật trong đất. Trong
khi đó, theo nghiên cứu khác thì đã đưa ra kết luận rằng việc dùng thuốc diệt cỏ
paraquat hoặc glyphosate trên đất sét nặng ở Regina không gây ảnh hưởng độc hại cho
quần thể vi sinh vật đất, sinh khối vi sinh vật đất (sự khoáng hóa C, N) và trên thực tế
vi sinh vật có thể phát triển tốt trong đất có dùng 2 loại thuốc diệt cỏ này.
Như vậy, vấn đề tác hại của paraquat lên khu hệ vi sinh vật đất hiện nay thật sự
còn nhiều tranh cãi. Điều này bắt nguồn từ sự khác nhau về thổ nhưỡng, điều kiện khí
hậu, thời tiết, cũng như cơ cấu cây trồng và tập quán canh tác của mỗi vùng dùng
thuốc. Do vậy để khắc phục tình trạng này thì trong sản xuất nông nghiệp trong quá
trình canh tác, một khi đã phát hiện ra những mặt tiêu cực có thể gây ảnh hưởng xấu
khi dùng thuốc diệt cỏ đến đất đai trồng trọt thì việc nghiên cứu tác động của nó đến
tính chất đất và khu hệ vi sinh vật trong đất trong điều kiện canh tác cụ thể là rất cần
thiết để đi đến những kết luận có cơ sở khoa học. Từ đó giúp nông dân có 1 định
hướng trong việc sử dụng hiệu quả thuốc diệt cỏ nhằm góp phần bảo vệ mùa màng và
tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Một nghiên cứu mới nhất năm 2003 tại trường Đại học Đà Lạt cho thấy việc
phun thuốc diệt cỏ paraquat dichoride với liều cao hơn liều khuyến cáo đã có tác động
âm tính đến khu hệ vi sinh vật đất và do đó ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất
lượng cây trồng, liều càng cao tác động càng rõ rệt. Do đó nông dân cần hạn chế sử
dụng thuốc diệt cỏ paraquat với liều cao và không phun thuốc nhiều lần trong 1 vụ
mùa. Bên cạnh đó, trước khi dùng thuốc diệt cỏ paraquat dichoride cần phải điều tra

nắm vững được các đặc điểm, tình hình về cỏ dại, thời tiết, đất đai, cây trồng…để đối
chiếu với đặc điểm và các điều kiện phun thuốc diệt cỏ. Trên cơ sở đó cân nhắc, lựa
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
9
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
chọn một quy trình dùng thuốc diệt cỏ thích hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của
paraquat dichloride đến môi trường sinh thái.
c. một số biện pháp giảm tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường
- Quản lý, giám sát việc sản xuất và sử dụng HCBVTV an toàn Muốn quản lý,
giám sát việc sản xuất và sử dụng HCBVTV an toàn, trước hết cần xây dựng được một
hệ thống giám sát, luật phù hợp và có tính khả thi đối với tình hình thực tiễn của mỗi
đất nước. Cũng cần yếu cầu các đối tượng có liên quan đến HCBVTV phải thực hiện
nghiêm chỉnh những luật lệ đã đặt ra
- Tăng cường giáo dục, truyền thông về an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất
và sử dụng HCBVTV.Việc sử dụng sai quy cách HCBVTV thường bị bỏ qua, do thiếu
hiểu biết, chưa có thái độ đúng đắn về an toàn vệ sinh lao động, không thực hành đúng
cách để đảm bảo an toàn là tương đối phổ biến ở người tiếp xúc. Có rất nhiều phương
pháp giáo dục truyền thông đối với những người nông dân, người có vai trò quyết định
trong cộng đồng. Có thể là truyền thông trực tiếp với các đối tượng hoặc gián tiếp qua
hệ thống đài phát thanh, qua hợp tác xã, các hộ nông dân, qua những người bán lẻ
hoặc qua những người đứng đầu cộng đồng. Một trong những yêu cầu quan trọng của
truyền thông là phải gần gũi, dễ hiểu và đơn giản.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng HCBVTV và các chiến lược kiểm soát các sâu
bệnh gây hại Cần có một chiến lược kiểm soát sâu bệnh hiệu quả mới bảo vệ được
mùa màng. Hệ thống nông nghiệp hiệu quả (GAP) trong việc sử dụng HCBVTV.
HCBVTV phải được các tổ chức có trách nhiệm thông qua và giới thiệu ở tất cả các
điều kiện của các giai đoạn của quá trình sản xuất, dự trữ, vận chuyển, phân phối và
chế biến thực phẩm cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác, chú ý tới sự thay đổi
các phương tiện thiết bị cho phù hợp trong một vùng và giữa các vùng. Đánh giá xem
số lượng tối thiểu cần thiết để có thể kiểm soát một cách đầy đủ việc sử dụng

HCBVTV trong một hình thức nào đó chỉ được phép khi chúng còn tồn lưu ít nhất và
mức độ độc là có thể chấp nhận được.
- Việc kiểm soát các sâu hại bao gồm nhiều biện pháp khác nhau từ việc sử
dụng thường xuyên HCBVTV cho tới các phương pháp có thể duy trì sinh thái. Các
nước có quan điểm về việc kiểm soát sâu hại chỉ cần dựa vào việc sử dụng thuốc trừ
sâu sẽ ngày càng ít đi. Con người dần dần nhận ra rằng lượng thuốc cần sử dụng phụ
thuộc vào tự nhiên hoặc phải do các cơ sở sinh vật học giới thiệu để có thể giới hạn số
sâu hại và tỷ lệ bệnh ở cây trồng vật nuôi.
- Lựa chọn các phương pháp tiêu diệt sâu bệnh Rất nhiều HCBVTV gây nguy
hiểm lớn không chỉ cho con người mà còn có ảnh hưởng đối với các sinh vật khác
trong môi trường, làm giảm đi chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giảm chất lượng của
môi trường và gây thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, sự cân bằng giữa lợi ích của việc dùng
HCBVTV và mặt trái của nó cần được lưu ý
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
10
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
3. Tác động của sử dụng phân bón hóa học đến môi trường
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan
trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng
kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt
Nam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng
góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.
Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng
theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai,
đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được
sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên
sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống.
a. Lượng phân bón hóa học dùng ở Việt Nam
Tính từ năm 1985 tới nay, diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng 57,7%, nhưng
lượng phân bón sử dụng tăng tới 517% (Bảng 1). Theo tính toán, lượng phân vô cơ sử

dụng tăng mạnh trong vòng 20 năm qua, tổng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng
N+P
2
O
5
+K
2
O năm 2007 đạt trên 2,4 triệu tấn, tăng gấp hơn 5 lần so với lượng sử dụng
của năm 1985. Ngoài phân bón vô cơ, hàng năm nước ta còn sử dụng khoảng 1 triệu
tấn phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh các loại.
Bảng 1. Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm
(Đơn vị tính: nghìn tấn N, P
2
O
5
, K
2
O)
Năm N P
2
O
5
K
2
O NPK N+P
2
O
5
+K
2

O
1985 342,3 91,0 35,9 54,8 469,2
1990 425,4 105,7 29,2 62,3 560,3
1995 831,7 322,0 88,0 116,6 1223,7
2000 1332,0 501,0 450,0 180,0 2283,0
2005 1155,1 554,1 354,4 115,9 2063,6
2007 1357,5 551,2 516,5 179,7 2425,2
Xét về tỷ lệ sử dụng phân bón cho các nhóm cây trồng khác nhau cho thấy tỷ lệ
phân bón sử dụng cho lúa chiếm cao nhất đạt trên 65%, các cây công nghiệp lâu năm
chiếm gần 15%, ngô khoảng 9% phần còn lại là các cây trồng khác (Sơ đồ 1). Tuy
nhiên so với các nước trong khu vực và trên thế giới, lượng phân bón sử dụng trên một
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
11
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
đơn vị diện tích gieo trồng ở nước ta vẫn còn thấp, năm cao nhất mới chỉ đạt khoảng
195 kg NPK/ha.
b. Lượng phân bón chưa sử dụng được
Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hoá học ở Việt
Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và
kali từ 40-50%, tuỳ theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại
phân bón… Như vậy, còn 60 - 65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55
- 60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương
đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây
trồng sử dụng.
Trong số phân bón chưa được cây sử dụng, một phần còn lại ở trong đất, một
phần bị rửa trôi theo nước mặt do mưa, theo các công trình thuỷ lợi ra các ao, hồ, sông
suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng
nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat
hoá gây ô nhiễm không khí (Bảng 2).
Bảng 2. Lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng được

(Đơn vị tính: nghìn tấn N, P
2
O
5
, K
2
O)
Năm N P
2
O
5
K
2
O N+P
2
O
5
+K
2
O
1985 205,4 54,6 21,5 281,5
1990 255,2 63,4 17,5 336,2
1995 499,0 193,2 52,8 734,2
2000 799,2 300,6 270,0 1369,8
2005 693,1 332,5 212,6 1238,2
2007 814,5 330,7 309,9 1455,1
Xét về mặt kinh tế thì khoảng 2/3 lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử
dụng được đồng nghĩa với việc 2/3 lượng tiền người nông dân bỏ ra mua phân bón bị
lãng phí, với tổng thất thoát lên tới khoảng 30 nghìn tỷ đồng tính theo giá phân bón
hiện nay.

Xét về mặt môi trường, trừ một phần các chất dinh dưỡng có trong phân bón
được giữ lại trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau, hàng năm một
lượng lớn phân bón bị rửa trôi hoặc bay hơi đã làm xấu đi môi trường sản xuất nông
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
12
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
nghiệp và môi trường sống, đó cũng là những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước,
không khí. Trong số đó phân do sản xuất lúa gây ra đối với việc ô nhiễm môi trường là
vấn đề đáng được quan tâm nhất, vì hàng năm một lượng lớn phân bón được dành cho
sản xuất lúa.
c. Tác động của phân bón tới môi trường
Phân bón gây nên tác động ô nhiễm môi trường thường biểu hiện ở các khía
cạnh sau:
+ Bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng hoặc bón phân không đúng cách
Trước hết tác động của phân bón đối với việc gây ô nhiễm môi trường phải kể
đến đó là lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử dụng được hoặc do
bón không đúng cách… như đã được tính toán ở phần trên. Do tập quán canh tác, do
chưa được đào tạo, tập huấn rất nhiều nông dân hiện nay bón phân chưa đúng lượng và
đúng cách.
Hầu hết người nông dân hiện nay đều bón quá dư thừa lượng đạm, gây nên hiện
tượng lúa lốp, tăng quá trình cảm nhiễm với sâu bệnh, dễ bị đổ ngã. Biểu hiện của việc
bón dư thừa đạm qua quan sát bằng mắt thường cho thấy màu lá cây thường xanh
mướt hoặc nếu quá dư thừa thì lá màu xanh đậm. Nếu sử dụng bảng so màu lá thì độ
đậm của màu lá càng được thấy rõ hơn. Chương trình 3 giảm, 3 tăng cũng là những
minh chứng cho việc lạm dụng bón quá dư thừa lượng đạm.
Cách bón phân hiện nay chủ yếu là bón vãi trên mặt đất, phân bón ít được vùi
vào trong đất. Xét về mặt hoá học đất, các keo đất là những keo âm (-) còn các yếu tố
dinh dưỡng hầu hết là mang điện tích dương (+). Khi bón phân vào đất, được vùi lấp
cẩn thận thì các keo đất sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng và nhả ra một cách từ từ tuỳ
theo yêu cầu của cây trồng theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây. Như vậy, bón phân

có vùi lấp không chỉ có tác dụng hạn chế sự mất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng
phân bón mà còn làm giảm bớt ô nhiễm môi trường. Các nghiên cứu cho thấy việc bón
phân có vùi lấp làm tăng hiệu suất sử dụng phân bón của cây trồng có thể đạt được từ
70-80% so với bón rải trên bề mặt chỉ đạt được từ 20-30%.
Các yếu tố dinh dưỡng vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn)… rất cần thiết cho
cây trồng sinh trưởng và phát triển và có khả năng nâng cao khả năng chống chịu cho
cây trồng. Ở một số vùng đất và một số cây trồng, loại cây trồng biểu hiện triệu chứng
thiếu ding dưỡng Zn hoặc Cu khá rõ rệt. Tuy nhiên khi lạm dụng các yếu tố trên lại trở
thành những loại kim loại nặng khi vượt quá mức sử dụng cho phép và gây độc hại
cho con người và gia súc. Hiện nay với kỹ thuật sử dụng phân bón lá các loại phân bón
vi lượng trong đó có Cu và Zn được bón trực tiếp cho cây dưới dạng Chelate (dạng
mạch vòng) hoặc kết hợp với các chất mang khác để quá trình hấp thu vào cây được
nhanh và thuận lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Tuy nhiên nếu sử dụng cho
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
13
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
các loại cây rau ăn lá, cho chè và các loại quả không có vỏ bóc mà không chú ý tới
thời gian cách ly và liếu lượng sử dụng theo đúng quy thì các yếu tố dinh dưỡng trên
lại trở thành các yếu tố độc hại cho người tiêu dùng.
+ Ô nhiễm do từ các nhà máy sản xuất phân bón
Không chỉ do bón dư thừa dinh dưỡng mà ô nhiễm do phân bón còn gây ra do từ
nguồn các nhà máy sản xuất phân bón. Các minh chứng trong thực tế đã cho thấy, vào
khoảng đầu thập niên 80 của thế ký trước, khi nhà máy phân đạm Hà Bắc được xây
dựng và đi vào hoạt động, do quá trình xử lý môi trường chưa đảm bảo, nước thải của
nhà máy đã thải ra nguồn nước của khu vực lân cận gây chết hàng hoạt các loại động,
thực vật Gần đây, một số nhà máy sản xuất các loại phân bón hữu cơ sinh học, hữu
cơ vi sinh sử dụng nguyên liệu là các phế phụ phẩm cây trồng hoặc chăn nuôi hay
nguyên liệu của quá trình sản xuất mía đường, bột sắn… với các công nghệ xử lý môi
trường thô sơ đã gây nên ô nhiễm cho nguồn nước do thải ra các chất độc hại chưa
được xử lý triệt để và thải các chất có mùi gây ô nhiễm không khí cho các khu vực dân

cư sống lân cận.
+ Phân bón có chứa một số chất độc hại
Ngay trong bản thân một số loại phân bón đã có chứa một số chất gây độc hại
cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng hoặc các vi sinh vật gây hại,
các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định. Theo quy định hiện hành,
các loại kim loại nặng có trong phân bón gồm Asen (As), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg) và
Cadimi (Cd); các vi sinh vật gây hại có trong phân bón gồm: E. Coli, Salmonella,
Coliform là những loại gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm. Phân bón có chứa
kim loại nặng và vi sinh vật gây hại thường gặp trong những hợp sau đây:
- Phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công
nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi. Để tận dụng nguồn hữu
cơ, đồng thời giải quyết những vấn đề về môi trường cho các đô thị, các trại chăn nuôi
tập trung, các nhà máy chế biến nông sản hiện nay đã có một số nhà máy sử dụng
các nguồn nguyên liệu nêu trên để sản xuất ra các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ sinh
học, hữu cơ vi sinh để bón trở lại cho cây trồng. Các loại phân bón được sản xuất từ
các nguồn nguyên liệu nêu trên sẽ gây nên sự ô nhiễm thứ cấp do có chứa các kim loại
nặng hoặc vi sinh vật gây hại vượt quá mức quy định. Kết quả điều tra của Viện Thổ
nhưỡng Nông hoá từ năm 2004 -2007 cho thấy trong số các kim loại nặng thì Thuỷ
ngân, còn đối với các vi sinh vật gây hại thì Coliform là những yếu tố thường vượt quá
mức cho phép ở nhiều mẫu phân bón được kiểm tra thuộc nhóm trên.
- Phân bón được sản xuất từ nguồn phân lân nhập khẩu từ nước ngoài do có
chứa hàm lượng Cadimi quá cao, vượt quá mức quy định được phép sử dụng. Đã có
rất nhiều tài liệu cho thấy nguồn phân lân từ các nước vùng Nam Mỹ hoặc Châu Phi
thường có hàm lượng Cd cao ở mức trên 200 ppm.
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
14
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
- Theo quy định, một số chất kích thích sinh trưởng như axit giberillic (GA3),
NAA, một số chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc từ thực vật được phép sử dụng
trong phân bón để kích thích quá trình tăng trưởng, tăng tỷ lệ đậu hoa, đậu quả, tăng

quá trình trao đổi chất của cây trồng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón làm tăng năng
suất, phẩm chất cây trồng. Mức quy định hiện hành cho phép tổng hàm lượng các chất
kích thích sinh trưởng không được vượt quá 0,5% khối lượng có trong phân bón. Tuy
nhiên trên thực tế một số tổ chức, cá nhân khi sản xuất, nhập khẩu đã không tuân thủ
theo các quy định trên, đưa ra thị trường các loại phân bón có chứa hàm lượng các chất
kích thích sing trưởng vượt quá mức quy định, gây tác hại cho sản xuất và ảnh hưởng
tới chất lượng nông sản. Việc sử dụng phân bón có chứa các chất kích thích sinh
trưởng không đúng theo hướng dẫn về liếu lượng, đối tượng cây trồng cũng làm thiệt
hại tới sản xuất. Do thiếu hiểu biết, hơn 20 ha mạ vụ Đông xuân 2007/2008 ở Phú
Xuyên Hà Nội (Hà Tây cũ) đã bị thiệt hại do sử dụng phân bón Tăng trưởng AC
GABA CYTO có chứa chất kích thích sinh trưởng mà chỉ khuyến cáo dùng cho chè và
rau xanh nhưng đã sử dụng cho mạ, do dùng sai đối tượng cây trồng. Cần thiết phải có
những điều tra tổng thể về hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng trong phân bón
để đưa ra những quy định, các biện pháp quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với đối
tượng này, tuy nhiên việc điều tra đòi hỏi tiêu tốn khá nhiều kinh phí vì mẫu phân tích
các chỉ tiêu về chất kích thích sinh trưởng thường rất đắt, số lượng phòng phân tích có
khả năng phân tích được các chỉ tiêu này trên cả nước còn rất ít.
+ Phân bón đối với vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ con người
Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối với môi
trường và sức khoẻ con người. Do bón quá dư thừa hoặc do bón đạm không đúng cách
đã làm cho Nitơ và phospho theo nước xả xuống các thủy vực là nguyên nhân gây ra
sự ô nhiễm cho các nguồn nước. Các chất gây ô nhiễm hữu cơ bị khử dần do hoạt
động của vi sinh vật, quá trình này gây ra sự giảm oxy dưới hạ lưu. Đạm dư thừa bị
chuyển thành dạng Nitrat (NO
3
-
) hoặc Nitrit (NO
2
-
) là những dạng gây độc trực tiếp

cho các động vật thuỷ sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước
(Tabuchi and Hasegawa, 1995). Đặc biệt gây hại cho sức khoẻ con người thông qua
việc sử dụng các nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn
tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat. Theo các nghiên cứu gần đây, nếu trong nước và
thực phẩm hàm lượng nitơ và photpho, đặc biệt là nitơ dưới dạng muối nitrit và nitrat
cao quá sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người đặc biệt là trẻ em. TS. Lê Thị
Hiền Thảo (2003) đã xác định, trong những thập niên gần đây, mức NO
3
-
trong nước
uống tăng lên đáng kể mà nguyên nhân là do sự sử dụng phân đạm vô cơ tăng, gây rò
rỉ NO
3
-
xuống nước ngầm. Hàm lượng NO
3
-
trong nước uống tăng gây ra nguy cơ về
sức khoẻ đối với cộng đồng. Ủy ban châu Âu quy định mức tối đa của NO
3
-
trong nước
uống là 50 mg/l, Mỹ là 45 mg/l, Tổ chức y tế thế giới (WHO) là 100 mg/l. Y học đã
xác định NO
2
-
ảnh hưởng đến sức khoẻ với 2 khả năng sau: gây nên chứng máu
Methaemoglobin và ung thư tiềm tàng.
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
15

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong các sản
phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì chất này lắng
đọng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa tan và tạo thuận lợi cho
quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy động nhiều Canxi của xương, và
nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt ở phụ nữ.
d. Đề xuất một số giải pháp tăng hiệu suất sử dụng phân bón giảm thiểu ô
nhiễmm môi trường
Phân bón vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, làm tăng độ mầu mỡ của đất,
trái lại cũng có thể gây tác động xấu tới môi trường nếu không có biện pháp quản lý sản
xuất, kinh doanh và sử dụng hợp lý. Do vậy cần thiết phải đưa phân bón vào nhóm mặt
hàng sản xuất, kinh doanh có điều kiện để tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám
sát, đặc biệt cần giám sát chặt ngay từ khâu sản xuất, nhập khẩu và trong quá trình sử
dụng. Một số giải pháp sau đây được đề xuất để giảm thiểu sự ô nhiễm, đồng thời tăng
hiệu suất sử dụng phân bón:
* Giảm lượng bón, tăng hiệu suất sử dụng phân bón
Để hạn chế tối đa lượng phân bón dư thừa trong đất do bón phân quá liều, có thể
áp dụng các giải pháp về kỹ thuật sau đây:
- Sử dụng các loại phân bón hoặc các chất có tác dụng làm tăng hiệu suất sử
dụng của phân bón. Hiện nay đã có một số loại phân bón hoặc các chế phẩm có khả
năng làm tăng hiệu suất sử dụng đạm từ 25-50% khi sử dụng phối hợp với phân đạm.
Cơ chế tăng hiệu suất sử dụng dinh dưỡng được xác định do việc hạn chế hoạt động
của men phân giải Ureaza, men làm mất đạm; tăng khả năng lưu dẫn N cho cây trồng.
Các loại phân bón có công dụng nêu trên như: NEB 26, Wehg, Agrotain… có thể giảm
¼ đến ½ lượng đạm so với lượng dùng thông thường mà cây trồng vẫn cho năng suất
cao, chất lượng nông sản tốt. Cần phải tổ chức khuyến cáo và hướng dẫn rộng rãi để
nhanh chóng đưa các chế phẩm nêu trên được sử dụng trên toàn quốc.
- Sử dụng các loại phân bón lá có chứa K-humate và các yếu tố đa lượng, trung
lượng, vi lượng để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tăng khả năng phục hồi, tăng sức đề
kháng của cây trồng đối với sự thay đổi và khó khăn của thời tiết và tăng đề kháng sâu

bệnh, tăng hiệu suất sử dụng các yếu tố đa lượng. Tiến bộ kỹ thuật về phân bón lá đối
với cây trồng đã được khẳng định, sử dụng phân bón lá vào các thời điểm thích hợp sẽ
làm tăng hiệu suất sử dụng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng một cách cân đối, bổ sung
kịp thời các chất dinh dưỡng cây trồng vào những giai đoạn thiết yếu. Liều lượng dùng
theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc phân phối.
- Bón bổ sung các loại phân bón có chứa yếu tố Silic làm tăng khả năng cứng
cây chống đổ ngã, tăng khả năng quang hợp, tăng sử dụng cân đối dinh dưỡng, nâng
cao hiệu suất sử dụng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng NPK, đặc biệt có tác dụng đối
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
16
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
với cây lúa và cây họ hoà thảo. Vai trò của yếu tố Silic gần đây đã được xác định rõ và
được bổ sung vào Danh mục phân bón như là một yếu tố trung lượng.
- Cần sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan (slow release fertilizer) để cây
trồng sử dụng một cách từ từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí, giảm
ô nhiễm môi trường.
- Tích cực triển khai chương trình ba giảm (giảm lượng đạm bón, giảm thuốc
bảo vệ thực vật, giảm lượng hạt giống gieo đối với các tỉnh phía Nam hoặc giảm lượng
nước tưới đối với các tỉnh phía Bắc) ba tăng (tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm
và tăng hiệu quả kinh tế), bón phân theo bảng so màu, tiết kiệm tối đa lượng đạm bón
nhưng vẫn đem lại năng suất cao. Thực hiện bón phân cân đối, lượng đạm có thể giảm
từ 1,7 kg/sào bắc bộ, tương đương với 47 kg urê/ha tuỳ từng chân đất. Tổ chức hướng
dẫn sử dụng phân bón hợp lý theo nguyên tắc “năm đúng”: đúng loại phân, đúng lúc,
đúng đối tượng, đúng thời vụ, đúng cách bón sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân
bón, tránh lãng phí và giảm ô nhiễm môi trường.
* Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền
Để đảm bảo các giải pháp về khoa học-kỹ thuật có thể đến được người nông dân
cần thiết phẩi tổ chức đào tạo tập huấn cho người nông dân và các cán bộ quản lý, cán
bộ khuyến nông các cấp cần tập trung vào một số giải pháp sau:
- Các Viện, Trường, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón tổ chức

các hạot động: hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn, hướng dẫn các biện pháp tăng
hiệu suất sử dụng phân bón, triển khai chương trình “3 giảm 3 tăng”, tập huấn và
hướng dẫn cho nông dân về sử dụng phân bón. Nghiên cứu tạo ra các công cụ bón
phân, tạo ra các phương thức bón, để giảm thiểu sử dụng lao động, đưa phân bón vào
trong đất tránh rửa trôi, bay hơi… Nghiên cứu tạo ra các chế phẩm phân bón mới, các
chế phẩm sinh học giúp cho quá trình xử lý ủ phân hoặc xử lý các phế phụ phẩm từ
trồng trọt, chăn nuôi mau hoai, giảm thiểu mùi hạn chế mức thấp nhất khả năng ô
nhiễm môi trường.
- Thông qua hệ thống thông tin đại chúng như truyền hình, đài, báo chí…tăng
cường việc phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm về sản xuất, sử
dụng phân bón có hiệu quả. Một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần
Thơ, Ninh Thuận… đã tổ chức tốt chương trình truyền hình “Nhịp cầu nhà nông” để
phổ biến các kiến thức về nông nghiệp cho nông dân một cách nhanh chóng và có hiệu
quả, đem lại cho nông dân những hiểu biết và những kiến thức mới.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý hệ thống tổ chức, quản lý
các hoạt động kiểm tra giám sát chất lượng phân bón, đặc biệt cần tăng cường giám sát
các loại phân bón có chứa các chất độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm cao trên phạm vi
cả nước.
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
17
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
* Các quy định, chính sách
Cần sớm xây dựng Luật phân bón để tăng hiệu lực công tác quản lý phân bón,
trong đó cần xây dựng và ban hành đồng bộ Nghị định quy định xử phạt chi tiết đối
với lĩnh vực phân bón. Có các chế tài xử phạt đủ mạnh để đảm bảo hạn chế tối đa các
loại phân bón kém chất lượng, phân bón có các chất độc hại vượt quá mức quy định.
Xây dựng, ban hành kịp thời và đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
sản xuất, sử dụng phân bón, tạo ra các hàng rào kỹ thuật để hạn chế việc sử dụng phân
bón quá liều, hạn chế việc sản xuất, nhập khẩu các loại phân bón có chứa các chất độc
hại vượt quá mức quy định.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm để có thể
nhanh chóng phân tích phát hiện để kịp thời xử lý các hoạt động đưa các loại phân bón
kém chất lượng, phân bón có chứa chất độc hại vào lưu thông trên thị trường và trong
quá trình sử dụng.
Việc áp dụng đồng bộ và triệt để các giải pháp nêu trên có thể tiết kiệm được
hàng nghìn tỷ đồng do giảm lượng phân bón sử dụng trên toàn quốc, hạ giá thành sản
xuất, giảm nhập siêu phân bón. Đồng thời đây cũng là những giải pháp đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần quan trọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông
nghiệp, tăng sức khoẻ cộng đồng.
4. Những hoạt động trong trồng trọt gây ảnh hưởng đến môi trường
Trong sản xuất trồng trọt thì ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường thì
những hoạt động khác như đốt rừng làm nương rẫy, du canh du cư, dù ít hay nhiều
cũng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm ô nhiễm môi trường. Ví dụ để có đất trọt,
người ta phải đốt một diện tích nào đó, chính hoạt động đốt rừng làm mất đi diện tích
rừng che phủ, mà khi đó rừng có vai trò quan trọng trong điều hòa môi trường
C. Kết luận
Qua tìm hiểu ta có thể thấy tình trạng lạm dụng phân hoá học và
thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất phòng trừ dịch hại, không tuân
thủ các quy trình kỹ thuật trong trồng trọt đã tác động hết sức nghiêm
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
18
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
trọng môi trường. Hóa chất hữu ích đối với nông nghiệp, tiêu diệt các
sâu hại, tăng năng suất cây trồng, hạn chế được nhiều sản phẩm bị sâu
hại mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân. Nhưng bên
cạnh những mặt tích cực còn có nhiều mặt tiêu cực gây ảnh hưởng
không ích đối với các thành phần môi trường, đến nguồn nước sức
khỏe con người, Vì vậy trong hoạt động trồng trọt của nông dân,
chúng ta cần khuyến cáo nông dân nâng cao ý thức trong sử dụng hóa
chất trong sản xuất. Có như vậy mới tạo ra được một nền nông nghiệp

bền vững, một hệ sinh thái trong lành hơn.
Huế, ngày 08 tháng 12 năm 2010
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
19
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường
[1] PGS.TS Đỗ Hàm, (2007), Hóa chất dùng trong nông nghiệp và sức khỏe
cộng đồng, NXB Lao động-xã hội Hà Nội.
[2] Lê Văn Khoa (1999), Nông nghiệp và môi trường, NXB Giáo dục Hà Nội
[3] Cao Liêm, Trần Đức Viên (1990), Sinh thái học Nông nghiệp và bảo vệ môi
trường, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội.
[4] Th.s Trần Thị Ngân (2010), Bài giảng Sinh thái môi trường, Trường ĐHNL
Huế.
[5] Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2000), Sinh thái môi trường ứng dụng, NXB khoa
học kĩ thuật Hà Nội.
[6] Minh Duy (2007). Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trên ruộng đồng: S.O.S! [trực
tuyến]. Báo Bình Dương. Đọc từ: />Item=20082
[7] Ngọc Huyền (2008). Sử dụng thuốc BVTV trôi nổi hậu quả khó lường [trưc tuyến].
Viet Nam Net. Đọc từ:
[8] Bài: Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường, download từ />kiem/tai-lieu/anh%20huong%20cua%20phan%20bon.html
[9] Và các bài đọc từ:
/>truong.183043.html
/>bao-ve-thuc-vat-o-cay-trong-nong-nghiep-va-anh-huong-toi-suc-
kh.174910.html
/>Cùng nhiều bài khác tìm được trên www.google.com.vn
Bài tiểu luận sinh thái môi trường
20
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Trường

Bài tiểu luận sinh thái môi trường

21

×