Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Chuong trinh dao tao cac mon day chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.04 KB, 45 trang )

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
Tên nghề: Lâm sinh.
Mã nghề:
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề.
Đối tượng tuyển sinh:
1. Tốt nghiệp Trung học phổ thông thời gian đào tạo: 12 tháng.
2. Tốt nghiệp Trung học cơ sở : Học văn hoá 1.200 giờ, học nghề 12 tháng.
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 27.
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng trung cấp nghề.
1. Mục tiêu đào tạo
Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng:
* Về kiến thức:
- Vận dụng được các kiến thức về thực vật, đất đai, môi trường sinh thái để
xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với điều tự nhiên và yêu cầu sản xuất nông lâm
nghiệp;
- Xác định được phương pháp nhân giống phù hợp cho một số loài cây lâm
nghiệp, cây ăn quả;
- Vận dụng kiến thức cơ sở và chuyên môn nghề để đề xuất các giải pháp kỹ
thuật phù hợp trong trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng;
* Về kỹ năng:
- Sản xuất được cây giống lâm nghiệp, cây ăn quả bằng phương pháp gieo hạt,
chiết cành, ghép cây, giâm hom và ứng dụng để sản xuất giống một số loài cây trồng
khác phù hợp với điều kiện thực tế;
- Trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng đối với một số loài cây trồng phổ
biến; tu bổ, làm giầu rừng khoanh nuôi, rừng tự nhiên đúng quy trình kỹ thuật;
- Chặt hạ, vận xuất gỗ rừng trồng, tre nứa đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn
lao động;
- Thực hiện được một số công việc trong công nghệ nuôi cấy mô: cấy nhân
chồi, cấy tạo rễ; huấn luyện cây mô; cấy cây mô và chăm sóc cây mô sau cấy;
- Tổ chức sản xuất kinh doanh ở trang trại qui mô nhỏ hoặc hộ gia đình phù
hợp với điều kiện thực tế;


* Về thái độ:
Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công
nghiệp, sức khoẻ nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm kiếm việc
làm và tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn;
1
* Vị trí làm việc:
Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng trực tiếp sản xuất độc lập theo nghề,
kỹ thuật viên lâm sinh (sản xuất cây giống, trồng và chăm sóc rừng) tại các doanh
nghiệp lâm nghiệp; tổ chức, trực tiếp sản xuất kinh doanh tại các trang trại hoặc hộ
gia đình và có hiệu quả.
2. Thời gian của khoá học và thời gian thực học
2.1. Phân bổ thời gian đào tạo của toàn khoá học
TT Các hoạt động trong khoá học Phân bổ thời gian
1 Tổng thời gian học tập 47 tuần
1.1 Thực học 43 tuần
1.2 Ôn, kiểm tra hết môn, mô đun và thi tốt nghiệp 4 tuần
2 Tổng thời gian các hoạt động chung 5 tuần
2.1 Khai, bế giảng, sơ tổng kết và nghỉ hè, lễ, tết 4 tuần
2.2 Lao động, dự phòng 1 tuần
Tổng cộng 52 tuần
2.2. Thời gian của khoá học và thời gian thực học
- Thời gian đào tạo: 1 năm.
- Thời gian học tập: 47 tuần.
- Thời gian thực học tối thiểu: 1.500giờ.
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi 120 giờ, trong đó thi tốt nghiệp 24 giờ.
2.3. Phân bổ thời gian thực học
- Thời gian học các môn học chung: 210 giờ.
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc: 1.060 giờ.
- Thời gian học các mô đun tự chọn: 230 giờ.
3. Danh mục các môn học, mô đun đào tạo; Thời gian và phân bổ thời gian,

chương trình môn học và mô đun đào tạo.
3.1. Danh mục các môn học, mô đun đào tạo; Thời gian và phân bổ thời gian
của từng môn học, mô đun đào tạo.
2
Mã môn
học/môđun
Tên môn học/môđun
Thời gian
đào tạo
Thời gian của MH/MĐ
(giờ)
Năm
học
HK TS LT TH
I Các môn học chung 210 100 110
MH-1 Chính trị 1 I 30 26 4
MH-2 Pháp luật 1 I 15 13 2
MH-3 Giáo dục thể chất 1 I 30 3 27
MH-4 Giáo dục quốc phòng 1 I 45 18 27
MH-5 Tin học 1 I 30 14 16
MH-6 Tiếng Anh 1 I 60 26 34
II
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
bắt buộc
1.060 344 716
Các môn học 300 166 134
MH-7 An toàn lao động 1 I 30 21 9
MH- 8 Thực vật và cây rừng 1 I 60 25 35
MH-9 Sinh thái rừng và môi trường 1 I 45 30 15
MH-10 Đất và phân bón 1 I 60 30 30

MH-11 Đo đạc 1 I 60 30 30
MH-12 Quản lý kinh tế hộ trang trại 1 I 45 30 15
Các mô đun đào tạo 760 178 582
MĐ-1 Xây dựng vườn ươm nhỏ 1 I 40 8 32
MĐ-2 Nhân giống cây từ hạt 1 I 80 30 50
MĐ-3
Nhân giống cây bằng phương pháp
chiết cành
1 I 40 3 37
MĐ-4
Nhân giống cây bằng phương pháp
ghép
1 II 60 7 53
MĐ-5
Nhân giống cây bằng phương pháp
giâm hom
1 II 60 20 40
MĐ-6
Nhân giống cây bằng phương pháp
nuôi cấy mô
1 II 60 15 45
MĐ-7 Trồng và chăm sóc rừng 1 II 100 40 60
MĐ-8 Nuôi dưỡng rừng 1 II 40 15 25
MĐ-9 Bảo vệ rừng 1 II 40 20 20
MĐ-10 Khai thác gỗ, tre nứa 1 II 80 20 60
MĐ-11 Thực tập sản xuất 1 II 160 160
III Các mô đun đào tạo tự chọn 230 70 160
MĐ-12 Trồng nấm ăn II 60 15 45
MĐ-13 Trồng cây ăn quả II 50 15 35
MĐ-14 Trồng cây lương thực, cây công nghiệp II 60 15 45

MĐ-15 Tìm kiếm việc làm và khởi nghiệp kinh
doanh
II 60 25 35
- Các môn học chung: 210 giờ, trong đó lý thuyết 100 giờ, thực hành 110 giờ,
tương đương 6 tuần.
3
- Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc: 1.060 giờ, trong đó lý thuyết
344 giờ, thực hành 716 giờ, tương đương 30 tuần.
- Thời lượng của phần tự chọn: 230 giờ, trong đó lý thuyết 70 giờ, thực hành
160 giờ, tương đương 7 tuần, được bố trí học vào thời gian cuối của khoá học.
3.2. Chương trình các môn học và mô đun đào tạo
3.2.1. Chương trình các môn học chung
Chương trình môn học chính trị
Tổng số : 30 giờ (Lý thuyết : 26 giờ; Thảo luận, kiểm tra: 4 giờ)
4
Mã số môn học : MH-1
A. Vị trí, tính chất của môn học
- Môn học chính trị là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình
dạy nghề dài hạn và là một trong các môn thi tốt nghiệp.
- Môn học chính trị là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo nghề
nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện người lao động .
B. Mục tiêu của môn học
Cung cấp cho học sinh học nghề một số hiểu biết cơ bản nhất về chủ nghĩa
Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về truyền thống yêu nước của dân tộc và của
giai cấp công nhân Việt Nam, về đường lối chính sách của đảng và nhà nước, vai trò
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.
- Trên cơ sở đó, giúp học sinh tự ý thức trách nhiệm rèn luyện, học tập, phát
huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và giai cấp công nhân Việt Nam, thực hiện tốt
đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

C. Yêu cầu của môn học
Sau khi học xong môn học, học sinh phải đạt được những kiến thức và kỹ
năng sau:
1. Kiến thức:
Nắm được những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối chính sách của Đảng và nhà nước.
2. Kỹ năng:
Vận dụng những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người
lao động mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
D. Nội dung của môn học
1. Phân phối chương trình:
Bài
Tên bài
Phân bổ thời gian (giờ)
Giảng
Thảo
luận
Kiểm
tra
Tổng
số
1
Chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nan
cho mọi hành động của Đảng.
5 1 6
2
Giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nhà nước và
dân tộc. Cá nhân, gia đình và xã hội.
4 4

3 Chủ nghĩa xã hội và quá độ lên CNXH ở 4 4
5
Việt Nam.
4
- Đường lối chính sách kinh tế của đảng và
nhà nước ta.
- Thảo luận bài 2,3,4.
- Kiểm tra bài 1,2,3 và 4.
4 1 1 6
5
Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn
Việt Nam.
4 4
6
- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố
hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của Cách
mạng Việt Nam.
- Thảo luận bài 5, bài 6.
5
1
5
1
Cộng 26 3 1 30
2. Nội dung chi tiết :
Bài 1 : Chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Tổng số: 6 tiết (Giảng : 5 giờ; Thảo luận : 1 giờ)
A. Mục đích, yêu cầu :
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê Nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh và sự cần thiết của việc học tập Chính trị rèn luyện đạo đức

lối sống của học sinh trường trung cấp nghề, củng cố lập trường giai cấp cho học
sinh.
- Nắm được kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh. Vận dụng những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao
động mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
B. Nội dung :
I. Chủ nghĩa Mác Lê Nin là thành tựu trí tuệ loài người.
1. Chủ nghĩa Mác - Lê Nin do Mác, Ph.Ăng ghen và Lê Nin sáng lập và phát triển.
2. Ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lê Nin.
3. Những nội dung chủ yếu thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin.
4.Chủ nghĩa xã hội hiện thực biểu hiện sức mạnh của chủ nghĩa Mác - Lê Nin.
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vật dụng và phát triển sáng tạo của
chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay.
6
5. Sự cần thiết học tập chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh học nghề.
Bài 2: Giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Nhà nước và dân tộc. Cá nhân , gia đình và xã hội.
Tổng số: 4 giờ
A. Mục đích, yêu cầu :
- Bài học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về giai cấp và đấu
tranh giai cấp , nhà nước và dân tộc , cá nhân gia đình và xã hội.
- Học sinh nhận thức đúng đắn về những nội dung của bài, góp phần thực hiện
tốt những đường lối chính sách của đảng, nhà nước.

B.Nội dung :

I. Giai cấp và đấu tranh giai cấp.
1.Giai cấp , nguồn gốc và kết cấu giai cấp.
2.Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội.
3.Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
II. Nhà nước và dân tộc.
1.Nguồn gốc, bản chất và những đặc trưng cơ bản của nhà nước
2.Dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
III.Cá nhân, gia đình và xã hội.
1.Khái niệm cá nhân, gia đình và xã hội.
2.Mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
Bài 3: Chủ nghĩa xã hội và quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Tổng số: 4 giờ
A. Mục đích, yêu cầu :
- Bài học giúp học sinh biết được tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội, những đặc
trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội, sự cần thiết đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa thông qua thời kỳ quá độ.
- Học sinh có thái độ đúng đắn trong nhận thức, nắm chắc được kiến thức vận
dụng trong quá trình rèn luyện và tu dưỡng.
B. Nội dung :
I. Tính tất yếu và đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội.
1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội.
2. Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội.
II. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam.
7
1. Tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
2. Mục tiêu và phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ
ở Việt Nam.
Bài 4: Đường lối chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước ta.
Tổng số: 4 giờ
A. Mục đích, yêu cầu :

- Bài học giúp học sinh biết được những đường lối và chính sách kinh tế của
Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Học sinh nắm chắc kiến thức đẻ phát huy tính năng động sáng tạo chủ quan
phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế.
B. Nội dung :
I. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1. Vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2. Mục tiêu của quan điểm của công nghiệp hoá hiện đại hoá.
3. Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
II. Sở hữu và các thành phần kinh tế.
1. Các hình thưc sở hữu cơ bản.
2. Đặc điểm và xu thế phát triển của các thành phần kinh tế.
3. Chính sách của Đảng và nhà nước ta đối với các thành phần kinh tế.
III. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1. Tính tất yếu và sự cần thiết phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
2. Đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
IV. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
1. Sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
2. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế.
3. Lợi ích kinh tế. Các nguyên tắc phân phối và hình thức thu nhập.
Bài 5 : Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam
Tổng số : 4 giờ
A. Mục đích, yêu cầu :
- Bài học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về giai cấp công nhân
và công đoàn Việt Nam. Trên cơ sở đó, giúp học sinh tự ý thức trách nhiệm rèn
luyện, học tập, phát huy truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam và
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
8
- Học sinh nắm chắc kiến thức, phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành
người lao động mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

B. Nội dung :
I. Giai cấp công nhân Việt Nam.
1.Quá trình hình thành và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam.
2.Đặc điểm nổi bật và sứ mênh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.
3.Những truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam.
II. Công đoàn Việt Nam.
1. Quá trình ra đời và phát triển của công đoàn Việt Nam.
2. Vị trí ,vai trò và tính chất của công đoàn Việt Nam.
Bài 6: Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu
quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Tổng số: 5 giờ
A. Mục đích, yêu cầu:
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam,
những thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở đó
giúp học sinh có ý thức trách nhiệm rèn luyện học tập phát huy truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức học tập, phấn đấu
để trở thành người đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Nội dung:
I. Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam,
đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của cả dân tộc.
1.Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
2. Vai trò của Hồ Chí Minh trong quá trình thành lập và rèn luyện Đảng Cộng sản
Việt Nam.
3. Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu
trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
II. Những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
1. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà.
2. Tháng lợi của các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc.

3.Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên CNXH.
4. Những bài học chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam.
E. Hướng dẫn thực hiện chương trình
1. Tổ chức giảng dạy
9
- Môn học chính trị là môn học bắt buộc đối với học sinh học nghề dài hạn
trong nhà trường. Giáo viên giảng dạy môn học chính trị có thể là giáo viên chuyên
trách, hoặc kiêm nhiệm.
- Kết hợp giảng dạy môn học chính trị với các phong trào Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, phong trào địa phương và các hoạt động của ngành chủ quản để gắn lý luận
với thực tiễn, góp phần định hướng rèn luyện cho học sịnh.
2. Thi, kiểm tra, đánh giá
Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn học chính trị của học sinh
hệ trung cấp nghề được thực hiện theo quy chế thi và kiểm tra.
Chương trình môn học : Pháp luật
Tổng số : 15 giờ (Lý thuyết : 13 giờ; Thảo luận, kiểm tra : 2giờ)
10
Mã số môn học: MH-2

A. Vị trí, tính chất của môn học
- Môn học pháp luật là môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề dài hạn.
- Môn học pháp luật là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo nghề
nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện người lao động.
B. Mục tiêu của môn học
- Trang bị những kiến thức phổ thông, cơ bản về Nhà Nước và Pháp luật cho
học sinh, góp phần giáo dục toàn diện, nâng cao ý thức và trách nhiệm công dân, ý
thức tôn trọng và bảo vệ luật pháp quốc gia.
- Rèn luyện thói quen và xây dựng nếp sống, hành vi ứng xử theo pháp luật
cho học sinh để thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cuả công dân, có ý
thức chấp hành pháp luật lao động, kỷ luật, tác phong công nghiệp, tham gia xây

dựng và bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội, tự giác chấp hành pháp luật.
C. Yêu cầu của môn học
Sau khi học xong chương trình môn học, học sinh phải đạt được những kiến
thức và kỹ năng sau:
1- Kiến thức:
- Nắm được một cách cơ bản, có hệ thống kiến thức phổ thông về Nhà nước
và pháp luật và biết tự tìm hiểu pháp luật.
- Hiểu được những kiến thức pháp luật chuyên ngành liên quan trực tiếp đến
quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
2- Kỹ năng:
- Có hành vi ứng xử theo pháp luật trong cuộc sống, học tập và lao động.
- Tự giác thực hiện pháp luật và nghĩa vụ công dân, tham gia đấu tranh phòng ngừa
vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ pháp luật.
D. Nội dung của môn học
1. Phân phối chương trình:
Bài
Tên bài
Phân bổ thời gian (giờ)
Giảng
Thảo
luận
Kiểm
tra
Tổng
số
Phần I - Một số vấn đề chung 5 0 0 5
1
Một số nội dung cơ bản về Nhà nước và
pháp luật
2 0 0 2

2
Nhà nước CHXHCN Việt Nam, công dân
nước CHXHCN Việt Nam
1 0 0 1
3 Hệ thống pháp luật và quan hệ pháp luật 1 0 0 1
11
4 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý 1 0 0 1
Phần II - Pháp luật cụ thể 8 1 0 10
1 Luật lao động 4 1 0 5
2 Luật doanh nghiệp 2 0 0 2
3 Luật công đoàn 2 0 0 2
4 Kiểm tra hết môm 0 0 1 1
Cộng 13 1 1 15
2. Nội dung chi tiết:
Phần I: Một số vấn đề chung
Bài 1: Một số nội dung cơ bản về Nhà nước và pháp luật
Tổng số: 02 giờ (Giảng : 02 giờ; Thảo luận: 0 giờ)
a. Mục đích:
Trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản về nguồn gốc, bản
chất chức năng của Nhà nước; nguồn gốc, chức năng, vai trò của pháp luật.
b. Yêu cầu :
- Học sinh hiểu được khái niệm về Nhà nước, bản chất, nguồn gốc của Nhà nước;
nguồn gốc, bản chất của pháp luật, vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.
- Phân biệt được nhà nước với các tổ chức xã hội không phải là nhà nước; pháp
luật với nội quy, quy chế, điều lệ, nghị quyết của các tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị xã hội.
- Có ý thức tham gia xây dựng cộng đồng, xã hội có trật tự kỷ cương.
c. Nội dung :
I. Nhà nước.
1. Khái niệm, nguồn gốc, bản chất của Nhà nước.

2. Dấu hiệu chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
II. Pháp luật.
1. Khái niệm, nguồn gốc, bản chất của pháp luật.
2. Đặc trưng, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
Bài 2: Nhà nước CHXHCN Việt Nam, công dân nước CHXHCN Việt Nam
Tổng số: 02 giờ (Giảng : 02 giờ; Thảo luận : 0 giờ)
12
a. Mục đích :
Cung cấp cho học sinh những kiến thức về bản chất, đặc trưng, nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
b. Yêu cầu :
- Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
- Học sinh có khả năng phân biệt được bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt
Nam với các kiểu nhà nước khác.
- Học sinh ý thức được quyền, lợi ích hợp pháp và nghiêm chỉnh thực hiện
nghĩa vụ công dân.
c. Nội dung :
1. Bản chất của Nhà Nước CHXHCN Việt Nam.
2.Những đặc trưng cơ bản của Nhà Nước CHXHCN Việt Nam
3.Nguyên tắc tổ chức của Nhà Nước CHXHCN Việt Nam.
4.Chức năng Nhà Nước CHXHCN Việt Nam.
5.Quyền và nghĩa vụ của công dân nước CHXHCN Việt Nam.
Bài 3: Hệ thống pháp luật
Tổng số: 01 giờ (Giảng : 01 giờ; Thảo luận: 0 giờ)
a. Mục đích:
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật Việt
Nam (khái niệm, đặc điểm, các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam).
b. Yêu cầu :
- Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Phân biệt được các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

c. Nội dung :
1. Khái niệm và đặc điểm.
2. Hệ thống pháp luật Việt Nam.
Bài 4: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Tổng số : 01 giờ (Giảng : 01 giờ; Thảo luận: 0 giờ)
13
a. Mục đích :
Giúp học sinh nhận thức rõ thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm
pháp luật và trách nhiệm pháp lý .
b. Yêu cầu :
- Học sinh hiểu được hành vi vi phạm pháp luật và tác hại của nó đối với xã hội.
- Phân biệt được các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lý
tương ứng.
- Rèn luyện ý thức tuân thủ pháp luật của công dân - học sinh.
c. Nội dung :
1. Khái niệm và các loại vi phạm pháp luật.
2. Khái niệm và các loại trách nhiệm pháp lý.
3. Sự cần thiết phải tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Phần II: Pháp luật cụ thể
Bài 5: Luật lao động
Tổng số : 05 giờ (Giảng: 04 giờ; Thảo luận: 01 giờ)
a. Mục đích :
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về pháp luật lao động, về
quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động và người sử dụng lao động, những chế
định cơ bản của Bộ luật lao động : Việc làm, học nghề, tiền lương, thời giờ làm việc
thời giờ nghỉ ngơi
b. Yêu cầu :
- Học sinh hiểu được khái niệm Luật lao động, các nguyên tắc cơ bản của Bộ
luật lao động.
- Thực hiện nghĩa vụ của người lao động và bảo vệ được các quyền và lợi ích

hợp pháp của người lao động khi bị xâm phạm.
- Nâng cao ý thức của học sinh trong việc tuân thủ pháp luật lao động.
c. Nội dung:
I. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động.
II. Những chế định chủ yếu của pháp luật lao động.
1.Việc làm.
2. Học nghề.
3. Hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.
4. Tiền lương.
14
5. Thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi.
6. Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
7. An toàn lao động , vệ sinh lao động.
8. Bảo hiểm xã hội.
9. Lao động việt nam làm việc tại nước ngoài.
10. Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động.
Bài 6: Luật doanh nghiệp
Tổng số : 02 giờ (Giảng : 02 giờ; Thảo luận: 0 giờ)
a. Mục đích :
Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của luật doanh nghiệp: Khái
niệm, đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp chủ yếu, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của doanh nghiệp.
b. Yêu cầu :
- Học sinh nắm được các nội dung cơ bản của luật doanh nghiệp.
- Có khả năng phân biệt được các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế
quốc dân.
c. Nội dung :
1. Khái niệm và đặc điểm các loại hình doanh nghiệp chủ yếu.
2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp.
Bài 7: Luật công đoàn

Tổng số : 02 giờ (Giảng : 02 giờ; Thảo luận : 0 giờ)
a. Mục đích:
Cung cấp cho học sinh những kiến thức về trách nhiệm, quyền hạn, tổ chức và
hoạt động của Công đoàn.
b. Yêu cầu :
- Học sinh nắm được những kiến thức phổ thông về luật công đoàn : Khái niệm,
nội dung quan hệ xã hội do luật công đoàn điều chỉnh, quyền và trách nhiệm của tổ
chức công đoàn.
- Có ý thức tham gia hoạt động công đoàn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động.
c. Nội dung :
1. Khái niệm, nội dung quan hệ xã hội do luật công đoàn điều chỉnh.
15
2. Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn.
3. Một số quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của công đoàn cơ sở.
E. Hướng dẫn sử dụng chương trình môn học
1. Tổ chức thực hiện chương trình
- Phải đảm bảo đủ quỹ thời gian theo quy định của chương trình môn học pháp
luật cho khoá học 12 tháng.
- Giáo viên giảng dạy phải là giáo viên chuyên trách giảng dạy môn pháp luật.
- Phần thảo luận tình huống pháp luật là nhằm mục đích củng cố, ghi nhớ, khắc
sâu kiến thức đã học. Phần này bao gồm những nội dung liên quan tới các quan hệ
pháp luật cụ thể trong thực tiễn cuộc sống xã hội.
- Kiểm tra thường xuyên (15 phút) và kiểm tra định kỳ (45 phút) và kiểm
tra hết môn học được thực hiện theo quy chế thi và kiểm tra.
2. Sách, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập
- Tập bài giảng môn học pháp luật dùng cho các trường dạy nghề hệ dài hạn “là
tài liệu chính và sử dụng thống nhất trong các trường, lớp dạy nghề dài hạn tập trung ”.
- Giáo viên có thể tham khảo các tài liệu sau để soạn giáo án:
+ “Tập bài giảng môn học pháp luật dành cho các trường trung học chuyên

nghiệp và dạy nghề ” - Nhà xuất bản quốc gia, năm 2000.
+ “Một số kinh nghiệm soạn giáo án lý thuyết môn học pháp luật” - Nhà xuất
bản chính trị quốc gia và các tài liệu khác có liên quan.
- Nhà trường phải thường xuyên bổ sung sách pháp luật cho thư viện nhà
trường để có đủ sách, tiều liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.
3. Phương pháp, phương tiện, dụng cụ giảng dạy
- Giáo viên có thể vận dụng phương pháp thuyết minh, giảng giải kết hợp
phương pháp gợi mở, phát vấn học sinh có thể tham gia tích cực vào bài giảng. Có
thể áp dụng phần mềm dạy học mới.
- Phương tiện, dụng cụ giảng dạy: Ngoài phương tiện giảng dạy truyền thống,
giáo viên có thể sử dụng các phương tiện dạy học mới, tranh ảnh, hình ảnh minh hoạ
giúp làm rõ và sinh động nội dung bài học.
Chương trình môn học: Giáo dục thể chất
Tổng số : 30 giờ (Lý thuyết : 3 giờ; Thực hành : 27 giờ)
Mã số môn học: MH-3
A. Vị trí, tính chất của môn học
16
- Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề dài hạn.
- Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo nghề
nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện người lao động.
B. Mục tiêu của môn học
- Trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng thể dục - thể thao cần thiết
và phương pháp tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, nâng cao thể lực để
học tập và tham gia lao động sản xuất.
- Giáo dục cho học sinh đạo đức, nhân cách, phẩm chất ý chí, tính tập thể, tinh
thần vượt khó khăn.
C. Yêu cầu của môn học
Sau khi học xong môn học, học sinh phải đạt được những kiền thức và kỹ
năng sau:
1. Kiến thức:

- Hiểu rõ vị trí, ý nghĩa, tác dụng của giáo dục thể chất đối với con người nói
chung và đối với học sinh học nghề và người lao động nói riêng.
- Nắm vững một số kiến thức cơ bản và phương pháp luyện tập của các môn
TDTT được quy định trong chương trình trên cơ sở đó tự rèn luyện sức khoẻ trong
quá trình học tập, lao động sản xuất.
2.Kỹ năng:
- Thực hành được những kỹ thuật cơ bản của một số môn thể dục - thể thao.
- Vận dụng được những kiến thức, kỹ năng đã học để tự tập luyện nhằm tăng
cường bảo vệ sức khoẻ,nâng cao thể lực.
D. Nội dung của môn học
1. Phân phối chương trình:
TT Nội dung
Thời gian
TS LT TH
Phần I- Giáo dục thể chất chung 20 2 18
1 Lý thuyết nhập môn 2 2
2 Điền kinh
2.1 Chạy cự ly ngắn 6 6
2.2 Nhảy xa 4 4
2.3. Kiểm tra điền kinh 2 2
3 Thể dục
3.1 Thể dục cơ bản 4 4
3.2. Kiểm tra thể dục 2 2
Phần II- Giáo dục thể chất định hướng theo nghề nghiệp 10 1 9
1
Thực hành, lựa chọn một trong các môn học sau: Bóng
chuyền, Cầu lông.
8 1 7
17
2 Kiểm tra thực hành 2 2

Cộng 30 3 27
2. Nội dung chi tiết:
Phần I. Giáo dục thể chất chung
1. Lý thuyết nhập môn
- Nêu rõ vị trí, mục tiêu, yêu cầu môn học.
- ý nghĩa, tác dụng của giáo dục thể chất đối với sức khoẻ con người.
- Giới thiệu nội dung chương trình, những tiêu chuẩn và yêu cầu về kiến thức,
kỹ năng và rèn luyện thân thể phải đạt được đối với học sinh khi kết thúc môn học.
2. Điền kinh
2.1. Mục đích :
- Giới thiệu những đặc điểm kỹ thuật và phương pháp tập luyện điền kinh.
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết chung về môn điền kinh, ý nghĩa tác
dụng của môn điền kinh đối với sức khoẻ con người.
- Củng cố sức khoẻ và tăng cường thể lực cho học sinh.
2.2. Yêu cầu :
- Nắm được các kỹ thuật cơ bản của môn điền kinh.
- Biết phương pháp luyện tập môn điền kinh.
- Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra.
2.3. Nội dung các môn điền kinh :
2.3.1. Chạy cự ly ngắn (6 giờ).
* Mục đích :
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, kỹ năng, động tác của chạy
cự ly ngắn 100m.Vận dụng trong rèn luyện sức khoẻ hàng ngày.
* Yêu cầu :
- Nắm và hiểu được những kỹ thuật cơ bản của chạy 100m.Vận dụng để tự tập
rèn luyện sức khoẻ,đạt được những yêu cầu về nội dung kiểm tra.
* Nội dung :
a) Giới thiệu môn chạy cự ly ngắn.
b) Tác dụng của các bài tập cự ly ngắn đối với việc rèn luyện sức khoẻ con người.
c) Thực hành động tác kỹ thuật

- Các động tác bổ trợ chạy : chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau, kỹ
thuật đánh tay tại chỗ.
- Kỹ thuật chạy giữa quãng : giới thiệu kỹ thuật chạy đường thẳng, các bài tập
chạy tốc độ cao cự ly đến 100m.
- Kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát: kỹ thuật xuất phát thấp
theo khẩu lệnh, xuất phát và chạy lao sau xuất phát 10 – 30m.
- Kỹ thuật về đích và đánh đích : tại chỗ đánh đích, chạy tốc độ chậm đánh
đích, chạy tốc độ nhanh đánh đích.
18
d) một số bài tập và phương pháp tập luyện và rèn luyện tập luyện với tốc độ nhanh.
2.3.2- Nhảy xa ( 4 giờ )
* Mục đích :
- Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản và phương pháp luyện tập kỹ
thuật nhảy xa kiểu ngồi.
* Yêu cầu :
- Hiểu được ý nghĩa tác dụng của môn nhảy xa kiểu ngồi.
- Nắm được kỹ thuật và kỹ năng luyện tập cơ bản, vận dụng dể tự tập nâng
cao thành tích.
- Kiểm tra đạt tiêu chuẩn rèn luyện theo quy định.
* Nội dung :
a) Giới thiệu các kiểu nhảy xa
b) Tác dụng của các bài tập nhảy xa đối với việc rèn luyện sức khoẻ con người.
c) Thực hành đông tác kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi: chuẩn bị chạy đà, giậm
nhảy, động tác trên không và rơi xuống đất.
d) Một số bài tập và phương pháp tập luyện sức mạnh tốc độ trong nhảy xa.
Kiểm tra (2 giờ ).
Kiểm tra thực hành nội dung đã học.
3. Thể dục cơ bản
3.1. Mục đích:
- Giới thiệu nhưng đặc điểm kỹ thuật và phương pháp luyện tập một số nội

dung thể dục cơ bản, nội dung và phân loại thể dục cơ bản.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức về thể dục cơ bản và ý nghĩa tác dụng
của môn thể dục đối với sức khoẻ con người.
- Củng cố và tăng cường sức khoẻ, thể lực cho học sinh.
3.2. Yêu cầu:
- Nắm được kỹ thuật các động tác thể dục cơ bản được quy định trong chương trình.
- Biết cách tập luyện môn thể dục.
- Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra.
3.3. Nội dung thể dục cơ bản
- Thể dục tay không.
- Thể dục với dụng cụ cơ bản.
- Kiểm tra ( 2giờ ).
- Kiểm tra thực hành một trong những nội dung đã học
Phần II. Giáo dục thể chất định hướng theo nghề nghiệp
1. Lý thuyết bóng chuyền ( 1 giờ )
1.1. Mục đích:
19
- Giới thiệu lịch sử ra đời, sự phát triển của môn bóng chuyền, những đặc
điểm kỹ thuật và phương pháp luyện tập môn bóng chuyền.
- Trang bị những hiểu biết cơ bản về môn bóng chuyền và ý nghĩa tác dụng
của việc luyện tập môn bóng chuyền đối với sức khoẻ con người.
- Rèn luyện sức khoẻ và thể lực cho học sinh.
1.2. Yêu cầu:
- Nắm được kỹ thuật cơ bản nhất của môn bóng chuyền.
- Biết phương pháp luyện tập và thi đấu.
- Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra.
2. Thực hành kỹ thuật ( 7 giờ )
- Tư thế cơ bản, các bước di chuyển.
- Kỹ thuật chuyền bóng cao tay cơ bản ( chuyền bước 2 ).
- Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cơ bản ( chuyền bước 1 ).

- Kỹ thuật phát bóng thấp tay.
- Kỹ thuật phát bóng cao tay.
- Kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà.
- Luật thi đấu, dụng cụ sân bãi, tổ chức thi đấu.
E. Hướng dẫn sử dụng chương trình môn học
1. Tổ chức giảng dạy
- Chương trình phải được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo số giờ học quy định.
Chương trình được tiến hành liên tục trong các kỳ của năm học, tránh tình trạng học dồn,
học ép không đảm bảo chất lượng học tập và dễ gây chấn thương trong luyện tập.
- Khi tiến hành giảng dạy cần phải kết hợp chặt chẽ với kiểm tra y học và theo
dõi sức khoẻ để điều chỉnh nhóm tập luyện cho phù hợp với đối tượng tập luyện.
- Giáo viên giảng dạy phải là giáo viên chuyên trách TDTT có trình độ từ Cao
đẳng TDTT trở lên. Đội ngũ giáo viên cần được tập huấn về chương trình GDTC mới
ban hành để thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy và yêu cầu kiểm tra môn học,
đồng thời bồi dưỡng nghiệp vụ, trao đổi học tập kinh nghiệm tổ chức giảng dạy.
- Kết hợp chặt chẽ với các hoạt động thể dục thể thao ngoài giờ và tự rèn luyện
của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh từng bước hình thành thói quen vận động
thường xuyên bằng sử dụng các bài tập TDTT và tận dụng các yếu tố lành mạnh về vệ
sinh môi trường của thiên nhiên.
2. Kiểm tra đánh giá
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục thể chất của học sinh
học nghề được thực hiện theo quy chế thi và kiểm tra.
3. Quy định miễn giảm
- Đối với những học sinh bị thương tật bẩm sinh, tai nạn, hoặc sức khoẻ không
đủ điều kiện học hết các nội dung trong chương trình quy định thì được giảm những
20
nội dung không phù hợp với sức khoẻ, cần bố trí các nội dung bài tập cho phù hợp
với sức khoẻ của học sinh để giảng dạy, đồng thời trang bị cho học sinh phương
pháp luyện tập thể dục chữa bệnh và hồi phục chức năng.
- Việc giảm nội dung học giáo dục thể chất đối với những học sinh nói trên do

Hiệu trưởng nhà trường quyết định theo đề nghị của phòng y tế nhà trường.
Chương trình môn học: Giáo dục Quốc phòng
Tổng số : 45 giờ (Lý thuyết: 18 giờ; Thực hành: 27 giờ)
Mã số môn học: MH -4
A. Vị trí, tính chất của môn học
21
- Giáo dục quốc phòng là môn học chính khoá có vị trí quan trọng trong sự
nghiệp xây xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thuộc nhóm các môn học chung trong
chương trình trung cấp nghề.
- Giáo dục quốc phòng là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục
toàn diện nằm trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN.
- Giáo dục quốc phòng nhằm nâng cao dân trí quốc phòng, góp phần xây dựng
nền quốc phòng toàn dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
B. Mục tiêu của môn học
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết
cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Trang bị một số kiến thức và kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học
sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên
môn phục vụ quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vuc trang bảo vệ Tổ quốc.
C. Yêu cầu của môn học
Sau khi học xong môn học, học sinh phải đạt được những kiến thức và kỹ
năng sau:
1- Kiến thức:
- Hiểu được nội dung chính về xây nền quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang
nhân dân, mối quan hệ khăng khít giữa xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng.
- Hiểu rõ truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, lịch sử
truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam, vinh dự và trách nhiệm của
người học sinh – công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hiểu được âm mưu thủ đoạn “ Diễn biến hoà bình ”, bạo loạn lật đổ của các

thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Từ đó thường xuyên nâng
cao cảnh giác, tích cực làm tốt công tác quốc phòng ở cơ sở, góp phần làm thất bại
mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của chúng.
2- Kỹ năng:
- Thực hành được động tác đội ngũ tay không; sử dụng được một số loại vũ
khí bộ binh.
- Thực hành tốt tư thế động tác nằm bắn súng AK (CKC) và ném lựu đạn xa
trúng đích.
- Thực hành được động tác từng người trong chiến đấu, biết vận dụng để
phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ trật tự an toàn cơ sở. Khi cần có thể tham gia
chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu.
D. Nội dung của môn học
1. Phân phối chương trình:
22
TT Nội dung
Thời gian (giờ)
TS LT TH
1 Lịch sử truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam 2 2
2 Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh 2 2
3 Một số hiểu biết về quốc phòng toàn dân 2 2
4
Phòng, chống chiến lược “Diễn biến hoà bình” bạo loạn
lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam.
2 2
5 Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân 2 2
6 Một số nội dung trong điều lệnh quản lý bộ đội 2 2
7 Một số nội dung trong điều lệnh đội ngũ 6 6
8 Kỹ thuật băng bó, cấp cứu và chuyển thương 5 1 4
9 Giới thiệu một số loại súng bộ binh: AK và CKC 2 1 1
10 Cách bắn súng AK (hoặc CKC) 8 1 7

11 Kỹ thuật sử dụng lựu đạn 3 1 2
12 Các tư thế, động tác vận động trong chiến đấu 5 1 4
Kiểm tra kết thúc môn học 4 1 3
Cộng 45 18 27
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Lịch sử truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam
Tổng số : 2 giờ
a. Mục đích:
Giúp học sinh hiểu những nét chính về lịch sử , bản chất truyền thống của quân
đội ta. Nhận rõ vinh dự và trách nhiệm khi trở thành quân nhân trong quân đội. Nâng
cao nhận thức về nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
b. Yêu cầu:
Nắm chắc nội dung và biết vận dụng trong việc bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam.
c. Nội dung:
1. Sự hình thành, phát triển và chiến thắng của quân đội nhân dân Việt Nam.
1.1. Thời kỳ hình thành.
1.2. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
1.3. Thời kỳ kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước.
1.4. Thời kỳ xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
2. Bản chất cách mạng và những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân
Việt Nam.
2.1. Bản chất cách mạng.
2.2. Những truyền thống vẻ vang.
23

Bài 2: Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh
Tổng số : 2 giờ
a. Mục đích:
Giáo dục cho học sinh nắm chắc những nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ
quân sự, xác định rõ trách nhiệm đối với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành

chương trình giáo dục quốc phòng đã quy định với kết quả tốt, chấp hành đầy đủ các
quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng phục vụ trong
ngạch dự bị động viên xây dựng quân đội.
b. Yêu cầu:
Có thái độ nghiêm túc trong học tập, hiểu đúng, đủ nội dung của bài bước đầu
vận dụng dây dựng LLVT tại nơi mình công tác.
c. Nội dung:
1. Những nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự.
2- Học sinh cần nắm vững những nội dung cơ bản sau.
2.1. Những quy định chung về nghĩa vụ quân sự.
2.2. Chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ.
2.3. Phục vụ tại ngũ trong thời bình.
2.4. Sử lý các vi phạm luật nghĩa vụ quân sự.
3. Trách nhiệm của học sinh trong việc chấp hành luật nghĩa vụ quân sự.
3.1. Học tập quân sự, chính trị, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức.
3.2. Chấp hành những quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự.
3.3. Đi kiểm tra sức khỏe và khám séc khỏe.
3.4. Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ.
Bài 3: Một số hiểu biết về quốc phòng toàn dân
Tổng số : 2 giờ
a. Mục đích:
Giúp học sinh nắm những kiến thức phổ thông về nền quốc phòng toàn dân và
xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.
24
b. Yêu cầu:
- Nắm được nội dung, có ý thức trách nhiệm trong sự nghiệp quốc phòng toàn
dân. Nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng.
- Tích cực tham gia các hoạt động quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.
c. Nội dung:
1- Vị trí, tính chất, nội dung quốc phòng toàn dân.

1.1. Khái niệm.
1.2. Vị trí của nền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN.
1.3. Tính chất của nền Quốc phòng toàn dân.
1.4. Nội dung nền quốc phòng toàn dân.
2. Xây dựng nền Quốc phòng toàn dân vững mạnh thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2.1. Xây dựng nền Quốc phòng toàn dân vững mạnh, một yêu cầu tất yếu, một đòi hỏi
bức thiết của cách mạng Việt Nam thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
2.2. Mục đích xây dựng nền Quốc phòng toàn dân vững mạnh.
2.3. Nhiệm vụ xây dựng nền Quốc phòng toàn dân vững mạnh thời kỳ Công nghiệp
hóa – Hiện đại hóa.
2.4. Một số biện pháp chính để xây dựng nền Quốc phòng toàn dân thờikỳ CNH –
HĐH đất nước.
3- Nâng cao ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh, thanh niên trong xây
dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ vững trắc tổ quốc Việt Nam
XHCN.
Bài 4: Phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ
của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam
Tổng số : 2 giờ
a. Mục đích:
Bồi dưỡng cho học sinh nhận rõ âm mưu, thủ đoạn chiến lược “Diễn biến hoà
bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, thấy được
ảnh hưởng tác hại và tính chất phức tạp, quyết liệt của sự nghiệp đấu tranh trong sự
nghiệp đổi mới hiện nay. Từ đó luôn nâng cao cảnh giác cách mạng, xác định trách
nhiệm cùng toàn dân làm thất bại chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ.
b. Yêu cầu:
Nắm và hiểu được hững ân mưu, thủ đoạn “Diến biến hoà bình”, bạo loạn lật
đổ của kẻ địch, đề cao cảnh giác, tích cực chủ động tham gia phong trào bảo vệ trị
25

×