Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

bắt đầu lại với ngữ pháp anh căn bản dễ hiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 87 trang )


Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

1


Danh sách các thuật ngữ văn phạm cơ bản


Một khi đã học tiếng Anh, bạn sẽ thƣờng xuyên gặp những thuật ngữ này. Để học
tốt văn phạm tiếng Anh, chúng ta cần phải hiểu đƣợc những khái niệm cơ bản này.
Nếu bạn không thể nhớ hết một lần, hãy thƣờng xuyên xem lại trang này để đảm
bảo mình có cơ sở vững chắc trƣớc khi tiến xa hơn. Danh sách này chỉ để bạn làm
quen khái quát. Ở phần khác sẽ có những bài đề cập chi tiết về từng mục cụ thể.

Adjective (viết tắt: adj) = Tính từ - là từ chỉ tính chất, dùng để bổ nghĩa cho danh
từ, đại từ. Thí dụ: cao, thấp, già, trẻ, mắc, rẻ…

Adverb (viết tắt: adv) = Trạng từ : dùng để bổ nghĩa cho động từ hoặc cả câu. Thí
dụ: một cách nhanh chóng, hôm qua, ngày mai

Article = Mạo từ : Đứng trƣớc danh từ. Trong tiếng Việt không có từ loại này nên
bạn cần phải làm quen kỹ từ loại này vì chúng đƣợc dùng rất rất rất nhiều và đa số
ngƣời học tiếng Anh không phải đều biết dùng đúng, ngay cả ngƣời học lâu năm.
Mạo từ có hai loại: mạo từ xác định và mạo từ bất định.
1. Indefinite article = Mạo từ bất định: có 2 từ là A và AN
2. Definite article = Mạo từ xác định: có duy nhất 1 từ THE

A đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm.
Thí dụ: A CAR (một chiếc xe hơi)


AN đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm
Thí dụ: AN APPLE (một trái táo)

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

2


Nguyên âm: là âm bắt đầu với a, e, i, o, u

Phụ âm: là âm với chữ bắt đầu khác với những âm trên đây

Ngoại lệ: Có khi một chữ có chữ cái đứng đầu là phụ âm nhƣng là phụ âm câm nên
chữ đó vẫn đƣợc coi là bắt đầu với âm nguyên âm. Thí dụ: “Hour” có âm H câm đọc
nhƣ “Our” vì vậy khi dùng mạo từ bất định phải là: AN HOUR

Auxiliary verb = Trợ động từ: là những động từ gồm BE, DO, HAVE, đƣợc dùng
với một động từ chính để tạo ra những cấu trúc văn phạm nhƣ: thì, bị động cách,
thể nghi vấn, thể phủ định. BE, DO, HAVE sẽ có thể thay đổi hình thức tùy theo chủ
ngữ.

Clause = Mệnh đề : là tổ hợp có đủ chủ ngữ và vị ngữ nhƣng phải đi kèm một
mệnh đề khác phù hợp về nghĩa để tạo thành một câu có ý nghĩa.

Conditional clause = Mệnh đề điều kiện: là mệnh đề bắt đầu bằng từ NẾU, TRỪ
KHI. Dùng để diễn đạt một sự kiện, tình trạng trong tƣờng lai, hiện tại hoặc quá
khứ, có thể có thật hoặc có thể không có thật.


Infinitive = Động từ nguyên mẫu . Động từ nguyên mẫu không có TO đằng trƣớc

gọi là BARE INFINITIVE, có TO đằng trƣớc thì có khi gọi là TO INFINITIVE. Nếu bạn
có trong tay Bảng Động Từ Bất Quy Tắc (mua ngoài nhà sách giá khoảng 5000đ),
bạn sẽ thấy có 3 cột, đó là: Động từ nguyên mẫu không có TO, dạng QUÁ KHỨ của
động từ đó, dạng QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH của động từ đó. Khi học xâu hơn, bạn sẽ

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

3

hiểu về cột thứ 2 và 3. Mới bắt đầu, bạn chỉ cần học dạng nguyên mẫu của từng
động từ trƣớc, sau đó, chúng ta sẽ bàn về cách biến đổi động từ để đặt câu. Trong
tiếng Việt, động từ không bao giờ thay đổi hình thức của nó. Trong tiếng Anh, tùy
theo chủ ngữ, tùy theo thời gian, tùy theo cấu trúc…động từ phải thay đổi hình thức
tƣơng ứng. Tuy nhiên, tất cả đều có quy luật hệ thống, do đó, bạn đừng quá lo,
chúng ta sẽ đi từng bƣớc một.

Modal verb = Động từ khiếm khuyết: Gồm có tất cả là : CAN, COULD, MAY,
MIGHT, MUST, OUGHT TO, SHALL, SHOULD, WILL, WOULD. Động từ khiếm
khuyết luôn đứng trƣớc động từ nguyên mẫu không có TO để diễn tả một dạng ý
nghĩa nhất định, nhƣ: KHẢ NĂNG, CHO PHÉP/XIN PHÉP, BỔN PHẬN, KHẢ NĂNG
hoặc TÍNH CHẮC CHẮN.

Noun = Danh từ: Từ chỉ tên gọi của sự vật, sự việc, tình trạng. Ta có danh từ cụ
thể, danh từ trừu tƣợng, danh từ số ít, danh từ số nhiều. Cách xác định danh từ
đếm đƣợc hay không trong tiếng Việt là ta hãy thêm số trƣớc nó và xem nó nghe có
đúng không. Ví dụ: “một ngƣời”: đúng nhƣng “một tiền”: sai. Vậy “ngƣời” là danh
từ đếm đƣợc và “tiền” là danh từ không đếm đƣợc. Trong tiếng Anh cũng có thể áp
dụng cách này, trừ một số ngoại lệ sau này bạn sẽ biết.

Object = Tân ngữ: Là từ đi sau động từ, bổ nghĩa cho động từ. Một câu thƣờng có

đủ 3 phần: CHỦ NGỮ + ĐỘNG TỪ + TÂN NGỮ. Thí dụ: TÔI ĂN CƠM (“Tôi”: chủ
ngữ, “ăn”: động từ và “cơm”: tân ngữ).

Active voice = Thể Chủ Động: Là cấu trúc văn phạm ta dùng thông thƣờng, khi
chủ ngữ là tác nhân gây ra hành động. Thí dụ: Tôi cắn con chó.


Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

4

Passive voice = Thể Bị Động : Là cấu trúc văn phạm khi chủ ngữ là đối tƣợng chịu
ảnh hƣớng của hành động do tác nhân khác gây ra. Thí dụ: Tôi bị chó cắn.

Preposition = Giới từ: Là từ giới thiệu thông tin về nơi chốn, thời gian, phƣơng
hƣớng, kiểu cách. Thí dụ: trên, dƣới, trong ngoài…Đôi khi giới từ đi sau động từ để
tạo nên một nghĩa mới và trong trƣờng hợp nhƣ vậy, ta phải học thuộc lòng vì
không có quy tắc chung nào cả.

Pronoun = Đại từ: là từ có thể dùng để thay thế danh từ để không phải lập lại danh
từ nào đó. Tuy nhiên có 2 đại từ không thay thế ai hết, đó là hai đại từ nhân xƣng I
và YOU. Đại từ có các loại: đại từ nhân xƣng (tôi, anh, chị ấy, cô ấy…), đại từ sở
hữu và đại từ chỉ định. Chỉ có hai loại đại từ sau cùng không có từ loại tƣơng ứng
trong tiếng Việt. Do đó, bạn cần để ý làm quen với chúng từ nay về sau.

Relative clause = Mệnh đề quan hệ: Là mệnh đề bắt đầu bằng WHO, WHERE,
WHICH, WHOSE, hoặc THAT. Dùng để xác định hoặc để đƣa thêm thông tin. Mệnh
đề này có dạng tƣơng ứng trong tiếng Việt nhƣng không phải lúc nào cũng dùng
đƣợc, trong khi ở tiếng Anh, dạng mệnh đề này dùng thƣờng xuyên. Thí dụ: Anh ấy
là một ngƣời đàn ông mà mọi cô gái đều muốn đƣợc lấy làm chồng. Mệnh đề “mà

mọi cô gái đều muốn đƣợc lấy làm chồng” đƣa thêm thông tin về ngƣời đàn ông.

Subject = Chủ ngữ : Thƣờng đứng ở đầu câu, có thể là danh từ, đại từ hoặc cả một
cụm từ. Chủ ngữ là trung tâm của sự chú ý trong một câu.

Tense = Thì: Là hình thức văn phạm không có trong tiếng Việt. Trong tiếng Anh,
một hành động đƣợc xảy ra ở lúc nào sẽ đƣợc đặt câu với thì tƣơng ứng. Hình thức
của động từ không chỉ thay đổi tùy theo chủ ngữ mà còn thay đổi tùy theo thời gian

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

5

hành động xảy ra. Đây là khái niệm xa lạ với tiếng Việt, do đó bạn cần chú ý. Ta có
9 thì:
1. Thì hiện tại đơn
2. Thì hiện tại tiếp diễn
3. Thì hiện tại hoàn thành
4. Thì quá khứ đơn
5. Thì quá khứ tiếp diễn
6. Thì quá khứ hoàn thành
7. Thì tƣơng lai đơn
8. Thì tƣơng lai tiếp diễn
9. Thì tƣơng lai hoàn thành
Trong phần khác, từng thì sẽ đƣợc giải thích chi tiết.

Verb (viết tắt: V) = Động từ: Là từ chỉ hành động, hoặc tình trạng, hoặc quá trình.
Có 2 loại:nội động từ và ngoại động từ
1. Transitive = Ngoại động từ: là động từ có tân ngữ đi theo sau
2. Intransitive = Nội động từ: là động từ không có tân ngữ đi theo sau

Để dễ nhớ, hãy nghĩ ngoại là bên ngoài, vậy ngoài động từ cần có một tân ngữ bên
ngoài đi kèm theo sau. Từ đó có thể suy ra ngƣợc lại cho nội động từ.


Số đếm và số thứ tự


Số đếm dùng để cho biết số lƣợng, mã số. Số thứ tự dùng để cho biết thứ hạng, thứ tự. Trong
bài này ta sẽ học kỹ về số đếm và số thứ tự.

SỐ ĐẾM

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

6

0 ZERO
1 one 11 eleven 21 twenty-one 31 thirty-one
2 two 12 twelve 22 twenty-two 40 forty
3 three 13 thirteen 23 twenty-three 50 fifty
4 four 14 fourteen 24 twenty-four 60 sixty
5 five 15 fifteen 25 twenty-five 70 seventy
6 six 16 sixteen 26 twenty-six 80 eighty
7 seven 17 seventeen 27 twenty-seven 90 ninety
8 eight 18 eighteen 28 twenty-eight 100 a/one hundred
9 nine 19 nineteen 29 twenty-nine 1,000 a/one thousand
10 ten 20 twenty 30 thirty 1,000,000 a/one million

* Khi một số cần kết hợp giữa hàng triệu/ngàn/trăm ngàn/ngàn/trăm với hàng đơn vị
hoặc hàng chục, ta thêm AND ngay trƣớc hàng đơn vị hoặc hàng chục.

Thí dụ:
110 - one hundred and ten
1,250 - one thousand, two hundred and fifty
2,001 - two thousand and one
* Trong tiếng Việt, ta dùng dấu . (dấu chấm) để phân cách mỗi 3 đơn vị số từ phải sang
trái. Nhƣng trong tiếng Anh, PHẢI dùng dấu , (dấu phẩy)
57,458,302
* Số đếm khi viết ra không bao giờ thêm S khi chỉ muốn cho biết số lƣợng của danh từ đi
liền sau số.
VD: THREE CARS = 3 chiếc xe hơi (THREE không thêm S )
* Nhƣng khi bạn muốn nói số lƣợng con số nào đó nhiều hơn hai, bạn thêm S vào số chỉ
số lƣợng con số
VD: FOUR NINES, 2 ZEROS = 4 SỐ 9, 2 SỐ 0

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

7

* Ngoài ra, những số sau đây khi thêm S sẽ có nghĩa khác, không còn là 1 con số cụ thể
nữa mà là một cách nói ƣớc chừng, nhớ là bạn phải có OF đằng sau:
TENS OF = hàng chục..
DOZENS OF = hàng tá...
HUNDREDS OF = hàng trăm
THOUSANDS OF = hàng ngàn
MILLIONS OF = hàng triệu
BILLIONS OF = hàng tỷ
Thí dụ: EVERYDAY, MILLIONS OF PEOPLE IN THE WORLD ARE HUNGRY. (Mỗi ngày có
hàng triệu ngƣời trên thế giới bị đói)
* Cách đếm số lần:
- ONCE = một lần (có thể nói ONE TIME nhƣng không thông dụng bằng ONCE)

- TWICE = hai lần (có thể nói TWO TIMES nhƣng không thông dụng bằng TWICE)
- Từ ba lần trở lên, ta phải dùng " Số từ + TIMES" :
+ THREE TIMES = 3 lần
+ FOUR TIMES = 4 lần
- Thí dụ:
+ I HAVE SEEN THAT MOVIE TWICE. = Tôi đã xem phim đó hai lần rồi.

SỐ THỨ TỰ
1 st first 11 th eleventh 21 st twenty-first 31 st thirty-first
2 nd second 12 th twelfth 22 nd twenty-second 40 th fortieth
3 rd third 13 th thirteenth 23 rd twenty-third 50 th fiftieth
4 th fourth 14 th fourteenth 24 th twenty-fourth 60 th sixtieth
5 th fifth 15 th fifteenth 25 th twenty-fifth 70 th seventieth
6 th sixth 16 th sixteenth 26 th twenty-sixth 80 th eightieth
7 th seventh 17 th seventeenth 27 th twenty-seventh 90 th ninetieth

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

8

8 th eighth 18 th eighteenth 28 th twenty-eighth 100 th one hundredth
9 th ninth 19 th nineteenth 29 th twenty-ninth 1,000 th one thousandth
10 th tenth 20 th twentieth 30 th thirtieth 1,000,000 th one millionth

Cách chuyển số đếm sang số thứ tự
* Chỉ cần thêm TH đằng sau số đếm là bạn đã chuyển nó thành số thứ tự. Với số tận
cùng bằng Y, phải đổi Y thành I rồi mới thêm TH
-VD: four --> fourth, eleven --> eleventh
Twenty-->twentieth
Ngoại lệ:

 one - first
 two - second
 three - third
 five - fifth
 eight - eighth
 nine - ninth
 twelve - twelfth

* Khi số kết hợp nhiều hàng, chỉ cần thêm TH ở số cuối cùng, nếu số cuối cùng nằm
trong danh sách ngoài lệ trên thì dùng theo danh sách đó.
VD:
 5,111th = five thousand, one hundred and eleventh
 421st = four hundred and twenty-first

* Khi muốn viết số ra chữ số ( viết nhƣ số đếm nhƣng đằng sau cùng thêm TH hoặc ST
với số thứ tự 1, ND với số thứ tự 2, RD với số thứ tự 3
VD:

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

9

 first = 1st
 second = 2nd
 third = 3rd
 fourth = 4th
 twenty-sixth = 26th
 hundred and first = 101st

* Danh hiệu của vua, hoàng hậu nƣớc ngoài thƣờng khi viết viết tên và số thứ tự bằng số

La Mã, khi đọc thì thêm THE trƣớc số thứ tự.
VD:
 Viết : Charles II - Đọc: Charles the Second
 Viết: Edward VI - Đọc: Edward the Sixth
 Viết: Henry VIII - Đọc: Henry the Eighth

Ngày, tháng, năm, 4 mùa, cách nói giờ


Bài này sẽ chỉ bạn cách nói ngày, tháng, năm và 4 mùa trong tiếng Anh. Nói ngày âm lịch rất
đơn giản.

CÁC NGÀY TRONG TUẦN
MONDAY = thứ hai , viết tắt = MON
TUESDAY = thứ ba, viết tắt = TUE
WEDNESDAY = thứ tƣ, viết tắt = WED
THURSDAY = thứ năm, viết tắt = THU
FRIDAY = thứ sáu, viết tắt = FRI
SATURDAY = thứ bảy, viết tắt = SAT
SUNDAY = Chủ nhật, viết tắt = SUN

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

10

* Khi nói, vào thứ mấy, phải dùng giới từ ON đằng trƣớc thứ.
VD: On Sunday, I stay at home. (Vào ngày chủ nhật. tôi ở nhà).
CÁC THÁNG TRONG NĂM
» 1. January ( viết tắt = Jan )
» 2. February ( viết tắt = Feb)

» 3. March ( viết tắt = Mar)
» 4. April ( viết tắt = Apr)
» 5. May ( 0 viết tắt )
» 6. June ( 0 viết tắt )
» 7. July ( 0 viết tắt )
» 8. August ( viết tắt = Aug )
» 9. September ( viết tắt = Sept )
» 10. October ( viết tắt = Oct )
» 11. November ( viết tắt = Nov )
» 12. December ( viết tắt = Dec )
*Khi nói, vào tháng mấy, phải dùng giới từ IN đằng trƣớc tháng
VD: IN SEPTEMBER, STUDENTS GO BACK TO SCHOOL AFTER THEIR SUMMER
VACATION. (Vào tháng chín, học sinh trở lại trƣờng sau kỳ nghỉ hè)
NÓI NGÀY TRONG THÁNG
* Khi nói ngày trong tháng, chỉ cần dùng số thứ tự tƣơng ứng với ngày muốn nói, nhƣng
phải thêm THE trƣớc nó.
VD: September the second = ngày 2 tháng 9. Khi viết, có thể viết September 2nd
* Nếu muốn nói ngày âm lịch, chỉ cần thêm cụm từ ON THE LUNAR CALENDAR đằng
sau.
VD: August 15th on the Lunar Calendar is the Middle-Autumn Festival. (15 tháng 8 âm lịch
là ngày tết Trung Thu)
* Khi nói vào ngày nào trong tháng, phải dùng giới từ ON trƣớc ngày.

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

11

VD: On the 4th of July, Americans celebrate their Independence Day. (Vào ngày 4 tháng 7,
ngƣời Mỹ ăn mừng ngày Quốc Khánh của họ).
4 MÙA

SPRING = Mùa xuân
SUMMER = Mùa hè
AUTUMN = Mùa thu (Ngƣời Mỹ dùng chữ FALL thay cho AUTUMN -"fall" có nghĩa là "rơi", mà
mùa thu thì lá rụng nhiều!?)
WINTER = Mùa đông
* Khi nói vào mùa nào, ta dùng giới từ IN.
VD: IT ALWAYS SNOWS IN WINTER HERE = Ở đây luôn có tuyết rơi vào mùa đông.
CÁCH NÓI GIỜ
Ở đây ta sẽ lấy 9 giờ làm mẫu. Bạn có thể dựa vào mẫu để thay đổi con số cần thiết khi nói giờ.
9:00 = IT'S NINE O'CLOCK hoặc IT'S NINE.
9:05 = IT'S NINE OH FIVE hoặc IT'S FIVE PAST NINE hoặc IT'S FIVE MINUTES AFTER
NINE.
9:10 = IT'S NINE TEN hoặc IT'S TEN PAST NINE hoặc IT'S TEN MINUTES AFTER NINE.
9:15 = IT'S NINE FIFTEEN hoặc IT'S A QUARTER PAST NINE hoặc IT'S A QUARTER AFTER
NINE.
9:30 = IT'S NINE THIRTY hoặc IT'S HALF PAST NINE.
9:45 = IT'S NINE FORTY FIVE hoặc IT'S A QUATER TO TEN (9 giờ 45 hoặc 10 giờ kém 15)
9:50 = IT'S NINE FIFTY hoặc IT'S TEN TO TEN (9 giờ 50 hoặc 10 giờ kém 10)
12:00 = IT'S TWELVE O'CLOCK hoặc IT'S NOON (giữa trƣa nếu là 12 giờ trƣa) hoặc IT'S
MIDNIGHT (đúng nửa đêm, nếu là 12 giờ đêm)
* Để nói rõ ràng giờ trƣa, chiều, tối hay giờ sáng ta chỉ cần thêm AM hoặc PM ở cuối câu nói
giờ.
AM: chỉ giờ sáng (sau 12 giờ đêm đến trƣớc 12 giờ trƣa)
PM: chỉ giờ trƣa, chiều tối (từ 12 giờ trƣa trở đi)

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

12

- Chú thích:

-Dành cho bạn nào tò mò muốn biết AM và PM viết tắt của chữ gì thôi, vì ngay cả ngƣời bản xứ
có khi cũng không nhớ thông tin này:
+ AM viết tắt của chữ Latin ante meridiem (nghĩa là trƣớc giữa trƣa)
+ PM viết tắt của chữ Latin post meridiem (nghĩa là sau giữa trƣa)
- Thí dụ:
+ IT'S NINE AM = 9 giờ sáng.
+ IT'S NINE PM. = 9 giờ tối.
Các danh xƣng cơ bản trong tiếng Anh


Trong tiếng Anh, khi đã thân mật, ngƣời ta gọi nhau bằng tên không phân biệt tuổi tác, giới tính.
Nếu chúng ta kêu tên ngƣời lớn trong tiếng Việt nhƣ vậy thì quá "hỗn", nhƣng trong tiếng Anh
việc gọi tên nhau là bình thƣờng và khi nói tiếng Anh, nếu ta cố tình làm theo kiểu nhƣ tiếng
Việt thì mới là bất thƣờng (ví dụ, nếu JOHN lớn hơn bạn 10 tuổi, bạn kêu JOHN là Brother
JOHN để giống tiếng Việt là Anh John thì mới là không giống ai). Tuy nhiên, trong trƣờng hợp
xa lạ, trang trọng bạn phải biết cách thêm danh xƣng phù hợp để xƣng hô. Bài này đề cập các
danh xƣng cơ bản trong tiếng Anh.

* Đối với đàn ông:
- Ta thêm MR (đọc là /'mistə/ ) trƣớc HỌ hoặc HỌ TÊN của ngƣời đàn ông. Trong tiếng Anh,
ngƣời ta luôn ghi tên trƣớc, chữ lót nếu có và họ sau cùng.
+ Ví dụ: MR. FRANK MCCOY hoặc MR MCCOY, không nói MR FRANK. (Ở Việt Nam, chúng ta
hay nói Mr Frank cho phù hợp với cách gọi của ngƣời Việt: không ai đem họ nhau ra mà gọi ở
Việt Nam)
- SIR : ông, anh, ngài...bạn muốn dịch sao cũng đƣợc, đây chỉ là từ dùng ở đầu câu, hoặc cuối
câu, không kết hợp với họ tên gì cả để tỏ ý RẤT lễ phép.
- SIR + HỌ hay HỌ TÊN : chỉ dành cho những ngƣời đã đƣợc Nữ Hoàng Anh phong tƣớc.

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use


13

+ SIR WILLIAM SHAKESPEAR đã đƣợc phong tƣớc.
* Đối với phụ nữ:
- Ta thêm MRS (đọc là /'misiz/ ) trƣớc HỌ hoặc HỌ TÊN của ngƣời phụ nữ ĐÃ CÓ CHỒNG.
Thƣờng ở các nƣớc nói tiếng Anh, phụ nữ khi lấy chồng sẽ đổi họ theo họ của chồng.
+ MRS BROWN = Bà BROWN (chồng bà này họ BROWN)
- Ta thêm MISS (đọc là /mis/) trƣớc HỌ hoặc HỌ TÊN của ngƣời phụ nữ CHƢA CÓ CHỒNG.
Ngƣời ta cũng có thể dùng MISS không để gọi một ngƣời phụ nữ chƣa chồng, tựa nhƣ "cô"
trong tiếng Việt.
- Ta thêm MS (vẫn đọc là /mis/) trƣớc HỌ hoặc HỌ TÊN của ngƣời phụ nữ ta KHÔNG BIẾT
CÓ CHỒNG HAY CHƢA hoặc không muốn đề cập tình trạng hôn nhân của họ.
- MADAM tƣơng đƣơng với SIR, dùng đầu câu hoặc cuối câu tỏ ý RẤT lễ phép với phụ nữ.
Thƣờng ngƣời ta đọc MADAM là M'AM (bỏ âm D để tránh trùng âm với từ MADAM khác có
nghĩa là tú bà)
* Đối với tổng thống:
- Trƣờng hợp này, ngoài SIR ra, ngƣời ta còn dùng cụm từ MR PRESIDENT để xƣng hô lịch
sự, trang trọng với tổng thống (dĩ nhiên tổng thống là đàn ông).
* Đối với quan tòa:
- YOUR HONOR = Kính thƣa quý tòa
* Đối với vua, nữ hòang:
- YOUR MAJESTY: kính thƣa Đức Vua/Nữ Hoàng
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xin lƣu ý: Tuyệt đối không kêu réo, gây sự chú ý của ngƣời nƣớc ngoài bằng từ YOU, nhƣ một
số ngƣời bán hàng rong ở các khu vực đông khách nƣớc ngoài. Từ YOU khi dùng để kêu ai,
gây chú ý của ai là một cách dùng khiến ngƣời khác rất "nóng mặt", thƣờng dùng khi sắp có
đánh nhau (giống nhƣ: Ê THẰNG KIA) .Thay vào đó, để gây sự chú ý của đàn ông, ta kêu lớn
SIR, đối với phụ nữ ta kêu lớn M'AM (nhớ đừng nói MADAM -tú bà-), đối với phụ nữ trẻ hơn, ta
dùng MISS!


Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

14

Diễn đạt các biểu tƣợng thông dụng bằng tiếng Anh


Có nhiều biểu tƣợng thông dụng hàng ngày nhƣ dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm cảm, dấu
ngoặc đơn, ngoặc kép, ngoặc vuông, dấu a còng dùng trong địa chỉ email..vv ta cần phải biết
cách diễn đạt trong tiếng Anh.

. dấu chấm cuối câu = period (kiểu Mỹ) hoặc Full Stop (kiểu Anh, Öc, Tân Tây Lan)
, dấu phẩy = comma
: dấu hai chấm = colon
; dấu chấm phẩy = semicolon
! dấu chấm cảm = exclamation mark
? dấu hỏi = question mark
- dấu gạch ngang = hyphen
' dấu phẩy phía trên bên phải một từ dùng trong sở hữu cách hoặc viết tắt một số từ
= apostrophe
-- dấu gạch ngang dài = dash
' ' dấu trích dẫn đơn = single quotation mark
" " dấu trích dẫn kép = double quotation marks
( ) dấu ngoặc = parenthesis (hoặc 'brackets')
[ ] dấu ngoặc vuông = square brackets
& dấu và (and) = ampersand
→ dấu mũi tên = arrow
+ dấu cộng = plus
- dấu trừ = minus
± dấu cộng hoặc trừ = plus or minus

× dấu nhân = is multiplied by
÷ dấu chia = is divided by

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

15

= dấu bằng = is equal to
≠ is not equal to
≡ is equivalent to
< is less than
> -is more than
≤ is less than or equal to
≥ is more than or equal to
% dấu phần trăm = per cent (không thêm S bao giờ)
∞ dấu vô cực = infinity
° biểu tƣợng độ = degree
°C biểu tƣợng độ C = degree(s) Celsius
′ biểu tƣợng phút = minute


'' biểu tƣợng giây = second
# biểu tƣợng số = number
@ dấu a còng hay a móc = at ( đọc là '123 at yahoo dot com')
. dấu chấm không phải chấm cuối câu = dot ( đọc là '123 at yahoo dot com')
\ dấu suyệt phải = back slash
/ dấu suyệt trái = slash hoặc forward slash




Mạo từ bất định "A" và "AN"


Trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày dù đơn giản hay phức tạp, không thể thiếu đƣợc hai
từ "A" và "AN" này.

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

16

Bài này giải thích chi tiết về mạo từ bất định "A" và "AN". Đây là loại từ tƣởng chừng nhƣ đơn
giản nhƣng rất nhiều bạn học tiếng Anh lâu năm vẫn còn dùng sai hoặc khi cần dùng lại không
dùng.

Mạo từ bất định "A" hoặc "AN" luôn đứng trƣớc danh từ đếm đƣợc số ít. Do đó, có thể
nói, về nghĩa thì "A" hoặc "AN" tƣơng đƣơng với ONE (nghĩa là "một"). Tuy nhiên, khi dùng
ONE, ta có phần muốn nhấn mạnh số lƣợng hơn, trong khi mạo từ bất định chỉ để giới thiệu
ra một danh từ đƣợc nhắc đến lần đầu tiên trong một cuộc nói đối thoại.
Thí dụ: A TEACHER = một giáo viên và ONE TEACHER cũng là "một giáo viên", nhƣng bạn
chỉ nói "I AM A TEACHER" (tôi là giáo viên) chứ không bao giờ nói "I AM ONE TEACHER" vì
chẳng lẽ bạn có thể là HAI giáo viên hay sao mà cần phải nhấn mạnh ONE chứ không phải con
số nào khác. Bạn hiểu rồi, đúng không? Vậy chúng ta hãy phân biệt khi nào dùng A trƣớc danh
từ đếm đƣợc số ít và khi nào dùng "AN" trƣớc danh từ đếm đƣợc số ít:
Dùng A trƣớc danh từ đếm đƣợc số ít bắt đầu bằng ÂM PHỤ ÂM. Tại sao chúng ta cần
nhấn mạnh ÂM PHỤ ÂM ở đây? Vì đa số chữ cái phụ âm đều có âm phụ âm, nhƣng một số từ
bắt đầu bằng chữ cái phụ âm lại đƣợc đọc nhƣ nguyên âm vì chữ cái đó là âm câm không đọc.
Ngƣợc lại, một số chữ cái lẽ ra là nguyên âm nhƣng lại đƣợc ngƣời bản xứ đọc nhƣ một phụ
âm.
Thí dụ: A BOY = một đứa con trai, A GIRL = 1 đứa con gái, A STREET = 1 con đƣờng, A FAN
= 1 cái quạt máy, A MOTORCYCLE = 1 chiếc xe gắn máy, A STUDENT = 1 học viên, A

SINGER = 1 ca sĩ, A SONG = 1 bài hát, A LESSON = 1 bài học, A TABLE = 1 cái bàn, A
HUSBAND = 1 ngƣời chồng, A FAMILY = 1 gia đình, A MINUTE = 1 phút, A SECOND = 1
GIÂY, A YEAR = 1 năm, A MONTH = 1 tháng , A WEEK = 1 tuần, ...
Thí dụ trƣờng hợp ngoại lệ: A UNIFORM = 1 bộ đồng phục (Bạn thấy không, UNIFORM bắt
đầu bằng U, một nguyên âm nhƣng UNIFORM đƣợc đọc nhƣ /DIU-NI-FO;RM/ thành ra U là
ÂM PHỤ ÂM rồi.

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

17

Dùng AN trƣớc danh từ đếm đƣợc số ít bằng đầu bằng ÂM NGUYÊN ÂM. Tƣơng tự, ta
nhấn mạnh ÂM NGUYÊN ÂM vì một số từ bắt đầu bằng chữ cái phụ âm nhƣng đọc nhƣ
nguyên âm.
Thí dụ: AN APPLE = 1 trái táo, AN EAR = 1 tai, AN UMBRELLA = 1 cái dù, AN OX = 1 con bò
đực, AN ARM = 1 cánh tay, AN EYE = 1 con mắt, AN EGG = 1 quả trứng
Thí dụ trƣờng hợp ngoại lệ: AN HOUR ("HOUR" bắt đầu bằng H, 1 chữ cái phụ âm nhƣng
trong trƣờng hợp này ngƣời bản xứ đọc "HOUR" y nhƣ "OUR" nên ta phải nói AN HOUR chứ
KHÔNG thể nói A HOUR.)
Khi danh từ đƣợc bổ nghĩa bởi một tính từ hoặc một danh từ khác đứng trƣớc nó, ta dựa vào
âm bắt đầu của từ bỗ nghĩa cho danh từ chính để xác định dùng A hay AN.
Thí dụ: ta có ENGLISH TEACHER= giáo viên tiếng Anh. Chữ ENGLISH đứng trƣớc danh từ
TEACHER bổ nghĩa cho TEACHER. Vậy ta thấy âm đầu tiếng của ENGLISH là nguyên âm nên
ta dùng AN --> AN ENGLISH TEACHER.
Tƣơng tự, ta có: BEUTIFUL = đẹp, WOMAN = ngƣời đàn bà --> BEAUTIFUL WOMAN = ngƣời
đàn bà đẹp. BEAUTIFUL bắt đầu bằng âm phụ âm (B) vậy ta nói A BEAUTIFUL WOMAN = 1
ngƣời đàn bà đẹp.
Trong bài sau, chúng ta sẽ học cách đặt câu với tất cả những gì chúng ta đã học.

Mạo từ xác định THE



Là từ loại duy nhất trong tiếng Anh chỉ có 1 từ. Ngay cả nhiều ngƣời học tiếng Anh lâu năm
cũng không phải lúc nào cũng dùng đúng mạo từ THE. Mạo từ xác định THE thƣờng đƣợc
dùng sai, hoặc không dùng khi cần dùng. Trong khi đó, đây là một từ không thể không biết vì
tính quan trọng và cần thiết của nó. Một ngƣời bản xứ không thể mở miệng ra nói quá 10 câu
tiếng Anh mà không dùng đến mạo từ THE nào.

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

18

Như vậy, ta phải dùng mạo từ xác định THE như thế nào và khi nào ?

*THE luôn đứng trƣớc danh từ.
VD: THE SUN = mặt trời
THE MOON = mặt trăng
* Khi THE đứng trƣớc một số tính từ, tính từ đó đƣợc biến thành một danh từ nói về một
tầng lớp, một thể loại liên quan đến tính từ đó. (bạn không thể lấy bất cứ tính từ nào ráp vô,
những tính từ đƣợc dùng theo kiểu này có hạn)
VD: THE RICH = những ngƣời giàu
THE POOR = những ngƣời nghèo
THE WEAK = những kẻ yếu
* Dùng THE trƣớc bất cứ một danh từ nào khi ngƣời nói và ngƣời nghe đều biết về danh
từ đang đƣợc nói tới hoặcđƣợc xácđịnh rõ ràng:
PAY HIM BACK THE MONEY YOU BORROWED FROM HIM = Hãy trả lại cho nó số tiền anh
đã mƣợn nó! (Ngƣời nói biết về số tiền này mới nói ra câu này và ngƣời nghe cũng biết đến số
tiền này vì anh ta đã mƣợn của 1 ngƣời thứ 3)
PLEASE GIVE ME THE KEY TO MY CAR = Vui lòng đƣa tôi chìa khóa xe hơi của tôi.
THE WOMAN IN BLACK IS HIS WIFE = Ngƣời đàn bà mặc đồ đen là vợ anh ta.

* Dùng THE trƣớc những danh từ thông thƣờng đƣợc xem là duy nhất, không có cái thứ
hai.
VD: The sun = mặt trời, the moon = mặt trăng, the sea = biển, the sky = bầu trời...
* Dùng THE trƣớc số thứ tự:
VD: I am the first person to come here today. (Hôm nay, tôi là ngƣời đầu tiên đến đây )
* Dùng THE để thành lập SO SÁNH NHẤT .
THIS IS THE BEST DICTIONARY I HAVE EVER HAD. = Đây là từ điển tốt nhất mà trƣớc giờ
tôi có đƣợc.
* Một số tên quốc gia phải có THE (đa số không có):

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

19

THE PHILIPPINES, THE USA, THE UNITED KING DOM...
* Trong một số thành ngữ, phải có THE (học thuộc lòng):
DONT' BEAT ABOUT THE BUSH! = Đừng có vòng vo tam quốc.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Như vậy, chúng ta KHÔNG dùng mạo từ THE khi nào?

* KHÔNG dùng THE khi danh từ đƣợc tiếp theo sau bằng một chữ số hoặc chữ cái.
VD: The Chicago train is about to depart from track 5.
Her flight leaves from gate 32.
He fell asleep on page 816 of "War and Peace".
She is staying in room 689.
* Không dùng THE khi có ngữ động từ đi trƣớc một trong những danh
từ bed (giƣờng), church (nhà thờ), court (tòa án), hospital (bệnh viện), prison (nhà
tù), school (trƣờng học), college (trƣờng đại học), university (trƣờng đại học) nếu nhƣ chủ
ngữ sử dụng những nơi đó đúng nhƣ chức năng của nó
VD: Nếu tôi đến trƣờng học là để học, tức là đúng với chức năng của trƣờng học, vậy tôi không

cần dùng THE trƣớc danh từ SCHOOL : I MUST GO TO SCHOOL NOW !(Bây giờ tôi phải đi
học rồi!)
* Không dùng THE khi nói 3 bữa ăn: ăn sáng, ăn trƣa, ăn tối
I NEVER HAVE BREAKFAST. = Tôi không bao giờ ăn sáng.
* Không dùng THE trong nhiều thành ngữ.
BIRDS OF THE SAME FEATHER FLOCK TOGETHER = Ngƣu tầm ngƣu, mã tầm mã.
Càng học chúng ta sẽ càng biết nhiều hơn về mạo từ THE này. Trƣớc mắt bạn có thể an tâm
sử dụng THE sau bài học này.
ĐỘNG TỪ "TO BE" -THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI TO BE

Đây là động từ cơ bản nhất trong tiếng Anh, nhƣng lại là một động từ đặc biệt. Học xong động
từ TO BE, bạn sẽ bắt đầu biết cách đặt ra vô số câu nói với những gì ta đã học từ đầu đến giờ
nhƣ Đại Từ Nhân Xƣng, Tính Từ Sở Hữu, Đại Từ Sở Hữu, Danh Từ Số Ít, Danh Từ Số Nhiều,

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

20

Mạo Từ Bất Định A và AN cùng với một số tính từ cơ bản bạn sẽ đƣợc cung cấp ở cuối bài
này.

Trong thì hiện tại đơn, động từ TO BE có tất cả 3 biến thể là AM, IS và ARE. Ta dùng các biến
thể đó tƣơng ứng với chủ ngữ nhất định , nhƣ sau:
* AM: Dùng cho chủ ngữ duy nhất là I
I AM... (viết tắt = I'M...)
* IS: Dùng cho chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít, bao gồm HE, SHE, IT và bất cứ danh từ số ít
nào
SHE IS... (viết tắt = SHE'S...)
HE IS...(viết tắt = HE'S...)
IT IS...(viết tắt = IT'S...)

THE DOG IS…
PETER IS…
THE TABLE IS …
* ARE: Dùng cho chủ ngữ là YOU, WE, THEY, và bất cứ chủ ngữ số nhiều nào
YOU ARE... (viết tắt =YOU'RE...)
WE ARE...(viết tắt = WE'RE...)
THEY ARE...(viết tắt = THEY'RE...)
YOU AND I ARE…
HE AND I ARE …
THE DOG AND THE CAT ARE...
* Khi nào ta phải dùng thì hiện tại đơn của động từ TO BE?
- Khi ta muốn giới thiệu tên hoặc địa điểm, hoặc tính chất, trạng thái của một ngƣời, con vật
hoặc sự kiện trong hiện tại.
* Với Thì Hiện Tại Đơn của động từ TO BE, ta có thể đặt đƣợc những câu nhƣ thế nào?

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

21

- Vốn từ càng nhiều, bạn càng đặt đƣợc nhiều câu. Về kiểu câu, bạn sẽ đặt đƣợc những câu
nhƣ vài thí dụ sau:
Tôi là bác sĩ.
Cô ấy là sinh viên.
Bà tôi rất già.
Cái cây viết ở trên bàn.
Em mệt không?
Nó không thành thật
Con gái bạn rất đẹp.

*Công thức Thì Hiện Tại Đơn của động từ TO BE:

Từ giờ trở đi bạn hãy nhớ, khi học công thức một thì nào, ta luôn học 3 thể của nó:
Thể khẳng định: là một câu nói xác định, không có chữ “KHÔNG” trong đó.
Chủ ngữ + AM / IS / ARE + Bổ ngữ

Thí dụ: I AM A TEACHER. (Tôi là giáo viên).
HE IS A STUDENT. (Anh ấy là sinh viên)
SHE IS A SINGER. (Cô ta là ca sĩ)
Thể phủ định: là một câu nói phủ nhận điều gì đó, có chữ “KHÔNG” ngay sau chủ
ngữ.
Chủ ngữ + AM / IS / ARE + NOT + Bổ ngữ
+Cách viết tắt:
I AM NOT = I'M NOT

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

22

IS NOT = ISN'T
ARE NOT = AREN'T
Thí dụ: HE IS NOT HANDSOME. (Anhấy khôngđẹp trai)
YOU ARE NOT STUPID. (Bạn không có ngu)
Thể nghi vấn: là một câu hỏi :
AM / IS / ARE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?
Thí dụ: IS HE HANDSOME = Anh ấy đẹp trai không?
AM I TOO FAT? = Tôi có quá mập không vậy?
IS SHE PRETTY? = Cô ấy đẹp không hả?
IS HE RICH? = Ông ta giàu không vậy?
ARE YOU OK? = Bạn có sao không vậy?

Lƣu ý: Bổ ngữ có thể là một ngữ danh từ, có thể là một tính từ, có thể là một trạng ngữ.

Thí dụ: Bổ ngữ là danh từ: I AM A YOUNG TEACHER. = tôi là một giáo viên trẻ (A YOUNG
TEACHER là một ngữ danh từ).
Bổ ngữ là tính từ: I AM YOUNG = tôi trẻ. (YOUNG là tính từ)
Bổ ngữ là trạng ngữ: I AM AT HOME = tôi đang ở nhà (AT HOME là trạng ngữ, chỉ nơi
chốn)


Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

23

Nhƣ vậy bạn đã học xong Thì Hiện Tại Đơn của động từ TO BE rồi đó. Sau đây là một số từ cơ
bản để bạn tập đặt câu:
AND = và
OR = hay, hoặc
BUT = nhƣng
IN = ở trong
ON = ở trên
UNDER = ở dƣới
THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƢỜNG

Đây là một trong những thì đƣợc dùng nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày. Khi học xong thì
này, bạn sẽ có thêm kiến thức ngữ pháp để đặt câu. Để đặt đƣợc càng nhiều câu, bạn càng
phải biết nhiều động từ. Bạn chỉ cần nhớ động từ ở dạng nguyên mẫu của nó. Khi chủ ngữ thay
đổi, động từ sẽ phải thay đổi cho phù hợp và thay đổi nhƣ thế nào, bài này sẽ chỉ cho bạn các
quy tắc cần biết. Động từ thƣờng loại trừ động từ TO BE và động từ khiếm khuyết.

Một lần nữa, khi học thì nào ta luôn xem xét công thức của nó ở 3 thể: khẳngđịnh, phủ định và
nghi vấn.
* Công thức thể khẳng định:

Chủ ngữ + Động từ phù hợp + Bổ ngữ

-Lƣu ý:
+ Động từ phù hợp phải ở dạng tƣơng ứng với Chủ ngữ.
+ Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là một danh từ, ngữ danh từ, ngữ đại từ
số nhiều: TA DÙNG DẠNG NGUYÊN MẪU CỦA ĐỘNG TỪ.

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

24

+ Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là bất cứ danh từ số ít nào đó, TA THÊM S HOẶC ES
NGAY SAU ĐỘNG TỪ.
+ Khi nào thêm S, khi nào thêm ES sau động từ? Ta có quy tắc rất dễ nhớ nhƣ sau:
+ ĐỘNG TỪ TẬN CÙNG LÀ CH, O, S, SH, X, Z THÌ TA THÊM ES. Ví dụ:
WATCH -->HE WATCHES...
GO --> SHE GOES...
DO --> HE DOES...
MISS -- SHE MISSES...
WASH --> HE WASHES...
MIX --> SHE MIXES...
DOZE --> HE DOZES...
+ KHI ĐỘNG TỪ TẬN CÙNG BẰNG Y, TA ĐỔI Y THÀNH I RỒI THÊM ES: FLY --> IT FLIES...
+ TẤT CẢ CÁC ĐỘNG TỪ CÕN LẠI, TA THÊM S.
- Thí dụ:
+ I LIKE ICE-CREAM = Tôi thích kem.
+ YOU ALWAYS GET UP LATE. = Bạn luôn luôn dậy trễ.
+ THEY SING KARAOKE EVERY SUNDAY. = Họ hát karaoke mỗi chủ nhật.
+ SHE LOVES DURIANS = Cô ấy mê món sầu riêng.
+ HE AND I SING VERY WELL. = Anh ta và tôi hát rất hay.

+ THAT DOG BARKS ALL DAY LONG. = Con chó đó sủa tối ngày.
+ SHE CRIES WHEN SHE MISSES HER HOMETOWN. = Cô ấy khóc khi nhớ nhà.
- Ngoại lệ:
HAVE --> HAS
I HAVE...
YOU HAVE..
SHE HAS...
* Công thức thể phủ định:

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use

25

Chủ ngữ + DO hoặc DOES + NOT + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ

- Lƣu ý:
+ Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là danh từ, ngữ danh từ số nhiều, ta
dùng DO.
+ Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc bất cứ danh từ số ít nào, ta dùng DOES
+ DO NOT viết tắt là DON'T
+ DOES NOT viết tắt là DOESN'T
+ Thông thƣờng, khi nói, ta dùng dạng viết tắt, dạng đầy đủ để dành khi muốn nhấn mạnh.
- Thí dụ:
+ I DON'T LIKE HIM = Tôi không thích anh ta.
+ YOU DON'T UNDERSTAND THE MATTER = Bạn không hiểu vấn ề ở đây.
+ SHE DOESN'T RESPECT OLD PEOPLE JUST PEOPLE THEY ARE OLD = Cô ta không kính
trọng ngƣời lớn tuổi chỉ vì họ lớn tuổi.
+ THAT DOG BARKS ALL DAY LONG BECAUSE IT DOESN'T WANT TO BE CHAINED. =
Con chó đó sủa suốt ngày bởi vì nó không muốn bị xích lại.
* Công thức thể nghi vấn:

DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ ?

- Lƣu ý:
+ Dùng DO khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc bất cứ danh từ, ngữ danh từ số nhiều nào.
+ Dùng DOES khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc bất cứ danh từ, ngữ danh từ số ít nào.
- Thí dụ:
+ DO YOU LIKE COFFEE? = Bạn có thích cà phê không?
+ DOES SHE LIKE ME? Cô ấy có thích tôi không?
+ DO THEY KNOW THEY DISTURB OTHER PEOPLE WHEN THEY SING KARAOKE TOO
LOUD? = Khi họ hát karaoke quá lớn, họ có biết rằng họ làm phiền ngƣời khác không?

×