Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phát huy năng lực sáng tạo và khả năng độc lập của học sinh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, phù hợp với truyền thống Việt Nam. Yếu tố cơ bản và nền
tảng để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đó là phát triển
nguồn nhân lực con người. Hay nói cách khác là phát triển và đổi mới giáo dục
trong đó có môn Mĩ thuật – một môn học chính thức của cấp tiểu học. Xuất phát
từ nhận thức trước đây thường xem môn Mĩ thuật là một môn phụ cho nên các
ngành, các cấp chưa quan tâm nhiều về trí tuệ, thời gian cũng như trang thiết bị,
đồ dùng học tập, đặc biệt là phương pháp dạy học chủ yếu còn mang nặng
Người thực hiện: Nguyãùn Hæîu Khæång Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
phương pháp dạy học cổ truyền, máy móc, rập khuôn, chưa chú trọng đến giáo
dục thẩm mĩ. Vì vậy hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu môn học.
Mà chúng ta đã biết giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là nhiệm vụ chính của môn
Mĩ thuật. Bởi con người ta luôn có khát vọng vươn tới cái đẹp, mà muốn cho
mỗi người trong đó có trẻ em tiếp cận và cảm thụ một cách đầy đủ về cái đẹp
nói chung, về màu sắc nói riêng thì việc rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc phù
hợp cho học sinh lớp 1 là một việc làm hết sức cần thiết. Có năng khiếu và yêu
thích môn vẽ nhưng phải có kĩ năng chuẩn mực để vẽ đẹp, hợp lí và sáng tạo.
Đối với lớp 1 là lứa tuổi nhỏ nhất trong bậc tiểu học, cần có sự uốn nắn, rèn
luyện ngay từ đầu.
Trong chương trình giáo dục mới, môn Mĩ thuật được xem như là một
phương tiện giáo dục quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
Ngoài việc cung cấp cho học sinh một số kiến thức mĩ thuật phổ thông còn giúp
các em hiểu biết về cái đẹp, hoàn thành các bài tập của chương trình, đồng thời
còn tạo điều kiện để học tốt các môn học khác. Và điều quan trọng hơn vận
dụng những hiểu biết kiến thức mĩ thuật vào học tập cũng như sinh hoạt hàng
ngày.


Môn Mĩ thuật rèn luyện cho học sinh cách quan sát, khả năng tìm tòi, tư
duy, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất của người lao động mới. Giúp
học sinh nhận thức được vẻ đẹp của Mĩ thuật dân tộc và có ý thức giữ gìn và bảo
tồn nền mĩ thuật đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta. Vì vậy, muốn giáo dục
cái đẹp để các em tiếp nhận và cảm thụ được một cách đầy đủ, biến nó thành
những giá trị thẩm mĩ thực sự cho bản thân thì việc giáo dục thẩm mĩ nói chung
và rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc thích hợp cho học sinh đặt ra phải được
giải quyết tốt ở những năm học đầu cấp Tiểu học.
Để giúp các em biết bộc lộ tình cảm của bản thân mình với mọi người, với
tự nhiên, xã hội, thì những người thầy giáo, cô giáo đóng một vai trò hết sức
quan trọng để đạt được mục tiêu môn học đề ra. Gắn giáo dục thẩm mĩ với các
môn học khác, với đặc thù của địa phương phải được tiến hành một cách thường
Người thực hiện: Nguyãùn Hæîu Khæång Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
xuyên, nghiêm túc để các em có những tư duy tốt về thẩm mĩ, để các em mang
lại nhiều cái hay, cái đẹp cho cuộc sống, cho xã hội.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trong cuộc sống hàng ngày, khi ngôn ngữ con người chưa hình thành và
phát triển thì đã có nhu cầu thiết thực về màu sắc. Trẻ mới sơ sinh nằm chơi đã
muốn nhìn các màu sắc rực rỡ có cách nhìn màu sắc đẹp như (hoa, quần, áo…).
Từ đôi mắt nhận biết màu sắc đến bàn tay vẽ, sử dụng màu bất kì ở đâu, nơi nào
trẻ cũng thích màu sắc rực rỡ, ngộ nghĩnh.
Thực tế cho thấy môn vẽ trang trí đối với học sinh lớp 1 các em rất thích,
dạy cũng vẽ, không dạy cũng vẽ, vẽ theo ngẫu hứng, theo ý thích như: vẽ bông
hoa, chiếc lá, con vật…
Qua sự hướng dẫn và phương pháp rèn luyện của giáo viên, các em vẽ
đẹp hơn, vẽ màu mạnh dạn và tự tin hơn, có ý thức lựa chọn màu sắc thích hợp,
sắp đặt màu phù hợp, có màu đậm, có màu nhạt, không lạm dụng màu quá
nhiều. Điều đó khẳng định nhiệm vụ của nhiều giáo viên cần quan tâm nắm
vững phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học khoa học và có tâm

huyết trong những giờ giảng thì kết quả càng tốt hơn, chất lượng bài vẽ ngày
càng tiến bộ, khả năng sử dụng màu vẽ của các em ngày càng đẹp hơn.
Xuất phát từ các lý do trên, sau nhiều năm giảng dạy môn Mĩ thuật cho
học sinh tiểu học, tôi đã chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài “Một vài biện pháp
giúp học sinh lớp Một trường Tiểu học Trần Bình Trọng rèn luyện kĩ năng
sử dụng màu sắc phù hợp khi học môn Mĩ thuật”. Rất mong được sự góp ý
của các thầy cô và các anh chị đồng nghiệp.
III. PHẠM VI, NHIỆM VỤ CỦA KINH NGHIỆM:
1. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu cách rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc phù hợp cho học
sinh lớp 1.
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Trần Bình Trọng.
Người thực hiện: Nguyãùn Hæîu Khæång Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
2. Nhiệm vụ của kinh nghiệm
 Đánh giá thực trạng kết quả học vẽ của học sinh được xem xét nghiên
cứu qua bài thực hành.
 Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc phù hợp
cho học sinh lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật ở trường
Tiểu học Trần Bình Trọng.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM
1. Phương pháp điều tra quan sát.
2. Phương pháp đàm thoại vấn đáp.
3. Phương pháp trắc nghiệm.
4. Phương pháp phân tích tổng hợp.
5. Phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ màu.
6. Phương pháp nghiên cứu xem xét sản phẩm của học sinh.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Chương trình và sách giáo viên từ khối 1 đến khối 5.

 Vở tập vẽ từ khối 1 đến khối 5.
 Sách giáo khoa từ khối 4 đến khối 5.
 Tài liệu đổi mới chương trình, sách giáo khoa từ khối 1 đến khối 5 và
một số tài liệu tham khảo khác.
Người thực hiện: Nguyãùn Hæîu Khæång Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MÀU SẮC KHI HỌC MĨ THUẬT CỦA
HỌC SINH KHỐI LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG
Trường tôi đang công tác đóng trên địa bàn Phường Hòa Hiệp Bắc, quận
Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà
trường và đại đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em, học sinh
có tương đối đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Phương tiện, thiết bị dạy học cơ
bản đảm bảo cho hoạt động của thầy và trò. Học sinh ham thích học vẽ, so với
một số nơi khác thì môn Mĩ thuật ở đơn vị tôi công tác sớm được quan tâm. Bởi
vậy, tranh vẽ của các em học sinh khá đẹp, hình vẽ dí dỏm, ngộ nghĩnh, hồn
nhiên, màu sắc tươi sáng, phong phú và hấp dẫn, gần gũi với cuộc sống. Đó
chính là kết quả của những giá trị thẩm mĩ mà các em thể hiện qua tranh.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trong việc dạy học Mĩ thuật cho học
sinh lớp Một như đã nêu trên, hiện vẫn còn tồn tại không ít hạn chế gây khó
khăn cho việc dạy học Mĩ thuật, đó là một số cha mẹ học sinh làm nghề sông
nước, công việc không ổn định, đời sống kinh tế còn rất khó khăn đã ảnh hưởng
không lớn đến chất lượng học tập của học sinh.
Điều khó khăn hơn đối với lứa tuổi này, đó là sự cảm nhận mọi vật xung
quanh cuộc sống các em nói chung và cảm nhận về màu sắc nói riêng đã theo
công thức, rập khuôn máy móc vốn tồn tại từ bậc học mầm non như: Lá cây nhất
thiết chỉ có một màu xanh, thân cây thì màu nâu, hoa thì phải đỏ hoặc vàng. Màu
sắc thường rực rỡ, không giữ được độ tươi sáng, ngộ nghĩnh mà dẫn đến sự lòe
loẹt, sự khô khan của màu sắc. Sự cảm nhận này là một điều tối kỵ với môn học
nghệ thuật - môn học đòi hỏi có sự tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo cao của mỗi một

học sinh. Chính vì những điều đó mà tôi luôn trăn trở, băn khoăn và tự nhủ mình
phải quyết tâm tìm tòi, suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra biện pháp rèn luyện kĩ năng
sử dụng màu sắc thích hợp cho học sinh lớp 1 khi học môn Mĩ thuật.
Người thực hiện: Nguyãùn Hæîu Khæång Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Thường xuyên quan tâm giáo dục học sinh biết yêu thích cái đẹp.
Xuất phát từ nội dung và mục tiêu đã định, dạy học Mĩ thuật phải tạo điều
kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen và bước đầu tập thể hiện cái đẹp, vận dụng
nó vào học tập và sinh hoạt hàng ngày, điều đó chính là góp phần vào giáo dục
thẩm mĩ cho học sinh. Dạy Mĩ thuật giáo viên phải gợi mở, cung cấp kiến thức
tới học sinh để hướng kiến thức đó không những giúp học sinh dễ hiểu mà còn
là động lực thúc đẩy sự phát triển, tìm tòi, sáng tạo hơn trong học tập.
2. Yêu cầu học sinh nhớ tên ba màu cơ bản, dần dần nhận biết được các màu
nhị hợp và tiến tới gọi tên thành thạo (hộp 12 màu), cao hơn nữa biết phân
biệt màu đậm, màu nhạt.
Mặc dù các em đã nhận biết ba màu cơ bản từ bậc học mầm non song do
đặc điểm tâm sinh lí của các em ở lứa tuổi này, việc ghi nhớ chưa lâu và chưa
bền vững, nên việc nhắc nhở thường xuyên là một việc làm cần thiết. Đặc điểm
các màu do pha trộn mà có (đỏ pha với vàng thành màu da cam; đỏ pha với xanh
lam tạo thành màu tím…), cao hơn phân biệt đậm nhạt của màu sắc, biết chọn
những màu sắc phù hợp để vẽ tranh.

Người thực hiện: Nguyãùn Hæîu Khæång Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
Ví dụ: Khi dạy bài 25 – Vẽ màu vào tranh dân gian (Lớp 1)
Giáo viên cần chuẩn bị kĩ nội dung và phương tiện, đồ dùng học tập, như
tranh phiên bản lớn để học sinh dễ quan sát hơn, thông qua tranh mẫu, giáo viên
cần nói qua: Tranh dân gian có từ rất lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác, nó thường được treo vào dịp Tết nên còn có tên gọi là tranh Tết. Tranh

do các nghệ nhân làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh khắc in màu bằng
phương pháp thủ công, nội dung gần gũi với nông dân Việt Nam. Màu sắc
thường được chiết xuất từ thiên nhiên như: Màu đen lấy từ than lá tre, than rơm,
màu trắng lấy từ vỏ con sò, con điệp ở biển, màu vàng lấy từ đất gạch, màu xanh
lấy từ lá cây... Bởi thế khi gợi ý học sinh vẽ màu cần chọn màu sắc như thế nào
cho phù hợp để vẽ vào con lợn đang ăn cây ráy, trên mình con lợn có xoáy âm
dương; cây ráy mọc lên từ ụ đất...
3. Yêu cầu học sinh so sánh các mẫu vật thực.
Độ đậm nhạt của màu sắc phụ thuộc vào các màu nằm cạnh nó, hay nói
cách khác một màu sắc nào đó không phát huy hết tính chất của nó khi chỉ nằm
một mình đơn độc, mà nó được bộc lộ tốt hơn khi nằm cạnh màu khác làm tôn
nó lên. Trong trường hợp này có thể xảy ra hai hiện tượng hoàn toàn trái ngược
nhau: hoặc tốt hơn, hoặc xấu đi.
Ví dụ: màu đỏ đặt lên màu vàng làm cho đỏ ấy tươi sáng lên, rực rỡ hơn;
nhưng cũng màu đỏ ấy đặt lên màu xanh thì sẽ làm mất tính chất của nó mà thôi.
Điều này đòi hỏi giáo viên định hướng cho các em một cách hết sức khéo léo và
tế nhị, vì chọn màu gì và sử dụng màu như thế nào mà không làm mất đi sự tự
do sáng tạo của học sinh mà vẫn đảm bảo sự hợp lí trong khi sử dụng màu, đó
mới là điều cơ bản của việc dạy học môn Mĩ thuật mà giáo viên cần lưu tâm.
Ví dụ: Bài 7 - Vẽ màu vào quả (trái) cây - Lớp 1
Người thực hiện: Nguyãùn Hæîu Khæång Trang 7

×