Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ĐỀ tài 12 TÍNH CHẤT của DUNG DỊCH POLYMER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.13 KB, 13 trang )

Tính chất của dung dịch polymer
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA – THỰC PHẨM
ĐỀ TÀI 12
TÍNH CHẤT CỦA DUNG DỊCH POLYMER
GVHD:Th.S CAO VĂN DƯ
NHÓM: 8
 Trương Quang Phú
 Hà Duy Phương
 Trần Thị Như
Quỳnh
 Nguyễn Duy Rốt
1
Tính chất của dung dịch polymer
MỤC LỤC
11
2
Tính chất của dung dịch polymer
I. TỔNG QUAN VỀ POLYMER
Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đã tạo ra nhiều sản
phẩm phục vụ cho nhu cầu thực tiễn của con người.Không chỉ dừng lại ở đó mà
ngày nay con người đã tạo ra được những sản phẩm bằng vật liệu polime. Vật
liệu polymer có nguồn gốc tự nhiên (từ cây cỏ hoặc động vật) đã được loài
người biết đến từ nhiều thế kỷ. Các vật liệu này bao gồm gỗ, bông, da, tơ lụa
v.v… Đặc biệt trong thế kỷ 20, nhờ các công cụ khoa học, đã xác định được
rằng các phân tử polymer được cấu tạo từ những phần tử hữu cơ nhỏ, nhờ đó
tạo ra những cấu trúc đặc biệt của phân tử polymer. Kể từ sau chiến tranh thế
giới 2 đã có một cuộc cách mạng trong lĩnh vực vật liệu với s ự xuất
hiện của vật liệu polymer tổng hợp ở qui mô công nghiệp. Các polymer
tổng hợp có nhiều tính năng vượt trội so với sản phẩm tự nhiên, và trong
nhiều trường hợp chúng có thể thay thế vật liệu truyền thống như bê tông,


thép, gỗ… với tính chất tương đương và hiệu quả kinh tế cao hơn. Sự phân
loại vật liệu polymer được trình bày trong sơ đồ sau:
3
Tính chất của dung dịch polymer

Việc phát triển vật liệu polyme ở nước ta đang có bước đầu phát triển: đã hình
thành nhiều công ty nhựa tư nhân, các trung tâm nghiên cứu cũng đang được đầu
tư, các trường đại học đang nghiên cứu và giảng dạy nghành học của tương lai
này, dự báo sẽ rất phát triển trong thời gian tới.
Cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao ,khả năng khám phá của con
người ngày càng vươn xa, những đòi hỏi về tiện ích sử dụng tất yếu là cao hơn :
không độc hại , tính thẩm mỹ cao ,bền chắc nhiều tính năng mang tính chất siêu tự
nhiên ,Bảo vệ môi trường thực hiện mục tiêu phát triển bền vững , Tính kinh tế khi
sử dụng …
4
Tính chất của dung dịch polymer
II. DUNG DỊCH POLYMER
1. Định nghĩa dung dịch polymer.
Dung dịch polymer là hệ gồm polymer và hợp chất thấp phân tử. Hợp chất
thấp phân tử đóng vai trò là dung môi, polymer là chất hòa tan.
Khi trộn dung môi và polymer thì xảy ra quá trình xâp nhập của dung môi
vào trong polymer và làm cho thể tích của polymer tăng dần, gọi là sự trương.
Nếu polymer trương
không giới hạn trong
dung môi thì sẽ xảy ra
quá trình hòa tan của
polymer trong dung môi
Có thể nói, polyme
trương là dung dịch của
chất thấp phân tử trong

hợp chất cao phân tử sự
trương khác với sụ trộn
lẫn 2 chất thấp phân tử là
ở chỗ quá trình xảy ra từ một phía do sự khác nhau lớn về độ khuếch tán của
chất thấp phân tử vào cao phân tử. trong khi polyme hấp thụ dung môi, các
phân tử chua kịp chuyễn chổ vào pha dung môi, chỉ sao khi các mạch polyme
đủ linh động, các tương tac giữa các phân tử yếu đi, sự khuếch tán các phân tử
polyme vào pha dung môi mới bắt đầu.

5
Tính chất của dung dịch polymer
 Quá trình hòa tan polymer gồm 4 giai đoạn
• Hệ dị thể gồm pha polymer và pha dung môi
• Hệ dị thể, gồm một pha là dung dịch chất lỏng thấp phân tử trong polymer
(polymer trương) và một pha chất lỏng thấp phân tử
• Hệ dị thể, gồm một pha là dung dịch chất lỏng thấp phân tử trong polymer
và một pha dung dịch polymer trong chất lỏng thấp phân tử
• Hệ đồng thể, gồm có sự xâm nhập polymer vào chất lỏng thấp phân tử, cả
hai pha là đồng nhất.
2. Tính chất dung dịch polymer
Dung dịch polymer là hệ cân bằng về nhiệt động học ở trạng thái cân bằng
xác định, khi tăng nhiệt độ, nồng độ pha thay đổi kèm theo sự chuyển phân tử từ
pha này sang pha khác xảy ra rất chậm, càng chậm nếu dung dịch càng đậm đặc.
Đối với dung dịch polymer, sự khác nhau về kích thước của cấu tử rất lớn, độ nhớt
của polymer thường là 10
11
- 10
14
ps, còn chất lỏng thấp phân tử thường là 0,01 ps.
Sự khác nhau này gây ra những đặc tính của tính chất cơ học của dung dịch

polyme.
2.1 Tính tan.
Cũng như chất thấp phân tử, polyme không thể hòa tan trong tất cả các chất lỏng.
Một số chất lỏng được gọi là “ dung môi tốt “ cho polyme thì polyme sẽ tan tự
nhiên. Khi hoà tan polymer vào dung môi thì quá trình hoà tan thường chậm và
phải qua giai đoạn trung gian là trương lên trước sau đó mới hoà tan. Thậm chí có
những polymer không tan trong dung môi nào (“ dung môi xấu” hay không phải là
dung môi cho polyme).
6
Tính chất của dung dịch polymer
VD: NR tan tốt trong benzen nhưng không tan trong nước, Gelatin tan trong nước
nhưng không tan trong cồn. Nguyên nhân là mỗi loại polyme có thể tương tác với
những dung môi nhất định và có thể không tương tác với các loại dung môi khác.
Cũng có thể ban đầu polyme tạo với dung dịch một dung dịch thật nhưng một thời
gian sau cúng có thể chỉ la hệ keo, không bền vững nhiệt đông học.
2.2 Tính trương
Sự hòa tan của một polymer trong một dung môi luôn thể hiện tính chất đặc trưng
là sự trương : Polyme hấp thụ dung môi và gia tăng khối lượng, thể tích của
mẫu.Ngay sau khi polyme được cắt thành mảng nhỏ và ngâm trong dung môi sau
một thời gian trương thì các mảng sẽ tự kết lại và hòa quyện với nhau để tạo thanh
dung dịch polyme thật.
Sự trương là quá trình xâm nhập của các phân tử dung môi vào trong polymer có
khối lượng phân tử lớn. sự trương liên quan tới sự chuyển chổ của mạch polyme,
nghĩa là có sự thây đổi cấu trúc của nó, làm tăng thể tích của mẫu, không xảy ra sự
phân cắt các liên kết dọc theo mạch mà chỉ phá hủy các liên kết giữa các mạch
cao phân tử.
2.3 Độ nhớt của dung dịch
Các tính chất cơ học của chất lỏng là những tính chất thể hiện khi chịu tác dụng
của ngoại lực và và được biểu hiện dưới dạng chả đó là sự chuyển dịch của các
phân tử tương ứng với nhau.

 Định luật cơ bản về sự chảy của chất lỏng là định luật NewTon. Đặc trưng cơ
bản của chất lỏng là hệ số nhớt thường gọi là độ nhớt.
- Độ nhớt của dung dịch polyme được đặc trưng bởi những đặc điểm sau:
- Độ nhớt của dung dịch polyme thường lớn hơn rất nhiều so với độ nhớt dung
dịch các hợp chất thấp phân tử, cũng như dung dịch keo có cùng nồng độ. Chỉ
có những dung dịch polyme rất loãng mới có thể được coi là phù hợp với các
định luật của Newton và Puazeil, ví dụ các dung dịch cao su khi C< 0.05%.
- Độ nhớt của dung dịch Polyme không phù hợp với định luật Einstein, khi tăng
nồng độ thì độ nhớt tăng theo đường cong hướng về phía trục nồng độ.
7
Tính chất của dung dịch polymer
Trong một thời gian dài người ta cho rằng, dung dịch polymer sở dĩ có độ nhớt lớn
là do có sự Sovat hóa xảy ra. Nhưng vì sau này người ta nhận thấy rằng trong
dung dich polymer sự Sovat hóa các đại phân tử tương đối bé. Nguyên nhân chính
là do đặc trưng thủy động lực của hệ thống có chứa các đại phân tử uốn dẻo, dài và
do có sự tồn tại các chất kết hợp trong dung dịch.
2.4 Thuyết Mixel
Trước đây người ta mô tả bản chất của dung dịch polymer bằng thuyết Mixel.
- Theo thuyết này trong dung dịch các đại phân tử nằm dưới dạng Mixel vì
polyme có một số tính chất tương tự Mixel:
- Không có khả năng thẩm tích
- Áp suất thẩm thấu nhỏ
- Khả năng khuếch tán nhỏ.
Tuy nhiên thực tế polymer không phải là Mixel là thuyết về bản chất của các
hệ thống keo tiêu biểu mà các hệ thống keo là những hệ thống không bền về
nhiệt động, trong khi đó dung dịch polymer bền về nhiệt động do đó thuyết
Mixel không phù hợp với dung dịch polimer.
2.5 Thuyết phân tử
Cho rằng dung dịch polymer có độ phân tán phân tử. Thuyết này đúng do có
nhiều điểm phù hợp với thực tế.

- Xác định đúng trọng lượng phân tử của polimer trong dung dịch loãng.
- Quá trình hòa tan polimer la tự phát.
- Dung dịch polymer bền nhiệt động.
- Dung dich polymer không cần chất ổn định.
- Dung dịch polymer là hệ thống cân bằng nhiệt động.
2.5 Thuyết mới
- Dung dịch polymer luôn có hiện tượng Sovat. Tuy nhiên hiện tượng này
không mạnh lắm ở dung dịch polymer.
- Các phân tử polymer hay các mắt xích của các phân tử kết hợp với nhau.
8
Tính chất của dung dịch polymer
3 Dung dịch polymer loãng
- Dung dịch có nồng độ không quá 1 g/100 ml gọi là dung dịch loãng.
- Đặc tính của dung dịch loãng polyme là độ nhớt rất cao do có hiện tượng
sovat. Điều đó liên quan tới sự chuyển động của phân tử lớn polyme.
- Sự giải thích hiện nay về bản chất độ nhớt của dung dịch polyme loãng là
dựa trên sự phân tích các tính chất thủy động lực, là những tính chất có
quan hệ với sự chuyển động các phần tử trong dung dịch
- Độ nhớt của dung dịch loãng polymer phụ thuộc vào ứng suất trượt. Sự phụ
thuộc hệ số nhớt vào ứng suất trong dung dịch polymer liên quang tới hình
dạng dài của phân tử theo hướng dòng chảy. Các phân tử polymer dài đặt
dưới ứng suất sẽ duỗi ra và định hướng vào dòng chảy. Song sự định hướng
này bị phá huỷ bởi chuyển động nhiệt.
- Trong dung dịch loãng, các mạch polyme dài uốn dẻo có thể cuộn lại dưới
dạng cầu.
- Ví dụ: độ nhớt của dung dịch cao su 1% trong benzen lớn gấp 18 lần độ
nhớt của bản thân benzen
Bảng độ nhớt tương đối của cao su trong benzen
Bản chất độ nhớt của dung dịch loãng polyme là tính chất liên quan tới sự chuyển
9

Áp lực
s/cm
2
Độ Nhớt Tương Đối ở Các Nồng Độ
0.06% 0.1% 0.2% 0.4% 0.6% 0.8% 1%
10.5
20.5
40.5
60.5
1.18 1.46 2.48 5.42 7.14 11.31 17.71
1.18 1.57 2.27 4.57 6.55 9.80 15.41
1.17 1.41 2.08 4.48 6.22 9.68 14.03
1.18 1.37 2.07 4.24 5.61 7.61 13.47
Tính chất của dung dịch polymer
đông của phân tử polyme trong dung dịch. Các phân tử lớn có thể chuyển động
tịnh tiến với phân tử dung môi sự chuyển động này có thể là hỗn độn, định hướng
hay chuyển động trong trường trọng lực.
Đo bằng kế mao quản (capillry viscometer)
R: bán kính mao quản
V: thể tích dung dịch
L: chiều dài mao quản
:độ nhớt
Độ nhớt của dung dịch loãng polyme phụ thuộc vào ứng suất trượt. sự phụ thuộc
hệ số nhớt vào ứng suất trong dung dịch polyme liên quang tới hình dạng dài của
phân tử theo hướng dòng chảy. Các phân tử polyme dàidưới ứng suất đặt sẽ duỗi
ra và dịnh hướng vào dòng chảy. Song sự định hướng này bị phá huỷ bởi chuyển
động nhiệt. Mức độ định huớng phụ thuộc vào tỷ lệ cường độ chuyển động nhiệt
và độ lớn ứng suất.
Tóm lại mức độ xoắn, mức độ tổ hợp, độ lớn phân tử, tương tác của polyme
với dung môi đều ảnh hưởng lớn đến tốc độ khuếch tán của tiểu phân, độ nhớt

của dung dịch và các tính chất khác
4 Dung dịch đặc của polyme.
Dung dịch polyme đặc là dung dịch có nồng độ cao hơn 1g/100ml trong đó
các phân tử chất hòa tan tác dụng tương hỗ với nhau sự tác dụng tương hỗ này
10
Tính chất của dung dịch polymer
làm tăng độ nhớt của dung dịch. Khi tăng nồng độ polyme trong dung dịch, độ
nhớt tăng.
Độ nhớt của dung dịch đặc polyme phụ thuộc vào: phụ thuộc nhiều ở nồng
độ cao, và phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng phân tử. Độ nhớt cũng phụ
thuộc nhiều vào nhiệt độ, độ nhớt giảm khi tăng nhiệt độ. Chiụ ảnh hưởng lớn
của dung môi.
III. KẾT LUẬN
Công nghệ phát triển polymer đang có những bước phát triển mới tạo ra nhiều
loại sản phẩm không những bền, đẹp mà còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh
vực. Ngày nay hóa học polyme đã tiến sang một bước phát triển mới vật liệu.
polyme ngày càng có những tính năng vượt trội với nền công nghệ sản xuất vật
liệu polyme bền nhiệt cao, cách điện, cách âm tốt ,chống tia UV, vật liệu polyme
sinh học … phục vụ cho nhiều nghành công nghiệp & đời sống: công nghiệp
xây dưng, thực phẩm, cơ khí, điện tử, tên lửa & du hành vũ trụ ….
Trong công nghiệp sản xuất vật liệu polyme có những bước phát triển tương
ứng với việc cải tiến phương pháp gia công: công nghệ đúc, công nghệ ép phun,
công nghệ in… làm cho các sản phẩm ngày càng có nhiều tính năng thay thế các
sản phẩm cũ, có tính thẩm mĩ cao hơn, ít độc hại với sức khỏe con người.
Trong nghiên cứu các nhà khoa học đang ngày hoàn thiện về việc nghiên
cứu tính chất và cấu trúc của polyme…. Chế tạo ra nhiều loại polyme có tính năng
tổng hợp, không độc hại ít gây ô nhiễm môi trường …
Tài Liệu Tham Khảo
11
Tính chất của dung dịch polymer

1. Thái Doãn Tĩnh, Hoá học các hợp chất cao phân tử,
NXB: Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
2. Phan Thanh Bình, Hoá học hoá lý polyme,
NXB: Đại học quốc gia TP. HCM.
3. />4.
12
Tính chất của dung dịch polymer
13

×