Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Luận văn thạc sĩ TỔNG hợp hệ xúc tác SO42 trên SBA 15 ỨNG DỤNG vào PHẢN ỨNG TRANSESTER hóa dầu JATROPHA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.01 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Học viên cao học: VÕ AN ĐỊNH
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài:
TỔNG HỢP HỆ XÚC TÁC SO
4
2-
/SBA-15 ỨNG DỤNG VÀO PHẢN ỨNG
TRANSESTER HÓA DẦU JATROPHA
Chuyên ngành: HÓA LÝ THUYẾT VÀ HÓA LÝ
Mã số:60.44.31
Cán bộ hướng dẫn : TS. HOÀNG THỊ KIM DUNG
1
TS. CỔ THANH THIỆN
2
MỞ ĐẦU
Sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa trên thế giới đang làm nhu cầu dầu mỏ tăng
nhanh, nền kinh tế đang phát triển này kéo theo một nhu cầu khổng lồ về năng lượng,
phần lớn nguồn năng lượng này có nguồn gốc từ dầu mỏ, than và khí thiên nhiên. Tuy
nhiên trữ lượng nhiên liệu hóa thạch có hạn do đó yêu cầu cấp thiết hiện nay là nghiên
cứu tìm ra những nguồn năng lượng thay thế, đó là những nguồn nhiên liệu tái tạo [6].
Diesel sinh học đang trở nên hấp dẫn vì lợi ích môi trường và khả năng tái tạo của
nó. Có bốn phương pháp nguyên thủy để tạo ra biodiesel: pha trộn, tạo hệ vi nhủ tương,
nhiệt phân và transester hóa. Trong đó phương pháp phổ biến nhất là trans este hóa các
triglyceride (dầu thực vật và mở động vật) với ancol dưới sự hiện diện của một xúc tác
[6].
Trong công nghiệp diesel sinh học, chi phí cho nguyên liệu (chủ yếu là triglyceride)
là chi phí chính cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, ta có thể giảm giá thành sản phẩm bằng
cách sử dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ, như các loại dầu không ăn được, các loại dầu ăn


thải và mở động vật [12, 13]. Hiện nay cây Jatropha đang được chú ý với ứng dụng làm
nguyên liệu cho quá trình sản xuất diesel sinh học, bởi đây là loại dầu thực vật không ăn
được nên không ẩn chứa các nguy cơ tìm tàn về an ninh lương thực như các loại dầu thực
vật ăn được. Hơn thế nữa, hạt jatropha curcas có chứa nhiều dầu và cho ra những sản
phẩm diesel sinh học mạch dài có nhiều tính chất giống với diesel có nguồn gốc từ dầu
mỏ [10].
Tuy nhiên, các loại dầu không ăn được thường chứa hàm lượng lớn các axit béo tự
do nên không thể chuyển hóa thành diesel sinh học khi sử dụng xúc tác bazơ, vì các axit
béo có thể phản ứng với các xúc tác bazơ làm hoạt tính xúc tác bazơ giảm mạnh [11].
Tiền xử lý các axit béo tự do bằng phản ứng ester hóa là một quá trình cần thiết, và các
xúc tác thường được sử dụng cho quá trình này là các axit như H
2
SO
4
, HF, H
3
PO
4
, HCl và
p-toluen sulfonic axit. Tuy nhiên, việc sử dụng các xúc tác này thường nguy hiểm bởi vì
3
chúng là những dung dịch axit nguy hiểm và có tính ăn mòn cao. Do đó, các xúc tác axit
dị thể có thể được xem xét như một sự thay thế nhằm giảm thiểu các nguy hại môi trường
và giảm giá diesel sinh học [11]. Thời gian gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu sử
dụng vật liệu mao quản trung bình làm vật liệu xúc tác cho phản ứng trasester hóa dầu
thực vật.
1. Vật liệu mao quản trung bình
Kể từ khi được khám phá ra vào đầu những năm 1990, vật liệu mao quản trung bình
có trật tự đã trở thành loại vật liệu được nghiên cứu nhiều nhất, được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực trong đó có xúc tác [1]. Nó được chú ý bởi những tính chất như diện tích

bề mặt lớn, có thể điều chỉnh thành phần, độ kết tinh, bền nhiệt, bền hóa học, điều chỉnh
được trạng thái lỗ xốp, độ đa phân tán kích thước lỗ xốp thấp, có nhóm chức bề mặt, có
độ cong bề mặt, có thể gắn các tâm hoạt động lên trên vật liệu mao quản trung bình [1].
Vật liệu mao quản trung bình là những vật liệu có đường kính lỗ xốp nằm trong
khoảng từ 2-50nm theo phân loại của IUPAC với:
Vật liệu vi mao quản có đường kính lỗ xốp < 2nm
Vật liệu mao quản trung bình có đường kính lỗ xốp nằm trong khoảng từ 2 đến
50nm và,
Vật liệu mao quản lớn có đường kính lỗ xốp >50nm.
Các lỗ xốp có hình dạng khác nhau như hình cầu hoặc hình trụ và có các đặc trưng
cấu trúc có thể thay đổi được, như hình 1.
4
Hình 1: Các cấu trúc lỗ xốp khác nhau của vật liệu mao quản trung bình [1].
Vật liệu mao quản trung bình có thể có nhiều thành phần cấu tạo thành nhưng chủ
yếu là các oxit như SiO
2
, TiO
2
, ZnO
2
, Fe
2
O
3
hoặc sự phối hợp của các oxit kim loại.
Thông thường nhất người ta sử dụng một dung dịch micell và phát triển các thành oxit
quanh các micell này. Cả nguồn hữu cơ kim loại như các alcol có chứa kim loại cũng như
các muối vô cơ kim loại như các muối clorua có thể được sử dụng [1].
1.1. Vật liệu mao quản trung bình SiO
2

.
Năm 1992 một họ mới của vật liệu mao quản trung bình trật tự được báo cáo và nó
đã trở thành một sự khởi đầu cho một hướng nghiên cứu mới [3]. Những vật liệu này có
tên là MCM-X (Mobil Crystalline of Materials – những vật liệu tinh thể Mobil) được
tổng hợp bởi các phòng thí nghiệm của tập đoàn Mobil. Vật liệu mao quản trung bình
silica với những cấu trúc lỗ xốp khác nhau đã được tổng hợp ví dụ như MCM-41 với các
lỗ xốp lục lăng hình trụ sắp xếp trật tự và MCM-48 có cấu trúc lỗ xốp dạng lập phương.
Những vật liệu này được tổng hợp với các chất hoạt động bề mặt cation dưới môi trường
bazơ.
Tuy nhiên đó không phải là lần đầu tiên người ta tổng hợp được vật liệu mao quản
trung bình silica. Mà phát minh đầu tiên là vào năm 1971 với tổng hợp ra được silica tỷ
trọng thấp khi chất hoạt động bề mặt cation được sử dụng. Nghiên cứu này không cho biết
về trạng thái lỗ xốp, chỉ quan tâm đến tỷ trọng thấp của silica. Sau đó vật liệu này được
tổng hợp, được mô tả và so sánh với MCM-41. Nó đã cho thấy vật liệu này là tiền thân
của vật liệu mao quản trung bình được tổng hợp sau này, mặc dù vậy tầm quan trọng của
vật liệu này không được coi trọng vào thời điểm đó.
Những vật liệu mao quản trung bình silica được tổng hợp đầu tiên với các polyme
ba khối không ion đã được báo cáo bởi Zhao và các đổng sự [1, 2, 3]. Những loại vật liệu
này có tên là SBA-X (Santa Barbara Amorphous), trong đó X là con số tương ứng với
đặc trưng cấu trúc lỗ xốp và chất hoạt động bề mặt, ví dụ như SBA-15 có những lỗ xốp
với cấu trúc lục lăng hình trụ sắp xếp trật tự được tổng hợp bằng chất hoạt động bề mặt
5
P123, trong khi SBA-16 có các lỗ xốp hình cầu được sắp xếp trong trung tâm cấu trúc
hình lập phương và được tổng hợp từ chất hoạt động bề mặt F127. SBA-15 là vật liệu
mao quản trung bình silica được nghiên cứu một cách rộng rãi nhất và cũng là chủ đề của
luận văn này.
Một số họ vật liệu mao quản trung bình silica khác là MSU, KIT, FDU và AMS,
những vật liệu này được tổng hợp với những điều kiện khác nhau ví dụ như các điều kiện
tổng hợp và chất hoạt động bề mặt …[1]
1.2. SBA-15

SBA-15 là loại vật liệu silica (SiO
2
) có những lỗ xốp hình trụ được sắp xếp trật tự
theo dạng lục lăng tổng hợp với sự hiện diện của Pluronic triblock-copolyme P123. Cấu
trúc của SBA-15 được minh họa trong hình 2. Đối với loại vật liệu này, được xem là bề
rộng của các lỗ xốp hình trụ nó có thể nằm trong khoảng 4-26 nm, mặc dù hiếm thấy kích
thước lỗ xốp lớn hơn 12. Chiều dài của các lỗ xốp có giá trị từ khoảng 200m đến vài
micron.
Quanh các lỗ xốp là mạng lưới các vi lỗ xốp gọi là corona. Mạng lưới này nối liền
các các mao quản trung bình lại với nhau và nó có nhiệm vụ là làm tăng diện tích bề mặt
của vật liệu SBA-15. Mạng lưới vi mao quản này được quan sát thấy đầu tiên trong mô
hình bạch kim (platinum replicas) trong đó các nano hình que (nanorods) từ các mao
quản trung bình đầy được nối với nhau bằng các mạng lưới, những mạng lưới này làm
cho các nano hình que vẫn giữ được cấu trúc lục lăng đồng đều sau khi bị loại ra khỏi
silica, hình 2.
6
Hình 2: Cấu trúc của vật liệu mao quản trung bình silica SBA-15 (bên trái) và mô
hình của nó trong hình dạng hình que (phía trên bên phải) và hình dạng ống rơm (phía
dưới bên phải) [1].
Corona được cho là có nguồn gốc từ các mạch ưu nước bị giữ lại của chất hoạt động
bề mặt. Một giả thuyết đối với corona làm giảm khiếm khiết trong cấu trúc vật liệu mao
quản trug bình, trong đó phần vi mao quản tăng lên tương ứng với ảnh hưởng độ dày
thành lỗ xốp đến tỷ số trung bình đường kính lỗ xốp. Nó có khả năng bền nhiệt đến
1173K, nhưng trên nhiệt độ này thì mạng lưới sẽ bị phá hủy và vật liệu sẽ có cấu trúc
giống như MCM-41.
Các corona này đóng vai trò chủ yếu khi sử dụng SBA-15 như một templat cho các
vật liệu khác. Mô hình này có thể được tổng hợp từ hai dạng khác nhau, một là dạng hình
que (rod-like) và dạng kia là dạng ống rơm (straw-like) như hình 2. Do các vi lỗ xốp
chiếm đầy mô hình vật liệu nên vật liệu mao quản trung bình sẽ được cố định trong cấu
trúc lục lăng và hình thái các hạt được giữ lại, trong khi MCM-41 được sử dụng như một

templat thì kết quả thu được sẽ có dạng giống như các ống xếp chồng lên nhau.
1.3. Cơ chế hình thành SBA.
Có ba phương pháp tổng hợp được đề nghị để giải thích cho sự hình thành của vật
liệu mao quản trung bình. Tất cả các mô hình được đề nghị trên cơ sở của chất hoạt động
bề mặt hoặc templat trong dung dịch định hướng cấu trúc. Các chất hoạt động bề mặt bao
7
gồm các nhóm ưa nước ở đầu và ở đuôi là các nhóm kỵ nước, các nhóm này sẽ tự sắp xếp
sao hạn chế đến mức thấp nhất sự không tương hợp giữa chúng. Giữa các phương pháp
tổng hợp khác nhau, sự khác nhau cơ bản là phương pháp trong đó là chất hoạt động bề
mặt tương tác với các dạng vô cơ. Trong đó tất cả các cơ chế cho rằng có sự kết tụ bởi quá
trình polyme hóa của silica dẫn đến cấu trúc mao quản trung bình. Trong phương pháp
templat kết tinh lỏng (A), các templat phân tử hoặc siêu phân tử xuất hiện trong môi
trường tổng hợp từ khi bắt đầu và quá trình tự kết tụ của các templat do sự hình thành của
pha mao quản trung bình kết tinh lỏng, tiếp đó là sự hình thành của mạng lưới vô cơ lắng
đọng quanh chất nền. trong nhiều trường hợp một sự đồng kết tụ có thể hình thành giữa
templat và mạng lưới vô cơ mềm dẻo sắp xếp một cách trật tự phương pháp B). Một
phương pháp thứ ba cũng được đề nghị trong đó các thành phần vô cơ kích thước nano
xuất hiện và có thể kết tụ và liên kết bởi các liên kết vô cơ.
Sự hình thành vật liệu SBA-15 và SBA-16 có thể hình dung một cách đơn giản qua
các giai đoạn phản ứng như sau:
Chất hoạt động bề mặt F127, P123 hòa tan trong nước hình thành nên pha mixen lần
lượt là dạng lập phương tâm khối (hình 3) và lục lăng trong đó phần kị nước PPO nằm ở
bên trong còn phần ưa nước PEO ở phía ngoài của mixen.
TEOS thủy phân trong nước hình thành nhóm silanol:
-Si-OR + H
2
O

-Si-OH + ROH
Các nhóm silanol ngưng tụ theo kiểu oxo hóa hoặc ancolxo hóa hình thành nên

silica oligome:
-Si-OH + HO-Si-

-Si-O-Si- + H
2
O
-Si-OR + HO-Si-

-Si-O-Si- + ROH
8
Các silica oligome này tương tác với mixen đã hình thành cấu trúc pha theo kiểu
tương tác S
+
X
-
I
+
(hay S
o
H
+
X
-
I
+
) (S: surfactant, X: halogen, I: inorganic là silica vô cơ).
Trong môi trường axit mạnh pH < 2 silica bị proton hóa mang điện tích dương và tương
tác tĩnh điện chủ yếu với phần PEO ưa nước cũng bị proton hóa qua cầu ion halogenua
[1].
Hình 3: (a) Mô tả tương tác giữa chất hoạt động bề mặt và silica oligome (S

o
H
+
)(X
-
I
+
), S
o
I
o
, và (S
o
M
+
)(X
-
I
o
). (b) Ba cấu trúc có thể thu được của một HI được tạo thành bởi
một polyme không ion và mạng lưới vô cơ. Bên trái là một cấu trúc HI ba pha, khối PEO
tách biệt với pha vô cơ. Bên phải là cấu trúc HI hai pha, khi polyme tích hợp vào khối
PEO. Ở giữa là một trạng thái trung gian, một phần của polyme PEO vẫn tự do [1].
Tại đây tiếp tục xảy ra quá trình ngưng tụ và tạo thành silica polime. Khi nung ở
nhiệt độ cao trong không khí, các chất HĐBM này bị loại bỏ hoàn toàn để lại khung silica
(SiO
2
)
n
, phần PPO bị loại bỏ để lại khoảng trống (mao quản) bên trong vật liệu. Cũng lưu

ý rằng do thể tích của PEO nhỏ nên nó có khả năng thâm nhập vào bên trong thành mao
quản silica và khi nung ở nhiệt độ cao, PEO bị loại bỏ và hình thành nên vi mao quản.
9
1.4. Tổng hợp và biến tính kim loại ghép trên SBA-15.
Trong lĩnh vực xúc tác, những vật liệu SiO
2
là những vật liệu dễ biến tính để tạo nên
những vị trí xúc tác có độ phân tán cao và dễ tiếp cận (highly disperse and more-
accessible), đặc biệt là đối với các vị trí có ion kim loại được ghép vào sườn SiO
2
[1].
Năm 1998, Dongyuan Zhao và các đồng sự [2], đã khám phá ra một loại vật liệu
mới, khi sử dụng chất hoạt động bề mặt copolyme ba khối chứa đồng thời nhóm kỵ nước
và ưa nước, làm chất định hướng cấu trúc cho quá trình polyme hóa silica và thu được thu
được vật liệu mao quản trung bình silica trật tự cao cấu trúc lục lăng (SBA-15) với kích
thước lỗ xốp khoảng 300Å.
Năm 2005, Juan A. Melero và các đồng sự đã tổng hợp Ti-SBA-15 khi sử dụng chất
định hướng cấu trúc Pluronic P123 (EO
20
PO
70
EO
20
) và titanocene dichloride (Cp
2
TiCl
2
)
dưới điều kiện môi trường axit mạnh [10]. Loại vật liệu này cho thấy hoạt tính xúc tác và
độ chon lọc cao đối với phản ứng epoxi hóa 1-octene cùng với ethylbenzylhydroperoxide

đóng vai trò là chất oxi hóa. Sau đó, nhóm tác giả này bằng phương pháp tương tự tổng
hợp được vật liệu Zr-SBA-15, loại vật liệu này thể hiện hoạt tính xúc tác và độ ổn định
cao , khi được sử dụng cho phản ứng traneste hóa trên dầu cọ có tính axit cao.
Vào năm 2013, tác giả Shih-Yuan Chen và các đồng sự đã tổng hợp Ti-SBA-15 và
so sánh hoạt tính xúc tác của chúng với SBA-15 tinh khiết và TiO
2
trên phản ứng tranester
hóa dầu jatropha [11].
1.5. Tổng hợp sulfat zirconi (SZ).
Sulfat zirconi (SZ) được tổng hợp bằng phương pháp hai bước là sự kết tủa và
nhúng tẩm. Zirconi hydroxit được kết tủa từ dung dịch Zirconi oxyclorua (zirconium
oxychloride) bằng cách thêm NH
4
OH dưới điều kiện khuấy mạnh. Zr(OH)
4
kết tủa được
sấy khô.
Quá trình sulfat hóa được thực hiện theo phương pháp tẩm ướt, sau đó được sấy
khô, nung. [2, 12, 13].
10
2. Phản ứng transeste hóa dầu thực vật.
Biodiesel có thể được điều chế theo bốn con đường cơ bản: trộn các loại dầu thô với
nhau, vi nhũ tương, cracking nhiệt và transeste hóa. Trong đó, phương pháp transeste hóa
được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất.
2.1. Trộn các loại dầu thô với nhau, hoặc pha loãng
Các dầu thực vật thô có thể được trộn trực tiếp hoặc pha loãng với nhiên liệu diesel
nhằm cải thiện độ nhớt do đó giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc sử dụng dầu
thực vật với độ nhớt cao trong động cơ đốt trong [6].
2.2. Vi nhũ tương
Một phương pháp khác nhằm giảm độ nhớt của dầu thực vật là dùng hệ vi nhũ

tương. Vi nhũ tương sạch, lỏng đẳng hướng với ba thành phần: một pha dầu, một pha
nước và một chất hoạt động bề mặt. Pha nước có thể là một hỗn hợp phức tạp của các
hydrocacbon và olefin. Hệ ba pha này có thể cải thiện các tính chất phun bởi sự làm bốc
hơi đột ngột các thành phần có nhiệt độ sôi thấp trong các hệ micell [6].
2.3. Cracking nhiệt
Sự nhiệt phân là quá trình chuyển hóa một chất này thành chất khác bằng cách gia
nhiệt hoặc dưới tác động của xúc tác với sự có mặt của không khí hoặc oxi [6].
2.4. Transeste hóa
Transeste hóa (phản ứng tách rượu - alcoholysis) là phản ứng hóa học bao gồm các
triglyceride và ancol dưới sự có mặt của xúc tác tạo thành các este và glycerol. Phản ứng
trans este hóa bao gồm ba phản ứng thuận nghịch liên tục, chúng chuyển hóa các
triglyceride thành các diglyceride, tiếp theo là chuyển hóa các diglyceride thành các
monoglyceride. Các glyceride sau đó chuyển hóa thành glycerol, cho ra một este tại mỗi
bước.
11
Trước đây, các xúc tác bazơ thường được ưa chuộng hơn xúc tác axit vì hoạt tính
cao hơn và các điều kiện thực hiện phản ứng dễ dàng hơn [5, 6].
2.4.1. Xúc tác enzym cho phản ứng transeste hóa.
Xúc tác enzyme thu hút sự chú ý bởi vì tạo ra những sản phẩm dễ tách, ít tạo ra sản
phẩm phụ là nước, dễ thu hồi glycerol và không có phản ứng phụ. Trong các quá trình
sinh hóa, phản ứng được thực hiện trong điều kiện dễ dàng (nhiệt độ phản ứng thấp, thời
gian ngắn, áp suất thường …). Tuy nhiên, xúc tác sinh học có giá thành cao, khả năng tái
tạo, tái sử dụng có giới hạn sau thời một thời gian phản ứng, chính vì những lý do đó mà
phản ứng transeste hóa sử dụng xúc tác enzym không thuận lợi so với các phản ứng xúc
tác bằng bazơ và làm cho quá trình này không khả thi và không có hiệu quả kinh tế [5,6].
2.4.2. Xúc tác bazơ cho phản ứng trans este hóa
Quá trình phản ứng trans este hóa dưới tác dụng của xúc tác bazơ của dầu thực vật
xảy ra nhanh hơn các phản ứng xúc tác, phản ứng trans este hóa dưới tác dụng của xúc tác
bazơ diễn ra theo cac bước sau:
Đầu tiên là phản ứng của nhóm cacbonyl, nguyên tử cacbon với anion của ancol, tạo

thành cấu trúc trung gian tứ diện (tetrahedral intermediate), từ trạng thái trung gian này
ankyl este và anion tương ứng của diglyceride được hình thành. Một vòng xúc tác khác
được bắt đầu khi các phản ứng xúc tác với một phân tử ancol thứ hai. Từ đây, các
diglyceride, các monoglyceride được chuyển hóa thành các ankyl este và glycerol.
Thông thường người ta sử dụng NaOH và KOH làm xúc tác cho phản ứng traneste
hóa các dầu thực vật vì hai loại xúc tác này là những loại hóa chất rẻ tiền, tuy nhiên, khi
dầu thực vật có chỉ số axit cao thì các loại xúc tác này cho hiệu quả thấp phải thực hiện
thêm bước tiền xử lý dầu thực vật [5, 6].
2.4.3. Xúc tác axit cho phản ứng trans este hóa
Phản ứng trans este hóa dưới tác dụng của xúc tác bazơ diễn ra theo cac bước sau:
12
Proton của nhóm cacbonyl của este đẩy mạnh quá trình hình thành cacbocation, sau
đó nuclophilic tấn công vào ancol sinh ra hợp chất trung gian tứ diện. Hợp chất trung gian
này sẽ lấy đi glycerol và sinh ra một este mới và chất xúc tác được tái tạo. Phản ứng
transeste hóa dưới xúc tác axit nên được thực trong môi trường không có nước.
So với xúc tác bazơ, xúc tác axit hoạt tính thấp, nhiệt độ và thời gian phản ứng của
quá trình phản ứng transester hóa xảy ra cao hơn nhiều so với phản ứng xúc tác bằng
bazơ. Sử dụng xúc tác axit rắn yêu cầu nhiệt độ và áp suất cao hơn để tăng hiệu quả xúc
tác. Tuy nhiên, lợi thế của việc sử dụng xúc tác axit là có thể chuyển hóa được các nguyên
liệu có chỉ số FFAs cao. Trong thực tế, các xúc tác axit có thể sản xuất trực tiếp biodiesel
từ nguyên liệu lipit giá rẻ với chỉ số FFA lớn hơn 6%.
Chính vì những lý do trên chúng tôi chọn xúc tác axit rắn SO
4
2-
/Zr-SBA-15 để điều
chế biodiesel từ dầu jartopha co chỉ số axit cao.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Chế tạo được vật liệu xúc tác Zr-SBA-15, và hệ xúc tác SO
4
2-

tẩm trên chất mang Zr-
SBA-15.
Đề xuất được qui trình chế tạo vật liệu mao quản trung bình trật tự Zr-SBA-15 và
qui trình tẩm SO
4
2-
trên chất mang Zr-SBA-15
Thí nghiệm ứng dụng xúc tác SO
4
/Zr-SBA-15 vào phản ứng transeter hóa dầu
Jatropha, ứng dụng trong sản xuất diesel sinh học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của hệ xúc tác SO
4
/Zr-SBA-15 dạng bột
13
Nghiên cứu biến tính SO
4
2-
trên vật liệu mao quản trung bình trật tự Zr-SBA-15, tính
chất của vật liệu trước và sau khi biến tính.
Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện điều chế xúc tác (nhiệt độ, nồng độ H
2
SO
4
,
hàm lượng Zr)
Nghiên cứu hoạt tính xúc tác của vật liệu mao quản trung bình trật tự Zr-SBA-15 và
hệ xúc tác Zr-SBA-15 được biến tính bởi H

2
SO
4
trên phản ứng transeter hóa dầu jatropha.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tổng hợp vật liệu mao quản trung bình trật tự Zr-SBA-15 theo phương pháp tổng
hợp trực tiếp, biến tính vật liệu Zr-SBA-15 bằng H
2
SO
4
theo phương pháp tẩm ướt.
Khảo sát hoạt tính xúc tác của hệ xúc tác SO
4
/Zr-SBA-15 trên phản ứng transeter
hóa dầu jatropha .
5. Phương pháp nghiên cứu
Tổng hợp vật liệu mao quản trung bình trật tự Zr-SBA-15 bằng phương pháp sol-gel
theo cách phối trộn đồng thời các nguồn nguyên liệu chứa Si và Zr, và biến tính bằng
phương pháp tẩm ướt với dung dịch H
2
SO
4
.
5.1. Xác định các đặc trưng vật liệu bằng các phương pháp
+ Nhiễu xạ tia X (XRD) nhằm phân tích cấu trúc tinh thể và vi tinh thể.
+ Chụp ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) nhằm khảo sát hình thái, kích thước,
trạng thái sắp xếp của mao quản và độ phân tán của vật liệu; khảo sát độ xốp và diện
tích bề mặt riêng.
+ Quang phổ hồng ngoại nhằm xác định các kiểu liên kết trong vật liệu.
+ Phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX) nhằm xác định thành phần nguyên tố trong

pha rắn.
14
+ Hấp thụ vật lý với khí N
2
nhằm xác định diện tích bề mặt, kích thước lỗ xốp, thể
tích lỗ xốp và, đối với một số phạm vi, hình dạng lỗ xốp của vật liệu.
+ Xác định tâm axit của xúc tác bằng phương pháp hấp thụ giải hấp NH
3
.
+ Xác định độ bền nhiệt của xúc tác bằng phương pháp TGA, DTA.
+ Sản phẩm phản ứng được xác định bằng phương pháp sắc ký giấy nhằm theo dõi
phản ứng.
+ Thành phần của sản phẩm được xác định bằng sắc ký khí, đầu dò ngọn lửa (FID).
5.2. Phương pháp xác định độ chuyển hóa dầu jatropha thành este của
axit béo.
+ Chỉ số axit của dầu Jatropha được xác định theo tiêu chuẩn AOCS cd 3d-63
(1997).
+ Sắc ký bản mỏng dùng để định tính độ chuyển hóa của dầu jatropha.
+ Sắc ký khí ghép khối phổ GC-MS theo tiêu chuẩn EN 14103.
6. Thời gian và địa điểm thực hiện.
Thời gian Nội dung công việc Địa điểm Ghi chú
03/2014
đến
04/2014
- Thu thập tài liệu, thông tin về các hướng:
+ Vật liệu mao quản trung bình SBA-15.
+ Sản xuất nhiên liệu sinh học (chủ yếu là từ nguồn nguyên
liệu dầu Jatropha) bằng phản ứng transester hóa trên xúc tác
axit.
+ Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mao quản trung bình SBA-15

Phòng 49 - Viện
công nghệ hóa học.
Đã thực hiện
05/2014
đến
06/2014
- Khảo sát hoạt tính xúc tác, tiến hành phản ứng transester
hóa.
+ Kiểm tra tính axit của vật liệu SBA-15 trước và sau khi xử
lý axit và ứng dụng của chúng.
Phòng 49 - Viện
công nghệ hóa học.
Đang thực hiện
07/2014
đến
08/2014
- Xác định các tính chất cấu trúc, bề mặt, đánh giá độ hoạt
động xúc tác của hệ xúc tác đối với phản ứng transeste dầu
Jatropha.
Phòng 49 - Viện
công nghệ hóa học.
Chưa thực hiện
09/2014
- Viết luận văn
- Trình bày luận văn tại nơi thực hiện Phòng 49 - Viện
Chưa thực hiện
15
- Sửa chữa theo góp ý của giảng viên hướng dẫn.
- Bảo vệ luận văn
công nghệ hóa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ambili V.K (2011), Thesis entitled “Studies on catalysis by Ordered Mesoporous
SBA-15 Materials Modified with Transition Metals”.
[2] Benjaram M. Reddy, Pavani M. Sreekanth, Pandian Lakshmanan (2005), Sulfated
zirconia as an efficient catalyst for organic synthesis and transformation reactions,
Journal of Molecular Catalysis A: Chemical, 237, p. 93–100.
[3] Dongyuan Zhao, Jianglin Feng, Qisheng Huo, Nicholas Melosh, Glenn H.
Fredrickson, Bradley F. Chmelka, Galen D. Stucky* (1998), Triblock Copolymer
Syntheses of Mesoporous Silica with Periodic 50 to 300 Angstrom Pores, Science, 279,
548.
[4] Galo J. de A.A. Soler-Illia *, Eduardo L. Crepaldi , David Grosso , Clement Sanchez
(2003), Block copolymer-templated mesoporous oxides, Current Opinion in Colloid and
Interface Science, 8, p.109–126.
[5] Man Kee Lam, Keat Teong Lee, Abdul Rahman Mohamed (2010), Homogeneous,
heterogeneous and enzymatic catalysis for transesterification of high free fatty acid oil
(waste cooking oil) to biodiesel: A review, Biotechnology Advances, 28, p.500–518.
[6] May Ying Koh, Tinia Idaty Mohd. Ghazi (2011), A review of biodiesel production
fromJatropha curcas L. oil, Renewable and Sustainable Energy Reviews, 15, p.2240–
2251.
[7] M.E. Borges, L. Díaz (2012), Recent developments on heterogeneous catalysts
for biodiesel production by oil esterification and transesterification reactions: A
review, Renewable and Sustainable Energy Reviews, 16, p.2839– 2849.
16
[8] Norhasyimi Rahmat, Ahmad Zuhairi Abdullah, Abdul Rahman Mohamed (2010), A
Review: Mesoporous Santa Barbara Amorphous-15, Types, Synthesis and Its Applications
towards Biorefinery Production, American Journal of Applied Sciences 7, 12, p.1579-
1586.
[9] J.A. Melero, L.F. Bautista, J. Iglesias, G. Moralesa, R. Sánchez-Vázquez (2012),
Zr-SBA-15 acid catalyst: Optimization of the synthesis and reaction conditions for
biodiesel production from low-grade oils and fats, Catalysis Today, 195, p. 44– 53.

[10] Juan A. Melero, Jesus M. Arsuaga, Pilar de Frutos, Jose Iglesias, Javier Sainz, Sandra
Blazquez (2005), Direct synthesis of titanium-substituted mesostructured materials using
non-ionic surfactants and titanocene dichloride, Microporous and Mesoporous Materials,
86, p. 364–373.
[11] Shih-Yuan Chen, Takehisa Mochizuki, Yohko Abe, Makoto Toba, Yuji Yoshimura
(2013), Production of high-quality biodiesel fuels from various vegetable oils over Ti-
incorporated SBA-15 mesoporous silica, Catalysis Communications, 41, p.136–139
[12] Sumit V. Jadhav, Krishna Mohan Jinka, Hari C. Bajaj (2010), Synthesis of nopol via
Prins condensation of β-pinene and paraformaldehyde catalyzed by sulfated zirconia,
Applied Catalysis A: General, 390, p.158–165.
[13] Vijaykumar S. Marakatti, Ganapati V. Shanbhag, A.B. Halgeri (2013), Sulfated
zirconia; an efficient and reusable acid catalyst for the selective synthesis of 4-
phenyl-1,3-dioxane by Prins cyclization of styrene, Applied Catalysis A: General,
451, p.71– 78.
17

×