Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

báo cáo tốt nghiệp bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường đề tài lập phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã TA MA, huyện Tuần Giáo, tỉnh điện biên giai đoạn 2014-2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.47 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BÁC




GIÀNG A LAU
LẬP PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHO
XÃ TA MA, HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN,
GIAI ĐOẠN 2014 – 2023
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Minh Châu
SƠN LA, NĂM 2014
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Trên thế giới 3
1.2. Ở Việt Nam 4
1.3. Xã Ta Ma, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên 8
PHẦN II: MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 10
2.1.1. Mục tiêu chung 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể 10
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 10
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu. 10
2.3. Nội dung nghiên cứu 10
2.4. Phương pháp nghiên cứu 11
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 11


2.4.1.1. Kế thừa tài liệu 11
2.4.1.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân11
2.4.2. Phương pháp xử lí số liệu 13
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 15
3.5.2. Khó khăn 23
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. Điều tra điều kiện cơ bản của đối tượng quy hoạch 24
4.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất của xã 24
4.1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất toàn xã 24
4.1.3. Đánh gia lựa chọn cây trồng vật nuôi 34
4.2.3. Quy hoạch sử dụng đất 45
4.2.4. Quy hoạch các hoạt động sản xuất của xã 49
4.2.4.1. Hoạt động nông nghiệp 49
4.2.4.2. Hoạt động lâm nghiệp 50
4.2.5. Lập kế hoạch sử dụng đất kì đầu và kì cuối của xã Ta Ma 52
4.2.5.1. Kế hoạch sử dụng đất kì đầu giai đoạn 2014 – 2018 52
4.2.5.2. Kế hoạch sử dụng đất kì cuối giai đoạn 2019 – 2023 55
4.2.6.2. Hiệu quả xã hội 62
4.2.6.3. Hiệu quả môi trường 62
4.3. Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch 63
4.3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý 63
4.3.2. Giải pháp về nguồn vốn 63
4.3.3. Giải pháp về kỹ thuật 64
4.3.4. Giải pháp về thị trường 65
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Trên thế giới 3
1.2. Ở Việt Nam 4
1.3. Xã Ta Ma, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên 8

PHẦN II: MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 10
2.1.1. Mục tiêu chung 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể 10
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 10
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu. 10
2.3. Nội dung nghiên cứu 10
2.4. Phương pháp nghiên cứu 11
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 11
2.4.1.1. Kế thừa tài liệu 11
2.4.1.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân11
2.4.2. Phương pháp xử lí số liệu 13
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 15
3.5.2. Khó khăn 23
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. Điều tra điều kiện cơ bản của đối tượng quy hoạch 24
4.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất của xã 24
4.1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất toàn xã 24
4.1.3. Đánh gia lựa chọn cây trồng vật nuôi 34
4.2.3. Quy hoạch sử dụng đất 45
4.2.4. Quy hoạch các hoạt động sản xuất của xã 49
4.2.4.1. Hoạt động nông nghiệp 49
4.2.4.2. Hoạt động lâm nghiệp 50
4.2.5. Lập kế hoạch sử dụng đất kì đầu và kì cuối của xã Ta Ma 52
4.2.5.1. Kế hoạch sử dụng đất kì đầu giai đoạn 2014 – 2018 52
4.2.5.2. Kế hoạch sử dụng đất kì cuối giai đoạn 2019 – 2023 55
4.2.6.2. Hiệu quả xã hội 62
4.2.6.3. Hiệu quả môi trường 62

4.3. Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch 63
4.3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý 63
4.3.2. Giải pháp về nguồn vốn 63
4.3.3. Giải pháp về kỹ thuật 64
4.3.4. Giải pháp về thị trường 65
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2013 Error: Reference
source not found
DANH MỤC CÁC CHỨ VIẾT TẮT
UBND: Uỷ ban nhân dân.
QHSĐ: Quy hoạch sử dụng đất.
LSNG: Lâm sản ngoài gỗ.
LNXH: Lâm nghiệp xã Hội.
Lời cảm ơn
Trong thời gian thực tập ngoài sự nỗ lực của bản thân thì tôi còn nhận
được sự quan tâm giúp đỡ của UBND xã Ta Ma, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện
Biên; Khoa Nông Lâm, cùng toàn thể các thầy cô giáo Bộ môn Lâm nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn về những sự giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Th.s
Nguyễn Thị Minh Châu, giáo viên hướng dẫn, người đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
Việc xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chịu ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, vì vậy mặc dù đã rất cố gắng
nhưng do trình độ, kinh nghiệm có hạn, nên trong bài báo cáo này không thể
tránh được một số thiếu sót nhất định. Do đó tôi rất mong nhận được sự đóng
góp của quý thầy cô, cùng toàn thể bạn đọc để báo cáo của tôi được hoàn
thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Sơn La, ngày 02 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Giàng A Lau
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc
biệt là vật mang sự sống trên trái đất. Từ khì con người chưa xuất hiện, đất
đai là địa bàn sinh sống và phát triển của các loài động, thực vật và vi sinh vật
nói chung. Khi con người xuất hiện và xã hội loài người ngày càng phát triển,
con người từ chỗ đất sử dụng không có quy hoạch dần dần các nhu cầu sử
dụng đất ngày càng tăng và đa dạng (ở, xây dựng công trình, phát triển sản
xuất Nông - Lâm nghiệp….) đòi hỏi con người phải bố chí sử dụng sao cho
hiệu quả
Việt Nam là khu vực bị tác động mạnh của địa hình do các quá trình
địa chất gây nên với nền địa hình, địa chất phức tạp, với tổng diện tích tự
nhiên khoảng 33 triệu ha, dân số khoảng 90 triệu người. Dân số ngày càng gia
tăng do đó phải có sự đối chiếu phù hợp giữa các kiểu sử dụng đất và các loại
đất đai để đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực
đồng thời cũng bảo vệ được hệ sinh thái cây trồng cũng như môi trường đang
sống.
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp Kinh tế - kỹ thuật
– pháp chế của Nhà Nước về tổ chức hợp lý, đầy đủ, toàn diện có hệ thống và
đạt hiệu quả cao, thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của các
đối tượng quy hoạch, việc tổ chức sử dụng lao động và các tư liệu sản xuất
khác có liên quan đến đất các biện pháp tác động thích hợp (phương thức sử
dụng đất, phương thức canh tác), nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu
quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất, duy trì, nâng cao sức sản xuất
của đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Quy hoạch sử dụng đất giúp bố trí, sắp
xếp không gian và thời gian sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững, giảm
tình trạng lãng phí đất, sử dụng đất đúng mục đích, góp phần cải thiện môi
trường sinh thái, thực hiện từng bước công nghiệp hóa hiện đại hóa nông
thôn, góp phần nâng cao đời sống cư dân nông thôn miền Núi theo kịp tiễn độ
phát triển kinh tế - xã hội các khu vực khác trong cả nước.

1
Với vị trí và vai trò quan trọng của đất đai vấn đề quản lý và sử dụng
đất đai đúng mục đích, hiệu quả, bền vững là rất cần thiết và có vai trò cực kỳ
quan trọng có ảnh hương trực tiếp tới thành quả lao động, môi trường sinh
thái và sử dụng đất một cách hiệu quả, bền vững.
Xã Ta Ma, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, là một xã miền núi của
huyện tuần Giáo, địa bàn của xã cũng nằm trong những xã đặc biệt khó khăm
của huyện Tuần Giáo, người dân trong xã sống bằng nghề nông – lâm nghiệp
là chủ yếu, cuộc sống của người dân còn thấp kém cơ sở hạ tầng chưa phát
triển việc phát triển sản xuất còn nhiều bất cập, khó khăn làm cho tiềm năng
đất đai trên địa bàn xã chưa được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả do
đó chưa phát huy được tiềm năng sẵn có tại địa phương, do vậy việc phát triển
kinh tế của xã còn gặp nhiều khó khăn.
Vấn đề đặt ra là phải làm gì để xã phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực
đạt hiệu quả. Việc quy hoạch sử dụng đất một cách chi tiết cụ thể và hợp lý để
phát triển kinh tế trên địa bàn xã nói chung và phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp nói riêng là việc làm rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn và những lí do trên tôi tiến hình nghiên cứu
chuyên đề
“ Lập phương án quy hoạch sừ dụng đất cho xã Ta Ma, huyện Tuần
Giáo, tỉnh Điện Biên” với mong muốn nắm bắt được tình hình sử dụng đất
của xã, tìm ra những mô hình và đề xuất các vấn đề sử dụng đất phù hợp. Đưa
ra các giải pháp sử dụng đất có hiệu quả, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc
sống cho người dân nơi đây.
2
PHẦN I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đất đai là tài nguyên vô cùng qúy giá của mỗi quốc gia, công tác
quy hoạch để có phương thức cải tạo, canh tác hợp lý đạt hiệu quả cao là một
điều hết sức quan trọng và cần thiết cho thực tiễn sản xuất, song việc sử dụng
đất đúng mục đích và hiệu quả, phải gắn liền với bảo vệ môi trường và phát

triển bền vững. Đây cũng là vấn đề mà nhiều xã quy hoạch hướng tới.
1.1. Trên thế giới.
Khoa học về đất đai đã trải qua hơn 100 năm nghiên cứu và phát triển,
những thành tựu nghiên cứu về phân loại đất và xây dựng bản đồ đất đã được
sử dụng làm cơ sở quan trọng cho việc tăng năng xuất và sử dụng đất có hiệu
quả.
Vào những năm 30 – 40 quy hoạch đất đai bắt đầu xuất hiện. Thời kỳ
những năm 50 – 70 trên thế giới nhắc nhiều đến nghiên cứu và đánh giá đất
đai trong quy hoạch sử dụng đất. Các tài liệu chuyên khảo của Jacks G.V đã
cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về “ phân loại đất đai cho quy hoạch sử dụng
đất” (1946). Sổ tay hướng dẫn QHSDĐ hỗ trợ cho quy hoạch cơ sở hạ tầng
cho trồng rừng được Bộ Nông Nghiệp nước Cộng Hòa Zimbabwe xuất bản
năm 1964. Hội đất học và nông học Mỹ 1966 cho ra đời chuyên khảo và
hướng dẫn điều tra đất đánh giá khả năng của đất và ứng dụng trong QHSD
đất. Năm 1967 hội Nông Nghiệp Châu Âu khẳng định quy hoạch vùng nông
thôn phải dựa trên cơ sở quy hoạch đất đai. Năm 1972 tác giả Haber đã đề
xuất bản tài liệu “khái niệm về sử dụng đất”, tài liệu này nói lên lý thuyết sinh
thái về QHSDĐ trên quan điểm về mối quan hệ giữa tính đa dạng hệ sinh thái
cũng như sự ổn định của chúng với khả năng và khả năng điều chỉnh. (Dẫn
theo Tòng Thị Thu minh (2012) [6]).
Năm 1971 và 1975, các chuyên gia tư vấn của FAO họp tại Rome và
Geneve thảo luận về phương pháp luận quy hoạch nông thôn. Vào thời kỳ
này, các thuật ngữ như quy hoạch địa phương, quy hoạch vi mô, quy hoạch
thôn bản, quy hoạch cùng tham gia… mới bắt đầu hình thành và dựa vào quy
hoạch. Vào những năm 1984 Bohlin, đề xuất yêu cầu của hệ thống thông tin
3
cho quy hoạch trồng rừng. Các tác giả Soda và Lund (1987) đưa ra hệ thống
thông tin cần thiết cho quy hoạch xây dựng. Năm 1975, Vink đã phân 6
nhóm chính về dữ liệu và tài nguyên đất cần thu thập cho QHSDĐ như: khí
hậu, độ dốc và địa mạo, thổ nhưỡng gồm cả thủy văn, đất, nước, tài nguyên

nhân tạo như hệ thống tưới tiêu, thảm thực vật. Hiện nay về cơ bản, thì hệ
thống thông tin này vẫn cần cho quy hoạch nhưng mức chi tiết cao hơn.
1.2. Ở Việt Nam.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu rõ
“Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật,
đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao cho các tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài” (Điều 18). Luật đất
đai năm 2003 quy định rõ 3 nhóm đất, trong đó nhóm đất nông nghiệp gồm 8
loại đất, nhóm đất phi nông nghiệp gồm 10 loại đất và nhóm đất chưa sử
dụng. Luật cũng đã quy định cụ thể các quyền và trách nhiệm của người sử
dụng. Tùy theo từng loại đất và mục đích sử dụng mà được giao cho tổ chức,
cá nhân quản lý và sử dụng. Theo luật đất đai thì quy hoạch và kế hoạch việc
sử dụng đất đai là một trong 8 nội dung quyền của Nhà nước đối với đất đai
và quản lý nhà nước về đất đai. Luật đất đai là cơ sở pháp lý cơ bản nhất cho
QHSDĐ nông lâm nghiệp. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 phân
định rõ 3 loại rừng làm cơ sở cho Quy hoạch Lâm nghiệp.
Tính thống nhất cao giữa 2 luật Luật đất đai và Luật bảo vệ và phát
triển rừng trong Quy hoạch và giao đất nông lâm nghiệp là xác định rõ vai trò
của địa phương, đặc biệt là cấp xã trong quy hoạch và giao đất giao rừng.
Trong nghị đinh 64/CP, điều 15 có nêu một số quyền hạn của cấp xã trong sử
dụng đất công ích. Trong văn bản quan trọng nhất về giao đất Lâm Nghiệp là
nghị định 02/CP của Chính phủ được thay bằng nghị định 163/1999/NĐ - CP
ra ngày 01/11/1999 về giao đất, cho thuê đất Lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài vào mục đích Lâm nghiệp có một
số điều nói tới nhiệm vụ và quyền hạn cấp xã trong Quy hoạch và giao đất
4
giao rừng. Nghị định 01/CP về giao khoán đất Lâm nghiệp xác định rõ vai trò
cấp xã như là cơ quan nhà nước chứng nhận để các hộ nông dân được nhận
khoán đất (điều 3, mục 3)
(2)

. Điều 6 Quyết định số 245/1998/QĐ - TT ngày
21/12/1988 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà
nước về rừng và đất Lâm nghiệp đã quy định rõ
[13]
trách nhiệm quản lý Nhà
nước về rừng và đất lâm nghiệp của UBND cấp xã, phường, thị trấn. Mặc dù
các văn bản pháp quy chưa quy định rõ quyền hạn đầy đủ của cấp xã trong
QHSDĐ nông lâm nghiệp, nhưng cũng đã nêu rõ một số điểm quan trọng
trong QHSDĐ cấp xã đó là:
Để tiến hành quy hoạch sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi
và đồng cỏ, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống, trên địa bàn xã
phải làm rõ các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp như: Về loại đất nông
nghiệp phải làm rõ đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm
nghiệp; các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đât chưa sử
dụng. Về loại đất lâm nghiệp phải làm rõ 3 loại đấ rừng: đất rừng sản xuất,
đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. UBND xã tổ chức QHSDĐ của địa
phương, thông qua HĐND và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ
sở QHSDĐ được phê duyệt UBND xã tổ chức cùng nông dân trong xã tiến
hành quy hoạch để lập kế hoạch xây dựng các dự án phát triển của xã theo
từng lĩnh vực. Ban Nông lâm – Địa chính của xã có trách nhiệm phối hợp với
các cơ quan để quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, Quy hoạch và lập kế
hoạch xây dựng các dự án phát triển cấp xã.
Có thể nói, các văn bản chính sách của Nhà nước đề cập không nhiều
đến QHSDĐ nông lâm nghiệp cấp xã nhưng quan điểm của Đảng và Nhà
nước về QHSDĐ nông lâm nghiệp tương đối rõ ràng. Như vậy, Đảng và Nhà
nước đã chú trọng đến QHSDĐ nông lâm nghiệp cấp địa phương và coi
QHSDĐ là nền tảng cho các quy hoạch khác đồng thời là cơ sở cho giao đất,
lập kế hoạch sử dụng đất, xây dựng các dự án phát triển.
Reichnberg (1992) và các nhà nghiên cứu trong nước đều cho rằng Việt
Nam chưa có QHSDĐ. Quy hoạch nông nghiệp và lâm nghiệp cấp vĩ mô được

5
xây dựng trên cơ sở xem xét mọi khía cạnh của tất cả các ngành trong tương lai.
Vì vậy, việc tiến hành quy hoạch nông lâm nghiệp còn thiếu cơ sở thực hiện.
Reichnberg năm 1992, sau khi khảo sát 5 tỉnh trung tâm miền núi phía
Bắc cho rằng Quy hoạch vi mô ở Việt Nam nên được nghiên cứu để phát triển
khái niệm quy hoạch cấp xã trên 4 khía cạnh bao gồm: phủ toàn bộ đất đai
cấp xã, nghĩa là Quy hoạch nông lâm nghiệp dựa trên QHSDĐ trên toàn bộ
diện tích hành chính trong xã, phối hợp các kế hoạch và các hoạt động giữa
các cơ quan Nhà nước, nghĩa là khi quy hoạch phải đề cập đến quy hoạch của
các ngành do cơ quan quản lý Nhà nước quản lý, QHSDĐ phục vụ cho giao
đất và cấp giấy chứng nhận để sử dụng đất tốt hơn, tạo điều kiện cho cộng
đồng tiến hành Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn
nuôi, cơ sở hạ tầng; chuẩn bị và phê duyệt quy hoạch đất theo đúng luật định.
Nghiên cứu và thí điểm đầu tiên về QHSDĐ và giao đất lâm nghiệp cấp
xã được thực hiện tại xã Tử Nê huyên Tân Lạc và xã Hang Kia, Pà Cò huyện
Mai Châu tỉnh Hòa Bình do dự án đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp
được thực hiện từ năm 1993. Theo ông Nguyễn Văn Tuấn và Vũ Văn Mễ
(1996), QHSDĐ được coi là một nội dung chính và được thực hiện khi giao
đất trên cơ sở tôn trọng tập quán nương rẫy cố định, lấy xã làm đơn vị để lập
kế hoạch và giao đất có sự tham gia tích cực của người dân, già làng, trưởng
bản, chính quyền xã… Bản đánh giá về trường hợp Tử Nê cho thấy càn có
một kế hoạch sử dụng đất chi tiết hơn thì mới đáp ứng được yêu cầu, tránh
được các mâu thuẫn của cộng đồng phát sinh sau quy hoạch, cần có sự điều
chỉnh và thời sự hóa kế hoạch.
Chương trình phát triển nông thôn miền núi giai đoạn 1996 – 2000 trên
phạm vi 5 tỉnh: Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái va Phú Thọ đã
tiến hành thử nghiệm quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã trên cơ sở
xây dụng kế hoạch phát triển cấp thôn và hộ gia đình. Theo Bùi Đình Toái và
Nguyễn Hải Nam năm 1998, tỉnh Lào Cai đã xây dựng mô hình sử dụng PRA
để tiến hành QHSDĐ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và lập kế hoạch sử dụng đất

3 cấp: xã, thôn và hộ gia đình. Đến năm 1998, trên toàn vùng dự án có 76
6
thôn bản được QHSDĐ theo phương pháp cùng tham gia. Phương pháp
QHSDĐ dựa trên công cụ PRA, căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của
người sử dụng đất, với cách tiếp cận từ dưới lên tạo ra kế hoạch có tính khả
thi cao hơn. Tuy nhiên một số mâu thuẫn giữa nhu cầu của cộng đồng và định
hướng của Nhà nước và kế hoạch của tỉnh, huyện cũng đã bộc lộ. Vấn đề này
cũng được xuất hiện ở Yên Châu tỉnh Sơn La. Vấn đề nghiên cứu ở đây là
phương pháp QHSDĐ địa phương sao cho phù hợp với chính sách về đất đai
của Chính phủ và kết hợp hài hòa với nhu cầu của cộng đồng.
Từ kết quả thử nghiệm ở Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Gia Lai và
Sông Bé , Vũ Văn Mễ cho rằng quy hoạch cấp xã phải dựa trên tình trạng sử
dụng đất hiện tại, tiềm năng sản xuất của đất, các quy định của Nhà nước và
nhu cầu nguyện vọng của người dân,… xem xét mọi vấn đề liên quan đến đất
đai và sử dụng tài nguyên.

Cách tiếp cận này phù hợp với xu thế chung hiện
nay về áp dụng các phương pháp quy hoạch tổng hợp.
Trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm, năm 1996 cục kiểm lâm cho ra tài
liệu hướng dẫn “Nội dung trình tự tiến hành giao đất lâm nghiệp trên địa bàn
xã. Những yêu cầu về chuyên môn và phương pháp trong hướng dẫn này còn
mang nhiều phương pháp điều tra truyền thống, phù hợp với điều tra rừng
trước đây. Bản hướng dẫn này nên hoàn thiện ở những nguyên tắc và các
phương pháp cơ bản. Không nên hướng dẫn chi tiết dẫn đến ngộ sự nhận rằng
việc QHSDĐ nông lâm nghiêp cấp địa phương theo một chu trình cứng.
Trong khuôn khổ của chương trình hợp tác kỹ thuật Việt – Đức, dự án
phát triển Lâm nghiệp xã hội Sông Đà đã nghiên cứu và thử nghiệm phương
pháp QHSDĐ và Giao đất lâm nghiệp tại hai xã của hai huyện Yên Châu (Sơn
La) và Tủa Chùa (Điện Biên) trên cơ sở hướng dẫn của cục kiểm lâm. Với cách
làm 6 bước và lấy cấp thôn bản làm đơn vị chính để quy hoạch. Giao đất Lâm

nghiêp và áp dụng cách tiếp cận LNXH đối với cộng đồng dân tộc vùng cao có
thể là kinh nghiệm tốt. Sự khác biệt ở đây là lấy cấp thôn bản làm đảm bảo quy
hoạch phù hợp với kết quả nghiên cứu xã hội và cộng đồng của Donovan và
nhiều người khác năm 1997 ở

các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
7
Qua tổng kết và phân tích các nghiên cứu thử nghiệm có liên quan đến
QHSDĐ nông lâm nghiệp ở Việt Nam có thể rút ra một số kết luận cho
nghiên cứu như sau:
- Hiện tại Việt Nam chưa có nghiên cứu đầy đủ về QHSDĐ nông lâm
nghiệp cấp xã. Những thử nghiệm về QHSDĐ nông lâm nghiêp cấp địa
phương chưa được tổng kết, đánh giá và phát triển thành phương pháp luận.
- Phương pháp QHSDĐ nông lâm nghiệp cấp xã đang còn lúng túng,
nhiều điểm chưa rõ và được vận dụng một cách khác nhau ở các chương trình,
dự án và các địa phương. Phương pháp quy hoạch có sự tham gia của người
dân trong QHSDĐ cấp vi mô đang được vận dụng và đạt được một số thành
công nhưng hiệu quả quy hoạch chưa được khẳng định.
- Cơ sở khoa học cho QHSDĐ nông lâm nghiệp cấp xã chưa rõ ràng.
Mặt khác, thực tiễn về quy hoạch này chưa có tổng kết và đánh giá. Vì vậy,
nhiều vấn đề đang đặt ra là cần tiếp tục nghiên cứu đặc biệt là mối quan hệ
giữa tổng thể và cụ thể, giữa vĩ mô và vi mô trong QHSDĐ cấp xã.
1.3. Xã Ta Ma, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
Xã Ta Ma là một trong những xã đặc biệt khó khăn về kinh tế của
huyện Tuần Giáo. Với dân cư phần lớn chủ yếu là người dân tộc H’mông,
trình độ dân chí thấp, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm là
chủ yếu. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi còn hạn chế,
với đất sản xuất nông nghiệp(ruộng bậc thang và nương rẫy) cuả xã phần lớn
là đất dốc và khó khăn cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Do
địa hình phức tạp không thuận tiện cho việc đưa các máy móc hiện đại như

máy cầy, máy phây… vào sản xuất nên phân lớn người dân ở đây còn sản
xuất chủ yếu dựa vào sức người và trâu, bò là chủ yếu nên hiệu quả kinh tế
đem lại chưa cao, ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân. Một bộ phân dân cư
do thiếu đất canh tác, không có phương tiện sản xuất, thói lười ỷ lại của một
bộ phận cư dân vào sự hỗ trợ của nhà nước dẫn tới đói nghèo gây ảnh hưởng
lớn tới xã hội. Có nhiều chương trình dự án đầu tư, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi
trong thời gian ngắn nhưng không có hiệu quả vì các dự án này thời gian triển
8
khai ngắn người dân không nhìn thấy được lợi ích lâu dài, người dân chưa có
tính kiên trì. Khi dự án rút đi thì người dân lại bỏ mặc không quan tâm phát
triển nữa, do vậy việc cần có một bản quy hoạch trước mắt và về lâu dài là rất
cần thiết, ngươi dân thường có thói quen là phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu
trước mắt rồi mới tính tới cái lợi ích lâu dài về sau. Nên việc giải quyết trước
mắt là làm sao phải đáp ứng nhu cầu trước mắt của người dân là rất quan
trong. Việc xây dựng các phương án quy hoạch cụ thể là rất cần thiết cho sự
phát triển.
Lập phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã trong giai đoạn hiện nay
là rất cần thiết để giúp người dân sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý, hiệu
quả, sớm đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân, góp phần cải thiện, nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân.
9
PHẦN II: MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1.1. Mục tiêu chung.
Bố trí sử dụng đất cho xã Ta Ma, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
một cách hợp lý và hiệu quả.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.
Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã Ta Ma, huyện Tuần
Giáo, tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2014 – 2023.

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là các vấn đề liên quan đến quy
hoạch sử dụng đất.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Chuyên đề nghiên cứu tại xã Ta Ma, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
2.3. Nội dung nghiên cứu.
2.3.1. Điều tra điều kiện cơ bản của đối tượng quy hoạch.
+ Đánh giá hiện trạng SDĐ và tiềm năng đất của xã
+ Đánh giá các hoạt động sản xuất của xã
+ Phân tích lịch mùa vụ của xã
+ Đánh giá lựa chọn cây trồng, vật nuôi của xã.
+ Vẽ sơ đồ lát cắt sử dụng đất của xã.
+ Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với xã Ta Ma.
2.3.2. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã giai đoạn
2014 – 2023
+ Căn cứ để xây dựng phương án quy hoạch
+ Xác định mục tiêu, phương hướng của phương án quy hoạch.
+ Quy hoạch sử dụng các loại đất
+ Quy hoạch các hoạt động sản xuất của xã.
+ Lập kế hoạch sử dụng đất của xã.
10
+ Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch.
2.3.3 Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch.
2.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu.
2.4.1.1. Kế thừa tài liệu
Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế của xã.
Các tài liệu có liên quan: Báo cáo, bảng biểu, bản đồ…
2.4.1.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người

dân
Để thu thập thông tin và quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp cho
xã có hiệu quả ta cần có những công cụ sau:
a. Bản đồ hiện trạng của xã.
Xác định ranh giới hành chính của xã (bản đồ hành chính).
Xác định ranh giới các loại đất nông, lâm nghiệp và các loại đất khác.
b. Vẽ sơ đồ lát cắt.
Phương pháp điều tra tuyến: Điều tra từ vùng thấp đến vùng cao. Đến
vùng có đặc trưng cho khu vực thì dừng lại phỏng vấn người dân về những
vấn đề: Điều kiện tự nhiên, đất đai, nguồn nước, cây trồng, tình hình quản
lý…
c. Phương pháp sử dụng:
Xác định mùa vụ gieo trồng theo từng nơi và có quan hệ chặt chẽ với
điều kiện tự nhiên tại đó, là cơ sở để xác định mức độ sử dụng lao động và
huy động các nguồn lực trong quan hệ với thời gian, thời tiết trong năm nhằm
phục vụ các hoạt động sản xuất.
d. Đánh giá lựa chọn cây trồng vật nuôi.
Dùng công cụ RRA để phỏng vấn người dân thu thập các thông tin cần
thiết.
Đánh giá phân loại cây trồng, vật nuôi trong đề tài sử dụng phương
pháp Matrix đó là dùng công cụ RRA để phỏng vấn một nhóm người dân cân
bằng về giới cho việc lựa chọn, đánh giá cây trồng vật nuôi. Phương pháp
11
Matrix là một biểu mà hàng trên cùng ghi các loại cây trồng, vật nuôi của địa
phương, cột bên trái là các tiêu chí đánh giá cây trồng vật nuôi. Các ô còn lại
dành để ghi kết quả đánh giá các tiêu chí cho từng cây, con. Kết quả đánh giá
cho một tiêu chí cao nhất là 10 điểm, thấp nhất là 1 điểm. Hàng cuối cùng ghi
tổng số điểm đánh giá tổng hợp từ các tiêu chí và mức độ ưu tiên nuôi, trồng
các loại cây trồng, vật nuôi
Các tiêu chí chung để lựa chọn cây trồng, vật nuôi được người dân đưa

ra để thảo luận, lựa chọn đánh giá là.
+ Dễ kiếm giống: người sản xuất có thể tự sản xuất ra cây giống hoặc
mua một cách dễ dàng.
+ Dễ trồng: kỹ thuật trồng đơn giản, tỷ lệ sống cao.
+ Phù hợp với điều kiện khu vực: Đánh giá mức độ sinh trưởng, khả
năng cho năng xuất của cây trồng.
+ Dễ bán sản phẩm: Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhiều, nhiều mgười
mua, có thể bán sản phẩm ngay tại nhà.
+ Nhanh thu hoạch: Đánh giá chu kỳ kinh doanh ngắn .
+ Hiệu quả kinh tế cao: Đánh giá lợi nhuận thu được sau 1 chu kỳ kinh
doanh
+ Ít sâu bệnh: Khả năng chống chịu sâu bệnh hại
+ Đầu tư ít: Chi phí, đầu tư cho sản xuất ít.
+ Người dân ưa thích: Đánh giá mức độ chấp nhận hay ưa thích của
người dân đối với cây trồng.
+ Đa tác dụng: Đánh giá khả năng cho số lượng sản phẩm của cây
trồng nhiều hay ít hay đánh giá tác dụng của cây trồng.
+ Tác dụng phòng hộ: đó chính là vai trò bảo vệ đất, nước của cây
trồng.
+ Tác dụng cải tạo đất: Khả năng cại tạo hay trả lại chất dinh dưỡng
cho đất.
Tuỳ theo từng loại cây trồng, vật nuôi khác nhau mà sử dụng những chỉ
tiêu đánh giá một cách linh hoạt và hợp lý. Cụ thể là ở phụ biểu (11,12)
12
e. Đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức sử dụng đất của xã bằng
công cụ SWOST.
Bảng 2.3: Công cụ SWOST
Thuận lợi

Khó khăn


Cơ hội

Thách thức

2.4.2. Phương pháp xử lí số liệu.
* Từ các tài liệu, số liệu thu được tiến hình chỉnh lí, tổng hợp và phân
tích các mặt:
- Phân tích đánh giá điều kiện nông lâm nghiệp. Từ đó rút ra những
thuận lợi và khó khăn để làm cơ sở để xây dựng phương án quy hoạch.
- Sử lí số liệu;
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
* Dự tính tăng dân số và số hộ phát sinh đến năm quy hoạch được tính
toán bằng phần mềm Excel.
- Tính toán dân số cho năm quy hoạch.
Sử dụng công thức

n
t
VP
NN )
100
1(
0
±
+=
(2.1)
Trong đó: N
t
- Dân số năm quy hoạch.

N
0
- Dân số năm hiện tại
P- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
V- Tỷ lệ tăng dân số cơ học
n - Số năm dự tính (kể từ năm hiện trạng đến năm định hình
quy hoạch)
- Số hộ gia đình trong tương lai được tính theo công thức:
13
0
0
.H
N
N
H
t
t
=
(2.2)
Trong đó: H
t
: Số hộ năm tương lai.
H
0
: Số hộ năm hiện trạng;
N
t
, N
0
dân số tương ứng với năm quy hoạch và hiện tại

Số hộ phát sinh được tính theo công thức.
H
p
= H
t
- H
0
(2.3)
Trong đó: + H
p
: Số hộ phát sinh.
+ H
T:
Số hộ trong tương lai.
+ H
0:
Số hộ hiện tại.
* Phân tích số liệu trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thực hiện.

14
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên:
Xã Ta Ma là xã vùng cao của huyện nằm ở phía Đông Bác của huyện
Tuần Giáo với tổng diện tích tự nhiên 10.702,08 ha chiếm 6,77 % tổng diện
tích tự nhiên của huyện. Toàn xã có 3466 người , mật độ bình quân 32
người/km
2
với hai dân tộc anh em cùng sinh sống: người H Mông có 423 hộ
2595 khẩu chiếm 74,87 % người kháng có 148 hộ với 868 khẩu chiếm 25.04
% dân số toàn xã, mỗi dân tộc có những nết đặc trưng riên, gồm cả văn hóa

vật thể và phi vật thể. Những nết văn hóa truyền thống của từng dân tộc như:
phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt và tín ngưỡng, hội hề, cùng với
những món ăn mang mang đậm nết vùng Tây Bác.
3.1.1. Vị trí địa lý:
+ Phía Tây Bác giáp xã Rạng Đông huyện tuần Giáo.
+ Phía Tây Nam giáp xã Quài Nưa huyện Tuần Giáo
+ Phía Nam giáp xã Tòa Tình huyện Tuần Giáo
+ Phía Đông giáp xã Chiềng Ơn xã Mường Giàng huyện Quỳnh Nhai –
tỉnh Sơn La
+ Phía Tây giáp xã Pú Nhung huyện Tuần Giáo
Xã Ta Ma có 7 bản bao gồm: Bản Phiêng Cải, Kề cải, Nà Đắng, Trạm
Củ, Háng Chua, Phình cứ, Thớ tỷ.
Xã Ta Ma có địa hình bao bọc bởi nhiều dãy núi đá xen lẫn với thung
lũng và khe suối. Địa hình chia cát phức tạp là địa hình cater nên thấm nước
nhanh trên bề mặt dẫn đến khô hạn, với nhiều đỉnh núi cao có độ dốc trung
bình 20
0
đến 25
0
hướng dốc của địa hìnhTây Nam – Đông Bác.
3.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn:
3.1.2.1. Khí hậu:
Xã Ta Ma có khí hậu nhiệt đới núi cao, được chia thành hai mùa rõ rệt
là mùa khô và mùa mưa. Đây là vùng ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc nhưng chịu ảnh hưởng mạnh của gió Lào vào tháng 3 và tháng 4 hàng
15
năm có đặc diểm là khô và nóng. Tốc độ gió trung bình là 0.8 m/s. Lượng
mưa trung bình năm thấp, chia làm hai mùa rõ rệt.
Xã chịu ảnh hưởng của tiểu vùng khí hậu trên cao nguyên Sơn La và
thượng nguồn Sông Mã, nhiệt độ trung bình là 21

0
C nhiệt độ trung bình tối
cao cả năm là 27,6
0
C; nhiệt độ tối thấp trung bình cả năm 17,2
0
C; nhiệt độ tối
thấp tuyệt đối (tháng 10) là 1,3
0
C; lượng mưa trung bình cả năm trên 1.631
mm, tập trung vào các tháng 6, 7, 8; độ ẩm trung bình cả năm 84%; số giờ
nắng trung bình cả năm dao động từ 1.789 đến 1.869 giờ, có biên độ nhiệt độ
chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn.
Xã ít bị ảnh hưởng của gió bão, nhưng lại bị ảnh hưởng của gió Tây
Nam khô nóng thường xuất hiện giông, mưa đá vào mùa hè và sương muối
vào mùa đông. Đây là những hiện tượng thời tiết bất lợi cho đới sống và sản
xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp nên cần có biện pháp phòng tránh để giảm
thiểu thiêt hại.
Bên cạnh những khó khăm bất lợi, điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai
xã Ta Ma cũng khá phù hợp với nhiều loài cây trồng như cây công nghiệp,
cây ăn quả, cây hàng năm sự đa dạng về địa hình cảnh quan và sinh thái của
xã là một lợi thế để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng đa dạng
hóa cây trồng vật nuôi và mở rộng các khu chăm nuôi tập trung vào vùng
chuyên canh
3.1.2.2.Thủy văn
Xã Ta Ma là vùng cao nên hệ thống thủy văn chủ yếu là các khe suối
nhỏ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Do địa hình núi
cao ảnh hưởng của casTer nên việc phân bố lượng nước không đồng đều và
cạn nước vào mùa khô, hệ thống thủy văn phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp
hiện tại của xã: có hệ thống nước tự chảy Nà Đắng còn lại chủ yếu dựa vào

nguồn nước tự nhiên.
3.1.3. Các nguồn tài nguyên khác
3.1.3.1. Tài nguyên đất
16
Theo tài liệu đánh giá tài nguyên đất xã có 5 nhóm đất chính là: Nhóm
đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất
thung lũng do sản phẩm dốc tụ, nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi cao và núi
đá, sông suối.
Đất đỏ trên đá vôi ký hiệu (Fv) có 4.109,74 ha, chiếm 38,40% diện tích
đất tự nhiên, diện tích này phân bố khắp trên địa bàn xã.
Đất đỏ trên đá biến chất ký hiệu (Fj) có 1.410,49 ha, chiếm 13,18 %
diện tích đất tự nhiên của xã. Thành phần chủ yếu của nhóm đất này là cát, cát
pha; đất chua và độ phì từ trung bình đến thấp. Tùy theo chất lượng và độ dốc
của từng loại đất có thể phát triển cây lượng thực, cây công nghiệp dài ngày,
các loại cây trồng khác theo mô hình nông lâm kết hợp và phát triển rừng.
Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi ký hiệu (Hv) có 4.423,36 ha, chiếm 41,33
% diện tích đất tự nhiên của xã.
Đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất ký hiệu (Hi) có 60,21 ha, chiếm o,56
% diện tích đất tự nhiên. Phân bố trên tất cả vùng núi cao và núi vừa, độ cao
từ 900 m đến 1.800 m. Nhóm đất này có tầng dày, thành phần cơ giới từ nhệ
đến trung bình, ít chua nên thích hợp với nhiều loại cây trồng và khoanh nuôi
tái sinh rừng. Tuy nhiên do phân bố ở địa hình cao, chia cát mạnh và dễ bị
rửa trôi nên việc khai thác sử dụng cần có biện pháp bảo vệ đất.
Đất núi không có rừng cây có 698,28 ha chiếm 6,52 % diện tích đất tự
nhiên. Trên cơ sở phân tích các yếu tố thổ nhưỡng kết hợp với địa hình, khí
hậu có thể đánh giá khả năng thích nghi của tài nguyên đất cho các loại cây
trồng của xã như sau:
- Đất thích hợp cho phát triển lương thực và cây hàng năm khác bao
gồm các loại đất phân bố ở độ dốc 8 – 15
0

, chủ yếu là nhóm đất phù sa.
- Đất thích hợp cho cây dày ngày bao gồm các loại đất có độ dốc từ 8
-15
0
, tầng dày trên 70 cm, chủ yếu là nhóm đất Feralit đỏ vàng và mùn vàng
đỏ trên núi.
- Đất thích hợp cho phát triển cây dày ngày theo phương thúc nông lâm
kết hợp gồm các loại đất phân bố ở độ dốc dưới 15
0
, tầng dày 50 – 70 cm và ở
17
độ dốc từ 15 – 25
0
, tầng đất này dày trên 70 cm. Chủ yếu là nhóm đất Feralit
đỏ vàng và mùn vàng đỏ trên núi.
- Đất dành cho phát triển lâm nghiệp bao gồm các loại đất nằm ở độ
dốc trên 25
0
và một phần đất ở độ dốc dưới 25
0
nhưng có tầng đất dày mỏng,
chỉ dưới 50 cm.
Như vậy, thế mạnh của xã là đất đỏ nâu trên đá biến chất thích hợp cho
cây công nghiệp ngắn ngày (Cây ngô), trồng cây hàng năm và lâm nghiệp.
3.1.3.2 Tài nguyên nước
- Nguồn nước Mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu của xã là hệ thống ao hồ
và khe suối nhỏ, do đặc điểm địa hình cater, các khe suối thường cạn vào mùa
khô nên nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn.
- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm chữa trong các khe nứt của đá được
hình thành do đá bị phong hóa mạnh và nước mưa ngấm qua đất trữ vào kẽ

nứt trên bề mặt, nhiều nguồn nước ngầm đã xuất lộ ra ngoài thành dòng chảy,
lưu lượng dao động theo mùa ( từ 1 – 2 l/s đến 15 l/s.
Nguồn nước ngầm caster: Được tàng trữ trong các hàng động caster
hình thành từ núi đá vôi,phân bố sâu, ít vận động, các mạch suất lộ từ nguồn
caster thường có lưu lượng nhỏ, động thái không ổn định.
Trong vùng có các ngòi suối, mó nước cung cấp cho sản xuất sinh hoạt.
Nước caster là loại nước cứng, khi sử dụng trong sinh hoạt cần được khử vôi.
3.1.3.3. Tài nguyên rừng
Hiện nay xã có 7352.89 ha đất lâm nghiệp chiếm 68.71 % diện tích đất
nông nghiệp, trong đó: đất có rừng tự nhiên phòng hộ là 7173.83 ha chiếm
67.03 % đất lâm nghiệp, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ là 1889.64
ha, chiếm 17.66 % diện tích đất lâm nghiệp, khả năng khai thác hạn chế, độ
che phủ rừng đạt 50 %
Về chất lượng: phần lớn rừng ở xã Ta Ma hiện nay thuộc loại rừng non
tái sinh, chất lượng và trữ lượng thấp chỉ có tác dụng phòng hộ và cung cấp
chất đốt. Rừng giàu với loại quý có giá trị kinh tế cao như: chò, Lim, Lát,
Nghiến chỉ còn rải rác ở một số địa bàn vùng cao, địa hình hiểm trở.
18

×