Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Khía cạnh lịch sử, xã hội và triết học phản ánh trong tiểu thuyết của một số nhà văn châu Phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.5 KB, 12 trang )


1



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC BANG BATANGAS
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cộng hoà Philippine




NCS: NGUYỄN THỊ MINH LOAN


KHÍA CẠNH LỊCH SỬ, XÃ HỘI VÀ TRIẾT HỌC PHẢN ẢNH TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN CHÂU PHI



Chuyên ngành: Ngôn ngữ và văn học Anh



TÓM TẮT LUẬN ÁN



THÁI NGUYÊN, 2015


2


Chương I
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài
Châu Phi đã trải qua một loạt các cuộc xung đột văn hóa và cuộc khủng hoảng chính trị từ những
ngày đầu khi thực dân châu Âu đến và chinh phục lục địa này. Achebe, một nhà văn Nigeria, đã viết rằng
thời kì ông lớn lên là thời kì " đa chủng tộc, đa ngôn ngữ, đa tôn giáo và hỗn loạn " (Achebe, The
Education of a Child British-Protected: các tiểu luận, 2009, p.39). Những từ này miêu tả chính xác
Nigeria nói riêng và các nước châu Phi nói chung trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến thế kỷ 21.
Đối với các nước châu Phi, kinh nghiệm của một nước thuộc địa được coi là một trong những yếu
tố quan trọng nhất trong việc tìm hiểu các điều kiện hiện tại của lục địa châu Phi, người dân châu Phi và
lịch sử của họ. Do đó, việc nghiên cứu một cách chi tiết các khía cạnh của chủ nghĩa thực dân là điều cần
thiết để không chỉ đánh giá sự phát triển kinh tế và chính trị ở châu Phi mà còn đánh giá nhận thức của
người dân châu Phi về bản thân.
Văn học châu Phi ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu văn học trong
ba thập kỷ qua. Nhiều nhà phê bình đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu những ảnh hưởng của phương
Tây đối với văn học châu Phi hiện đại. Tuy nhiên, cần phải đánh giá lại mức độ của những ảnh hưởng
trên vì các nhà phê bình thường áp dụng các chuẩn mực phương Tây trong việc phân tích tác phẩm văn
học châu Phi về phương diện chủ đề, kỹ thuật viết, triết học, vv. Trong khi đó, ít nghiên cứu đề cập đến
ảnh hưởng của cội rễ truyền thống châu Phi đối với văn học và ảnh hưởng của các nhà văn châu Phi với
tư cách là triết gia đối với nhận thức của người dân châu Phi.
Ngay từ thời kì đầu của chủ nghĩa thuộc địa, văn học châu Phi đã là vũ khí sắc bén của nhà văn
châu Phi chống lại chủ nghĩa thực dân và khẳng định một cách tự hào các giá trị của nền văn hóa mà thực
dân cố gắng phá hủy. Các tác phẩm văn học bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tình hình chính trị và văn hóa của
châu lục này. Nhiều nhà văn châu Phi đã khám phá, miêu tả, và phơi bày tình hình xã hội trong các tác
phẩm khác nhau của họ. Như Ojaide khẳng định, " nói về văn hóa, không có nghệ thuật vị nghệ thuật ở
châu Phi. Mỗi tác phẩm văn học đều có một chức năng xã hội" (Ojaide, Văn học châu Phi hiện đại và
bản sắc văn hoá, 1992, p.44). Trong số các nhà văn châu Phi, Chinua Achebe, Ayi Kwei Armah và Tsi-
Tsi Dangarembga là những tác giả tiên phong trong việc sử dụng ngòi bút là vũ khí chống lại chủ nghĩa
thực dân. Achebe với tư cách là nhà văn Igbo, ông có trách nhiệm giúp người dân Igbo lấy lại niềm tin

vào bản thân và nhân phẩm đã bị phá hủy bởi chủ nghĩa thực dân phương Tây. Armah chắc chắn là một
trong những nhà văn châu Phi thế hệ thứ hai xuất sắc nhất, sau thế hệ nhà văn Achebe. Một trong những
thế mạnh của ông là sử dụng lịch sử và những huyền thoại châu Phi để nhấn mạnh sự phong phú và phức
tạp của văn hóa châu Phi trước sự xâm nhập của thực dân. Các tác phẩm văn học của ông mô tả thực
trạng khốn cùng của châu Phi theo cách mà chúng có thể được coi là bản báo cáo xã hội học về tình hình
xã hội và chính trị của châu Phi. Dangarembga, nữ nhà văn châu Phi, đem đến những thông điệp chính trị
liên quan đến sự áp bức phụ nữ và sự thống trị của thực dân. Bà đã mô tả sự phức tạp của cuộc đấu tranh
chủng tộc và giới tính trong một xã hội nông thôn châu Phi và đã giành được nhiều lời khen ngợi từ các
nhà phê bình văn học.

3
Từ đó, nhà nghiên cứu đã phân tích ba tiểu thuyết của những nhà văn trên, cụ thể là: No Longer
at Ease (1960) của Achebe, Fragments (1971) của Armah và Nervous Conditions (1988) của
Dangarembga vì việc phân tích tác phẩm của ba nhà văn thuộc ba nước châu Phi khác nhau (Nigeria,
Ghana và Zimbabwe) và thuộc hai giới tính khác nhau sẽ làm rõ một số vấn đề chung của châu Phi về
phương diện lịch sử, xã hội và triết học. Các căn cứ lịch sử cũng cho thấy các nước châu Phi có những
điểm tương đồng chặt chẽ về văn hóa truyền thống và thực trạng xã hội. Do đó, tác giả đã phân tích
những thực trạng được phản ánh trong ba tiểu thuyết, từ đó so sánh và rút ra những điểm tương đồng
trong tiểu thuyết của Achebe, Armah và Dangarembga nhằm khái quát hóa toàn cảnh châu Phi.
Bên cạnh đó, các ý tưởng được thể hiện trong các tác phẩm chọn lọc của các nhà văn châu Phi có
thể là một trong những yếu tố giúp độc giả trên thế giới hiểu được những áp bức bên trong và bên ngoài
mà người dân châu Phi phải chịu đựng cũng như các giá trị mà họ bị mất trong thời kỳ thuộc địa và hậu
thuộc địa. Từ đó, người đọc sẽ có thái độ đánh giá cao đối với văn hóa và lịch sử châu Phi. Thêm vào đó,
mặc dù nhiều học giả đã nghiên cứu các chủ đề khác nhau của No Longer at Ease, Fragments và
Nervous Conditions như tầng lớp giai cấp, văn hóa, tham nhũng, vv, nhưng chưa có nhiều sự phân tích về
phương diện lịch sử, xã hội và triết học của những tiểu thuyết này. Ngoài ra, những triết lý sống của các
nhà văn châu Phi được đúc rút từ ba cuốn tiểu thuyết trên vẫn chưa nhận được nhiều sự chú ý từ giới văn
học.
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng là cuộc sống, công việc và triết lý sống của Achebe,
Armah và của Dangarembga tiêu biểu cho những giá trị cao đẹp của con người và một dân tộc. Vì vậy,

với tư cách là một giáo viên, tác giả muốn giới thiệu đến sinh viên một nền văn học và văn hóa nằm bên
ngoài các quốc gia phương Đông. Tác giả muốn sinh viên của mình có sự đánh giá cao đối với nền văn
hóa nước ngoài để từ đó cũng đạt được cái nhìn sâu sắc đối với nền văn hóa riêng của họ thông qua một
lăng kính khác và khách quan. Hơn nữa, tác giả muốn trang bị cho sinh viên ý thức về giá trị và mong
muốn họ thấm nhuần triết lý sống tốt đẹp và làm rõ mục tiêu sống của họ.
Với những mục tiêu trên, tác giả tiến hành phân tích các khía cạnh lịch sử, điểm xã hội và triết
học được phản ánh trong các tác phẩm được lựa chọn của Achebe, Armah và Dangarembga để từ đó rút
ra những triết lý sống của những nhà văn này.

Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích các khía cạnh lịch sử, xã hội và triết học được phản
ánh trong các tác phẩm chọn lọc của Achebe, Armah và Dangarembga để từ đó rút ra những triết lý sống
của những nhà văn này.
Cụ thể, đề tài sẽ làm rõ các câu hỏi sau:
1. Sự kiện lịch sử nào được phản ánh trong các tiểu thuyết của Achebe, Armah và Dangarembga?
2. Các tiểu thuyết thể hiện các đặc điểm xã hội của thời đại như thế nào thông qua:
2.1. khía cạnh tôn giáo;
2.2. khía cạnh xã hội;
2.3. khía cạnh giáo dục; và

4
2.4. khía cạnh chính trị?
3. Thủ pháp nghệ thuật gì được các nhà văn sử dụng để làm nổi bật cách phong cách sống châu Phi thông
qua:
3.1. Chủ nghĩa tượng trưng;
3.2. Hồi tưởng;
3.3. Sự báo trước;
3.4. Hình thái tu từ?
4. Phương pháp tiếp cận văn học nào được sử dụng trong việc phân tích các tiểu thuyết được lựa chọn?
5. Những triết lý sống nào của Achebe, Armah và Dangarembga được rút ra từ việc phân tích các tiểu

thuyết?
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này phân tích các khía cạnh lịch sử, xã hội và triết học thể hiện trong các tiểu thuyết
của Achebe, Armah và Dangarembga để từ đó rút ra triết lý sống của họ. Bên cạnh đó, nghiên cứu này sẽ
cố gắng trình bày các sự kiện lịch sử, đặc tính xã hội của thời đại, thủ pháp nghệ thuật và phương pháp
tiếp cận văn học được sử dụng để làm rõ triết lý sống của các nhà văn châu Phi.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích văn học tiếp cận
từ góc độ lịch sử, xã hội và triết học. Một số đường hướng phê bình văn học khác như trường phái phê
bình văn học dưới góc độ tiểu sử và tâm lý không nằm trong phạm vi của nghiên cứu.
Tác giả cũng sử dụng thủ pháp phân tích nội dung, tức là tập trung diễn giải ý tưởng, nhận định
và thông điệp của tác giả trên cơ sở dựa vào việc trích dẫn các đoạn trong tác phẩm.Với thủ pháp kể trên,
nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào việc ghi chép, sắp xếp tài liệu, mã hoá và phân loại các nhóm tư liệu, dẫn
giải, khái quát và liên kết các khái niệm trừu tượng, trích dẫn những nội dung cốt lõi, dẫn nhập khung lý
thuyết tham chiếu với chủ đề phân tích, thể hiện quan điểm và nhận định của người viết và rút ra kết luận.
Các đặc điểm quan trọng liên quan đến việc tuyển chọn và xử lý tài liệu được xem xét tính đến
trong quá trình thực hiện đề tài. Alkiere (2014) đã đưa ra bốn tiêu chuẩn chung mà một tác phẩm văn học
đặc biệt tiểu thuyết nên tuân theo để được xem xét lựa chọn trong các công trình nghiên cứu. Các tác
phẩm văn học được lựa chọn phân tích là : No Longer at Ease bởi Achebe, Fragments của Armah và
Nervous Conditions bởi Dangarembga. Các tiểu thuyết này được chọn vì giữa chúng có mối tương quan
giữa các chủ đề, các thủ pháp nghệ thuật và cách tiếp cận để từ đó rút ra triết lý sống của các nhà văn.

Giá trị cốt lõi của đề tài
Đường hướng tiếp cận của đề tài - sử dụng phân tích văn học làm công cụ để làm nổi bật giá trị
của tài liệu được phân tích có giá trị quan trọng đối với các nhà quản lý giáo dục, những người làm công
tác xây dựng chương trình đào tạo, những trí thức hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau,
những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, các giáo viên giảng dạy văn học, các sinh viên
chuyên ngành văn học, mọi công dân trong cộng đồng và các nhà nghiên cứu.

5
Các nhà quản lý giáo dục. Đề tài giúp những nhà hoạch định chính sách thuộc Bộ giáo dục và

đào tạo của Việt Nam ưu tiên thúc đẩy nội dung giáo dục về triết lý sống, mục đích sống thông qua các
chương trình học chính thống, các dự án, các chính sách khuyến khích. Đồng thời, đề tài cũng khơi gợi ý
tưởng cho các nhà hoạch định chính sách phát triển các hoạt động liên quan đến chủ đề triết lý sống thông
qua các cộng đồng học tập, đem lại lợi ích cho mọi công dân trong cộng đồng không kể giới tính, sắc tộc,
quốc tịch hay sự khác biệt tôn giáo.
Thành phần trí thức làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Đề tài cung cấp cho họ cái nhìn
khá đầy đủ về triết lý cuộc sống rút ra từ các nhà văn. Qua đó, họ có thể tiên phong vận dụng những triết
lý đó vào trong chính cuộc sống của mình và vận động, lôi cuốn mọi người ở mọi lứa tuổi và ở các lĩnh
vực khác nhau cùng xây dựng lối sống có mục đích. Họ cũng có thể dẫn dắt những người cùng nơi làm
việc xác định rõ mục tiêu sống, củng cố mối quan hệ bền vững tại cơ quan.
Những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông. Đề tài mở ra cho những người hoạt động
trong lĩnh vực truyền thông đường hướng gắn giáo dục với truyền thông để thay đổi quan niệm văn hoá,
các chuẩn mực và hành vi có lợi đối với khán thính giả. Thông qua biện pháp này, các phóng viên, những
người làm chương trình có thể lồng ghép thông điệp giáo dục triết lý sống vào các bộ phim truyền hình,
các chương trình truyền thông giúp thay đổi tích cực nhận thức, thái độ và hành vi của khán thính giả.
Giảng viên giảng dạy môn văn học tại các trường đại học. Nghiên cứu cung cấp cho giáo viên
những kiến thức nhất định về việc sử dụng phương pháp phù hợp trong giảng dạy văn học, trong đó phân
tích và phê bình văn học là dạng bài tập hữu ích để khai thác các chủ đề có ý nghĩa. Đồng thời, luận án
này cũng mở ra cho các giáo viên khả năng lồng ghép khái niệm triết lý sống vào các giờ học văn, hình
thành ở học sinh phẩm chất và trí tuệ tốt đẹp.
Sinh viên chuyên ngành văn học. Đề tài cung cấp cho sinh viên một cái nhìn toàn diện và sâu
sắc về cuộc sống với những thông điệp về triết lý sống mà các nhà văn gửi gắm. Đồng thời, đề tài cũng
củng cố ở sinh viên thái độ trân trọng đối với văn học nghệ thuật, và gắn việc phân tích văn học với việc
lĩnh hội tri thức nhân loại.
Các công dân trong xã hội. Đề tài thức tỉnh các cá nhân trong cộng đồng nâng cao trách nhiệm
xã hội. Đề tài giúp mỗi thành viên cộng đồng nhận thức được mỗi các nhân cần có triết lý sống, hệ thống
giá trị và niềm tin phù hợp. Và trong một tập thể, ứng xử dựa trên sự tôn trọng quan điểm của cá nhân và
phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất cao là cơ sở để đạt được những lợi ích cao nhất.
Các nhà nghiên cứu. Đề tài gợi mở cho các nhà nghiên cứu đi sâu thêm vào tìm hiểu các các
biện pháp hiệu quả để gắn các triết lý sống vào cuộc sống của mọi người. Ngoài ra, đề tài còn cho thấy

cách khai thác, lựa chọn các lý thuyết, đường hướng tiếp cận văn học vào phân tích và phê bình văn học.




6
Chương II
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này nhằm xác định cấu trúc của đề tài nghiên cứu.
Tổng quan khái niệm
Tổng quan khái niệm giúp xây dựng cấu trúc của đề tài. Các khái niệm tổng quan bao gồm các
vấn đề chính sau: văn học và triết lý cuộc sống, các tác phẩm quan trọng của các nhà văn châu Phi, thủ
pháp nghệ thuật và các phương pháp tiếp cận trong phân tích tiểu thuyết.
Tổng quan nghiên cứu
Phần tổng quan này trình bày những nghiên cứu có liên quan thuộc lĩnh vực của đề tài.
Tổng hợp tổng quan nghiên cứu
Phần tổng quan này đưa ra lập luận về mối tương quan giữa các khái niệm tổng quan với đề tài
thực hiện và so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa đề tài nghiên cứu và các nghiên cứu khác có liên
quan.
Nền tảng lý thuyết
Phần này trình bày nền tảng lý thuyết và khung khái niệm tham chiếu phục vụ cho việc nghiên
cứu của đề tài, cho phép đề tài được thực hiện với độ tin cậy cao.
Định nghĩa khái niệm
Phần này trình bày định nghĩa một số thuật ngữ sử dụng trong đề tài, cho phép nội hàm của khái
niệm được làm rõ hơn. Các thuật ngữ bao gồm: phân tích nội dung, khía cạnh giáo dục, phương diện lịch
sử, phương pháp tiếp cận văn học, thủ pháp nghệ thuật, nhà đạo đức, phương diện triết học, triết lý cuộc
sống, khía cạnh chính trị, hậu thực dân, khía cạnh tôn giáo, tác phẩm được lựa chọn, tập quán xã hội, khía
cạnh xã hội và chủ đề.







7
Chương III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, áp dụng vào phân tích các khía cạnh lịch sử,
xã hội và triết học thể hiện trong các tác phẩm được tuyển chọn. Theo Suter (2012), nghiên cứu định tính
dựa trên tiền đề lý luận rằng để hiểu được một hiện tượng phức tạp, người ta phải xem xét những trải
nghiệm thực tế đa dạng của nhiều người tham gia và những kiểm nghiệm này được phản ánh bằng nhiều
cách khác nhau, một trong số đó là tiểu thuyết.
Tác giả cũng sử dụng thủ pháp phân tích nội dung, tức là tập trung diễn giải ý tưởng, nhận định
và thông điệp của tác giả trên cơ sở dựa vào việc trích dẫn các đoạn trong tác phẩm. Với thủ pháp kể trên,
nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào việc ghi chép, sắp xếp tài liệu, mã hoá và phân loại các nhóm tư liệu, dẫn
giải, khái quát và liên kết các khái niệm trừu tượng, trích dẫn những nội dung cốt lõi, dẫn nhập khung lý
thuyết tham chiếu với chủ đề phân tích, thể hiện quan điểm và nhận định của người viết và rút ra kết luận.
Theo Suter (2012), ẩn dụ là công cụ diễn giải hữu ích có vai trò hướng dẫn hoặc giải thích các
yếu tố của một lý thuyết. Một ẩn dụ hữu ích được giới thiệu bởi Seidel (1998), trong đó nói rằng phân tích
dữ liệu định tính được hiểu tốt nhất như một bản giao hưởng dựa trên ba yếu tố cần thiết nhưng đơn giản
là ghi nhận, thu thập và tư duy. Ông mô tả quá trình này lặp đi lặp lại như một chu kỳ hoặc trở lại một
điểm trước đó.
Xử lý tài liệu
Theo Alkire (2014), tài liệu được phân loại và xác định một cách hệ thống dựa trên các chuẩn
mực sau: : tiếp cận ngôn ngữ, khả năng tiếp cận văn học, khả năng tiếp cận văn hóa và chất lượng kể
chuyện.
Liên quan đến khả năng tiếp cận ngôn ngữ, tiểu thuyết được chọn phải không có lỗi cú pháp, từ
vựng và cách chấm câu. Liên quan đến khả năng tiếp cận văn học, các tác phẩm được chọn sẽ phải là tiểu

thuyết dài, viết bằng tiếng Anh của một nhà văn châu Phi. Liên quan đến khả năng tiếp cận văn hóa, các
tác phẩm được lựa chọn phải thể hiện các khía cạnh văn hóa của châu Phi. Liên quan đến chất lượng kể
chuyện, các tác phẩm được chọn phải phù hợp và hấp dẫn đối với độc giả. Những cuốn tiểu thuyết cũng
phải tập trung vào các khía cạnh lịch sử, xã hội học và triết học. Những tiểu thuyết về đề tài này, nhưng
được viết bởi các tác giả khác không phải Achebe, Armah và Dangarembga thì không được xem xét.
Khi phân tích tác phẩm, các nhận định được trích dẫn và phân tích một cách kỹ lưỡng. Đồng thời,
nhà nghiên cứu cũng tự do đưa ra nhận định và bày tỏ ý kiến cá nhân.






8
TÓM TẮT, KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý
Chương này trình bày tóm tắt, kết quả nghiên cứu, kết luận và gợi ý nghiên cứu.
Tóm tắt
Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích các khía cạnh lịch sử, xã hội và triết học được phản
ánh trong các tác phẩm được lựa chọn của Achebe, Armah và Dangarembga để từ đó rút ra những triết lý
sống của những nhà văn này.
Cụ thể, đề tài sẽ làm rõ các câu hỏi sau:
1. Sự kiện lịch sử nào được phản ánh trong các tiểu thuyết của Achebe, Armah và Dangarembga?
2. Các tiểu thuyết thể hiện các đặc điểm xã hội của thời đại như thế nào thông qua:
2.1. khía cạnh tôn giáo;
2.2. khía cạnh xã hội;
2.3. khía cạnh giáo dục; và
2.4. khía cạnh chính trị?
3. Thủ pháp nghệ thuật gì được các nhà văn sử dụng để làm nổi bật cách phong cách sống châu Phi thông
qua:
3.1. Chủ nghĩa tượng trưng;

3.2. Hồi tưởng;
3.3. Sự báo trước;
3.4. Hình thái tu từ
4. Phương pháp tiếp cận văn học nào được sử dụng trong việc phân tích các tiểu thuyết được lựa chọn?
5. Những triết lý sống nào của Achebe, Armah và Dangarembga được rút ra từ việc phân tích các tiểu
thuyết?
Đề tài này sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định tính và đường hướng lịch sử, triết học
và xã hội học làm nền tảng lý thuyết. Nghiên cứu áp dụng thủ pháp phân tích nội dung trong phân tích nội
dung thông điệp và xử lý thông điệp.
Kết quả

Các kết quả phân tích thể hiện như sau:
1. Sự kiện lịch sử được phản ánh trong các tiểu thuyết của Achebe, Armah và Dangarembga
No Longer at Ease của Achebe được viết một vài năm trước khi Nigeria giành được độc lập. Tiểu
thuyết này hiện sự phức tạp và tinh tế của xã hội châu Phi sau khi thực dân châu Âu xuất hiện tại lục địa
này và để lộ ra những hậu quả sâu sắc về xã hội, văn hóa và chính trị. Mặc dù cuốn tiểu thuyết có thể
không hoàn toàn được coi là một tài liệu lịch sử, nó vẫn là một ghi chép mang tính dân tộc học của một xã
hội châu Phi hỗn loạn trong một giai đoạn chuyển đổi xã hội từ cuộc sống bộ lạc truyền thống đến cuộc
sống đô thị hiện đại và từ thuộc địa đến hậu thuộc địa.

9
Fragments của Armah miêu tả hình ảnh một tân thuộc địa nhằm khẳng định một thực tế rằng
Ghana nói riêng và châu Phi nói chung vẫn bị kiểm soát về mặt kinh tế bởi phương Tây. Việc buôn bán
nô lệ xuyên Đại Tây Dương đã có những tác động kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc đối với xã hội và các
nền văn hóa châu Phi. Bên cạnh đó, việc buôn bán nô lệ không chỉ ảnh hưởng đến những người gốc Phi là
nạn nhân trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến những người còn lại ở Tây Phi và con cháu của họ.
Đặt trong Rhodesia của những năm 1950 đến đầu những năm 1970, Nervous Conditions đã đề
cập đến giai đoạn lịch sử quan trọng trong lịch sử của Zimbabwe. Dangarembga không đề cập chi tiết đến
những thay đổi chính trị của đất nước trong suốt thời gian này. Chỉ có ba sự kiện chính được đề cập đến
trong tác phẩm. Đó là thuộc dân phương Tây khai thác và tước đất của người dân bản địa, tuyên bố đơn

phương độc lập (UDI) vào năm 1965 và sự xuất hiện của các chiến binh du kích ở giai đoạn đầu cuộc
chiến tranh giải phóng.
2. Các đặc điểm xã hội của thời đại được thể hiện thông qua các tiểu thuyết của Achebe, Armah và
Dangarembga
Các đặc điểm xã hội của thời đại được thể hiện thông qua những khía cạnh sau: khía cạnh xã hội,
khía cạnh tôn giáo, khía cạnh giáo dục và khía cạnh chính trị.
Về khía cạnh xã hội, No Longer at Ease, Fragments, and Nervous Conditions có một tầm quan
trọng to lớn bởi vì những tiểu thuyết này thể hiện các mô hình văn hóa cơ bản trong quá khứ của châu
Phi. Những khía cạnh xã hội này đại diện cho bức tranh hiện thực của châu Phi. No Longer at Ease minh
họa cách thức mà các tiêu chuẩn đạo đức của bộ tộc đã được thay đổi thành các giá trị hiện đại. Tuy
nhiên, theo một cách tích cực hơn, Achebe đặc biệt nhấn mạnh rằng nền văn hóa và truyền thống Igbo
vẫn chiến thắng chủ nghĩa thực dân. Trong Fragments, Armah cũng mô tả một bức tranh chi tiết về cách
người Ghana đã quay lưng lại với những kho tàng văn hóa của đất nước. Trái ngược với ý thức xã hội
truyền thống của người dân, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa vật chất của thế giới
phương Tây đã trở thành thần Ba Ngôi mà người Ghana thờ phụng. Điều này không chỉ thể hiện trong
giai cấp thượng lưu, trí thức mà gần như mọi nhân vật trong Fragments dường như bị ám ảnh bởi những
khát khao vật chất tầm thường. Bên cạnh đó, Armah cho thấy sự thiếu quan tâm hay sự lãnh đạm thờ ơ
đối với sự thay đổi xã hội của người dân Ghana. Trong Nervous Conditions, Dangarembga cố gắng minh
họa chủ đề chủ nghĩa thực dân và chế độ phụ hệ trong thời kì sau thuộc địa của Zimbabwe trong những
năm 1960. Sự ảnh hưởng của nền văn hóa thống trị đối với người bản địa và sự thống trị của người đàn
ông trong gia đình được biểu hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Về khía cạnh tôn giáo, trong No Longer at Ease, người Igbo có một nền tôn giáo phát triển cao và
hoạt động hiệu quả như Thiên Chúa giáo. Achebe cho thấy người Igbo tin vào việc thờ cúng tổ tiên. Tín
ngưỡng thờ tổ tiên dựa trên cơ sở là linh hồn của người chết có thể trở về với đời sống thực và ảnh hưởng
đến cuộc sống của con cháu họ. Họ tin rằng tổ tiên nên được tôn thờ qua dâng hiến hy lễ, và tổ tiên bảo vệ
và hướng dẫn họ trong cuộc sống hàng ngày. Achebe cũng đề cập đến vai trò quan trọng của các nhà
truyền giáo Kitô trong quá trình khai thác thuộc địa ở châu Phi. Mặc dù người Igbo chấp nhận tôn giáo
mới, họ không thể từ bỏ những cội rễ truyền thống của họ. Trong Fragments, các giá trị truyền thống của
tổ tiên mà thể hiện sự độc đáo và sức mạnh của châu Phi trong một thời gian dài đã hoàn toàn bị bỏ rơi và
chỉ còn tồn tại là những nghi lễ mang tính hình thức. Các lễ hội truyền thống liên quan đến việc sinh nở,

kết hôn và cái chết đã trở thành cơ hội cho việc mưu cầu các giá trị vật chất. Trong Nervous Conditions,

10
niềm tin Kitô giáo là một phần quan trọng của hệ tư tưởng thực dân. Sự đối lập giữa Kitô giáo và các tôn
giáo truyền thống gây ra không chỉ xung đột giữa các nhà truyền giáo và người bản địa mà còn gây ra sự
xa lánh đối với văn hóa bản địa.
Về khía cạnh giáo dục trong No Longer at Ease, các thế hệ khác nhau đều tin tưởng vào sức
mạnh của giáo dục. Tuy nhiên, việc quá chú trọng vào giáo dục đã gây ra các tệ nạn xã hội. Trong
Fragments, Armah cho rằng chương trình học bổng do Chính phủ nước ngoài, đặc biệt, bởi các nhà tài trợ
Mỹ và châu Âu, được tận dụng để biến người dân châu Phi thành nô lệ truyền bá nền văn hóa thống trị
phương Tây nhằm khai thác thuộc địa châu Phi cho các lợi ích của Mỹ và châu Âu. Trong Nervous
Conditions, thực dân cũng sử dụng giáo dục như là một chiến lược để thực thi quyền lực đối với người
dân châu Phi. Giáo dục và Kitô giáo có sự liên kết chặt chẽ.
Xét về khía cạnh chính trị, trong No Longer at Ease, người Anh đã có một hệ thống hành chính
hiệu quả. Trong hệ thống đó, giáo dục, tiền bạc và tầng lớp xã hội có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong
Fragments, Armah đã đề cập đến các khía cạnh của chính trị của Ghana, đó là không có tự do báo chí,
phản bội quần chúng, sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm củng cố hình ảnh chính trị
của Nkrumah, tham nhũng và bóc lột kinh tế. Trong Nervous Conditions, Dagarembga mô tả cách thực
dân áp đặt những tư tưởng và niềm tin phương Tây lên tâm hồn người dân châu Phi và việc xây dựng một
nhóm nhỏ thuộc tầng lớp trí thức nhằm thực hiện quan điểm và niềm tin của thực dân phương Tây.
3. Thủ pháp nghệ thuật được các nhà văn sử dụng để làm nổi bật cách phong cách sống châu Phi
Các thủ pháp nghệ thuật sử dụng trong No Longer at Ease, Fragments, and Nervous Conditions
đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhấn mạnh chủ đề của các tiểu thuyết làm cho các tiểu thuyết được
chấp nhận rộng rãi như là những tác phẩm văn học có giá trị. Việc phân tích văn học của những tiểu
thuyết này cũng cho thấy một trong những hấp dẫn của chúng: đó là phong cách nghệ thuật của các tác
giả đã mang đến chất lượng độc đáo mang đậm tính châu Phi cho những tác phẩm này. Tài năng của họ
được đánh giá cao với việc sử dụng linh hoạt chủ nghĩa tượng trưng, hồi tưởng, điềm báo và hình thái tu
từ.
4. Phương pháp tiếp cận văn học trong phân tích các tác phẩm của Achebe, Armah và
Dangarembga

Trong khi phân tích ba tiểu thuyết của Achebe, Armah và Dangarembga, tác giả đã sử dụng các
phương pháp tiếp cận sau đây.
Phương pháp tiếp cận lịch sử đã chỉ ra rằng chức năng của các tác phẩm của Achebe, Armah và
Dangarembga là để minh họa các điều kiện lịch sử của các xã hội châu Phi. Nói cách khác, giữa các tiểu
thuyết No Longer at Ease, Fragments, and Nervous Conditions và thực tế lịch sử của châu Phi có mối liên
kết sâu sắc. Trước hết tác giả cố gắng nghiên cứu xã hội châu Phi trong thực tế và trong các tiểu thuyết để
xem các tác phẩm này đại diện cho thực tế lịch sử và nền văn hóa truyền thống như thế nào; và sau đó,
tìm hiểu các sự kiện lịch sử cụ thể được đề cập đến trong ba tiểu thuyết. Những quốc gia của các tiểu
thuyết gia -Nigeria, Ghana, và Zimbabwean- có cùng một lịch sử chung. Chúng đã trải qua các giai đoạn
lịch sử tương tự như sự thần phục thực dân Anh và phong trào dân tộc đòi độc lập. Cách tiếp cận lịch sử
đã chứng minh rất hữu ích trong việc phân tích các sự kiện lịch sử được phản ánh trong tiểu thuyết của
Achebe, Armah và Dangarembga và đem lại ý nghĩa lịch sử cho những tiểu thuyết này. Những tiểu thuyết

11
này cũng thể hiện trách nhiệm của những tiểu thuyết gia là làm sống lại lịch sử độc đáo của châu Phi
trước và sau khi thực dân châu Âu đến.
Sử dụng phương pháp tiếp cận xã hội học, tác giả đã làm rõ kết cấu xã hội trong các tiểu thuyết
No Longer at Ease, Fragments, and Nervous Conditions. Nghiên cứu đã cố gắng chỉ ra các yếu tố của xã
hội châu Phi về các phương diện xã hội, tôn giáo, giáo dục và chính trị xuất hiện trong ba tiểu thuyết
nhằm chứng minh ba tiểu thuyết trên đại diện cho thực tế xã hội của châu Phi. Từ góc độ xã hội học, ba
tiểu thuyết của các nhà văn có ảnh hưởng lớn vì chúng có khả năng mô tả các tổ chức xã hội của thực dân
châu Âu hiện đại.
Cuối cùng, cách tiếp cận triết học chỉ rõ các triết lý sống của người dân châu Phi trong ba tiểu
thuyết như thuyết định mệnh của Igbo, nguyên tắc cân đối và đồng tồn tại trong No Longer at Ease, và ý
niệm về sự sống và cái chết được coi là một chu kỳ vô tận trong Fragments. Trong Nervous Conditions,
Dagarembga nhấn mạnh chủ đề của tình đoàn kết giữa nữ giới. Các cộng đồng vui vẻ là trung tâm của
unhu, là nền tảng xây dựng cộng đồng.
Thông qua việc phân tích, nghiên cứu này cho thấy một thực tế rằng các dân tộc châu Phi không
phải là dân tộc thiếu văn minh và man rợ như người châu Âu đã nghĩ. Thay vào đó, họ có những suy nghĩ
và nguyên tắc triết lý thực tế và mô phạm ẩn sâu trong cuộc sống hàng ngày của họ và trong các mối

quan hệ của họ với bản thân và với những người khác trong và ngoài nền văn hóa của họ.
5. Triết lý sống của Achebe, Armah và Dangarembga được rút ra từ việc phân tích các tác phẩm
Thông qua việc phân tích các tiểu thuyết của Achebe, Armah và Dangarembga, nghiên cứu này
đã rút ra triết lý sống của Achebe, Armah và Dangarembga như sau. Achebe là một nhà đạo đức và một
giáo viên. Một mặt, Achebe dạy độc giả về đất nước của mình và những gì họ cần để tránh hoặc chống lại
chính quyền thực dân. Mặt khác, tiểu thuyết của Achebe tái khẳng định niềm tự hào dân tộc châu Phi về
di sản văn hóa để bác bỏ những tuyên bố xuất hiện trong các tác phẩm thuộc địa về sự vô văn hóa và đậm
chất hoang dã của người dân châu Phi. Bên cạnh đó, Armah đóng vai trò là giáo viên, nhà đạo đức và nhà
triết học. Ông đã xác định rõ ràng các tác phẩm của ông là những tuyên truyền chính trị cho hội nhập
quốc gia. Dagarembga đóng vai trò là một hình mẫu cho phụ nữ châu Phi thực hiện ước mơ của mình.
Một trong những mục tiêu của bà là nâng cao tham vọng và sự kiên định ở phụ nữ để họ phát triển tiếng
nói của mình trong một xã hội thuộc địa và phụ hệ.



12
Kết luận
Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số kết luận được rút ra như sau:
1. Trong No Longer at Ease, Fragments, and Nervous Conditions, Achebe, Armah và Dagarembga làm
sống lại lịch sử của châu Phi bằng cách kết hợp vai trò của các nhà văn và nhà lịch sử. Họ đã giúp độc giả
hiểu lịch sử châu Phi hiện đại trong thời kỳ hỗn loạn trước và sau khi độc lập.
2. Trong các tiểu thuyết, Achebe, Armah và Dagarembga đã giới thiệu sự phức tạp và chiều sâu của nền
văn hóa châu Phi đến độc giả của các nền văn hóa trong và ngoài châu Phi.
3. Achebe, Armah và Dagarembga là những nhà văn tài năng trong việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật
làm nổi bật thực trạng và bảo tồn tính độc đáo của văn hóa châu Phi.
4. Phương pháp tiếp cận lịch sử, xã hội học và triết học rất hữu ích trong việc phân tích các khía cạnh
khác nhau của xã hội châu Phi.
5. Thông qua các phân tích các tác phẩm, tác giả đã rút ra triết lý sống của Achebe, Armah và
Dagarembga là nhà đạo đức, giáo viên, nhà triết học và một hình mẫu.


Đề xuất

Từ kết quả nghiên cứu và dựa trên kết luận của đề tài, một số gợi ý được đưa ra như sau:
- Các nhà quản lý giáo dục có thể sử dụng đề tài này làm cơ sở đưa nội dung giáo dục về chủ đề triết lý
sống, cuộc sống có ý nghĩa vào chương trình học.
- Thông tin truyền thông có thể truyền bá những giá trị thực tiễn của nghiên cứu này cho các thành phần
xã hội ở mọi lứa tuổi và ở nhiều lĩnh vực để duy trì một cuộc sống có ý nghĩa, có mục đích trong cộng
đồng, có thể lồng ghép những giá trị của nghiên cứu về triết lý sống vào các chương trình phát thanh
truyền hình đem lại lợi ích cho khán thính giả.
- Giáo viên dạy văn học có thể sử dụng kết quả phân tích để hình thành và phát triển ở học sinh khả năng
cảm nhận về giá trị của văn học;
- Sinh viên nghiên cứu văn học nhận thức rõ về giáo dục triết lý sống và áp dụng phân tích văn học như
một phương pháp tìm tòi khám phá tri thức nhân loại.
- Mỗi độc giả có thể nhận thức rõ được tầm quan trọng của cuộc sống có mục đích, có ý nghĩa đem lại lợi
ích cho mỗi cá nhân, nhóm cộng đồng, cả dân tộc và toàn nhân loại.
- Các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh của đề tài này xung quanh chủ đề triết lý
sống; họ cũng có thể thực hiện các nghiên cứu mang tính ứng dụng thử nghiệm đưa nội dung giáo dục
triết lý sống của nghiên cứu này áp dụng cho các chương trình và nhóm đối tượng cụ thể.

×