ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI 9
NĂM HỌC 2007-2008
Thời gian :150 phút
Câu 1:(2 điểm) Sự phân chia bề mặt trái đất ra 24 giờ khu vực giờ có những thuận lợi gì về
mặt sinh hoạt và đời sống?
Câu 2 (4 điểm) Dựa vào Atlát địa lí và các kiến thức thức đã học hãy trình bày lịch sử phát
triển của tự nhiên nước ta, qua quá trình hình thành và phân bố các vùng mỏ chính ở nước ta?
Câu 3(6 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau đây:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ (NHÂN)
Năm Diện tích gieo trồng (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)
1980 22,5 8,5
1985 44,7 12,3
1990 119,3 92,0
1995 186,4 218,0
1997 270,0 400,2
a.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích và sản lượng cà phê trong thời gian 1980-1997.
b.Phân tích các nhân tố tạo sự phát triển mạnh sản xuất cà phê trong thời gian trên .
c.Phân tích mối quan hệ giữa diện tích và sản lượng cà phê giữa các năm.
Câu 4 (4 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP)PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC
TA(đơn vị%)
Hãy nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực của nước ta.
Câu 5 (2 điểm) Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nước ta hội nhập với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
ĐÁP ÁN
MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI 9
NĂM HỌC 2007-2008
Thời gian :150 phút
Câu 1 Mỗi ý đúng 0,5 điểm
-Để tiệnn sinh hoạt cho việc tính giờ và giao dịch trên thế giới
người ta chia trái đất làm 24 khu vực giờ
-Giờ chính xác của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được tính là
giờ chung của khu vực đó.
-Khu vực có đượng knih tuyến gốc đi qua được coi là khu vực giờ
(2đ)
0,5
0,5
Năm Tổng cộng
Nông, lâmnghiệp, thuỷ
sản
Công nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ
1990 100 38,7 22,7 38,6
1995 100 27,2 28,8 44,0
1996 100 27,8 29,7 42,5
1997 100 25,8 32,1 42,1
2000 100 24,5 36,7 38,8
2002 100 23,0 38,5 38,5
0.
-Nước ta nằm khu vực giờ thứ 7.
0,5
0,5
Câu 2
a.Lịch sử phát triển tự nhiên nước ta: Trải qua 3 giai đoạn
-Giai đoạn Tiền Cam bri.
-Giai đoạn Cổ kiến tạo
-Giai đoạn Tân kiến tạo
b.Quá trình hình thành và phân bố các vùng mỏ chính ở nước ta.
-Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản
Sự hình thành các vùng mỏ chính:
-Giai đoạn Tiền Cam bri
-Giai đoạn Cổ kiến tạo
-Giai đoạn Tân kiến tạo
-Nêu các vấn đề khai thác và bảo vệ khoáng sản ở nước ta.
(3đ)
1
1
1
3,0
0,5
0,5
0,75
0,5
0,75
Câu 3
a.Vẽ biểu đồ cột kết hợp với đường (Diện tích cột, sản lượng
đường)
Vẽ chính xác, có chú giải, đẹp
b. Phân tích các nhân tố
-Nguồn tài nguyên nước ta phong phú, dồi dào dễ phát triển cây
công ngiệp nói chung và cà phê nói riêng phân tích (đất ,khí
hậu…)
-Chính sách phát triển cây công nghiệp nói chung và cây cà phê
nói riêng ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
-Tác động cây công nghiệp chế biến.
-Thị trường
c.Phân tích mối quan hệ
-Diện tích và sản lượng đầu năm
-Thời gian đầu diện tích tăng nhưng sản lượng tăng chậm do phải
mất nhiều thời gian tổ chức gieo trồng mới ,chi sản phẩm.
-Thời kỳ sản lượng tăng nhanh so với diện tích.
1.5
3
1,5
0,5
0,5
0,5
1,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4
a.Nhận xét
-Có sự chuyển dịch rõ rệt
-Xu hướng tăng tỷ trọng chủa khu vực II và khu vực III, giảm tỷ
trọng khu vực I.
-Chứng minh qua số liệu
b.Giải thích
-Theo xu hướng của thế giới
-Lấy ví dụ dẫn chứng các nước trên thế giới
-Đáp ứng được nhu cầu đổi mới đất nước, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp-hiện đại hoá .
(2 đ)
0,5
1
0,5
(2 đ)
0,5
0,5
1
Câu 5 a. Thuận lợi
b. Thời cơ
-Thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội
-Tạo nhiều cơ hội giao lưu nguồn vốn, kỹ thuật, thị trường.
(1 đ)
0,5
0,5
c.Thách thức
-Chất lượng mặt hàng chư cạnh với các nước trong khu vực và
trên thế giới.
-Nguồn lao động, cơ sở vật chất còn hạn chế.
(1 đ)
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 9
Thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề )
Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat địa lý Việt Nam để làm bài.
Câu 1: (1,5 điểm ) Dựa vào bảng số liệu số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị nước
ta thời kỳ 1985 - 2003:
Năm
Tiêu chí
1985 1990 1995 2000 2003
Số dân thành thị (nghìn người)
Tỷ lệ dân thành thị (%)
11360,0
18,97
12880,3
19,51
14938,1
20,75
18771,9
24,18
20869,5
25,80
a) Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta.
b) Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở
nước ta và những vấn đề cần quan tâm như thế nào?
Câu 2: (3 điểm ) Hãy phân tích những thế mạnh, các hạn chế về điều kiện tự nhiên
và kinh tế xã hội để phát triển kinh tế vùng đồng bằng duyên hải Miền Trung nước ta.
Những phương hướng chính để phát triển kinh tế vùng này.
Câu 3: (3,5 điểm )
Xem xét bảng số liệu nhiệt độ và lượng mưa của các thành phố dưới đây:
Tháng
Địa điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
HÀ
NỘI
N độ 16.4 17 20.2 23.
7
28.
8
28.
8
28.9 28.2 27.
2
24.
6
21.4 18.2
Mưa 18 26 43 90 188 239 288 318 265 130 43 23
HUẾ N độ 20 20.9 23.1 26 28.
3
29.3 29.4 28.9 27.
1
25.
1
23.1 20.8
Mưa 161 62 47 51 82 116 95 104 473 795 580 297
a) Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ nhiệt và lượng mưa của Hà Nội , Huế.
b) Nhận xét và giải thích sự khác biệt về chế độ nhiệt và lượng mưa của hai thành
phố trên.
Câu 4: ( 2 điểm ) Sử dụng Atlat địa lý Việt Nam:
a) Hãy đánh giá nguồn tài nguyên du lịch của nước ta.
b) Theo em, chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì để phát triển mạnh ngành
du lịch ?
KỲ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2007 – 2008
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 9
Những nội dung chính Điểm
Câu 1: (1,5 điểm)
a. Nhận xét số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta 1985 –
2003: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục nhưng không
đều giữa các gia đoạn. Gia đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1995 –
2003.
b. Sự thay đổi đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta và những vấn
đề cần quan tâm:
- Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta còn thấp ( 25,8% năm 2003) điều đó
chứng tỏ hoạt động nông nghiệp ở nước ta vẫn ở vị trí khá cao. Quá trình
đô thị hoá có sự di dân từ nông thôn ra thành thị.
- Đồng thời với quá trình công nghiệp hoá và sự hình thành các thành
phố công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất trong những năm đổi
mới. Đó là những vần đề bức xúc tạo nên những sức ép lớn đối với cơ sở
hạ tầng và môi trường đô thị; và các vấn đề xã hội khác.
Câu 2 : (3 điểm)
* Phân tích những thế mạnh và hạn chế… của vùng đồng bằng duyên
hải miền Trung (giới thiệu các tỉnh duyên hải Miền Trung):
a. Các thế mạnh:
- Đất trồng: đất phù sa mới ven sông, phù sa cũ ở đồng bằng có khả năng
trồng lúa và CCN ngắn ngày.
- Thuỷ sản khá phong phú đa dạng: thuỷ sản nước mặn, nước lợ, nước
ngọt, phát triển cả nuôi trồng và khai thác, phía nam của vùng còn sản
xuất nhiều muối và thu nhặt tổ chim yến…
- Khoáng sản: không phong phú bằng các tỉnh phía Bắc nhưng có thể
hình thành các cơ sở sản chính có: cát thuỷ tinh, titan (ven biển dọc các
tỉnh), crôm (Thanh Hoá), sắt (Hà Tĩnh), cao lanh,
- Vùng duyên hải miền Trung còn có thuận lợi như một cầu nối giữa
miền Bắc và miền Nam, một số đường nối với vùng núi.
- Khí hậu, đất đai, tập quán một số vùng đã sản xuất được cây công
nghiệp ngắn ngày như: mía, thuốc lá, bông, lạc…
- Mật độ dân số trong vùng cao, có một số thành phố phát triển. Vùng có
0,5 điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25 điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
Những nội dung chính Điểm
thế mạnh để phát triển du lịch.
b. Hạn chế:
- Sự bất thường trong thời tiết, đe doạ của bão lũ, lụt hạn hán.
- Cơ sở hạ tầng yếu kém, thu hút đầu tư không lớn.
* Những phương hướng chính để phát triển:
- Nông nghiệp: tự túc lương thực, trông cây công nghiệp ngắn ngày.
- Khai thác nuôi trông và chế biến thuỷ sản.
- Phát triển du lịch sinh thái và du lịch biển.
- Phát triển các ngành nghề thủ công thích hợp với từng địa phương.
Câu 3 : (3,5 điểm)
a. Vẽ biều đồ về nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội, Huế:
Vẽ biểu đồ kết hợp thanh đứng và đường biều diễn: Thanh đứng thể
hiện lượng mưa, đường biều diễn biểu hiện nhiệt độ chính xác, mỹ thuật,
ghi rõ tên, số liệu trên các trục (mỗi biểu đồ 1 điểm).
b. Nhận xét và giải thích sự khác biệt về nhiệt độ, lượng mưa của Hà
Nội, Huế:
- Nhiệt độ:
+ Hà Nội: Trong vùng khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh.
+ Huế: Trong vùng khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh vừa.
- Lượng mưa: cả 2 thành phố đều có chế độ mưa theo mùa song khác
nhau về lượng mưa và thời gian mưa:
+ Hà Nội: Mưa từ tháng 5 đến tháng 10, cao nhất là tháng 6,7,8. Mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 có mưa phùn, lượng mưa thấp.
+ Huế: Mùa mưa chậm hơn từ tháng 9 đến tháng 1, cao nhất là tháng 10.
* Nguyên nhân: Sự khác biệt về vĩ độ ảnh hưởng của địa hình, tác
động của khối khí lạnh cực đới.
Câu 4: (2 điểm)
a. Nguồn tài nguyên du lịch Việt Nam:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh thiên nhiên, bãi tắm đẹp, khí
hậu tốt…
- Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, lễ hội truyền thống,
di tích văn hoá lịch sử…
- Có những cảnh quan tự nhiên đã được công nhận di sản của thế giới
( Hạ Long, Phong Nha…, Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung
đình)
Hiện nay việc khai thác tiềm năng du lịch chưa cao do thiếu đầu tư chưa
chú trọng bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái
b. Các biện pháp:
- Tăng cường quản bá thông tin, tạo những sản phẩm du lịch đa dạng,
độc đáo
- Quy hoạch và bảo vệ tài nguyên du lịch gắn với bảo vệ môi trường
- Tôn tạo và có biện pháp bảo vệ di tích văn hoá lịch sử
- Đào tạo nhân lực cho du lịch, đầu tư cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng,
0,25điểm
1điểm
2 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,5điểm
mỗi ý:
0,25 điểm
Những nội dung chính Điểm
các dịch vụ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Môn : Địa lí lớp 9
Năm học : 2007- 2008
Phần I : Trắc nghiệm: (5điểm) Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của nước ta hiện nay là thành phần
kinh tế.
a) Nhà nước b)Tập thể c)Tư nhân d)Có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 2: Tình trạng tài nguyên rừng ở nước ta bị khai thác quá mức sẽ kéo theo.
a)Việc mở rộng thêm đất canh tác
b)Sự phát triển mạnh ngành khai thác chế biến lâm sản
c)Nạn xói mòn đất đai và khô kiệt nguồn nước
d)Tất cả đều sai
Câu 3: Được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới là:
a) Động Phong Nha b)Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
c)Vườn quốc gia Bạch Mã d) Cố đô Huế
Câu 4: Hướng cải tạo đất đai ở vùng duyên hải Miền Trung nước ta là:
a) Tưới nước và trồng cây che phủ b)Khai hoang mở rộng diện tích
c)Tăng cường lực lượng lao động d)Phòng chống thiên tai
Câu 5: Các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là:
a) Việt Trì, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hạ Long
b) Lào Cai, Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang
c) Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Bắc Cạn
d) Móng Cái, Bắc Giang, Thác Bà, Lai Châu
Câu 6: Hiện nay vùng phát triển thủy sản mạnh nhất nước ta là:
a) Đồng bằng sông Cửu Long b)Trung du miền núi Bắc bộ
c)Duyên hải Nam Trung Bộ d)Cả ba vùng trên
Câu 7: Trước thời kì Đổi mới, nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng kéo dài cho tới
những năm nào:
a)Cuối thập kỉ 70 của thế kỉ XX b)Cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX
c)Cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX d) Đầu thập kỉ XX
Câu 8: Ý nào không thuộc thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng trung du và miền núi
Bắc bộ:
a)Khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện
b)Trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới
c)Trồng cây lương thực, chăn nuôi nhiều gia cầm
d)Trồng và bảo vệ rừng
Câu 9: Các dự án nào nhà nước đang triển khai để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên:
a)Dự án du lịch phong cảnh đẹp và nghỉ dưỡng
b)Dự án thành lập khu bảo tồn, vườn quốc gia
c)Dự án khai thác thủy điện
d)Tất cả các dự án
Câu 10: Sản lượng khai thác thủy sản tăng nhanh chủ yếu là do:
a) Đầu tư vốn tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu.
b) Xuất khẩu thủy sản có bước phát triển vượt bậc
c) Ngư dân có kinh nghiệm trong đánh bắt cá
d) Nước ta có nhiều ngư trường lớn ven bờ
Phần II : Tự luận:
Câu 1: (5điểm)
Phân tích vai trò của vị trí địa lí nước ta đối với việc phát triển kinh tế-xã hội.
Câu 2: (5điểm)
Cho bảng số liệu năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, cả
nước ( tạ/ha)
Năm
Vùng
1995 2000 2002
Đồng bằng sông Hồng 44,4 55,2 56,4
Đồng bằng sông Cửu Long 40,2 42,3 46,2
Cả nước 36,9 42,4 45,9
a) Hãy vẽ biểu đồ so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông
Cửu Long, cả nước giai đoạn 1995 đến 2002 ?
b) Qua biểu đồ và bảng số liệu, nhận xét về năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng so
với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước ? Giải thích?
Câu 3: Tại sao nói thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
________________
ĐÁP ÁN
MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9- Kì thi học sinh giỏi
Phần I: Trắc nghiệm: ( 5đ, mỗi câu 0,5đ)
Câu: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án: a c b a a a b c d a+b
Phần II:Tự luận:
Câu 1: Vai trò vị trí địa lí nước ta đối với việc phát triển kinh tế xã hội:
a/ Thuận lợi:
*Nước ta nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, giáp biển, trong khu vực nhiệt đới
gió mùa nên:
-Lãnh thổ Việt Nam có vùng biển rộmg lớn(hơn 1 triệu Km
2
) giàu tiềm năng(thuỷ
sản, dầu khí, cảnh quan ven biển và hải đảo), tạo điều kiện để phát triển các ngành: Khai
thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, dầu khí du lịch, giao thông vận tải biển, khai thác
muối, cát biển (0,5đ)
-Khí hậu nóng ẩm: giàu nhiệt, ánh sáng và độ ẩm cao, thuận lợi để sản xuất và giao
thông quanh năm. (0,5đ)
*Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng
Châu Á- Thái Bình Dương, là cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo
nên:
-Lãnh thổ nước ta có nhiều loại khoáng sản(nhiên liệu,kim loại,phi
kim). (0,5)
-Trên lãnh thổ nước ta có nhiều loại động, thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới thậm chí cả
ôn đới. (0,5đ)
*Sự đa dạng của khoáng sản và sinh vật là cơ sở để nước ta phát triển nề công nghiệp
nhiều ngành, nền công nghiệp đa dạng.
-Về mặt dân cư: do vị trí thuận lợi giao lưu nên thành phần dân tộc của nước ta khá
đa dạng (54 dân tộc) góp phần làm giàu bản sắc văn hoá và kinh nghiệm sản xuất của dân tộc
Việt Nam (0,5đ)
-Về mặt giao thông, nước ta nằm trên những con đường biển, đường hàng không quốc
tế là điều kiện để đẩy mạnh giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
(0,5đ)
*Nước ta nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, khu vực đang diễn ra những hoạt
động kinh tế sôi nổi với tốc độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất thế giới:
-Với vị trí trung tâm lại giáp biển, nước ta có nhiều thuận lợi để thực hiện chính sách
mở cửa, hội nhập vào khu vực và thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển
kinh tế-xã hội. (0,5đ)
b/ Khó khăn:
* Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai, nhất là bão, lũ lụt, nên cần phải có
những biện pháp phòng chống tích cực và chủ động. (0,5đ)
* Khí hậu nóng và ẩm ở nước ta cũng là điều kiện thuận lợi để các loại nấm mốc, sâu
bện gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống; chế độ mưa mùa cũng gây khó khăn
(0,5đ)
* Nước ta nằm ở vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, một khu vực đầy hấp
dẫn với các thế lực có đầy tham vọng nên phải có những biện pháp tích cực để bảo vệ sự
toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập tự chủ, (0,5đ)
Câu 2:
a)Vẽ biểu đồ hình cột (1đ), có tỉ lệ chính xác, ghi tên biểu đồ (1đ), có kí hiệu và chú thích
(0,5đ)
b)Nhận xét:
-Đồng bằng Sông Hồng có năng suất lúa cao nhất,cao hơn Đồng bằng Sông Cửu
Long (0,5đ).
Năm 2002: Đồng bằng Sông Hồng cao gấp 1,2 lần so với Đồng bằng Sông Cửu Long
(0,5đ)
Đồng bằng Sông Hồng cao gấp 1,3 lần so với cả nước (0,5đ)
-Năng suất lúa ở Đồng bằng Sông Hồng cao nhất nhờ: áp dụng các biện pháp thâm
canh, tăng năng suất do diện tích đất nông nghiệp của vùng rất thấp ít có khả năng mở rộng
trong khi dân số đông . (1đ)
Câu 3: (5đ) Có 4 lí do chính :
- Chống úng, lụt trong mùa mưa, bão (1đ)
- Đảm bảo nước tưới trong mùa khô (1đ)
- Cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác (1đ)
- Tăng vụ, thay đổi cơ cấu vụ mùa và cơ cấu cây trồng (1đ)
Tạo được năng suất cây trồng cao và tăng sản lượng cây trồng. (1đ)
KỲ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2007 - 2008
MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút
Thí sinh được tham khảo Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo Dục)
Câu 1: (3 điểm)
Dựa vào lược đồ trên, hãy xác định từng hướng từ O đến A, B, C, D, E, F, G,
H?
H
F
O
A
B
C
D
E
G
Câu 2: (6 điểm)
1) Phân tích tác động của dãy Trường Sơn Bắc đến địa hình, khí hậu, sông ngòi
của vùng Bắc Trung Bộ?
2) Trình bày những khó khăn do các thành phần trên gây ra cho Bắc Trung Bộ?
Câu 3: (3 điểm)
Dựa và bảng số liệu:
Sản lượng công nghiệp năng lượng nước ta
Năm
Sản phẩm
1975 1980 1986 1990 1995 2000 2002 2004
Than(triệu tấn) 5,2 5,2 6,4 4,6 8,4 11,6 15,9 27,3
Dầu thô(nghìn tấn) - - 40 2700 7620 16291 16600 20051
Điện(triệu Kwh) 2428 3680 5683 5790 14665 26682 35562 46202
Hãy nhận xét và giải thích sự phát triển ngành công nghiệp năng lượng nước ta?
Câu 4: (5 điểm)
Hãy đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế biển của vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ?
Câu 5: (3 điểm)
Cho bảng số liệu:
GDP theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế của nước ta (đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Nông, lâm nghiệp và thủy
sản
Công nghiệp và xây
dựng
Dịch vụ
1990 16252 9513 16190
1996 75514 80876 115646
2000 108356 162220 171070
2002 123383 206197 206182
1) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo số liệu
trên?
2) Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của
nước ta?
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 (1)Từ O đến C, E, G, H
O đến C: Hướng Tây
O đến E: Hướng Bắc
O đến G: Hướng Đông
O đến H: Hướng Nam
(2)Từ O đến A, B, D, F
O đến A: Hướng Tây Nam
O đến B: Hướng Tây-Tây Nam
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
O đến D: Hướng Tây Bắc
O đến F: Hướng Đông-Đông Bắc
Thí sinh trả lời được mục (1) mới chấm điểm mục (2)
0,25
0,25
Câu 2 1) Tác động của dãy Trường Sơn Bắc đến địa hình, khí hậu, sông ngòi
Bắc Trung Bộ.
- Dãy Trường Sơn Bắc chạy liên tục dọc phía Tây vùng Bắc Trung Bộ từ
phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
Nó tác động mạnh đến các yếu tố tự nhiên của vùng.
0,5
a, Địa hình
- Góp phần hình thành các dạng địa hình của vùng: đồng bằng, ven biển. 0,5
- Quy định hướng địa hình: Tây Bắc- Đông Nam. 0,5
- Chạy sát biển kết hợp các dãy núi đâm ngang: Đồng bằng nhỏ, hẹp
ngang, bị chia cắt manh mún.
0,5
b, Khí hậu
- Kết hợp với hoàn lưu khí quyển, bức xạ Mặt Trời tạo nên sự khác biệt
trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm:
0,5
Vào mùa hè, dãy Trường Sơn Bắc tạo thành bức chắn địa hình ngăn ẩm
do gió mùa Tây Nam đem tới tạo hiệu ứng phơn, thời tiết khô nóng.
0,25
Vào mùa đông, kết hợp các dãy núi đâm ngang đón gió mùa Đông Bắc,
hội tụ, bão gây mưa lớn vào mùa đông.
0,25
- Phân hóa khí hậu theo đai cao. 0,5
c, Sông ngòi
Dãy Trường Sơn Bắc là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc điểm sông
ngòi của vùng, đặc biệt là chiều dài, diện tích lưu vực, hướng chảy và tốc
độ dòng chảy.
0,25
- Núi chạy sát biển: sông ngắn, dốc, chuyển tiếp nhanh từ miền núi –
đồng bằng – ra biển, hàm lượng phù sa ít.
0,25
- Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam làm cho hướng sông hầu hết là hướng
Tây – Đông.
0,25
- Kết hợp với khí hậu, nhịp điệu mùa của sông trùng với mùa khí hậu, lưu
lượng và tốc độ dòng chảy lớn vào mùa mưa.
0,25
2) Những khó khăn
- Vùng núi nhiều tiềm năng nhưng khó khai thác. 0,25
- Bắc Trung Bộ gánh chịu hầu hết các loại thiên tai của nước ta: 1
Hạn hán vào mùa khô: thiếu nước tưới tiêu, sinh hoạt
Lượng mưa lớn nhưng tập trung vào mưa: lũ lụt.
Thiên tai khác: lở đất, cháy rừng, động đất,…
- Đồng bằng nhỏ hẹp, kém màu mỡ. 0,25
Câu 3 a) Nhận xét chung
Trong 30 năm, công nghiệp năng lượng phát triển nhanh, do:
- Nhu cầu năng lượng ngày càng cao, công nghiệp năng lượng phải đi 0,5
trước một bước để phục vụ nhu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh
tế.
- Thế mạnh tài nguyên đã được đẩy mạnh khai thác: thủy điện, than, dầu
khí.
0,5
b) Nhận xét cụ thể và giải thích
- Than:
− 1975-1990: Ổn định,1990: Giảm so với 1986 do thị trường cũ thu hẹp,
chưa thích ứng với thị trường mới.
0,5
− 1995-2004:Tăng nhanh do nhu cầu cho các nhà máy nhiệt điện tăng
và thị trường xuất khẩu mở rộng.
0,5
- Dầu thô:
− 1986: khai thác tấn dầu đầu tiên. Sản lượng tăng nhanh chóng do đẩy
mạnh khai thác dầu trên thềm lục địa phía Nam, số mỏ đưa vào khái
thác ngày càng nhiều.
0,5
- Điện:
− Sản lượng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây do việc đưa
vào hoạt động của các tổ máy thủy điện Hòa Bình và xây dựng hàng
loạt nhà máy điện trên cả nước.
0,5
Câu 4 Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế biển vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng lớn để phát triển tông hợp
kinh tế biển: Vị trí địa lí, tài nguyên biển, kinh tế xã hội.
0,25
a) Vị trí-lãnh thổ
− Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia
0,5
− Vùng biển Nam Trung Bộ bao gồm thềm lục địa rộng lớn và hai quần
đảo Trường Sa, Hoàng Sa vừa có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc
phòng vừa có giá trị kinh tế.
0,5
− Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, ấm quanh năm.
0,25
− Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng cảng, nuôi
trồng thủy hải sản.
0,5
− b) Tài nguyên biển
− Trữ lượng thủy hải sản phong phú dồi dào với hai ngư trường lớn ở
cực Nam Trung Bộ và hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Nhiều loại
có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn.
0,5
− Nhiều loài đặc sản: yến, tôm hùm,rong biển,…
0,25
− Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp nỗi tiếng, các đảo ven bờ có thể
khai thác phát triển du lịch.
0,5
− Cung cấp lượng muối dồi dào(Sa Huỳnh, Cà Ná).
0,25
− Ven biển có một số khoáng sản có thể khai thác ở quy mô công
nghiệp như Titan, cát thủy tinh,…
0,5
c) Tiềm năng kinh tế - xã hội
− Người dân có truyền thống nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.
0,25
− Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật được cải thiện.
0,25
− Cơ sở chế biến thủy sản đa dạng: truyền thống, hiện đại
0,25
− Tóm lại, vùng có thế mạnh vượt trội về phát triển kinh tế biển bao
gồm cả nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, du lịch biển, công nghiệp
chế biến thủy sản, khai khoáng,…
0,25
Câu 5 1) Vẽ biểu đồ
- Kết quả xử lí số liệu(%)
Năm
Tổng
cộng
Chia ra
Nông,lâm nghiệp
và thủy sản
Công nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ
1990 100 38,7 22,7 38,6
1996 100 27,8 29,7 42,5
200
0
100 24,5 36,7 38,8
200
2
100 23,0 38,5 38,5
1
- Vẽ biểu đồ miền, yêu cầu:
• Chia chính xác khoảng cách năm, chia và ghi đầy đủ % ở trung
tung, năm ở trục hoành.
0,5
• Có tên biểu đồ, chú giải
0,5
2) Nhận xét
Có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng Công nghiệp hóa. 0,25
• Nhóm nông,lâm nghiệp và thủy sản giảm tỉ trọng.
0,25
• Nhóm công nghiệp và xây dựng tăng liên tục
0,25
• Nhóm dịch vụ có sự biến động.
0,25
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
LỚP 9 THCS, năm học 2007-2008
Môn thi: Địa lý
Thời gian làm bài : 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 03điểm).
Vị trí địa lý nước ta nằm hoàn toàn ở vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, thiên về chí
tuyến hơn là xích đạo, lại ở bờ đông bán đảo Đông Dương. Điều đó có ý nghĩa như
thế nào đối với việc hình thành các đặc điểm địa lý tự nhiên độc đáo của nước ta?
Câu 2: ( 02 điểm)
Em hãy cho biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với ngành giao thông vận
tải nước ta?
Câu 3: ( 03 điểm)
Vì sao phát triển kinh tế nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với việc bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên?
Câu 4: ( 03 điểm)
Vì sao vùng Đông Nam Bộ có sức hút mạnh vốn đầu tư của nước ngoài?
Câu 5: ( 03 điểm)
Nhờ vào những điều kiện nào mà thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn
nhất đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 6: ( 03 điểm)
Hãy nhận xét về chất lượng lao động ở Việt Nam?
Câu 7: ( 03 điểm)
Việc phát triển dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh
tế- xã hội ở Việt Nam?
-Hết-
HƯỚNG DẪN CHẤM
LỚP 9 THCS, năm học 2007-2008
Môn thi: Địa lý
Câu 1: ( 03điểm).
Phần đất liền nước ta có toạ độ địa lý từ 8
0
30
’
B đến 23
0
22
’
B và từ 102
0
Đ đến
109
0
Đ . Do vị trí như vậy nên nước ta có những dặc điểm sau:( 0,5 điểm)
Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đia nhiệt đới của nửa cầu bắc, ở phía Đông Nam
của châu Á, trong vùng gió mùa nhiệt dới điển hình nên khí hậu nóng ẩm quanh năm,
một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.( 0,5 điểm)
Nước ta không bị hoang mạc và bán hoang mạc hoá như các nước có cùng vĩ độ ở
Tây Á và Châu Phí.( 0,5 điểm)
Nhờ nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa dồi dào nên thực vật phát triển xanh tốt
quanh năm. Đặc biệt vị trí đó là nơi hội tụ của các hệ thực vật Ấn - Miến từ phía Tây
sang Mã lai- In đô nê xi a từ phía Nam tới. ( 0,75 điểm)
Bờ biển nước ta dài, có nhiều vũng vịnh. Ngoài biển có nhiều đảo và quần đảo. Thềm
lục địa chứa nhiều tài nguyên có giá trị. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền.
Tuy nhiên, hằng năm cũng có nhiều cơn bão gây tác hại cho sản xuất và sinh hoạt.
( 0,75 điểm)
Câu 2: ( 02điểm).
a, Thuận lợi: (1 điểm)
Nước ta nằm trong vùng Đông Nam Á và giáp biển có thuận lợi về giao thông đường
biển trong nước và với các nước trên thế giới.(0,5 điểm)
Ở phần đất liền địa thế nước ta kéo dài theo hướng Bắc- Nam, có dãi đồng bằng gần
như liên tục ven biển và bờ biển dài trên 3.200km nên việc giao thông giữa các miền
Bắc, Trung, Nam khá dễ dàng. (0,5 điểm).
b, Khó khăn: (1 điểm)
Hình thể nước ta hẹp ở miền Trung và có nhiều đồi núi, cao nguyên chạy theo hướng
Tây Bắc- Đông Nam làm cho việc giao thông theo hướng Đông - Tây có phần trở
ngại.( 0,5 điểm).
Sông ngoài nước ta dày đặc, khí hậu nhiều mưa bão, lũ lụt nên việc xây dựng và bảo
vệ dường sá, cầu sống đòi hỏi tốn kém nhiều công sức và tiền của; Cơ sở vật chất kỹ
thuật còn thấp, vốn đàu tư ít, phương tiện máy móc phải nhập từ nước ngoài tốn nhiều
ngoại tệ(0,5 điểm).
Câu 3: ( 03điểm).
Phát triển công nghiệp kéo theo sự phát triển dân số đông đúc, gây ô nhiễm và phá vỡ
cảnh quan tự nhiên do khí thải công nghiệp, rác, nước thải dân dụng là nhiễm bẩn
không khí, nguồn nước sinh hoạt(0,5 điểm)
Khai thác tài nguyên khoáng sản, đất, rừng ồ ạt không có kế hoạch sẽ dẫn đến khoáng
sản, rừng cây cạn kiệt, đất bạc màu, đá ong hoá ( 0,5 điểm)
Tài nguyên khoáng sản nước ta tuy dồi dào nhưng không phải vô tận và phải mất thời
gian hàng thế ký mới tái tạo được(0,5 điểm)
Vậy để phát triển kinh tế và nâng cao đời sóng các dân tộc một cách bền vững cần
phải:
Khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên phải có kế hoạch lâu dài và tiết kiệm, không
khai thác bừa bãi tràn lan, thừa thải.( 0,75 điểm)
Có kế hoạch bảo vệ môi trường thiên nhiên như xử lý nước thải, khí thải công
nghiệp , bảo vệ rừng sẵn có và trồng rừng ở những nơi đất trống đồi trọc (0,75
điểm)
Câu 4: ( 03 điểm)
Dựa vào:
Tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nguồn lao động có tay nghề cao ( 1 điểm)
Chính sách phát triển kinh tế thông thoáng ( 1 điểm)
Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện ( 1 điểm)
Câu 5: ( 03 điểm)
Điều kiện:
Nhờ vị trí địa lý đến cơ sở công nghiệp( 1 điểm)
Vai trò của cảng Cần Thơ( 0,5 điểm)
Nằm gần thành phố Hồ Chí Minh, cách 200km về phía Tây Nam( 0,5 điểm)
Vai trò khu công nghiệp Trà Nóc( 0,5 điểm)
Đại học Cần Thơ( 0,5 điểm)
Câu 6: ( 03 điểm)
Chất lượng lao động ở Việt nam:
Với thang điểm 10, Việt nam được quốc tế chấm 3,79 điểm về nguồn nhân lực.
78,8% lao động Việt Nam chưa qua đào tạo.
Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam rất thấp, khả năng thích ứng với điều kiện
tiếp cận công nghiệp thông tin còn kém.
Lao động Việt Nam hạn chế về sức khoẻ và thể lực.
Sức cạnh tranh quốc tế của lao động Việt Nam chưa cao.
Chính vì vậy hiện nay chúng ta đang thiếu lao động có kỹ thuật, trình độ đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hoá, hiện đạo hoá đất nước và cạnh tranh quốc tê.
Căn cứ vào nội dung gợi ý đó, giáo viên cho điểm theo thực tế bài làm học sinh.
Câu 7: ( 03 điểm)
Là phương tiện quan trọng để tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Cung cấp kịp thời các thông tin cho việc điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội.
Phục vụ vui chơi giải trí và học tập của nhân dân.
Góp phần nhanh chóng đưa nước ta hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Căn cứ vào nội dung gợi ý đó, giáo viên cho điểm theo thực tế bài làm học sinh.
-Hết-