Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

mô hình kế toán giao dịch một cửa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.24 KB, 79 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
VÀ MÔ HÌNH KẾ TOÁN GIAO DỊCH TẠI NHTM 6
1.1. Mô hình kế toán giao dịch tại NHTM 6
1.1.1. Khái quát chung về NHTM 6
1.1.1.1. Khái niệm của NHTM 6
1.1.1.2. Chức năng của NHTM 6
1.1.1.3. Vai trò của NHTM 8
1.1.2. Kế toán giao dịch và vai trò cuả kế toán giao dịch tại NHTM 8
1.1.3. Mô hình kế toán giao dịch tại NHTM 9
1.1.3.1. Mô hình kế toán giao dịch nhiều cửa 9
1.1.3.2. Mô hình kế toán giao dịch một cửa: 11
1.1.3.3.Những rủi ro tiềm ẩn khi triển khai mô hình kế toán giao dịch
một cửa 20
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình kế toán giao
dịch một cửa: 22
1.2.1. Thời gian giao dịch 22
1.2.2. Khối lượng giao dịch 23
1.2.3. Năng suất lao động của GDV 23
1.2.4. Chi phí giao dịch/1 GDV 23
1.2.5. Mức tăng trưởng của vốn huy động 23
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình kế toán giao dịch
một cửa tại NHTM: 24
1.3.1. Nhân tố khách quan 24
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

1.3.1.1. Môi trường pháp lý 24
1.3.1.2. Môi trường cạnh tranh 25
1.3.1.3. Môi trường công nghệ 26


1.3.1.4. Nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng. 26
1.3.1.5. Văn hoá xã hội 27
1.3.2. Nhân tố chủ quan 27
1.3.2.1. Tiềm lực tài chính 27
1.3.2.2. Con người và văn hoá kinh doanh 28
1.3.2.3. Đầu tư công nghệ 29
1.3.2.4. Chiến lược kinh doanh 29
1.3.2.5. Công tác marketing 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ MÔ HÌNH KẾ TOÁN GIAO
DỊCH MỘT CỬA TẠI NHNo & PTNT HUYỆN HIỆP HOÀ – BẮC
GIANG 33
2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của NHNo & PTNT huyện Hiệp
Hoà – Bắc Giang 33
2.1.1. Tổng quan về bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT Huyện Hiệp
Hoà. 33
2.2. Thực trạng hiệu quả mô hình kế toán giao dịch tại Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hiệp Hoà: 36
2.2.1 Khái quát mô hình kế toán giao dịch một cửa của NHNo &
PTNT huyện Hiệp Hoà. 36
2.2.2 Quy trình nghiệp vụ kế toán trong mô hình giao dịch 1 cửa tại
NHNo & PTNT huyện Hiệp Hoà – Bắc Giang. 40
2.2.2.1 Tiếp quỹ đầu ngày, phân phối giao dịch trong ngày và kiểm kê
cuối ngày 40
2.2.2.2 Quy trình các nghiệp vụ trong mô hình giao dịch một cửa 42
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

2.2.3. Thực trạng hiệu quả của mô hình kế toán giao dịch một cửa
của NHNo & PTNT huyện Hiệp Hoà – Bắc Giang. 52
2.3. Đánh giá hiệu quả mô hình giao dịch một cửa áp dụng tại NHNo
& PTNT huyện Hiệp Hoà. 56

2.3.1. Những kết quả đạt được. 56
2.3.2. Hạn chế và tồn tại trong triển khai mô hình giao dịch một cửa 58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH KẾ
TOÁN GIAO DỊCH MỘT CỬA TẠI NHN0&PTNT HUYỆN HIỆP
HÒA – BẮC GIANG 63
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Hiệp
Hoà: 63
3.1.1. Những định hướng trong hoạt động kinh doanh 63
3.1.2. Những định hướng cho hoạt động kế toán và kế toán giao dịch. 64
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình giao dịch một cửa tại NHNo
& PTNT huyện Hiệp Hoà. 65
3.2.1. Xây dựng chiến lược khách hàng hợp lý trên cơ sở tăng cường
chất lượng nghiên cứu, dự báo khách hàng 65
3.2.2. Hoàn thiện về mô hình. 67
3.2.3. Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng. 68
3.2.4. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 69
3.2.5. Thực hiện văn hoá giao dịch. 69
3.2.6. Đẩy mạnh công tác Marketing 70
3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kế toán. 72
3.2.8. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý 72
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

3.2.9. Nâng cao chất lượng công tác thanh toán 73
3.3. Một số kiến nghị: 74
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 74
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 75
3.3.3. Kiến nghị với NH No & PTNT Việt Nam: 76
KẾT LUẬN 78
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H


LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, những thành
công bước đầu đã đem lại cho chóng ta một cuộc sống có chất lượng cao
hơn. Nghành ngân hàng với mục tiêu chiến lược kinh doanh của mình, đang
chuyển mình để bắt kịp sự thay đổi của xã hội. Với những dịch vụ có nhiều
tiện Ých hoàn hảo hơn khi ngân hàng ứng dụng khoa học công nghệ mới,
nhằm cung cấp và thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngày nay
việc ứng dụng và phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại là vấn đề tất yếu,
vấn đề sống còn của các Ngân hàng nhằm để nâng cao năng lực cạnh tranh
của các ngân hàng trong quá trình hội nhập.
Mô hình kế toán giao dịch một cửa là một trong những mô hình dịch
vụ Ngân hàng hiện đại được nghiên cứu triển khai thực hiện bởi WB. Đây là
kết quả của những nỗ lực ứng dụng và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.
Việc áp dụng mô hình kế toán giao dịch một cửa góp phần nâng cao
chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của TCTD trong giai đoạn
chiếm lĩnh và phân chia thị trường đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Sau thời gian thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Hiệp Hoà – Bắc Giang, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “mụ hình
kế toán giao dịch một cửa tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Hiệp Hoà – Bắc Giang, thực trạng và Giải pháp” để thực hiện
chuyên đề tốt nghiệp của mình.Ngoài lời nói đầu và kết luận, chuyên đề được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Ngân hàng thương mại và mô hình kế toán giao dịch tại NHTM.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả mô hình kế toán giao dịch một cửa tại
NHNo & PTNT huyện Hiệp Hoà – Bắc Giang.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình kế toán giao dịch một cửa
tại NHNo & PTNT huyện Hiệp Hoà – Bắc Giang.
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

VÀ MÔ HÌNH KẾ TOÁN GIAO DỊCH TẠI NHTM
1.1. Mô hình kế toán giao dịch tại NHTM
1.1.1. Khái quát chung về NHTM
1.1.1.1. Khái niệm của NHTM
Theo luật các tổ TCTD tại Việt Nam: “ Ngân hàng là TCTD thực hiện
toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là nhận
tiền gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán.
NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi
nhuận góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”.
1.1.1.2. Chức năng của NHTM
* Chức năng làm thủ quỹ của xã hội
Thực hiện chức năng này NHTM nhận tiền gửi của công chúng, các
doanh nghiệp và các tổ chức, giữ tiền cho khách hàng của mình, đáp ứng nhu
cầu rút tiền và chi tiền của họ. Chức năng này đó cú ngay trong thời kỳ sơ
khai của hoạt động ngân hàng. Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển
thu nhập ngày càng cao, tích luỹ cá nhân lớn thêm vào đó nhu cầu bảo vệ tài
sản và mong muốn sinh lời từ tài khoản có được của các chủ thể kinh tế làm
cho chức năng này càng được thể hiện rõ nét.
Đối với khách hàng: không những được đảm bảo an toàn, tiện lợi mà
có thể còn nhận được lãi từ các khoản tiền gửi và được hưởng các dịch vụ về
thanh toán ngân hàng và các dịch vụ khác.
Đối với ngân hàng: chức năng này là cơ sở để ngân hàng thực hiện
chức năng trung tâm thanh toán, đồng thời tạo ra nguồn vốn chủ yộu cho
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

NHTM thực hiện chức năng trung gian tín dụng.
* Chức năng tạo tiền:
Chức năng tạo tiền phản ánh khả năng tạo tiền gửi của hệ thống Ngân

hàng. Từ một số tiền gửi ban đầu của các Ngân hàng có khả năng khuếch
đại tiền gửi tạo thành một số tiền gửi lớn hơn nhiều so với tiền gửi ban đầu,
thông qua việc cho vay và thanh toán chuyển khoản. Chức năng này còn là
một chức năng đặc biệt mang tính hệ thống, cả một hệ thống các NHTM hoạt
động có thể tạo tiền lưu thông nhờ việc thanh toán không dùng tiền mặt góp
phần gia tăng nguồn vốn trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư, mở rộng
sản xuất, kinh doanh của cả xã hội.
* Chức năng trung gian thanh toán
NHTM làm trung gian thanh toán khi nó thực hiên thanh toán theo yêu
cầu của khách hàng như: trích tiền từ tài khoản tiền gửi để thanh toán tiền
hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu
bán hàng và các khoản thu khác theo yêu cầu của khách hàng.
Thực hiện chức năng này, NHTM góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông
hàng hoá, tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình sản xuất xã hội.
Đồng thời cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng, từ
đó làm tăng uy tín của ngân hàng và tăng khả năng huy động vốn, khả năng
cạnh tranh cho ngân hàng.
* Chức năng trung gian tín dụng
NHTM là trung gian tín dụng khi nó là cầu nối giữa người có vốn và
người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động các khoản tiền tạm thời
nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay rồi cho vay
đối với nền kinh tế, mà chủ yếu là vay ngắn hạn. Góp phần thúc đẩy nền kinh
tế tăng trưởng, phát triển và đẩy mạnh đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Từ
đó góp phần cải thiện đời sống dân cư. Như vậy ngân hàng đã góp phần mang
lại lợi ích cho tất cả cỏc bờn.
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

+ Người gửi tiền được ngân hàng đảm bảo an toàn cho những khoản
tiền gửi và lãi suất.
+ Người đi vay sẽ thoả mãn được nhu cầu về vốn, tận dụng được cơ hội

kinh doanh tốt mang lại lợi ích kinh tế.
+ Ngân hàng sẽ nhận được khoản lợi nhuận kiếm được từ sự chênh lệch
giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Lợi nhuận chính là cơ sở để ngân
hàng tồn tại và phát triển.
1.1.1.3. Vai trò của NHTM
* NHTM cung cấp vốn cho nền kinh tế
Với vai trò là chiếc cầu nối giữa nơi thừa vốn với nơi thiếu vốn, việc
huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân
đưa vào lưu thông, NHTM đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản
xuất và phát triển nền kinh tế.
* NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với nền kinh tế
Thông qua hoạt động của mình NHTM đã đáp ứng nhu cầu về vốn khi
doanh nghiệp đầu tư dây truyền công nghệ hiện đại, mở rộng sản xuất, để có
được các sản phẩm có chất lượng, giá thành rẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
đáp ứng nhu cầu của thị trường.

NHTM là công cụ để NHNN điều tiết vĩ mô nên kinh tế
NHTM thực hiện những chính sách tiền tệ của NN thông qua các
nghiệp vụ kinh doanh của mình như “nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh và
đặc biệt là các nghiệp vụ thanh toán quốc tế” tác động đến các hoạt động của
các thành phần kinh tế và thực sự là công cụ tốt để Nhà nước tiến hành điều
tiết vĩ mô nền kinh tế,
1.1.2. Kế toán giao dịch và vai trò cuả kế toán giao dịch tại NHTM
* Khái niệm chung về kế toán giao dịch
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

KTGD là bộ phận quan trọng trong toàn bộ quy trình kế toán tại
NHTM. Là bộ phận giao dịch trực tiếp giữa Ngân hàng & khách hàng, nơi
tiếp nhận và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. kiểm soát & đăng nhọ̃p những
thông tin cần thiết của khách hàng vào hệ thống, nhằm mục đích mang lại

những dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng, kinh doanh có hiệu quả cao hơn cho
ngân hàng.
* Vai trò của kế toán giao dịch
Một là, Bộ phận kế toán giao dịch sẽ là người tiếp nhận các yêu cầu
và xử lý, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao phục vụ khách hàng. Hai là,
KTGD ghi sổ và nhập thông tin khách hàng các nghiệp vụ phát sinh tại quầy
giao dịch vào máy. Bộ phận KTGD sẽ là kênh thông tin đầu vào quan trọng
phục vụ cho các bộ phận có liên quan, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị
phục vụ việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả,. Do đó, các dữ liệu đầu vào
đòi hỏi phải có tính chính xác cao.
Như vậy, thông qua thái độ phục vụ, trình độ nghiệp vụ của các kế toán
giao dịch tạo dựng hình ảnh về một phong cách làm việc chuyên nghiệp của
ngân hàng đối với khách hàng. Từ đó duy trì, thu hút khách hàng đến giao
dịch với ngân hàng “gửi tiền, mở tài khoản ” góp phần làm tăng nguồn huy
động vốn cho ngân hàng và tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
1.1.3. Mô hình kế toán giao dịch tại NHTM
1.1.3.1. Mô hình kế toán giao dịch nhiều cửa
Mô hình giao dịch nhiều cửa: mô hình tổ chức truyền thống của ngân
hàng trong điều kiện trình độ ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán còn
thấp.
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

Sơ đồ 1: Quy trình giao dịch trong mô hình giao dịch nhiều cửa
Chú thích:
(1) Khách hàng yêu cầu giao dịch.
(2) GDV chuyển chứng từ cho bộ phận kiểm soát.
(3) Kiểm soát chuyển chứng từ sau khi kiểm soát cho GDV.
(4) GDV ghi nợ chuyển chứng từ ghi có cho giao dịch viên ghi có.
(5) Trả lại chứng từ cho giao dịch viên ghi nợ.
(6) Kiểm soát trả chứng từ cho quỹ chính trong trường hợp trả tiền mặt.

(7) Khách hàng tới bộ phận quỹ để nộp tiền.
(8) Bộ phận quỹ trả tiền (thu) cho khách hàng.
Theo mô hình này kế toán chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát chứng từ và
hạch toán sổ sách theo quy định, tất cả các giao dịch liên quan đến tiền mặt
khách hàng phải nộp (nhận) từ quỹ chính của ngân hàng. Do vậy năng suất
lao động sẽ không cao, khách hàng phải trải qua nhiều khâu, cửa để hoàn
thành giao dịch của mình. Cụ thể, khi khách hàng giao dịch với ngân hàng thì
phải nộp chứng từ kế toán cho đúng thanh toán viên giữ tài khoản của mình,
Khách hàng
hàng
Khách hàng
Quỹ
chính
Giao dịch
viên ghi nợ
Giao
dịch
viên
ghi

Kiểm soát
(1)
(4)
(6)
(8)
(5)
(2) (3)
(7)
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H


và mặc dù chỉ thực hiện một giao dịch thường thì khách hàng vẫn phải trải
qua nhiều cửa: thanh toán viên, thủ quỹ, cán bộ nghiệp vụ có liên quan.
1.1.3.2. Mô hình kế toán giao dịch một cửa:
*Một số khái niệm: (theo quyết định 1498/2005/QĐ-NHNN)
Giao dịch một cửa: là phương thức tổ chức cung ứng dịch vụ của tổ
chức tín dụng cho khách hàng, trong đó khách hàng chỉ cần giao dịch với một
giao dịch viên của tổ chức tín dụng và nhận kết quả từ giao dịch viờn đú.
Giao dịch viên (Teller): là cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng trực
tiếp giao dịch với khách hàng, chịu trách nhiệm tiếp nhận để giải quyết các
nhu cầu của khách hàng theo thẩm quyền trong việc lập, kiểm soát và phê
duyệt chứng từ giao dịch.
Kiểm soát viên: là cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng được phân
cấp thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và phê duyệt các giao dịch trong phạm
vi trách nhiệm được phân công.
Hạn mức giao dịch: là giá trị tối đa của một giao dịch mà giao dịch viên
được phép thực hiện không cần có sự phê duyệt của kiểm soát viên. Mỗi loại
giao dịch cú cỏc hạn mức khác nhau.
Hạn mức tồn quỹ: là số dư tiền mặt tối đa mà giao dịch viên được phép
giữ tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày giao dịch.
Bộ phận quỹ: là bộ phận ngân quỹ của tổ chức tín dụng có trách nhiệm
tổ chức thu, chi tiền mặt, giấy tờ có giá; giao, nhận các tài sản khác đối với
các giao dịch viên và với khách hàng (đối với các giao dịch tiền mặt vượt hạn
mức của giao dịch viên).
Quầy giao dịch: là nơi giao dịch viên thực hiện việc giao dịch với
khách hàng.
* Phạm vi và điều kiện áp dụng
Ø
Phạm vi
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H


- Áp dụng cho các chi nhánh triển khai hệ thống ứng dụng ngân
hàng bán lẻ. Ngân hàng bán lẻ là khái niệm chỉ những hệ thống ngân hàng
lớn, nhiều chi nhánh mà đối tượng phục vụ thường là các khách hàng cá nhân,
đơn vị riêng lẻ và tập trung vào các dịch vụ là tiết kiệm, tạo tài khoản giao
dịch, thanh toán, thế chấp, cho vay cá nhân, các loại thẻ tín dụng,
- Áp dụng cho mô hình xử lý nghiệp vụ theo 2 khu vực: trước
quầy và sau quầy.
Bộ phận trước quầy: thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, xử lý
các giao dịch liên quan đến khách hàng để giải phóng khách hàng nhanh.
Bộ phận sau quầy: xử lý các nghiệp vụ, phần hành công việc không
liên quan trực tiếp đến tài khoản của khách hàng, nhận toàn bộ các chứng từ
liên quan đến công việc nội bộ và thực hiện công việc nội bộ của kế toán ngân
hàng.
Ø
Điều kiện áp dụng (Điều 4- QĐ 1498/2005/QĐ-NHNN)
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật
Quầy giao dịch phải được bố trí đảm bảo an toàn tài sản và thuận tiện
cho việc giám sát hoạt động thu - chi tiền của giao dịch viờn. Cú nội quy và
thông báo công khai cho khách hàng.
Hệ thống trang thiết bị được kết nối hoàn chỉnh thành mạng để cập
nhật, xử lý, kiểm tra, kiểm soát, khai thác và lưu trữ các dữ liệu một cách an
toàn, chính xác, nhanh chóng và thuận tiện. Có hệ thống máy tính và trung
tâm lưu giữ số liệu dự phòng.
Có chương trình giao dịch thích hợp xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ
các quy định hiện hành đối với từng loại hình nghiệp vụ của tổ chức tín dụng,
đồng thời tương thích và phù hợp với các chương trình phần mềm khác.
Có biện pháp bảo mật để đảm bảo an toàn và bí mật các dữ liệu trong
chương trình, mó khúa truy cập hệ thống và chữ ký điện tử. Hệ thống kiểm
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H


soát chung và hệ thống kiểm soát thông qua mạng máy tính phải có đủ khả
năng để kiểm soát các thao tác nghiệp vụ trong giao dịch một cửa, bảo đảm
thực hiện đúng quy định, chống lợi dụng tham ô, chiếm đoạt tài sản.
- Điều kiện về hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin
Hệ thống ứng dụng được cài đặt phần mềm ứng dụng thống nhất của hệ
thống ngân hàng, phù hợp với mô hình giao dịch một cửa đảm bảo an ninh xử
lý giao dịch hàng ngày.
Quản lý GDV và quản lý tiến trình giao dịch một cửa: Chỉ GDV và
kiểm soát viên mới được phép cấp USER và mật khẩu truy cập hệ thống.
- Về quy chế, quy trình nghiệp vụ và nội quy trong giao dịch một
cửa
Các tổ chức tín dụng phải xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật nghiệp
vụ và nội quy trong giao dịch một cửa.
- Về chứng từ trong giao dịch một cửa
Chứng từ kế toán trong giao dịch một cửa bao gồm 2 loại: chứng từ do
khách hàng xuất trình và chứng từ do giao dịch viên lập theo mẫu quy định
của tổ chức tín dụng đối với từng quy trình nghiệp vụ trong giao dịch một cửa
(chứng từ in sẵn theo quyển và/hoặc chứng từ do máy tính in ra). Chứng từ kế
toán trong giao dịch một cửa phải tuân thủ theo đúng quy định hiện hành về
chế độ chứng từ kế toán và quy định tại Quy chế này.
+ Lập chứng từ kế toán
Chứng từ giao dịch với khách hàng: căn cứ vào giấy tờ, chứng từ (đã
kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ) do khách hàng xuất trình, giao dịch viên tiến
hành nhập các dữ liệu vào hệ thống và in chứng từ theo quy định của tổ chức
tín dụng đối với từng quy trình nghiệp vụ của giao dịch tương ứng do tổ chức
tín dụng ban hành. Chứng từ do giao dịch viên lập phải được in đầy đủ các
thông tin về giao dịch trước khi chuyển cho các bộ phận liên quan hoặc trả
cho khách hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H


Cuối ngày, giao dịch viên phải lập Bảng kê chứng từ giao dịch với
khách hàng trong ngày theo quy trình và mẫu quy định do Tổ chức tín dụng
ban hành.
+ Kiểm soát chứng từ
Đối với các giao dịch trong hạn mức: giao dịch viên vừa là người lập
và vừa là người kiểm soát chứng từ và chỉ có 1 chữ ký của giao dịch viờn trờn
chứng từ
Đối với giao dịch vượt hạn mức và các giao dịch phải có sự phê duyệt
của người có thẩm quyền: các chứng từ phải được kiểm soát viên kiểm tra và
kiểm soát. Các chứng từ thuộc giao dịch này phải có đủ chữ ký của người lập
chứng từ (giao dịch viên) và người kiểm soát chứng từ (kiểm soát viên) và/
hoặc của các cấp có thẩm quyền theo phân cấp của tổ chức tín dụng.
Đối với bảng kê chứng từ giao dịch trong ngày của giao dịch viên: giao
dịch viên và kiểm soát viên phải kiểm tra, đối chiếu giữa bảng kê chứng từ
giao dịch trong ngày với các chứng từ giao dịch của khách hàng và của tổ
chức tín dụng (nếu có) để đảm bảo khớp đúng và các chứng từ được hạch toán
chính xác. Trên bảng kê phải có đầy đủ chữ ký của giao dịch viên và của kiểm
soát viên.
+ Luân chuyển, bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán
Hàng ngày, toàn bộ chứng từ hạch toán (bao gồm các chứng từ ghi sổ
và chứng từ gốc đính kèm) kể cả bảng kê giao dịch sau khi được các bộ phận
có liên quan kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu phải được luân chuyển tập trung
về bộ phận kế toán tổng hợp để thực hiện kiểm tra, đối chiếu lại (kiểm tra
sau), bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định hiện hành. Việc luân
chuyển chứng từ do các tổ chức tín dụng hướng dẫn chi tiết theo từng nghiệp
vụ cụ thể
- Về đội ngũ cán bộ
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

Có phẩm chất đạo đức tốt, hiểu biết và nắm vững các quy định về

nghiệp vụ giao dịch và quy chế giao dịch một cửa để xử lý thành thạo các
phần hành nghiệp vụ và quy trình kỹ thuật trên máy vi tính của những giao
dịch mà mình thực hiện.
*Quy trình giao dịch một cửa
Dịch vụ
khách hàng

(6)
(1)
(3)
(2)
(7)
(5) (4)
Sơ đồ 2 : Quy trình giao dịch trong mô hình giao dịch một cửa
Chú thích
(1) (7) GDV ứng quỹ đầu ngày và nộp quỹ cuối ngày.
(2) Khách hàng yêu cầu giao dịch.
(3) GDV thực hiện chi (thu) tiền mặt cho khách hàng.
(4) GDV chuyển chứng từ cho bộ phận KS khi vượt quyền giao dịch.
(5) Kiểm soát chuyển chứng từ sau khi kiểm soát cho GDV.
(6) GDV trả tiền (thu) cho khách hàng.
*Nhiệm vụ của từng bộ phận

Khách hàng
GDV 3GDV 2
Kiểm
soát
Quỹ
chính
GDV 1

Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

Ø
Bộ phận trước quầy: gồm bộ phận tư vấn khách hàng, bộ phận
giao dịch và bộ phận ngân quỹ

Bộ phận tư vấn khách hàng
- Tiếp nhận và mở hồ sơ khách hàng mới.
- Thu thập, mở hồ sơ lưu trữ và cập nhật các thông tin khách hàng
- Cấp thẻ giao dịch cho khách hàng (đối với khách hàng gửi tiền tiết
kiệm, không nhất thiết phải cấp thẻ giao dịch nếu khách hàng không yêu cầu).
- Hướng dẫn thủ tục, trình tự và thực hiện mở tài khoản tiền gửi, tiền
vay cho khách hàng.
- Quản lý tất cả các hồ sơ thông tin khách hàng.
- Tiếp nhận và trả lời các thông tin về khách hàng và tài khoản khách
hàng (số dư tài khoản, trả sao kê, giấy báo nợ, bỏo cú cho khách hàng…)

Bộ phận giao dịch
Các GDV là người trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm về các
nghiệp vụ giao dịch với khách hàng tại quầy giao dịch như:
- Tiếp nhận và giải quyết toàn bộ yêu cầu giao dịch của khách hàng. Ví
dụ: thu chi tiền gửi, tiền tiết kiệm; giải ngân, thu nợ, thu lãi; chuyển khoản,
nhờ thu (tiền mặt, séc); …
- Đối với những giao dịch có hạn mức, kiểm tra chứng từ, thực hiện
giao dịch và thu chi tiền mặt của khách hàng ngay. Đối với giao dịch vượt hạn
mức,cần phải có kiểm soát viên kiểm tra, đối chiếu và phê duyệt trên hệ thống
máy tính cũng như trên chứng từ trước khi thu, chi tiền mặt với khách hàng.
- Duy trì mức tồn quỹ theo quy định.
- Tham gia kiểm quỹ đầu ngày, đột xuất vào cuối ngày đảm bảo khớp
đúng thực tế vào sổ sách kế toán.

- Xử lý các trục trặc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
- Bảo mật các mật khẩu truy cập chương trình được giao, chịu hoàn
toàn trách nhiệm nếu để lộ mật khẩu gây thiệt hại về tài sản.
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H


Bộ phận ngân quỹ
- Thực hiện thu chi tiền mặt đối với khách hàng dựa trên bỳt toỏn do
GDV thiết lập trong trường hợp vượt hạn mức.
- Thực hiện các giao dịch tiếp quỹ và giao dịch nộp tiền về từ các quầy
giao dịch.
- Kiểm tra đối chiếu số dư trên sổ sách và số dư thực tế.
- Thực hiện chế độ quỹ theo chế độ hiện hành.
- Báo cáo quỹ cuối ngày.
Ø
Bộ phận sau quầy: gồm bộ phận thanh toán và bộ phận kiểm
soát.

Bộ phận thanh toán
- Xử lý hạch toán phần còn lại của các giao dịch chuyển tiền đi trong
nước đồng thời xử lý, hạch toán các khoản chuyển tiền đến trong nước.
- Tạo thông tin và quản lý các giao dịch tự động: Giao dịch tự động trả
lương, chuyển tiền tự động, kiểm tra và ký chứng từ cuối ngày, nhật ký giao
dịch tự động…
- Quản lý các báo cáo thuộc phần việc của mình.

Bộ phận kiểm soát
- Kiểm soỏt, phê duyệt các giao dịch vượt quá quyền do GDV chuyển
đến.
- Kiểm tra, đối chiếu các giao dịch giữa GDV và quỹ chính.

- Kiểm tra,ký xác nhận nhật ký chứng từ,nhật ký quỹ do GDV chuyển đến.
- Kiểm soát và duyệt các giao dịch do bộ phận chuyển tiền thực hiện
chuyển tiền đến.
- Kiểm tra, ký duyệt các giao dịch tự động, kiểm tra ký nhận trên nhật
ký chứng từ cuối ngày và nhật ký giao dịch tự động.
- Quản lý và giám sát toàn bộ tài khoản nội bộ của ngân hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

- Thực hiện in, xử lý các chứng từ giao dịch nội bộ, chấm và lưu tất cả
các chứng từ, nhật ký chứng từ, nhật ký quỹ của các GDV, thanh toán viên và
thủ quỹ phát sinh chuyển khoản.
* Ưu điểm của mô hình giao dịch một cửa so với mô hình kế toán
giao dịch nhiều cửa:
Việc áp dụng khoa học công nghệ vào mô hình kế toán giao dịch một
nhiều ưu điểm hơn rất nhiều so với mô hình kế toán giao dịch nhiều cửa.

Về phía ngân hàng
- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, phục vụ tốt hơn
nhu cầu của khách hàng. Do đó thu hút được khách hàng đến với ngân hàng
và nâng cao doanh số cho ngân hàng.
- Đơn giản hoá quá trình giao dịch; luân chuyển chứng từ, chứng
từ không phải chuyển từ GDV sang bộ phận quỹ và bộ phận KSV như hình
thức giao dịch nhiều cửa.
Do vậy, giảm bớt sự cồng kềnh trong việc luân chuyển chứng từ, trong
bộ máy kế toán và cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Đồng thời giảm thiểu được
chi phí hoạt động.
- Ngân hàng có thể đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ tối đa nhu cầu
của khách hàng là các công ty lớn, cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện đại
như dễ dàng cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt cho khách hàng như thẻ ATM,
thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và khả năng kết nối từ xa thông qua internet banking,

homebanking… vì mô hình này xây dựng trên cơ sở ứng dụng công nghệ
thông tin hiên đại nên tạo điều kiện để ngân hàng phát triển các dịch vụ ngân
hàng hiện đại.
- Nếu như trong mô hình giao dịch nhiều cửa, các bộ phận kế toán,
thủ quỹ, cán bộ nghiệp vụ có liên quan tách rời nhau không có sự phối hợp
giữa các phòng thì với mô hình giao dịch một cửa GDV vừa làm nhiệm vụ kế
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

toán viên vừa làm thủ quỹ nên năng suất lao động trong ngân hàng cao hơn.
- Có thể tăng cường khả năng quản lý điều hành trên mọi phương
diện hoạt động (Quản lý vốn, quản lý cho vay và khả năng thanh toỏn…).
- Trong mô hình giao dịch một cửa, GDV thực hiện toàn bộ giao
dịch nên sẽ nâng cao được kiến thức tổng hợp, nâng cao trình độ cho cán bộ
ngân hàng. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu
quả. Trong giao dịch nhiều cửa thì giữa các kế toán viên có sự chuyên môn
hoá trong từng nghiệp vụ, thường cán bộ kế toán chỉ nắm chắc nghiệp vụ
mình đảm nhiệm nên sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các nghiệp vụ tổng hợp
hay tư vấn cho khách hàng.

Về phía khách hàng
- Được tiếp cận với những sẩn phẩm dịch vụ hiện đại, có chất
lượng cao và được phục vụ tận tình.
- Với việc áp dụng hình thức giao dịch một cửa, khách hàng có thể
thực hiện bất kỳ giao dịch nào của mình tại bất kỳ quầy giao dịch nào và có
thể giải quyết toàn bộ nhu cầu về tiền gửi, thanh toán, mua bán ngoại tệ, tiền
vay… tại quầy giao dịch đó. Trong khi hình thức giao dịch nhiều cửa yêu cầu
khách hàng phải đến đúng quầy kế toán giao dịch tiếp nhận yêu cầu của mình.
Chẳng hạn, với yêu cầu về tiền vay. Trong mô hình giao dịch nhiều
cửa, bộ phận tín dụng và bộ phận kế toán cùng thực hiện nghiệp tín dụng, cán
bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và xem xét cho vay, sau đó chuyển hồ sơ cho bộ

phận kế toán thực hiện giải ngõn tớnh lói và thu nợ. Còn trong mô hình giao
dịch một cửa: khách hàng sẽ được giải quyết mọi yêu cầu về tiền vay tại bộ
phận tín dụng của ngân hàng sau khi khách hàng hoàn tất việc đăng ký thông
tin khách hàng và phân loại khách hàng tại bộ phận khách hàng. Việc nhận hồ
sơ, xem xét hồ sơ, giải ngõn, tớnh lói thu nợ đều do cán bộ tín dụng thực hiện,
cán bộ kế toán không phải thực hiện.
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

- Hình thức giao dịch một cửa làm khách hàng cảm thấy hài lòng
hơn với sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng do tiết kiệm được thời gian, giảm
bớt thủ tục phiền hà và khách hàng cảm thấy thoải mái khi giao dich với ngân
hàng.
Tóm lại, mô hình giao dịch một cửa nếu được áp dụng tốt sẽ góp phần
giúp ngân hàng tăng cường thị phần, củng cố uy tín và hình ảnh, nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
1.1.3.3.Những rủi ro tiềm ẩn khi triển khai mô hình kế toán giao dịch một cửa
Trong mô hình giao dịch một cửa, GDV vừa làm kế toán viên vừa
làm thủ quỹ thực hiện thu chi tiền mặt. Như vậy đã vi phạm nguyên tắc phân
công, phân nhiệm - một cá nhân hay một bộ phận không được thực hiện một
nghiệp vụ từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Do đó, nếu có gian lận xảy ra
thì cũng khó phát hiện và các gian lận dễ xảy ra hơn vì không có sự phân chia
công việc và trách nhiệm cho nhiều người nờn khú cho việc kiểm tra, thúc
đẩy lẫn nhau trong công việc.
Rủi ro hoạt động cũng có thể do sự gian lận của khách hàng và cũng có
thể do sự quản lý lơi lỏng của Ngân hàng.
- Nếu ngân hàng không kiểm soát chặt chẽ giao dịch, sự lơi lỏng
quản lý dẫn đến kết quả cán bộ không trung thực, hoặc là sai sót trong công
việc của người quản lý đối với GDV thực hiện giao dịch một cửa, theo dõi tài
sản bảo đảm (TSBĐ); trên thực tế TSBĐ lưu tại kho không quản lý sát sao
dẫn đến sơ hở để cán bộ có thể tráo đổi tài sản gây thiệt hại cho NH.

- GDV độc lập có thể lợi dụng tiền của khách hàng bằng cách
dùng nhiều bỳt toỏn chuyển tiền thanh toán giao dịch qua ngân hàng mặc dù
hiện nay các ngân hàng đã sử dụng những phần mềm của một số nước tiên
tiến.
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

- GDV ở một số ngân hàng lợi dụng việc nhiều khi phần mềm
giao dịch nghẽn mạng để tạo tài khoản ảo nhằm chuyển tiền thanh toán sang
tài khoản ảo; nếu các tổ chức tín dụng không đối chiếu, quản lý chặt chẽ cán
bộ thì chỉ phát hiện được khi GDV đó không có khả năng thanh toán.
- Rủi ro do khách hàng gian lận trong việc quản lý của các
TCTD đối với GDV trong thực hiện giao dịch một cửa quản lý TSBĐ của
Ngân hàng; cũng như các dịch vụ ngân hàng do cố ý hoặc vô tình đều là
nguyên nhân rủi ro cao cho ngân hàng; việc các ngân hàng thực hiện cho
khách hàng mượn lại TSBĐ dựa vào quy chế này nhiều nơi cán bộ tín dụng
đã cấu kết với khách hàng hoặc quá tin tưởng khách hàng đã giao TSBĐ lại
cho khách hàng mượn với một lý do như: làm thủ tục nhà đất… nhưng thực tế
NH đã bị khách hàng tráo đổi tài sản bằng bộ hồ sơ màu copy khác; rủi ro tình
trạng này dẫn đến thất thoát tài sản, bất lợi cho ngân hàng.
Rủi ro tác nghiệp xảy ra các tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do con
người và do quá trình xử lý công việc; do hệ thống nội bộ không đủ hoặc
không hoạt động hoặc các sự kiện bên ngoài có tác động xấu ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh nằm ngoài khả năng kiểm soát lập tức của NH.
Rủi ro do tổ chức quản lý nhân lực không hiệu quả.
Rủi ro do quá trình kinh doanh hoặc do quá trình giao dịch không thực
hiện được.
Rủi ro do hệ thống CNTT hoặc hệ thống truyền thống không đầy đủ
hoặc không hoạt động do không có đầy đủ dữ liệu. Đối với những ngân hàng
có mạng lưới rộng sẽ rất khó khăn cho việc đồng bộ hoá mô hình kế toán giao
dịch trong toàn hệ thống do có sự bất cập về trình độ và công nghệ ở khu vực.

Cán bộ giao dịch phải có sự hiểu biết thành thạo tất cả các nghiệp vụ,
các loại giao dịch của ngân hàng. Tuy nhiên không dễ gì người nào cũng đáp
ứng được điều đó vì vậy thường xảy ra các sai lầm.
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

Sự phân tách giữa nhân viên xử lý nghiệp vụ, kiểm soát viên, nhân viên
bảo quản tài sản và các cán bộ quản lý không rõ ràng thì kiểm tra, giám sát sẽ
gặp khó khăn, dễ dẫn đến thất thoát tài sản.
Trong mô hình này phải quy định hạn mức giao dịch, hạn mức thu chi
tiền mặt, hạn mức xử lý nghiệp vụ (hạn mức cho vay, hạn mức mua bán ngoại
tệ…), hạn mức tồn quỹ cho từng GDV phù hợp với trình độ, kinh nghiệm
làm việc của họ đồng thời gắn với khả năng kiểm soát của TCTD để đảm bảo
an toàn tài sản. Vấn đề đặt ra là hạn mức bao nhiêu thì phù hợp với trình độ,
kinh nghiệm làm việc của GDV. Hạn mức bao nhiêu để không vượt quá khả
năng xử lý của GDV dẫn đến những sai xót? Hạn mức là bao nhiêu để không
làm hạn chế khả năng giải quyết của nhân viên, không phát huy được năng
lực, trình độ của nhân viên? Hạn mức đối với tùng nhân viên là bao nhiêu để
ngân hàng có thể kiểm soát được? Điều này là rất khó và có thể xảy ra rủi ro
nếu hạn mức giao cho GDV không phù hợp.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình kế
toán giao dịch một cửa:
Mô hình kế toán giao dịch một cửa là mô hình kế toán mang nhiều ưu
điểm lớn do có sự áp dụng khoa học công nghệ hiện đại kết hợp với trình độ
nghiệp vụ toàn diện và yếu tố văn hoá giao dịch. Hiệu quả của mô hình kế
toán giao dịch được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
1.2.1. Thời gian giao dịch
Một trong những điều làm cho khách hàng ngại đến giao dịch với ngân
hàng là họ phải đợi lâu mới có thể thực hiện được yêu cầu của mình. Mô hình
giao dịch một cửa cho phép khách hàng khi đến ngân hàng chỉ cần giao dịch
với một GDV và trong khoảng thời gian rất ngắn. Vì vậy thời gian giao dịch

là thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình giao dịch
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

một cửa. Thời gian giao dịch càng ngắn thì hiệu quả của mô hình giao dịch
càng cao.
1.2.2. Khối lượng giao dịch
Do thời gian giao dịch được rút ngắn lại nên khối lượng giao dịch trong
ngày cũng tăng lên nên hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng tăng lên.
Mô hình giao dịch một cửa tạo được ấn tượng cho khách hàng về một ngân
hàng hiện đại, quy mô, phong cách làm việc nhanh chóng hiệu quả. Do vậy,
nó có tác động lớn đến quyết định của khách hàng chọn ngân hàng phục vụ.
1.2.3. Năng suất lao động của GDV
Hiệu quả của mô hình kế toán giao dịch còn được phản ánh bởi năng
suất lao động của mỗi GDV.
Mô hình giao dịch này đòi hỏi các GDV phải toàn diện trờn cỏc nghiệp
vụ, nắm bắt được công nghệ, đồng thời cách ứng cử, giao tiếp với KH phải
nhã nhặn, lịch sự.
Thời gian giao dịch được rút ngắn, số lượng giao dịch tăng lên, chất
lượng phục vụ được đảm bảo giúp cho công việc của GDV đạt hiệu quả cao
so với mô hình giao dịch nhiều cửa.
Năng suất lao động của các GDV càng cao thì mô hình giao dịch một
cửa càng hoạt động có hiệu quả.
1.2.4. Chi phí giao dịch/1 GDV
Giảm chi phí giao dịch/1 GDV sẽ tiết kiệm được chi phí hoạt động,
nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng lợi nhuận.
Việc áp dụng mô hình giao dịch một cửa đã làm đơn giản hoá thủ tục
và quy trình luân chuyển chứng từ, khối lượng giao dịch tăng và năng suất lao
động tăng dẫn đến chi phí giao dịch/1 GDV giảm đáng kể.
1.2.5. Mức tăng trưởng của vốn huy động
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H


Một ngân hàng đáp ứng được đầy đủ các chỉ tiêu trên thi chắc chắn
sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng đến gửi tiền. Vì vậy sẽ giữ chân được
những khách hàng truyền thống và thu hút được khách hàng mới đến với ngân
hàng ngày càng nhiều. Khi đó vốn huy động của ngân hàng sẽ không ngừng
tăng lên.
Như vậy, mức tăng trưởng vốn huy động của ngân hàng cũng quyết
định hiệu quả hoạt động của mô hình giao dịch một cửa. Cụ thể, mức tăng
trưởng VHĐ của ngân hàng càng cao thì mô hình giao dịch một cửa hoạt
động càng hiệu quả.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình kế toán giao
dịch một cửa tại NHTM:
1.3.1. Nhân tố khách quan
1.3.1.1. Môi trường pháp lý
Ngành Tài chính – Ngân hàng từ lâu đã được coi là huyết mạch của nền
kinh tế. Đó là một ngành khá nhạy cảm, có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế do
vậy nó chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật. Chỉ một sự thay đổi rất nhỏ
trong chính sách vĩ mô của chính phủ và quy định của pháp luật cũng có thể
trở thành cơ hội hoặc thách thức đối với hoạt động ngân hàng nói chung và
việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ, đổi mới công nghệ ngân hàng nói riêng từ
đó tác động đến nền kinh tế. Do vậy cơ sở pháp lý có vững chắc thì mới tạo ra
môi trường hoạt động an toàn cho mô hình kế toán giao dịch một cửa. Chẳng
hạn như việc NHNN công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, chứng từ
điện tử đã cho phộp cỏc NHTM có thể giao dịch liên chi nhánh thông qua
mẫu dấu và chữ ký mẫu, mở rộng các giao dịch qua mạng internet, phát triển
các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hơn nữa việc thay đổi của NHNN trong việc
quy định, sắp xếp, bổ xung tài khoản cũng làm thay đổi bỳt toỏn hạch toán
Chuyên đề tốt nghiệp Lê Thanh Sơn – K34H

vào sổ kế toán đã được cài đặt trong chương trình kế toán giao dịch. Điều này

cũng ảnh hưởng đến tính hiệu quả của mô hình giao dịch một cửa.
1.3.1.2. Môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, chỉ xuất
hiện trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều thừa nhận cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất
kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức,
là nhân tố quan trọng làm lành mạnh hoỏ cỏc quan hệ xã hội. Giống như bất
kỳ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, các NHTM trong kinh doanh
luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các NHTM khác
mà từ tất cả các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động kinh doanh trên thương
trường với mục tiêu là giành giật khách hàng, tăng thị phần tín dụng cũng
như mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Vì
vậy các NHTM muốn giữ được thị trường và khách hàng thì công nghệ trong
cung ứng dịch vụ (con người, máy móc, cách tổ chức hoạt động, quy trình
nghiệp vụ cung ứng…) được coi là vũ khí hiện đại, có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng. Nú giỳp ngân hàng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân
hàng. Áp dụng mô hình giao dịch một cửa là kết quả của việc ứng dụng công
nghệ hiện đại.
Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm.
Chỉ cần một tin đồn thổi dù là thất thiệt cũng có thể gây nên cơn chấn động
rất lớn, thậm chí đe doạ sự tồn vong của cả hệ thống tín dụng. Một NHTM
hoạt động yếu kém, khả năng thanh khoản thấp cũng có thể trở thành gánh
nặng cho nhiều tổ chức kinh tế và dân chúng trên địa bàn… Chính vì vậy,
trong kinh doanh, các NHTM vừa phải cạnh tranh để từng bước mở rộng
khách hàng, mở rộng thị phần, nhưng cũng không thể cạnh tranh bằng mọi
giá, sử dụng mọi thủ đoạn, bất chấp pháp luật để thôn tính đối thủ của mình,

×