Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Nam Á trong thập niên đầu của thế kỉ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.59 KB, 133 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cuối thế kỷ XX, sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta, sự tan rã của hệ
thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, cùng với sự chấm dứt của Chiến tranh lạnh
đã làm đảo lộn trật tự thế giới. Nước Mĩ với ưu thế về sức mạnh kinh tế, chính
trị, quận sự…, đã ra sức tìm mọi cách thiết lập một trật tự thế giới mới do chính
Mĩ đứng đầu và chi phối. Tuy nhiên, những tham vọng đó đang ngày càng bị
thách thức bởi sự trở lại và trỗi dậy mạnh mẽ của các nhân tố cạnh tranh khác
như: Nga, EU, Nhật Bản…, trong đó đặc biệt là Trung Quốc.
Bước sang thập niên đầu của thế kỷ XXI, sau hơn hai, ba thập kỷ chính
thức tiến hành cải cách và mở cửa (kể từ năm 1978), Trung Quốc đã và đang
phát triển nhanh chóng, toàn diện về mọi mặt: kinh tế, chính trị, quân sự…, trở
thành cường quốc không chỉ trong khu vực mà cả trên vũ đài thế giới và là đối
thủ chính của Mĩ trong cuộc cạnh tranh quyền lực, hay thách thức bất cứ lực
lượng đối địch nào muốn kiềm chế sự lớn mạnh của đất nước này.
1.2. Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của Trung Quốc không chỉ đòi
hỏi phải có một nền chính trị, xã hội và an ninh trong nước ổn định mà còn đòi
hỏi một môi trường quốc tế và đặc biệt là các khu vực xung quanh có lợi. Bên
cạnh đó, cùng với sự vươn lên mạnh mẽ về kinh tế của Trung Quốc cũng thúc
đẩy cường quốc này khẳng định vị thế và quảng bá hình ảnh của mình một cách
mạnh mẽ trên trường quốc tế. Hơn thế nữa, công cuộc phát triển cũng biến Trung
Quốc trở thành “kẻ thèm khát” nhất là đối với các nguồn tài nguyên, năng lượng
của các quốc gia khác trên thế giới…
Tất cả những nguyên nhân trên đã khiến Trung Quốc dần điều chỉnh chiến
lược đối ngoại của mình một cách toàn diện trong những năm đầu của thế kỷ
XXI để phù hợp với sự thay đổi của tình hình mới, trong đó đặc biệt là chiến
1


lược đối ngoại đối với các nước láng giềng, mở rộng ra là với các khu vực xung
quanh, trong đó có khu vực Nam Á.


1.3. Nam Á, là một trong những khu vực láng giềng có vai trò vô cùng
quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc bên cạnh các khu vực
khác như: Đông Bắc Á, Trung Á hay Đông Nam Á. Đây cũng là một trong
những địa bàn có vị trí địa - chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên trên thế giới,
nơi mà các cường quốc khác và cũng là “đối thủ” của Trung Quốc như Mĩ, Nga,
Nhật, hay Ấn Độ (một “kình địch” của Trung Quốc )…, đang ngày càng ra sức
củng cố, duy trì hoặc tăng cường ảnh hưởng. Bởi vậy, đối với Trung Quốc, việc
thực hiện chiến lược ngoại giao phù hợp ở Nam Á không chỉ nhằm đảm bảo an
ninh biên giới, an ninh quốc gia; tăng cường nguồn cung cấp nguyên liệu, năng
lượng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, mà còn nhằm khẳng định vị thế
quốc tế lớn mạnh của mình và kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của các
cường quốc khác, trong đó đặc biệt là Mĩ, Nga và Ấn Độ.
1.4. Như thế, việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với
khu vực Nam Á hiện nay là cần thiết. Điều đó giúp chúng ta không những nhận
thức được bản chất của chính sách đối ngoại này, mà còn hiểu được sự định hình
của nó trong thế kỷ XXI. Cũng qua việc nghiên cứu này, giúp người đọc tìm hiểu
vai trò quan trọng của khu vực Nam Á trên thế giới hiện nay và tính đa dạng,
phức tạp trong quan hệ khu vực cũng như quốc tế trong thế kỉ mới.
Đối với Việt Nam, là một nước láng giềng gần gũi của Trung Quốc, có
mối quan hệ lâu đời, truyền thống; có thể chế chính trị tương đồng, thì chính
sách đối ngoại của Trung Quốc ở Nam Á hay với khu vực nào khác, ít nhiều
cũng ảnh hưởng đến việc xác định đường lối ngoại giao của đất nước. Vì vậy,
việc nhận thức đúng đắn tình hình Nam Á và những chính sách của Trung Quốc
ở khu vực này sẽ góp phần gợi mở một số bài học trong việc xác định đường lối
ngoại giao của Việt Nam.

2


Từ những lí do trên, với tư cách là một người học tập và nghiên cứu khoa

học lịch sử, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “Chính sách đối ngoại của Trung
Quốc đối với khu vực Nam Á trong thập niên đầu của thế kỉ XXI” làm luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đề tài “Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Nam Á
trong thập niên đầu thế kỷ XXI” là một đề tài thú vị. Nhưng ở Việt Nam hiện
nay, chưa có nhiều công trình tập trung nghiên cứu khai thác một cách toàn diện.
Bởi vậy, để làm rõ các yêu cầu đặt ra, chúng tôi cố gắng tiếp cận đa chiều thông
qua nhiều nguồn tài liệu có liên quan của nhiều tác giả trong và ngoài nước, như
về: Vai trò, vị thế quốc tế của các nước lớn; chính sách đối ngoại của Trung
Quốc; Tầm quan trọng chiến lược của khu vực Nam Á; Một số luận văn, khóa
luận tốt nghiệp của học viên cao học và sinh viên đai học; Một số bài viết trên
nguồn Internet…. Trong số đó, đáng chú ý nhất là các công trình sau:
- PGS. TS Nguyễn Huy Quý (2008) – Viện Nghiên cứu Trung Quốc với
bài viết: “Quan hệ đối ngoại của CHND Trung Hoa qua 30 năm cải cách mở
cửa (1978 - 2008). Thành tựu và kinh nghiệm”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Trung Quốc số 9 (88) năm 2008, đã khái quát khá toàn diện chiến lược đối ngoại
của Trung Quốc với các nước lớn, các nước láng giềng và các khu vực xung
quanh trong suốt 30 năm cải cách mở cửa (1978 – 2008), trong đó, có khu vực
Nam Á.
- TS. Lê Văn Mỹ (2005) - Viện Nghiên cứu Trung Quốc trong bài phân
tích “Bước đầu tìm hiểu về “Ngoại giao láng giềng” của Trung Quốc từ sau
Chiến tranh lạnh”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 3 (61) – 2005,
đã phân tích khá rõ nét về chiến lược ngoại giao với các nước láng giềng của
Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI, trong đó có
đề cập cụ thể đến khu vực Nam Á.

3



- Tác giả Nguyễn Ngọc Hùng (2008) – Học viện Quan hệ quốc tế, trong
bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 8 (87) – 2008: “Nhìn lại
mối quan hệ Trung - Ấn”, đã khái quát toàn bộ mối quan hệ thăng trầm, phức tạp
giữa Trung Quốc với Ấn Độ - quốc gia có vai trò chủ chốt tại Nam Á trong suốt
hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Nổi bật hơn cả trong những năm gần đây là các tài liệu của Thông Tấn Xã
Việt Nam (TTXVN). TTXVN luôn quan tâm đến những chính sách đối ngoại
của các nước lớn, trong đó có nhiều thông tin chuyên đề, đề cập đến các chính
sách của các nước lớn đối với khu vực Nam Á, đặc biệt là các chính sách của
Trung Quốc đối với khu vực này. Các tài liệu tham khảo đặc biệt, tài liệu tham
khảo chủ nhật, các tin tức sự kiện ra hàng ngày, hàng tháng trong nước và quốc
tế, tin chuyên đề…đã cập nhật, phân tích về những sự kiện, bước đi, động thái
trong những chính sách đối ngoại của các nước lớn nói chung và Trung Quốc nói
riêng đối với Nam Á, tiêu biểu như:
- “Trật tự thế giới mới và Nam Á” – bài phân tích của tác giả Stephen
P.Cohen, chuyên viên nghiên cứu cấp cao tại Viện Brookling. Washington D.C,
được TTXVN dịch và đăng lại trong chuyên mục Tài liệu tham khảo đặc biệt,
ngày 31/1/2000. Bài viết đã phân tích có chiều sâu về việc hình thành trật tự thế
giới mới sau Chiến tranh lạnh, tróng đó có phân tích vai trò chiến lược của Nam
Á trong quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XX và triển vọng trong thế kỷ XXI.
-

“Ngoại giao Trung Quốc cần đứng chân ở khu vực xung quanh” – bài

phân tích của tác giả Diêm Học Thông – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quan hệ
quốc tế Trung Quốc đăng trên tờ tuần báo Tầm Nhìn, được TTXVN dịch và
đăng trong Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 30/3/2000. Bài viết đã phân tích sâu
sắc chính sách ngoại giao của Trung Quốc từ sau cải cách mở cửa đến cuối thế
kỷ XX và nhấn mạnh ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở các


4


khu vực xung quanh Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI, trong đó có
khu vự Nam Á.
- “Quan hệ Trung Quốc – Nam Á: thách thức và triển vọng”, là bài viết
của tiến sĩ Swaran Singh – chuyên viên nghiên cứu Viện nghiên cứu và Phân tích
Quốc phòng Ấn Độ, được TTXVN dịch và đăng lại trong chuyên mục Tài liệu
tham khảo đặc biệt, 3/6/2000. Tác giả phân tích khá toàn diện những mục tiêu
trong các chính sách Nam Á của Trung Quốc trong thế kỷ XX, đồng thời chỉ ra
những thách thức cũng như triển vọng trong quan hệ Trung Quốc – Nam Á trong
thế kỷ XXI.
- “Bàn về chính sách đối ngoại của Trung Quốc” – bài phân tích của
Thời báo hoàn cầu, số ra ngày 12/12/2002, được TTXVN dịch và đăng lại trong
mục Tài liệu tham khảo chủ nhật, ngày 22/12/2002.
- “Trung Quốc với thuyết đa phương linh hoạt” – bài của tác giả Bàng
Trung Anh – Phó Giáo sư Viện nghiên cứu vấn đề quốc tế, Đại học Thanh Hoa,
đăng trên Tạp chí Kinh tế và chính trị thế giới (Trung Quốc), được TTXVN dịch
và đăng lại trong mục Tài liệu tham khảo đặc biệt, tháng 2/2002.
- “Quan hệ Trung - Ấn trong thế kỷ mới” – bài viết của Trình Thụy
Thanh, Cựu đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu các vấn
đề quốc tế - Trung Quốc – số 21/2002, được dịch và đăng lại trong chuyên mục
Tài liệu tham khảo đặc biệt, tháng 7/2002 của TTXVN .
- “Chiến lược của Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Nam Á” – bài
phân tích của Rajeev Ranjan Chaturvedy, công tác tại Viện nghiên cứu hòa bình
và xung đột Ấn Độ, được TTXVN dịch và đăng trong chuyên mục Tài liệu tham
khảo đặc biệt, ngày 17/2/2003.
- “Chiến lược đối ngoại của Tung Quốc đầu thế kỷ XXI” – bài trích dịch
của TTXVN tại Hông Công (11/7/2003) từ cuốn “Sự lựa chọn chiến lược đối
ngoại của Trung Quốc trong thời kì đầu của thế kỉ XXI” của Nghiên cứu viên


5


Học viện quan hệ quốc tế Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Lý Như
Bình, đưa vào chuyên mục Tài liệu tham khảo đặc biệt của TTXVN ngày
31/7/2003.
- “Đường lối ngoại giao biên giới mới của Trung Quốc” – bài phân tích
của Tạp chí Quốc tế và chiến lược (Pháp) số 60/2005, được TTXVN dịch và
đăng lại trong chuyên mục Tài liệu tham khảo đặc biệt tháng 6/2006
- “Vai trò của Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ - Pakixtan” – bài phân
tích của tờ Đại công báo (Hồng Công – Trung Quốc), ngày 18/12/2008, được
dịch và đăng trong mục Tài liệu tham khảo đặc biệt của TTXVN, ngày
30/12/2008…
Ngoài ra, các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành trong nước và cơ quan báo
chí trong nước như: Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu quốc
tế, Thời báo Sài Gòn giải phóng, báo Quân đội Nhân dân, An ninh thế giới…
cũng đã có một số bài nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối
với một số quốc gia trong khu vực Nam Á hay toàn bộ khu vực Nam Á.
Nhìn chung có thể nói, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước về khu vực Nam Á và các chính sách của các nước lớn đối với Nam Á, đặc
biệt là chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực này, trong thời gian
gần đây là hết sức đáng chú ý. Tuy nhiên, tất cả những sự quan tâm đó thường
chỉ dừng lại ở việc xem xét, phân tích các vấn đề góc cạnh, riêng lẻ mà chưa có
sự tổng kết một cách rõ ràng, hoàn chỉnh. Bởi vậy, trên cơ sở những công trình,
bài viết cùng nhiều luận văn, khóa luận tốt nghiêp có liên quan…, chúng tôi tập
trung tham khảo để cố gắng hoàn thành tốt luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Với trọng tâm là nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với
khu vực Nam Á, trong thập niên đầu thế kỷ XXI, trên cơ sở những nguồn tài liệu

tiếp cân được mục đích của luận văn là:

6


-

Trình bày những nhân tố bên trong, bên ngoài tác động đến việc hình

thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở khu vực Nam Á.
-

Tìm hiểu những chính sách kinh tế - thương mại, chính trị, quân sự -

an ninh của Trung Quốc đối với khu vực Nam Á.
-

Khái quát những tác động của các chính sách này đối với các nước

trong khu vực Nam Á, cũng như các nước lớn trên thế giới có nhiều quan hệ và
lợi ích tại Nam Á như Nga, Mĩ… Từ đó nêu lên nhận xét, cũng như dự đoán về
triển vọng của chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Nam Á.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thông qua việc tiếp xúc với các nguồn tài liệu trong điều kiện có thể,
chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
-

Về không gian: Chúng tôi dùng khái niệm Nam Á để chỉ 7 quốc gia

trong khu vực phía Nam của lục địa châu Á được nhiều quan điểm trong và

ngoài nước thừa nhận hiên nay là: Ấn Độ, Bănglađet, Butan, Manđivơ, Nêpan,
Pakixtan, Xri Lanca.
-

Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách đối ngoại của

Trung Quốc đối với khu vực Nam Á mười năm đầu thế kỷ XXI (2001 - 2010).
-

Về nội dung: Đề tài chủ yếu nghiên cứu những chính sách kinh tế,

chính trị - quân sự, an ninh – năng lượng của Trung Quốc đối với khu vực Nam
Á. Tuy nhiên, để có cái nhìn khách quan, khoa học đề tài có đề cập đến những
nhân tố tác động đến việc hình thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối
với khu vực Nam Á, cũng như tác động của nó đối với một số nước lớn trong
khu vực và trên thế giới.
Ngoài những giới hạn về không gian, thời gian và nội dung trên, những
vấn đề khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

7


5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
-

Đề tài tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở những nguồn tài liệu

đáng tin cậy đã được công bố trong và ngoài nước.
-


Các công trình nghiên cứu, các bài viết đã được công bố, trích dẫn

trên các tạp chí chuyên ngành ở Việt Nam như Viện Nghiên cứu Trung Quốc,
Thông Tấn Xã Việt Nam…, nguồn Internet…
-

Những công trình nghiên cứu khoa học, như đề tài nghiên cứu cấp

Bộ, luận văn cao học, khóa luận tốt nghiệp đại học…
5.2. Căn cứ lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được trình bày dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng về các vấn đề quốc tế, chính sách của
các nước lớn.
- Luận văn chủ yếu sử dụng hai phương pháp nghiên cứu, là phương pháp
lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc và phương pháp liên ngành để giải quyết
những vấn đề đặt ra. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, so
sánh để hỗ trợ làm rõ những vấn đề khoa học cần giải quyết.
6. Đóng góp của đề tài
-

Bằng việc hệ thống các nguồn tư liệu trên cơ sở xử lý các thông tin tư

liệu có liên quan đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Nam
Á, luận văn cố gắng xây dựng một diện mạo tương đối đầy đủ, hoàn chỉnh về
chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Nam Á trong thập niên
đầu của thế kỷ XXI.
-

Hiểu biết đầy đủ về chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu


vực Nam Á, không chỉ là sự nhìn nhận về một số chính sách riêng lẻ, mà từ nội
dung của luận văn cũng góp phần làm rõ thêm cục diện quan hệ quốc tế trong
khu vực và trên thế giới hiện nay.

8


-

Bước đầu bổ sung thêm nguồn tư liệu cho công tác nghiên cứu và

giảng dạy các vấn đề lịch sử thế giới hiện đại, cũng như tìm hiểu quan hệ quốc tế
đương đại.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục,
luận văn được chia thành 3 chương.
Chương 1. Những nhân tố tác động đến việc hình thành chính sách của
Trung Quốc đối với khu vực Nam Á.
Chương 2. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Nam Á
trong thập niên đầu thế kỷ XXI.
Chương 3. Tác động những chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở khu
vực Nam Á đối với một số nước.

9


B. NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC Ở KHU VỰC NAM Á

1.1. Bối cảnh quốc tế
Năm 2010 không chỉ là mốc thời gian kết thúc giai đoạn phát triển 10 năm
trong lịch sử thế giới, mà còn là năm đánh dấu kết thúc một thập kỷ chứng kiến
những biến động lớn lao của nhân loại. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối
thập niên đầu thế kỷ XX – một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong
hơn 50 năm qua; sự nổi lên của các cường quốc mới thách thức vị thế siêu cường
duy nhất của Mỹ sau “Chiến tranh lạnh”; sự cạnh tranh và hợp tác giữa các mô
hình phát triển; sự cạnh tranh và xung đột địa - chính trị ngày càng gay gắt; sự
trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi; cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố do Mỹ
phát động còn đang diễn ra quyết liệt; các thành tựu khoa học - công nghệ đang
thay đổi diện mạo cuộc sống con người và cách nhìn nhận của chúng ta về thế
giới v.v… Những sự kiện đó là dấu hiệu về những biến chuyển lớn hơn nữa
trong tiến trình phát triển của thế giới trong thập kỷ tới.
Có lẽ ít có một thập kỷ nào trong lịch sử thế giới lại đầy ắp các sự kiện có
tác động làm thay đổi thế giới mạnh mẽ đến thế và khó tưởng tượng đến thế như
trong 10 năm đầu thế kỷ XXI.
Đánh giá về thập kỷ qua, Tạp chí “Thời Đại” (Time) của Mỹ với bài viết
“Kết thúc thập niên đầu thế kỷ XXI: Chào tạm biệt thập niên địa ngục” đã mô tả
thập kỷ đầu của thế kỷ XXI đối với nước Mỹ là “thập kỷ địa ngục”, “thập kỷ
của những ước mơ đổ vỡ”, hoặc “thập kỷ bị đánh mất” dưới tác động của những
biến cố tồi tệ.
Báo “Thời báo Niu Oóc” (The New York Times) của Mỹ đăng bài viết
của Giáo sư Pôn Cuốc - men, người từng đoạt Giải thưởng Nôben về kinh tế năm
10


2008, trong đó có nhận định, thập kỷ đầu thế kỷ XXI có thể gọi là “con số 0 tròn
trĩnh” đối với nước Mỹ.
Báo “Người bảo vệ” (The Guardian) của Anh, đăng bài viết đưa ra nhận
định: thập kỷ đầu của thế kỷ XXI là thập kỷ không chỉ của những tội ác có phạm

vi toàn cầu mà còn là thập kỷ của những tiến bộ đột phá quan trọng.
Qua nghiên cứu tình hình thế giới trong thập kỷ qua, có thể nhận thấy, sự
thay đổi thế giới nhanh và mạnh đến chóng mặt trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI
diễn ra dưới tác động của những sự kiện lớn làm rung chuyển thế giới, vừa gây
ra nỗi lo âu, vừa tạo ra niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn của toàn nhân
loại.
Nếu cần lấy một hình ảnh nào đó để mô tả các sự kiện làm rung chuyển
thế giới, có thể lấy cảnh tượng các cột khói bốc lên nghi ngút trong vụ khủng bố
nhằm vào Toà tháp đôi của Trung tâm Thương mại ở Niu Oóc (Mỹ) vào ngày
11 – 9 – 2011.
Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 nhằm vào nước Mỹ đã làm rung chuyển thế
giới bởi nó tiến công vào một siêu cường quân sự số 1 thế giới, được bảo vệ vô
cùng cẩn mật với hệ thống phòng không dày đặc, nhiều tầng, nhiều lớp tới mức
“một con ruồi cũng không thể lọt qua được các trạm ra-đa theo dõi”. Sự kiện
này gây bàng hoàng đối với toàn thế giới. Sáng ngày 12/9/2001, các báo lớn trên
thế giới đều đăng bài viết với tít lớn “nước Mỹ bị tấn công (!)”.
Nhưng gây chấn động mạnh hơn cả là chính sự kiện 11/9/2001, sự kiện
mở đầu cuộc chiến tranh toàn cầu chống khủng bố của Mỹ đã tác động tới tất cả
các nước. Nếu thời kỳ “Chiến tranh lạnh”, thế giới bị phân chia thành hai hệ
thống chính trị đối lập dựa trên cơ sở đối đầu về ý thức hệ, thì sau sự kiện
11/9/2001, Mỹ tự phân chia thế giới thành hai phe: phe khủng bố và phe đi theo
Mỹ chống khủng bố. Như vậy, sự kiện 11/9/2001 không chỉ là thảm hoạ có một
không hai nhằm vào nước Mỹ, mà còn tạo cho Mỹ “cơ hội” để tiến hành “cuộc

11


thập tự chinh mới”, để hiện diện quân sự ở bất kỳ đâu trên thế giới, với danh
nghĩa “chống khủng bố”. Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ đã phát động hai cuộc
chiến tranh lớn nhất sau “Chiến tranh lạnh” là chiến tranh Afghanixtan (năm

2001) và chiến tranh Irắc (năm 2003). Chính quyền Mỹ còn tham gia hàng loạt
chiến dịch không tuyên bố, các cuộc truy lùng các tổ chức khủng bố ở Pakixtan,
Yêmen, Sômali, Philippin, Inđônêxia...
Với những thay đổi về chiến lược và mục tiêu an ninh chưa từng có trong
lịch sử, Mỹ đã thu được những thành công trong việc chưa để xảy ra một vụ
khủng bố lớn nào xảy ra ở nước này trong 10 năm qua, một loạt âm mưu tấn
công khủng bố đã bị chặn đứng. Vụ biệt kích Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Ôsama
Bin Laden ngày 2/5 trên lãnh thổ Pakistan chấm dứt một trong những chiến dịch
săn lùng lớn nhất trong lịch sử.
Cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động cũng đã mang lại sự hợp tác
quốc tế tối thiểu cần thiết. Nhưng cho tới thời điểm này, người dân Mỹ phải suy
nghĩ nhiều về một nước Mỹ kiệt quệ do chiến tranh, một nền kinh tế của cường
quốc số 1 thế giới triền miên trước nguy cơ rơi trở lại hố sâu suy thoái nghiêm
trọng hơn. Những số liệu của chính phủ công bố cho là một thập kỷ qua, họ đã
tiêu tốn hơn 1.000 tỉ USD của người dân cho cuộc chiến chống khủng bố. Tuy
nhiên, con số của các cơ quan nghiên cứu trong nước Mỹ đưa ra lớn hơn gấp ba,
bốn lần.
Chưa hết, những hoạt động nhân danh cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ
trên khắp thế giới chưa hẳn đã mang lại an toàn cho nước Mỹ. Nhiều người Mỹ
cho rằng vụ tấn công khủng bố 11/9 “đã vĩnh viễn làm thay đổi thế giới”: nước
Mỹ đang bị đặt trong nguy cơ bị tấn công khủng bố mà trước đây đất nước này
chưa từng bị.
Bằng chứng là những cảnh báo an ninh tiếp tục được đưa ra, trên cả nước
và với các lợi ích của Mỹ trên toàn thế giới. Trong khi đó, tin tức tình báo cũng

12


như những vụ khủng bố được tiến hành gần như hàng ngày cho thấy các tổ chức
khủng bố vẫn tiếp tục hoạt động tại Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á và Đông Nam

Á.
Có thể nói nước Mỹ và thế giới đã có những thay đổi chưa từng có kể từ
vụ 11/9, và thảm họa này đã đi vào lịch sử như một nỗi đau, một vết thương
không biết đến bao giờ mới lành hẳn.
Bên cạnh “Sự kiện 11/9” và những hệ quả của nó, trong khoảng 10 năm
đầu của thế kỷ XXI còn có rất nhiều những sự kiện chính trị - xã hội - kinh tế lớn
cũng có tác động làm rung chuyển thế giới.
Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu vào những năm cuối của
thập niên đầu thế kỷ XXI, được coi là một trong những cuộc khủng hoảng tài
chính - kinh tế thế giới hiếm có trong gần một thế kỷ qua. Khác với cuộc khủng
hoảng kinh tế đầu những năm 1930, cuộc khủng hoảng kinh tế lần này xảy ra
trong kỷ nguyên toàn cầu hoá sâu sắc, làm rung chuyển toàn bộ nền kinh tế thế
giới, đặt dấu hỏi lớn trước mô hình kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ, hoặc còn
gọi là “mô hình Mỹ”, có tác động sâu sắc tới quan hệ giữa các nước, dẫn tới sự
hình thành trật tự kinh tế thế giới mới, với những hậu quả khó có thể dự báo
trước được. Nhưng trước hết, cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu đã
và đang mở ra kỷ nguyên cạnh tranh và hợp tác giữa các mô hình phát triển trên
thế giới.
Sự mở rộng không ngừng của NATO. Trái với tuyên bố của Tổng thống
Mỹ G.H.Bush (1989 – 1993) rằng, NATO sẽ không mở rộng thêm sau khi bức
tường Béclin sụp đổ, trong suốt thập niên qua, liên minh quân sự này tiếp tục mở
rộng và chưa có dấu hiệu dừng lại trong thập kỷ tới. Sau “Chiến tranh lạnh”,
NATO đã kết nạp thêm 12 thành viên mới và hiện vẫn chủ trương kết nạp thêm
nhiều thành viên nữa. Năm 2010, NATO thông qua “Chiến lược mới” nhằm
biến NATO thành công cụ an ninh toàn cầu, sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự

13


bên ngoài phạm vi lãnh thổ các quốc gia thành viên theo quyết định của NATO,

mà không cần được phép của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đe doạ sự ổn
định và hoà bình ở châu Âu và trên thế giới.
Sự nổi lên của các cường quốc mới và phong trào cánh tả ở Mỹ La-tinh,
cũng là vấn đề lớn trong cục diện chung của thế giới trong thập niên đầu thế kỷ
XXI, với sự nổi lên đầy ngoạn mục của các thực thể chính trị lớn cạnh tranh và
đe dọa đến vị thế siêu cường của Mỹ, đó là Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Ấn Độ
và Nga.
Trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, Trung Quốc, một nước lớn nhất thế
giới về dân số, trỗi dậy một cách “ngoạn mục” và trở thành đối trọng với giấc
mộng bá chủ toàn cầu của Mỹ. Trung Quốc đã trải qua giai đoạn “im lặng chờ
thời” chuyển sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh với Mỹ trên phạm vi
khu vực và toàn cầu. Năm 2010, Trung Quốc đã là nước có nền kinh tế lớn thứ
hai thế giới, sau Mỹ. Cũng trong thập kỷ qua, Trung Quốc trở thành nước thứ ba
trên thế giới phóng thành công tàu vũ trụ có người lái, đưa ngành công nghiệp vũ
trụ Trung Quốc vượt lên trên Nhật Bản và Ấn Độ. Sự vươn lên của Trung Quốc
trong thập kỷ qua là một trong những kịch bản lớn nhất của thế giới. Trong
những thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ tăng cường hơn nữa sức mạnh và tầm ảnh
hưởng.
Sau hai nhiệm kỳ cầm quyền, với tài thao lược và nhãn quan chính trị sắc
bén, Tổng thống Nga V.Putin đã củng cố hệ thống chính trị rối ren, vực dậy nền
kinh tế Nga từ tình trạng hoang tàn và đổ nát, lấy lại uy thế quân sự, đưa nước
Nga trở thành một trong 10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, biến đồng rúp
trở thành một đồng tiền có giá trị thanh toán quốc tế như đồng Đôla, đồng Ơrô
hoặc đồng Yên. Đến nay, nền kinh tế của Nga không chỉ dựa vào tiềm năng tài
nguyên thiên nhiên khổng lồ mà còn dựa vào nền kinh tế tri thức, nhờ phát triển
và có những đột phá mang tính cách mạng trong công nghệ cao. Giờ đây, Tổng

14



thống Nga Đ.Medvedev tiếp tục chèo lái đưa nước Nga phát triển nhằm trở thành
cường quốc của thế giới về kinh tế, quân sự và chính trị vào năm 2020.
Hiệp ước Li-xbon của EU được tất cả các nước phê chuẩn vào tháng
12/2009, mở ra một chương mới trong lịch sử 50 năm thành lập liên minh. Lần
đầu tiên, EU bầu chọn ra hai chức danh mới là Tổng thống và Ngoại trưởng của
tổ chức. Hiệp ước Li-xbon là tiền đề quan trọng để EU thực hiện những kế hoạch
đầy tham vọng và nâng cao ảnh hưởng trên toàn cầu, mở đầu quá trình xây dựng
một nhà nước liên bang ở châu Âu đang tìm cách thoát khỏi vòng cương toả của
Mỹ. Cựu ngoại trưởng Pháp Vin-lơ-panh cho rằng, cần phải xây dựng một thế
giới đa cực, bởi một cường quốc độc nhất sẽ không bảo đảm được trật tự thế
giới. Tuy thời điểm hiện nay, EU đang phải đối mặt với thách thức về nợ công,
nhưng tiềm lực của tổ chức liên kết khu vực thành công nhất hành tinh này vẫn
là rất lớn.
Cùng với EU, trong thập kỷ qua, Nhật Bản đang tìm cách thoát khỏi cái
“ô an ninh” của Mỹ, tích cực xây dựng hình ảnh nước lớn về chính trị để có thể
“đứng ngay, ngồi thẳng với Mỹ”. Cuộc bầu cử Hạ viện và Thủ tướng mới ở
Nhật Bản trong năm 2009 đã trở thành “cơn động đất chính trị” ở quốc gia này
bởi Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã thất bại trước Đảng Dân chủ (DPJ) sau nửa
thế kỷ cầm quyền. Cú huých dẫn tới “cơn động đất chính trị” ở Nhật Bản lần
này cũng là khát vọng của người Nhật hướng tới thay đổi vị thế của quốc gia này
không chỉ trong nền kinh tế toàn cầu mà cả trong nền chính trị và an ninh của thế
giới và khu vực.
Thập kỷ vừa qua còn chứng kiến một nước Ấn Độ được mệnh danh là
“quốc gia có thị trường bán lẻ lớn nhất hành tinh”; “cái nôi của cuộc cách
mạng xanh”; “siêu cường quốc phần mềm” của thế giới v.v. Trong những năm
vừa qua, Chính phủ Ấn Độ đặc biệt chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ
cao làm chỗ dựa vững chắc cho nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực chinh phục và

15



khai thác khoảng không vũ trụ, đưa nền kinh tế Ấn Độ phát triển với tốc độ
nhanh. Trong mười năm qua, GDP của Ấn Độ liên tục tăng trưởng trung bình
6%/năm. Với nhịp độ đó, đến năm 2025, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế đứng
thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Mỹ.
Cùng với sự trỗi dậy của các cường quốc mới, thập kỷ vừa qua còn chứng
kiến phong trào chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI phát triển mạnh mẽ ở Mỹ La-tinh.
Như vậy, trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, xu hướng phát triển của chủ
nghĩa xã hội vẫn tiếp diễn sau khi Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa tan rã. Đồng thời, cuộc đại khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu bùng
phát vào cuối năm 2008 từ trong lòng một nước tư bản phát triển nhất thế giới,
đã hé mở một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của loài người, trong đó
diễn ra quá trình cạnh tranh và hợp tác giữa hai mô hình phát triển có tính chủ
đạo: mô hình chủ nghĩa tư bản thời đại toàn cầu hoá và mô hình chủ nghĩa xã
hội.
Dưới tác động của các sự kiện lớn làm rung chuyển thế giới, nhân loại
đang chuẩn bị bước sang thập niên thứ hai với niềm hy vọng được đón nhận
những thay đổi lớn nhằm hướng tới một hành tinh bình yên hơn, ổn định hơn,
nhiều hoà bình và ít chiến tranh hơn, nhưng sẽ vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất
định, khó lường.[3]
1.2. Tình hình Trung Quốc trong thập niên đầu thế kỷ XXI
Trung Quốc nằm ở đông và bắc bán cầu, phía đông Châu Á, bờ tây Thái
Bình Dương, cách xích đạo khoảng 2000 km và cách Bắc Cực gần 4000 km, có
đường biên giới chung với Triều Tiên, Liên bang Nga, Mông Cổ, Kazakxtan,
Kyrgyzxtan, Tajikixtan, Afghanixtan, Pakixtan, Ấn Độ, Nêpan, Butan, Mianma,
Lào, Việt Nam.
Trung Quốc có diện tích 9.571.300 km2, lớn thứ ba trên thế giới sau Liên
bang Nga và Canada, chiếm 6,5% diện tích thế giới và có dân số hơn 1,3 tỷ

16



người (năm 2005), đông dân nhất trên thế giới, chiếm 21% tổng dân số toàn cầu,
trong đó người Hán chiếm 93%. Trung Quốc có 55 dân tộc thiểu số như Choang,
Mãn, Hồi, Tạng, Mông Cổ, Uigur (Duy Ngô Nhĩ) … Đất nước này có nguồn tài
nguyên thiên nhiên giàu có nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Trữ lượng giàu
mỏ của Trung Quốc ước khoảng 2,4 tỷ thùng, ngoài ra còn có khí đốt, quặng sắt,
bô xít, thiếc…và tiềm năng thủy điện dồi dào. Bước sang thập niên đầu thế kỷ
XXI, trải qua hai, ba thập kỷ cải cách mở cửa tập trung vào xây dựng và phát
triển đất nước Trung Quốc đã có những bước chuyển mình vô cùng mạnh mẽ và
đang dần nhanh chóng vươn lên vị trí một siêu cường trong trật tự thế giới đa
cực hiện đại.
Về chính trị
Trong số các nước XHCN, Trung Quốc là nước đầu tiên tiến hành cải cách
mở cửa đất nước nhằm vừa ổn định tình hình chính trị - xã hội vừa cố gắng tiếp
tục duy trì mục tiêu đi theo con đường xây dựng XHCN. Công cuộc cải cách mở
cửa của Trung Quốc thực sự tiến hành từ cuối năm 1978 do Đăng Tiểu Bình
khởi xướng, không chỉ chủ chương tập trung mở cửa cho phát triển kinh tế mà
còn nâng cao sức mạnh đất nước một cách toàn diện trên cơ sở của một nền
chính trị xã hội ổn định. Trong bộ máy Chính phủ, cuộc cải cách lần thứ ba
(1993 - 1996) và lần thứ tư (1998 - 2000), được xem là cuộc cải cách toàn diện
và có qui mô lớn. Có thể nói cải cách và hoàn thiện sự lãnh đạo của ĐCS với
việc tách rời chức năng Đảng với chính quyền, cải cách bộ máy hành chính nhà
nước từ tinh giản cơ cấu đến chuyển biến chức năng hành chính là những nội
dung chủ yếu mà Trung Quốc thực hiện trong suốt quá trình cải cách bộ máy
Chính phủ trong suốt hơn ba thập kỷ qua. Nền kinh tế phát triển với tốc độ trung
bình hàng năm trên 9% trong suốt quá trình cải cách và mở cửa chính là minh
chứng thành công rõ ràng nhất của Trung Quốc mà cả thế giới phải thừa nhận,

17



trong đó có sự đóng góp rất lớn từ môi trường chính trị ổn định và thể chế hành
chính không ngừng được đổi mới cũng như hoàn thiện.
Tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng đó mới chỉ là bước đầu, công cuộc
cải cách hành chính của Trung Quốc vẫn tiếp tục được tiến hành. Trong quá trình
này, ở một đất nước rộng lớn và đông dân, đa dân tộc như Trung Quốc thì không
hề đơn giản. Bên cạnh đó những tác động của tư tưởng tự do tư sản, sức ép từ
các nước tư bản phương Tây muốn tư bản hóa Trung Quốc, luôn muốn can thiệp
vào công việc nội bộ của Trung Quốc thông qua những chiêu bài dân chủ, nhân
quyền…, là những trở ngại không nhỏ trong quá trình hoàn thiện thể chế chính
trị XHCN hiện nay của Trung Quốc.
Song song với đó, các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Ma Cao hay gần
đây nhất là vấn đề Tây Tạng, Tân Cương cũng là những nguyên nhân quan trọng
làm cho tình hình chính trị - xã hội Trung Quốc thiếu ổn định.
“Vụ nổi loạn ở Lhasa ngày 14/3/2008 đã tác hại nghiêm trọng về trật tự
xã hội ở Tây Tạng, và sau đó lan sang những khu vực có người Tạng cư trú ở
các tỉnh khác.Trong khi đó các thế lực ly khai ở Tân Cương (của tổ chức
“Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan”) cũng tiến hành các hoạt động chống
phá bằng bạo lực. Nghiêm trọng nhất là vụ tấn công đồn cảnh sát ở Kashi (Tân
Cương) tháng 4 - 2008 làm 16 lính biên phòng thiệt mạng và 16 người khác bị
thương. Những hoạt động chống phá trong nước cùng những thế lực thù địch
nước ngoài muốn làm xấu tình hình Trung Quốc trước ngày tổ chức Olympic
Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng những biện pháp vừa kiên quyết
vừa linh hoạt để ổn định tình hình”.[20]
Ngày 14/3/2005, kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa X Trung Quốc, đã khẳng
định về mặt pháp lí lập trường pháp lí của Nhà nước Trung Quốc trong việc giải
quyết quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan nhằm thống nhất đất nước. Sau sự
kiện 11/9/2001, quan hệ Trung – Mỹ dịu xuống cũng có tác động làm dịu căng


18


thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan. Hơn thế nữa, từ năm 2008
việc ông Mã Anh Cửu của Quốc dân đảng lên cầm quyền ở Đài Loan là một tín
hiệu lạc quan trong nỗ lực ngăn chặn thế lực “Đài Loan độc lập”, mở ra những
triển vọng cải thiện “quan hệ hai bờ”. Đài Loan và Đại lục đã mở đường bay
trực tiếp, tổ chức du lịch, v.v... Tuy nhiên việc ký kết hiệp định hợp tác kinh tế
toàn diện giữa hai nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều trở ngại.
Về kinh tế
Trải qua hơn 30 năm cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc đã đạt được
những bước phát triển nhanh chóng, toàn diện và có thể nói là thần tốc, qui mô
của nền kinh tế lớn gấp hàng chục lần so với trước, thu nhập bình quân đầu
người cũng theo đó tăng lên gấp gần 10 lần.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới (WB), thu nhập bình quân
đầu người của Trung Quốc năm 1985 là 293 USD thì sau 20 năm (2005) đã tăng
lên 2025 USD, tức là tăng lên gấp gần 10 lần.
Công cuộc cải cách kinh tế giúp nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở
mức đáng kinh ngạc, với mức tăng bình quân thu nhập bình quân đầu người là
9,8% trong suốt giai đoạn 1978 – 2007. Năm 1978, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của Trung Quốc ở mức 365,5 tỷ nhân dân tệ (khoảng 52 tỷ USD). Đến
năm 2007 tăng lên 25100 tỷ nhân dân tệ (3540 tỷ USD), gấp 68 lần.
Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO),
từng bước mở cửa thị trường tài chính của mình và hoàn thiện các văn bản pháp
lí có liên quan. Giờ đây Trung Quốc đang tiến vào giai đoạn quốc tế hóa thị
trường tài chính của mình.
Hiện tại thành phần kinh tế nhà nước không còn đóng vai trò độc quyền ở
Trung Quốc. Kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và nước ngoài cùng tồn tại
trong hệ thống kinh tế của Trung Quốc. Số liệu lưu NBSC cho thấy năm 1978, xí
nghiệp quốc doanh chiếm 77,6% tổng sản lượng công nghiệp Trung Quốc. Tuy


19


nhiên đến năm 2007, tỷ lệ này chỉ chiếm 29,5%. Mặc dù tỷ lệ giảm nhưng kinh
tế quốc doanh vẫn là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Năm
2007, sản lượng thừa của Trung Quốc đạt 501,6 triệu tấn, đứng đầu thế giới về
sản lượng nông nghiệp như ngũ cốc, thịt, bông; các sản phẩm công nghiệp như
thép, than đá, xi măng, phân hóa học…
Trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI, thông qua hai kế hoạch 5 năm lần thứ
10 (2001 - 2005), lần thứ 11 (2006 - 2010), nền kinh tế Trung Quốc đạt được
những bước tiến nhanh chóng. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch 5
năm lần thứ 10 và 11 của Trung Quốc đã kết thúc với tỷ lệ tăng trưởng GDP
bình quân hằng năm là 8,8%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 7%, cũng cao hơn
kế hoạch 5 năm lần thứ 9. Riêng năm 2005, tăng trưởng GDP của Trung Quốc là
9,4%.
Sự phát triển của Trung Quốc không những biểu hiện ở chỉ số phát triển
kinh tế mà còn biểu hiện ở chỉ tiêu phát triển xã hội. Đời sống của nhân dân
được nâng cao rõ rệt, xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, khoa học – công nghệ
phát triển nhanh chóng. Trung Quốc là nước có 1,3 tỷ người đang trong giai
đoạn công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển nhanh chóng, tiềm lực thị trường
lớn. Năm 2004, mức tiêu thụ tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng xã hội Trung
Quốc là gần 2000 tỷ USD. Năm 2005, tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng trong nước là
13%. Thu nhập bình quân đầu người tăng cao. Quy mô thị trường trong nước rất
lớn, vì thế sử dụng biện pháp kích cầu trong nước để thúc đẩy kinh tế trong nước
tăng trưởng là phương châm chiến lược lâu dài của Trung Quốc.
“Báo cáo công tác của Chính phủ” do Thủ tướng Ôn Gia Bảo trình bày
tại kỳ họp thứ năm quốc hội khóa X, đã khái quát tình hình kinh tế - xã hội
Trung Quốc năm 2006 cho thấy GDP Trung Quốc đạt 20940 tỷ nhân dân tệ, tăng
10,7% so với năm 2005, tiếp tục đà tăng trưởng cao hai con số trong bốn năm

liền (2003 tăng 10%, 2004 tăng 10,1%, 2005 tăng 10,4%, 2006 tăng 10,7%); chỉ

20


số giá tiêu dùng chỉ tăng 1,5%; tổng kim ngạch ngoại thương đạt 1760 tỷ USD
tăng 23,8%; đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp hải ngoại (nước ngoài, Hồng
Công, Ma Cao, Đài Loan…), sử dụng trên thực tế đạt 69,5 tỷ USD; các sự
nghiệp phát triển xã hội, sáng tạo khoa học – kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa –
thể thao cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn; đời sống của nhân dân được cải
thiện đáng kể. Ở thành thị 11,84 triệu người có việc làm mới, thu nhập bình quân
đầu người của cư dân thành thị đạt 11.759 nhân dân tệ, cư dân nông thôn đạt
3.587 nhân dân tệ. Theo con số Cục thống kê nhà nước Trung Quốc công bố
ngày 25/1/2007 thì ngoại thương năm 2006, Trung Quốc đã xuất siêu 177,3 tỷ
USD. Dự trữ ngoại tệ tính đến cuối tháng 12/2006 đạt 1066,3 tỷ USD (từ 2/2006
đã vượt Nhật Bản vươn lên dẫn đầu thế giới). [17]
Mặc dù kinh tế thế giới bị khủng hoảng nặng nề, nhưng nền kinh tế Trung
Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng cao. Theo số liệu thống kê của Trung Quốc, GDP
quý 4/2009 của Trung Quốc tăng cao nhất kể từ năm 2007, với tốc độ tăng
10,7% và cả năm 2009 là 8,7%, đạt 33555 tỷ nhân dân tệ (4900 tỷ USD), và vượt
Đức trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Kể từ khi công cuộc cải cách được thực hiện từ năm 1978, đặc biệt là thập
kỷ đầu của thế kỷ XXI, thế giới đang chứng kiến sự trỗi dậy vượt bậc và thần kỳ
về mọi mặt của Trung Quốc, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là nổi bật nhất.
Trung Quốc đã và đang tiến hành chương trình hiện đại hóa tổng hợp và phát
triển đất nước lâu dài nhiều thập niên, nhằm vươn lên trở thành một đất nước
thịnh vượng, hùng mạnh có đủ điều kiện ngăn chặn những nguy cơ từ bên ngoài
đe dọa Trung Quốc.
Chiến lược năng lượng là một bộ phận cấu thành quan trọng của mục tiêu
này. Việc tính đến yếu tố năng lượng chính là nhằm bảo đảm sự tăng trưởng kinh

tế ổn định, ngăn chặn khủng hoảng. Trên thực tế chiến lược năng lượng của
Trung Quốc đã được thực hiện từ nhiều năm nay và cũng đã bộc lộ những mặt

21


mạnh, yếu của nó, đặc biệt là trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Sự cần thiết
phải cải tổ nền năng lượng của đất nước đặt ra cho ban lãnh đạo cấp cao của
Đảng và chính quyền Nhà nước Trung Quốc phải tìm ra được những định hướng
mới cho việc thực hiện chiến lược này.
Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chỉ đạo công tác năng lượng diễn ra ngày
2/6/2005, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đồng thời là trưởng ban đã nêu bật mục đích và
nhiệm vụ cơ bản của ban chiến lược năng lượng Trung Quốc trong thời gian tới.
Đó là chỉ đạo mang tính tổng hợp ở tầm chiến lược về hoạch định chính sách lớn
đối với vấn đề năng lượng và tiết kiệm năng lượng, an ninh năng lượng, hợp tác
đối ngoại về năng lượng. Hội nghị nhất trí thông qua những định hướng quan
trọng về công tác năng lượng trong thời gian sắp tới.
Dầu lửa là nhiên liệu chiến lược cho sự phát triển kinh tế. Có hai nguyên
nhân lớn khiến cho dầu lửa ngày càng trở nên quan trọng và là nhiên liệu chiến
lược đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Trước hết, mặc dù than đá vẫn
là nguyền nhiên liệu cơ bản của Trung Quốc, nhưng việc sử dụng nguồn nhiên
liệu này có nhiều hạn chế như ô nhiễm môi trường, nguồn dự trữ có hạn, khai
thác ngày càng khó khăn và sản lượng giảm sút. Hai là, rất nhiều ngành công
nghiệp không sử dụng than đá mà chỉ có thể sử dụng dầu lửa, đó lại là những
ngành kinh tế mũi nhọn của Trung Quốc như hàng không, quốc phòng, giao
thông vận tải, hóa dầu… Trước đây, Trung Quốc từng là nước xuất khẩu dầu lửa,
nhưng từ 2002 Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu lửa lớn thứ hai thế
giới sau Mỹ. Năm 2002, Trung Quốc nhập khẩu 71,8 triệu tấn dầu chiếm 30%
tổng lượng tiêu dùng và xu thế ngày càng gia tăng. Đến năm 2010, Trung Quốc
đã phải nhập khẩu tới 50% sản lượng dầu tiêu thụ trong nước.

Năm 2003, nhập khẩu dầu và sản phẩm dầu Trung Quốc nhập khẩu đã
vượt quá 100 triệu tấn, năm 2004 là 122 triệu tấn, tăng 34,8%. Hiện nay có tới
60% sản lượng nhập khẩu dầu của Trung Quốc đến từ các nước Trung Đông, chủ

22


yếu là Iran và Syria. Tuy nhiên nguồn dầu lửa nhập khẩu từ vùng này luôn là
mối quan ngại với Trung Quốc vì lí do an ninh không đảm bảo. Bởi vậy Trung
Quốc đang tích cực tìm kiếm nguồn dầu lửa bổ sung từ những thị trường khác.
Để tiến ra nước ngoài trong vấn đề năng lượng, Trung Quốc gặp một số
khó khăn lớn. Thị trường dầu lửa từ trước đến nay gần như ổn định, các nước
tiêu thụ dầu lớn như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc…đã có những vị
trí chắc chắn tại những thị trường bán dầu lớn như Trung Đông, Châu Phi, Nam
Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc có sách lược thu hút nguồn dầu của nước ngoài theo
hướng tiếp cận nhũng thị trường còn “bỏ ngỏ” như thị trường Nga rộng lớn cùng
với các nước ở khu vực Trung Á thuộc Liên Xô trước đây hay là nhảy vào các
nước mới tiến hành khai thác… và Trung Quốc cũng không ngại cạnh tranh với
các đối thủ lớn ở những thị trường khác. Trung Quốc đã đạt được những kết quả
quan trọng trong việc thực hiện chiến lược này. “Sau chuyến thăm Nga của Chủ
tịch Hồ Cẩm Đào vào các ngày 30/6 đến 3/7/2005, Nga cung cấp cho Trung
Quốc 10 triệu tấn dầu thô năm 2005 và tăng lên thêm 10 triệu tấn bắt đầu từ
năm 2006. Bên cạnh đó Trung Quốc còn thành công trong việc mua dầu của một
số nước Trung Á, Mỹ Latinh, Achentina, Equado…” .[22]
Trong sách lược an ninh năng lượng đặc biệt là dầu lửa, Chính phủ Trung
Quốc đã áp dụng những biện pháp mang tính tổng hợp. Trước hết là tăng cường
nghiên cứu, khai thác nguồn dầu lửa và khí ga trong nước. Hai là hạn chế sự phụ
thuộc vào dầu lửa và sử dụng các nguồn năng lượng thay thế. Ba là gia nhập tối
đa vào các hệ thống quốc tế. Bốn là hoàn thiện dần nguồn dầu dự trữ. Có thể
thấy chiến lược năng lượng đầy tham vọng của Trung Quốc trong thời kỳ “hậu

Chiến tranh lạnh” đặc biệt là những năm đầu của thế kỷ XXI.
1.3. Tình hình khu vực Nam Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI
Hiện nay không có sự xác định thống nhất về các nước thuộc khu vực
Nam Á. Trong luận văn này theo đa số ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng tôi

23


xác định khu vực Nam Á bao gồm 7 quốc gia: Ấn Độ, Bănglađét, Butan,
Pakixtan, Manđivơ, Nêpan và Xri Lanca.
Điều kiện địa lý, tự nhiên
Khu vực Nam Á nằm ở phía Nam lục địa châu Á, được bao bọc ở phía
Bắc bởi dãy Hymalaya, phía Nam bởi Ấn Độ Dương, phía Tây giáp các nước
Tây và Trung Á, phía Đông giáp với các nước Đông Nam Á.
Khu vực này còn được gọi là “bán đảo Nam Á” và “tiểu lục địa”. Với
diện tích khoảng 4 triệu km2, chỉ chiếm khoảng 10% diện tích Châu Á, tiểu lục
địa này nhỏ nhưng có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng.
Nam Á có ba miền địa hình khác nhau. Phía bắc là hệ thống núi Hymalaya
hùng vĩ dài gần 2.600 km, bề rộng trung bình từ 320 - 400 km. Phía Nam là sơn
nguyên Đêcan tương đối thấp và bằng phẳng. Nằm giữa chân núi Hymalaya và
sơn nguyên Đêcan là đồng bằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển
Arập đến bờ vịnh Bengan dài hơn 3.000 km, bề rộng từ 250 - 350 km.
Vùng duyên hải phía đông nam Ấn Độ có một hòn đảo lớn, ngày nay là
nước Xri Lanca. Manđivơ, quốc gia của những hòn đảo, nằm trải dài hàng trăm
dặm về phía nam lục địa Ấn Độ.
Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên các
vùng đồng bằng và sơn nguyên thấp, về mùa đông có gió mùa đông bắc với thời
tiết lạnh và khô, mùa hạ có gió mùa tây nam nóng và ẩm từ Ấn Độ Dương đến
mang theo mưa cho khu vực Nam Á. Nhịp điệu hoạt động gió mùa có ảnh hưởng
lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Trên các vùng núi cao,

điều kiện khí hậu thay đổi theo độ cao và phân bố phức tạp.
Điều kiện tự nhiên và khí hậu khu vực Nam Á thích hợp phát triển nông
nghiệp trồng trọt với các loại cây trồng chủ yếu của khu vực này gồm: đay, chè,
gạo, lúa mì và các loại rau xanh, ngành chăn nuôi với các vật nuôi chính là trâu,
bò, dê cừu, gia cầm.

24


Về tài nguyên thiên nhiên, khu vực Nam Á không phải là khu vực có
nhiều tài nguyên. Một số nguyên tài nguyên chính của khu vực là than, dầu khí,
khoáng sản, gỗ, tiềm năng phát triển thuỷ điện, thuỷ sản.
Đặc điểm văn hoá - xã hội
Về lịch sử
Khu vực Nam Á có lịch sử trên 5.000 năm, là một trong những cái nôi văn
minh của loài người.
Triều đại Ashoka (273 - 323 sau công nguyên) là thời kỳ hưng thịnh nhất
trong lịch sử cổ đại Ấn Độ, lãnh thổ Ấn Độ được mở rộng gần như ngày nay.
Đến thế kỷ 11, người Hồi giáo tràn vào Ấn Độ. Cuối thế kỷ 14, quân Nguyên
chiếm hầu hết các vương quốc ở phía Bắc Ấn Độ. Từ cuối thế kỷ 15, người Châu
Âu bắt đầu đến Ấn Độ. Đầu tiên là Bồ Đào Nha, đặt trung tâm tại Goa; tiếp đến
là Hà Lan đặt một số cơ sở thương mại tại Ấn Độ; sau đó là Pháp và Anh. Năm
1858, Anh chiếm toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ.
Sau Đại chiến thế giới II, phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc trên thế
giới và ở tiểu lục địa Ấn Độ lan rộng và phát triển. Đế quốc Anh buộc phải trao
trả độc lập cho khu vực tiểu lục địa năm 1947. Thực hiện âm mưu chia để trị,
thực dân Anh đã lợi dụng mâu thuẫn tôn giáo (Hồi giáo và Ấn Độ giáo), và sử
dụng Liên minh Hồi giáo chia cắt tiểu lục địa thành hai quốc gia: Ấn Độ và
Pakixtan (gồm những khu vực người theo đạo Hồi ở hai phần Tây Pakixtan và
Đông Pakixtan cách xa nhau hơn 1600 km). Phong trào đòi tự trị ở Miền Đông

Pakixtan lên cao trong những năm 50, 60 của thế kỷ XX và với sự giúp đỡ của
Ấn Độ, nước Bănglađét được thành lập năm 1971.
Các quốc gia khác ở khu vực Nam Á cũng đều có lịch sử lâu đời và bị các
nước thực dân Anh đô hộ trong thời gian dài. Đến nay tất cả các nước này đều đã
giành được độc lập: Butan và Nêpan năm 1947, Xri Lanca 1948 và Manđivơ
năm 1965.

25


×