Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.88 KB, 36 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hội nhập Kinh tế quốc tế và thực hiện công nghiệp hoá-
hiện đại hoá đất nước hiện nay, chính sách thuế ở nước ta nói chung và Thành
phố Hà Nội nói riêng còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Thuế chưa trở thành
công cụ vừa tăng thu Ngân sách vừa tăng khả năng điều tiết và kích thích nền
kinh tế. Các hành vi trốn thuế, lách thuế của các đối tượng sản xuất kinh
doanh một mặt phản ánh ý thức chấp hành của các đối tượng nộp thuế chưa
cao, mặt khác cũng cho thấy các chính sách thuế và phương pháp tính thuế
của cơ quan thuế chưa bám sát thực tế. Quan điểm về thuế còn phiếm diện,
chủ yếu nhằm tận thu cho Ngân sách mà coi nhẹ chức năng thứ hai của thuế là
kích thích sản xuất. Công tác quản lý thuế trên địa bàn thành phố hiệu quả
chưa cao đặc biệt đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Chính vì vậy, là một cán bộ đang công tác tại Cục Thuế thành phố Hà
Nội, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản lý thuế các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tại Cục Thuế Hà Nội ” để làm luận văn thạc sỹ. Đây là một
đề tài có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận, đặc biệt là về vấn đề thực tiễn trên
cơ sở từ một cơ quan quản lý hành chính cụ thể. Thông qua đề tài luận văn
này, hy vọng sẽ đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung phân tích:
- Khái quát một số cơ sở lý luận về thuế và công tác quản lý thuế ở
Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với
2
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội.
- Về mặt lý luận:


Luận văn vận dụng lý thuyết để phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế
đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội. Phân tích nhằm
chỉ ra những hạn chế trong công tác quản lý thuế, rút ra bài học về việc nâng
cao công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Về mặt thực tiễn:
Từ việc nghiên cứu công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn Hà Nội đã đánh giá đúng thực trạng cũng như phát
hiện ra những nguyên nhân dẫn đến việc nâng cao công tác quản lý thuế đối
với doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn kém hiệu quả. Từ đó đề xuất một số
giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các cơ chế, chính sách thuế áp dụng đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
-Về mặt thời gian: Từ năm 2010 đến 2012
-Về mặt địa điểm: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp hệ thống hoá tư liệu, tổng hợp và phân tích.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, điều tra và phỏng vấn.
- Phương pháp so sánh trên cả 2 phương diện thời gian và đối tượng.
- Phương pháp đồng quy, thống kê, sử dụng bảng biểu, mô hình để
3
minh hoạ.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3
chương như sau:

Chương 1: Một số lý luận về thuế và công tác quản lý thuế các Doanh
nghiệp Ngoài quốc doanh.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế đối với Doanh nghiệp
Ngoài quốc doanh ở Cục Thuế thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tại Cục Thuế thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
4
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ
1.1.1. Khái niệm
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các thể nhân và pháp nhân cho
Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính
hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung của toàn xã hội.
1.1.2. Đặc điểm của Thuế
1.1.2.1. Tính pháp lý cao
Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung, hay bãi bỏ bất kỳ một thứ thuế nào
cũng chỉ có một cơ quan duy nhất có thẩm quyền, đó là Quốc Hội- Cơ quan
quyền lực Nhà nước tối cao.
1.1.2.2. Tính bắt buộc
Nhà nước thực hiện phương thức phân phối và phân phối lại tổng sản
phẩm xã hội và thu nhập quốc dân dưới hình thức thuế, mà kết quả của nó là
một bộ phận thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao bắt buộc cho Nhà
nước mà không kèm theo bất kỳ một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào
khác cho người nộp thuế.
1.1.2.3. Tính không hoàn trả trực tiếp
Tính không hoàn trả trực tiếp của thuế được thể hiện trên các khía cạnh:
Thứ nhất, sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính chất
đối giá, nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp trong xã hội chuyển giao cho Nhà

nước không hoàn toàn dựa trên mức độ người nộp thuế thừa hưởng những
dịch vụ và hàng hoá công cộng do Nhà nước cung cấp.
Thứ hai, các khoản thuế đã nộp cho Nhà nước sẽ không được hoàn trả
5
trực tiếp cho người nộp thuế. Người nộp thuế sẽ nhận được một phần các
hàng hoá, dịch vụ công cộng mà Nhà nước đã cung cấp cho cả cộng đồng,
phần giá trị mà người nộp thuế được hưởng thụ không nhất thiết tương đồng
với khoản thuế mà họ đã nộp cho Nhà nước.
1.1.3. Phân loại thuế
* Dựa theo phương thức đánh thuế: hệ thống thuế được chia làm hai loại là
thuế trực thu và thuế gián thu.
* Dựa vào cơ sở tính thuế thì hệ thống thuế bao gồm thuế thu nhập, thuế
tiêu dùng và thuế tài sản.
* Dựa vào phạm vi điều chỉnh của thuế thì hệ thống thuế bao gồm thuế
tổng hợp, thuế có lựa chọn
* Ngoài ra đôi khi người ta còn tiến hành phân loại thuế theo tính chất
thuế suất mà các sắc thuế đó áp dụng như thuế tỷ lệ, thuế luỹ tiến,
1.1.4. Vai trò của Thuế
1.1.4.1. Thuế là công cụ tập trung nguồn thu chủ yếu cho NSNN
1.1.4.2. Thuế tham gia vào điều tiết kinh tế vĩ mô
1.1.4.3. Thuế là công cụ để điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội
trong phân phối
1.1.4.4. Thuế còn là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động
sản xuất, kinh doanh
1.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI
QUỐC DOANH
1.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh ảnh hưởng đến công
tác quản lý thuế
- Đặc điểm về sở hữu
- Đặc điểm về trình độ văn hóa, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ

thấp.
6
- Đặc điểm về ý thức tuân thủ pháp luật kém.
1.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc trong quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh
1.2.2.1. Mục tiêu trong quản lý thuế các DNNQD
Mục tiêu trong quản lý thuế các doanh nghiệp nói chung cũng giống như
mục tiêu trong quản lý thuế các DNNQD nói riêng, có 3 mục tiêu chính:
- Tập trung và huy động nguồn thu cho NSNN không ngừng phát triển
và nuôi dưỡng nguồn thu.
- Phát huy tốt nhất vai trò của thuế: Vai trò của thuế tồn tại và phát huy
khi mà đối tượng thực hiện nộp thuế áp dụng một cách tốt nhất sắc thuế đó
trong thực tế.
- Nâng cao ý thức chấp hành luật thuế và pháp luật của Nhà nước.
1.2.2.2. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý thuế các DNNQD
Nguyên tắc cơ bản trong quản lý thuế bao gồm 3 nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Nguyên tắc công khai
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
1.2.3. Nội dung quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.2.2.1. Tuyên truyền hỗ trợ Người nộp thuế
- Khi có các chính sách mới về thuế; quy trình, quy chế mới ban hành thì
bộ phận tuyên truyền phải thông báo đến người nộp thuế (NNT). Đồng thời
định kỳ hoặc đột xuất khi NNT có nhiều vướng mắc về chính sách thuế, về thủ
tục hành chính thuế cần có sự giải đáp của cơ quan thuế thì bộ phận tuyên truyền
sẽ đề xuất lên cấp trên để tổ chức đối thoại với NNT trên địa bàn.
- Giải đáp vướng mắc về thuế cho NNT qua điện thoại hoặc trực tiếp tại
cơ quan thuế.
- Giải đáp vướng mắc của NNT bằng văn bản
7

1.2.2.2. Quản lý việc đăng ký, kê khai và kế toán thuế
a. Quản lý việc đăng ký thuế
Doanh nghiệp mới ra kinh doanh phải liên hệ với Cục thuế (bộ phận ấn
chỉ) để nhận và kê khai tờ khai đăng ký thuế theo mẫu quy định.
Phòng Kê khai và Kế toán thuế sẽ tiến hành kiểm tra các tờ khai đăng ký
thuế, tiến hành sửa đổi nếu có sai sót và chuyển tờ khai đăng ký thuế đã kiểm
tra cho Phòng Tin học. Phòng Tin học truyền dữ liệu đăng ký thuế về Tổng
cục Thuế để kiểm tra tránh sự trùng lắp mã số trên toàn quốc. Sau khi kiểm
tra, Tổng cục Thuế sẽ gửi trả kết quả cho Cục thuế Hà Nội và Phòng Tin học
tiến hành in giấy chứng nhận đăng ký thuế và bảng kê danh sách mã số đối
tượng nộp thuế chuyển cho các Phòng Kiểm tra.
b. Quản lý việc kê khai và kế toán thuế
Bộ phận một cửa nhận tờ khai thuế, ghi sổ theo dõi và chuyển tờ khai
cho phòng Kê khai và Kế toán thuế. Phòng Kê khai và Kế toán thuế nhận tờ
khai và tiến hành kiểm tra phát hiện lỗi. Các phòng Kiểm tra thuế sẽ khai thác
đối tượng nộp thuế có nghi vấn về kê khai thuế trên máy tính để tiến hành
kiểm tra và xử lý.[16,51]
1.2.2.3. Quản lý nợ thuế
Hàng tháng chậm nhất là ba (03) ngày làm việc sau ngày khoá sổ thuế,
công chức quản lý nợ phải thực hiện đối chiếu số tiền thuế nợ tại thời điểm
ngày cuối tháng trên các ứng dụng quản lý thuế với ứng dụng quản lý nợ. Căn
cứ vào số nợ trên ứng dụng quản lý nợ, tiêu thức phân loại tiền thuế nợ và hồ
sơ, tài liệu liên quan đến người nộp thuế, rà soát danh sách người nộp thuế
còn nợ thuế để phân loại theo từng khoản nợ, nhóm nợ, theo từng loại thuế,
mức nợ, tuổi nợ, nguyên nhân của từng khoản nợ thuế và kết hợp với việc
phân tích thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của
doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch và có biện pháp tổ chức thu nợ phù hợp.
8
1.2.2.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
a. Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở Cơ quan thuế

* Nội dung kiểm tra hồ sơ thuế.
Kiểm tra việc ghi chép phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế. Kiểm
tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn,
giảm; số tiền hoàn thuế
* Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan Thuế.
Kết thúc kiểm tra mỗi hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải nhận xét
hồ sơ khai thuế:
- Đối với các hồ sơ khai thuế khai đầy đủ chỉ tiêu; đảm bảo tính hợp lý,
chính xác của các thông tin, tài liệu; không có dấu hiệu vi phạm thì bản nhận
xét hồ sơ khai thuế được lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế.
- Đối với các hồ sơ khai thuế phát hiện thấy căn cứ để xác định số thuế
khai là có nghi vấn thì cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan
Thuế ra thông báo yêu cầu người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
b. Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế
* Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế:
Trước hết là cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra thuế. Việc kiểm
tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải được tiến hành chậm nhất là 10
ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra thuế. Trưởng đoàn
kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố quyết định kiểm tra thuế và giải thích
nội dung kiểm tra theo quyết định. Khi kết thúc công bố quyết định kiểm tra,
đoàn kiểm tra thuế và người nộp thuế phải có biên bản xác định thời gian và
nội dung công bố quyết định kiểm tra.
Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên trong đoàn kiểm tra không được
yêu cầu người nộp thuế cung cấp các thông tin tài liệu không liên quan đến
nội dung kiểm tra; thông tin tài liệu thuộc bí mật của Nhà nước, trừ trường
9
hợp pháp luật có quy định khác.
Thời hạn kiểm tra tại trụ sở của Người nộp thuế không quá 5 ngày làm
việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
* Lập biên bản kiểm tra

* Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh
1.2.4.1. Nhân tố chủ quan
- Cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa đáp ứng được công tác quản lý thuế
- Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo cán bộ thuế
- Ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế
1.2.4.2. Nhân tố khách quan
- Tính nghiêm minh của luật pháp
- Hệ thống chính sách thuế chưa ổn định.
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1.3.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới
Thứ nhất, về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT
- Đối với Indonesia, Tổng cục Thuế đã xây dựng trang thông tin điện tử
nhằm cung cấp thông tin nhanh cho đối tượng nộp thuế và công chúng, đồng
thời có một bộ phận tư vấn điện tử đặt tại Jakata phục vụ trong phạm vi cả
nước.
- Đối với Hungari, các hình thức dịch vụ hỗ trợ NNT gồm: dịch vụ trả lời
qua điện thoại không mất tiền, Internet, phần mềm kiểm tra việc tính thuế trên
Internet và bằng đĩa CD, giảng bài và tư vấn trực tiếp, sổ tay về thuế, phát
hành tạp chí
- Đối với Australia, dịch vụ hỗ trợ NNT rất phong phú và hiện đại: Ngoài
10
những nội dung và hình thức nêu trên với chất lượng cao hơn, nội dung phong
phú hơn, cơ quan thuế còn cung cấp hướng dẫn trọn gói cho NNT cùng với tờ
khai thuế. NNT được phân loại theo mức độ tuân thủ để từ đó có biện pháp
đối xử và hình thức cung cấp dịch vụ phù hợp với từng loại NNT
Thứ hai, về đăng ký kê khai thuế
- Đối với Indonesia, trong phạm vi 1 tháng kể từ khi tiến hành hoạt động

sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải đăng ký thuế tại cơ quan thuế
cấp quận, huyện để được cấp mã số thuế.
- Đối với Hungari cơ quan thuế phải phối hợp với các cơ quan khác để
lấy các thông tin liên quan đến việc quản lý thu thuế như đăng ký về dân
số, đăng ký về tổ chức có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp
nhân, đăng ký về đất đai tài sản khác
- Đặc biệt đối với Australia, việc đăng ký thuế của đối tượng nộp thuế
thông qua Internet chiếm gần 25%, thông qua hệ thống điện tử tại các đại lý
thuế là 38%, thông qua giấy tờ là 38%.
Thứ ba, về Thanh tra, kiểm tra
- Tại Indonesia, thanh tra được phân ra nhiều loại: thanh tra tại cơ quan
thuế, thanh tra tại cơ sở. Theo thứ tự ưu tiên, thanh tra được sắp xếp theo thứ
tự như sau: thanh tra thường xuyên, thanh tra chứng cứ ban đầu, thanh tra tại
cơ sở của doanh nghiệp, thanh tra đặc biệt.
- Đối với Hungari, cơ quan thuế chia đối tượng nộp thuế thành 5 nhóm
để có chiến lược và kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
- Đối với Australia, dựa vào cách phân loại ĐTNT thành bốn nhóm như
phần dịch vụ hỗ trợ ĐTNT đã nêu trên, cơ quan thuế đưa ra các biện pháp
quản lý phù hợp với từng loại đối tượng.
- Thứ tư, Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế
Các nước nói trên đều ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế từ
11
khâu đăng ký thuế (cấp mã số ĐTNT), xử lý tờ khai thuế, theo dõi thu nộp, xác
định các tiêu chí đánh giá rủi ro, giúp cơ quan thuế lựa chọn đối tượng thanh tra,
kiểm tra, đối chiếu thuế đầu vào, thuế đầu ra trong thanh tra, kiểm tra thuế giá trị
gia tăng, dịch vụ điện tử cho các doanh nghiệp, lập báo cáo và cung cấp thông
tin, trao đổi thông tin với các cơ quan có liên quan và phục vụ cho quản lý nội bộ
ngành.
1.3.2. Một số nhận xét và bài học tham khảo có thể vận dụng ở Việt Nam
Thứ nhất, nâng cao tính tự giác tuân thủ của ĐTNT bằng các biện pháp

tăng cường dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT, tạo thuận lợi và giảm chi phí
thực hiện nghĩa vụ thuế cho ĐTNT.
Thứ hai, là song song với việc áp dụng cơ chế TK-TN nhằm tăng cường
tính tuân thủ tự nguyện của ĐTNT.
Thứ ba, kê khai thuế GTGT qua mạng Internet
12
13
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI CỤC
THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Cục thuế thành phố Hà Nội
SƠ ĐỒ BỘ MÁY
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cục thuế Thành phố Hà Nội
CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Phòng Kiểm tra nội bộ
Phòng Quản lý các khoản thu từ đất
Phòng thanh tra thuếsố2
Phòng Hành chính lưu trữ
Phòng Pháp chế
Phòng quản trị tài vụ
Phòng Quản lý Ấn chỉ
Phòng thanh tra thuế số 3
Phòng tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
Phòng kiểm tra thuế số 1
Phòng Kê khai và Kế toán thuế
Phòng kiểm tra thuế số 2
Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Phòng kiểm tra thuế số 3
Phòng Tin học
Phòng Thuế Thu nhập cá nhân
Phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán
Phòng Tổ chức cán bộ
29 Chi cục Thuế quận, huyện
Phòng kiểm tra thuế số 4
Phòng kiểm tra thuế số 5
Phòng kiểm tra thuế số 6
Phòng thanh tra thuế số 1
Phòng thanh tra thuế số 4
14
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ tại Cục thuế thành phố Hà Nội)
Biểu đồ 2.1: Trình độ cán bộ công chức Cục Thuế TP Hà Nội
15
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ tại Cục thuế thành phố Hà Nội)
2.1.2. Khái quát về tình hình thực hiện quản lý thuế tại Cục thuế thành
phố Hà Nội trong thời gian vừa qua
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện số thu do Cục thuế thành phố Hà Nội
giai đoạn 2010-2012
Năm
Kế hoạch
pháp lệnh
(tỷ đồng)
Kế hoạch
phấn đấu
(tỷ đồng)
Thực
hiện
(tỷ đồng)

Tỷ lệ % so với
Kế hoạch
pháp lệnh
Kế hoạch
phấn đấu
Cùng
kỳnăm
trước
2010 77.922 86.446 94.831 121,
7
109,7 125,3
2011 102.775 108.480 115.314 112,2 106,8 121,6
2012 134.352 135.423 135.830 101,
1
100,3 117,7
(Nguồn:Báo cáo tổng hợp số thu trên địa bàn 2010, 2011,2012)
Nhìn chung có thể thấy rằng, về mặt số lượng công tác quản lý thuế do
Cục thuế quản lý luôn đạt được những kết quả đáng mừng. Nhìn vào bảng
kết quả thực hiện thu thuế do Cục thuế Hà Nội quản lý ta thấy rằng thu
thuế ở Cục thuế Hà Nội luôn vượt kế hoạch được giao. Điều đó được thể
hiện rất rõ qua số liệu của bảng sau trong năm 2012 thông qua các sắc thuế:
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu thuế ở Cục Thuế thành phố
Hà Nội trong năm 2012
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Pháp lệnh
(triệu
đồng)
Thực hiện
(triệu

đồng)
Tỷ lệ %
So với
KH
cùng kỳ
năm
trước
1. Thu từ DNNN TW 56.912.000 57.139.000 100,4 116,8
16
2.Thu từ DNNN Địa phương
3. Thu từ DN có vốn ĐTNN
4.Thuế NQD
Trong đó:
- Thuế Môn bài
- Thuế GTGT
- Thuế TNDN
- Thuế TTĐB
- Khác
5. Phí, lệ phí
6. Lệ phí trước bạ
7. Thuế Nhà đất
8. Tiền thuê đất
9. Thu tiền bán nhà
10. Phí xăng dầu
11. Tiền SD đất
12. Thuế TNCN
13. Thu khác NS
14. Thu tại xã
15. Thu xổ số kiến thiết
16. Thu từ dầu thô

1.627.000
15.574.000
14.809.000
202.000
6.579.476
7.146.749
385.612
495.163
3.571.000
5.362.000
196.000
1.549.000
550.000
1.275.000
14.923.000
9.715.000
325.00
126.000
179.000
7.659.000
1.685.704
15.637.605
14.933.048
214.000
6.615.513
7.185.611
398.252
519.672
3.738.544
5.718.372

237.000
1.612.357
627.000
1.350.000
15.343.050
9.892.320
343.000
156.000
198.000
7.219.000
103,6
100,4
100,8
105,9
100,5
100,6
103,3
105
104,7
106,6
121
104
114
105,9
102,8
101,8
105,5
123,8
110,6
94,2

104,9
116
127,4
110,86
100,1
105,4
111,1
107,9
111,2
127,5
109,3
105,2
102,6
104,8
131,7
118,4
117,8
138,1
134,7
137,9
Cộng 134.352.000 135.830.000 101,1 116,2
(Nguồn: trích báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2012 tại Cục thuế TP Hà Nội)
Trong tổng số thu thuế của toàn Cục thuế, mặc dù số thu từ khu vực
NQD chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số thu nhưng càng ngày nó lại càng
chiếm vị trí quan trọng hơn trong tổng thu của toàn Cục. Để tìm hiểu cụ thể
hơn thực trạng vấn đề này chúng ta xem xét một số số liệu sau:
Bảng 2.3: Tỷ trọng các khoản thu tại Cục thuế TP Hà Nội giai đoạn
2010-2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
17

Số thực
thu
(triệuđồng)
Tỷtrọng
(%)
Số thực thu
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số thực thu
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
1. Thu từ DNNN TW 41.707.000 43,98 48.911.000 42,43 57.139.000 42,06
2. Thu từ DNNN địa
phương
1.563.000 1,65 1.607.000 1,39 1.685.704 1,24
3. Thu từ DN có vốn
ĐTNN
11.218.000 11,88 13.474.000 11,68 15.637.605 11,51
4.Thuế NQD
- Thuế Môn bài
- Thuế GTGT
- Thuế TNDN
- Thuế TTĐB
- Khác
11.237.000
167.084

5.519.485
5.071.220
378.170
101.041
11,8 14.456.000
193.026
6.607.427
6.815.571
358.605
481.371
12,5 14.933.048
214.000
6.615.513
7.185.611
398.252
519.672
1
5. Phí, lệ phí 2.907.000 3,06 3.362.000 2,92 3.738.544 2,75
6. Lệ phí trước bạ 3.642.000 3,84 4.485.000 3,89 5.718.372 4,21
7. Thuế Nhà đất 163.000 0,17 214.000 0,19 237.000 0,17
8. Tiền thuê đất 725.000 0,76 1.116.000 0,97 1.612.357 1,19
9. Thu tiền bán nhà 750.000 0,79 611.000 0,53 627.000 0,46
10. Phí xăng dầu 1.344.000 1,42 1.288.000 1,12 1.350.000 1
11. Tiền SD đất 9.764.000 10,3 11.650.000 10,1 15.343.050 11,3
12. Thuế TNCN 5.819.000 6,14 8.355.000 7,25 9.892.320 7,28
13. Thu khác NS 542.500 0,57 291.000 0,25 343.000 0,25
14. Thu tại xã 114.000 0,13 113.000 0,1 156.000 0,11
15.Thu xổ số kiến
thiết
126.500 0,13 147.000 0,13 198.000 0,14

16. Thu từ dầu thô 3.209.000 3.38 5.234.000 4,55 7.219.000 5,33
Tổng cộng 94.831.000 100 115.314.000 100 135.830.000 100
(Nguồn: trích báo cáo tổng kết công tác thuế từ năm 2010 đến năm 2012
tại Cục thuế TP Hà Nội)
Dựa vào số liệu của bảng 2.3 cho ta thấy tỷ trọng số tiền thuế thu được
đối với khu vực NQD so với tổng thu của toàn Cục qua 3 năm tăng liên tục,
đến năm 2012 chiếm 11%. [6, Tr.15]
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH Ở CỤC THUẾ HÀ NỘI
2.2.1. Giai đoạn trước khi áp dụng Luật quản lý thuế
Trước khi áp dụng Luật quản lý thuế thì công tác nhận và xử lý tờ
18
khai được tổ chức nhận tại tổ xử lý dữ liệu, việc nhận tờ khai trên máy
tính bằng ứng dụng excel nên việc theo dõi đôn đốc các đơn vị chưa nộp,
nộp chậm chưa đạt được kết quả cao.
Công tác quản lý nợ thuế được thực hiện theo quy trình 1123, đã rà
soát đối chiếu phân loại nợ theo tính chất nợ, thời gian nợ, nguyên nhân
nợ để có biện pháp xử lý với từng nhóm nợ khác nhau. Tuy nhiên thì công
tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ vẫn chưa có bộ phận chuyên trách
đảm nhiệm công tác này mà hiện tại do bộ phận quản lý doanh nghiệp
đảm nhận.
Công tác thanh kiểm tra hoàn toàn bằng thủ công, không tập trung
vào các khâu gian lận; không ứng dụng tin học vào công tác thanh tra
thuế, do đó các cuộc thanh tra thường kéo dài và kết quả rất hạn chế.
Phương pháp kiểm tra còn nhằm vào tất cả các ĐTNT, không dựa trên cơ
sở đánh giá mức độ vi phạm, mức độ gian lận của ĐTNT để lập kế hoạch
và tổ chức kiểm tra đúng đối tượng kiểm tra ngay từ đầu. Vì thế nhiều
ĐTNT không có hành vi gian lận cũng tổ chức kiểm tra vừa gây phiền hà
cho các ĐTNT, vừa lãng phí nguồn nhân lực, tốn kém cho cơ quan thuế.
2.2.2. Giai đoạn sau khi áp dụng Luật Quản lý thuế

2.2.2.1. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
a. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
Số liệu bảng 2.4 Phản ánh công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
với tất cả các hình thức năm sau cao hơn năm trước. Đã đa dạng hóa nhiều hình
thức tuyên truyền và hỗ trợ, nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng nộp thuế.
Bảng 2.4 : Tình hình công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
giai đoạn 2010 – 2012
T
T
Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh %
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
I
Công tác tuyên truyền
19
1
Phát sóng truyền thanh,
truyền hình
Buổi 6.245 7.853 9.265 125,75 117,98
2
Bài đăng báo, tạp chí Bài 218 265 317 121,56 119,62
3
Biển quảng cáo, pano, áp
phích
Biểu 143.581 168.401 202.719 117,28 120,38
II
Công tác hỗ trợ doanh
nghiệp
1
Trả lời bằng văn bản Lượt 1.683 1.814 1.912 107,7 105,4
2

Tập huấn cho doanh nghiệp Buổi 279 358 417 128,31 116,48
3
Cung cấp tài liệu ấn phẩm
thuế
Bộ 1.275 1.474 1.695 115,61 115
(Nguồn: trích báo cáo tổng kết công tác thuế từ năm 2010 đến năm 2012
tại Cục thuế thành phố Hà Nội)
b. Công tác hỗ trợ người nộp thuế
Cục thuế thành phố Hà Nội thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn
chính sách thuế cho 100% doanh nghiệp mới thành lập và các doanh nghiệp
khác có nhu cầu đăng ký.
2.2.2.2. Công tác quản lý kê khai, kế toán thuế
a. Công tác quản lý đăng ký thuế
Bảng 2.5: Tình hình các doanh nghiệp được cấp mã số thuế
tại VP Cục thuế giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị: Doanh nghiệp
STT Doanh nghiệp Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Số DN tại VP Cục quản lý 5.972 7.150 8.763
2 Trong đó DNNQD 1.224 1.523 1.936
Tỷ trọng%(DNNQD/Tổng số DN) 20,5 21,3 22.1
(Nguồn: trích báo cáo tổng kết công tác thuế từ năm 2010 đến năm 2012
tại Cục thuế thành phố Hà Nội)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số DNNQD được cấp mã số thuế tăng
qua các năm. Tính đến ngày 31/12/ 2012 số doanh nghiệp được cấp mã số thuế
tại văn phòng Cục thuế là 8.763 DN (trong đó số DNNQD là 1.936 doanh
20
nghiệp), số doanh nghiệp đang hoạt động là 8.415 và ngày càng phát triển. Nhìn
chung, công tác cấp mã số thuế đã đi vào nề nếp, ổn định khẩn trương.
b. Công tác quản lý kê khai và kế toán thuế
* Công tác kê khai thuế

Việc tiếp nhận tờ khai thực hiện tại bộ phận “một cửa”, nhập, xử lý tờ
khai đảm bảo thời gian, đúng theo quy trình; đã thực hiện phát hành thông
báo yêu cầu điều chỉnh đối với trường hợp kê khai sai, không nộp tờ khai và
xử lý hành vi nộp chậm tờ khai Vì vậy, việc thực hiện kê khai thuế của
người nộp thuế đạt được nhiều tiến bộ, các doanh nghiệp thực hiện khai thuế
đảm bảo thời gian quy định.
* Công tác kế toán thuế:
Việc thực hiện thống kê, kế toán thuế được thực hiện đúng chế độ quy
định, đảm bảo thời gian, đáp ứng tốt cho công tác tổng hợp, đánh giá, chỉ đạo
điều hành thu ngân sách.
* Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế
Cục thuế đã triển khai công tác xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế
nhằm phục vụ tốt cho việc khai thác thông tin, phân tích, dự báo: Hoàn thiện
cơ sở dữ liệu hiện có, trong đó có trong chương trình TINCC, QLT, QTT,
QHS, nhập dữ liệu Báo cáo tài chính.
2.2.2.3. Công tác quản lý nợ thuế
Bảng 2.6: Tình hình nợ đọng của các DNNQD tại Cục thuế thành phố Hà
Nộigiai đoạn 2010-2012
Năm Số doanh
nghiệp nợ
Số tiền nợ
(tỷ đồng)
Tổng số
thu
% số tiền
nợ/tổng số thu
Năm 2010
Trong đó:DNNQD
1.208
304

4.144
467
94.831
13.271
4,37
4,04
Năm 2011 1.145 4.532 115.314 3,93
21
Trong đó:DNNQD 286 542 14.456 3,75
Năm 2012
Trong đó:DNNQD
1.089
257
4.890
549
135.830
14.933
3,6
3,68
(Nguồn: trích báo cáo tổng kết công tác thuế giai đoạn 2010-2012
tại Cục thuế thành phố Hà Nội)
Qua số liệu về nợ thuế của các DNNQD qua các năm tại bảng 2.6, tổng
số tiền nợ thuế trên tổng số thu có xu hướng giảm qua các năm, năm 2010
tổng số tiền nợ chiếm 4,04% trên tổng số thu thì đến năm 2011 là 3,75% và
năm 2012 giảm xuống còn 3,68%
2.3.2.4. Công tác thanh tra kiểm tra
a. Thanh tra kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp
Bảng 2.7: Tình hình kiểm tra thuế tại trụ sở các DNNQD
tại Cục thuế Hà Nội giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: triệu đồng

Năm Số lượng DNNQD kiểm tra Tỷ lệ % Truy thu và
phạt
Kế hoạch Thực hiện
2010 162 97 59,87 1.275
2011 210 137 65,41 1.762
2012 276 195 70,65 2.831
(Nguồn: trích báo cáo tổng kết công tác thuế giai đoạn 2010-2012
tại Cục thuế thành phố Hà Nội)
Số liệu ở bảng 2.7 cho thấy thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra thuế năm
2010 là 59,87%, năm 2011 là 65,41%, năm 2012 là 70,65%. Số thuế truy thu và
phạt tăng dần qua các năm. Tình hình trên cho thấy, dấu hiệu vi phạm trốn thuế,
gian lận thuế có xu hướng gia tăng cần phải được tăng cường công tác thanh
kiểm tra thuế đối với các DNNQD. [3,13]
b. Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế
Tích cực xây dựng hệ thống dữ liệu về Người nộp thuế, khai thác hiệu
quả
22
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.3.1. Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý thuế sau khi có
Luật Quản lý thuế
2.3.1.1. Kết quả
Thứ nhất, công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT
- Việc tuyên truyền chính sách thuế được thực hiện qua hệ thống các cơ
quan thông tin đại chúng, thông tin cơ sở; qua các cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ
chức, chính quyền các cấp và tại cơ quan thuế. Nội dung tuyên truyền tương
đối đa dạng, bao trùm hầu hết các sắc thuế, pháp luật quản lý thuế .
- Công tác hỗ trợ Người nộp thuế đã được cơ quan thuế thực hiện bằng
nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Thông qua công tác hỗ trợ, chính sách
thuế đã được chuyển tải một cách cụ thể cho Người nộp thuế, giải quyết kịp

thời những vướng mắc của Người nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ
thuế.
- Bộ phận “một cửa” tại Văn phòng Cục và các Chi cục thuế được duy trì
thường xuyên và phát huy hiệu quả công tác hỗ trợ Người nộp thuế
Thứ hai, công tác quản lý kê khai kế toán thuế
- Về công tác quản lý đăng ký thuế: thủ tục nộp hồ sơ khai thuế đơn giản
(chỉ một bộ hồ sơ tại Sở KH&ĐT), nhanh gọn, hiệu quả cao và an toàn, tiết
kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
- Về công tác kê khai - kế toán thuế: đại đa số NNT chấp hành tốt việc kê
khai, nộp thuế kịp thời, sát số phát sinh, số tờ khai sai lỗi số học, số NNT nộp
chậm (hoặc không nộp tờ khai) ngày càng giảm.
- Về công tác kế toán, thống kê: đã thực hiện kết nối dữ liệu thu NSNN
giữa cơ quan thuế và KBNN, dữ liệu về số thuế nộp NSNN đã được cơ quan
KBNN truyền cho cơ quan thuế (được chuyển vào cơ sở dữ liệu quản lý thuế
23
của ngành), vì vậy số liệu thu nộp ngân sách được phản ánh kịp thời, chính
xác.
- Về việc xây dựng cơ sở dữ liệu: Dữ liệu về danh bạ NNT và sổ thuế
được bộ phận kê khai phối hợp với bộ phận tin học và các bộ phận chức năng
khác thường xuyên rà soát, bổ sung thông tin.
Thứ ba, bộ phận quản lý nợ: thực hiện việc phân loại và phân tích
nguyên nhân nợ đến từng doanh nghiệp, nghiên cứu đề ra những phương pháp
đôn đốc thu nợ phù hợp, kịp thời đối với từng đối tượng nợ thuế, từng loại
hình doanh nghiệp, từng thời điểm.
Thứ tư, công tác thanh kiểm tra thuế: chuyển dần từ thanh kiểm tra tất cả
các ĐTNT sang kiểm tra theo tiêu chí phân loại. Công tác thanh kiểm tra được
củng cố, kiện toàn bộ máy, tăng cường cán bộ cả về số lượng và trình độ
chuyên môn. Chương trình thanh kiểm tra được triển khai thực hiện tốt cả hai
mặt kiểm tra đối tượng nộp thuế và kiểm tra nội bộ. .
2.3.1.2. Nguyên nhân của kết quả

a. Nguyên nhân chủ quan
- Tổ chức bộ máy ngành thuế đã được tăng cường cả về số lượng và chất
lượng, trình độ quản lý nghiệp vụ thu thuế đã đáp ứng được với yêu cầu công
tác đa dạng, phức tạp trong quản lý thu thuế nước ta hiện nay, trong cơ chế thị
trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước.
- Các doanh nghiệp, doanh nhân đã nỗ lực cố gắng, năng động, sáng
tạo, vượt qua khó khăn thách thức, phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp
vào sự phát triển kinh tế của thủ đô và đất nước, tạo nguồn thu cho Ngân
sách Nhà nước.
- Quy trình nghiệp vụ: Việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ và biện
pháp quản lý chỉ đạo của ngành đã thực hiện nghiêm túc. Nhiều nơi, nhiều lúc
ngành thuế đã tham mưu tích cực cho chính quyền các cấp và phối hợp tích
24
cực để cùng chỉ đạo làm tốt công tác quản lý thu thuế.
b. Nguyên nhân khách quan
- Tổng cục thuế, HĐND, UBND Thành phố, các ngành, các cấp đã có
nhiều giải pháp, tạo môi trường thuận lợi, giải quyết các khó khăn, vướng
mắc để kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực, đồng thời thường
xuyên chỉ đạo các ngành có liên quan phối hợp với cơ quan thuế để cung cấp
thông tin, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tăng cường các biện pháp quản lý
thu Ngân sách Nhà nước.
- Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ tài chính, Tổng cục
Thuế về tăng cường biện pháp quản lý, chống thất thu trong mọi lĩnh vực
cũng như việc thực hiện tốt các Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ;
Nghị quyết số 29/NQ-QH của Quốc hội về những giải pháp chủ yếu điều
hành kinh tế - xã hội năm 2012 và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường đã giúp cho việc quản lý thu đạt kết quả.
2.3.2. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý thuế đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế thành phố Hà Nội
2.3.2.1. Những hạn chế của công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp

ngoài quốc doanh
Thứ nhất, việc phối hợp giữa các bộ phận chức năng như kê khai kế toán
thuế- kiểm tra thuế- quản lý nợ chưa chặt chẽ đồng bộ.
Thứ hai, công tác kê khai kế toán thuế: Chưa đôn đốc triệt để các DN
nộp đủ, đúng thời hạn hồ sơ khai thuế (tỷ lệ nộp hồ sơ chưa đảm bảo 100%,
nhất là tờ khai thuế GTGT, TNDN); chưa kịp thời xử lý vi phạm chậm nộp
HS khai thuế.
Thứ ba, cơ quan thuế chưa thực sự chủ động phối hợp với các tổ chức, cá
nhân liên quan trong việc cung cấp thông tin, chia sẻ trách nhiệm nhằm quản
lý tốt hơn người nộp thuế.
25
Thứ tư, công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT đã đạt được nhiều kết quả
song hình thức, nội dung tuyên truyền hỗ trợ cần cải tiến cho đa dạng, phong
phú hơn.
Thứ năm, công tác quản lý nợ của nhiều đơn vị còn chưa chặt chẽ, phân
tán .
Thứ sáu, công tác kiểm tra thuế trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin
đánh giá rủi ro theo quy định của Luật Quản lý thuế còn lúng túng nên kết quả
còn hạn chế.
Thứ bảy, cán bộ công chức thuế tuy đã được chuyển đổi theo mô hình
chức năng nhưng kỹ năng quản lý thuế theo từng chức năng chưa được đào
tạo và đào tạo lại cho phù hợp.
Thứ tám, trang thiết bị tin học chưa đầy đủ, đồng bộ do vậy việc truyền,
nhận dữ liệu gặp nhiều khó khăn
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế công tác quản lý thuế đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh
a. Nguyên nhân chủ quan
- Chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình kinh doanh, chủ yếu tự
để cho doanh nghiệp tự khai báo doanh số kinh doanh, số thuế phải nộp.
- Bố trí công tác quản lý cán bộ chưa hợp lý, giao một cán bộ thuế quản

lý quá nhiều doanh nghiệp.
- Đại đa số cán đã bộ đã chuyển biến song còn một bộ phận (kể cả cán
bộ chủ chốt) chưa thật sự nêu cao tinh thần trách nhiệm; không thường xuyên
cập nhật thông tin, trao dồi kiến thức.
- Công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát của Phụ trách các Phòng, Lãnh
đạo các Chi cục thuế chưa thật sự ráo riết, quyết liệt.
b. Nguyên nhân khách quan
- Sự hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành luật còn hạn chế.

×