Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

tiểu luận Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, tảo ở xã lý nhơn, huyện cần giờ, TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.94 KB, 52 trang )

Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
&
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI NUÔI TÔM BẰNG NHUYỄN
THỂ 2 MẢNH VỎ , TẢO Ở XÃ LÝ NHƠN,
HUYỆN CẦN GIỜ, TP.HCM
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11/2014
NHÓM 9-DH11MT 1
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
MỤC LỤC
NHÓM 9-DH11MT 2
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
DANH MỤC HÌNH
NHÓM 9-DH11MT 3
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
NHÓM 9-DH11MT 4
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỂ
Việt Nam được xem là một trong những nước có nghề nuôi tôm lâu đời và sản lượng tạo
ra từ việc nuôi tôm đã và đang mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy vậy, trong những năm
gần đây, sự phát triển của ngành nuôi tôm đã gây nên không ít khó khăn cho các nhà
quản lý về thuỷ sản và môi trường. Với sự phát triển không đồng bộ và tự phát, các ao
nuôi tôm truyền thống đã dần chuyển đổi thành ao nuôi công nghiệp, mạng lưới cấp và


thoát nước cho các vùng nuôi tôm vẫn còn hỗn độn không phân biệt được đâu là kênh
thải, đâu là kênh nước sạch.
Mặc dù có sự đầu tư ban đầu rất lớn cho nghề này, nhưng người dân cũng gặp phải không
ít rủi ro do bệnh dịch làm chết tôm hàng loạt, chất lượng và số lượng sản phẩm đạt được
thấp, gây tổn thất rất lớn cho người dân. Với sự hiểu biết giới hạn của nông dân ngoài
công việc đầu tư cho xây dựng ao nuôi, thức ăn, thì việc kiểm soát chất lượng nước và
bệnh dịch là một vấn đề rất nan giải. Bệnh thường xảy ra trên từng cá thể tôm hoặc cả
quần thể là quá trình diễn biến các tác động tương hỗ giữa tôm, mầm bệnh và môi trường.
Trong mối quan hệ tương hỗ giữa môi trường, mầm bệnh và vật chủ, yếu tố môi trường
giữ vai trò hết sức quan trọng gây tác động có lợi hoặc bất lợi lên mối quan hệ giữa tôm
và mầm bệnh.
Bên cạnh các vấn đề kỹ thuật, kinh tế và xã hội, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi
trường, tạo điều kiện phát triển bền vững cho các vùng nuôi tôm là việc làm hết sức cần
thiết và cấp bách. Thời gian không phải tính bằng năm, mà phải tính hàng ngày. Nhưng
quan trọng hơn, bảo vệ môi trường trong sạch cho vùng nuôi tôm cũng chính là tạo điều
kiện trực tiếp cho môi trường sống của con tôm, góp phần làm tăng hiệu quả nuôi trồng,
giảm giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh của con tôm Việt Nam trên thị trường thế
giới.
NHÓM 9-DH11MT 5
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây (từ 1995) nguồn nước đang bị ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng
đến môi trường sinh sống và làm việc của con người, điển hình nó gây ra các loại bệnh
hiểm nghèo như: ung thư, đau mắt, mặt khác đe dọa môi trường sinh sống của các sinh
vật. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do nước thải từ khu công nghiệp, bệnh
viện, khu dân cư, sản xuất nông nghiệp, thủy sản…xả bừa bãi ra môi trường mà chưa qua
xử lý hay xử lý chưa triệt để vì vậy vấn đề đặt ra cấp thiết hiện nay là cần có sự quản lý
và xử lý nước thải thật hợp lý đảm bảo tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường. Những năm
gần đây nhà nước đang từng bước thực hiện xã hội hoá cấp thoát nước. Tuy nhiên thu hút

đầu tư vào lĩnh vực này rất ít do vốn đầu tư cao và thu hồi chậm. Chính vì vậy chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài : Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng
nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, tảo ở xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP.HCM để giảm vấn đề về
chi phí và tăng hiệu quả xử lý về mặt môi trường.
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Mục đích và yêu cầu.
Nghiên cứu ứng nhuyễn thể để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sau nuôi tôm làm giảm
đáng kể các công trình xử lý và tăng giá trị về kinh tế với lượng nhuyễn thể tạo ra cho
quá trình xử lý.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu trên quy mô nuôi trồng hộ gia đình và với quy mô lớn tại một số điểm ở Cần
Giờ và một số vùng lân cận.
3. Ý nghĩa của đề tài
 Khoa học:
- Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể thay vì các công
trình xử lý hiện nay.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình xử lý.
 Môi trường: Giúp xử lý nước đạt hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường đất, nước.
NHÓM 9-DH11MT 6
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
 Kinh tế: Tiết kiệm chi phí xử lý, mang lại hiệu quả kinh tế.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN
I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TÔM
NHÓM 9-DH11MT 7
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
Nghề nuôi tôm trên thế giới xuất hiện cách đây nhiều thế kỷ, nhưng nuôi tôm hiện đại
mới chỉ bắt đầu vào những năm 1930 sau khi Motosaku Fujinaga công bố công trình
nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo loài tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus).

Cùng với sự phát triển của khoa học, qui trình sản xuất tôm bột được hoàn chỉnh vào
năm 1964. Sự chủ động được con giống đảm bảo chất lượng giúp cho nghề nuôi tôm
phát triển nhanh chóng và bùng nổ vào thập niên 90.
1. TÌNH HÌNH NUÔI TÔM TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới có hai khu vực nuôi tôm lớn nhất là Tây bán cầu (gồm các nước Châu
Mỹ La Tinh) và Đông bán cầu (gồm các nước Nam Á và Đông Nam Á). Theo
Nguyễn Văn Hảo, thì năm 1997 ở khu vực Tây bán cầu, Ecuador đạt được 130.000
tấn chiếm 66% tổng sản lượng tôm nuôi của khu vực. Khu vực Đông bán cầu sản
lượng tôm nuôi đạt 462.000 tấn chiếm 70% tôm nuôi trên thế giới. Trong đó, Thái
Lan là nước đứng đầu, kế đến là Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt
Nam.
Các loài tôm được nuôi nhiều nhất là tôm chân trắng (Penaeus vannamei), tôm sú
(Penaeus monodon), tôm chân trắng Trung Quốc (P. chinensis). Nuôi tôm đem lại lợi
nhuận cao đã tạo nên những cơn “sốt tôm” kéo theo đó là các cơn “sốt đất” và “sốt
vàng” (Kyung, 1994). Chỉ trong vòng 2 – 3 năm người dân đã chuyển gần như toàn
bộ vốn đất của họ sang ao tôm. Nhu cầu thị trường đối với tôm vẫn không ngừng tăng
cao trong thời gian qua làm cho tôm có một giá trị hấp dẫn và ngành nuôi tôm thâm
canh có đầu ra ổn định. Lợi nhuận hấp dẫn và giá trị xuất khẩu cao của tôm nuôi đã
tác động đến chính sách phát triển của một số nước nuôi tôm. Chính điều này đã làm
cho nghề nuôi tôm được mở rộng và giá thành sản xuất tôm cũng thấp hơn các nước
cạnh tranh rất nhiều.
NHÓM 9-DH11MT 8
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
Nghề nuôi tôm ở các nước châu Á tuy phát triển rất mạnh, đạt được kết quả bước đầu,
nhưng đã phải sớm đối đầu với vấn đề dịch bệnh và sự suy thoái của môi trường nuôi.
Thường các vùng nuôi tôm chỉ cho lợi nhuận cao trong vòng 2 đến 4 năm đầu, sau đó
do bệnh dịch bộc phát, môi trường suy thoái, con tôm dễ bị bệnh, bệnh dịch tràn lan
gây nhiều thiệt hại to lớn cho người nuôi và làm giảm diện tích, sản lượng tôm nuôi.
Nguyên nhân chính của việc giảm năng suất trầm trọng trên được xác định do phát

triển nuôi nóng vội, các khu vực nuôi chỉ tập trung vào phát triển diện tích nuôi và
tăng sản lượng trong các ao nuôi mà bỏ qua việc xử lý chất thải phát sinh trong quá
trình nuôi. Sau một thời kỳ nuôi có hiệu quả, môi trường trong khu nuôi dần bị suy
thoái dẫn đến tôm nuôi dễ bị mắc bệnh.
Trước tình hình đó các nước đã thực hiện đầu tư nghiên cứu tìm các giải pháp để vực
lại nghề nuôi, trong đó tập trung vào vấn đề quản lý và bảo vệ môi trường trong các
khu nuôi được chú ý. Trung Quốc phải mất 10 năm để tổ chức lại nghề nuôi, dựa trên
điều kiện thực tế của từng tiểu vùng để đưa ra mô hình và quy trình nuôi thích hợp và
Trung Quốc đã trở thành nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất trên thế giới.
2. TÌNH HÌNH NUÔI TÔM Ở VIỆT NAM
Vào thập kỷ 70, ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam đều tồn tại hình thức nuôi tôm
quảng canh. Theo Ling (1973) và Rabanal (1974), diện tích nuôi tôm ở đồng bằng
sông Cửu Long thời kỳ này đạt khoảng 70.000 ha. Ở Miền Bắc, trước năm 1975 có
khoảng 15.000 ha nuôi tôm nước lợ. Nghề nuôi tôm Việt Nam thực sự phát triển từ
sau năm 1987 và nuôi tôm phát triển mạnh vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ
NHÓM 9-DH11MT 9
Hình 1: Một số loài tôm phổ biến
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
trước (Vũ Đỗ Quỳnh, 1989; Phạm Khánh Ly, 1999). Đến giữa thập kỷ 90 (1994 –
1995), phát triển nuôi tôm ở Việt Nam có phần chững lại do gặp phải nạn dịch bệnh
tôm. Trong các năm 1996 – 1999, bệnh dịch có giảm nhưng vẫn tiếp tục gây thiệt hại
cho người nuôi.
Trong những năm gần đây, nuôi tôm ở Việt Nam đã phát triển mạnh và trở thành
ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người
dân ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua xuất khẩu.
Diện tích nuôi tôm đã tăng từ 250.000 ha năm 2000 lên đến 478.000 ha năm 2001 và
540.000 ha năm 2003. Năm 2002, giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt hơn 2 tỷ USD, trong
đó xuất khẩu tôm đông lạnh chiếm 47%, đứng thứ 2 sau xuất khẩu dầu khí. Năm
2004, xuất khẩu thuỷ sản đạt giá trị 2,4 tỷ USD, chiếm 8,9% tổng giá trị xuất khẩu cả

nước trong đó tôm đông lạnh chiếm 53% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Hình 2 : Ao nuôi tôm
NHÓM 9-DH11MT 10
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
Tuy vậy, nghề nuôi tôm ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, ảnh
hưởng đến tính bền vững của ngành. Đó là các tác động kinh tế, xã hội, môi trường
của ngành nuôi tôm và gần đây là các vấn đề về rào cản chất lượng sản phẩm và tranh
chấp thương mại giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu. Việc chuyển đổi quá nhanh
một diện tích lớn ruộng lúa, ruộng muối năng suất thấp và đất hoang hoá ven biển
sang nuôi tôm kéo theo một loạt các vấn đề bất cập về cung ứng vốn đầu tư, giống, kỹ
thuật công nghệ, quản lý môi trường, kiểm soát dịch bệnh, quy hoạch và phát triển cơ
sở hạ tầng. Nuôi tôm vẫn mang tính tự phát thiếu quy hoạch, chạy theo lợi ích trước
mắt. Ngoài một số doanh nghiệp đã tham gia vào ngành nuôi tôm, góp phần đẩy
nhanh tiến độ công nghiệp hoá – hiện đại hoá, đem lại những chuyển biến rất đáng kể
ở vùng nông thôn ven biển, nuôi tôm ở Việt Nam chủ yếu vẫn do các hộ nông dân
thực hiện ở quy mô sản xuất nhỏ. Hình thức tổ chức nuôi tôm ở Việt Nam vẫn chủ
yếu là kinh tế hộ gia đình, có tính chất nhỏ lẻ, chưa hình thành mạng lưới tổ chức chặt
chẽ để nâng cao hiệu quả sản xuất, quản lý tốt chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu
quả cạnh tranh và duy trì thị trường bền vững.
II. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA TÔM
1. ĐẶC TÍNH CỦA TÔM
Họ tôm Penaenus thuộc bộ Decapoda (10 chân), lớp Crustacea (giáp xác), ngành
Arthropoda (Chân khớp) có khoảng 110 loài trong đó khoảng 10 loài được đưa vào
nuôi thương phẩm với số lượng lớn. Đối tượng được nuôi chủ lực hiện nay tại Cần
Giờ là tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei (Whiteleg shrimp).
· Ngành:Arthropoda
· Lớp:Crustacea
· Bộ:Decapoda
· Họ chung: Penaeidea

· Họ: Penaeus Fabricius
· Giống: Penaeus
NHÓM 9-DH11MT 11
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
· Loài:Penaeus vannamei
Chúng phân bố chủ yếu ở châu Mỹ La Tinh, Hawaii. Hiện nay được nuôi ở rất nhiều
nước trên thế giới như: Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Việt Nam.
Tôm thẻ chân trắng không cần thức ăn có lượng protein cao như tôm sú, 35% protein
được coi như là thích hợp hơn cả.
Hình 3. Tôm chân trắng
Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với
mật độ 100 con/m2 (tại Hawaii) không kém gì tôm sú, sau khi đã đạt được 20g tôm
bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1 g/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực.
Đặc trưng của tôm chân trắng là khả năng kháng bệnh khá cao, mức độ kháng chịu tốt
với các thay đổi của điều kiện môi trường nuôi, sinh trưởng nhanh, có thể nuôi với
mật độ từ 50 – 80 con/m
2
. Với đặc tính ưu việt này hiện nay tôm chân trắng đang
được người dân nước ta nuôi khá phổ biến và đang có xu hướng thay thế tôm sú.
2. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÔM NUÔI
3.1 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
Oxy là yếu tố giới hạn đối với sự phát triển của tôm nhưng nó cũng là yếu tố thường
xuyên thay đổi. Các nghiên cứu cho thấy tôm có thể sinh sống bình thường ở nồng độ
NHÓM 9-DH11MT 12
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
oxy hòa tan lớn hơn 4 mg/l. Khi hàm lượng DO dao động 2 – 3 mg/l tôm lớn chậm và
nhỏ hơn 2 mg/l bắt đầu tôm có hiện tượng ngạt hoặc chết.
3.2 pH, độ kiềm

pH là yếu tố thường xuyên thay đổi theo thời gian trong ngày, pH từ đạt giá trị trong
khoảng 6,5 – 8,8 an toàn cho sự phát triển của tôm, nhưng giá trị tối ưu là 7,5 – 8,5. Độ
pH rất quan trọng bởi vì sự thay đổi của nó ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống thủy sinh
vật do nó làm thay đổi theo các yếu tố chất lượng nước khác. Độ pH thấp sẽ làm giải
phóng các kim loại từ đá và các chất lắng đáy trong sông, suối, ao, hồ. Các kim loại này
sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tôm, cá và khả năng hấp thu nước qua mang.
Tổng độ kiềm biểu hiện khả năng đệm của nước, hạn chế sự biến đổi quá lớn của pH. Đối
với nước nuôi tôm giá trị tổng kiềm được xác định lớn 100 mgCaCO
3
/l sẽ đảm bảo cho
môi trường nước ít biến đổi lớn trong ngày. Độ kiềm thích hợp cho tôm phát triển là từ
90 – 150 mgCaCO
3
/l.
3.3 Hàm lượng amonia
NH3 là dạng khí độc cho tôm cá, nó được hình thành từ quá trình phân huỷ các hợp chất
hữu cơ như thức ăn dư thừa, phân bón, xác phiêu sinh động thực vật, chất bài tiết của
tôm… tăng lên trong ao nuôi ngày càng cao vào cuối vụ, tạo điều kiện cho khí độc hình
thành và phát sinh.
Trong các ao nuôi tôm có tới 85% lượng Nitrogen trong phân tôm chuyển sang dạng
Amoni. Đối với tôm sú ngưỡng thích hợp là nhỏ hơn 0,03 mg/l và hàm lượng lớn hơn 0,1
mg/l có thể gây chết.
3.4 Độ mặn
NHÓM 9-DH11MT 13
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
Các loài tôm sú và tôm chân trắng là loài rộng muối có thể thích nghi với độ muối từ 5 –
45‰. Giới hạn cực thuận độ mặn của tôm trong khoảng 20 – 25‰. Trong môi trường
nuôi có độ muối thấp tôm thường phát triển nhanh, sức đề kháng giảm. Ngược lại trong
môi trường nuôi có độ muối cao tôm chậm lớn nhưng cơ thể chắc và sức đề kháng tăng.

3.5 Nitrite và nitrate
Nitrite: là chất rất độc đối với cá nhưng ít độc hơn đối với tôm. Nitrite gây độc chủ yếu là
tạo thành chất methemoglobin và giảm sự chuyển oxygen tới tế bào. Những hiểu biết về
ảnh hưởng của NO
2
-
đến sự phát triển của tôm không được biết nhiều, theo khuyến cáo
của các nhà khoa học ngưỡng an toàn được áp dụng là 0,1 mg/l. Các kết quả thử nghiệm
của Chen 1988 thấy rằng LC50 (96 giờ) đối với ấu trùng tôm sú là 13,6 mg/l và tôm sú
trọng lượng 5g là 171 mg/l. Ngưỡng được ghi nhận an toàn đối với tôm sú là nhỏ hơn 1
mg/l.
Nitrate: Độc tính của nitrate đối với tôm không cao. Tôm vẫn có thể sống trong môi
tường nước có hàm lượng nitrate lên đến 200mg/l. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các
nhà khoa học hàm lượng nitrate trong môi trường nuôi nên thấp hơn 60 mg/l.
Như vậy, mặc dù con tôm có môi trường sinh thái khá rộng tuy nhiên nó cũng đòi hỏi có
môi trường nuôi khá sạch, các biến động môi trường nuôi đều có thể tác động tiêu cực
đến hoạt động sinh trưởng và phát triển của con tôm đặc biệt tôm nuôi với mật độ dầy
trong các ao nuôi tôm công nghiệp vì vậy cần có biện pháp xử lý triệt để.
III. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI NUÔI TÔM
1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC.
(Ghi chú : Tháng 0 là tháng chuẩn bị ao, giữ nước và bắt đầu thả tôm giống)
NHÓM 9-DH11MT 14
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
Bảng 1. Biến động của BOD, COD theo từng tháng
Qua bảng 1 và đồ thị 1 cho thấy hàm lượng BOD và COD tăng dần theo thời gian,
điều đó chứng tỏ có sự tích luỹ cao các chất hữu cơ trong ao trong quá trình nuôi tôm.
Điều này cho thấy có sự tích luỹ thức ăn thừa và phân thải của tôm trong quá trình
nuôi. Theo những nghiên cứu mới đây thì tôm chỉ có thể sử dụng được 37.5% lượng
thức ăn đưa vào cho sinh khối của tôm, còn lại là chất thải lỏng và chất thải rắn.

Bảng 2. Sự biến động P và N trong các ao nuôi theo từng tháng
Từ bảng 2 và đồ thị 2 cho thấy lượng P tổng và N tổng cũng tăng dần theo thời gian,
tuy nhiên có sự giảm dần vào cuối vụ thu hoạch nhưng hàm lượng này vẫn còn cao
trong các ao nuôi tôm. Sinh khối của tôm chỉ chứa 18% trong tổng lượng nitrogen đưa
NHÓM 9-DH11MT 15
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
vào qua nhiều con đường trong đó có 78% từ nguồn thức ăn (Funge-Smith and
Briggs, 1998). Còn đối với photpho thì tôm chỉ sử dụng 6% trong tổng lượng photpho
đưa vào ao nuôi cho việc tăng sinh khối. Điều này chứng tỏ trong quá trình nuôi thì
lượng nito và photpho luôn tồn tại trong nước và lắng đọng trong bùn đáy với hàm
lượng cao.

Đồ thị 3 : Sự biến động NH
3
theo từng tháng
Qua đồ thị 3 cho thấy hàm lượng NH
3
biến động không đều và cao nhất vào
tháng thứ 3, sau đó có hiện tượng giảm dần cho đến cuối vụ thu hoạch. Nhưng các số
liệu phân tích được cho thấy thường thì không thể giảm đến 0.5 mg/l. Thông thường
thì độ độc của NH
3
không đáng ngại lắm vì thực vật phiêu sinh sẽ giữ cho độ độc này
ở mức thấp. Tuy nhiên nếu chúng ta nuôi tôm với mật độ quá dày thì có thể hàm
lượng NH
3
sẽ tăng cao. Ngoài ra sự chuyển hoá giữa NH
3
, NO

3
-
và NO
2
-
là vấn đề
đáng quan tâm. Dưới tác dụng của vi sinh vật, Ammonia sẽ biến đổi thành Nitrite và
Nitrate. NO
3
-
thông thường vô hại đối với tôm, tôm có thể chịu được nồng độ NO
3
-
lên
đến 2.000 mg/L trong 48 h. Trong khi NO
2
-
thì lại gây độc cho tôm, nhất là khi độ
mặn thấp (mức an toàn cho tôm là 0,3 mg/L).
NHÓM 9-DH11MT 16
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
2. HÀM LƯỢNG OXY HOÀ TAN
Đồ thị 4 : Sự biến động oxy hoà tan theo các tháng.
Mặc dù có khấy trộn thường xuyên trong các ao nuôi nhưng hàm lượng oxy hoà tan
vẫn biến động và tăng dần theo thời gian và cao nhất vào tháng thứ 3, sau đó giảm
dần cho đến cuối vụ. Khi theo dõi kết quả biến động oxy hoà tan trong ngày, chúng
tôi cũng nhận thấy đối với các ao nuôi, oxy hoà tan thường đạt giá trị cao nhất từ 12 –
14 giờ hàng ngày. Điều này có thể giải thích là trong các ao nuôi từ tháng 1 đến tháng
3 có một lượng lớn các tế bào tảo. Các loài tảo hiện diện chính trong các ao gồm : Tảo

lam (Cyanophyta); Tảo roi (Dinoflagellate); Tảo khuê hay tảo silic (Diatomae); Tảo
lục (chlorophyta). Đó chính là những tác nhân gây nên hiện tượng bảo hoà oxy vào
ban ngày nhưng lại thiếu hụt oxy vào ban đêm.
3. ĐỘ MẶN
Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Tuỳ
theo từng độ tuổi mà tôm có thể thích ứng với các độ mặn khác nhau, lúc còn nhỏ thì
tôm rất nhạy cảm với độ mặn hơn là tôm trưởng thành.
NHÓM 9-DH11MT 17
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
Đồ thị 5 : Biến động độ mặn theo thời gian
Qua đồ thị trên cho thấy biến động độ mặn không đều, đạt giá trị cao vào
tháng 1 và tháng 4, có thể là trong thời gian đầu phát triển tôm cần có mức độ mặn
thích hợp khoảng 15 – 17‰ cho phát triển thành thục và bắt đầu tăng sinh khối. Và
giai đoạn tăng lên vào tháng thứ 3 là giai đoạn trưởng thành (thành thục) của tôm.
Cũng có thể là do kinh nghiệm nên người dân thường điều chỉnh độ mặn cho thích
hợp với các quá trình phát triển của tôm.
4. TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI Ở CẦN GIỜ
Kết quả phân tích các mẫu nước thải lấy tại trại nuôi tôm sú giống ở xã Lý Nhơn, Cần
Giờ được tổng hợp trong bảng 1.
Bảng 3. Đặc điểm nước thải nuôi tôm sú giống ở trại nuôi Cự Lại (Cần Giờ)
Stt Thông
số
Khoảng giá
trị
Đơn vị QCVN 02 - 19: 2014/BNNPTNT
1 PH 6,9-7,8
2 Đô muối 14,6-20,2

3 SS 28- 56 Mg/l

4 COD 90-210 Mg/l
5 NH4 2,1-5,4 Mg/l
6 NO2 0,8-0,5 Mg/l
7 NO3 1,5-5,5 Mg/l
NHÓM 9-DH11MT 18
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
8 Tổng N2 8-31 Mg/l
9 Độ kiềm 100-140 Mg/l
Nước thải nuôi tôm sú giống đa số mẫu có nồng độ COD hơi vượt tiêu chuẩn thải
(QCVN 02 - 19: 2014/BTNMT). Trong trường hợp nước thải này muốn tái sử dụng
cho các ao nuôi hoặc bổ sung vào nguồn nước làm môi trường sống cho động vật thủy
sinh thì theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 08:2008/BTNMT cho nước mặt
và QCVN 10:2008/BTNMT cho nước biển ven bờ, sẽ phải xử lý giảm SS, các chất
hữu cơ, NH4-N, NO2-N và NO3-N.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC NUÔI TÔM HIỆN NAY
1. Phương pháp xử lý cơ học
Các công trình xử lý cơ học được áp dụng rộng rãi là: song/ lưới chắn rác, thiết bị
nghiền rác, bể điều hoà, khuấy trộn, bể lắng, bể tuyển nổi. Mỗi công trình được áp
dụng đối với từng nhiệm vụ cụ thể.
 Ưu điểm:
+ Đơn giản, dễ sử dụng và quản lý.
+ Rẻ, các thiết bị dễ kiếm.
+ Hiệu quả xử lý sơ bộ nước thải tốt .
 Nhược điểm:
+ Chỉ hiệu quả đối với các chất không tan.
+ Không tạo được kết tủa đối với các chất lơ lửng.
2. Phương pháp xử lý hóa – lý
Phương pháp này dùng để tách các chất hữu cơ, các tạp chất bằng cách cho hóa
chất vào nước thải để xử lý. Các quá trình hóa lý diễn ra giữa các chất bẩn với hóa

NHÓM 9-DH11MT 19
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
chất cho thêm vào. Các công trình xử lý hóa – lý thường được sử dụng là: hấp phụ,
keo tụ, tuyển nổi, trao đổi ion, tách bằng màng.
 Ưu điểm:
+ Tạo được kết tủa với các chất lơ lửng.
+ Loại bỏ được các tạp chất nhẹ hơn nước.
+ Đơn giản, dễ sử dụng.
 Nhược điểm:
+ Chí phí hóa chất cao (đối với một số trường hợp).
+ Không hiệu quả với các chất hòa tan.
3. Phương pháp xử lý sinh học
Nguyên lý của phương pháp này là dựa vào hoạt động sống của các loài vi sinh vật
sử dụng các chất có trong nước thải như Photpho, nitơ và các nguyên tố vi lượng làm
nguồn dinh dưỡng để phân huỷ các phân tử của các chất hữu cơ có mạch cabon dài
thành các phân tử đơn giản hơn và sản phẩm cuối cùng là CO
2
và H
2
O (hiếu khí); CH
4
và CO
2
(kị khí). Qúa trình xử lý sinh học có thể được thực hiện trong 2 điều kiện hiếu
khí hoặc kị khí.
 Ưu điểm:
+ Hiệu quả cao, ổn định về tính sinh học.
+ Nguồn nguyên liệu dễ kiếm, hầu như là có sẵn trong tự nhiên .
+ Thân thiện với môi trường.

+ Chi phí xử lý thấp.
+ Ít tốn điện năng và hoá chất.
+ Thường không gây ra chất ô nhiễm thứ cấp.
 Nhược điểm:
NHÓM 9-DH11MT 20
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
+ Thời gian xử lý lâu và phải hoạt động liên tục,chịu ảnh hưởng bởi nhiệt
độ, ánh sáng, pH, DO, hàm lượng các chất dinh dưỡng, các chất độc hại khác.
+ Chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết, do đó việc vận hành và
quản lý khó, hầu như chỉ sử dụng ở giai đoạn xử lý bậc 2, 3.
+ Hiệu quả xử lý không cao khi trong nước thải chứa nhiều thành phần
khác nhau.
+ Hạn chế khi thành phần nước đầu vào biến động trong một dải rộng.
+ Yêu cầu diện tích khá lớn để xây dựng các công trình.
+ Phương pháp này hạn chế đối với nước thải có độc.
4. Phương pháp xử lý hoá học
Phương pháp hoá học sử dụng các phản ứng hoá học để xử lý nước thải. Các công
trình xử lý hoá học thường kết hợp với các công trình xử lý lý học. Các công trình
thường được áp dụng là: trung hòa, khử trùng, oxi hóa bậc cao.
 Ưu điểm:
+ Các hoá chất dễ kiếm.
+ Dễ sử dụng và quản lý.
+ Không gian xử lý nhỏ.
 Nhược điểm
+ Chi phí hoá chất cao.
+ Có khả năng tạo ra một số chất ô nhiễm thứ cấp.
5. Các phương pháp xử lý sinh học đang được sử dụng
5.1 Phương pháp xử lý bằng sinh học
Có rất nhiều phương pháp sinh học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong xử lý ô

nhiễm môi trường nước, đặc biệt là nước thải nuôi tôm chứa nhiều các chất hữu cơ.
Trong xử lý sinh học bao gồm 2 hướng chính là sử dụng hệ vi sinh vật để phân hủy
NHÓM 9-DH11MT 21
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
các chất hữu cơ trong nước thải và sử dụng hệ động thực vật thủy sinh để hấp thụ các
chất hữu cơ.
5.2 Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật
Có một số loài vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng
làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng, sinh trưởng nhờ vậy sinh khối của chúng
tăng lên. Các vi sinh vật này được sử dụng để phân huỷ các chất ô nhiễm hữu cơ và
vô cơ có trong chất thải từ nước thải thủy sản. Quá trình phân hủy này được gọi là quá
trình phân hủy ôxy hóa sinh hóa. Một số chế phẩm vi sinh thường dùng để cải thiện
môi trường nước ao nuôi tôm, cá như Super VS, BRF-2 quakit… Thành phần sinh
học của chế phẩm này gồm nhiều chủng loại vi sinh, tập hợp các thành phần men
ngoại bào của quá trình sinh trưởng vi sinh; các enzyme ngoại bào tổng hợp; các chất
dinh dưỡng sinh học và khoáng chất kích hoạt sinh trưởng ban đầu và xúc tác hoạt
tính. Chúng có khả năng tiêu thụ các chất hữu cơ phát sinh trong quá trình sinh trưởng
và phát triển của vật nuôi trong ao hồ. Hay nói cách khác, chúng có tác dụng phân giải
chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan từ phân tôm, các thức ăn thức ăn thừa tích tụ
đáy ao nuôi, tạo được sự ổn định, duy trì chất lượng nước và cả màu nước trong ao
hồ. Mặt khác chế phẩm này còn giúp giảm thiểu được các vi sinh vật gây bệnh như
Vibrio, aeromonas, E.coli…, làm tăng thêm lượng oxy hòa tan trong môi trường nước
ao nuôi và giảm thiểu lượng amoniac.
5.3 Phương pháp sử dụng hệ động thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm
Bản chất của việc sử dụng hệ động, thực vật để loại bỏ các chất ô nhiễm dựa trên cơ
sở quá trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn. Thông
thường người ta sử dụng thực vật làm các sinh vật hấp thụ các chất dinh dưỡng là nitơ
và phospho, carbon để tổng hợp các chất hữu cơ làm tăng sinh khối (sinh vật tự
dưỡng), đó là tảo hay thực vật phù du, rong câu và các loài thực vật ngập mặn khác.

Kế tiếp trong chuỗi thức ăn là các động vật bậc một – động vật ăn thực vật. Ðiển hình
của các động vật bậc một ở vùng nước ven biển là các loại ngao, vẹm, hàu các loài
này có thể tiêu thụ các thực vật phù du và cải thiện điều kiện trầm tích đáy. Các loài
NHÓM 9-DH11MT 22
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
cá ăn thực vật phù du và mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối cũng được thử nghiệm
sử dụng ở các kênh thoát nước thải (Micheal J. Phillips, 1995).
Trong thực tế, để đảm bảo đạt hiệu suất xử lý cao các chất ô nhiễm với chi phí vận
hành tối thiểu, người ta thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, kết hợp nhiều hệ
thống và các tác nhân khác nhau. Tùy theo hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải
và điều kiện cụ thể của từng khu vực.
Có rất nhiều phương pháp sinh học có thể sử dụng để xử lý ô nhiễm môi trường do
nuôi trồng thuỷ sản ven biển, mỗi phương pháp đều có những ưu và khuyết điểm
riêng, xong sử dụng các hồ sinh học và các hệ thống đất ngập nước vẫn có ưu thế hơn
cả xét về phương diện kinh tế lẫn môi trường, nhất là quy mô nuôi chưa cao, hệ thống
nuôi còn nhỏ lẻ chủ yếu mang tính chất nông hộ chu kỳ thải từ 3 – 15 ngày/lần.
5.4 Hồ sinh học
Bao gồm một chuỗi từ 3 đến 5 hồ, nước thải được làm sạch bằng quá trình tự nhiên
thông qua các tác nhân là tảo và vi khuẩn. Mối quan hệ giữa vi sinh vật, thực vật trong
hồ sinh học là mối quan hệ thông qua oxy và thông qua các chất dinh dưỡng cơ bản.
Trong hồ luôn diễn ra các quá trình như quang hợp, khuếch tán oxy vào nước. Nhưng
quá trình quang hợp chỉ xảy ra trong điều kiện có ánh sáng, ánh sáng chiếu vào nước
phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là chiều sâu của nước và sự tồn tại hàm lượng chất
hữu cơ lơ lửng nhiều hay ít.
Mô hình này có thể áp dụng cho những nơi có diện tích đất lớn, để xử lý nước thải
trong nuôi tôm sẽ cho hiệu quả về môi trường và kinh tế.
NHÓM 9-DH11MT 23
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM

Hình 4. Hồ sinh học
5.5 Các hệ thống đất ngập nước
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ven biển diễn ra ở vùng nước mặn – lợ nên có thể sử
dụng các hệ thống đất ngập nước để xử lý ô nhiễm môi trường đặc biệt là các khu vực
rừng ngập mặn.
Hình 5. Rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái ở vùng đất ngập nước rất phổ biến ở ven
biển Việt nam. Có thể sử dụng RNM như một bể lọc sinh học các chất ô nhiễm hữu
cơ từ chất thải đô thị, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Theo tính toán lý thuyết, ở
điều kiện Việt Nam, 1ha RNM mỗi năm tăng trưởng 56 tấn sinh khối và có thể hấp
thụ được 21 kg nitơ, 20 kg phospho (Jesper Clausen, 2002). Theo Robertson and
NHÓM 9-DH11MT 24
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm bằng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ , tảo ở xã Lý Nhơn,
huyện Cần Giờ, TP.HCM
Phillips, 1995 để xử lý cho 1 ha nuôi tôm công nghiệp thì cần một diện tích rừng ngập
mặn tối thiểu là 22ha. Rừng ngập mặn có thể hấp thụ được một lượng lớn chất hữu cơ
từ hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển. Khu hệ thực vật ở hệ thống này có vai trò
như sau:
- Làm giảm ánh sáng chiếu xuống mặt nước, giảm quá trình quang hợp, hạn chế sự
phát triển của tảo.
- Tạo điều kiện điều hòa vi khí hậu, đặc biệt cách nhiệt trong mùa đông, nhiệt độ ở
dưới cao sẽ làm tăng nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ.
- Phần ngập dưới nước có tác dụng cung cấp bề mặt cho vi khuẩn bám dính, cung cấp
oxy cho quang hợp, hấp thụ chất dinh dưỡng. Phần rễ có tác dụng giúp ổn định và
giảm xói mòn, tạo điều kiện cho quá trình lắng đọng bùn và tạo trầm tích.
- Bên cạnh đó, hệ động thực vật trong hệ sinh thái rừng ngập mặn như hàu, vẹm, cua,
cá cũng là tác nhân loại bỏ chất ô nhiễm hữu cơ.
V. CÁC MÔ HÌNH XỬ LÝ SINH HỌC ĐƯỢC ÁP DỤNG TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM
Tại các nước phát triển, xử lý chất thải sau khi nuôi thủy sản đã được quan tâm nghiên

cứu và triển khai áp dụng trong thực tiễn. Các biện pháp xử lý được nghiên cứu áp dụng
và tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau bao gồm các biện pháp hóa lý, sinh học… Với
đặc tính của nước thải từ nuôi tôm chất ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ nên biện pháp
sinh học được xem như là hướng tiên phong trong xử lý nước thải nuôi tôm và có nhiều
ứng dụng cho kết quả rất khả quan.
Ngày nay với tính bất ổn của các nguồn nước cấp, các biện pháp xử lý và tái tuần hoàn
nước cũng đã được nghiên cứu. Các biện pháp nghiên cứu nuôi tuần hoàn nước
(Recirculating Aquaculture Systems – RAS) với phương thức tiếp cận chủ yếu sử dụng
các đối tượng sinh học có sẵn trong điều kiện tự nhiên tại các vùng nuôi và tái sử dụng
nguồn nước sau khi xử lý cho nuôi. Phương thức này hiện đang được xem là công nghệ
NHÓM 9-DH11MT 25

×