Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

phân tích biến động thị trường vàng và vai trò điều tiết giá vàng của nhà nướcđoạn 2011 - 9/2013”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.39 KB, 19 trang )

KHOA: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ
VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT GIÁ VÀNG CỦA NHÀ NƯỚC
GIAI ĐOẠN 2011-9/2013
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
GVHD: TS. LÊ TUẤN LỘC
LỚP: K11402A – NHÓM 2
THÀNH VIÊN:
1.Nguyễn Thanh Danh K114020103
2. Nguyễn Thị Lan K114020139
3. Nguyễn Thị Nga K114020156
4.Nguyễn Thị Thúy Nhạn K114020166
5. Nguyễn Phú Quí K114020182
6. Hồ Thị Minh Tâm K114020186
7. Trần Thị Mai Thúy K114020198
8. Nguyễn Minh Toàn K114020203
TP.HCM, ngày 22 tháng 10 năm 2013
MỤC LỤC
3
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thị trường vàng thế giới những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2011 đến nay,
luôn sôi động do các nhà đầu tư chen chân tìm chỗ trú ẩn an toàn khi thị trường chứng
khoán và thị trường bất động sản biến động khó lường. Cơn bão giá vàng khiến cả thế
giới phát sốt, nhưng có lẽ mức độ biến động được coi như một “cơn điên loạn” thì
không phải nước nào cũng đối mặt như Việt Nam. Không tác động trực tiếp vào mặt
bằng giá cũng như sản xuất kinh doanh, nhưng sự sôi động bất thường của thị trường
vàng những ngày qua có thể để lại hệ quả khó lường với kinh tế xã hội. Điều này đã tạo
ra sức ép đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay.
Song vẫn còn ít người dân quan tâm và hiểu được cơ chế cũng như những tác


động ảnh hưởng đến giá vàng. Chính vì những lý do đó mà chúng tôi đã quyết định
nghiên cứu đề tài “PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ VAI
TRÒ ĐIỀU TIẾT GIÁ VÀNG CỦA NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-9/2013” trên
cơ sở tìm hiểu thị trường vàng Việt Nam và Thế giới cùng việc đánh giá khái quát một
số chính sách điều tiết thị trường vàng của nhà nước để cùng làm rõ những vướng mắc
trên.
Như vậy, bài viết của chúng tôi sẽ tập trung giải quyết 3 câu hỏi lớn:
+ Thị trường vàng thế giới và Việt Nam đã diễn biến bất thường như thế nào
trong giai đoạn này?
+ Tình hình chính trị-kinh tế-xã hội nổi bật nào dẫn tới sự biến động thất thường
của giá vàng?
+ Trước sự biến động khôn lường đó, nhà nước Việt Nam đã làm gì để bình ổn
giá vàng nhằm ổn định kinh tế-xã hội trong nước?
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Diễn biến thị trường vàng, những nhân tố chủ quan và khách quan tác động mạnh đến
4
giá vàng và các mục tiêu, chính sách của nhà nước nhằm bình ổn thị trường vàng.
- Phạm vi nghiên cứu:
o Thời gian: năm 2011-9/2013
o Không gian: thị trường Việt Nam và thế giới.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Làm rõ sự biến động của giá vàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 09/2013
- Xác định được các yếu tố tác động đến giá vàng.
- Thông qua các số liệu thứ cấp tìm được, xác định được mối liên hệ giữa các
nhân tố và mức độ tác động của chúng đến giá vàng
- Giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về những cơ chế, chính sách điều tiết
của nhà nước đối với giá vàng.
- Đề xuất những giải pháp bình ổn thị trường vàng trong giai đoạn tới.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chủ yếu là phương pháp định tính. Cụ thể:

- Phương pháp điều tra phân tích: tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên tính logic của
hiện tượng kinh tế, các quy luật kinh tế và các lý thuyết kinh tế để suy luận.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: được sử dụng trực tiếp trên số liệu, dữ liệu thứ cấp tìm
kiếm được thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo và đặc biệt các
trang web có uy tín như Bloomberg, Reuters, vneconomy, thesaigontimes… lưu trữ giá
vàng lịch sử để phân tích các yếu tố tác động đến giá vàng trong nước và quốc tế.
5
CHƯƠNG I:
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY
1.1. Thị trường vàng Thế giới
1.1.1. Năm 2011
Khép lại năm 2011, giá vàng thế giới tăng thêm 12%, đánh dấu năm tăng thứ 11
liên tiếp. Đây cũng được xem là năm đầy biến động của giá vàng khi tăng lên mức cao
nhất và cũng là giảm mạnh từ mức cao nhất.
Đặc biệt là giai đoạn tăng trưởng từ tháng 7-9, khi giá vàng tương lai giao dịch
trên thị trường New York liên tiếp thiết lập kỉ lục mới. Đỉnh điểm là ngày 6/9 giá vàng
thế giới chinh phục mức 1.923,70 USD/Oz. Đây được xem là mức cao nhất trong lịch
sử giá vàng.
Nguyên nhân:
• Hậu cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng nổ ra từ 2008
• Tình hình sản xuất của các cường quốc mới có dấu hiệu chậm lại, thậm chí giảm. Tại
châu Âu, khủng hoảng nợ công bùng nổ tại Hy Lạp, sau đó lan sang các quốc gia khác
trong khu vực.
• Nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng tăng .
6
1.1.2. Năm 2012
• Quý I/2012: giá vàng thế giới có nhiều biến động, tăng giảm thất thường và kết
thúc quý I ở mức 1662.5USD/Oz, tăng 4% so với đầu năm 2012.
Nguyên nhân:

+ Bất ổn kinh tế ở Mỹ và châu Âu , nhu cầu vật chất lớn của các nước châu Á .
+ Các thông tin kinh tế tích cực của Mỹ, các thỏa thuận tài chính giúp xử lí nợ công tại
Hy Lạp…đã nhanh chóng tác động làm giá vàng thế giới giảm nhẹ.
• Sang quý II giá vàng quay đầu giảm. Tuy nhiên diễn biến với xu hướng khá ổn
định. Kết thúc nửa đầu năm 2012 giá vàng thế giới dừng ở mức 1.598,5USD/Oz,
chỉ hơn 0.5 USD so với mức giá đầu năm.
Nguyên nhân:
+ Xuất hiện nhiều dấu hiệu tích cực: dự báo năm 2012 là năm Mỹ thoát khỏi khủng
hoảng, tạo động lực cho kinh tế thế giới, có khả năng Fed sẽ thực hiện nới lỏng định
lượng lần 3.
+ EU và IMF đã đạt được thỏa thuận về gói tài chính mới cho Hy Lạp.
• Quý III giá vàng thế giới biến động mạnh, kết thúc phiên cuối tháng 9 giá vằng thế
giới đạt quanh mức 1.770 USD/Oz, tăng 11%, đây là mức tăng mạnh nhất kể từ quý
II/2010.
Nguyên nhân:
7
+ Chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ tăng trưởng của các nền kinh tế đẩy giá vàng
lên. FED công bố gói kích thích QE3.
+ Ngân hàng TW châu Âu ECB và Ngân hàng TW Trung Quốc PboC tiếp tục có động
thái nới lỏng chính sách để kích thích kinh tế.
1.1.3. Năm 2013
Kể từ khi đạt tới mức 1.798 USD/oz cuối tháng Mười năm ngoái, giá vàng đã
giảm khoảng 35% về chỉ còn 1.202/oz tại thời điểm cuối tháng Sáu năm 2013. Quý II
vừa qua, giá vàng đã suy yếu mạnh 25%. HSBC Global Research cho rằng giá vàng
nửa cuối năm nay về mức 1.125/oz và 1.375/oz đối với vàng giao dịch trong năm
2013.
Nguyên nhân :
- Là do người mua nhạy cảm về giá. CIMB Research cũng cho biết vàng không
còn được coi là một nơi trú ẩn an toàn đối với các nhà đầu tư như trước đây.
- Không có sự gia tăng đáng kể nào trong lạm phát trên nền kinh tế Mỹ. Thị

trường kỳ vọng Mỹ sẽ tránh được nguy cơ vỡ nợ
- Ấn Độ tiếp tục nâng thuế nhập khẩu vàng.
8
1.2. Thị trường vàng Việt Nam
1.2.1. Năm 2011
Năm 2011 vừa qua là một năm có nhiều sự thay đổi quan trọng đối với thị
trường vàng. Giá vàng trong nước liên tục biến động khó lường: khởi đầu ở mức giá
xoay quanh 36 triệu đồng/lượng, duy trì chuỗi tăng/ giảm không theo một xu thế nhất
định và tính đến ngày cuối cùng của năm 2011, giá vàng giao dịch ở mức 42,5 triệu
đồng/lượng, tăng khoảng 20%. Đặc biệt, mức tăng ở thời điểm cao nhất là khoảng 40%
khi giá vàng trong nước chạm đỉnh 49,2 triệu đồng/lượng ngày 23/08/2011
Nguyên nhân:
+ Cầu trong nước tăng cao trong khi lượng cung không đủ.
+ Nợ công, lạm pháp, bất ổn chính trị kinh tế khu vực, lạm phát cao, suy thoái hay khủng
hoảng kinh tế chính trị đều là nguyên nhân đẩy các nhà đầu tư đổ xô vào vàng, đây là
một lý do chính hỗ trợ cho giá vàng thế giới tăng cao, kéo theo làn sóng tăng giá của
vàng trong nước.
1.2.2. Năm 2012
Tốc độ tăng bình quân giá vàng năm 2012 so với năm 2011 vẫn còn cao (tăng
7,83%), nhưng đã thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng tương ứng của năm 2011 so với
9
năm 2010 (tăng 39%).Tuy nhiên chênh lệch giữa giá vàng ở thị trường trong nước với
giá vàng trên thị trường thế giới vẫn khá lớn (có thời điểm lên tới trên 5 triệu
đồng/lượng) và kéo trong thời gian khá dài. Cơn sốt vàng một lần nữa lại diễn ra khi
giá vàng tăng vọt cán mốc 47.4 triệu và cao hơn giá thế giới 2-3 triệu / lượng trong quý
III.
Nguyên nhân:
• Lạm phát được kiềm chế
• Lãi suất tiết kiệm được duy trì ở mức thực dương trong thời gian khá dài
• Việc nhập khẩu vàng được quản lý chặt

• Diễn biến theo giá thế giới.
1.2.3. Năm 2013
Trong 7 tháng đầu năm nay, giá vàng có xu hướng giảm, đỉnh điểm là vào tháng
7 giá vàng ở mức thấp khoảng 36,56 triệu đồng/lượng. Trong quý III, giá vàng tăng
7,6%, đánh dấu quý tăng đầu tiên trong vòng 1 năm, sau khi giảm 23% trong quý II.
Nếu tính từ đầu năm, giá vàng hiện vẫn thấp hơn khoảng 23%.
Nguyên nhân:
• Thị trường kỳ vọng Mỹ sẽ tránh được nguy cơ vỡ nợ.
• Vàng không còn hấp dẫn nên các nhà đầu tư đi tìm các tài sản khác
hấp dẫn hơn.
CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH SỰ TƯƠNG QUAN CỦA GIÁ VÀNG
VỚI CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
Nhìn chung, các yếu tố được nêu ra dưới đây có mối quan hệ qua lại lẫn nhau và
tác động lên giá vàng. Trong đó, chính sức khỏe của các nền kinh tế lớn tác động trực
tiếp đến niềm tin của nhà đầu tư, từ đó gián tiếp tác động đến vấn đề cung-cầu vàng,
10
lạm phát và thị trường chứng khoán, làm nhu cầu vàng luôn ở ngưỡng cao.
Vì Việt Nam hòa mình vào nền kinh tế thế giới nên khi nền kinh tế đó chao đảo,
Việt Nam không tránh khỏi ảnh hưởng. Giá vàng cũng vậy. Giá vàng Việt Nam vừa
chịu ảnh hưởng của sự biến động giá vàng thế giới vừa chịu tác động của các yếu tố
biến động trong nước. Dưới đây là những yếu tố tiêu biểu tác động mạnh mẽ đến sự
biến động của giá vàng thời gian qua.
2.1. Các yếu tố tác động đến giá vàng thế giới và Việt Nam
2.1.1. Yếu tố Cung - Cầu trên thị trường thế giới
Xét về nguồn cung của vàng, vàng được cung cấp bởi chủ yếu từ những nước có
trữ lượng vàng lớn, sản lượng xuất khẩu lớn có tầm ảnh hưởng đến thị trường vàng thế
giới: Nam Phi, Mỹ, Nga, Canada, Úc,… Theo kết quả nghiên cứu và phân tích của
PwC, tổng lượng vàng cung ứng trên toàn cầu năm 2012 đạt 4.477 tấn, riêng lượng
vàng khai thác đạt 2.861 tấn (chiếm 64%), còn lại là vàng tái chế. Trong đó, lượng

vàng khai thác tại 15 quốc gia sản xuất vàng lớn nhất thế giới đạt 2.177 tấn (chiếm
76%).
Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) ước tính, nhập khẩu vàng của Trung Quốc năm
nay sẽ vượt mức 1.000 tấn, cao chưa từng có từ trước đến nay. Trung Quốc đã vượt qua
Ấn Độ để trở thành quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới trong 6 tháng đầu năm nay.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, Trung Quốc tiêu thụ 570 tấn vàng, so với mức 568 tấn
của Ấn Độ.
2.1.2. Sức khỏe các nền kinh tế lớn
Sự bất ổn kinh tế ở Mỹ và châu Âu , nhu cầu vật chất lớn của các nước châu Á,
như Kazakhstan, Nga, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã góp phần đẩy giá vàng lên cao.
Đặc biệt là nền kinh tế Mỹ, cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) buộc duy trì lãi suất
thấp, ở mức khoảng 2-2.5%. Khi tỷ lệ lãi suất thực tế ở mức thấp, rất nhiều nhà đầu tư
11
quay lưng lại với các tài sản bằng giấy, thay vào đó, họ dành sự quan tâm tới các tài sản
có giá trị thực, giống như vàng. Do đó, lượng cung vàng trong ngắn hạn có xu hướng
giảm, kéo theo sự bất cân bằng trên thị trường trong khi nhu cầu ngày càng leo thang.
Trong bối cảnh này, ngân hàng TW Châu Âu cũng đã quyết định hạ thấp lãi suất
cho vay xuống còn 0,5%. Quốc hội EU dường như bó tay trước áp lực phải ổn định
nhu cầu phát triển của các thành viên chỉ với một giải pháp duy nhất Trong bối cảnh
suy thoái Châu Âu như hiện nay, rủi ro ngày càng tăng cao. Rõ ràng cuộc khủng hoảng
tại EU đang đi đến hồi kết. Cũng chính bởi lý do này mà nhà đầu tư đã đổ xô vào vàng
2.1.3. Nợ công và thâm hụt ngân sách
Khủng hoảng nợ công ở châu Âu với các nạn nhân đầu tiên là Hy Lạp, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Ireland và Italia - các nước được gọi tắt là PIIGS - đã chất gánh
nặng lên đồng Euro và làm suy giảm lòng tin đối với hệ thống ngân hàng châu Âu. Các
nhà đầu tư tìm đến vàng như một điểm trú chân trong cơn bão tài chính ở châu Âu.
Cùng với đó là sức nóng của chính trường Mỹ xung quanh vấn đề ngân sách
chính phủ và trần nợ công thời gian gần đây tác động không nhỏ tới sự lên xuống thất
thường của giá vàng. Nước này đang phải đối mặt với “núi nợ” công vào khoảng 75%
GDP, tương đương 16.000 tỷ USD trong năm tài khóa 2013, gấp đôi năm 2006. Đáng

chú ý, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ công bố số liệu thâm hụt ngân sách trong tháng 7/2013
lên tới 97,6 tỷ USD. Tuy nhiên, những tín hiệu mới nhất cho thấy cuộc chiến quanh
vấn đề ngân sách và trần nợ công tại Mỹ đang bắt đầu biến chuyển theo chiều hướng
tích cực, Nhà Trắng có thể đạt được một thỏa thuận ngắn hạn về trần nợ công của nước
Mỹ, đẩy đồng USD tăng cao và làm lu mờ sức hấp dẫn của vàng khiến cho giá vàng
giảm nhanh chóng.
2.1.4. Thị trường chứng khoán thế giới
Trên thị trường chứng khoán thế giới, năm 2011, cái bóng của khủng hoảng nợ
12
công Euronzon, bất ổn Trung Đông, thảm họa kép tại Nhật và Thái Lan làm sứt mẻ
niềm tin của các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư thận trọng trong kế hoạch bảo vệ vốn
của mình và vàng vẫn được coi là một tài sản an toàn. Nhu cầu mạnh mẽ từ các nhóm
đầu tư này cùng với những người mua vàng truyền thống đã khiến lượng dự trữ vàng
thỏi và vàng xu toàn cầu giảm, do đó, kéo giá vàng miếng tăng lên trong khi lượng sản
xuất giảm mạnh trên toàn cầu.
2.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội tác động tới giá vàng Việt Nam
2.2.1. Lạm phát
Giá vàng thường tỷ lệ thuận với sự gia tăng của lạm phát. Tỉ lệ lạm phát trên thế
giới không thể hiện rõ ràng ảnh hưởng tới giá vàng. Trong khi đó, tại Việt Nam, lạm
phát cả năm 2011 lên tới 18.13% cao nhất khu vực Đông Nam Á, sau đó suy giảm còn
6.81% trong năm 2012 và được dự báo có xu hướng tăng lên vào năm 2013, theo WB
dự đoán có thể lên tới 8.2%. Điều đó cho thấy, ảnh hưởng rõ ràng nhất tới giá vàng là
lạm phát ở năm 2011, lạm phát cao làm giảm niềm tin của nhà đầu tư và dân chúng vào
việc nắm giữ tiền. Tuy nhiên, hai năm sau đó, lạm phát chỉ ảnh hưởng tới giá vàng
không đáng kể.
Nguyên nhân chính là sự gia tăng bất ngờ của giá xăng, sự thiếu hiệu quả của
đầu tư công và sự điều chỉnh chưa thực sự hiệu quả của chính phủ với quá nhiều thứ
trong năm 2011.
2.2.2. Thị trường chứng khoán
Tương tự như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị

trường sụt giảm mạnh nhất trên thế giới trong năm 2011 do chịu ảnh hưởng bởi những
khó khăn bất ổn vĩ mô như lạm phát cao, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh
khoản, phần lớn doanh nghiệp không đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra.
Thời gian sau đó, vì vẫn trong tình trạng kinh tế khó khăn, thoái vốn, hủy niêm
13
yết, bán tài sản trở thành trào lưu tại Việt Nam. Thị trường chứng khoán bình ổn trở lại
và giá trị giao dịch đạt mức cao (đạt 1.196 tỷ đồng/phiên – năm 2013). Như vậy, các
nhà đầu tư đang dần quan tâm hơn thị trường chứng khoán, làm giảm bớt áp lực trên
thì trường vàng.
CHƯƠNG III:
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG CỦA NHÀ NƯỚC
3.1. Các biện pháp quản lí thị trường vàng của nhà nước
Chính phủ đã ban hành nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, được
kí ngày 3/4/2012 và có hiệu lực từ ngày 25/5/2012. Các quy định của dự thảo nghị định
14
được xây dựng theo hướng tổ chức lại thị trường vàng thông qua việc Ngân hàng Nhà
nước quản lý chặt chẽ và can thiệp mạnh vào thị trường vàng nhằm ngăn ngừa hoạt
động đầu cơ vàng, hạn chế kinh doanh vàng miếng nhưng vẫn đảm bảo quyền tích trữ
vàng, mua bán vàng của người dân.
• Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất vàng miếng.
• Thứ hai, dự thảo nghị định thu hẹp đối tượng được phép kinh doanh mua bán vàng
miếng, không khuyến khích hoạt động mua bán vàng miếng. Dự thảo bổ sung quy định
coi hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện,
có cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
• Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động xuất, nhập khẩu vàng nguyên
liệu, là cơ quan tổ chức và/hoặc cấp phép hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Quy định này cũng nhằm tạo điều kiện để quản lý, kiểm soát lượng vàng nguyên liệu
xuất khẩu, nhập khẩu cũng như điều tiết cung – cầu trên thị trường, hạn chế tình trạng
xuất nhập lậu vàng, đầu cơ, lũng đoạn thị trường.
• Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý chặt chẽ hơn hoạt động sản xuất, mua

bán vàng trang sức, mỹ nghệ. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải được
cơ quan này cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
• Thứ năm, quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh vàng khác. Các hoạt động kinh
doanh vàng khác, ngoài hoạt động được quy định trong dự thảo sẽ chỉ được phép thực
hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép và được NHNN cấp phép.
• Thứ sáu, dự thảo có những quy định tạo cơ chế cho phép Ngân hàng Nhà nước thực
hiện các biện pháp can thiệp bình ổn thị trường vàng khi có diễn biến bất thường qua
các hoạt động: cấp phép sản xuất vàng miếng; tổ chức mua bán vàng miếng trên thị
trường trong nước; tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu; tổ chức huy động
vàng.
• Thứ bảy, nhà nước thực hiện điều tiết thị trường vàng thông qua chính sách thuế. Dự
thảo nghị định quy định Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình
cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách thuế xuất
khẩu, nhập khẩu vàng, thuế trị giá gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập đối
15
với hoạt động kinh doanh vàng phù hợp trong từng thời kỳ.
3.2. Tác động của các biện pháp quản lí thị trường vàng của Nhà nước
Mặc dù giá vàng trong nước và thế giới biến động mạnh, nhưng không như
thời gian trước đây, khoảng cách lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới
không đi kèm với hiện tượng “sốt vàng”, cũng như không kéo theo hiện tượng nhập lậu
vàng qua biên giới; thị trường vàng miếng được minh bạch, quản lý chặt chẽ đến người
mua, người bán cụ thể để chống đầu cơ, làm giá; định hướng chính sách không khuyến
khích người dân đầu tư vào vàng, nhưng chính sách, cơ chế vẫn tạo điều kiện thuận lợi
để người dân được mua bán, tích trữ vàng.
Hình 3.1 - Mức biến
động giá vàng trong
nước và thế giới,
2011-2/2013 (đ/v: %)
Hiện tại, chênh
lệch giữa giá vàng miếng trong nước với giá vàng thế giới còn chênh lệch lớn do tâm

lý ‘yêu thích vàng” của người dân còn quá mức và NHNN không thể lãng phí quá lớn
nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia cho việc nhập khẩu nguyên liệu vàng để tạo nguồn
cung cho thị trường vàng miếng trong nước vv. Tuy nhiên, toàn bộ chênh lệch giữa
giá vàng trong nước và giá vàng thế giới thu được qua đấu thầu vàng miếng của
NHNN được nộp cho NSNN, thay vì rơi vào túi một số ít những tổ chức, cá nhân kinh
doanh, đầu cơ vàng miếng.
Tuy nhiên, với sự độc quyền vàng miếng SJC và chính sách quản lí chưa
16
thực sự hiệu quả chắc chắn còn nhiều hạn chế để bàn luận như ngừng sản xuất vàng phi
SJC, thiệt hại cho một số thương hiệu sinh sau để muộn, cho người dân giữ vàng phi
SJC hay SJC méo mó….
CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1. Vấn đề lưu thông càng miếng
Thời gian qua, nhà nước ban hành chính sách độc quyền vàng miếng và mở
nhiều phiên đấu thầu vàng. Thị trường vàng dù đang dần bình ổn nhưng những bất ổn
về kinh tế-xã hội vẫn còn tồn đọng. Vì thế, trong năm 2014, nhà nước vẫn cần kiểm
soát chặt chẽ và độc quyền cung ứng vàng miếng. Khi thị trường đã hoàn toàn bình ổn,
chính phủ cần rút khỏi vai trò nhà kinh doanh để thị trường tự vận hành trở lại.
4.2. Đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường vàng (TTV) trong nền
kinh tế
Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho TTV, điều tiết
các chủ thể bằng các công cụ và hàng rào kỹ thuật trên thị trường. Liên quan tới các
công cụ, các loại hình hoạt động trên thị trường, cần có lộ trình phát triển từng bước,
phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý cụ thể của đất nước. Khung pháp lý nên định
hướng nguyên tắc thị trường có quản lý của Nhà nước vì các biện pháp hành chính chỉ
có tác động tức thì, nhưng tiềm ẩn các hành vi lách luật, hoạt động ‘chui”, trong khi chi
phí theo dõi, giám sát là rất lớn. Và để quản lý được cung - cầu trên TTV, thì khung
pháp lý phải đảm bảo rằng NHNN thực hiện được vai trò quản lý cuối cùng trên TTV,
tức là phải thực hiện quản lý tập trung các đầu mối hoạt động kinh doanh vàng
4.3. Liên thông TTV trong nước và thế giới trên cơ sở nới lỏng có kiểm soát

hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) vàng
17
- Sau khi thị trường bình ổn, XNK vàng nên được quản lý theo nguyên tắc thị
trường, thay vì quota như hiện nay. Việc áp dụng quota luôn tiềm ẩn các hoạt động
XNK vàng lậu, không thể kiểm soát được và thất thoát nguồn thu cho Nhà nước. Xoá
bỏ cơ chế quota XNK vàng, thì chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế (sau khi đã
cộng các chi phí nhập khẩu) cũng sẽ bị loại bỏ. Liên quan tới thuế XNK vàng cũng
không nhất thiết phải áp thuế nhập khẩu với mục đích hạn chế nhập vàng, giảm áp lực
lên cầu ngoại tệ, vì khả năng tái tạo ngoại tệ của vàng rất cao.
- Tạo liên thông trên thị trường quốc tế: Đảm bảo không có rào cản chuyển đổi
giữa chứng chỉ vàng lấy vàng miếng và ngược lại. Ngân hàng Nhà nước cần thận trọng
trong việc điều hành tỷ giá; phải có khung pháp lý rõ ràng và nhất quán; Cần công bố
thông tin minh bạch; tính toán hợp lý đảm bảo lãi suất đảm bảo có lợi cho người gửi
vàng.
4.4. Thành lập Sở Giao dịch vàng quốc gia
Điều này sẽ tạo ra một mặt bằng thị trường chung cho các nhà đầu tư. Đồng
thời, đảm bảo thị trường được vận hành một cách an toàn, minh bạch, có kiểm soát,
không chỉ hạn chế những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội, mà còn huy
động được nguồn lực vàng đang còn tích trữ trong dân. Sở giao dịch vàng xây dựng
tiêu chuẩn quốc tế về vàng giao dịch trên sàn và chỉ một số nhãn hiệu vàng và tổ chức
kiểm định vàng được chấp nhận sẽ dần dần chuyển hóa chất lượng vàng vật chất lưu
hành tại Việt Nam. Khi đó, người dân, có thể thực hiện ký gửi vàng tại các kho của sở,
được quản lý tập trung để cáo thể trở thành tài sản cầm cố, thế chấp vay vốn từ các tổ
chức trong nước hoạc quốc tế tạo thành nguồn vốn phát triển kinh tế. Đồng thời vàng
vật chất sẽ được chuyển hóa thành vàng tài khoản thuận lợi cho giao dịch và thanh
toán.Sở giao dich vàng quốc gia sẽ là công cụ để Ngân hàng nhà nước có thể giấm sát
và điều tiết thị trường vàng Việt Nam, thực tế mô hình này đã được triển khai thành
công ở Trung Quốc.
18
4.5. Huy động thông qua trái phiếu vàng

Chính phủ có thể huy động vàng tạo vốn cho đầu tư phát triển tương tự như
huy động ngoại tệ và tiền đồng thông qua phát hành trái phiếu vàng. Trái phiếu chính
phủ bằng vàng cũng lưu thông trên thị trường tài chính. Ngân hành nhà nước xây dựng
cơ chế để các ngân hàng thương mại là đại lý cho mình để huy động vàng trong dân
tránh lãng phí nguồn lực tài chính, đồng thời ngân hàng nhà nước cam kết chịu trách
nhiện cuối cùng và là người hoàn trả vàng tiền tệ hay vàng vật chất cho người gửi vàng
hay có thể giao cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo hiểm cho dân nhằm củng cố niềm
tin cho họ.
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN
Từ những số liệu và phân tích ở trên, ta thấy được sự biến động không ngừng của
giá vàng trong giai đoạn nghiên cứu. Giá vàng tăng nóng những tháng cuối năm 2011,
dao động thất thường trong năm 2012 và dần hạ nhiệt ở năm 2013. Trong đó, nguyên
nhân chính là do dư âm cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2008, vấn đề nợ công và
thâm hụt ngân sách làm chao đảo nhiều quốc gia lớn, khiến vàng trở thành hầm trú ẩn
an toàn của các nhà đầu tư.
Chính phủ Việt Nam đã thể hiện vai trò của mình trong việc đẩy lùi đầu cơ, bình
ổn thị trường vàng trong nước trước những biến động của thị trường vàng thế giới, tuy
nhiên những chính sách đó vẫn còn một số hạn chế.
Dù vậy, bài làm vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định.Số liệu cụ thể
từng tháng của Việt Nam chưa được thể hiện rõ để người đọc có cái nhìn chi tiết hơn
về diễn biến. Hơn nữa, vì bài làm có giới hạn nên nhóm không phân tích sâu nguyên
nhân gây chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới.
Mặt khác, những định hướng trong thời gian tới mới chỉ mang ý nghĩa tham khảo
giúp cải thiện tính minh bạch trong quản lí và đầu tư trên thị trường vàng, chưa giải
19
quyết triệt để được bản chất vấn đề, là sự lên cao thất thường và ảnh hưởng của giá
vàng đến đời sống kinh tế - xã hội.

×