NH
Ó
M
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
NGHIỆP VỤ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài:
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
Giáo viên hướng dẫn : Trần Hà Uyên Thi
Nhóm 7 : Trần Ngô Nữ Hậu Vỹ
Mai Thị Ngọc Trâm
Trương Thị Minh Tâm
Lê Thị Ái Quỳnh
Hoàng Thị Thanh Thảo
Phan Minh Nhật
Lớp : Nghiệp vụ thương mại quốc tế N03
Huế, tháng 12 năm 2014
1
NH
Ó
M
2
NH
Ó
M
I. Đặt vấn đề
1.1 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
có sự quản lý vĩ mô của nhà nước và đang trong giai đoạn công nghiệp hoá – hiện đại hoá
đất nước. Từ thực tế cho thấy chưa bao giờ hoạt động thương mại quốc tế lại diễn ra sôi
động như ngày nay. Xuất nhập khẩu đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế
quốc dân, giúp tạo nguồn vốn cho phục vụ công nghiệp hoá đất nước, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại, tác động tích cực tới việc giải quyết
công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, làm cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các
quan hệ kinh tế đối ngoại, đảm bảo sự cân bằng cán cân thanh toán ngoại thương Hoạt
động xuất nhập khẩu không những thúc đẩy sự hoàn thiện về chất và lượng của hàng hoá
cũng như hỗ trợ cho sản xuất trong nước mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh, gia tăng
lợi ích xã hội và lợi ích của người tiêu dùng.
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện một cách thuận lợi và
an toàn thì một nghiệp vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là quy trình xây dựng và
thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên đây là một vấn đề khó khăn và ảnh hưởng đến sự thành
bại của một doanh nghiệp, do đó mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt thì vấn
đề đặt ra là phải thực hiện tốt quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng, bởi đây là cơ sở pháp
lý để xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên, là căn cứ giải quyết tranh chấp khiếu nại –
một vấn đề mà trong hoạt động thương mại quốc tế khó tránh khỏi. Các doanh nghiệp ở
Thừa Thiên Huế cũng không ngoại lệ khi sử dụng các hợp đồng xuất nhập khẩu khi tham
gia các hoạt động kinh doanh quốc tế.
Xuất phát từ thực tiễn và để hiểu rõ hơn về các hợp đồng xuất nhập khẩu, nhóm
chúng em quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích và đánh giá các hợp đồng xuất
nhập khẩu của công ty cổ phần dệt may Huế - HUEGATEX”.
3
NH
Ó
M
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu những lý luận cơ bản về xuất nhập khẩu và hợp đồng xuất nhập khẩu trong kinh
doanh quốc tế.
- Tìm hiểu những hoạt động thực tế tại công ty cổ phần dệt may Huế - HUEGATEX, đặc
biệt là quy trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu tại công ty.
- Làm rõ những điều có trong hợp đồng, phân tích những điểm thiếu sót trong hợp đồng
xuất nhập khẩu của công ty.
- Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hợp đồng xuất nhập khẩu của công ty.
II. Giới thiệu công ty HUEGATEX
2.1 Giới thiệu công ty
- Tên giao dịch Tiếng Việt : Công ty cổ phần dệt-may Huế.
- Tên giao dịch quốc tế : Hue Textile Garment Joint Stock Company.
- Tên viết tắt: HUEGATEX.
- Ngành nghề : Dệt may.
- Lĩnh vực kinh doanh : Hàng may mặc.
- Địa chỉ : 122 Dương Thiệu Tước, Phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Điện thoại : (84).054.3864337 - (84).054.3864957
- Fax : (84).054.3864338.
- Website : huegatex.com.vn
- Email :
- Chủ tịch hội đồng Quản trị-Tổng Giám Đốc : Ông Nguyễn Bá Quang.
2.2 Lịch sử hình thành
Công ty Cổ Phần Dệt May Huế (viết tắt là HUEGATEX) được thành lập từ việc cổ
phần hoá Công ty Dệt May Huế, thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam với 4 Nhà
máy thành viên, doanh thu hàng năm đạt gần 500 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu hơn 50%.
4
NH
Ó
M
Sơ đồ tổ chức
2.3 Giới thiệu về phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
PHÒNG KINH DOANH
Tên Chức vụ Số điện
thoại
Di động Email
Lê Công An Trưởng
phòng kinh
doanh
0543864428 0903503112
Nguyễn Quạng
Thạnh
Phó phòng
kinh doanh
0543864958 0913495730
n
Lê Quốc Hưng Phó phòng
kinh doanh
0543854835 0913465185
PHÒNG KẾ HOẠCH - XUẤT NHẬP KHẨU MAY
Tên Chức vụ Số điện
thoại
Di động Email
Nguyễn Hồng
Liên
Phó phòng
phụ trách
0543853371 0905404242
5
NH
Ó
M
Phạm Thị Thúy Phó phòng 0543854125 0914273250
Phạm Hồng Sơn Phó phòng 0543864224 0913479002
n
Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: Là bộ phận đầu tiên trong khâu xử lý bán hàng và cung
cấp dịch vụ, hoạt động dưới sự chỉ đạo của giám đốc và chịu trách nhiệm báo cáo với
giám đốc tất cả các vụ việc xảy ra không nằm trong sự kiểm soát của mình. Trong quá
trình hoạt động phòng có nhiệm vụ sau:
- Tổ chức cung ứng nguyên vật liệu, công cụ, điều hành sử dụng nguồn lực công ty giao
- Tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng để từ đó đưa ra các kế hoạch sản xuất,
cung cấp sản phẩm cần thiết cung cấp và thông báo bảng giá mới nhất của các sản phẩm
cho khách hàng.
- Phòng xuất nhập khẩu tham mưu với ban lãnh đạo công ty về các phương án kinh doanh
tối ưu.
Bộ phận này có nhiệm vụ giao dịch đàm phán trực tiếp với khách hàng về các điều
kiện bán hàng và cung cấp dịch vụ, thanh toán tìm ra nguồn khách hàng dồi dào cho
công ty, giúp cho đơn vị có thể giữ được vị thế cạnh tranh trên thị trường
6
NH
Ó
M
2.4 Kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm gần đây
Đơn vị tính : USD
Nguồn: Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh (+/-)
2012/2011 2013/2012
Nhập
khẩu
1,973,802.01 3,871,047.51 1,388,647.45 1,897,245.5 -2,482,400.06
Xuất
khẩu
2,743,706.66 3,790,788.60 3,204,447.48 1,047,081.94 -586,341.12
Cán cân
thương
mại
769,904.06 -80,258.91 1,815,800.03
III. Giới thiệu chung về các hợp đồng xuất nhập khẩu của công ty cổ phần dệt
may Huế
Bình quân mỗi năm, đối với hàng dệt may, sản phẩm may mặc, công ty nhận được
2400 đơn hàng trong đó có 1200 hợp đồng xuất nhập khẩu. Trong 2400 đơn hàng có đến
90% tổng số đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ, 5% đi EU, 3% đi các nước ASEAN và 2% đi
các thị trường khác. Còn đối với nhập khẩu, chủ yếu vải nhập từ Trung Quốc, Hong
Kong, Đài Loan, Hàn Quốc. Những thị trường đó chiếm khoảng 80% sản lượng nguyên
liệu vải nhập khẩu; 20% nhập từ các thị trường khác. Phụ liệu cũng nhập từ các nguồn
đó với tỷ lệ như vậy.
3.1 Điều khoản incoterms được áp dụng
Công ty sử dụng các điều khoản của Incoterm 2000 và Incoterms 2010 và sử dụng
Incoterms 2010 nhiều hơn do Incoterms 2010 có lợi cho nhà nhập khẩu hơn.
Ví dụ:
7
NH
Ó
M
Khi xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB incoterms 2000, hàng qua lan can tàu
thì nhà xuất khẩu hết trách nhiệm, nếu hàng đổ vỡ, hư hỏng thì nhà nhập khẩu chịu rủi ro.
Còn điều kiện FOB incoterms 2010 quy định hàng qua lan can tàu và chạm sàn thì nhà
xuất khẩu mới hết trách nhiệm, nếu hàng đổ vỡ, hư hỏng thì nhà xuất khẩu chịu rủi ro và
nhà nhập khẩu có quyền khiếu nại.
-Trước đó, công ty cổ phần dệt may Huế đã sử dụng điều kiện xuất khẩu nhóm F:
FOB trong hợp đồng ngoại thương, quy định một số điều khoản sau: chi phí vận tải và
bảo hiểm, Công ty không phải chịu chi phí mua bảo hiểm, chi phí thuê tàu, các chi phí
phát sinh kể từ thời điểm hàng qua lan can tàu, bên mua thuê phương tiện vận tải và bảo
hiểm.
Hiện nay, công ty sử dụng điều kiện xuất khẩu theo nhóm C và nhập khẩu theo
nhóm F. Công ty xuất khẩu theo nhóm C thì công ty sẽ chủ động mua bảo hiểm, thuê tàu
và hạn chế nguồn tiền ngoại tệ chạy ra bên ngoài, có quyền chọn dung sai về số lượng
hàng hóa.
3.2 Phương thức thanh toán sử dụng
- Đối với hàng xuất: chủ yếu thanh toán theo T/T và L/C.
Trước đây, đối với những khách hàng truyền thống ở Mỹ, thì phương thức thanh
toán chủ yếu được áp dụng là L/C nhưng qua quá trình sản xuất kinh doanh với các đối
tác đó, độ tin cậy cao nên chuyển sang phương thức thanh toán T/T. Hiện nay, T/T chiếm
khoảng 60% trong tổng số các hợp đồng xuất khẩu. Mặc dù, thanh toán theo phương thức
T/T có độ rủi ro cao hơn so với L/C nhưng nếu đối với khách hàng truyền thống thì nên
sử dụng phương thức thanh toán T/T vì L/C thu chi phí lớn qua hai ngân hàng với nhau,
trong khi đó T/T thu phí rẻ hơn. Thanh toán L/C khoảng 35% va 5% đối với thanh toán
khác như D/P (chấp nhận thanh toán để nhận bộ chứng từ và thanh toán tiền dành cho
khách hàng vãng lai, ít tiếp xúc. Nhà xuất khẩu gửi bộ chứng từ qua ngân hàng và khách
hàng chấp nhận thanh toán thì mình mới xuất trình hồ sơ gốc để bên nhập khẩu nhận
hàng).
- Đối với hàng nhập: 50% T/T và 50% L/C vì 50% nhập nguyên liệu vải đối với
những hợp đồng có giá trị lớn phải mở L/C, thuận lợi trong việc quy định chứng từ, thời
8
NH
Ó
M
gian bao nhiêu; về nhà cung cấp đảm bảo yên tâm khi thanh toán. Đối với phụ liệu, cúc,
chỉ, dây kéo…giá trị không lớn, từ 5000$ đến 10000$ thì thanh toán theo T/T trả trước.
IV. Phân tích các hợp đồng xuất nhập khẩu của công ty cổ phần dệt may Huế
4.1 Phân tích hợp đồng xuất khẩu giữa công ty cổ phần dệt may Huế và công ty
quốc tế Carl Win, Đài Loan.
9
NH
Ó
M
10
NH
Ó
M
Tạm dị
HỢP ĐỒNG BÁN HÀNG
Số: 04/14 HUE – CARL Ngày: 05/09/2014
Bên bán: Công ty cổ phần dệt may Huế (HUEGATEX)
Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh
Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Điện thoại: 84-54864337, Fax: 84-54864338
Đại diện bởi: Phó tổng giám đốc Trần Hữu Phong
Bên mua: Công ty TNHH quốc tế Carl Win
Địa chỉ: tầng 7, số 26 đường Kan Ku 103 Đài Bắc, Đài Loan.
Điện thoại: (866) 2-2556-2558 nhánh 66, Fax: (866) 2-2556-2557
Đại diện bởi: Ông Edward Lee.
Hai bên đồng ý kí kết hợp đồng này theo những điều khoản và điều kiện như sau:
1.TÊN HÀNG - SỐ LƯỢNG – ĐƠN GIÁ – TỔNG TRỊ GIÁ
Tên hàng
Số lượng (kg)
± 5%
Đơn giá
(USD/kg)
Tổng trị giá
(USD) ± 5%
65% polyester 35% bông chải thành
sợi TCM 45/1 đan một lớp
42.000 3.21 134.820
Tổng
CIF cảng Kaohsiung, Đài Loan
42.000
(02 × 40 FCL)
134.820
Số tiền bằng chữ: Một trăm ba mươi bốn nghìn tám trăm hai mươi đô la Mỹ nhiều
hoặc ít hơn năm phần trăm.
2. CHẤT LƯỢNG
11
NH
Ó
M
1
Chất lượng hàng hóa được giao sẽ phù hợp với việc mô tả được đề cập ở trên.
3. ĐÓNG GÓI
Thùng carton trung tính
18 sợi đan hình nón được gói trong thùng carton (trọng lượng tịnh/sợi đan hình nón:
2,52 kg).
Trọng lượng tịnh/thùng carton: 45,36 kg.
Đóng gói đạt chuẩn xuất khẩu bằng container.
4. THANH TOÁN
Tín dụng thư không hủy ngang trả ngay được mở trước ngày 12 tháng 09 năm 2014
bởi ngân hàng hạng nhất.
a, Người thụ hưởng
Công ty cổ phần dệt may Huế
122 Dương Thiệu Tước, phường Thủy Dương, Thủy Dương, thị xã Hương Thủy,
tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
b, Ngân hàng thông báo
Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Huế.
Mã swift: BFTVVNVX016
Gửi đến: công ty cổ phần dệt may Huế (HUEGATEX)
Tài khoản số: 016.137.0004025
5. GIAO HÀNG (giao hàng từng lần: cho phép)
a, Thời hạn giao hàng:
− 1’FCL vào tháng 9
− 1’FCL vào tháng 10
12
NH
Ó
M
1
b, Cảng bốc hàng: cảng Đà Nẵng, Việt Nam.
c, Cảng đến: Kaohsiung, Đài Loan
d, Chứng từ thanh toán
− 3/3 bản gốc vận đơn đường biển sạch
− 3 bản gốc hóa đơn thương mại đã ký.
− 3 bản gốc phiếu đóng gói chi tiết đã ký.
− 1 bản gốc và 2 bản sao giấy chứng nhận xuất xứ.
− 1 bản gốc và 1 bản sao hợp đồng bảo hiểm/ giấy chứng nhận mọi rủi ro với các điều
khoản với 110% giá trị hóa đơn thương mại.
6. ĐIỀU KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG
Các bên tham gia hợp đồng không chịu trách nhiệm về vi phạm quyền và nghĩa vụ
đối với hợp đồng trong trường hợp nhận thấy điều kiện bất khả kháng ngay khi xảy ra,
tức là sự kiện bất thường, không lường trước được thì nên gửi thông báo cho bên còn lại.
Một giấy chứng nhận bất khả kháng được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ
gửi đến cho bên còn lại trong vòng 7 ngày. Ngay khi bất khả kháng kết thúc, hợp đồng
này sẽ có hiệu lực ngay tức thì.
7. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Mọi tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng không đạt được
bằng con đường thương lượng thì sẽ phân xử bởi Trung tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt
Nam tại phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
Mọi chi phí trọng tài và chi phí khác sẽ do bên thua kiện chịu trừ khi sự việc được
phán quyết bởi trọng tài viên theo cách khác.
8. ĐIỀU KIỆN KHÁC
8.1 Mọi sửa đổi hợp đồng và bổ sung thỏa thuận là hợp lệ sau khi được xác nhận
bằng văn bản bởi hai bên.
13
NH
Ó
M
1
8.2 Trong trường hợp, văn bản hiện tại chứa các điều khoản thương mại cần được
giải thích, cả hai bên sẽ dựa vào Incoterm 2000.
8.3 Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày kí kết.
8.4 Hợp đồng là hợp lệ khi được gửi qua fax hoặc email.
Bên mua Bên bán
Chữ ký Chữ ký, họ tên, chức vụ
Đóng dấu
4.1.1 Phần mở đầu
Hợp đồng đã nêu rõ được các nội dung sau:
− Tiêu đề của hợp đồng là hợp đồng bán hàng.
− Số hiệu hợp đồng.
− Ngày tháng ký kết hợp đồng.
− Tên, địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng: thông tin của bên bán và bên mua
tương ứng với tên giấy phép thành lập, địa chỉ, điện thoại, fax và người đại diện.
− Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng: tính hiệu lực của hợp đồng này được quy định ở việc
ký kết trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia.
Tuy nhiên, trong phần này cần bổ sung một số nội dung như sau:
− Thông tin chức vụ của người đại diên bên mua.
− Các định nghĩa dùng trong hợp đồng.
4.1.2 Phần nội dung
a, Tên hàng – Số lượng – Đơn giá – Tổng giá trị
− Tên hàng: 65% polyester 35% bông chải thành sợi TCM 45/1 đan một lớp.
Điều kiện tên hàng như trên thuộc: tên hàng + quy cách chính. Điều này cho thấy
ghi tên hàng như vậy rất rõ ràng, cụ thể, phản ánh được chính xác đặc điểm của hàng hóa.
− Số lượng
Đơn vị đo trọng lượng dùng trong hợp đồng này là kg. Phương pháp quy định số
lượng được dùng là phương pháp quy định phỏng chừng: 42.000 kg ± 5%.
14
NH
Ó
M
1
Tuy nhiên, hợp đồng mới chỉ nêu được số lượng hàng hóa cần bán cho bên mua với
dung sai đã có mà cần bổ sung thêm:
Bên được hưởng quyền lựa chọn dung sai là bên bán hay bên nào đi thuê tàu thì
được chọn.
Quy định về địa điểm xác định số lượng và trọng lượng: ở nơi gửi hàng (trọng
lượng bốc) hay ở nơi hàng đến (trọng lượng dỡ). Và theo giấy chứng nhận xuất xứ, địa
điểm xác định số lượng và trọng lượng là ở nơi gửi hàng (cảng Đà Nẵng).
− Đơn giá – Tổng trị giá
Giá cả trong hợp đồng là giá quốc tế. Đồng tiền tính giá là USD. Điều kiện giá cả ở
trong hợp đồng đã nêu:
Đơn giá: 3,21$/kg.
Tổng trị giá: nêu đầy đủ bằng số 134.820 $
±
5% và bằng chữ là một trăm ba mươi
bốn nghìn tám trăm hai mươi đôla Mỹ nhiều hoặc ít hơn năm phần trăm. Cách ghi như
vậy sẽ làm cho hợp đồng chặt chẽ hơn, tránh tranh chấp về sau.
Tổng trị giá = đơn giá × số lượng = 3,21 × 42.000 = 134.820 $.
Mức giá trong hợp đồng là giá cố định nghĩa là giá được quy định lúc ký kết hợp
đồng và không thay đổi trong quy trình thực hiện hợp đồng.
Điều khoản Incoterms mà hợp đồng sử dụng là điều kiện CIF kèm theo cảng của
bên mua - cảng Kaohsiung, Đài Loan.
b, Chất lượng
Quy cách phẩm chất hàng hóa được xác định dựa vào hàm lượng của chất chủ yếu
trong hàng hóa: 65% polyester và 65% bông chải thành sợi. Trong hợp đồng này, hợp
đồng cần bổ sung các nội dung như sau:
Tiêu chuẩn phẩm chất cho hàng hóa ở thời điểm nào: điều khiện phẩm chất xếp tàu
hay điều kiện phẩm chất nơi dỡ tàu.
15
NH
Ó
M
1
Chế độ kiểm tra và giám định ở đâu? Ai thực hiện?
c, Đóng gói
Hợp đồng đã nêu đầy đủ chất liệu bao bì đóng gói hàng hóa, trọng lượng tịnh của
hàng hóa nhưng chưa nêu ký mã hiệu đối với mặt hàng này.
d, Thanh toán
Trong hợp đồng này đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá là trùng nhau, là
USD. Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán là phương thức tín dụng chứng từ
L/C trả ngay.
Hợp đồng đã nêu rõ ràng, đầy đủ các thông tin về người thụ hưởng là bên bán (công
ty dệt may Huế) và ngân hàng thông báo – ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Huế. Tuy
nhiên, để đảm bảo tính logic của hợp đồng, người soạn thảo hợp đồng nên đưa phần bộ
chứng từ thanh toán vào phần này thay vì đưa vào phần điều khoản giao hàng mà chúng
ta sẽ đề cập ở phần sau.
e, Giao hàng
Phương thức giao hàng: hợp đồng quy định cho phép giao hàng từng lần. Số lượng
hàng hóa được giao chia làm hai lần, một lần vào tháng 9 và một lần giao vào tháng 10
theo phương pháp nhận nguyên giao nguyên FCL.
Hai thời điểm giao hàng vào tháng 9 và vào tháng 10 là thời hạn giao hàng có định
kỳ, cụ thể là giao hàng vào một khoảng thời gian.
Địa điểm giao hàng: hợp đồng quy định rõ ràng cảng bốc hàng và cảng đến theo
điều kiện CIF.
Trong chứng từ thanh toán cần xuất trình thì hợp đồng bảo hiểm cần tách ra thành
một điều khoản của hợp đồng là điều khoản bảo hiểm với điều kiện bảo hiểm cần mua là
điều kiện C (110% giá trị hóa đơn thương mại) và cần bổ sung:
16
NH
Ó
M
1
− Công ty cổ phần dệt may Huế bán hàng hóa theo điều kiện CIF nên quy định rõ bên bán
là công ty cổ phần dệt may Huế là người mua bảo hiểm cho hàng hóa.
− Chỉ đề cập đến hợp đồng bảo hiểm/ giấy chứng nhận bảo hiểm mà chưa nêu cụ thể nơi
khiếu nại, bồi thường bảo hiểm.
f, Bất khả kháng
Điều kiện bất khả kháng là các nhân tố khách quan, không ai bị coi là phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Nội dung quy định:
− Các sự kiện tạo nên bất khả kháng: Các sự việc được xem là bất khả kháng như không
thể lường trước được, không thể vượt qua được, xảy ra từ bên ngoài (do khách quan gây
ra).
− Thủ tục ghi nhận sự kiện bất khả kháng
− Thông báo về bất khả kháng
− Cách giải quyết hậu quả
Và trong hợp đồng này đã nêu ra đã nêu ra các sự kiện tạo nên bất khả kháng, thủ
tục ghi nhận sự kiện bất khả kháng, thông báo về bất khả kháng nhưng chưa nêu cách giải
quyết hậu quả. Ví dụ như người bán vẫn chịu trách nhiệm đẩy nhanh tiến độ giao hàng
hay trong thời hạn bất khả kháng kéo dài bao lâu thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng.
g, Giải quyết khiếu nại (trọng tài)
Nội dung quy định:
− Người đứng ra phân xử: trọng tài quốc tế.
− Luật được áp dụng vào việc phân xử là luật quốc tế.
− Địa điểm tiến hành trọng tài là trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam tại phòng thương
mại và công nghiệp Viêt Nam.
− Phân định chi phí trọng tài: chi phí trọng tài và chi phí khác do bên thua kiện chịu trừ khi
sự việc phán quyết bởi trọng tài theo cách khác.
4.1.3 Phần cuối hơp đồng
17
NH
Ó
M
1
Hợp đồng đã nêu được hình thức của hợp đồng, ngày hiệu lực của hợp đồng, trường
hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng, điều khoản incoterms mà hợp đồng sử dụng, chữ ký, tên,
chức vụ của các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên việc đóng dấu tròn ở bên bán là bên
Việt Nam là có giá trị. Bên mua nên nêu thêm tên, chức vụ, con dấu để hợp đồng hoàn
thiện, chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, hợp đồng cần bổ sung thêm ngôn ngữ hợp đồng sử
dụng, hợp đồng được lập thành bao nhiêu bản tiếng Anh, bao nhiêu bản tiếng Việt, mỗi
bên giữ bao nhiêu bản.
4.2 Phân tích và đánh giá hợp đồng nhập khẩu giữa bên bán là công ty TNHH
bông Plexus (đại lý là công ty TNHH xuất nhập khẩu Liên Kết) và bên mua là công
ty cổ phần dệt may Huế
18
NH
Ó
M
1
19
NH
Ó
M
2
20
NH
Ó
M
2
Tạm dịch:
Hơp đồng số: 406278
Ngày: 20/11/2013
HỢP ĐỒNG BÁN HÀNG
Bên mua:
HUETEXCO (Công ty cổ phần dệt may Huế), phường Thủy Dương, thị xã Hương
Thủy, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Đại lý:
Công ty TNHH xuất nhập khẩu Liên Kết.
132 Hàm Nghi, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Thưa ông,
Chúng tôi xác nhận ngày này có bán cho công ty các ông thông qua công ty TNHH
Liên Kết.
− Số lượng: khoảng 100 tấn ± 3.0%
− Tên hàng: bông thô
− Vùng nguyên liệu: Mozambique SG, năm thu hoạch 2013.
− Chất lượng: phẩm chất ở mức trung bình; staple 1.1/8”; micronaire 3.5 – 4.9 NCL;
strength 28 GPT.
− Giá: 1,8850 đôla/kg
− Điều khoản hợp đồng: CIF Đà Nẵng
− Thời điểm giao hàng: tháng 12/2013
− Cơ sở trọng lượng: trọng lượng tịnh dỡ trên bờ.
− Điều khoản thanh toán: bằng một thư tín dụng không thể hủy ngang được mở muộn nhất
15 ngày trước tháng giao hàng bởi một ngân hàng chấp nhận tới người mua thanh toán
ngay gửi đến công ty TNHH bông Plexus, 20 đường Chapel, Liverpool L39 AG, vương
quốc Anh và thông báo thông qua ngân hàng HSBC PLC, tầng 3, 4 Hardman Square,
Spinningfields, Manchester M3 3EB, vương quốc Anh (mã swift: MIDGLB22) hoặc
ngân hàng tiêu chuẩn đặc quyền, 1 Basinghall Avenue, London EC2V 5DD, vương quốc
21
NH
Ó
M
2
Anh (mã swift: SCBLGB2L). Thư tín dụng phải được lưu thông tự do ở bất kỳ ngân hàng
châu Âu nào và được nói rõ nơi hết hạn như châu Âu. Thư tín dụng cho phép giao hàng
vào ngày cuối cùng của tháng thực hiện hợp đồng (nếu L/C được mở muộn trong tháng
thực hiện hợp đồng, nó phải cho phép ít nhất 30 ngày để giao hàng kể từ ngày mở L/C)
và cho phép ít nhất 21 ngày tại thời điểm đưa ra khi còn hiệu lực của thư tín dụng. Mặc
dù TTR (chuyển bồi hoàon bằng tiền điện) không được cho phép nhưng thanh toán phải
được thực hiện trong vòng 5 ngày của hóa đơn chứng từ gốc tại quầy thanh toán của ngân
hàng mở L/C. Nếu thanh toán không được nhận vào thời điểm này, người bán có quyền
khiếu nại liên quan đến thanh toán muộn với lãi suất 9% mỗi năm tổng giá trị đến hạn từ
ngày đến hạn đến ngày tiền được nhận.
− Luật lệ/ Trọng tài: Hội luật lệ và trọng tài quốc tế.
− Điều khoản đặc biệt: phí THC - người mua phải chịu những phí này.
Xem hoán đổi để hoàn thiện hợp đồng và chữ ký.
1. ĐIỀU KHOẢN THÊM VÀO
Dung sai số lượng: ± 3%
Những mẫu này là một phần nguyên vẹn của hợp đồng: 406278
Hợp đồng này có hiệu lực hợp nhất bởi điều lệ của hiệp hộibông quốc tế vào ngày
mà hợp đồng được ký kết.
(I) Mọi tranh chấp đến chất lượng đã được chỉ rõ bởi những điều lệ.
(II) Mọi tranh chấp khác ngoài tranh chấp chất lượng liên quan đến hoặc phát sinh
ngoài hợp đồng sẽ được dựa vào trọng tài như luật lệ quy định và sẽ được giải quyết bởi
việc áp dụng luật tiếng Anh.
Hợp đồng hợp nhất những điều khoản theo sự thỏa thuận bằng miệng và/hoặc trước
thư từ. Nếu hợp đồng không được trả lại đúng lúc cùng với chữ ký của người mua trong
vòng 15 ngày ký hợp đồng bằng fax hoặc mail, trừ khi việc sửa đổi bổ sung được thảo
22
NH
Ó
M
2
luận và đã đồng ý, hợp đồng sẽ được xem xét việc chấp nhận đầy đủ tất cả các điều
khoản bởi hai bên.
Một bên không thể nhượng quyền theo hợp đồng này mà không có thỏa thuận bằng
văn bản với bên khác. Chúng tôi cũng không chấp nhận người yêu cầu mở L/C khác
người mua, sẽ không từ bỏ những quyền lợi của chúng tôi trong mối quan hệ với người
mua.
Người bán không chịu trách nhiệm cho bất cứ những hậu quả từ việc thiếu cước phí,
sự tắc nghẽn cảng hoặc bất cứ sự việc nằm ngoài kiểm soát ngăn giao hàng của người bán
trong thời điểm thực hiện hợp đồng. Trong những tình huống/sự việc này, người mua sẽ
chấp nhận bị hoãn giao hàng trong sự hài lòng quyền lợi theo hợp đồng này.
Người bán sẽ không có trách nhiệm nếu họ không thể thỏa mãn các điều khoản của
hợp đồng do bất cứ nguyên nhân tự nhiên nào mà nằm ngoài tầm kiểm soát của họ bao
gồm chiến tranh hạn chế, cách mạng, khủng bố, phá hoại cố ý, hỏa hoạn, cách ly, quấy
rối công dân, đình công, bãi công, tàu thuyền đi chệch hướng và/hoặc chủ tàu từ chối
chuyên chở hàng hóa đến nơi đến theo hợp đồng, quản lý chính thức hoặc chính quyền
hoặc nửa chính quyền.
Người bán bảo lưu quyền lợi để đánh thuế phí chuyên chở với tỷ suất 1.5%/tháng
mà ở đó người mua đưa ra lý do hoãn giao hàng do không có khả năng xuất trình L/C
hoặc cung cấp những chỉ dẫn vận chuyển đến hạn.
Dung sai trọng lượng được nói rõ ở hợp đồng là phù hợp với toàn bộ số lượng được
bán.
Cơ sở cho việc bán “trả tiền mặt khi hàng đến”: nếu người mua phải trả tiền mặt cho
người bán khi hàng đến tại nơi đến, việc thanh toán phải được thực hiện ngay lập tức
hoặc trong vòng 49 ngày (7 tuần) của ngày ghi trên B/L hoặc chứng từ chuyên chở,hoặc
bất cứ khi nào sớm hơnBất cứ sự chậm trễ của người mua trong việc họp các điều khoản
sẽ chịu các phí chuyên chở với 1.5%/tháng.
23
NH
Ó
M
2
Bán/mua với Brazil:luật lệ ICA thay thế tất cả các luật lệ ở hợp đồng này mà ở đó
quyền thực thi pháp lý có thể được nói đến.
2. QUY ĐỊNH RÀNG BUỘC
Rủi ro về bông sẽ chuyển từ người bán sang người mua với việc giao hàng bông đến
người mua. Chứng thư về bông là vấn đề của hợp đồng sẽ giữ nguyên cho người bán cho
đến khi người mua trả đủ tiền theo giá trị đầy đủ của hóa đơn về bông riêng và giá trị hóa
đơn của tất cả vải sợi khác mà người bán đã bán hoặc đồng ý bán cho người mua ở bất cứ
hợp đồng khác Việc thanh toán đủ giá trị hóa đơn về bông sẽ dành cho mục đích của điều
khoản này được bao gồm tiền lãi hoặc bất cứ tổng tiền khác có thể thanh toán cho người
bán theo những điều khoản của hợp đồng và tất cả hợp đồng khác giữa người bán và
người mua để bán bông. Người bán có quyền sắp xếp ý kiến về bông cho đến khi được
nhận đủ tiền thanh toán hoặc trong trường hợp điều khoản thanh toán liên quan kỳ hạn
hối phiếu được chấp nhận bởi ngân hàng xác nhận, phù hợp với các điều khoản của hợp
đồng.
Cho đến khi thanh toán/chấp nhận trả đủ được thực hiện bởi người mua, người mua
sẽ không có quyền hành để chuyển đổi hoặc bán bông nói trên hoặc bán bất cứ sản phẩm
từ đó vi phạm các điều khoản của hợp đồng.
Nếu thanh toán quá hạn bông nói trên toàn bộ hoặc một phần hoặc bất cứ hành vi
hoặc xử lý tranh chấp, khiếu nại có sự can thiệp của tòa ánmà khả năng thanh toán của
người mua bắt đầu được nói đến, người bán có thể ngay lập tức thu hồi hoặc bán lại bông
nói trên hoặc bất cứ bông nào (không phương hại đến bất cứ các quyền lợi khác hoặc
không bắt buộc đi đến trọng tài hoặc làm bất cứ điều gì trước khi tòa án có quyền xét xử
phù hợp với luật) và có thể ủy quyền cho đại lý thu hộ và/hoặc người đại diện pháp định
khác để bắt đầu tiếp nhận những giả thuyết của người mua hoặc những nơi khác mà ở đó
bông nói trên thu hồi và người mua cấp cho người bán bằng cách này, các đại lý hoặc
người đại diện quyền lợi như là lối ra vào bao gồm lối ra vào dành cho xe cộ.
24
NH
Ó
M
2
Biểu hiện của bông bao gồm cả bông vật lý và chứng từ sở hữu. Ngoài ra hợp đồng
này dựa vào Incoterms 2010.
Bên bán Bên mua
Chữ ký Tên, chữ ký, chức vụ
Đóng dấu Đóng dấu
4.2.1 Phần mở đầu
Hợp đồng đã nêu được các nội dung sau:
− Tiêu đề của hợp đồng là hợp đồng bán hàng
− Số hiệu hợp đồng: 406278
− Ngày tháng ký kết hợp đồng: 20/11/2013
− Tên và địa chỉ của các bên tham gia hợp đồng: bên mua và đại lý.
− Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng: tính hiệu lực của hợp đồng này được quy định
ở việc ký kết trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia.
Tuy nhiên, hợp đồng cần bổ sung các nội dung:
− Địa điểm ký kết hợp đồng, điện thoại, fax của các bên tham gia
− Tên người đại diện, chức vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
− Các định nghĩa dùng trong hợp đồng.
4.2.2 Phần nội dung
a, Số lượng
Đơn vị tính số lượng là tấn. Phương pháp quy định số lượng là phương pháp quy
định phỏng chừng với cách ghi chữ “khoảng” trước số lượng và sử dụng dung sai 3% và
đã nêu được địa điểm xác định số lượng và trọng lượng ở nơi hàng đến – trọng lượng dỡ.
Tuy nhiên, cách quy định như thế này là chưa đầy đủ mà cần bổ sung thêm việc lựa chọn
dung sai như vậy do ai lựa chọn (do người bán chọn trong điều kiện nhập CIF hoặc do
bên nào thuê tàu thì được chọn dung sai).
b, Tên hàng
25