LỜI MỞ ĐẦU
Trong tài chính doanh nghiệp có 3 quyết định cơ bản: quyết định đầu tư, quyết định
tài trợ, và quyết định chi trả cổ tức. Cả ba quyết định trên đều phải nhất quán với mục tiêu
nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Ta cần phải thấy rằng, các quyết định này liên quan với nhau theo một cách nào đó.
Thí dụ, các đầu tư của một doanh nghiệp ấn định mức lợi nhuận tương lai và tiềm
năngcổ tức tương lai; cấu trúc vốn ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, và đến lượt mình,chi
phí sử dụng vốn ấn định một phần đến số cơ hội đầu tư có thể chấp nhận được; và chính
sách cổ tức ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn của một doanh
nghiệp (qua lợi nhuận giữ lại), và mở rộng ra, ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn. Khi lập
các quyết định tương quan lẫn nhau này, mục tiêu là tối đa hóa tài sản của cổ đông.
Nhưng nếu chỉ xem xét 1 cách cô lập thì chính sách cổ tức có tác động thế nào đến
giá trị doanh nghiệp? Một doanh nghiệp lựa chọn một chính sách cổ tức dựa vào đâu? Có
chính sách nào tối ưu cho tất cả các doanh nghiệp? Trên thực tế các doanh nghiệp niêm yết ở
Việt Nam lựa chọn chính sách cổ tức nào? Những chính sách cổ tức đó có nhất quán với
mục tiêu tối đa hóa tài sản của cổ đông? Trong giai đoạn khó khăn các công ty có thường cắt
giảm cổ tức không? Ở Việt Nam hiện nay, các công ty niêm yết nói riêng và các công ty cổ
phần nói chungvẫn chưa hình dung rõ nét chính sách cổ tức là như thế nào và chưa nhận
thức đúng mức tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của chính sách cổ tức tác động lên giá trị
doanh nghiệp. Việc chi trả cổ tức của các công ty còn mang nặng tính tự phát, chưa có tính
chiến lược dài hạn. Chính trong tình hình đó, chúng ta rất cần thiết phải có những công trình
nghiên cứu làm rõ về chính sách cổ tức, cách thức xây dựng chính sách cổtức tối ưu, cũng
như việc đánh giá tầm quan trọng của nú đối với mỗi công ty.
Mặt khác, đứng dưới góc độ quản lý thì các vấn đề phát sinh trong việc chi trả cổ tức
của các công ty cũng đòi hỏi các cơ quan chức năng phải hiểu rõ bản chất của những vấn đề
đó để quản lý tốt và ban hành những văn bản pháp lý phù hợp.
A- CƠ SỞ LÝ LUẬN.
I. Chính sách cổ tức.
1. Khái niệm.
Cổ tức được hiểu là phần lợi nhuận sau thuế của công ty dành để chi trả cho các cổ
đông (chủ sở hữu công ty).
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
1
Chính sách cổ tức là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và
chi trả cổ tức cho cổ đông.
2. Các hình thức chi trả cổ tức.
Thông thường, có 3 phương thức chi trả cổ tức cơ bản là: cổ tức bằng tiền mặt, cổ tức bằng
cổ phiếu, và cổ tức bằng tài sản. Trong đó, 2 phương thức đầu là phổ biến nhất.
a. Cổ tức trả bằng tiền mặt.
Hầu hết cổ tức được trả dưới dạng tiền mặt. Cổ tức tiền mặt được trả tính trên cơ sở
mỗi cổ phiếu, được tính bằng phần trăm mệnh giá. Trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm tiền
mặt dẫn đến giảm tài sản và giảm vốn lợi nhuận, nghĩa là làm giảm vốn cổ phần cổ đông.
b. Cổ tức trả bằng cổ phiếu.
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là doanh nghiệp đưa ra thêm những cổ phiếu của doanh
nghiệp theo tỷ lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Doanh nghiệp không nhận được
khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông. Hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu được áp dụng
khi doanh nghiệp dự định giữ lợi nhuận cho các mục đích đầu tư và muốn làm an lòng cổ
đông.Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng giống như việc tách cổ phiếu. Cả hai trường hợp
đều làm số lượng cổ phần tăng lên và giá trị cổ phần giảm xuống. Trả cổ tức bằng cổ phiếu
làm tài khoản chủ sở hữu tăng lên và phần lợi nhuận giảm xuống. Trong khi đó tách cổ
phiếu làm giảm mệnh giá mỗi cổ phần.
c. Cổ tức trả bằng tài sản.
Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng bán, bất động sản hay
cổ phiếu của công ty khác do doanh nghiệp sở hữu. Hình thức này rất hiếm xảy ra trong thực
tiễn.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định chi trả cổ tức.
a.
Các yếu tố khách quan.
Các yếu tố khách quan.
Các quy định pháp lý về việc trả cổ tức là các cơ sở ban đầu cho quyết định chính
Các quy định pháp lý về việc trả cổ tức là các cơ sở ban đầu cho quyết định chính
sách và hoạt động chi trả cổ tức của mỗi doanh nghiệp. Một số nguyên tắc quan trọng về
sách và hoạt động chi trả cổ tức của mỗi doanh nghiệp. Một số nguyên tắc quan trọng về
việc trả cổ tức của công ty: nguyên tắc lợi nhuận ròng, nguyên tắc tài chính lành mạnh,
việc trả cổ tức của công ty: nguyên tắc lợi nhuận ròng, nguyên tắc tài chính lành mạnh,
nguyên tắc lập quỹ dự trữ.
nguyên tắc lập quỹ dự trữ.
Xu thế vận động của nền kinh tế: nếu nền kinh tế suy thoái, lãi suất thị trường sụt
Xu thế vận động của nền kinh tế: nếu nền kinh tế suy thoái, lãi suất thị trường sụt
giảm, có ít cơ hội đầu tư. Nếu có nhu cầu về vốn, công ty dễ dàng vay vốn với lãi suất thấp
giảm, có ít cơ hội đầu tư. Nếu có nhu cầu về vốn, công ty dễ dàng vay vốn với lãi suất thấp
và có thể dành phần lớn lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức. Trong nền kinh tế tăng trưởng
và có thể dành phần lớn lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức. Trong nền kinh tế tăng trưởng
nhanh, có nhiều cơ hội đầu tư, nguồn vốn khan hiếm, lãi suất thị trường tăng cao, công ty
nhanh, có nhiều cơ hội đầu tư, nguồn vốn khan hiếm, lãi suất thị trường tăng cao, công ty
phải tăng lượng giữ lại để đáp ứng nhu cầu đầu tư và sẽ làm giảm phần chi trả cổ tức.
phải tăng lượng giữ lại để đáp ứng nhu cầu đầu tư và sẽ làm giảm phần chi trả cổ tức.
Chi phí phát hành chứng khoán: việc phát hành chứng khoán thường được thực hiện
Chi phí phát hành chứng khoán: việc phát hành chứng khoán thường được thực hiện
bởi các tổ chức bảo lãnh phát hành chuyên nghiệp, tất yếu sẽ nảy sinh chi phí phát hành.
bởi các tổ chức bảo lãnh phát hành chuyên nghiệp, tất yếu sẽ nảy sinh chi phí phát hành.
Nếu chi phí phát hành cao, công ty sẽ quyết định tăng phần giữ lại để tái đầu tư và ngược
Nếu chi phí phát hành cao, công ty sẽ quyết định tăng phần giữ lại để tái đầu tư và ngược
lại.
lại.
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
2
Tâm lý của nhà đầu tư: những người đã về hưu có xu hướng muốn nhận thu nhập ổn
Tâm lý của nhà đầu tư: những người đã về hưu có xu hướng muốn nhận thu nhập ổn
định nên luôn muốn công ty trả cổ tức cao, đều đặn. Ngược lại, những nhà đầu tư trẻ thường
định nên luôn muốn công ty trả cổ tức cao, đều đặn. Ngược lại, những nhà đầu tư trẻ thường
ưa mạo hiểm, có thể hy sinh khoản thu nhập từ cổ tức để công ty có thể giữ lại lợi nhuận sau
ưa mạo hiểm, có thể hy sinh khoản thu nhập từ cổ tức để công ty có thể giữ lại lợi nhuận sau
thuế để đầu tư.
thuế để đầu tư.
Vị trí của các cổ đông trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân: khi
Vị trí của các cổ đông trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân: khi
công ty do một số đại cổ đông nắm giữ, họ thường muốn chia cổ tức với tỷ lệ thấp để tránh
công ty do một số đại cổ đông nắm giữ, họ thường muốn chia cổ tức với tỷ lệ thấp để tránh
phải nộp thuế thu nhập cá nhân với mức cao và ngược lại.
phải nộp thuế thu nhập cá nhân với mức cao và ngược lại.
b.
Các yếu tố chủ quan.
Các yếu tố chủ quan.
Cơ hội đầu tư: công ty có những cơ hội đầu tư hứa hẹn khả năng sinh lợi cao thường
Cơ hội đầu tư: công ty có những cơ hội đầu tư hứa hẹn khả năng sinh lợi cao thường
có xu hướng giữ phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, do vậy chỉ dành một phần nhỏ để
có xu hướng giữ phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, do vậy chỉ dành một phần nhỏ để
chia cổ tức.
chia cổ tức.
Nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn: nếu nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến
Nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn: nếu nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến
hạn cảu DN lớn sẽ buộc DN phải ưu tiên thanh toán nợ trước, điều này ảnh hưởng trực tiếp
hạn cảu DN lớn sẽ buộc DN phải ưu tiên thanh toán nợ trước, điều này ảnh hưởng trực tiếp
tới việc chi trả cổ tức.
tới việc chi trả cổ tức.
Mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt được của công ty: nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt được của công ty: nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn
của công ty cao hơn các công ty khác thì cổ đông có xu hướng muốn để lại phần lớn lợi
của công ty cao hơn các công ty khác thì cổ đông có xu hướng muốn để lại phần lớn lợi
nhuận sau thuế để tái đầu tư để tăng thu nhập trong tương lai, và ngược lại.
nhuận sau thuế để tái đầu tư để tăng thu nhập trong tương lai, và ngược lại.
Sự ổn định về lợi nhuận của công ty: một công ty có lợi nhuận tương đối ổn định có
Sự ổn định về lợi nhuận của công ty: một công ty có lợi nhuận tương đối ổn định có
thể dành phần lớn lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức và ngược lại.
thể dành phần lớn lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức và ngược lại.
Khả năng thâm nhập vào thị trường vốn: những công ty lớn, thời gian hoạt động lâu
Khả năng thâm nhập vào thị trường vốn: những công ty lớn, thời gian hoạt động lâu
dài, ổn định về mặt lợi nhuận, uy tín cao trong kinh doanh, mức độ rủi ro thấp sẽ dễ dàng
dài, ổn định về mặt lợi nhuận, uy tín cao trong kinh doanh, mức độ rủi ro thấp sẽ dễ dàng
huy động vốn hơn. Do đó, công ty này có thể dành nhiều lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức
huy động vốn hơn. Do đó, công ty này có thể dành nhiều lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức
cho cổ đông hơn.
cho cổ đông hơn.
Quyền kiểm soát công ty: DN có thể tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu, điều này
Quyền kiểm soát công ty: DN có thể tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu, điều này
sẽ làm pha loãng quyền kiểm soát công ty của các cổ đông hiện hành. Nếu các cổ đông hiện
sẽ làm pha loãng quyền kiểm soát công ty của các cổ đông hiện hành. Nếu các cổ đông hiện
hành muốn duy trì quyền quản lý, kiểm soát công ty thì DN thường giữ lại phần nhiều lợi
hành muốn duy trì quyền quản lý, kiểm soát công ty thì DN thường giữ lại phần nhiều lợi
nhuận sau thuế để tái đầu tư và ngược lại.
nhuận sau thuế để tái đầu tư và ngược lại.
Tình hình luồng tiền của công ty: một DN kinh doanh có lãi không đồng nghĩa với
Tình hình luồng tiền của công ty: một DN kinh doanh có lãi không đồng nghĩa với
việc DN đó có đủ nguồn tiền để trả cổ tức cho cổ đông. Do đó, trước khi quyết định trả cổ
việc DN đó có đủ nguồn tiền để trả cổ tức cho cổ đông. Do đó, trước khi quyết định trả cổ
tức bằng tiền DN cần xem xét khả năng cân đối luồng tiền của mình.
tức bằng tiền DN cần xem xét khả năng cân đối luồng tiền của mình.
Chu kỳ sống của doanh nghiệp: chu kỳ sống của một DN nói chung trải qua 4 giai
Chu kỳ sống của doanh nghiệp: chu kỳ sống của một DN nói chung trải qua 4 giai
đoạn: ra đời, phát triển, hoàn thiện và suy thoái. Trong mỗi giai đoạn, công ty phải thiết lập
đoạn: ra đời, phát triển, hoàn thiện và suy thoái. Trong mỗi giai đoạn, công ty phải thiết lập
chính sách tài chính cụ thể (đã bao gồm chính sách cổ tức). Ví dụ: trong giai đoạn công ty
chính sách tài chính cụ thể (đã bao gồm chính sách cổ tức). Ví dụ: trong giai đoạn công ty
mới thành lập, sản phẩm chưa chiếm lĩnh được thị trường, uy tín chưa cao, khả năng huy
mới thành lập, sản phẩm chưa chiếm lĩnh được thị trường, uy tín chưa cao, khả năng huy
động vốn khó khăn công ty cần giữ lại phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư.
động vốn khó khăn công ty cần giữ lại phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư.
4. Các chính sách cổ tức thông dụng.
a. Chính sách ổn định cổ tức.
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
3
- Được xây dựng trên cơ sở lý thuyết ổn định cổ tức: Theo đó, công ty duy trì trả cổ
tức đều đặn qua các năm với biến động nhỏ
- Công ty chỉ thực hiện chi trả cổ tức ở mức cao hơn khi công ty có thể đạt được sự
gia tăng lợi nhuận một cách vững chắc, đủ khả năng cho phép tăng cổ tức; đồng thời,khi đã
tăng cổ tức thì sẽ cố gắng duy trì cổ tức ở mức đã định cho tới khi công ty thấy rõ không thể
hi vọng ngăn chặn được sự giảm sút lợi nhuận kéo dài trong tương lai.
- Lợi ích của việc theo đuổi chính sách ổn định cổ tức: ổn định tâm lý của cổ đông,
giữ chân được lượng cổ đông ổn định, thị giá cổ phiếu tăng, rủi ro đầu tư thấp
- Bất lợi: Cty bỏ lỡ cơ hội đầu tư, gia tăng chi phí vay vốn hoặc phát hành thêm cổ
phiếu mới, gia tăng rủi ro tài chính do vay vốn, nguy cơ mất quyền kiểm soát do phát hành
cổ phiếu mới.
b. Chính sách thặng dư cổ tức
b. Chính sách thặng dư cổ tức
.
.
- Được xây dựng trên cơ sở lý thuyết ổn định lợi tức cổ phần.Theo đó, công ty duy trì
trả cổ tức liên tục qua các năm với mức trả các năm tương đối ổn định,có thể có sự biến
động,song không đáng kể so với sự biến động lợi nhuận hang năm của công ty.
- Công ty chỉ thực hiện chi trả cổ tức ở mức cao hơn khi công ty có thể đạt được sự
gia tăng lợi nhuận một cách vững chắc, đủ khả năng cho phép tăng cổ tức; đồng thời,khi đã
tăng cổ tức thì sẽ cố gắng duy trì cổ tức ở mức đã định cho tới khi công ty thấy rõ không thể
hi vọng ngăn chặn được sự giảm sút lợi nhuận kéo dài trong tương lai.
-Lợi ích của theo đuổi chính
-Lợi ích của theo đuổi chính
sách thặng dư cổ tức: Cổ tức tăng nhanh, thị giá tăng
sách thặng dư cổ tức: Cổ tức tăng nhanh, thị giá tăng
nhanh, uy tín công ty tăng, hài lòng cổ đông
nhanh, uy tín công ty tăng, hài lòng cổ đông
-Bất lợi: rủi ro đầu tư cao, LN giữ lại để tái đầu tư có xu hướng thấp
5. Vai trò của chính sách cổ tức.
- Công cụ đảm bảo lợi ích cho cổ đông Đại bộ phận cổ đông đầu tư vào công ty đều
- Công cụ đảm bảo lợi ích cho cổ đông Đại bộ phận cổ đông đầu tư vào công ty đều
mong đợi được trả cổ tức do vậy, chính sách phân chia cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến thu
mong đợi được trả cổ tức do vậy, chính sách phân chia cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến thu
nhập của các cổ đông. Mặt khác,việc công ty duy trì trả cổ tức ổn định hay không ổn
nhập của các cổ đông. Mặt khác,việc công ty duy trì trả cổ tức ổn định hay không ổn
định,dều đặn hay dao động thất thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động giá trị cổ
định,dều đặn hay dao động thất thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động giá trị cổ
phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán.
phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán.
- Công cụ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của công ty: Chính sách cổ tức
lien quan tới việc xác định lượng tiền mặt dung trả cổ tức cho các cổ đông. Vì vậy,nó có mối
liên hệ chặt chẽ với chính sách tài trợ và chính sách đầu tư của công ty. Việc phân chia lợi
tức cổ phần quyết định số lợi nhuận lưu giữ nhiều hay ít, điều này ảnh hưởng tới nguồn vốn
bên trong tài trợ cho các nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai.
Mặt khác,việc trả cổ tức sẽ làm giảm lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư,vì vậy sẽ ảnh hưởng đến
nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài của công ty.
6. Tác động của hình thức chi trả cổ tức tới giá cổ phiếu và tình hình tài chính của
CTCP.
a. Trả cổ tức bằng tiền.
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
4
Hầu hết cổ tức của công ty được trả bằng tiền mặt, bởi điều này sẽ thuận lợi cho cổ
đông trong việc sử dụng vào các mục đích có tính chất tiêu dung cá nhân. Mức cổ tức tiền
mặt được trả có thể được tính trên cơ sở mỗi cổ phần, hoặc theo tỷ lệ % so với mệnh giá cổ
phiếu.
Từ công thức xác định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức:
t
n
n
t
t
t
r
P
r
D
P
)1()1(
1
0
+
+
+
=
∑
=
Trong đó: Po là giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại
Dt là cổ tức dự kiến nhận được ở cuối năm thứ t
r: tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư
Pn: giá bán cổ phiếu ở cuối năm thứ n
Từ công thức trên có thể thấy, với mức tỷ suất lợi nhuận xác định mức cổ tức dự tính
trong tương lai có quan hệ trực tiếp tới giá cổ phiếu. Tuy nhiên, trả cổ tức cao không có phải
luôn đi cùng với giá cổ phiếu tăng cao trên thị trường, nó còn phụ thuộc vào cách tiếp cận
của nhà đầu tư khi ra quyết địn mua cổ phiếu. Có nhà đàu tư mong muốn nhận được các
khoản cổ tức đều đặn hàng năm, có nhà đầu tư lại hy vọng nhận được thu nhập lãi vốn
(chênh lệch giá bán ra và giá mua vào cổ phiếu). Viêc chi trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm
ảnh hưởng tới phần lợi nhuận giữ lại để đầu tư. Nếu phần lợi nhuận giữ lại được đầu tư có
hiệu quả sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng lâu dài của công ty, từ đó sẽ tạo niềm tin tăng giá cổ
phiếu trong tương lai. Khi mức độ trả cổ tức bằng tiền tăng qua các năm sẽ có tác dụng tích
cực tới tâm lý nhà đầu tư, nâng cao uy tín của doanh nghiệp và giá cổ phiếu có thể tăng.
Tác động tới tình hình tài chính doanh nghiệp, việc chi trả cổ tức bằng tiền sẽ làm
giảm lượng tiền mặt của công ty, giảm khả năng thanh toán, khả năng tự cung ứng vốn của
doanh nghiệp trong năm tài chính tiếp theo. Nếu nhu cầu sử dụng vốn vượt quá khả năng tự
cung ứng, doanh nghiệp buộc phải đi vay để đầu tư và doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với
gánh nặng nợ vay.
b. Trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Việc trả cổ tức bằng tiền mặt có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán và
nhu cầu đầu tư của công ty. Vì vậy trong một số trường hợp thay vì trả cổ tức bằng tiền,
công ty có thể tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu mới để trả cổ tức cho cổ đông sẽ làm giảm
NAV tăng lưu lượng cổ phiếu, khả năng cung ứng cổ phiếu trên thị trường tăng qua đó thị
giá cổ phiếu giảm.
Mặt khác trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp vì vốn
điều lệ = mệnh giá cổ phiếu * khối lượng cổ phiếu đang lưu hành. Tuy nhiên trên thực tế
công ty không thu được một đồng nào và có thể dẫn tới nguy cơ pha loãng quyền điều hành
do tỷ lệ sở hữu thay đổi sau khi phát hành cổ phiếu nội bộ.
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
5
c. Trả cổ tức bằng tài sản khác.
Mặc dù không có tính chất phổ biến , song các công ty cổ phần cũng có thể trả cổ tức
bằng các tài sản khác: chứng khoán của công ty khác, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,
thành phẩm, hàng hóa, bất động sản, việc trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm các khoản
đầu tư, giảm lượng hàng hóa, thành phẩm từ đó làm giảm tài sản, vốn chủ sở hữu của công
ty và đặc biệt nó làm giảm nghiêm trọng uy tín của công ty kéo giá cổ phiếu sụt giảm mạnh.
Vì vậy việc trả cổ tức bằng tài sản khác chỉ được thực hiện trong trường hợp công ty không
thể sử dụng các phương án trả cổ tức khác.
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
6
B-THỰC TIỄN TẠI REE.
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
7
1. Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE Corp).
THÔNG TIN CHUNG
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH
- Tên viết tắt: REE – Corporation
- Tên tiếng anh: REFRIGERATION ELECTRICAL ENGINEERING CORPORATION
- Trụ sở chính: 364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Ngành nghề: Hàng và dịch vụ công nghiệp
- Vốn điều lệ: 2.636.863.850.000 đồng
- Điện thoại: (084) 08.8100350
- Fax: (084) 08.8100337
- Email:
- Webside:
THÔNG TIN NIÊM YẾT CỔ PHIẾU
- Nơi niêm yết: Sở GDCK TPHCM
- Ngày niêm yết đầu tiên: 18/07/2000
- Mệnh giá: 10.000 đồng
- Giá chào sàn: 16.000 đồng/cp
- Khối lượng cổ phiếu niêm yết: 263.686.385 cổ phiếu
- Giá trị niêm yết theo mệnh giá: 2.636.863.850.000 đồng
- Vốn hóa thị trường: 6.697.634.179.000 đồng
NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
- Sản xuất, lắp ráp, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa và các dịch vụ về ngành điện, điện tử, cơ khí
và điện lạnh. Kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu các loại hàng tư liệu sản xuất, tư liệu
tiêu dùng, các thiết bị lẻ, thiết bị hoàn chỉnh của ngành cơ điện lạnh.
- Mua bán và dịch vụ bảo trì máy móc cơ giới công nông nghiệp, thiết bị thông tin, viễn
thông. Thi công các công trình xây dựng điện đến 35KV.
- Đại lý ký gởi hàng hóa.
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp. Cho thuê văn phòng, kho bãi, nhà xưởng, nhà ở.
- Đầu tư, ứng dụng và kinh doanh cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, máy móc thiết bị và
dịch vụ công nghệ thông tin. Mua bán trang thiết bị, máy móc, vật tư, phần mềm ngành tin
học. Sản xuất phần mềm tin học. Dịch vụ phần mềm tin học. Sản xuất, lắp ráp phần cứng tin
học.
- Môi giới và kinh doanh bất động sản. Kinh doanh nhà cao tầng, chung cư, căn hộ, nhà
xưởng, kho.
- Nuôi trồng hoa các loại, cây kiểng, cá cảnh.
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
8
- Dịch vụ nghiên cứu thị trường. Tư vấn về chuyển giao công nghệ
- Xây dựng công trình công ích.
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước. Sản xuất điện. Khai thác, xử lý và cung cấp nước.
- Tư vấn, đấu giá bất động sản.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
- Năm 1997, Công ty được thành lập dựa trên cơ sở là một đơn vị nhà nước mà sau này
được đổi tên thành Công ty Cơ Điện Lạnh.
- Năm 1993, REE là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện cổ phần hóa, mở đường cho
việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Năm 1996, Công ty cho ra đời các sản phẩm cơ điện lạnh mang thương hiệu Reetech.
- Năm 1997, REE là công ty đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư nước
ngoài.
- Năm 2000, REE trở thành công ty đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
- Năm 2002-2003, Công ty cấu trúc hoạt động sản xuất và dịch vụ cơ điện công trình thành
hai công ty trực thuộc là công ty REE M&E và công ty Điện máy REE nhằm phát triển
mạnh hơn nữa.
- Năm 2008, khu văn phòng cho thuê etown đạt tổng diện tích cho thuê là 80.000m2 là bước
đi của REE vào lĩnh vực phát triển bất động sản.
- Năm 2010, REE mở rộng đầu tư vào các ngành cơ sở hạ tầng điện, nước với mong muốn
đáp ứng các nhu cầu xã hội thiết yếu này.
- Năm 2011, REE tiếp tục mở rộng danh mục văn phòng cho thuê mới, đầu tư nâng tỷ lệ sở
hữu trong ngành cơ sở hạ tầng điện, nước.
- Năm 2012, Công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi với giá trị 557 tỷ đồng cho đối tác
nước ngoài là Platinum Victory Pte., Ltd., là công ty con 100% sở hữu bởi Jardine Cycle &
Carriage Limited - một công ty niêm yết hàng đầu ở Singapore và là công ty thành viên
thuộc tập đoàn Jardine Matheson nhằm huy động vốn cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và
xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa REE và Jardines để cùng nhau thực hiện chiến lược phát
triển kinh doanh của Công ty.
- Năm 2012 - 2015, hướng tới duy trì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
tối thiểu 15% hàng năm trong giai đoạn này.
VỊ THẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH
Được thành lập từ năm 1977, REE (Refrigeration Electrical Engineering Corporation) hiện
nay là một công ty tổ chức theo mô hình công ty “holding” hoạt động trong các lĩnh vực
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
9
chính như dịch vụ cơ điện công trình (M&E); sản xuất, lắp ráp và kinh doanh hệ thống điều
hòa không khí; phát triển, quản lý bất động sản; và đầu tư chiến lược ngành cơ sở hạ tầng.
Nhóm các công ty của REE được chia làm bốn mảng hoạt động chính với các thương hiệu
nổi bật:
- Công ty REE M&E là nhà thầu cơ điện công trình hàng đầu tại Việt Nam.
- Công ty Điện máy REE chuyên kinh doanh hệ thống điều hòa không khí thương hiệu
Reetech.
- Công ty REE Real Estate là nhà quản lý các cao ốc văn phòng cho thuê phát triển bởi REE.
- Công ty REE Land hoạt động trong lĩnh vực phát triển các dự án bất động sản.
- Bên cạnh đó là nhóm công ty thực hiện đầu tư chiến lược trong các ngành cơ sở hạ tầng,
nhà máy điện, nhà máy nước…
TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2008-2013
- Giai đoạn 2008 – 2013 doanh thu của REE tăng từ 1.174 tỷ đồng năm 2008 lên 2.415 tỷ
năm 2013, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 17,5%/năm. Doanh thu tăng trưởng khá trong
các năm 2008, 2010 và 2012, trong khi các năm 2009, 2011 và 2013 doanh thu lại tăng
trưởng thấp. Năm 2013 doanh thu của REE chỉ tăng 0,7% so với năm 2012.
- Giai đoạn 2008 – 2013 lợi nhuận sau thuế của REE từ mức lỗ 154 tỷ đồng năm 2008 tăng
lên mức lãi 976 tỷ đồng năm 2013, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 25,5%/năm. Trong 3
năm 2011 – 2013 lợi nhuận sau thuế liên tục tăng trưởng tốt, thực tế này cho thấy những kết
quả khả quan của REE trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm và gặp nhiều khó khăn.
- Giai đoạn 2011 – 2013, biên lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của REE có
xu hướng giảm nhẹ từ mức 32,4% xuống 27,1%, tuy nhiên biên lợi nhuận sau thuế lại có xu
hướng tăng từ mức 28,3% lên mức 40,4% năm 2013, nguyên nhân là lợi nhuận 2013 tăng
mạnh nhờ đóng góp lợi nhuận từ công ty liên kết.
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2013 và khả năng thực hiện kế hoạch năm
2014:
Các chỉ tiêu Đơn vị TH 2013 % HT KH 2014 SS 2014-2013
Doanh thu hợp nhất tỷ đồng 2,413 100.5% 2,654 10.0%
Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 976 150.2% 872 -10.7%
- Năm 2013 REE đã hoàn thành 100,5% kế hoạch doanh thu hợp nhất 2013.
- Hoàn thành 150,2% kế hoạch lợi nhuận sau thuế 2013. Tiếp tục chi trả cổ tức 16%.
Khách quan nhìn nhận thì việc hoàn thành vượt xa kế hoạch lợi nhuận của REE trong năm
2013 có đóng góp lớn từ khoản lợi nhuận đột biến từ công ty liên kết (CTCP Nhiệt điện Phả
Lại), trong khi lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính suy giảm 12,6% so với
năm 2012. Mặc dù vậy, thì những kết quả đạt được của REE trong năm 2013 vẫn được đánh
giá tích cực trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, mặt bằng chung nhiều doanh
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
10
nghiệp niêm yết kinh doanh thua lỗ… Năm 2014, ban lãnh đạo REE đặt kế hoạch doanh thu
hợp nhất đạt 2.654 tỷ đồng (tăng 10% so với thực hiện của năm 2013) và lợi nhuận sau thuế
ở mức 872 tỷ đồng (giảm 10,7% so với thực hiện của năm 2013). Đánh giá về kế hoạch kinh
doanh năm 2014 của REE chúng tôi nhận thấy phần kế hoạch tăng doanh thu REE đặt kỳ
vọng vào mảng hoạt động sản xuất – thương mại điện lạnh mang thương hiệu Reetech khi
đặt kế hoạch tăng trưởng 42,5% doanh thu từ mảng này, kế đến là mảng dịch vụ cung cấp
thiết bị và lắp đặt hệ thống điện công nghiệp – dân dụng khi dự kiến tăng 3% doanh thu từ
mảng này, còn mảng hoạt động cho thuê bất động sản dự kiến có thể giảm nhẹ 5,4% doanh
thu so với năm 2013. Bên cạnh đó, phần dự kiến lợi nhuận 2014 giảm 10,7% so với năm
2013, đã tính tới việc lợi nhuận từ các công ty liên kết có thể sẽ giảm so với năm 2013 (chủ
yếu là lợi nhuận từ CTCP Nhiệt điện phả lại có thể không cao như 2013). Qúy 1/2014 REE
đã đạt doanh thu 552 tỷ đồng (tăng 7,7% so với quý 1/2013), lợi nhuận sau thuế đạt 231 tỷ
đồng (giảm 39,9% so với quý 1/2013). Lợi nhuận quý 1/2014 suy giảm so với 2013 là do
REE đã thực hiện điều chỉnh tăng lợi nhuận quý 1/2013 từ 110,18 tỷ đồng lên 384,74 tỷ
đồng, nguyên nhân là do REE thay đổi chế độ hoạch toán lợi nhuận của công ty liên kết vào
mỗi quý, thay vì thực hiện sau mỗi 6 tháng như trước đây. Biện pháp này khiến lợi nhuận
quý 1/2013 bị thay đổi lớn, tuy nhiên lợi nhuận 6 tháng 2013 thì sẽ vẫn không thay đổi, vì
vậy chúng tôi cho rằng việc suy giảm lợi nhuận quý 1/2014 so với quý 1/2013 của REE chỉ
là vấn đề kỹ thuật.
Với thực tế trên, chung tôi đánh giá khả năng hoàn thanh kế hoạch doanh thu và lợi
nhuận của REE năm 2014 là khả thi. Dự kiến doanh thu hợp nhất 2014 của REE đạt
2.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 882 tỷ đồng, tương ứng EPS năm 2014 ở mức
3.343 đồng/cp.
2. Các tỷ số.
2.1 Thu nhập mỗi cổ phiếu (Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu)-EPS.
Bảng 2.1 Thu nhập mỗi cổ phiếu qua các năm
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Lãi cơ bản trên
mỗi cổ phiếu (EPS)
1,105.1 -571.9 1,603.5 1,427.8 2,204.2 2,515.4 3,620.9
Ta thấy lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu năm 2007 - 2013 tăng là do lợi nhuận sau thuế cao,
ngoại trừ năm 2008, EPS = -571.9 là vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm
2008, những quyết định sai lầm trong việc đầu tư tài chính nên công ty cổ phần Cơ điện lạnh
(REE) thua lỗ hơn 139 tỉ đồng. Tuy nhiên, EPS tăng chứng tỏ tình hình kinh doanh tiến triển
tốt và giúp công ty thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Vì các nhà đầu tư mua cổ phiếu đều có
mong muốn thu được lợi nhuận trong tương lai từ vốn đầu tư vào cổ phiếu đó.
2.2 Tỷ lệ chi trả cổ tức.
i
ct
= I
ct
/ EPS
I
ct
=
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
11
Số lượng cổ phiếu thường lưu hành bình quân
Lợi nhuận sau thuế chia cổ phiếu thường
I
ct
: Cổ tức chi trả cho 1 cổ phiếu thường
Bảng 2.1 Bảng tính tỷ lệ chi trả cổ tức
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Lợi nhuận sau thuế
290,991 -153,751 432,198 362,313 513,636 656,821 975,819
Số lượng CP thường
lưu hành
57,259,055 81,041,798 81,041,798 187,171,603 240,519,225 248,519,225 248,519,225
Cổ tức chi trả cho
một CP thường
5,082.01
-
1,897.18
5,333.03 1,935.73 2,135.53 2,642.94 3,926.53
EPS
1,105.1 -571.9 1,603.50 1,427.80 2,204 2515.4 3,620.90
Tỷ lệ chi trả cổ tức
CP
4.60 3.32 3.33 1.36 0.97 1.05 1.08
Chú ý: LN sau thuế (ĐVT : Triệu đồng)
Tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần không ổn định (từ năm 2007-2011 giảm sau đó từ 2011-2013
tăng lên), do tốc độ tăng của cổ tức chi trả cho một cổ phiếu thường thấp hơn tốc độ tăng
của EPS qua, nhưng vẫn được xem là chuyển biến tích cực, cho thấy tình hình hoạt động của
công ty tốt.
3. Khái quát hoạt động chi trả cổ tức của công ty từ 2007- 2014.
STT
Hình thức chi
trả
Ngày
GDKHQ
Ngày thực
hiện
Tỷ
lệ
Ghi Chú
1/
Cổ tức bằng
tiền
19/02/2014 31/03/2014 16% 1600đồng/cổ phiếu
Trả cổ tức tạm ứng năm 2013
Ngày đăng ký cuối cùng: 21/02/2014
2/
Cổ tức bằng
tiền
20/02/2013 25/04/2013 16% 1600đồng/cổ phiếu
Tạm ứng cổ tức năm 2012
Ngày đăng ký cuối cùng: 22/02/2013
3/
Cổ tức bằng
tiền
16/02/2012 06/04/2012 16% 1600đồng/cổ phiếu
Tạm ứng cổ tức năm 2011
Ngày đăng ký cuối cùng: 20/02/2012
4/
Cổ tức bằng
tiền
15/02/2011 08/03/2011 16% 1600đồng/cổ phiếu
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
12
Tạm ứng cổ tức năm 2010
Ngày đăng ký cuối cùng: 17/02/2011
5/
Cổ tức bằng cổ
phiếu
23/06/2010 26/07/2010 5/1
5 cổ phiếu được nhận 1 cổ
phiếu mới
Cổ phiếu
thưởng
23/06/2010 26/07/2010 1/1
Trả cổ tức đợt 2/2009
Ngày đăng ký cuối cùng: 25/06/2010
• Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành: 16.208.359 cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1
Ngày đăng ký cuối cùng: 25/06/2010
• Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành: 81.041.798 cổ phiếu
6/
Cổ tức bằng
tiền
12/08/2009 14/09/2009 7% 700đồng/cổ phiếu
Trả cổ tức đợt 1/2009
Ngày đăng ký cuối cùng: 14/08/2009
7/
Cổ tức bằng cổ
phiếu
13/08/2008 06/11/2008 10/4
10 cổ phiếu được nhận
thêm 4 cổ phiếu mới
Trả cổ tức năm 2007 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 40%
Ngày đăng ký cuối cùng 15/08/2008
4. Phân tích tác động của hình thức trả cổ tức tới giá cổ phiếu.
Với đặc tính biến động mạnh trên TTCK Việt Nam, cổ phiếu sau khi có thông tin chia
cổ tức thường tăng giá rất mạnh.
• Từ năm 2011 – 2014:
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
13
Nguồn:
Nhìn vào biểu đồ cho thấy: REE tạo nên đột biến trong phiên giao dịch và trở thành
cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất sàn HOSE. Hiện tượng REE tăng giá mạnh xuất
phát từ thông tin sẽ tiến hành chia cổ tức bằng tiền, chia thưởng cổ phiếu, phát hành cổ
phiếu cho cán bộ chủ chốt và phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Với chính sách với việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt hằng năm ổn định ở mức 16%,
công thêm việc kinh doanh của REE ngày càng đi lên, lợi nhuận tăng có thể làm tăng giá cổ
phiếu trên thị trường cũng như tăng giá trị của doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư (Doanh
nghiệp ít có rủi ro, hoạt động có hiệu quả và có tình hình tài chính lành mạnh). Mặt khác,
chính sách này giúp hỗ trợ tính thanh khoản cho cổ phiếu. Cuối cùng nó có thể giữ chân các
cổ đông trung thành, nhất là các cổ đông lớn, đồng thời tạo nguồn cổ tức để có thêm nhiều
cơ hội đầu tư cho các cổ đông lớn.
Ví dụ: Trả cổ tức tạm ứng năm 2013
Ngày 25/01/2014, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM đã có thông báo số 57/TB-
SGDHCM về ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông tổ chức Đại hội đồng cổ đông
và tạm ứng cổ tức của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (mã CK: REE) như sau:
-Ngày giao dịch không hưởng quyền : 19/02/2014
-Ngày đăng ký cuối cùng : 21/02/2014
-Lý do và mục đích: Trả cổ tức tạm ứng năm 2013 bằng tiền mặt
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
14
Nguồn:
Ngày 24/01/2014: Giá 32,440 đồng/CP – Khối lượng: 1,819,070
Ngày 19/02/2014: Giá 33,600 đồng/CP – Khối lượng: 2,914,630
Ngày 21/02/2014: Giá 32,200 đồng/CP – Khối lượng: 1,762,670
Ngày 31/03/2014: Giá 31,400 đồng/CP – Khối lượng: 876,690
Từ biểu đồ ta có thể thấy: với việc trả cổ tức bằng tiền mặt thì các nhà đầu tư tăng cường
mua vào cổ phiếu để được hưởng cổ tức và giá cổ phiếu được đẩy lên cao hơn so với thời
gian trước. Sau ngày giao dịch không hưởng quyền 19/02/2014 giá CP có sự giảm đôi chút
những vẫn trên 30,000 đồng.
• Trả cổ tức đợt 2/2009:
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực
hiện quyền nhận cổ tức đợt 2/2009, cổ phiếu thưởng và quyền được mua trái phiếu chuyển
đổi năm 2010 của Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh (mã CK: REE) như sau:
-Ngày giao dịch không hưởng quyền:23/06/2010
- Ngày đăng ký cuối cùng: 25/06/2010
-Ngày thực hiện: 26/07/2010
- Mục đích: Trả cổ tức đợt 2/2009 bằng cổ phiếu; Phát hành cổ phiếu thưởng
1. Trả cổ tức đợt 2/2009 bằng cổ phiếu:
- Tỷ lệ thực hiện: 20%/mệnh giá (cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu tại ngày chốt danh sách cổ
đông sẽ nhận thêm 1 cổ phiếu mới).
- Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành:16.208.359 cổ phiếu
2. Phát hành cổ phiếu thưởng:
- Tỷ lệ thực hiện: 1:1 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu tại ngày chốt danh sách cổ đông sẽ
nhận thêm 1 cổ phiếu mới).
- Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành:81.041.798 cổ phiếu
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
15
Nguồn:
Ngày 23/06/2010: Giá: 17,820 – Khối lượng: 2,327,520
Ngày 25/06/2010: Giá: 17,040 – Khối lượng: 933,520
Ngày 26/07/2010: Giá: 14,850 – Khối lượng: 1,978,000
Từ đồ thị trên ta thấy: phản ứng trước thông tin CTCP REE trả cổ tức bằng cổ phiếu
thường, giá chứng khoán REE đã sụt giảm vì trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu
thưởng gây hiệu ứng pha loãng cổ phiếu cung cổ phiếu tăng.
• Trả cổ tức đợt 1/2009
Nguồn:
Ngày 12/08/2009: Giá: 17,590 đồng/CP – Khối lượng: 2,762,850
Ngày 14/08/2009: Giá: 17,850 đồng/CP – Khối lượng: 1,718,480
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
16
Ngày 14/09/2009: Gía: 17,380 đồng/CP – Khối lượng : 2,289,190
Sau một năm thua lỗ, với chính sách cổ tức cao vào năm trước (40%) thì REE quyết định
chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 7% các nhà đầu tư tăng cường mua vào cổ phiếu để được
hưởng cổ tức và giá cổ phiếu được đẩy lên cao hơn so với thời gian trước. Sau ngày giao
dịch không hưởng quyền 14/08/2008 giá CP có sự giảm đôi chút những vẫn trên 17,000
đồng.
• Trả cổ tức năm 2007:
Nguồn:
Ngày 13/08/2008: Giá: 9,710đồng/CP – Khối lượng: 12,200
Ngày 15/08/2008: Giá: 10,280đồng/CP – Khối lượng: 14,870
Ngày 06/11/2008: Gía: 10,880đồng/CP – Khối lượng: 520,080
Do khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng tới Việt Nam gây lạm phát cụ thể Lạm phát
của Việt Nam trong tháng 5 lên tới 25%, và năm 2008 với những quyết định sai lầm trong
việc đầu tư tài chính nên công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) thua lỗ hơn 139 tỉ đồng. Mặc
dù vậy thì REE vẫn trả cổ tức cao 40% vì vậy mà giá cổ phiếu đang ở dưới mức 10,000
đồng/CP đang có chiều hướng tăng lên. Đồng thời, REE muốn tạo niềm tin cho các nhà đầu
tư, giữ lại lợi nhuận để để tái đầu tư làm tăng các giá trị nội tại của doanh nghiệp và làm
tăng giá cổ phiếu trong tương lai.
5. Tác động của hình thức chi trả cổ tức tới tình hình tài chính của công ty.
Chỉ số 2007 2008
Thanh toán hiện hành 3.04 2.77
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
17
Thanh toán nhanh 2.66 2.51
Thanh toán nợ ngắn hạn 0.58 0.89
Năm 2007 dưới hình thức chi trả bằng tiền mặt làm giá cổ phiếu tăng cao làm tăng
lượng doanh thu tăng lượng tiền công ty do đó tăng khả năng thanh toán nhanh nhưng sau
đó duới ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu kèm theo lạm phát tăng cao ảnh hưởng
hiệu quả kinh doanh sản xuất công ty buộc công ty chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 40%
làm Tổng CP đang lưu hành tăng dẫn đến NAV giảm, công ty phải tăng khoản vay nợ ngắn
hạn do đó khả năng thanh toán nợ ngắn hạn,khả năng thanh toán lãi vay giảm
Chỉ số thanh khoản của REE ở mức khả quan, thậm chí chỉ số thanh toán nhanh
trong năm năm gần đây đều ở mức cao hơn 1 lần, điều này cho thấy REE quản lý các khoản
nợ hiệu quả. Trong tương lai, nếu lãi suất giảm, REE có khả năng tiếp nhận nhiều vốn vay
hơn để tận dụng nguồn vốn chi phí thấp.
Trong quý 1 năm 2014, chỉ số thanh toán hiện hành giảm nhẹ xuống 1,7 lần. Tuy
nhiên, chỉ số này vẫn cao hơn 1, thể hiện khả năng quản lý dòng tiền hiệu quả, qua đó, hỗ
trợ công ty tham gia vào các dự án lớn, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Tỷ lệ
nợ trên vốn chủ sở hữu tăng nhẹ từ 10% vào năm 2013 lên 12% trong quý 1 năm 2014.
Từ năm 2009 đến quý 1 năm 2014, các khoản vay của công ty duy trì ở mức thấp. Tỷ
lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đạt dưới mức 20% trong giai đoạn này. Ngoại trừ năm 2010, do
tình trạng thiếu vốn lưu động, công ty đã phải vay ngắn hạn 1.035 tỷ đồng, chiếm 98% tổng
số nợ vay, điều này đã nâng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lên mức 36% vào năm đó.
Chỉ số EBITDA trên chi phí lãi vay đã giảm đáng kể từ 39,1 lần trong năm 2009
xuống mức thấp nhất là 6,0 lần trong năm 2011 và tăng lên đến 15,9 lần trong quý 1 năm
2014. Chỉ số này cho thấy khả năng thanh toán của REE ở mức khá tốt với lượng tiền mặt
dồi dào để thanh toán lãi và vốn vay.
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
18
Tác động tới tình hình tài chính doanh nghiệp, việc chi trả cổ tức bằng tiền sẽ làm
giảm nhưng không đáng kể lượng tiền mặt của công ty cụ thể lượng tiền mặt giảm, giảm
khả năng thanh toán,khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời.
Tóm lại, chính sách cổ tức có tác động nhưng không mạnh đến tình hình tài chính của
REE.
6. Chính sách trả cổ tức.
Nhìn chung trong thời gian qua , nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đều mua
và theo xu thế thị trường , mục tiêu đầu tư hầu hết đều mong muốn thu lãi do chênh lệch giá
cổ phiếu trên thị trường chứ không phải do tác động từ mong muốn thu nhập cổ tức . Với
doanh nghiệp có mức sinh lời tương đối ổn định như REE , do sử dụng ít đòn bẩy nên rủi ro
hoạt động không cao , nhà đầu tư có thể không lường trước hay lo lắng về tình hình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
6.1.Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động.
• Ngày 13/8/2008 sẽ là ngày chốt quyền hưởng cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 40% của REE.
Trong bối cảnh REE thua lỗ trong 6 tháng đầu năm 2008, việc chia cổ tức của REE đặt ra
vài câu hỏi với DN và nhà quản lý thị trường.
Về bản chất kinh tế, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ không ảnh hưởng nhiều tới DN,
vì không có dòng tiền mới vào DN. Vì trong báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2008 của
REE, Quỹ lợi nhuận chưa phân phối cuối năm 2007 là 286,826 tỷ đồng, lớn hơn mức chia
cổ tức bằng cổ phiếu là 231,589 tỷ đồng. Tuy nhiên, do kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm
nay lỗ 174,466 tỷ đồng, nên nếu thực hiện chia cổ tức như dự kiến, Quỹ lợi nhuận chưa
phân phối của REE sẽ âm (-) 169,395 tỷ đồng. Có ý kiến cho rằng, con số âm này chỉ mang
tính thời điểm trong năm, bởi cuối năm có thể REE sẽ lãi.
Trên thực tế, REE phát hành cổ phiếu để trả cổ tức hoàn toàn không bị ảnh hưởng, dù
quỹ lợi nhuận chưa phân phối ngay sau đó có thể bị âm. Bởi lẽ, với 1.315,44 tỷ đồng thặng
dư vốn cổ phần, trong đó có tới 452,272 tỷ đồng là thặng dư vốn cổ phần từ trước năm 2007,
REE hoàn toàn có thể sử dụng để phát hành cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 40% và vào các
mục đích khác, như phát hành cổ phiếu thưởng
Với một mức rủi ro cao như vậy REE sẽ rất khó để có một mức trả cổ tức cao, tuy nhiên
như đã nói, REE đã dư thừa vốn và đầu tư nhiều vào hoạt động tài chính, việc giữ lợi
nhuận bây giờ thực sự không cần thiết với REE, hơn nữa, việc hạ mức trả cổ tức sẽ làm
tâm lý các nhà đầu tư xấu đi, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá thị trường của cổ phiếu.
• Trả cổ tức Đợt II/2009 bằng cổ phiếu:
A: Khối Lượng Cổ Phiếu Niêm Yết
B: Tổng Khối Lượng Cổ Phiếu Lưu Hành
B1: Khối Lượng Cổ Phiếu Lưu Hành Đã Niêm Yết
B2: Khối Lượng Cổ Phiếu Lưu Hành Chưa Niêm Yết
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
19
C: Khối Lượng Cổ Phiếu Quỹ
A = B1 + C
B = B1 + B2 + C
Hình thức chi trả Ngày GDKHQ Ngày thực hiện Tỷ lệ Ghi chú
Cổ tức bằng cổ phiếu 23/06/2010 26/07/2010 5/1
B1-: 81,041,798
Chia tách / thưởng:16,208,360
B1: 97,250,158
Cổ phiếu thưởng 23/06/2010 26/07/2010 1/1
B1-: 81,041,798
Chia tách / thưởng:81,041,798
B1: 178,291,956
Tổng cổ phiếu phát hành: 97,250,158
Trả cổ tức đợt 2/2009 bằng cổ phiếu tỷ lệ 5:1
Ngày đăng ký cuối cùng: 25/06/2010
• Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành: 16.208.359 cổ phiếu
REE: 26/07 - Giao dịch 97.250.158 cổ phiếu phát hành thêm (19/07/2010)
Phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1
Ngày đăng ký cuối cùng: 25/06/2010
• Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành: 81.041.798 cổ phiếu
C: 1,333
A = B1 + C = 178,293,289
Thị trường tài chính phát triển thì mức trả cổ tức bằng tiền mặt không có ý nghĩa đối
với nhà đầu tư, cái mà nhà đầu tư cần là hưởng chênh lệnh giá. Như vậy, vốn điều lệ công ty
sẽ tăng lên và số lượng cổ phiếu lưu hành sẽ nhiều hơn. Luồng tiền mặt sẽ không hề di
chuyển ra khỏi doanh nghiệp, khoản lợi nhuận đó sẽ được giữ lại để tái đầu tư sec góp phần
làm gia tăng các giá trị nội tại của doanh nghiệp, và từ đó sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu trong
tương lai. Đồng thời việc chia cổ tức cao (40%) làm cho giá cổ phiếu tăng và làm hài lòng
các cổ đông hiện hữu.
Bên cạn đó thì REE trả cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 100% do nguồn vốn thặng dư lâu
ngày chưa chia, đến giai đoạn niêm yết thì REE mới thực hiện. Đồng thời khi Việt Nam gia
nhập WTO, thị trường chứng khoán phát triển tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và gia tăng
lợi nhuận hơn những năm trước. Vì vậy mà REE áp dụng mô hình thưởng cổ phần cho nhân
viên. Mục đích của REE là giữ chân người tài giỏi.
6.2.Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định.
Trường hợp của REE, với tỷ lệ chi trả 7% (Đợt I/2009), số tiền phải bỏ ra cũng lên
đến gần 57 tỷ đồng. Sẽ có những cổ đông tán thành phương án của REE, vì điều này chứng
tỏ REE đã lại ăn nên làm ra sau 1 năm hiếm hoi thua lỗ. Nhưng vẫn có những ý kiến thắc
mắc, 57 tỷ đồng, tại sao REE không dùng để tiếp tục đầu tư tài chính, để đem lại những
nguồn lợi lớn hơn nữa. Vì thực chất, không cần cổ tức, ngay cả khi REE kinh doanh thua lỗ
trong năm 2008, cổ phiếu này vẫn luôn có song, luôn sinh lời cho nhiều nhà đầu tư.
Sở dĩ trong điều kiện khó khăn mà REE vẫn quyết định trả cổ tư bằng tiền mặt để tạo lại giá
trị của doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư. Và việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
20
thưởng (năm 2008) gây loãng giá cổ phiếu nên REE trả cổ tức bằng tiền mặt với hy vọng
giá cổ phiếu sẽ tăng.
Từ năm 2011-2014 thì tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt ổn định ở mức 16%.
Theo quan điểm của nhà đầu tư: Về dài hạn, REE vẫn là một doanh nghiệp có nền
tảng hoạt động vững chắc với các mảng kinh doanh chính tạo ra doanh thu ổn định và danh
mục đầu tư tài chính hiệu quả. REE đã cho thấy tầm nhìn dài hạn không chỉ trong hoạt động
đầu tư vào các ngành như than, điện, nước mà cả trong các mảng kinh doanh truyền thống
như M&E và cho thuê văn phòng.
Tỷ lệ cổ tức của REE cao hơn hẳn lãi suất trái phiếu chính phủ vốn chỉ trên 7%, Mặt
khác, phần lãi của doanh nghiệp có được một phần nhờ lợi nhuận bất thường. Trong chính
sách cổ tức, những khoản bất thường không nên chia và tạm giao lại cho công ty để đầu tư,
tạo vốn bền vững. Vì vậy tuy lợi nhuận tăng đáng kể nhưng REE vẫn giữ nguyên hình
thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 16%.
C- KẾT LUẬN.
REE giữ vị thế đầu ngành trong lĩnh vực dịch vụ cơ điện công trình ở Việt Nam với
các dự án chính phủ quy mô lớn. Doanh thu của mảng có tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng
năm (CAGR) trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 là 37%, và được chúng tôi kỳ
vọng sẽ tăng 15% mỗi năm trong ba năm tới.
Về dài hạn, REE vẫn là một doanh nghiệp có nền tảng hoạt động vững chắc với các
mảng kinh doanh chính tạo ra doanh thu ổn định và danh mục đầu tư tài chính hiệu quả.
REE đã cho thấy tầm nhìn dài hạn không chỉ trong hoạt động đầu tư vào các ngành như
than, điện, nước mà cả trong các mảng kinh doanh truyền thống như M&E và cho thuê văn
phòng.
Từ năm 2011-2013 REE vẫn chia cổ tức bằng tiền mặt ổn định ở mức 16%. Nguyên
nhân REE không tăng tỷ lệ cổ tức là do công ty muốn giữ lại lợi nhuận cho đầu tư chiến
lược và giảm vay nợ để tránh chi phí lãi vay cao. Mặt khác, sẽ đáp ứng được nhu cầu thu
nhập cho các cổ đông, năng cao giá trị của doanh nghiệp trên thị trường với chính sách cổ
tức ổn định.
Với chính sách cổ tức phù hợp với từng giai đoạn hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm đã tác động làm tăng giá cổ phiếu REE trên thị
trường chứng khoán. Với chính sách này có tác động đến tình hình tài chính của REE qua
các năm nhưng không đáng kể bởi vì lợi nhuận ngày càng cao nhưng cổ tức vẫn ở mức ổn
định.
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình môn Quản trị tài chính
2.
3.
4.
5.
6.
Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh – REE Corp
22