BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
1
MỤC LỤC
A . LỜI MỞ ĐẦU 3
I. Mục đích nghiên cứu : 3
II. Đối tượng, thời gian, không gian nghiên cứu : 4
1. Đối tượng 4
2. Thời gian 4
3. Không gian. 4
III. Nội dung nghiên cứu 5
IV. Phương pháp nghiên cứu 5
1. Điều tra thống kê 5
2. Tổng hợp thống kê 7
3. Dự đoán thống kê 9
B. NỘI DUNG PHÂN TÍCH 13
I. Sinh viên với Internet hiện nay 13
II. Thời lượng sử dụng Internet trong ngày của sinh viên : 16
III. Mục đích sử dụng Internet của sinh viên: 18
IV. Các trang web sinh viên thường xuyên truy cập khi sử dụng Internet 22
V. Các nhà cung ứng mạng Internet tại Việt Nam 24
VI. Chi phí sử dụng Internet của sinh viên 31
VII. Đánh giá chất lượng của sinh viên về chất lượng dịch vụ Internet
hiện tại 34
VIII. Nhận định của sinh viên về xu thế phát triển của các hình thức sử
dụng Internet 35
IX. Một số tác hại của Internet đối với sinh viên 36
C. KẾT LUẬN 38
I. Những kết luận, thông tin hữu ích rút ra từ bài nghiên cứu 38
II. Những thuận lợi khó khăn trong quá trình nghiên cứu 39
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
2
1. Thuận lợi 39
2. Khó khăn 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ 41
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
3
A . LỜI MỞ ĐẦU
I. Mục đích nghiên cứu :
Vào cuối năm 1960, Bộ Quốc phòng Mỹ tiến hành xây dựng một
mạng máy tính diện rộng trên toàn nước Mỹ, tên gọi là ARPANET. Với sự
đi lên của công nghệ mới, số lượng mạng máy tính đã phát triển nhanh
chóng. Tuy nhiên vào năm 1988, DARPA quyết định tiến hành các thử
nghiệm khác, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu hủy bỏ mạng ARPANET và thay
vào đó bằng mạng máy tính NSFNET. Phát triển từ mạng ARPANET,
ngày nay mạng INTERNET gồm hàng trăm ngàn máy tính được nối với
nhau trên toàn thế giới.
Kể từ khi xuất hiện đến nay, mạng Internet đã trở thành một phần
vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Ngày nay, Internet đã phủ sóng khắp
nơi, từ biên giới hải đảo tới vùng sâu vùng xa. Các công cụ kiếm tìm nhờ
có Internet mà trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Trước đây để tìm kiếm
thông tin, người ta phải mất hàng giờ vận dụng các mối quan hệ, tốn thời
gian, công sức và cả tiền bạc… Giờ đây, bằng công cụ tìm kiếm GOOGLE,
chỉ trong vòng 2s, bạn có tất cả. Cũng nhờ có mạng Internet, đời sống tinh
thần con người được nâng cao đáng kể và đi cùng với đó là sự đi lên như
diều gặp gió của nền công nghiệp giải trí… Internet từ ngày đầu xuất hiện
đến nay đã góp phần thay đổi cơ bản bộ mặt của xã hội.
Xã hội ngày càng phát triển chính vì thế con người ngày càng có
những đòi hỏi cao hơn phục vụ cuộc sống. Sự lan tỏa của mạng Internet
chính là một hệ quả tất yếu.
Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã liên tục đứng trong top 20
quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới với tỷ lệ hơn 30% dân
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
4
số. Theo các chuyên gia, với giá cước Internet ngày càng rẻ, số lượng
người dùng Internet sẽ còn tăng mạnh hơn nữa.
Rõ ràng, những lợi ích mà Internet mang lại cho chúng ta là vô
cùng to lớn, song bên cạnh những mặt lợi còn tiềm ẩn những tác hại khôn
lường. Việc sử dụng Internet sao cho hợp lý và hiệu quả luôn là bài toán
khó đặt ra với mỗi người, đặc biệt là giới trẻ, cụ thể đó là thế hệ Sinh viên -
những chủ nhân tương lai của Đất nước. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi đã
quyết định lựa chọn đề tài : ”Tình hình sử dụng Internet hiện nay của
Sinh viên Đại học Ngoại Thương” để nghiên cứu. Thông qua các phương
pháp nghiên cứu của Thống kê, chúng tôi hi vọng có thể tìm ra các đặc
điểm, xu thế và tình hình sử dụng Internet của sinh viên Đại học Ngoại
Thương nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung, đưa ra cái nhìn khách
quan về tình hình tiếp cận thông tin của một phần giới trẻ cũng như những
vấn đề liên quan đến sự phát triển của hệ thống Internet trong thế giới hiện
đại, tạo tiền đề cho những nghiên cứu sâu - rộng hơn sau này. Đặc biệt,
nghiên cứu này còn là cơ hội để những kiến thức chúng tôi nhận được trong
môn học Nguyên lý thống kê kinh tế được vận dụng vào thực tiễn, trở nên
hình hoá, ý nghĩa hơn, cụ thể và sinh động hơn – là kinh nghiệm quan
trọng, không những phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu mà còn cho nghề
nghiệp của những nhà kinh tế tương lai.
II. Đối tượng, thời gian, không gian nghiên cứu :
1. Đối tượng: Sinh viên đang học tại trường Đại học Ngoại thương
2. Thời gian: Tháng 12/2013.
3. Không gian: Trường Đại học Ngoại thương.
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
5
III. Nội dung nghiên cứu :
Trong khuôn khổ nghiên cứu về “Tình hình sử dụng Internet
của Sinh viên Đại học Ngoại Thương hiện nay”, nhóm chúng tôi tiến
hành nghiên cứu cụ thể các vấn đề sau :
Sinh viên với Internet hiện nay
Thời gian sử dụng Internet trong ngày của sinh viên
Mục đích sử dụng Internet của Sinh viên
Các trang Web sinh viên thường xuyên truy cập khi sử dụng
Internet
Các nhà cung ứng Internet tại Việt Nam
Chi phí sử dụng Internet của Sinh viên Đại học Ngoại
Thương
Đánh giá của sinh viên về chất lượng dịch vụ Internet hiện
tại
Nhận định của sinh viên về xu thế phát triển của các hình
thức sử dụng Internet
Một số tác hại của Internet đối với sinh viên
IV. Phương pháp nghiên cứu :
1. Điều tra thống kê ( Thu thập thông tin ) :
a) Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản :
Thuộc loại điều tra thống kê không toàn bộ, đây là phương pháp
được thực hiện trên một số đơn vị của tổng thể nghiên cứu, có thể dùng để
đánh giá, suy rộng cho toàn bộ hiện tượng, bằng cách lập phiếu (thẻ, thăm)
cho từng đơn vị tổng thể chung rồi lần lượt rút ngẫu nhiên các phiếu (thẻ)
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
6
điều tra để thu được một số lượng đơn vị tổng thể mẫu nhất định, dựa vào
đó để tiếp tục thu thập số liệu.
Phương pháp này được nhóm lựa chọn vì khá đơn giản, phù hợp
với quy mô nhỏ hẹp của cuộc nghiên cứu, nhu cầu và đặc điểm tra cứu
thông tin của các sinh viên không quá phức tạp và khác biệt nhiều. Với
tổng cộng 90 phiếu điều tra bản cứng, nhóm đã sử dụng phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên đơn giản (rút không lặp) để đảm bảo phiếu điều tra tiếp
cận với các đối tượng sinh viên của cả 4 khoá và thu được cả 90 phiếu phù
hợp cho cuộc nghiên cứu.
b) Phỏng vấn gián tiếp (qua phiếu điều tra online) :
Đây là phương pháp thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện bằng
cách người được hỏi nhận phiếu điều tra, tự mình ghi câu trả lời vào phiếu
rồi gửi lại cho cơ quan điều tra. Đặc điểm cơ bản của phương pháp này là
người hỏi và người trả lời không trực tiếp gặp nhau. Quá trình hỏi - đáp
diễn ra thông qua 1 vật trung gian là phiếu điều tra.
Phương pháp này được nhóm lựa chọn bằng hình thức sử dụng
phiếu điều tra online vì thuận tiện, dễ tổ chức, tiết kiệm được chi phí và
điều tra viên, phù hợp với điều kiện của nhóm – chỉ bao gồm một số lượng
nhỏ sinh viên. Các bạn sinh viên đều có trình độ văn hóa, có ý thức nên
việc điều tra tiến hành theo phiếu điều tra rất hiệu quả. Các câu hỏi được
đưa ra một cách ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, trực tiếp vào nội dung nghiên
cứu.
c) Phương pháp thu thập thông tin qua các nguồn sẵn có :
Do hạn chế về thời gian, không gian và quy mô điều tra, nên để
đảm bảo tính khách quan, đại diện và có những đánh giá, so sánh đúng đắn,
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
7
ngoài thu thập thông tin từ phiếu điều tra, nhóm còn tham khảo số liệu
nghiên cứu từ một số nguồn sẵn có, cụ thể từ các bài báo trên Internet và
nghiên cứu của các khoá trước về những vấn đề liên quan đến đề tài của
nhóm, ví dụ như danh sách các trang web hàng đầu, tỉ lệ sử dụng Internet ở
Việt Nam,… để mở rộng vấn đề nhằm tích lũy thêm kiến thức và hiểu biết.
2. Tổng hợp thống kê ( Xử lý thông tin ) :
a) Sắp xếp số liệu :
Thực chất, đây là việc sắp xếp thông tin đã thu nhận lại thành 1 hệ
thống thông tin hữu ích cho công việc điều tra, loại bỏ những thông tin
thừa, không có ích cho việc điều tra, cụ thể hoá ở các bảng thống kê, tạo cơ
sở để phân tích dự đoán thống kê.
b) Phân tổ thống kê :
Đây là phương pháp cơ bản và quan trọng của phân tích thống kê, là
việc phân chia các đơn vị của tổng thể thống kê thành các tổ (và các tiểu tổ)
có tính chất khác nhau trên cơ sở căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nhất
định.
Phương pháp này đã được nhóm sử dụng để phân tích đặc điểm về
thời gian sử dụng Internet của sinh viên trong ngày, số người sử dụng chung
một gói cước Internet và giá gói cước Internet mà sinh viên sử dụng.
c) Bảng thống kê :
Là bảng trình bày thông tin thống kê một cách có hệ thống, khoa
học, hợp lý, rõ ràng nhằm nêu lên những đặc trưng về mặt lượng của hiện
tượng nghiên cứu, giúp việc chứng minh vấn đề sẽ trở nên rất sinh động, có
sức thuyết phục hơn.
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
8
Ở đây, mỗi câu hỏi của nhóm đều được thống kê thành bảng riêng,
theo thứ tự các mức độ một cách phù hợp như : Bảng thống kê tỉ lệ những
mục đích tìm kiếm thông tin của sinh viên, bảng thống kê tỉ lệ phổ biến cuả
các kênh thông tin, Từ đó giúp việc vẽ biểu đồ và phân tích.
d) Đồ thị thống kê :
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để
miêu tả, có tính chất quy ước các tài liệu thống kê, sử dụng con số kết hợp
với các hình vẽ, đường nét màu sắc để trình bày và phân tích các đặc điểm
số lượng của hiện tượng.
Trên cơ sở số liệu và bảng đã có, nhóm đã biểu thị thành các biểu
đồ phù hợp, như biểu đồ diện tích (hình tròn), biểu đồ cột,…
e) Các tham số đo lường thống kê :
Để lượng hóa đặc điểm, xu hướng chung của hiện tượng, thuận lợi cho
phân tích, đánh giá, nhóm đã sử dụng các tham số đo lường thống kê như:
- Số bình quân cộng (
x
): Giá trị trung bình, san bằng chênh lệch giữa
các lượng biến.
- Mốt (Mo): Lượng biến, biểu hiện được gặp nhiều nhất trong dãy số
phân phối.
- Trung vị (Me): Lượng biến của đơn vị đứng vị trí chính giữa trong
dãy số lượng biến, chia số đơn vị trong dãy số thành 2 phần bằng nhau.
- Khoảng biến thiên (R): Chênh lệch giữa lượng biến lớn nhất và lượng
biến nhỏ nhất của tiêu thức.
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
9
- Phương sai (σ
2
): Là số bình quân cộng của bình phương các độ lệch
giữa lượng biến với bình quân các lượng biến đó, biểu hiện độ biến thiên tiêu
thức.
- Độ lệch tiêu chuẩn (σ): Là căn bậc hai của phương sai, cho biết sự
phân phối của các lượng biến trong một tổng thể
- Hệ số biến thiên (V): Là số tương đối được tính bằng cách so sánh
giữa độ lệch tiêu chuẩn với số bình quân cộng (hoặc mốt), dùng để so sánh
độ biến thiên của 2 hiện tượng khác nhau (đơn vị tính khác nhau).
- Tần suất (d
i
): Tần số được biểu hiện bằng số tương đối, ở bài này, sẽ
được đơn giản hoá dưới tên gọi “Tỉ lệ” với đơn vị tính là phần trăm (%).
Vận dụng cụ thể của các tham số này sẽ được phân tích rõ ở phần nội
dung của bài tiểu luận này.
3. Dự đoán thống kê :
Trên cơ sở các con số, nhóm đã đưa ra các đánh giá, dự đoán về tình
hình sử dụng Internet trong những năm tới.
Dưới đây là nội dung phiếu điều tra bản cứng của nhóm:
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
10
PHIẾU ĐIỀU TRA
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG INTERNET CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
Xin chào các bạn ! Chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ khoa Tài chính Ngân hàng của
trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, hiện đang nghiên cứu về “Tình hình sử dụng
Internet của Sinh viên hiện nay”
- một vấn đề rất đáng được quan tâm trong thời buổi
Công nghệ thông tin hiện tại – cũng là đề tài bài tập lớn của nhóm trong môn học Nguyên lí
thống kê kinh tế. Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, rất mong các bạn giúp đỡ nhóm
chúng tôi hoàn thành phiếu điều tra này.
Lưu ý : Những câu hỏi được đánh dấu * bạn có thể chọn nhiều phương án.
1. Giới tính của bạn là :
Nam Nữ
2. Bạn là sinh viên năm mấy ?
1 3
2 4
3. Thời gian sử dụng Internet của bạn (giờ/ngày) ?
< 2
2 - 4
4 - 6
6 - 8
> 8
4. Mục đích của bạn khi sử dụng Internet ? (*)
Thu thập, tìm kiếm thông tin
Học tập, nghiên cứu
Giải trí
Công việc
Mua bán, trao đổi
Mục đích khác
5. Các trang web bạn thường xuyên truy cập nhất ? (*)
Facebook, Twitter… các trang mạng xã hội
Tinchi, qldt, ctctsv… các trang web của Nhà trường
Dantri, VnExpress, BBC… các trang tin tức, thời sự
Kenh14, mp3.zing,… các trang giải trí
Vatgia, Muachung, Hotdeal, Cungmua… các trang mua bán, trao đổi
Các trang web khác
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
11
6. Bạn sử dụng Internet của Nhà cung ứng mạng nào ?
VNPT FPT
Viettel Các nhà mạng khác
7. Bạn có sử dụng Internet trọn gói không ?
Có
Không
8. Gói cước Internet bạn đăng kí được dùng bởi bao nhiêu người ?
1-3
3-5
5-7
7-9
> 9
9. Giá gói cước Internet bạn sử dụng là bao nhiêu tiền ? (VND)
100.000 - 200.000
200.000 - 300.000
300.000 - 400.000
400.000 – 500.000
> 500.000
10.Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng dịch vụ Internet mà bạn đang sử dụng ?
Kém Tốt
Bình thường Rất tốt.
11. Theo bạn hình thức sử dụng Internet nào sẽ phát triển và phổ biến nhất trong
tương lai ?
Mạng dây
Wifi
3G
12. Bên cạnh mặt lợi, Internet còn mang đến tác hại gì cho bạn ? (*)
Lãng phí quá nhiều thời gian cho giải trí, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập
Bị phụ thuộc nhiều vào Internet, dẫn đến lười tư duy
Bỏ qua các kênh thông tin khác như sách báo, TV, radio,…
Không có tác hại gì
Chân thành cảm ơn !
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
12
Ngoài việc tiến hành phát 90 phiếu điều tra tới trực tiếp các bạn sinh
viên, chúng tôi còn điều tra online bằng việc inbox qua Facebook tới các bạn
sinh viên đường link điều tra online :
/>65BwVRYaQ/viewform
Đã có 90 bạn tham gia điều tra online và sau đây là kết quả điều tra
online mà nhóm chúng tôi thu được :
/>1Z0Nks4Z2hZOVpsRTdOdnc&usp=drive_web#gid=0
Sau khi tổng hợp lại các kết quả từ cả phiếu điều tra online và phiếu
điều tra offline, chúng tôi bắt đầu tiến hành sắp xếp, lập bảng thống kê và
phân tích số liệu.
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
13
B. NỘI DUNG PHÂN TÍCH
I. Sinh viên với Internet hiện nay :
Kết quả điều tra 180 sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương cho
thấy 100% số sinh viên đều sử dụng Internet. Qua đó ta có thể thấy tầm quan
trọng và sự phổ biến của Internet đối với sinh viên Đại học Ngoại Thương nói
riêng và sinh viên cả nước nói chung. Trong số 180 sinh viên được chọn điều
tra thì có 124 sinh viên nữ, tương ứng với 68.89% , và 56 sinh viên nam
(31,11%). Tỉ lệ này đã phản ánh khá rõ tỷ lệ nam / nữ ở Ngoại Thương hiện
nay, trung bình cứ 10 sinh viên trong trường mới có 3 sinh viên nam.
Internet quan trọng với tất cả mọi người vì ở đó ta có thể tìm thấy được
nguồn thông tin vô tận. Với thế hệ học sinh sinh viên, Internet lại càng đặc
biệt quan trọng trong thời buổi mà Giáo dục được đặt lên hàng đầu và Công
nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Có thể thấy rõ điều này qua kết quả
điều tra của Cimigo NetCitizens năm 2010 về nghề nghiệp của những người
sử dụng Internet tại Việt Nam:
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
14
Học sinh, sinh viên là lực lượng sử dụng Internet chiếm tỷ lệ
cao nhất, đạt 33%. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, có rất
nhiều phương tiện hiện đại cho thế hệ trẻ nói chung và sinh viên
nói riêng dùng để trao đổi thông tin, tìm hiểu và học vập như qua
báo đài, tivi, điện thoại,… Thế nhưng Internet xuất hiện và trở
thành một phương tiện rất hữu ích giúp sinh viên trao đổi và tìm
kiếm thông tin cách nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Tất
cả mọi thứ mà họ cần có thể tìm được khi truy cập mạng
Internet. Chính những tiện ích đó mà khi được hỏi đến việc sử
dụng Internet, đa số sinh viên tham gia trả lời đều cho rằng
Internet là rất cần thiết.Thế hệ trẻ đặc biệt là học sinh, sinh viên
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
15
cần phải nắm bắt các thông tin kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
một cách chính xác và nhanh chóng nhất và Internet giúp họ thực
hiện điều đó một cách dễ dàng.
Nông dân là những người ít sử dụng Internet nhất,có thể nói là
hầu như không có ai sử dụng. Công nghệ thông tin của nước ta
chưa thực sự phát triển, đời sống người nông dân vẫn chưa được
nâng cao. Nếu ở thành thị việc sử dụng internet dường như là
không thể thiếu,thì ở nông thôn,việc đó hoàn toàn ngược lại,
người dân chưa thực sự thấy được lợi ích của internet mà chi phí
để “ kéo được mạng” về dùng là quá cao so với thu nhập của
người nông dân.
Kỹ sư, nhân viên công sở, công nhân, doanh nhân, … đều sử
dụng Internet tuy nhiên tỷ lệ lại không cao. Điều này cho thấy,
Internet hiện nay khá phổ biến trên cả nước và Internet cũng
chiếm một phần quan trọng trong đời sống hàng ngày của rất
nhiều bộ phận người dân. Trừ người nông dân, mọi tầng lớp với
nhiều thể loại nghề nghiệp hiện nay đều đang sử dụng internet
như một công cụ hữu ích.
Một số thành phần như nội trợ, những cửa hàng buôn bán nhỏ,
giáo viên, chủ cửa hàng,… cũng có tỷ lệ sử dụng Internet khá
thấp. Họ cũng giống như nông dân là do chưa thấy được những
ích lợi cho cuộc sống cũng như công việc của họ. Tuy nhiên,do
họ có nhận thức cao hơn cũng như điều kiện được tiếp xúc với
Internet nhiều hơn nên tỷ lệ của họ so với người nông dân vẫn
cao hơn. Những người nghỉ hưu cũng ít sử dụng Internet là do họ
đều là những người cao tuổi,ngại tiếp xúc hoặc thấy việc sử dụng
Internet khá khó khắn vì vậy tỷ lệ cũng chiếm không cao.
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
16
II. Thời lượng sử dụng Internet trong ngày của sinh viên :
Bảng kết quả khảo sát về thời gian sử dụng Internet trong ngày của sinh
viên:
Thời gian
(giờ/ngày)
Số lượng
(người)
( f
i
)
Tỷ lệ
(%)
Trị số
giữa
( x
i
)
Tần số lũy tiến
( S
i
)
< 2
28
15.56
1
28
2 - 4
66
36.67
3
94
4 – 6
37
20.51
5
131
6 - 8
26
14.44
7
157
>8
23
12.82
9
180
∑f
i
= 180
∑ d
i
= 100
Hình 1. Biểu đồ tỉ lệ về thời gian sử dụng Internet ( giờ/ngày) của
Sinh viên Đại học Ngoại Thương
15.56
36.67
20.51
14.44
12.82
Đơn vị : %
< 2
2 - 4
4 - 6
6 - 8
> 8
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
17
Từ bảng dữ liệu thống kê trên, ta tính được các tham số thống kê sau :
-
- M
o
( giờ )
- M
e
-
6,27 ( giờ )
-
2,50 ( giờ )
Mo
x
Me
x
4,44
3,13
3,88
6,27
2,50
Nghiên cứu cho thấy sinh viên thường sử dụng từ 2-4 tiếng mỗi ngày
cho việc sử dụng Internet, cụ thể khoảng thời gian này chiếm tới 36,67%.
Ngoài ra nó còn thể hiện thông qua số trung vị là 3,88 giờ và M
o
= 3,13 giờ.
Hơn nữa, việc trung bình mỗi sinh viên dành 4,44 giờ sử dụng Internet đã cho
thấy hiện nay Internet trở thành một phần không thể thiếu của giới trẻ. Cùng
với sự phát triển của xã hội, sinh viên cũng ngày càng trở nên năng động hơn.
Ngoài việc học trên trường trên lớp như truyền thống, giờ đây sinh viên có thể
tự học và tìm kiếm tài liệu trên Internet để mở rộng hiểu biết của mình.
Không chỉ sử dụng Internet cho việc học tập và tìm kiếm thông tin, sinh viên
còn sử dụng Internet với rất nhiều mục đích khác nhau như nghe nhạc, giải trí,
kết bạn, mua sắm, chơi game,… Tuy nhiên, việc sử dụng một lượng thời gian
khá lớn trong ngày cho Internet cũng đang đặt ra một vấn đề đó là việc sinh
viên phân bổ thời gian không hợp lí, dẫn đến ảnh hưởng tới học tập và sinh
hoạt. Nhiều bạn sinh viên hiện nay đang dành quá nhiều thời gian sử dụng
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
18
Internet cho những mục đích khác mà quên đi nhiệm vụ chính là học tập, cụ
thể có tới 12,82% số sinh viên sử dụng Internet trên 8 tiếng mỗi ngày. Hơn
thế, việc ngồi quá lâu trước màn hình vi tính còn khiến cho sinh viên có thể
mắc một số chứng bệnh như đau mỏi lưng, giảm thị lực, cong vẹo cột sống,
mất ngủ, lo lắng, căng thẳng và trầm cảm… Những con số thống kê phía trên
cho thấy một xu hướng đáng lo ngại là nhiều sinh viên đang mải mê với quá
nhiều những cám dỗ trên Internet làm xao nhãng việc học tập và có nguy cơ
bị những thông tin xấu làm ảnh hưởng đến lối sống và lý tưởng của mình.
III. Mục đích sử dụng Internet của sinh viên:
Sau quá trình nghiên cứu, nhóm đã thu được số liệu về mục đích sử
dụng Internet của sinh viên như dưới đây, lưu ý đây là câu hỏi có nhiều lựa
chọn, nên tổng số lựa chọn nhiều hơn số lượng sinh viên nghiên cứu:
Mục đích
Số lựa chọn
Tỷ lệ (%)
Thu thập, tìm kiếm thông tin
118
65.56
Hoc tập, nghiên cứu
162
90,00
Giải trí
157
87,22
Công việc
53
29,44
Mua bán, trao đổi
67
37,22
Mục đích khác
29
16,11
Ta có biểu đồ tương ứng :
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
19
Hình 2. Biểu đồ mục đích sử dụng Internet của Sinh viên Ngoại Thương
Nhìn qua biểu đồ trên ta có thể thấy các sinh viên sử dụng Internet chủ
yếu cho việc học tập, nghiên cứu và giải trí, với tỷ lệ lần lượt là 90% và
87,22%. Kết quả này cũng dễ hiểu vì nhiệm vụ chính của các bạn sinh viên là
học tập, hơn nữa việc học tập trên đại học chủ yếu là hình thức tự học, tự
nghiên cứu. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng Internet cho việc học của các bạn
sinh viên là rất lớn. Ngoài ra, cuộc sống con người ngày càng được cải thiện
và nâng cao, nhu cầu về tinh thần cũng ngày càng lớn, nên việc sử dụng
Internet cho việc giải trí cũng phần nào để thỏa mãn nhu cầu về tinh thần. Đối
tượng nghiên cứu điều tra là giới trẻ mà cụ thể là sinh viên nên kết quả thu
được hai mục đích chính khi sử dụng Internet đó là “Học tập,nghiên cứu” và
“Giải trí” là hoàn toàn dễ hiểu.
Các mục đích khác khi sử dụng Internet như là “Thu thập, tìm kiếm
thông tin” cũng rất được các bạn trẻ quan tâm, với tỷ lệ 65,56%, hay hoạt
động “Mua sắm, trao đổi online” với tỷ lệ 37,22% - tỷ lệ này dự báo sẽ còn
0
50
100
Thu thập,
tìm kiếm
thông tin
Hoc tập,
nghiên cứu
Giải trí Công việc
Mua bán,
trao đổi
Mục đích
khác
65.56
90
87.22
29.44
37.22
16.11
Đơn vị : %
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
20
tăng nhanh trong các năm tới do sự phát triền thần tốc của Thương mại điện
tử.
Ngoài ra cũng có một lượng không nhỏ khoảng 29,44% các bạn sinh
viên sử dụng Internet cho mục đích Công việc. Đó chủ yếu là các bạn sinh
viên năm 3 năm 4 đã và đang đi thực tập hay đi làm part-time ở các công ty,
và cả các bạn tham gia hoạt động ở các CLB trong trường.
Với sinh viên là vậy, còn đối với những người Việt Nam sử dụng
Internet nói chung thì sao? Họ sử dụng Internet cho các mục đích gì? Hãy
cùng nhóm chúng tôi đến với “Báo cáo NetCitizens Việt Nam năm 2012” của
Cimigo :
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
21
Nhìn chung, các hoạt động trực tuyến diễn ra thường xuyên nhất trên
Internet là tìm kiếm thông tin, như đọc tin tức hay sử dụng các công cụ tìm
kiếm. Hơn 90% số lượng người sử dụng Internet đã sử dụng các công cụ tìm
kiếm, khoảng một nửa trong số họ sử dụng hàng ngày. Một lĩnh vực chính
khác của hoạt động trực tuyến đó là giải trí. Âm nhạc là phần phổ biến nhất
của lĩnh vực này với ba phần tư số người sử dụng Internet đã nghe nhạc và
59% trong số này đã tải nhạc trực tuyến. Giao tiếp cũng là một hoạt động chủ
yếu trên mạng Internet. Các hoạt động chính trong lĩnh vực này là chat/tán
gẫu và email/thư điện tử ( tỷ lệ sử dụng khoảng 65% ).
Với các trang web và ứng dụng tương tác trực tuyến mới, người sử
dụng không chỉ có cơ hội tìm được thông tin mà cũng đóng góp phần nội
dung của riêng họ. Tại Việt Nam, mạng xã hội và Blog được sử dụng một
cách thường xuyên. 40-44% số người sử dụng Internet đã từng ghé qua các
Forum, Blog và mạng xã hội. Tuy nhiên họ chỉ đóng vai trò thụ động trên các
trang web này, khi chỉ có 12-14% đã từng viết blog hay đăng bài trên các diễn
đàn.
Thương mại điện tử cũng đang đặt những bước chân đầu tiên tại Việt
Nam. Đã có tới hơn 40% số người sử dụng Internet đã từng ghé thăm các web
đấu giá và mua bán trực tuyến. Dịch vụ E-Banking cũng đã xuất hiện với tỷ lệ
sử dụng 9% và dự báo tăng mạnh trong các năm tới vì những tiện ích mà nó
mang lại.
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
22
IV. Các trang web sinh viên thường xuyên truy cập khi sử dụng
Internet :
Bảng thống kê kết quả khảo sát các trang web sinh viên thường xuyên
truy cập nhất khi sử dụng Internet :
Các nhóm trang web
Số lựa chọn
Tỷ lệ (%)
Các trang mạng xã hội
172
95.56
Các trang web của Nhà trường
107
59.44
Các trang tin tức, thời sự
134
74.44
Các trang giải trí
168
93.33
Các trang mua bán, trao đổi trực tuyến
68
37.77
Các trang web khác
55
30.56
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy sự phổ biến của các trang mạng xã
hội đối với giới trẻ, với tỉ lệ thường xuyên truy cập lên tới 95.56%. Trong đó
phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ của Facebook. Facebook không chỉ đáp
ứng nhu cầu giải trí của sinh viên mà giờ nó còn được xem như một kênh
thông tin hữu hiệu. Bạn có thể đọc được rất nhiều những thông tin thời sự,
giải trí nóng hổi được share trên Facebook. Không những thế, Facebook còn
là nơi để các bạn sinh viên liên lạc trao đổi với nhau những vấn đề cá nhân và
cả học tập nữa. Bằng cách lập các Group trên Facebook, các bạn có thể cùng
nhau trao đổi và làm các bài tập nhóm- một điều khá phổ biến ở FTU.
Ngoài các trang mạng xã hội, sinh viên Ngoại Thương cũng thường
xuyên truy cập vào các trang web giải trí, với tỷ lệ đạt 93,33%. Ngoài việc sử
dụng Internet như một công cụ để tìm kiếm thông tin và bổ trợ cho việc học,
các bạn sinh viên cũng đã tự đáp ứng các nhu cầu về tinh thần ngày càng lớn
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
23
của mình bằng việc truy cập các trang giải trí như youtube, mp3.zing, kenh14,
haivl,…
Theo một khảo sát gần đây, top 10 trang web được truy cập nhiều nhất
của sinh viên đều là những trang web tìm kiếm, tin tức, giải trí, và mạng xã
hội, bao gồm: Google, Zing, Dantri, Yahoo, VnExpress, Facebook,
24h.com.vn, Nhacuatui, Tuoitre.vn và Kenh14.vn. Chỉ cần truy cập vào 1
trong các trang web này, bạn có thể cùng lúc được cập nhật các tin tức giải trí,
thời sự, hay tìm thấy những thông tin có ích cho công việc, học tập với thời
gian tương đối nhanh chóng. Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, mỗi sinh
viên cần tự trang bị cho mình những kiến thức bao quát về mọi mặt của đời
sống xã hội để không bị tụt hậu so với mọi người. Việc này đã trở nên đơn
giản hơn rất nhiều với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng
Internet, khi mỗi người chỉ cần ngồi một chỗ mà vẫn có thể nắm bắt được các
sự kiện diễn ra trên khắp thế giới.
Với tỷ lệ 59,44%, có không ít các bạn sinh viên thường xuyên truy cập
vào các trang web của Nhà trường để cập nhật các hoạt động mới nhất của
trường, xem các thông báo, tra cứu kết quả học tập, lịch học, lịch thi, điểm thi
cũng như đăng kí tín chỉ…
Ngoài ra, hoạt động sử dụng Internet phục vụ cho mua bán/trao đổi là ít
được sinh viên quan tâm nhất, nhưng lại chiếm một con số không hề nhỏ,
khoảng 37,77%. Với sinh viên, mua bán hay trao đổi hàng hoá chỉ là mối
quan tâm thứ yếu, chỉ phục vụ cho một số nhu cầu nhất định, đối với một số
đối tượng, nên không thực sự phổ biến. Tuy nhiên, với sự phát triển của hệ
thống bán hàng qua mạng, các công việc part-time liên quan đến marketing
online, hay sự xuất hiện của các trang web, doanh nghiệp phục vụ cho trao
đổi hàng hoá qua Internet với những ưu đãi phù hợp với sinh viên, thì hoạt
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
24
động tìm kiếm thông tin trong lĩnh vực này đang và sẽ phát triển trong tương
lai.
V. Các nhà cung ứng mạng Internet tại Việt Nam :
Bảng thống kê các nhà mạng Internet mà sinh viên Ngoại Thương lựa chọn :
Tên nhà mạng
Số lựa chọn
( f
i
)
Tỷ lệ (%)
( d
i
)
VNPT
103
57.22
Viettel
29
16.11
FPT
36
20.00
Các nhà mạng khác
12
6.67
57.22
16.11
20
6.67
Các nhà cung ứng Internet cho sinh viên
VNPT
Viettel
FPT
Khác
Đơn vị : %
BÀI TẬP LỚN Nguyên lý thống kê kinh tế
2013
Tình hình sử dụng Internet hiện nay của Sinh viên Đại học Ngoại Thương | TOA301.2
25
Trước khi đưa ra đánh giá nhận xét về kết quả điều tra trên, chúng ta
hãy cùng đến với thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC về số
thuê bao sử dụng Internet tính đến tháng 12 năm 2012 :
Đơn vị
Thị phần
(%)
VNPT
61.26
Viettel
18.95
FPT
12.61
Các nhà mạng khác
7.18
Số người sử dụng Internet : 31304211
Tỉ lệ dân số sử dụng Internet : 36,02%
Để tiện quan sát, chúng ta có thể theo dõi biểu đồ sau :
Nguồn : VNNIC