Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu để dạy môn Sinh học 7 ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.3 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới PPDH là một vấn đề đã
được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Các nhà
nghiên cứu PPDH đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành
tựu mới của lí luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục nước ta
ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của
con người. Đổi mới PPDH cũng là thay đổi vai trò của người GV.
Nếu như trước đây, GV có vai trò truyền thụ kiến thức cho HS và HS
chỉ việc ghi chép và tiếp thu kiến thức một cách máy móc không cần
phải tư duy thì theo PPDH hiện nay HS sẽ giữ vai trò trung tâm, chủ
động phát hiện kiến thức trên cơ sở hướng dẫn của GV.
- Định hướng đổi mới PPDH đã được thực hiện trong chương
trình thay đổi SGK. SGK các môn học nói chung và môn sinh học 7
nói riêng đã được cung cấp khá phong phú các tư liệu như: tranh ảnh,
sơ đồ minh họa, thông tin,… nhằm tăng cường tính tích cực chủ động
của HS theo hướng “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
đến thực tiễn”.
- Thực tế hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin để tìm
kiếm và khai thác nguồn tư liệu vào dạy học môn Sinh học 7 của GV
ở trường trung học cơ sở (THCS) còn rất hạn chế. Vì vậy, việc sưu
tầm, xây dựng kho tư liệu để giảng dạy môn Sinh học 7 ở trường
THCS là việc làm hết sức cấp thiết và hữu ích.
- Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài:
“Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu để dạy môn Sinh học 7 ở
trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu phục vụ cho GV dạy môn
Sinh học 7 ở trường THCS nhằm phát huy tính tích cực của HS.
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu sưu tầm và xây dựng được kho tư liệu phong phú để giảng dạy


môn Sinh học 7 thì sẽ giúp GV tổ chức tốt quá trình dạy – học nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong dạy học Sinh học 7. Từ
đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục phổ thông.
1
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 7 ở trường THCS.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống tư liệu để giảng dạy môn Sinh học 7 theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Điều tra thực trạng:
+ Việc sưu tầm tư liệu và nhu cầu cần tư liệu để giảng dạy
Sinh học 7 của GV.
+ Mức độ hứng thú của HS lớp 7 đối với tư liệu trong giờ học
Sinh học.
- Xây dựng hệ thống tư liệu cần sưu tầm.
- Tiến hành sưu tầm tư liệu .
- Tổng hợp, phân loại tư liệu.
- Xây dựng kho tư liêu.
- Xây dựng bài tập, giáo án có sử dụng tư liệu.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử
dụng tư liệu trong dạy học Sinh học 7.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Thu thập, phân loại, tổng hợp các sách báo, tài liệu, luận văn,
luận án có liên quan.
6.2. Phương pháp điều tra
- Điều tra thực trạng về việc sưu tầm tư liệu và nhu cầu cần

tư liệu để giảng dạy Sinh học 7 của Giáo viên.
- Điều tra thực trạng về mức độ hứng thú của Học sinh lớp 7
đối với tư liệu trong giờ học Sinh học .
6.3. Phương pháp chuyên gia
- Tìm đọc tài liệu có liên quan.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia, giáo viên hướng dẫn, và các
thầy cô chuyên môn khác.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
2
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của việc
sử dụng tư liệu trong dạy học Sinh học 7.
6.5. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm bằng toán thống kê
Sử dụng một số công thức toán học để xử lý thống kê và
đánh giá kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm.
6.5.1. Phân tích định lượng các bài kiểm tra
- Các bài kiểm tra ở các nhóm lớp đối chứng (ĐC) và thực
nghiệm (TN) đều chấm cùng một biểu điểm theo thang điểm 10.
- Các kết quả thu được chúng tôi xử lý bằng thống kê toán
học để nhằm tăng độ chính xác của các kết luận.
6.5.1.1. Lập bảng thống kê
- Lập các bảng phân phối tần suất (%).
- Lập các bảng phân phối tần suất lũy tích.
6.5.1.2. Tính các tham số đặc trưng
6.5.2. Phân tích định tính các bài kiểm tra
Phân tích chất lượng các bài kiểm tra của HS để thấy rõ:
- Năng lực tư duy và khả năng tiếp thu kiến thức của HS.
- Khả năng gây hứng thú học tập và mức độ hoạt động của
HS.
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp tư liệu học tập của học sinh.
7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

7.1. Về mặt lí luận
- Cơ sở lí luận khẳng định vai trò của tư liệu trong dạy học
Sinh học 7.
- Xây dựng hệ thống các tư liệu cần sưu tầm để phục vụ cho
quá trình giảng dạy Sinh học 7.
7.2. Về mặt thực tiễn
Xây dựng được kho tư liệu phục vụ cho công việc giảng dạy Sinh
học 7 của Giáo viên theo hướng phát huy tính tích cực của HS.
8. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Phương pháp DH hiện nay là nhằm phát huy tối đa tính tích
cực, chủ động của HS trong hoạt động học tập. Để nhằm đạt được
mục tiêu trên, đòi hỏi người GV phải biết vận dụng sáng tạo các
phương pháp dạy học trong đó có việc sưu tầm, bổ sung thêm các tư
3
liệu dạy học để làm cho bài giảng trở nên phong phú hơn, từ đó kích
thích sự hứng thú học tập của HS. Việc sưu tầm tư liệu phục vụ cho
giảng dạy rất được các nhà giáo dục chú trọng đặc biệt là các GV trực
tiếp giảng dạy. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc
thu thập và sử dụng tư liệu để giảng dạy, có thể kể ra một số công
trình sau:
Huỳnh Thị Ánh Ngọc (2006), Sưu tầm và sử dụng tư liệu để giảng
dạy phần sinh thái học ở Trường trung học phổ thông, Luận văn
Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Huế.
Phạm Đình Văn (2006), Rèn luyện cho sinh viên kĩ năng sưu tầm tư
liệu để giảng dạy môn Sinh học ở trường THPT, Luận văn Thạc sĩ,
Đại học Sư phạm Huế.
Nguyễn Trúc Phương (2009), Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu để
dạy môn Công nghệ 7 ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích
cực của học sinh, Khóa luận tốt nghiệp, Đai học Đồng Tháp
Trang web: đã giới thiệu hệ thống tư liệu môn

Sinh học 7, đã giới thiệu các loại giáo án,
. Nhưng những hình ảnh này phần lớn
là scan từ sách giáo khoa và chưa thực sự đầy đủ, chưa được sắp xếp
thành hệ thống các bài, chương.
Qua những công trình trên chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nào
nghiên cứu về việc xây dựng hệ thống tư liệu dạy học môn sinh học
lớp 7 – THCS, vì vậy đề tài của tôi là có ý nghĩa về mặt khoa học và
thực tiễn.
9. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
9.1. Giới hạn
1. Giới hạn kho tư liệu:
Toàn bộ chương trình môn Sinh học 7.
2. Giới hạn thực tập giảng dạy:
9.2. Phạm vi
* Điều tra thực trạng: Trường THCS & THPT Thạnh Tân -
Thạnh Trị - Sóc Trăng , Trường THCS An Thạnh 1 – Cù Lao Dung -
Sóc Trăng và Trường THCS Long Tân – Ngã Năm – Sóc Trăng.
4
* Thực nghiệm: Trường THCS An Thạnh 1 – Cù Lao Dung
- Sóc Trăng.
10. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, ND khóa luận gồm 3 chương:
- Chương 1 – Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
- Chương 2 – Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu để giảng
dạy môn Sinh học 7 ở trường THCS.
- Chương 3 – Thực nghiệm sư phạm
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm tư liệu

Tư liệu là những thứ vật chất được con người sử dụng trong
một lĩnh vực nào đó, đôi khi cũng là tài liệu phục vụ cho việc nghiên
cứu. Trong quá trình dạy học, tư liệu là một loại thông tin mà dựa
vào đó học sinh có thể tìm tòi, suy luận dẫn đến một kết luận tri thức.
1.1.2. Phân loại tư liệu
Có nhiều cách phân loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, có thể nêu
ra một số cách phân loại sau:
1. Dựa vào hình thức cung cấp thông tin
+ Tư liệu ngôn ngữ: Ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói
+ Tư liệu phi ngôn ngữ: Hình ảnh, mô hình, sơ đồ, phim.
2. Dựa vào nguồn cung cấp thông tin
+ Tư liệu khai thác từ các loại sách tham khảo.
+ Tư liệu từ bài giảng, các luận văn, luận án.
+ Tư liệu phòng thí nghiệm.
+ Tư liệu được khai thác từ các loại báo, tạp chí.
+ Tư liệu từ các chương trình truyền hình.
+ Tư liệu khai thác từ các đĩa CD.
+ Tư liệu khai thác từ mạng Internet.
3. Dựa vào mục đích sử dụng
+ Sử dụng để giảng dạy bài mới.
+ Sử dung để củng cố, ôn tập.
5
+ Sử dụng trong kiểm tra – đánh giá.
1.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá tư liệu
+ Tư liệu phải phù hợp với mục đích đề ra
+ Tư liệu phải ngắn gọn, rõ ràng, thời sự, hiện đại, chứa nhiều
thông tin
+ Tư liệu phải phát huy tính tích cực, khả năng tìm tòi, khám
phá của HS
+ Tư liệu phải đẹp, sinh động, dễ hiểu

1.1.4. Tầm quan trọng của tư liệu trong dạy học
+ Tư liệu bổ sung nội dung cho sách giáo khoa.
+ Tư liệu là biện pháp tạo ra các hoạt động để tổ chức quá trình
nhận thức cho học sinh.
+ Tư liệu tạo sự hấp dẫn, hứng thú, kích thích sự tìm tòi, khám
phá của HS.
+ Góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
1.1.5. Khái niệm tích cực hóa
Tích cực hóa là một tập hợp các hoạt động của thầy giáo và
của các nhà giáo dục nói chung, nhằm biến người học từ thụ động
thành chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm
tri thức để nâng cao hiệu quả học tập.
1.1.6. Tích cực hóa học sinh trong dạy học là gì?
Tích cực ở đây được hiểu theo nghĩa là hoạt động chủ động
trong nhận thức và hành động. Một cách chung nhất, tính tích cực
trong học tập của HS là một trạng thái hoạt động của HS được xuất
hiện khi HS có động cơ, mục đích học tập đúng đắn, rõ ràng; có nhu
cầu học và cảm thấy hứng thú trong học tập.
* Tính tích cực nhận thức trong học tập có các cấp độ từ
thấp đến cao
- Bắt chước, cố gắng làm theo.
- Tìm tòi, độc lập giải quyết vấn đề.
- Sáng tạo, tìm ra giải pháp mới, độc lập, hiệu quả.
* Một số tiêu chí đánh giá tính tích cực nhận thức của
HS:
 Sự tập trung chú ý vào nhiệm vụ học tập.
6
 Khả năng định hướng nhanh vào mục tiêu học tập.
 Có các biểu hiện của sự hứng thú học tập.
 Tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập.

 Độc lập hành động.
 Hăng hái tham gia trao đổi thảo luận: chủ động nêu vấn
đề, câu hỏi và sẵn sàng bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình.
 Khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 Suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
1.1.7. Quy trình sưu tầm và xây dựng kho tư liệu
Sưu tầm tư liệu trong dạy học thực chất là một quá trình thu
và phát thông tin. Nó bao gồm các bước tổng quát sau:
Quy trình sưu tầm và xây dựng kho tư liệu
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng về việc sưu tầm tư liệu và nhu cầu cần tư liệu
của Giáo viên trong dạy học Sinh học 7
1.2.1.1. Kết quả thăm dò GV
1.2.1.2. Nhận xét
1.2.2. Thực trạng về mức độ hứng thú của học sinh lớp 7 đối
với tư liệu trong giờ học Sinh học
1.2.2.1. Kết quả điều tra HS
1.2.2.2. Nhận xét
1.2.3. Kết luận chung
7
GĐ 1
Sưu
tầm
GĐ2
XD
kho

liệu
Bước 1. Xác định mục tiêu bài học
Bước 2. Phân tích nội dung bài học

Bước 3. Chọn tư liệu cần sưu tầm
Bước 4. Tiến hành sưu tầm tư liệu
Bước 5. Xử lí tư liệu
Bước 6. Phân loại và xây dựng kho tư liệu
Từ kết quả điều tra ta thấy:
- Về giáo viên: Đa số GV đã cho rằng việc sưu tầm và sử
dụng thêm các tài liệu để làm phong phú thêm cho các tiết dạy là rất
cần thiết, một số giáo viên đã thường xuyên sưu tầm thêm tài liệu cho
tiết dạy của mình. Bên cạnh đó, cũng còn nhiều giáo viên chưa có
thói quen sưu tầm thêm tài liệu để giảng dạy do nhiều nguyên nhân
(thiếu phương tiện, mất nhiều thời gian, nguồn tư liệu còn hạn chế
cũng như còn hạn chế trong việc truy cập Internet ). Nhưng nhìn
chung, tất cả giáo viên điều cho rằng việc sử dụng thêm tư liệu (tranh
ảnh, phim, nguồn thông tin bổ sung ) sẽ giúp cho học sinh có thái độ
học tập tốt hơn tức là thấy được tác động tích cực của việc sưu tầm
và sử dụng tài liệu.
- Về học sinh: Đa số các em điều tỏ ra hứng thú trong các
tiết học có sử dụng thêm các tư liệu ngoài sách giáo khoa vì có thêm
nhiều tranh ảnh đẹp, sinh động; các em được tiếp thu thêm những
kiến thức mới ngoài những kiến thức cơ bản được trình bày trong
sách giáo khoa và do đó khả năng khắc sâu kiến thức cũng cao hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều học sinh tỏ ra thờ ơ trong
các tiết học có sử dụng tư liệu do nhiều nguyên nhân (lười học, mất
kiến thức căn bản, hạn chế đọc viết, ). vì thế giáo viên cần phải biết
lựa chọn PPDH thích hợp để phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh
Như vậy, qua kết quả điều tra ở cả 2 đối tượng ta thấy việc
sưu tầm và xây dựng kho tư liệu để giảng dạy Sinh học 7 theo hướng
phát huy tính tích cực của HS là rất cần thiết
8

CHƯƠNG 2. SƯU TẦM VÀ XÂY DỰNG KHO TƯ LIỆU ĐỂ
GIẢNG DẠY SINH HỌC 7 Ở TRƯỜNG THCS
2.1. Phân tích cấu trúc chương trình Sinh học 7
SINH HỌC 7
Ngành
ĐVNS
- KN ĐVNS
- Cấu tạo các loài ĐVNS như: trùng roi, trùng biến hình
- Đặc điển chung của ĐVNS, vai trò của ĐVNS
Ngành RK
Các ngành
Giun
Ngành
Thân mềm
Ngành
Chân khớp
Ngành
ĐV
CXS
Sự tiến hóa
của ĐV
ĐV và ĐS
con người
Lớp

Lớp
Lưỡng

Lớp
Bò sát

Lớp
Chim
Lớp
Thú
- Hình dạng và cấu tạo trong của thủy tức
- Một số loài ruột khoang phổ biến
- Đặc điển chung và vai trò của Ruột khoang
- Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của tùng đại diện cho từng ngành
- Vòng đời phát triển của các ngành giun
- Một số loài giun phổ biến
- Đặc điểm chung của ngành giun dẹp, giun tròn, giun đốt
- Tác hại của giun dẹp,giun tròn và lợi ích của giun đốt đối với đời sống
con người.
- Hình dạng cấu tạo của trai sông đại diện của thân mềm,
- Một số loài Thân mềm phổ biến và tập tính của chúng.
- Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm.
- Hình dạng, cấu tạo của: tôm sông(giáp xác) Nhện (hình nhện) Châu
chấu (sâu bọ)
- Sự đa dang của ngành Chân khớp.
- Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
- KN Động vật có xương sống
- Đời sống và cấu tạo ngoài của cá
- Cấu tạo trong của cá thích nghi với đờì sống ở nước
- Đa dạng, đặc điểm chung và vai trò của lớp cá
- Cấu tạo ngoài cấu tạo trong của ếch thích nghi với đờì sống vừa ở nước
vừa ở cạn
- Đa dạng, đặc điểm chung và vai trò của lớp lưỡng cư
- Cấu tạo ngoài và trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn
- Đa dạng, đặc điểm chung và vai trò của lớp bò sát
- Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của chim thích nghi với đờì sống bay lượn

- Đa dạng, đặc điểm chung và vai trò của lớp chim
- Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của thỏ thích nghi với đờì sống lẫn trốn kẻ
thù
- Đặc điểm cấu tạo của các đại diện trong từng bộ thú.
- Đặc điểm chung và vai trò của lớp thú
- KN về tiến hóa của động vật
- Chiều hướng tiến hóa của cơ quan di chuyển, tổ chức cơ thể và sinh sản
của động vật. Nguồn gốc ĐV
?
- Đại diện:
9
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc chương trình Sinh học 7
10
2.1.1. Khó khăn đối với việc khai thác tư liệu
 Đối tượng nghiên cứu rộng, đa dạng thuộc nhiều ngành động vật
khác nhau.
 Nội dung cơ bản là nghiên cứu những đặc điểm chung của từng
ngành động vật nên việc thu thập tài liệu chưa thực sự đầy đủ .
 Số bài thực hành tương đối nhiều (10 bài thực hành/ tổng số 66 bài).
 Việc thu thập các đoạn phim về tập tính của động vật còn hạn chế.
2.1.2. Thuận lợi đối với việc khai thác tư liệu
 SGK có nhiều hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu. Căn cứ vào đó ta tìm
kiếm tư liệu một cách chính xác.
 Do chương trình không đi sâu nghiên cứu một đối tượng cụ thể
nào nên nguồn tư liệu phong phú, đa dạng.
2.2. Hệ thống tư liệu cần sưu tầm
Bảng thống kê các tư liệu sưu tầm
(tham khảo ở bản chính của khóa luận, trang 27)
Bài Kênh hình Kênh chữ Kênh phin
… … …

2.3. Tiến hành sưu tầm tư liệu
2.3.1. Sưu tầm tư liệu từ sách, báo
 Bước 1. Sưu tầm sách, báo liên quan đến môn học.
Lưu ý các thông tin chính của sách về:
Năm suất bản:
Tác giả:
Nhà xuất bản:
 Bước 2. Phân loại sách, báo
 Bước 3. Đọc sách, báo
+ Xác định mục tiêu, yêu cầu của việc đọc sách, báo.
+ Tìm hiểu bố cục và nội dung cơ bản của sách, báo.
+ Đọc và nghiên cứu kĩ nội dung cần tìm.
+ Ghi chép, lưu giữ các thông tin cần thiết.
 Bước 4. Tổng hợp, lựa chọn thông tin tốt nhất
Tổng hợp lại, chọn thông tin phù hợp nhất và biến thành kiến
thức của mình
2.3.2. Thu thập tư liệu từ đĩa CD, VCD
11
- Thu thập các đĩa CD, VCD,…được các nhà chuyên môn
sưu tầm và bán ra thị trường, từ các GV sưu tầm trong quá trình
giảng dạy, các học viên xây dựng trong quá trình làm luận văn, luận
án…được truyền tay, của các nhóm giảng viên ở trường đại học.
Ví dụ: Phim về vấn đề môi trường
Một số vấn đề về môi trường Đánh bắt cá bằng chất nổ
Hình 2.2. Một số vấn đề về môi trường
(Nguồn: Được khai thác từ đĩa CD –Rom)
(nguồn: Khai thác từ đĩa CD)
2.3.3. Khai thác tư liệu từ Internet
+ Tìm kiếm thông tin chung
Đó là những thông tin chung, là các bài viết, sách điện tử,

gồm cả kênh chữ và kênh hình trong đó chủ yếu là kênh chữ.
* Sử dụng các địa chỉ Web (URL) cụ thể
Chọn trang Web phù hợp với nội dung cần tìm. Sau đó tìm
kiếm thông tin và lưu trữ.
* Sử dụng các công cụ tìm kiếm
- Chọn công cụ tìm kiếm\Mở Internet Explore\nhập tên
Web vào ô Addrese\Enter.
- Chọn Internet\Nhập từ khóa vào\Search hoặc Enter\Công
cụ tìm kiếm sẽ lọc ra tất cả các trang Web có nội dung liên quan với
từ khóa.
- Chọn trang Web phù hợp\Click chuột phải\Open in new
Window\Tìm kiếm\Lưu trữ.
+ Tìm kiếm tư liệu thuộc kênh hình
- Chọn công cụ tìm kiếm\Mở Internet Explore\nhập tên
Web vào ô Addrese\Enter.
12
- Chọn Image hoặc Picture\Nhập từ khóa vào\Search hoặc
Enter\Công cụ tìm kiếm sẽ lọc ra tất cả các hình ảnh có nội dung liên
quan với từ khóa.
- Chọn hình ảnh phù hợp\Click chuột phải\Open in new
Window\Hình ảnh cùng với trang Web chứa nó sẽ được mở, ngoài ra
còn có thể có một số hình cùng loại với nó trong trang Web\Chọn
hình ảnh\Lưu trữ.
Ví dụ: Một số hình ảnh về động vật quý hiếm được khai thác từ
Internet
Một số động vật quý hiếm
Hình 2.3. ĐV quý hiếm: Sếu đầu đỏ và Báo lửa
(Nguồn: Khai thác từ trang Web:)
+ Tìm kiếm phim
- Chọn trang Web phù hợp với nội dung cần tìm. Sau đó tìm

kiếm thông tin và lưu trữ.
- Chọn công cụ tìm kiếm\Mở Internet Explore\nhập tên Web
vào ô Addrese\Enter. Sau đó tìm kiếm thông tin và lưu trữ.
Ví dụ: Phim về HD của thuỷ tức được khai thác từ Internet
Hình dạng của thuỷ tức Trùng roi
Hình 2.4. Hình dạng và di chuyển của thuỷ tức và trùng roi
( Nguồn:Khai thác từ trang Web:http:// www.youtube.vn )
13
2.4. Xử lí tư liệu
Các tư liệu mà chúng ta thu được mới chỉ ở dạng thô, vì vậy
cần phải xử lí cho phù hợp với mục đích sử dụng và đảm bảo tính
năng sư phạm.
Xử lí tư liệu kênh chữ
Chọn lọc, phân loại, sau đó tổng hợp lại và lưu trữ vào kho tư
liệu. Chúng ta có thể lập đề cương, viết tóm tắt hay khái quát thành
sơ đồ, mô hình hóa.
Hình 2.5 Sơ đồ tiêu hóa thức ăn của Giun đất
Xử lí tư liệu kênh hình
Sử dụng phần mềm Paint, Adobe PhotoShop, ACD Photo
Editor… để chỉnh sửa sơ đồ, hình ảnh, sau đó tổng hợp, chọn lọc,
phân loại và lưu vào kho tư liệu.

Hình 2.6. Hình minh họa một cách xử lý hình ảnh
14
Thức ăn
Lỗ miệng
Thực quản
Hầu
Diều
Dạ dàycơ

Ruột tịt
Hậu môn
Xử lí phim
Đối với các đoạn phim, dùng Windows movie maker, HeroSoft
3000 để cắt, nối, Rejump để nối phim, Cool Edit Pro để cắt nhạc,…
Tất cả các tranh ảnh, mô hình,… đã được xử lí đều phải ghi chú
nguồn khai thác, tác giả, ngày truy cập, … đây là một trong những
tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tư liệu.
2.5. Xây dựng kho tư liệu dạng cây thư mục
2.5.1. Ưu điểm
+ Quản lí hệ thống tư liệu dễ dàng, thuận tiện
+ Tư liệu được sắp xếp một cách có hệ thống nên việc tìm kiếm
dễ dàng nhanh chóng.
2.52. Kho tư liệu dạng cây thư mục
Trước tiên chúng ta tạo thư mục mới bằng cách File/New/
Folder có thư mục mới. Một thư mục lớn là: Kho tư liệu, tiếp tục tao
các thư mục nhỏ bên trong lần lược đó là chương, bài trong bài sẽ có
kênh chữ, kênh hình và kênh phim. Dùng chuột trái giữ hình và nắm
kéo đưa hình vào thư mục hay có thể dùng biện pháp cắt hoặc copy
tư liệu đưa vào thư mục. Cuối cùng dùng chuột trái nhấp đôi vào hình
cần chọn để đặt tên cho tư liệu.
2.5.3. Hệ thống các tư liệu sưu tầm được
Kết quả đã sưu tầm được 1121 tư liệu thuộc kênh hình, 68 tư
liệu thuộc kênh chữ, 109 tư liệu thuộc kênh phim
2.6. Sử dụng tư liệu trong giảng dạy Sinh học 7 - THCS
2.6.1. Sử dụng trong dạy bài mới
Sử dụng tư liệu để thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh.
- Dựa vào tư liệu thu được để bổ sung vào mục tiêu của HĐ
học tập.
- Sử dụng tư liệu làm nguồn cung cấp thông tin cho HĐ học tập.

- Sử dụng tư liệu để thiết kế “lệnh” cho HS xử lí thông tin: Câu
hỏi, bài tập, sơ đồ, biểu bảng khuyết thiếu, hình ảnh chưa chú thích,
phim thiếu lời bình,…
15
Tùy vào đặc điểm nội dung bài học và điều kiện giảng dạy, đặc
điểm, trình độ HS mà ta sử dụng tư liệu để thiết kế các hoạt động cho
phù hợp.
Ví dụ: - Sử dụng tư liệu để đặt câu hỏi cho HS trong bài 27 “ĐA
DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ”
Yêu cầu HS quan sát hình và cho biết tên các loài sâu bọ.
Hình 2.7 Một số đại diện của lớp sâu bọ
Kể tên các loài sâu bọ mà em biết ?
Em có nhận xét gì về màu sắc và hình dạng của chúng ?
Qua quan sát tranh em hãy cho biết một số tập tính của sâu bọ?
Hình thành khái niệm thức ăn vật nuôi.
- Sử dụng tư liệu tổ chức hoạt động nhóm cho HS trong bài 38
* Yêu cầu HS quan sát hình, thảo luận nhóm xác định đặc điểm
hình thái đặc trưng của từng bộ của bò sát, ghi kết quả theo bảng mẫu
2.6.2. Sử dụng trong củng cố bài học
Sử dụng các sơ đồ, khái quát, các bài tập nhỏ hay câu hỏi trắc
nghiệm để củng cố bài học, giúp HS nắm khái quát nội dung bài học.
Ví dụ:
- Sử dụng sơ đồ để củng cố trong bài 29
Hoàn thành sơ đồ sau :
16
Sơ đồ tóm tắt các lớp thuộc ngành chân khớp
2.6.3. Sử dụng tư liệu trong kiểm tra đánh giá
Từ bộ câu hỏi trắc nghiệm, ta chế biến, xáo trộn câu trả lời và
câu nhiễu để tạo đề thi cho HS.
Ví dụ: - Hãy chọn và đánh dấu X vào ô  cho ý trả lời đúng ở

câu sau:
1 Trùng roi có màu xánh lá cây nhờ:
Sắc tố ở màng cơ thể
Màu sắc ở điểm mắt
Màu sắc của hạt diệp lục
Sự trong suốt của màng cơ thể
2 Đặc điểm chung của ngành giun tròn
Cơ thể phân đốt , đối xứng 2 bên
Cơ thể không phân đốt , có khoang cơ thể chính thức
Cơ thể phân đốt cơ quan tiêu hóa phát triển
Cơ thể hình trụ, thường thuôn 2 đầu
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Đánh giá hiệu quả của việc sưu tầm và xây dựng kho tư liệu
để dạy môn Sinh học 7 ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích
cực của Học sinh.
17
Lớp giáp
xác
- Đại diện:
Ngành chân khớp

?
- Đại diện:
Ve bò
?
- Đại diện:
3.2. Nội dung thực nghiệm
Sử dụng tư liệu để dạy môn Sinh học 7 theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh.

3.3. Đối tượng thực nghiệm
Lớp 7A1, 7A2 Trường THCS An Thạnh 1.
Thời gian thực nghiệm (giảng dạy)
3.4. Phương pháp thực nghiệm
- Lớp thực nghiệm: Sử dụng tư liệu đã thu thập được để
giảng dạy.
- Lớp đối chứng: Bài học không vận dụng tư liệu vào giảng dạy.
3.5. Kết quả thực nghiệm
Tiến hành khảo sát (sau khi giảng dạy), thời gian kiểm tra là 15
phút, học sinh làm bài trên giấy (do GV phát), Bài kiểm tra theo hình
thức trắc nghiệm
Kết quả thu được (qua kiểm tra) ở lớp ĐC và lớp TN
Lớp
TS
HS
Số học sinh đạt điểm X
i
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 35 0 0 0 1 3 4 6 7 8 6
ĐC 35 0 1 3 4 12 5 6 3 1 0
3.5.1. Về mặt định tính
Thông qua việc trực tiếp giảng dạy, dự giờ (GV, sinh viên thực tập),
qua nhận xét của GV, qua quan sát và trao đổi với HS, có thể đánh giá
khái quát như sau:
- Lớp thực nghiệm số HS phát biểu xây dựng bài nhiều hơn lớp
đối chứng. Cho thấy tư liệu đã kích thích tính tò mò, tìm tòi, khám
phá của HS nên HS tập trung tham gia vào bài học của GV, chăm chú
nghe giảng, ghi chép… đấy chính là ưu điểm của lớp thực nghiệm có
sử dụng tư liệu để tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS.
- Không khí lớp học sôi nổi với các cuộc thảo luận giữa các

thành viên trong lớp trước các tình huống của các tư liệu do GV đưa
ra, đây là yếu tố giúp bài học ở lớp thực nghiệm đạt kết quả tốt hơn
lớp đối chứng.
18
3.5.2.Về mặt định lượng
3.5.2.1. Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm
Bảng 3.1. Phân phối tần suất luỹ tích
Lớp
Số
bài
% số học sinh đạt điểm Xi trở xuống (Wi %)
2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 35 0 0 2,86 11,43 22,86 40,0 60,0 82,86 100
ĐC 35 2,86 11,43 22,86 51,15 71,43 85,11 94,28 97,14 100
Hình 3.1. Đồ thị đường tích lũy
19
Điểm
Điểm
W%
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp tham số đặc trưng
Lớp
Các tham số đặc trưng
X
± m S
2
S
C
v
(%)
t

d
t
α

(bảng)
95% 99%
TN
7,80±0,05
2,73 0,28 3,6
33,0 2,042 2,750
ĐC
5,49±0,05
2,54 0,29 4,07
3.5.2.2. Nhận xét
Kết quả cho thấy:
Có sự khác nhau giữa điểm trung bình (
X
) ở lớp TN và lớp
ĐC. Điểm trung bình ở lớp TN cao hơn điểm trung bình ở lớp ĐC.
Tỷ lệ HS trung bình và yếu ở lớp thực nghiệm giảm hẳn trong khi đó
tỷ lệ HS khá giỏi tăng lên rõ rệt so với lớp đối chứng.
Dựa vào đồ thị 3.2 ta thấy tỉ lệ học sinh có điểm từ trung bình
trở xuống của lớp TN (11.43%) ít hơn so với tỉ lệ học sinh có điểm từ
trung bình trở xuống của lớp ĐC (51.15%) và tỉ lệ học sinh có điểm
trên trung bình của lớp TN chiếm tỉ lệ (88.57) so với tỉ lệ học sinh có
điểm trên trung bình của lớp ĐC (48.85)
Dựa vào bảng 3.3 ta thấy hệ số biến thiên (Cv%) ở cả 2 lớp TN
và ĐC < 10 cho thấy dao động nhỏ nên kết quả thu được có độ tin
cậy cao. Hệ số biến thiên ở lớp TN thấp hơn hệ số biến thiên ở lớp
ĐC chứng tỏ kết quả thu được ở lớp TN có độ tin cậy cao hơn so với

lớp ĐC.
So sánh t
d
với t
α
(tra từ bảng phân phối Student), ta có: Kết quả
thu được ở bảng 3.3 ta thấy t
d
> t
α
,
vậy kết quả thu được là có ý nghĩa
Như vậy, việc sử dụng tư liệu trong giảng dạy đã đem lại hiệu
quả thiết thực, giúp HS khắc sâu, nắm vững tri thức cũng như nâng
cao độ bền kiến thức cho HS.
3.5.2.3. Kết luận
20
Tóm lại, sưu tầm và xây dựng kho tư liệu trong giảng dạy
Sinh học 7 bước đầu đã đem lại hiệu quả trong việc phát huy tính tích
cực của HS. Tất nhiên không hoàn toàn là phải luôn sử dụng tư liệu
mới kích thích hứng thú, tính tích cực học tập của HS nhưng có thể
khẳng định rằng sử dụng hệ thống tư liệu trong dạy học Sinh học 7
làm cho bài giảng logic hơn, sinh động hơn và đạt được mục đích dễ
dàng hơn.
21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu đề tài “Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu để
dạy môn Sinh học 7 ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích
cực của Học Sinh” chúng tôi xin rút ra các kết luận sau:

1. Qua kết quả điều tra thực trạng cho thấy tất cả GV đều
cần thêm tư liệu để giảng dạy và HS rất hứng thú đối với tư liệu trong
giờ học Sinh học 7. Vì vậy việc sưu tầm và xây dựng kho tư liệu
phục vụ cho việc giảng dạy môn Sinh học 7 theo hướng phát huy tính
tích cực của HS là cần thiết.
2. Đã lập được bảng hệ thống tư liệu cần sưu tầm, xây
dựng được kho tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy môn Sinh học 7.
3. Đã khai thác, sưu tầm và xây dựng kho tư liệu với 1121
tư liệu thuộc kênh hình, 68 tư liệu thuộc kênh chữ, 109 tư liệu về
phim.
4. Đã đề xuất các phương pháp và biện pháp sử dụng tư
liệu trong dạy học Sinh học 7 cụ thể là: Sử dụng trong dạy bài mới,
sử dụng trong củng cố bài học, sử dụng tư liệu trong kiểm tra đánh
giá.
5. Tiến hành thực nghiệm 2 bài, kết quả thực nghiệm sư
phạm bước đầu đã khẳng định giá trị của hệ thống tư liệu trong việc
nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh học 7. Tư liệu không những
giúp HS tiếp thu kiến thức chủ động mà còn phát huy được tính sáng
tạo trong quá trình học tập.
2. Kiến nghị
Trong điều kiện hiện nay việc sưu tầm và xây dựng tư liệu
cho bài giảng là cần thiết, đặc biệt là môn Sinh học 7. Vì vậy, cần tổ
chức bồi dưỡng thường xuyên cho SV về kỹ năng sưu tầm tư liệu,
22
xây dựng kho tư liệu cũng như sử dụng tư liệu để tổ chức hoạt động
nhận thức của HS.
SV phải không ngừng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ từ
đó có thể khai thác tốt nguồn tư liệu từ Internet, băng đĩa. Thường
xuyên sưu tầm và xây dựng thành kho tư liệu để phục vụ cho việc
giảng dạy sau này.

Kho tư liệu cần được tiếp tục sưu tầm, bổ sung để ngày càng
phong phú, đa dạng hơn nữa về chủng loại cũng như chất lượng
nhằm phục vụ việc giảng dạy môn Sinh học 7 nói riêng cũng như dạy
học Sinh học nói chung ở trường THCS đạt kết tốt hơn.
23

×