Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào nhận thức và vận dụng quy luật tự nhiên và quy luật xã hội trong hoạt động thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.15 KB, 15 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mục lục
1. Tự nhiên và Xã hội.Quan hệ giữa Xã hội với Tự nhiên 3
1.1. Tự nhiên và xã hội 3
1.2. Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên 4
2. Vai trò của con ngời trong mối quan hệ giữa Xã hội với tự nhiên 4
2.1. Vai trò của con ngời trong mối quan hệ Xã hội -Tự nhiên 4
2.2. Mối quan hệ gữa con ngời và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển
của xã hội 6
3. Mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào nhận
thức và vận dụng quy luật tự nhiên và quy luật xã hội trong hoạt động thực tiễn6
4. Vấn đề môi trờng 8
4.1. Môi trờng 8
4.2. Vấn đề môi trờng 9
4.3. Nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trờng 9
5. Vấn đề bảo vệ môi trờng ở nớc ta hiện nay 9
5.1. Thực trạng 9
5.2. Chính sách và hoạt động 11
5.3. Hạn chế 13
5.4. Phơng hớng 14
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời nói đầu
Thế giới của chúng ta tồn tại và phát triển dựa trên vô số những mối quan hệ vô cơ và
hữu cơ phức tạp.Trong đó, hai thành phần có thể nói là trọng yếu nhất để tạo nên sự tồn tại
và phát triển ấy là : Tự nhiên và Xã hội . Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội là một mối
quan hệ biện chứng ,cơ bản - cơ bản đến mức nhiều khi ngời ta không chú ý hoặc nhận ra
nó.Tuy nhiên , chính đây lại là nền tảng ,cơ sở cho sự hiện tồn của thế giới mà chúng ta
đang sống, bởi vì thế giới không chỉ cần đến tự nhiên để cung cấp những điều kiện sống
tất yếu, mà để tiến lên các trình độ cao hơn ,nó còn cần đến xã hội cùng với những thành
phần và quy luật của xã hội.Cho nên,về mặt lý luận, tìm hiểu về sự tác động qua lại giữa


tự nhiên với xã hội là tìm hiểu về mối quan hệ quan trọng nhất,căn bản nhất trong tiến
trình phát triển của lịch sử thế giới.
Khi mới xuất hiện, con ngời đợc tạo hóa ban cho những điều kiện nguyên sơ lí tởng
để tiến hành một cuộc chinh phục và khám phá- đối với tự nhiên và ngay chính bản
thân họ. Từ đây, con ngời đã trải qua biết bao thử thách cũng nh thành công. Nhng, cùng
với những thành tựu kì diệu đã đạt đợc, họ cũng đã làm biến đổi bộ mặt của tự nhiên một
cách ghê gớm, mà tính tiêu cực tỏ ra lấn át tính tích cực. Đặc biệt , trong vài thập kỉ trở lại
đây, ngời ta ngày càng thấy rõ mối đe dọa của hiểm họa sinh thái , khi mà song song với
sự phát triển không ngừng của công nghiệp, môi trờng cũng ngày một bị phá huỷ nghiêm
trọng.Với một nớc đang phát triển nh Việt Nam , đây lại càng là một vấn đề lớn. Trong
quá trình nỗ lực hoà nhịp cùng sự tiến bộ của thế giới, chúng ta rất dễ mắc những sai lầm
chủ quan, mà một sai lầm sẽ để lại hậu quả lâu dài và khó lờng là chỉ biết khai thác mà
không biết bảo tồn môi trờng sinh thái.
Bảo vệ môi trờng là trách nhiệm không chỉ của riêng ai. Là một sinh viên - thế hệ trẻ
của đất nớc , ý thức đợc việc này là vô cùng quan trọng: nắm bắt đợc tình trạng môi trờng
để chủ động tham gia vào các hoạt động, hành động bảo tồn, bảo vệ. Hơn nữa lại là sinh
viên của ngành kinh tế, việc tìm hiểu về môi trờng và việc nhận thức tầm quan trọng của
việc bảo vệ môi trờng lại càng thiết yếu, vì các hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động
sản xuất chính là một trong những bộ phận làm tổn hại nhiều nhất đến tự nhiên và môi tr-
ờng.
Vì vậy, trong tài liệu này, tôi xin trình bày những điểm cơ bản về: Quan hệ giữa xã
hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trờng ở nớc ta hiện nay.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nội dung
1 . Tự nhiên và X hộiã .Quan hệ giữa X hội với Tự nhiên :ã
1.1. Tự nhiên và Xã hội :
Tự nhiên, theo nghĩa rộng, là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Nó là một
trong những yếu tố cơ bản và cần thiết nhất cho sự sống, là điều kiện thờng xuyên và tất
yếu trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất xã hội.

Về điều kiện sống, Tự nhiên cho con ngời nơi c trú,cung cấp những thứ cần thiết nhất
cho sự sống của họ nh nớc, ánh sáng, không khí, thức ăn, v.v.. Nhng, đó mới chỉ là những
gì tự nhiên ban chung cho mọi sinh vật trên trái đất này. Riêng đối với con ngời - sinh vật
tiến hoá nhất của thế giới với trình độ lao động, tự nhiên còn là một cái kho khổng lồ chứa
đựng biết bao tài nguyên quý giá. Đó là những nguyên vật liệu,những nhiên liệu giúp con
ngời tiến hành và duy trì các hoạt động sản xuất của mình, mà nếu thiếu chúng, con ngời
đã không thể có điểm xuất phát, không biết sản xuất cái gì và sản xuất nh thế nào: Công
nhân không thể sáng tạo ra cái gì hết, nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới
hữu hình bên ngoài . Đó là vật liệu trong đó lao động của anh ta đợc thực hiện,trong đó lao
động của anh ta tác động, từ đó và nhờ đó, lao động của anh ta sản xuất ra sản phẩm.
Xã hội, là một bộ phận đặc biệt của tự nhiên, là hình thái vận động cao nhất của vật
chất. Hình thái vận động này lấy mối quan hệ của con ngời và sự tác động lẫn nhau giữa
ngời với ngời làm nền tảng. Cho nên có thể nói: xã hội là sản phẩm của sự tác động qua
lại giữa những con ngời. Nh vậy, xã hội đợc hình thành thông qua những hoạt động có ý
thức của con ngời chứ không tự phát nh tự nhiên, và qua quá trình hình thành và phát triển
lâu dài, xã hội tự có những quy luật riêng của nó mà bản thân con ngời cũng phải tuân
theo.Đồng thời với sự tiến hoá của tự nhiên, xã hội cũng có một quá trình phát triển lịch
sử của mình,thể hiện bằng sự vận động ,biến đổi và phát triển không ngừng trong cơ cấu
của xã hội - ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể ,có một dạng cơ cấu xã hội đặc thù. Nền tảng
chung của các cơ cấu xã hội cụ thể này là những mối quan hệ sản xuất vật chất,những
mối quan hệ giữa ngời với ngời.
Nh vậy là ngay từ xuất phát điểm, con ngời đã đợc tạo hóa ban cho nơi trú ngụ, thức
ăn và vật liệu-chỉ có điều tất cả mới ở dạng thô sơ.Việc họ phải làm trong suốt quá trình
phát triển của mình cũng giống nh là xây dựng và trang hoàng cho nơi ở ấy đợc đẹp đẽ và
ấm cúng hơn, chế biến cho thức ăn đợc ngon hơn từ những vật liệu có sẵn.Và những hoạt
động sản xuất cũng nh những mối quan hệ xã hội chính là phơng tiện , cách thức giúp cho
con ngời thực hiện đợc điều đó.
1.2. Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên:
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Tự nhiên và xã hội có mối quan hệ khăng khít.Trong sự tác động qua lại giữa chúng,
yếu tố tự nhiên có ảnh hởng to lớn đến sự tồn tại và sự phát triển của xã hội, con yếu tố xã
hội ngày càng có vai trò quan trọng đối với việc biến đổi và phát triển của tự nhiên.
Tự nhiên là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và tiến lên của xã hội, của con ng-
ời.Vai trò này của tự nhiên không có gì có thể thay thế đợc và cũng không bao giờ mất đi,
cho dù xã hội có phát triển đến trình độ nào đi chăng nữa. Bởi lẽ, nếu coi xã hội nh một cơ
thể sống, thì tự nhiên là nguồn cung cấp không khí, nớc và thức ăn ; còn nếu coi nó nh
một cỗ máy sản xuất, thì tự nhiên lại là bộ phận đa nguyên, nhiên liệu vào-Không có
không khí, nớc và thức ăn thì cơ thể sẽ còi cọc,ốm yếu rồi tàn lụi; không có nguyên vật
liệu thì cái máy cũng chỉ là thứ bỏ đi mà thôi. Ngày nay, với khoa học kỹ thuật và công
nghệ hiện đại, con ngời đã chế tạo đợc ra những vật liệu mới vốn không có sẵn trong tự
nhiên, nhng, suy đến cùng, thì những thành phần tạo nên chúng cũng lại đều xuất phát từ
tự nhiên. Xã hội dù có phát triển đến trình độ nào thì cũng vẫn không thể thoát ra ngoài
cái vòng tự nhiên, vì mọi hoạt động xã hội đều diễn ra trong tự nhiên, lấy tài liệu từ tự
nhiên và có đạt kết quả hay không cũng lại phụ thuộc vào tự nhiên ấy. Tự nhiên có thể tác
động thuận lợi hoặc cản trở sản xuất xã hội, ảnh hởng không nhỏ đến năng suất lao động,
do đó thúc đẩy hoặc làm chậm nhịp độ phát triển xã hội.
Xã hội loài ngời gắn bó với tự nhiên nhờ có các dòng vật chất, năng lợng và thông
tin, nhờ sự kết hợp giữa lao động với thiên nhiên. Nếu tự nhiên là nguồn cung cấp các t
liệu sinh hoạt và sản xuất cho xã hội, thì xã hội là bộ phận tiêu thụ, biến đổi tự nhiên
mạnh mẽ nhất, nhanh chóng nhất so với tất cả những thành phần khác của chu trình sinh
học. Xã hội có thể sử dụng tất cả các nguồn vật chất vốn có của sinh quyển : từ động,
thực vật đến vi sinh vật: từ đất, đá, sỏi, cát đến các loại khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt; từ
những nguồn vật chất có hạn và tái tạo đợc đến những nguồn vật chất nh ánh sáng, không
khí, nớc v.v..Thông qua lao động của con ngời trong xã hội, tự nhiên đợc biến đổi và bị
biến đổi. Đó chính là sự tác động trở lại của xã hội đối với tự nhiên , và sẽ quyết định h-
ớng phát triển tiếp theo của tự nhiên.
Nhng, dù có vai trò khác nhau, thì cả hai yếu tố tự nhiên và xã hội đều cùng nhau
hợp thành hệ thống Tự nhiên - xã hội . Sự thống nhất của hệ thống này đợc xây dựng trên
cơ sở cấu trúc liên hoàn chặt chẽ của sinh quyển và đợc bảo đảm bởi cơ chế hoạt động

của chu trình sinh học- đó là chu trình trao đổi chất,năng lợng và thông tin giữa các hệ
thống vật chất sống với môi trờng tồn tại của chúng trong tự nhiên. Hoạt động của chu
trình này tuân theo những quy luật và những nguyên tắc tổ chức chung(nguyên tắc tự tổ
chức, tự điều chỉnh, tự làm sạch, tự bảo vệ) mà cả hai yếu tố cùng phải nhất loạt tuân theo
thì mới đảm bảo cho một sự phát triển bền vững đợc.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2. Vai trò của con ngời trong mối quan hệ X hội -Tự nhiên:ã
2.1. Vai trò của con ng ời trong mối quan hệ Xã hội -Tự nhiên:
Xét về mặt tiến hoá, con ngời có nguồn gốc từ tự nhiên, là sản phẩm- nhng là sản
phẩm cao nhất của quá trình tiến hoá của thế giới vật chất. Con ngời vừa là hiện thân, vừa
là hạt nhân của sự thống nhất biện chứng giữa xã hội với tự nhiên. Sự thống nhất đó biểu
hiện trong bản tính của họ: Con ngời sống trong môi trờng tự nhiên nh một sinh vật.Để
tồn tại và phát triển, họ cũng có đầy đủ những nhu cầu thiết yếu nh bất kỳ một động vật
nào khác và đồng thời cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy luật sinh học Chính tự
nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của họ. C.Mác khẳng định: giới tự nhiên là
thân thể vô cơ của con ngời, con ngời sống bằng giới tự nhiên. Song, con ngời chỉ có
thể trở thành Con ngời đích thực khi đợc sống trong môi trờng xã hội, trong mối quan hệ
qua lại gữa ngời với ngời.
Tuy nhiên, dù có lệ thuộc rất nhiều vào tự nhiên và xã hội, thì chính con ngời mới là
thành phần quyết định xu hớng phát triển tiếp theo của hai yếu tố đó, bởi vì : trớc hết là
phải có con ngời thì mới có xã hội và mới có mối quan hệ tự nhiên-xã hội, kế đến là phải
có lao động của con ngời thì phơng thức sản xuất của xã hội mới phát triển lên trình độ
cao hơn, và từ đó lại làm biến đổi tự nhiên theo hình thức mới. Nếu con ngời không nỗ lực
lao động,thì họ cứ mãi dậm chân tại một mức độ phát triển, tức là xã hội cũng sẽ mãi dừng
lại ở một điểm; Nếu con ngời tiến hành hoạt động sống và sản xuất đúng cách thì cả tự
nhiên và xã hội đều sẽ biến đổi tốt, ngợc lại, nếu nhận thức và hành động của họ đều sai
lầm thì hai yếu tố kia cũng sẽ bị ảnh hởng tiêu cực.
Thông qua sơ đồ sau, có thể thấy đợc mối quan hệ tự nhiên- xã hội- con ngời trong
đó con ngời giữ vai trò trung gian :

Tự nhiên Con ngời Xã hộ i
Có thể giải thích là: Ban đầu, tự nhiên sinh ra con ngời, rồi con ngời tạo ra xã hội; Xã
hội đợc biến đổi sẽ làm con ngời tiếp tục tăng nhu cầu của mình nên lại có hớng khai thác
tự nhiên; Thực trạng tự nhiên khi đó nh thế nào lại tác động đến con ngời, làm họ có định
hớng biến đổi xã hội tiếp theo - Cứ nh vậy. Nhng, cũng có lúc tự nhiên tác động trực tiếp
đến xã hội, nh: bão lụt, hạn hán...Khi đó, xã hội cần phải nhờ đến con ngời mà khắc phục;
Ngợc lại, có lúc những hoạt động xã hội trực tiếp ảnh hởng đến tự nhiên nh thủng tầng
ôzôn, tăng nhiệt độ... thì lúc đó con ngời cũng lại là lực lợng khắc phục - tức là dù tự nhiên
và xã hội có sự tác động qua lại, nhng con ngời- vì sự tồn tại của họ - luôn tham gia giải
quyết kết quả của những sự tác động đó.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2.2. Mối quan hệ gữa con ng ời và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của
xã hội:
Sự gắn bó, sự quy định lẫn nhau giữa lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên biểu hiện
thông qua mối quan hệ giữa con ngời và tự nhiên.Mối quan hệ đó đợc thực hiện thông qua
lực lợng sản xuất, hay lực lợng sản xuất là biểu hiện sự chinh phục tự nhiên của con ngời.
Lực lợng sản xuất luôn vận động và biến đổi, và trong bản thân nó đã từng diễn ra
những cuộc cách mạng to lớn, quyết định các bớc chuyển vĩ đại về chất cả xã hội loài ng-
ời. Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội đều đợc đặc trng bởi một trình độ phát triển của
công cụ sản xuất nhất định; chẳng hạn, nền văn minh nông nghiệp đợc đặc trng bởi công
cụ sản xuất bằng kim loại thủ công, nền văn minh công nghiệp - công cụ sản xuất bằng
máy móc-cơ khí, nền văn minh trí tệ sẽ là công nghệ trí tuệ. Điều đó nói lên rằng, sự phát
triển của lực lợng sản xuất, trớc hết là công cụ sản xuất là nhân tố năng động và cốt lõi
quyết định trình độ phát triển của xã hội, nó quy định nội dung sự phát triển của phơng
thức sản xuất. Công cụ sản xuất biến đổi và phát triển, tức là sức chinh phục tự nhiên của
con ngời tăng lên, điều đó làm thay đổi tính chất của mối quan hệ giữa con ngời và tự
nhiên.
Tuy nhiên, xã hội đối xử với tự nhiên ra sao là tuỳ thuộc vào bản chất chế độ xã hội,
vào quan hệ sản xuất thống trị. Con ngời có thể có những cách thức tác động vào tự nhiên

khác nhau, ứng với mỗi chế độ xã hội khác nhau.Ví dụ nh, trong xã hội t bản chủ nghĩa,
do bản chất của nó là coi lợi nhuận là trên hết, nên con ngời không chỉ coi tự nhiên nh môi
trờng sống, nh kho tài nguyên, mà chủ yếu còn nh đối tợng để khai thác, vơ vét. Và việc
làm ấy của họ đã đem lại những hậu quả không lờng trớc đợc: khủng hoảng sinh thái đang
đe dọa nhân loại. Để tồn tại và tiếp tục phát triển, con ngời không còn con đờng nào khác
là phải quay về sống hài hoà với thiên nhiên, bằng cách thay đổi phơng thức khai thác và
sử dụng thiên nhiên, song quan trọng hơn cả là phải xoa bỏ chế độ xã hội không hợp lý -
cũng tức là phải nâng cao trình độ phát triển của xã hội.
3. Mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa x hội và tự nhiên phụ thuộcã
vào nhận thức và vận dụng quy luật tự nhiên và quy luật x hội trong hoạtã
động thực tiễn:
Con ngời giữ vai trò quan trọng, thậm chí quyết định đối với mối quan hệ xã hội- tự
nhiên, cho nên việc duy trì tốt mối quan hệ ấy cũng phụ thuộc trớc hết vào con ngời
Bằng hoạt động thực tiễn, con ngời và xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với
sự biến đổi và sự phát triển của tự nhiên. Những quy luật tồn tại và phát triển của tự nhiên
mà con ngời cần tuân thủ trong hoạt động thực tiễn, trớc hết là hoạt động sản xuất xã hội,
là quy luật bảo đảm cơ chế hoạt động bình thờng của chu trình sinh học, hay chu trình trao
đổi vật chất,năng lợng và thông tin của tự nhiên, bởi vì sự thống nhất giữa xã hội và tự
nhiên đợc thực hiện thông qua cơ chế hoạt động của chu trình này. Thế nhng, trong quá
trình phát triển của mình, do không tuân theo những quy luật ấy, hoạt động của con ngời
đã gây nhiều ảnh hởng hết sức nghiêm trọng đến thế giới xung quanh. Cuộc khủng hoảng
sinh thái đang diễn ra ở nhiều nơi trên hành tinh chúng ta là hậu quả của những hành động
6

×