Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Dừa và cuộc sống con người Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 14 trang )

Lời nói đầu
Thực vật là một nguồn tài nguyên thiên nhiên rất có giá trị. Ở Việt Nam em
nhận thấy tiềm năng của “Cây Dừa” là vô cùng lớn. Chúng ta thử nhìn qua các
nước trong khu vực Đông Nam Á, cụ thể như Malaisia, Philippin, Thái Lan... dừa
là cây công nghiệp được coi trọng hàng đầu. Việt Nam nói chung và miền Nam Việt
Nam nói riêng có các điều kiện tương ứng, vậy việc biến cây dừa trở thành một cây
công nghiệp là một hướng đi đầy tiềm năng nhằm phát huy được tài nguyên khí
hậu, tài nguyên đất và tài nguyên thực vật.
Hơn nữa, sau khi được sử dụng cho các ngành công nghiệp, rác thải từ dừa
có thể là nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sạch. Ngày nay, sự liên kết các
ngành sản xuất nhằm tận dụng triệt để nguyên vật liệu là biện pháp hữu hiệu nhằm
sử dụng hợp lý tài nguyên, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững( thỏa mãn nhu
cầu của con người hiện tại nhưng không làm tổn hại sự thỏa mãn của thế hệ tương
lai).
Những gì em tìm hiểu được còn rất ít ỏi, nhưng thực sự em mong muốn các
hướng đi mới cho cây dừa và tài nguyên thực vật nói chung được nhân rộng ở Việt
Nam. Do kiến thức chuyên ngành còn chưa sâu nên còn có nhiều thiếu sót, sau khi
được cô giáo hướng dẫn và góp ý, em đã hoàn thành tiểu luận” Dừa và cuộc sống
con người Việt Nam”.
Em xin chân thành cảm ơn cô Ths. Nguyễn Thị Phương Loan.
1
I.Đặc điểm và điều kiện sống của cây dừa
Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt, nó ưa
thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa trung bình 750–2.000
mm/ năm. Điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt
đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%) để có thể
phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm
thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm
chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao.
Tại Việt Nam, dừa được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các
vùng duyên hải. Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất được mệnh


danh là "xứ dừa" (khoảng gần 40.000 ). Cây dừa đã trở thành biếu tượng tại
đây.
2
Ngoài loại dừa thân đơn trục, tại miền Nam Việt Nam còn phổ biến loài dừa
nước. Vùng đất Nam Bộ là vùng đất trũng, có hơn phân nửa diện tích ven
biển là vùng nước lợ (nước ngọt vào mùa mưa và mặn vào mùa nắng), điều
kiện môi trường này rất thích hợp cho cây dừa nước sinh sống. Chúng mọc
thành rừng khắp Nam Bộ. Đặc biệt, các loài cây khác tàn héo có mùa, còn
dừa nước thì sung mãn quanh năm và sống dường như không có tuổi.
Cây và bông dừa nước
II. Giá trị của cây dừa
1.Giá trị kinh tế
Từ cây dừa, có thể chế biến ra khoảng 360 sản phẩm khác nhau, đúng như
ngôn ngữ của người Ấn Độ: “Công dụng của cây dừa nhiều như số ngày
trong năm”. Quả thật tất cả các phần của quả dừa và cây dừa đều có thể
được sử dụng, tên gọi của dừa trong tiếng Phạn là "cây đem lại mọi thứ cần
thiết cho cuộc sống" còn trong tiếng Mã Lai dừa được gọi là"cây có ngàn
công dụng".
a)Dừa là nguồn cung cấp thực phẩm
Từ dừa có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng: nước dừa là thứ
nước giải khát được ưa chuộng, phần cùi (cơm) dừa trắng được sử dụng ở
dạng tươi hay sấy khô. Các món ngon nổi tiếng từ dừa có kẹo dừa, mứt dừa,
chè cốt dừa, cơm dừa.....
3
b)Dừa là nguồn cung cấp vật liệu
Gáo dừa khô được dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm một số loại
nhạc cụ (đàn gáo), làm gáo múc nước, làm vỏ mũ bảo hiểm ......
Xơ dừa được dùng làm dây thừng, chão, thảm, bàn chải, khảm thuyền
cũng như làm vật liệu lèn; nó còn được dùng rộng rãi trong nghề làm vườn
để làm chất độn trong phân bón(Tam Quan-Bình Định nổi tiếng với sản

phẩm này) Xơ dừa còn làm vật liệu xây dựng(bê tông OGAF có thành phần
chính là xơ dừa và sợi đay)
4
Gỗ dừa có thể dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số
công trình xây dựng đặc biệt.
Lá là nguồn cung cấp vật liệu làm mái che, làm một số loại giỏ đựng
đồ và làm chổi dừa.
c) Dừa là nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh
Theo phân tích của các nhà khoa học, cùi dừa và nước dừa có các thành
phần dinh dưỡng như glucose, fructose, saccharose, chất béo, chất protein,
vitamin nhóm B, vitamin C và các chất potassium (K), magnesium (Mg)...
Hàm lượng potassium và magnesium trong nước dừa rất phong phú, hợp
thành của nó tương tự như dịch trong tế bào, có thể sử dụng làm nước uống
bổ dưỡng rất ngon miệng, chữa được chứng mất nước và làm cân bằng chất
điện giải (electrolysis). Trong kháng chiến, có lúc các bác sĩ của ta đã dùng
nước dừa thay cho dịch truyền để cứu thương binh.
5

×