Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

con người và nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.83 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời giới thiệu
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp
nhau từ thấp đến cao.Ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế xã hội với sự
phát triển ngày càng đi lên cuả con người. Ngày nay,không thể nói đến phát triển nếu
như không chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nó tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội vừa có tính tích cực vừa có tính tiêu cực. Là một lĩnh vực
đặc trưng cho nhân tính,vấn đề đạo đức là một vấn đề rất nhạy cảm trước tác động
của nền kinh tế thị trường. Nó trở thành vấn đề cấp bách gây ra mối quan tâm không
chỉ trên bình diện lý luận mà cả trên bình diện thực tiễn nữa.
Việt Nam ngày nay đang trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, mở
cửa, giao lưu hội nhập mạnh mẽ với các nước trong khu vực và trên thế giới.Và thực
tế phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề
cần giải quyết.Trong đó việc làm rõ vị trí của con người, nhân cách con người đòi
hỏi cấp thiết cả về mặt lý luận, thực tiễn quản lý đất nước cũng như công cuộc cải
cách nền hành chính quốc gia. Do vậy, vấn đề “con người và nhân cách con người
Việt Nam trong thời đại mới” là vấn đề cần được sự quan tâm đặc biệt để tìm ra
những giải pháp thích hợp.Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên em đã
chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu tiểu luận triết học.Em xin cảm ơn các thầy cô
giáo trong khoa triết học đã giúp em hiểu thêm về thế giới quan cũng như quá trình
viết đề tài này.

1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Phần A: Mở Đầu
Con người được xem xét như một tài nguyên, một nguồn lực cho nên phát
triển người hoặc phát triển nguồn lực con ngươi trở thành một lĩnh vực nghiên cứu
hết sức cần thiết trong hệ thống phát triển các loại nguồn lực như vật lực, tài lực,
nhân lực trong đó phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm. Trong các tác
phẩm kinh điển của mình Các Mác và Ănghen cho rằng con người phải được đặc
biệt chú trọng vì con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát triển lâu dài của


tự nhiên và xã hội.Các ông đã nghiên cứu con người trong các mối quan hệ thống
nhất giữa tự nhiên và xã hội.
Trong sự thống nhất biện chứng ấy con người vừa là điểm xuất phát vừa là khâu
trung gian,là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội, nên con người luôn luôn đóng vai
trò của sự vận động và phát triển của lịch sử.Mỗi bước ngoặt lịch sử,mỗi bước tiến
của nhân loại đều tạo ra cho xã hội một thế hệ người thích ứng với sự biến đổi đó.
Đặc biệt ở Việt Nam, khi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước thì mẫu người cũ cũng thay đổi, hình thành nên
con người mới năng động, sáng tạo và tài giỏi hơn. Nhưng nếu nhữngcon người này
chỉ có tài mà không có “đức”, không có văn hoá thì cũng không phục vụ được cho xã
hội.Trái lại họ sẽ làm cho xã hội bị suy thoái, đạo đức bị tha hoá. Do đó để xã hội
chúng ta phát triển kịp theo các nước tiên tiến trên thế giới mà không bị mất đi bản
sắc dân tộc của con người Việt Nam là mục tiêu, ý nguyện thiêng liêng, cao đẹp mà
Đảng và Nhà nước đã vạch ra. Do vậy theo em nhân cách của con người đặc biệt là
nhân cách con người trong cơ chế thị trường là vấn đề cần được nghiên cứu để có
những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng và tạo nên những con người của cơ chế mới,
có đầy đủ cả đức và tài ,có nhân cách tốt.

Do nhân cách và con người là một lĩnh vực rộng lớn đặc biệt là con người trong cơ
chế thị trường nên trong bài viết của em đã sử dụng các phương pháp:phép duy vật
biện chứng của Mác – Ănghen, phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với yếu tố
lý luận và vận dụng thực tiễn để nghiên cứu đề tài.

2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Phần B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I/ Lý luận chung về con người và nhân cách con người trong thời đại mới:
1.Cơ sở lý luận :
a.Con người là gì?Nhân cách con người là gì?
* Bản chất con người:

Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, con người vừa là thực thể tự nhiên vừa là
thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Con người là một thực thể
“song trùng” tự nhiên và xã hội. Hai yếu tố này gắn kết với nhau, đan quyện vào
nhau, chứa đựng lẫn nhau.
Con người trong quá trình tồn tại có quan hệ với nhau tạo nên bản chất người,
làm cho con người khác với con vật. « Bản chất con người không phải là một cái
trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng hoà những quan hệ xã hội”
Về bản chất, con người muốn tồn tại với tư cách là thành viên của xã hội nên
bao giờ cũng tuân theo một cơ chế xã hội mà anh ta đang sống. Nói cách khác chính
con người tạo ra cơ chế, hoạt động xã hội nhưng không phải tuỳ tiện theo ý muốn
chủ quan mà bị quy định bởi những quy định phát triển khách quan của xã hội.Và sự
hiểu biết về trải độ, hành vi, phong thái, cách xử sự…..đối với những vấn đề của xã
hội chính là nhân cách của con người.
•Nhân cách con người:
Nghiên cứu về nhân cách và tính quy luật của sự hình thành nhân cách chúng ta
thấy rằng: Con người khi mới sinh ra chưa phải là một nhân cách, ở đó nó chỉ mang
tiềm năng của một con người, của một cá nhân để hình thành nên một nhân cách.Còn
nhân cách chỉ được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động xã hội, trong
mối quan hệ nhiều chiều giữa cá nhân với gia đình xã hội.Vậy nhân cách là gì?
Nhân cách được hiểu toàn diện là đạo đức và tài năng, năng lực thể chất và
năng lực tinh thần. Đó là sự thống nhất giữa mặt cá nhân với mặt xã hội ở trong mỗi
con người – cá nhân - cụ thể là phẩm chất, xu hướng, khả năng, phong thái, hành
vi…bên trong, riêng biệt của mỗi cá nhân nói lên sự khác nhau giữa cá nhân này với
cá nhân khác” không có cá nhân nào hoàn toàn giống cá nhân nào”.Nhân cách được
hình thành và phát triển phụ thuộc vào ba yếu tố:
Thứ nhất: nhân cách phải dựa trên tiền đề sinh học và tư chất di truyền học.
Thứ hai: môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển
nhân cách. Đó là môi trường gia đình,trường học và xã hội, môi trường này có thể
3

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách. Quan
hệ giữa cá nhân và môi trường xã hội là quan hệ biện chứng.
Thứ ba: hạt nhân của nhân cách là thế giới quan cá nhân bao gồm toàn bộ quan
điểm,lý luận, niềm tin…
b/Cơ chế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam là gì?
Thị trường là sự phát triển kinh tế - xã hội.Vậy cơ chế thị trường là cơ cấu, chế
độ, hình thức xã hội của các tổ chức và hoạt động kinh tế,trong đó các mối quan hệ
giữa con người với con người được biểu hiện thông qua việc mua bán trao đổi.
Kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước,theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
2) Cơ sở thực tiễn :
a) Việc hình thành nhân cách con người trong thời đại ngày nay - thời đại cơ
chế thị trường:
Ảnh hưởng của cơ chế thị trường đối với đạo đức là một hiện tượng hết sức
phức tạp. Sự chuyển biến nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
thị trường sẽ dẫn đến những tác động to lớn trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong
đó có lĩnh vực đạo đức, nhân cách con người. Cùng với quá trình thực hiện nền kinh
tế thị trường và tiến hành công nghiệp hoá,hiện đại hoá theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa, quan niệm về đạo đức ngày càng có những biến động trở nên rõ nét. Có nhiều
ý kiến khác nhau về sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến nhân cách và có thể
được chia làm hai loại ý kiến:
Loại ý kiến thứ nhất xuất phát từ một thực tế khách quan là các hiện tượng tiêu
cực như: hàng rởm, lừa đảo, mại dâm, hối lộ, lãng phí của công và các tệ nạn xã hội
phát triển. Nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp bị xói mòn, nhiều giá trị mới chưa được
kiểm nghiệm đã được đề cao quá đáng” như tính năng động”, “sự khôn ngoan”,” tính
sáng tạo cá nhân”…Bên cạnh đó nhiều giá trị cũ đã tỏ ra lạc hậu vẫn được duy trì
như thước đo “phẩm chất” của con người. Đối với xu hướng quan điểm này,kinh tế

thị trường về bản chất là xung khắc,bài xích đạo đức. Sự phát triển kinh tế thị trường
luôn được trả giá bằng cái ác của sự suy đồi luân lý đạo đức. Theo họ “kinh tế thị
trường” với tư cách là một trong những hình thức trao đổi vật chất của con người,đã
ném con người vào một thứ quan hệ cờ bạc…hợp tác thủ đoạn, cạnh tranh là mục
đích…” “kinh tế thị trường và đạo đức bài xích nhau” và việc chuyển sang kinh tế
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thị trường đã gây ra sự trượt dốc về luân lý đạo đức xã hội, biểu hiện sự sinh sôi nảy
nở những hiện tượng tiêu cực xã hội.
Loại ý kiến thứ hai: nhấn mạnh ảnh hưởng tích cực của cơ chế thị trường đối
với đạo đức.Theo họ, cơ chế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, nâng cao
công lợi xã hội,tạo điều kiện cho sự phát triển con người. Họ cho rằng: về tổng thể,
việc xây dựng kinh tế thị trường có xu hướng nâng cao trình độ luân lý đạo đức xã
hội,biểu hiện: con người tham gia thị trường về nhân cách đựoc độc lập, tự do, có
quyền bình đẳng trong cạnh tranh, phải giữ chữ “tín” trong trao đổi và việc quan tâm
phát triển lợi ích chung của toàn xã hội. Còn những hiện tượng tiêu cực chỉ là những
trạng thái, hành vi đi kèm với sự vô trật tự trong buổi đầu của kinh tế thị trường, là
hậu quả của một cơ chế đang hình thành còn nhiều khiếm khuyết nhất định. Khi cơ
chế thị trường được kiện toàn, hoàn thiện thì những khiếm khuyết về đạo đức sẽ
được khắc phục hoàn toàn.
Như vậy, vấn đề đạo đức, nhân cách con người trong thời đại cơ chế thị trường
đã và đang diễn ra rất phức tạp có sự đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa
cái thiện và cái ác, giữa hai lối sống: sống có ý tưởng lành mạnh, trung thực, thuỷ
chung với lối sống thực dụng, dối trá,ích kỷ,ăn bám chạy theo đồng tiền.Những khía
cạnh tiêu cực có cái đang phát huy tác dụng,có cái đang ở dạng khả năng.Đạo đức
mới phải đấu tranh với các hệ thống đạo đức khác,vừa phải đấu tranh tự đổi mới,tự
khẳng định mình trong điều kiện đổi mới.Đó là tình huống đặt ra đối với nhân cách
đạo đức hiện nay.
b)Sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội trong cơ chế
thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa:

Sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội là nhân tố quy định
nhân cách đạo đức sâu nhất, là đặc điểm nổi bật của mối quan hệ giữa cá nhân và xã
hội trong XHCN.
XHCN tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cá nhân. Ănghen viết: “việc
chuyển tư liệu sản xuất thành sở hữu xã hội” và “Nhờ sự sản xuất có tính chất xã hội,
khả năng đảm bảo cho mọi thành viên xã hội một đời sống không những là hoàn toàn
đầy đủ về phương diện vật chất và ngày càng dồi dào thêm lên, mà còn đảm bảo cho
họ phát triển tự do, đầy đủ và vận dụng được tự do, đầy đủ các năng khiếu về thể lực
và trí tuệ của họ”. Đồng thời xã hội lại có những yêu cầu nhất định đối với cá nhân,
giao trách nhiệm cho mỗi cá nhân. Cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ của mình thì
CNXH càng được củng cố, phát triển và bảo vệ vững chắc. Ngược lại CNXH càng
được củng cố phát triển thì quyền tự do, năng khiếu về thể lực và trí lực của mỗi cá
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nhân được đảm bảo. Đó là mối quan hệ thống nhất lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội
trong XHCN có mặt khách quan và mặt chủ quan.
Mặt khách quan được biểu hiện ở trình độ đạt được của nền sản xuất xã hội ở
mức độ tăng năng suất lao động xã hội cho phép thoả mãn nhu cầu hợp lý ngày càng
tăng lên của mọi thành viên trong xã hội.
Mặt chủ quan được biểu hiện ở mặt nhận thức và vận dụng quy luật về sự kết
hợp lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội - một động lực phát triển của XHCN.
Kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội không có nghĩa là lợi ích
cá nhân và lợi ích xã hội không còn mâu thuẫn nhất định.Trong khi lựa chọn một vấn
đề gì có liên quan đến lợi ích cá nhân thì phải đặt nó vào trong bối cảnh thực tế của
xã hội trong nền kinh tế hàng hoá.
II/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1. Những tác động của cơ chế thị trường đến con người và nhân cách con
người:
Đối với những nước mới bước vào nền kinh tế thị trường như nước ta sự đụng
độ giữa kinh tế thị trường với các giá trị tinh thần truyền thống dân tộc trở thành một

vấn đề nan giải.Kinh tế thị trường tác động đến đời sống đạo đức có hai mặt cả tích
cực và tiêu cực. Bên cạnh sức giải phóng to lớn đối với kinh tế, kỹ thuật và con
người, cơ chế thị trường cũng gây ra hàng loạt hiện tượng tiêu cực đối với tiến bộ xã
hội.
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đang có sự chuyển biến sâu sắc
và tác động đến đời sống tinh thần,trong đó các nhân tố tác động chủ yếu đến sự hình
thành nhân cách con người Việt Nam ngày nay là:
- Nước ta chuyển từ cơ chế kinh tế quan liêu, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị
trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
- Đổi mới, mở cửa giao lưu với thế giới, tiếp cận những yếu tố tích cực của cách
mạng khoa học công nghệ,lối sống hiện đại là điều kiện cơ bản của sự biến đổi thang
giá trị đạo đức hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Ngày nay, kinh tế xã hội nước ta có bước phát triển đáng kể, song do xuất phát
từ nền kinh tế lạc hậu, trải qua 30 năm chiến tranh, cơ chế bao cấp kéo dài nhiều
năm, nước ta vẫn ở trong nhóm các nước nghèo. Cuộc tiến công của các thế lực thù
địch với âm mưu”diễn biến hoà bình” luôn diễn ra trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá,
đạo đức nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều này đã tác động hết sức
mạnh mẽ tới sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong thời đại ngày nay.
6

×