Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Lí Công Uẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.31 KB, 2 trang )

Lí Công Uẩn - Người khởi lập triều Lý, khai sáng Thăng Long
Lý Thái Tổ (húy Công Uẩn) là người hương Cổ Pháp (trước đó tên là Diên Uẩn) thuộc châu Cổ Pháp (Đình
Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay). Người sinh ngày 12-2 năm Giáp Tuất niên hiệu Thái Bình nhà Đinh năm
thứ 5 (8-3-974) tại chùa Cổ Pháp, tức chùa ứng Thiên Tâm (Chùa Dận).
Thuở nhỏ, Lý Công Uẩn được Thiền sư Lý Khánh Văn, em trai của Thiền sư Lý Vạn Hạnh, trụ trì chùa Cổ Pháp ở bản hương
nuôi dạy. Lý Công Uẩn từng làm tiểu ở chùa Quỳnh Lâm (tức chùa Kim Đài ở bản hương) rồi chùa Kiến Sơ ở Phù Đổng (Gia
Lâm-Hà Nội). Đến tuổi thiếu niên, được Lý Vạn Hạnh đón lên chùa Thiên Tâm dạy dỗ, lo toan nghiệp lớn. Lý Công Uẩn sớm thể
hiện tư chất thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Sử cũ cho biết “Vạn Hạnh thấy khen rằng đứa bé này không phải người
thường, sau này lớn lên, tất có thể giải quyết được mọi việc khó khăn, làm Vua giỏi trong thiên hạ”.
Lý Công Uẩn khẳng khái, có sức khỏe phi thường. Lúc vừa 20 tuổi, Người vào kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) làm quan võ cầm
quân trong triều Tiền Lê. Khi vua Lê Trung Tông bị em trai là Lê Long Đĩnh sai người lẻn vào cung giết chết để cướp ngôi, “Bày
tôi đều chạy trốn, duy chỉ có Điện tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn ôm xác chết mà khóc”. Sử cũ cho biết: “ứng mệnh trời, thuận
lòng người, nhân thì vận mở, là người nhân từ, khoan thứ, tinh mật ôn nhã, có lượng Đế Vương”. Trước uy đức của Lý Công
Uẩn, Lê Long Đĩnh rất tàn bạo cũng phải vì nể, khen là người trung, cho làm Tứ sương quân, phó chỉ huy sứ rồi thăng lên chức
Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ.
Lê Long Đĩnh (Ngọa triều) ác độc, khiến lòng dân không còn hướng về nhà Tiền Lê nữa. Khi Lê Long Đĩnh qua đời, sử cũ ghi
rằng chi hậu Đào Cam Mộc đã khuyên Lý Công Uẩn lên làm Vua: “Thân vệ là người khoan thứ, nhân từ, lòng người đều quy
phục. Hiện nay trăm họ quẫn bách, không chịu nổi mệnh trên, Thân vệ nhân tình thế đó lấy ân đức mà vỗ về thì người ta tất đua
nhau theo về như nước chảy chỗ trũng, ai có thể ngăn lại được”.
Tuy vậy, Lý Công Uẩn không tự giành ngôi Vua. Mãi đến khi “Việc cần kíp, sợ sinh biến” triều thần khanh sĩ họp lại suy tôn, dìu
Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên chính điện lập làm Thiên tử, lên ngôi Hoàng đế (ngày 2-11 năm Kỷ Dậu tức
ngày 21-11-1009) đưa đến sự đổi mới triều đại. Từ đây, triều Tiền Lê chấm dứt, triều Lý được thành lập, nhân hòa, mở ra một
kỷ nguyên mới của lịch sử nước nhà.
Sau khi lên ngôi Vua, Lý Công Uẩn đại xá cho cả nước, xóa bỏ tù ngục kiện tụng, cho phép hễ ai có việc tranh giành, được đến
tận triều đình mà tâu bày, nhà Vua sẽ thân ra phân xử.
Tháng 2 năm Canh Tuất (1010), nhà Vua về thăm quê nhà Cổ Pháp, ban tiền lụa cho các bậc kỳ lão, yết lăng Thái hậu và đo
mười dặm đất làm cấm địa Sơn lăng (Thọ lăng Thiên Đức, nơi yên nghỉ của các vị Vua triều Lý ngày nay).
Truyền rằng, trở lại Hoa Lư, chọn ngày tốt lành, Rằm tháng Ba năm Canh Tuất-1010, chính ngọ đắc tâm linh, Lý Công Uẩn cho
rằng được thiên thời, chính thức làm lễ đăng quang, đặt niên hiệu Thuận Thiên, mong Thiên hạ thái bình. Vì vậy, ở quê Người,
nhân dân Cổ Pháp - Đình Bảng hàng năm chọn ngày Rằm tháng Ba âm lịch mở lễ hội Đền Đô cổ truyền để kỷ niệm ngày Lý
Công Uẩn đăng quang.


Thái tổ Lý Công Uẩn đã nhận mệnh bằng sự nghiệp đổi mới sâu sắc, được nhân hòa đổi mới triều đại, được thiên thời ngay
trong tâm thức, được địa lợi để dời đô, từ dời đô mà đổi mới đất nước, phát huy tinh thần “khoan, giảm, an, lạc” với “lòng nhân
thương dân” sáng láng.
Sử cũ ghi rằng: “Mùa thu năm Canh Tuất - 1010, nhà Vua dời kinh đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh
Phủ. Thuyền tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế đổi là thành Thăng Long, Đổi châu Cổ Pháp làm phủ
Thiên Đức, thành Hoa Lư làm phủ Trường Yên ”.
Ban “Chiếu dời đô” là Lý Thái Tổ thể hiện sự hiểu biết phong thủy, địa lý sâu sắc. Cùng với việc đặt tên kinh đô mới là Thăng
Long tạo hùng khí phát triển “Rồng bay lên” cho cả đất nước tương xứng như một “Tuyên ngôn đổi mới” là một sự đổi mới cả
trong tư duy chính trị lẫn trong kinh tế-xã hội, đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử xây dựng đất nước của dân tộc ta.
Từ nơi thế thủ Hoa Lư, ra nơi thế mở Thăng Long, đổi mới triều đại, đổi mới kinh đô, để đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội. Lý
Thái Tổ cùng thần dân đã làm được việc lớn lao phản ánh yêu cầu phát triển mới của quốc gia phong kiến tập quyền và chứng
tỏ khả năng, lòng tin và quyết tâm của cả dân tộc giữ vững nền độc lập.
Trong năm Canh Tuất-1010, Lý Thái Tổ cho dựng điện Kiền Nguyên làm nơi coi chầu, hai bên có điện Tập Hiền và điện Giảng
Võ, dựng và sửa chữa nhiều chùa chiền ở nội và ngoại thành Thăng Long. Đặc biệt nhà Vua xá thuế 3 năm cho cả nước, xóa
bỏ thuế còn thiếu của các năm trước cho những người mồ côi, góa chồng, già yếu , phát quần áo cho tù binh bị bắt cuối thời
Tiền Lê và tha cho về. Đổi 10 đạo trong nước thành 24 lộ. Nhà Vua xuống chiếu cho dân tha phương cầu thực trở về quê cũ
khai khẩn làm ăn. Truy tôn cha nuôi làm Hiển Khanh Vương, mẹ là Minh Đức Hoàng Thái hậu. Phong tước hầu cho Đào Cam
Mộc là người có công phù giúp Người lên ngôi và gả công chúa Lý An Quốc cho Nghĩa tín hầu Đào Cam Mộc. Ban áo mặc cho
các hàng tăng đạo. Các Thiền sư: Vạn Hạnh, Đa Bảo, Viên Thông, Sùng Phạm được nhà vua mời tham gia tích cực vào các
hoạt động triều chính và giữ những cương vị quan trọng trong triều đình, được tham dự bàn bạc và quyết định việc trong triều
như những cố vấn của nhà Vua. Lý Thái Tổ cũng đã sai viên ngoại lang Lương Nhậm Văn và Lê Tài Nghiêm sang nước Tống
kết hảo.
Lý Thái Tổ rất coi trọng việc giữ yên đất nước. Năm 1011, nhà Vua thân chinh đi dẹp loạn, chấm dứt được sự chống đối của
người Cử Long (Thanh Hóa). Năm 1013, nhà Vua lại cầm quân đi dẹp loạn Hà Trắc Tuấn, Châu mục châu Vị Long (Hà Tuyên).
Lý Thái Tổ làm vua 19 năm (1009-1028). Người qua đời ở điện Long An ngày 3.3 năm Mậu Thìn (31-3-1028), thọ 55 tuổi, táng
ở lăng Lòng Chảo trong Thọ lăng Thiên Đức hương Cổ Pháp, giữa rừng Báng, bên dòng sông Tiêu Tương. Nhân dân và triều
đình thờ Người ở Đền Đô, thái miếu của nhà Lý-Đền Lý Bát Đế thờ tám vị Vua triều Lý, “Cổ Phát triệu cơ-Liên hoa bát diệp”. Địa
linh nhân kiệt, xuất nhập hanh thông.
Triều Lý là một Vương triều thuần từ nhất trong lịch sử nước ta. Quốc hiệu Đại Việt, Kinh đô Thăng Long. Trị vì đất nước 216
năm (1009-1225) với chín đời Vua. Cả dân tộc đoàn kết, Vua và tôi cùng chăm lo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, âm vang lời

tuyên ngôn Độc lập “Nam Quốc Sơn hà”.
Thế hệ chúng ta nhớ ơn Lý Thái Tổ-Người đã khởi lập triều Lý, khai sáng Thăng Long, đặt nền móng xây dựng Vương triều Lý
cường thịnh, thiên hạ thái bình, phát triển toàn diện “Vì muôn ức đời con cháu”. Những con rồng, cháu tiên, hậu duệ của Vua
Hùng, Vua Lý và các vương triều của Việt Nam, những tiền nhân anh hùng của dân tộc, từ xưa đến nay đều luôn nhớ công ơn
Tổ tiên, cùng nỗ lực xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước thanh bình và phát triển.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×