Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Đặc điểm sinh lý và sinh sản của lợn nái, tìm hiểu quy trình nhân giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.09 KB, 39 trang )


PHẦN 1
TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN THANH CHƯƠNG
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Chương là một huyện miền núi địa hình tương đối phức tạp. Chiều dài từ
Nam đến Bắc 43 km, chiều rộng từ Đông sang Tây 23km, phía Đông giáp huyện Đô
Lương, phía Tây giáp huyện Lào, Nam giáp Nam Đàn và Hà Tĩnh, phía Bắc giáp
huyện Anh Sơn.
Thanh Chương có diện tích tự nhiên 186.204 ha; dân số 307.377 người, đứng thứ 7
về diện tích huyện, thứ 11 về dân số. Mật độ dân số trung bình 297 người trên km
2
(tương đôi cao so với các huyện miền núi). Huyện được chia thành 39 xã, một thị trấn
và một Trại CT số 6. Thanh Chương cách thành phố Vinh 70km về phía Đông Nam và
cách quốc lộ 1A khoảng 65 km về phía Đông.
Thanh Chương là huyện trung du miên núi của tỉnh, có tiềm lực để phát triển thành
vùng chăn nuôi lớn; có diện tích đất lâm nghiệp lớn, và nhất là nhiều công trình trọng
điểm khác so với các huyện miền núi khác. Đây là nhân tố quan trọng cho phát triển
kinh tế nông, lâm nghiệp đặc biệt là chăn nuôi gia súc và đẩy nhanh tiến trình phát
triển tổng đàn gia súc của tỉnh.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình huyện Thanh Chương có xu hướng nghiêng dần từ Bắc và Tây Nam ra
phía Đông Đông Bắc. Phía Tây hình thành dãy đồi núi hình cánh cung chạy từ
Đông Bắc xuống Tây Nam bao lấy cả một vùng trung du ở phía Đông Đông Nam.
Dựa vào phân bố địa hình, Thanh Chương được chia làm hai vùng: vùng trung du và
vùng đồi núi phía tây.
+ Vùng trung du gồm 28 xã; độ cao bình quân so với mặt nước biển là: +3,6 đến
+ 4,5m.
+ Vùng Đồi núi phía tây gồm 11 xã; là các xã phía Tây, Tây Bắc giáp với các xã
1


miền núi huyện Anh Sơn, Lào, Hà Tĩnh, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và
trung du. Đặc điểm chung của vùng này là một số đồi núi, phần lớn phần phía Đông
các sườn núi của dãy núi thoải dần có nhiều khe suối đã được dựng thành hồ đập và
tiểu thuỷ nông.
Từ đặc điểm của địa hình nói trên, trong phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh
Chương có những thuận lợi và khó khăn sau.
1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Thanh Chương là một huyện của tỉnh Nghệ An nên có những đặc điểm của khí hậu
miền Trung: nhiệt đới ẩm gió mùa.
Nhiệt độ bình quân năm là 23,6
0
C, tối cao là 40
0
C, tối thấp là 5
0
C; Tổng tích ôn
năm: 8500
0
C, số giờ nắng trung bình hàng năm là 1673h, bức xạ mặt trời hàng năm là
khá lớn, 74,6 Kcal/cm
2
Lượng mưa bình quân năm 1.587 mml, năm lớn nhất là 3,471 mm
3
, năm mưa nhỏ
nhất 1150 mm
3
. Lượng mưa hàng năm phân bố không đều giữa các tháng, các mùa
trong năm. Mưa nhiều, lại tập trung trong một thời gian ngắn là nguyên nhân gây lũ lụt
hàng năm.
Bão và áp thấp nhiệt đới trung bình mỗi năm 2 đến 3 cơn đổ bộ vào địa bàn huyện.

Bão kéo theo mưa to, thường xảy ra lũ quét gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời
sống.
Trong nhiều yếu tố của khí hậu thời tiết có ảnh hưởng đến sản xuất và sử dụng đất
thì hạn và rét là ảnh hưởng lớn nhất, thứ đến là lũ lụt và gió bão.
Bảng 1.1. Diễn biến thời tiết thuỷ văn huyện Thanh Chương 2005 – 2009
Stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
1
Nhiệt độ trung binh các
tháng trong năm (
0
C)
24,6 25 25,3 26,4 25,4
2 Số giờ nắng/năm 1.529 1.889 1.892 20.012 20.001
3 Số ngày mưa/Năm 189 152 145 151 150
4 Lượng mưa mml /Năm 3.490,9 2.698,3 3.247,3 2.449,3 1.895,2
2

5
Độ ẩm tương đối
trung bình
86,91 86,56 86 85,4 88,4
[Theo nguồn 1]
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Trong thời kỳ 2001 - 2005, định hướng kinh tế phát triển của huyện với cơ cấu Công
nghiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ. Huyện chủ trương phát triển Nông nghiệp toàn diện và
xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng nhanh khối lượng
sản phẩm hàng hóa, nhất là Nông nghiệp, Lâm nghiệp; từng bước thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp,thực hiện cơ giới hóa từng khâu
công việc, mở rộng điện khí hóa, đưa công nghệ sinh học vào sản xuất.
Về chăn nuôi, phấn đấu nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 7,5% khuyến khích

kinh tế hộ gia đình đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi công
nghiệp với quy mô vừa và lớn,trang trại; chú ý khâu chọn giống phải phù hợp với thị
trường. Thực hiện các biện pháp để nâng cao năng suất, hạ giá thành, đẩy mạnh áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lai tạo giống, phòng trừ dịch bệnh cho vật
nuôi, chế biến thức ăn tại chỗ.
1.3. Tình hình chăn nuôi và công tác Thú y
1.3.1. Tình hình chăn nuôi:
Hiện nay, cùng với sự phát triển khoa học kỷ thuật, thông qua việc tập huấn, công
tác khuyến nông, sách báo người dân đang dần thay đổi tập quán chăn nuôi theo
hướng ngày càng có hiệu quả hơn. Trong những năm qua số lượng gia súc không
ngừng tăng lên, chất lượng sản phẩm mà ngành chăn nuôi đem lại cho huyện cũng tăng
lên đáng kể.
Bảng 1.2. Số lượng gia súc trên địa bàn huyện Thanh Chương năm 2009
Stt Tên xã Trâu bò (con) Lợn (con)
1 Cát Văn 3.376 2.764
2 Phong Thịnh 2.555 2.445
3 Thanh Hòa 1.347 1.998
3

4 Thanh Nho 1.835 2.477
5 Thanh Đức 3.199 2.146
6 Hạnh Lâm 2.804 2.309
7 Thanh Mỹ 2.894 3.101
8 Thanh Liên 2.848 3.308
9 Thanh Tiên 1.914 2.973
10 Thanh Hương 3.216 2.480
11 Thanh Lĩnh 1.433 3.297
12 Thanh Thịnh 2.528 2.851
13 Thanh An 1.772 2.664
14 Thanh Chi 1.713 2.517

15 Thanh Khê 2.093 2.592
16 Thanh Thủy 2.576 2.470
17 Võ Liệt 2.333 4.820
18 Thanh Long 1.268 2.315
19 Thanh Hà 2.218 2.752
20 Thanh Tùng 2.053 2.753
21 Thanh Giang 1.123 965
22 Thanh Mai 3.147 2.335
23 Thanh Xuân 3.037 4.760
24 Thanh Lâm 2.789 2.973
25 Thanh Hưng 1.270 2.735
26 Thanh Văn 1.404 3.548
27 Thanh Phong 2.121 3.343
28 Thanh Tường 702 1.997
29 Thanh Đồng 1.083 2.208
30 Thị Trấn 408 1.708
31 Đồng Văn 1.901 3.797
32 Thanh Ngọc 2.834 3.543
33 Ngọc Sơn 2.824 3.084
34 Xuân Tường 2.209 3.393
35 Thanh Dương 1.726 3.104
36 Thanh Lương 1.849 2.362
37 Thanh Yên 1.636 3.045
38 Thanh Khai 1.118 2.370
39 Thanh Sơn 977 1.062
40 Ngọc Lâm 1.264 602
41 Trại CT số 6 168 510
Tổng cộng 81.565 108.476
[Theo nguồn 2]
4


1.3.2. Công tác giống gia súc
+ Giống lợn: Chủ yếu là lợn lai F1, và lợn Móng Cái. Bước đầu đưa vào chăn
nuôi thử nghiệm một số giống lợn mới ngoại nhập.
+ Giống gia cầm: Các giống gia cầm chủ yếu là gà Ri, gà Tam Hoàng, Lương
phượng… về các giống vịt: chủ yếu là vịt cỏ, vịt Bầu, vịt Xiêm, ngan Pháp, ngan Hàn
Quốc…
+ Giống trâu bò: chủ yêu bò vàng, hiện nay đã hình thành đàn bò lai sind trên
địa bàn nhiều xã của huyện, nhất là sau chương trình sind hóa đàn bò được triển khai
tại huyện, hiện nay nhiều giống bò mới được nhập về và đang được nuôi thử nghiệm.
[Theo nguồn 3].
1.3.3. Nguồn thức ăn
+ Trâu bò: Chủ yếu chăn thả ngoài đồng bãi, thức ăn bổ sung chủ yếu rơm rạ,
thân ngô, thân cây họ đậu…
+ Lợn: Thức ăn chủ yếu được cung cấp từ các sản phẩm sản xuất của ngành
trồng trọt, thức ăn tinh được lấy từ bột Sắn, bột Ngô, Cam Gạo… thức ăn xanh được
cung cấp từ rau như rau muống, rau Khoai Lang, thân cây Chuối…; Thức ăn công
nghiệp cũng được sự dụng rộng rãi song chưa nhiều nhiều vì bà con chăn nuôi theo
kiểu tận dụng là chủ yếu.
+ Gia cầm: Chăn nuôi gia cầm phát triển ở các hộ dân theo kiểu chăn nuôi nhỏ
lẻ. Nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng phế phụ phẩm của của ngành trồng trọt. Chăn nuôi
chủ yếu thả vườn, một số ít chăn nuôi tập trung công nghiệp nhưng mức đầu tư còn
thấp. Trong những năm vừa qua do tình hình dịch Cúm Gia Cầm diễn biến phức tạp
nên số lượng gia cầm của huyện giảm đi rõ rệt. Người nông dân cũng giảm đầu tư vào
chăn nuôi gia cầm.
1.3.4. Công tác thú y
1.3.4.1. Mạng lưới thú y cơ sở
Mạng lưới thú y trên địa bàn huyện luôn được củng cố để đáp ứng nhu cầu chăn
nuôi của địa phương. Tất cả các xã trên địa bàn huyện đều có ban thú y, với trên 120
5


thú y viên có đăng ký thường xuyên hành nghề dịch vụ thú y, đội ngũ này thường
xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, khoa học kỹ thuật thông qua nhiều kênh thông
tin và nguồn tài liệu khác nhau để áp dụng vào thực tế sản xuất. Tuy nhiên phần lớn thú
y cơ sở mới có trình độ sơ cấp, trung cấp còn đại học thì rất ít nên còn rất hạn chế trong
quá trình hành nghề.
1.3.4.2. Công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm
Công tác tiêm phòng được huyện chỉ đạo chặt chẽ. Kết quả tiêm phòng nhìn chung
đạt tỷ lệ khá, năm sau cao hơn năm trước và ổn định qua các năm.
Công tác tiêm phòng định kỳ một năm 2 đợt, đợt 1: tháng 3, 4. Đợt 2: tháng 7, 8
hàng năm.
1.3.4.3. Công tác kiểm dịch giết mổ
Công tác kiểm soát giết mổ được đảm bảo bởi đội ngũ thú y viên,hầu hết các gia
súc, gia cầm đều được kiểm dịch của cán bộ thú y trước khi đến tay người tiêu dùng.
1.3.4.4. Tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
Thanh Chương cũng là điểm giao lưu buôn bán Động vật và các sản phẩm động vật
với nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Chính vì vậy cơ quan thú y huyện đặc biệt quan tâm
tới công tác kiểm dịch. Năm năm qua, công tác này được Trạm Thú Y Huyện Thanh
Chương làm khá tốt chính vì vậy mà hạn chế khá nhiều sự lây lan dịch bệnh do vận
chuyển gia súc trong vùng. [Theo nguồn 4].
1.4. Nhận xét đánh giá
1.4.1. Thuận lợi
+ Toàn huyện Thanh Chương có diện tích địa hình đồi núi phức tạp nhưng lại có
nhiêu đồng cỏ tự nhiên thuận lơi cho việc chăn nuôi nên chăn nuôi là một thế mạnh của
huyện. Ngoài ra trồng trọt cũng phát triển tương đối nhanh so với các huyện trong tỉnh
Nghệ An. Trồng trọt có khả năng canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau, có thể áp
dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, trồng cây công nghiệp,từ đó
thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển phong phú va đa dang.
+ Bên cạnh sự phát triển của ngành trồng trọt thì ngành chăn nuôi trong những
6


năm qua cũng phát triển mạnh mẽ nhờ được đầu tư và nhất là công tác khuyến nông
được quan tâm. Thể hiện số đầu gia súc tăng dần qua các năm. Số cán bộ có trình độ
thường xuyên được bổ xung. Có sự đa dạng các giống vật nuôi công tác giống được
quan tâm nhiều hơn nhằm nâng cao chất lượng đàn gia súc của huyện. Nhất là với đội
ngũ thú y cơ sở được đào tạo thì công tác thú y đàm bảo sức khỏe cho đàn gia súc ngày
càng được nâng cao và đội ngũ thú y cơ sở này cũng đang ngày một phát huy được vai
trò và nhiệm vụ của mình trong quản lý cũng như trong công việc.
1.4.2. Khó khăn
+ Một số xã miền núi có đặc điểm kinh tế đặc biệt khó khăn. Do hệ thống giao thông
kém, trường học chưa được đầu tư đúng mức, một phần còn do phong tập tục quán lạc
hậu.
Lượng mưa nắng phân bố không đồng đều, nhiệt độ tương đối cao ảnh hưởng xấu
đến trồng trọt và chăn nuôi.Vào những tháng 4,5,6 nắng hạn kéo dài làm cho
nguồn nước khan hiếm nên ảnh hưởng không nhỏ đến trồng trọt. Đố với gia súc,
gia cầm thì việc hạn hán làm cho bệnh tật diễn ra nhiều, phức tạp ảnh hưởng tới
sức khoẻ vả khả năng sinh sản của gia súc gia cầm. Chịu ảnh hưởng trực tiếp gió
Phơn Tây Nam là một yếu tố bất lợi cho ngành trồng trọt và chăn nuôi.
+ Nguồn lực con người: Mặc dù nguồn lực con người rất phong phú song hầu hết
người dân có trình độ văn hoá còn hạn chế. Đó là yếu tố bất lợi lớn, ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu quả của việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và nắm bắt các
phương thức sản xuất, các quy trình công nghệ mới của ngành nông nghiệp nhằm áp
dụng vào sản xuất.
+ Hình thức chăn nuôi: Chủ yếu chăn nuôi theo nông hộ nhỏ lẻ, vốn đầu tư ban đầu
chưa cao, việc nhận thức áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi còn nhiều khó khăn
và hạn chế, chính vì vậy mà nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc là rất lớn.
+ Sự quan tâm của các ngành chức năng: Huyện Thanh Chương là một huyện miền
núi xa trung tâm của tỉnh Nghệ An về sản xuất nông nghiệp. Nên chưa được sự quan
tâm đúng mức của chinh quyền, chưa có dự án nào thực sự lớn để tận dung hết tiềm
7


năng của huyện. Gặp nhiều khó khăn về vốn, có ít nghiên cứu có chất lượng để đưa
vào thực tiễn giúp cho người dân nâng cao năng suất trong trồng trọt và chăn nuôi.
8

PHẦN 2
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.1. Đặt vấn đề
Trên thế giới, chăn nuôi lợn là ngành kinh tế lớn, nhất là các nước nông nghiệp,
thịt lợn chiếm 40% tổng lượng các loại thịt (trong đó, thịt bò chiếm 31%, thịt cừu 6%,
thịt gia cầm 23%. Chăn nuôi lợn là ngành đã có từ rất lâu đời, đó là ngành nghề truyền
thống của hàng triệu nông dân. Ngoài sản phẩm chính là cung cấp thịt, ngành chăn
nuôi lợn còn cung cấp một lượng lớn phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt, góp phần
làm tăng năng suất cây trồng.
Ở Việt Nam hiện nay chăn nuôi lợn có vị trí rất quan trọng trong ngành nông
nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng. Lợn đã cung cấp cho cả nước một khối
lượng lớn về thực phẩm, còn cho xuất khẩu và cung cấp phân bón cho cây trồng.
Những năm trở lại đây nhờ việc áp dụng những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật
và thự hiên một số chính sách mới về phát triển đàn lợn lên số lượng ở nước ta đã tăng
nhanh. Tuy nhiên còn nhiều tác nhân làm hạn chế đến việc phát triển chăn nuôi lợn,
các yếu tố như tập quán chăn nuôi còn lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp, các cơ sở
nghiên cứu còn hạn chế, đội ngũ cán bộ thú y chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn
Do đó đã ảnh hưởng lớn đến dịch bệnh gây thiệt hại rất lớn về đàn lợn làm ảnh hưởng
tới nền kinh tế nông nghiệp.
Cụ thể, trong những năm gần đây, ở địa phương huyện Thanh Chương- Nghệ An
nói riêng cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước nói chung tình hình dịch bệnh
xảy ra nhiều trên đàn lợn đã làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người chăn nuôi.
Và một trong những bệnh quan trọng xuất hiện phổ biến mà chúng ta cần quan tâm
hiện nay đó là các bệnh sản khoa xuất hiện trên đàn lợn nái sinh sản mà đòi hỏi chúng
ta cần ngăn chặn nó. Do đó chúng ta cần phải nắm bắt được đặc điểm của các bệnh đó

cũng như các yếu tố để từ đó có biện pháp khắc phục hữu hiệu.
Trước tình hình đó, trên thực tế địa bàn huyện, với mong muốn góp phần bé
9

nhỏ của mình vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đàn lợn nái, được sự
cho phép của khoa Chăn Nuôi - Thú Y, sự đồng ý của Trạm Thú Y huyện Thanh
Chương và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S. Giang Thanh Nhã, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: "Điều tra tỷ lệ mắc bệnh sinh sản trên đàn lợn nái nuôi
tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và đề xuất các biện pháp khắc phục"
2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1. Đặc điểm sinh lý và sinh sản của lợn nái
Sinh sản là chức năng vô cùng quan trọng của cơ thể sống, duy trì và cải tạo phát
triển nòi giống. Ở tất cả các loài gia súc, gia cầm đều sinh sản theo phương thức hữu
tính, tức là sự kết hợp giữa cơ thể đực và cơ thể cái. Ưu thể của hình thức sinh sản này
là khả năng tái tổ hợp các tính trạng di truyền tốt về khả năng sản xuất và thể trạng của
cả bố lẫn mẹ, các thế hệ con cháu có sức sản xuất và sức sống cao hơn bố mẹ.
Trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm sinh lý sinh sản người ta cho hàng loạt tiến bộ
mới được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất như sử dụng hormon hướng sinh dục để gây
động dục hàng loạt, kỹ thuật cấy ghép hợp tử, kỹ thuật nhân bản… đã mở ra cho ngành
Công nghệ sinh học nói chung và ngành Chăn nuôi nói riêng những bước phát triển
mới, hứa hẹn nhiều trong tương lai.
2.2.2. Cấu tạo và chức năng sinh dục cái
Cơ quan sinh dục cái được chia làm hai bộ phận chính sau:
2.2.2.1. Bộ phận bên trong
- Buồng trứng:
Hầu hết buồng trứng của loài động vật có vú là đối nhau qua cột sống, nằm trong
xoang chậu gắn liền với dây chằng rộng của tử cung và cùng nằm cao cùng với độ cao
u xoang chậu, chức năng của buồng trứng là sản xuất ra tế bào sinh dục cái (trứng), sản
xuất ra một số kích dục tố (hormon) để tham gia vào việc điều hoà chức năng sinh sản
của gia súc cái.

- Ống dẫn trứng (Fallop): phần đầu nó loa như cái phễu hay còn gọi là loa kèn,
kích thước rất nhỏ. Chức năng của ống dẫn trứng là nơi để tế bào sinh dục đực (tinh
10

trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) gặp nhau, ống dẫn trứng có khả năng co bóp dưới
ảnh hưởng của hormon Oxytocin nhằm giúp cho tinh trùng thuận lợi hơn trong việc thụ
tinh.
- Tử cung: gồm 3 bộ phận.
+ Sừng tử cung: có kích thước khác nhau tuỳ từng loài, chức năng của nó là nơi
làm tổ và cư trú của bào thai trong quá trình mang thai.
+ Thân tử cung: có kích thước khác nhau tùy theo loài, chức năng của nó là nơi
lam tổ và cư trú của thai trong quá trình mang thai.
+ Cổ tử cung: có kích thước khác nhau tuỳ theo loài, cổ tử cung là nơi ngăn cánh
giữa bên ngoài và bên trong tử cung. Bình thường và khi gia súc mang thai, cổ tử cung
luôn đóng kín để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn cung như tác nhân bên ngoài tác
động tới thân và sừng tử cung để bảo vệ thai nhi. Cổ tử cung chỉ mở khi gia súc động
dục và trong quá trình đẻ. Vì vậy, thông qua việc khám phá sự đóng mở của cổ tử cung
người ta có thể chẩn đoán được con vật ở giai đoạn nào của quá trinh mang thai.
- Âm hộ: là đoạn nằm từ tiền đình đến cổ tử cung, âm đạo có 3 chức năng
chính.
+ Là chỗ đẻ chứa dương vật con đực khi giao phối.
+ Là nơi bài tiết nước tiểu.
+ Là lối ra của bào thai.
2.2.2.2. Bộ phận bên ngoài:
Gồm có hai môi âm đạo, là nơi tập trung nhiều mút thần kinh, tác dụng gây hưng
phấn sinh dục khi giao phối và khi co tác dụng bảo vệ các cơ quan bên trong đường
sinh dục cái, bình thường no khép kín lại hai môi lại để ngăn chăn sự xâm nhập của các
tác nhân xâm nhập từ bên ngoài gây viêm nhiễm đường sinh dục, hai môi âm đạo mở
ra ở thời kỳ hưng phấn cao nhất khi thực hiện giao phối và khi gia súc đẻ. [Theo nguồn
5]

2.2.2.3. Tuyến vú:
Tuyến vú có nguồn gốc từ ngoại bì. Trong hoạt động sinh lý nên liên quan mật
11

thiết với cơ quan sinh dục cái, dưới sự ảnh hưởng điều hoà của hormon sinh sản
mới được phát dục và thành thục trước khi đẻ lần đầu tiên.
Cấu tạo của tuyến vú gồm hai phần: bao tuyến và hệ thống ống dẫn.
Sự sinh triển và phát dục của tuyến vú theo giai đoạn và có liên quan đến sự phát triển
và trạng thái chức năng của nó trong hoạt động sinh sản. Sự sinh trưởng và phát dục
của tuyến vú có thể chia ra làm các giai đoạn sau:
Giai đoạn còn non: tuyến vú chưa phân hoá và phát triển đực, cái giống nhau về
hình thể, chỉ khác ở cơ quan sinh dục bên ngoài.
Giai đoạn phát triển và thành thục sinh dục: mô liên kết, mô mỡ, phát triển chiến ưu thế
hơn mô tuyến, bầu vú tăng dần về thể tích.
Khi thành thục về tính: hệ thống ống dẫn bắt đầu phát triển mạnh, nói chung bao
tuyến vẫn chưa phát triển. Qua các chu kỳ động dục bầu vú phát triển to đần ra, thấy rõ
ở giai đoạn động dục, sau động có xu thế nhỏ lại.
Khi có chửa: hệ thống ống dẫn tiếp tục phát triển nhanh, gia tăng số lượng ống dẫn,
bao tuyến bắt đầu hình thành và phát triển mô tuyến thay dần mô liên kết, mô mỡ
chiếm ưu thế. Hoạt động tiết sữa xuất hiện vào cuối thời kỳ có chửa, sữa được hình
thành gọi là sữa non. Sự phát dục của tuyến vú hoàn tất khi kết thúc giai đoạn chửa,
ngay sau khi đẻ gia súc bắt đầu tiết sữa để nuôi con non. [Theo nguồn 6].
2.2.3. Cơ chế thần kinh thể dịch trong điều hoà chu kỳ sinh sản.
Khi gia súc đến tuổi thành thục về tính về sinh dục chịu ảnh hưởng của hai yếu tối:
nhân tố nội tại và nhân tố ngoại cảnh.
2.2.3.1. Nhân tố nội tại
Khi gia súc cái đến tuổi thành thục về tính, buồng trứng đã có nang trứng phát triển
ở các giai đoạn khác nhau, trong cơ thể con vật đã có sẵn một hàm lượng hoormon
Oestrogen đã tác động lên trong khi vỏ đại não ảnh hưởng đến Hyphothalamus.
2.2.3.2. Nhân tố ngoại cảnh

Nhiệt độ, ánh sáng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, đặc biệt là Sterol tự nhiên
từ thức ăn chúng xâm nhập vào cơ thể hoặc do ảnh hưởng từ con đực thông qua giác
12

quan như thính giác, thị giác, xúc giác… Các kích tố này truyền thông đến trung khu
cảm giác của vỏ đại não. Vỏ đại não tiếp thu yếu tố ngoại cảnh từ nội tại truyền đến
vùng dưới đồi (Hyphothalamus). Hypothalamus tiết ra GnRH (Ganadotropin Realising
Hoormon) gồm hai thành phần FRH và LRH; ngoài ra Hypothalamus còn tiết ra
PRH (Prolactin Realising Hoormon), FRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra FSH
(Follculin Stimalin Hoormon), FSH theo máu tuần hoàn kích thích buồng trứng phát
triển và làm trứng rụng.
Trứng chín tiết ra noãn bào tố Oestrogen , sau đó Oestrogen theo máu tuần hoàn
khắp cơ thể, tác động đến trung khu đại não làm hưng phấn sinh dục (thực hiện các
triệu chứng động dục bên ngoài), tác độnh đến đường sinh dục, làm biến đổi bộ máy
sinh dục.
LRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra FSH, FSH chỉ có tác động làm cho
noãn bào chín thành nang Graaf chứ không làm cho trứng rụng. LH cùng với FSH kích
thích sự phát triển của noãn bào và làm cho nang Graaf vỡ chín, hoạt động của Enzym
hyaluronidaza tăng lên độ phân giải acid hyaluronic trên bề mặt noãn bào, dẫn tới bào
mòn noãn, đồng thời trong noãn bào tăng dịch tiết gây ra áp lực mạnh làm cho noãn
bào vỡ và trứng rụng được giải phóng ra ngoài. Như vậy, FSH chỉ làm cho trứng chín
còn LH làm cho trứng rụng; tỷ lệ tốt nhất cho trứng rụng là LH/FSH = 3/1. Sau khi
trứng rụng sẽ hình thành nên thể vàng, thể vàng tiết ra hoàn thể tố Progesteron.
Progesteron tác động đến Hypothalamus theo cơ chế điều hoà ngược âm tính. Lúc này
là giai đoạn ức chế sinh dục, nếu trứng được thụ thai thì thể vàng tồn tại trước khi đẻ
khoảng 10 đến 12 ngày, nếu trứng không được thụ thai thì thể vàng tồn tại trong một
thời gian ngắn khoảng 16 ngày của chu kỳ sau.
FRH kích thích thuỳ trước tuyến yên phân tiết LTH (Luteino Trofic Hoormon),
LTH tác động vào buồng trứng, duy trì sự tồn tại của thể vàng, kích thích thể vàng phân
tiết ra Progesteron. Progesteron tác động lên tuyên yên, ức chế tuyến yên phân tiết FSH

và LH, quá trình động dục kết thúc. [Theo nguồn 7]
2.2.4.
Các giai đoạn của chu kỳ động dục.
13

Người ta thường chia chu kỳ động dục của gia súc ra làm 4 giai đoạn:
2.2.4.1
.Giai đoạn trước động dục
Kéo dài trung bình 2 ngày, trong giai đoạn này hoạt động của cơ quan sinh dục ở
mức độ cao. Âm hộ mọng lên, sưng to và có màu đỏ tươi. Vùng thắt âm hộ và có dịch
nhầy. Buồng trứng có một số bao noãn có đường kính quãng 4 mm, sau đó đạt tới 8-
12mm. Các thể vàng được hình thành từ chu kỳ trước dần dần bị teo biến, niêm mạc
đường sinh dục được tăng sinh.
2.2.4.2
Giai đoạn động dục.
Giai đoạn này kéo dài 3 ngày, ở giai đoạn này mọi hoạt động sinh dục rất mãnh
liệt. Âm đạo chảy dịch nhầy trong suốt và keo (độ dính cao), âm hộ đỏ tái (màu mận
chín). Vùng thắt âm đạo và âm hộ mở ra hoàn toàn, sừng tử cung tăng về thể tích, cơ tử
cung tăng cường co bóp, các mạch máu trong niêm mạc tử cung giãn nở hơn. Các
tuyến tăng tiết pH dịch nhờn âm đạo hơi thấp 6,7 so với 7,0 lúc bình thường. Nhiệt độ
âm đạo tăng từ 0,3 - 0,5
o
C. Dịch nhầy âm đạo có nồng độ Ca
++
, K
+
, Na
+
cao làm cho
độ dẫn điện tăng, điện trở âm đạo giảm xuống thấp, thấp nhất khi lợn chịu đực và rụng

trứng.
Buồng trứng có nhiều thay đổi trên bề mặt có nhiều nang trứng nổi rõ nhưng chưa
đạt tới mức độ chín hoàn toàn. Ở nái tơ thường 8 - 14 cái, ở lợn nái cơ bản 12 - 20 cái
có khi hơn. Ở lúc 0h chịu đực các bao noãn to, màng bao noãn mỏng nhưng trứng vẫn
chưa rụng do vậy không nên phối vào lúc 0 giờ chịu đực. Trứng chỉ võ sau 30 - 32 giờ
kể từ lúc 0 giờ. Trứng rụng các thể vàng được hình thành từ các nang trứng bị vỡ.
2.2.4.3.
Giai đoạn sau động dục.
Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 - 4 ngày các dấu hiệu của hoạt động sinh dục giảm
dần. Có thể lợn cái vẫn tìm đực nhưng không cho giao phối. Âm hộ teo lại tái nhạt.
Vùng thắt âm hộ - âm đạo co bóp. Niêm mạc tiền đình âm đạo màu trắng hơi ướt. Dịch
âm đạo chứa nhiều bạch cầu và các tế bào biểu mô. Trong buồng trứng đã có nhiều thể
vàng.
2.2.4.4.
Giai đoạn yên lặng sinh dục.
14

Kéo dài 12 - 13 ngày, lợn nái yên tĩnh không có phản xạ với lợn đực. Âm hộ teo
nhỏ trắng nhạt, tử cung giảm thể tích, thể vàng giảm từ 10 mm xuống 7 - 8 mm, các
bao noãn tiếp tục phát triển đến cuối giai đoạn này đạt khoảng 10 mm. Sau giai đoạn
yên lặng sinh dục lại bắt đầu sự phát triển của bao noãn và những thay đổi đặc trưng
của đường sinh dục. Điều đó chứng tỏ chu kỳ mới lại bắt đầu. Ở những lợn nái được
thụ tinh chu kỳ sinh dục dừng lại chuyển sang thời kỳ có chửa, tiết sữa, nuôi con. Sau
khi cai sữa lợn con từ sau 5 - 8 ngày chu kỳ sinh dục lại trở lại. [Theo nguồn 5].
2.2.5. Sự hình thành và phát triển của thai
2.2.5.1. Quá trình làm tổ của hợp tử
- Sau khi trứng rụng và gặp tinh trùng sẽ xảy ra quá trình thụ tinh đẻ tạo thành hợp
tử, hợp tử di chuyển về tử cung làm tổ. Khi hợp tử dến sát tử cungnó tiết ra một loại
enzym để bào mòn niêm mạc tử cung thành một chỗ lõm và cư trú ở đó. Những tế bào
niêm mạc tử cung phát triển rất nhanh và che kín hợp tử cư trú, lúc này hợp tử được cư

trú tạo đó cho đến khi trở thành thai nhi trước lúc để.
Thời gian làm tổ của hợp tử ở lợn khoảng 12 - 14 ngày
- Màng thai gồm 3màng: màng ối, màng nhung và màng niệu.
+ Màng ối là màng trong cùng gần với thai nhi nhất, màng có hình bầu dục, ở rốn
của thai thì màng ối và da của thai nhi dính lại. Màng ối thường trong suốt , qua màng
có thể nhìn thấy thai nhi giữa lớp màng ối và mặt trong của màng niệu có mạng lưới
huyết quản phân bố do từ dây rốn lại.
Túi trong màng ối có nước ối, nước ối từ đâu sinh ra thì cho đến nay vẫn chưa
được làm rõ, có thể do các tế bào hình trụ của thượng bì màng ối sinh ra. Nước ối khi
mới sinh ra có màu vàng sau đó biến thành màu vàng nhạt, nước ối giảm vào thời kỳ
mang thai.
Thành phần hoá học của nước ối không ổn định ở từng giai đoạn có chửa. Nhưng
chủ yếu là protein, ure, muối, đường, kích tố nhau, sinh tố, Oxytocin…
Tác dụng của nước ối là giữ cho nhau ở trạng thái cân bằng tránh sự chèn ép
của các cơ quan phụ tạng của mẹ và giúp cho thai nhi tránh được tác nhân cơ học tác
15

động từ bên ngoài,ngoài ra còn làm cho các tổ chức xung quanh không dính vào thai
nhi. Khi gia súc để túi màng ối vỡ có tác dụng bôi trơn đường sinh dục để quá trình đẻ
được dễ dàng hơn.
+ Màng niệu là màng nằm giữa màng đệm và màng ối, màng niệu từ hốc bụng của
phôi thò ra mà hình thành có thể coi như một bóng đái ngoài cơ thể. Trong màng niệu
có chứa nước niệu, thành phần hoá học của nước niệu là ure và một số muối.
+ Màng nhung là màng ngoài cùng, trên màng nhung có lông nhung (núm nhau),
lông nhung của các loài gia súc khác nhau thì khác nhau. [Theo nguồn 8]
2.2.5.2. Quá trình hình thành của thai nhi và sự đoán tuổi của thai nhi
+ Khi gia súc đẻ non cần xác định tuổi của thai nhi để tìm ra nguyên nhân, từ đó đề
ra biện pháp phòng trị, giúp ta đoán được tuổi của thai.
+ Các giống khác nhau thì có sự khác rất lớn về kích thước sủa thai nhi, ngay trong
một ổ thai có kích thước to nhỏ khác nhau, trung bình giao động trong khoảng.

- Tháng thứ nhất: thân dài 1,6 - 1,8cm, các bộ máy trong cơ thể bắt đầu hình
thành.
- Tháng thứ hai: 35 ngày thân dài 5cm, 60 ngày thân đã dài 8cm, ngoại hình rõ và
co thể phân biệt được giới tính của thai nhi.
- Tháng thứ ba: thân dài 14 - 18cm, tại mép, đuôi đã có lông to nhỏ. Trước khi đẻ
thân dài 20 - 25cm, toàn bộ thân bao phủ bở lớp lông dày, xương sọ cứng, đã có răng
cưa và răng nanh.
Công thức tính dài thân: DT = X(X+2); trong dó DT là độ dài thân, x là số tháng
của thai. [Theo nguồn 5].
2.2.5.3. Nội tiết trong thời gian mang thai
Thai nhi phát triển được bình thường trong quá trình mang thai là do ảnh hưởng
nhịp nhàng của các kích tố buồng trứng, nhau thai và thuỳ trước tuyến yên tiết ra một
số hoormon
+ Thời kỳ đầu: nhau thai bắt đầu hình thành và tiết ra chất Prolan B có hoạt tính
giống như hormon LH của thuỳ trước tuyến yên. Chất này kích thích hoàn thể tố tiết ra
16

Progesteron làm cho niêm mạc tử cung dày lên, tạo điều kiện cho hợp tử phát triển,
làm tổ. Nhau thai còn tiết ra Progesteron và Oestrogen nên vẫn còn hiện tượng động ở
thời kỳ đầu có chửa.
+ Thời kỳ sau: thể vàng teo dần do hiện tượng Progesteron giảm dần, con lại
Oestrogen tăng đến mức tối đa, đồng thời tuyến yên tiét ra Oxytocin. Hai hormon
Progesteron và Oxytocin làm tăng co bóp của tử cung cho nên hay xảy ra hiện tương
sảy thai. [Theo nguồn 7].
2.2.5.4. Sự biến đổi cơ thể khi mang thai
+ Biến đổi toàn thân:
Khi có thai hormon của nhau thai và các hormon của thể vàng làm ảnh hưởng đến
cơ năng của các tuyến khác.
Ở thời kỳ cuối do huy động các chất dinh dưỡng cho sự hình thành bào thai cho
nên con vật ốm đi.

Trong thời kỳ chửa, Glycogen được tích luỹ ở gan, mỡ trung gian và cholesterol
trong máu tăng lên máu mhanh đông hơn do lượng canxi phát triển trong máu giảm,
lượng kali tăng lên. Hoạt động của tim, phổ trở nên khó khăn do áp lực của bào thai đè
lên trong xoang bụng và xoang ngực. Quá trình lưu thông máu, hô hấp và tiêu hoá bị
ảnh hưởng. Do đó ở cuối thời kỳ có chửa con vật thường có những biểu hiện khác
thường như bị phù nề, khó thở hay đi tiểu tiện, mệt mỏi.
+ Biến đổi cục bộ ở cơ quan sinh dục:
- Buồng trứng: thể tích tăng lên, thể vàng tồn tại.
- Tử cung: thể tích và trọng lượng của tử cung tăng lên, dây chằng căng do buồng
trứng kéo về phía trước và hơi thấp xuống. Máu được lưu thông đến tử cung rất nhiều
để tăng cung cấp chất dinh dưỡng và Oxy để nuôi sống bào thai.
- Cổ tử cung: niêm mạc cổ tử cung dày lên, trên niêm mạc có tế bào tiết ra dịch keo
dính gây hiện tượng đóng nút cổ tử cung lại không cho các tác nhân bên ngoài tác động
hoặc xâm nhập vào bào thai. Dịch này có tính axit yếu nên không chảy vào tử cung mà
chảy ra âm đạo, trước khi đẻ, dịch này lỏng và chảy ra ngoài. [Theo nguồn 7].
17

2.2.6. Các nguyên nhân và triệu chứng của các bệnh sản khoa
2.2.6.1.Bệnh sẩy thai
2.2.6.1.1.Nguyên nhân
+Sẩy thai truyền nhiễm:
- Do vi trùng.
Nguyên phát: Do vi trùng Brucella, phẩy khuẩn vibrio foetus.
Thứ phát: Do bệnh lở mồm long móng, đóng dấu, dịch tả và xoắn trùng.
- Sẩy thai do kí sinh trùng.
Nguyên phát: Roi trùng trichomonois foctus (thường kí sinh ở đường sinh dục bò)
Thứ phát: ký sinh trùng đường máu: Biên trùng, tiên mao trùng, sán lá gan…
+ Sẩy thai không truyền nhiễm:
- Sẩy thai do ngoại thương:
Thành bụng bị kích thích mạnh.

Làm việc quá nặng nhọc.
Khám thai kỹ thuật kém.
Khi có thai vẫn cho đực nhảy hoặc thụ tinh nhân tạo.
Khi điều trị làm con vật quá đau đớn.
- Sẩy thai do triệu chứng: Có thai nhưng con vật bị bệnh đường sinh dục,
viêm mãn tĩnh, khối u tử cung, viêm âm đạo, viêm buồng trứng, rối loạn nội
tiết…
-Sẩy thai do dinh dưỡng:
Thức ăn kém phẩm chất gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn trao đổi chất mà chủ yếu là
thiếu đạm, Ca, P, Cu, Fe và sinh tố.
Nếu thiếu sinh tố A sự liên kết giữa lông nhung, màng thai và niêm mạc tử cung
mẹ bị trở ngại dẫn dến sẩy thai.
Nếu thiếu sinh tố E thai chết non có thể tiêu biến cũng có thể xác khô.
Nếu thiếu sinh tố D làm sự thay đổi Ca của mẹ bị rối loạn sẽ ảnh hưởng tới con.
- Sẩy thai do thói quen.
18

Trong cùng một điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ở một gia súc nào đó có chửa và
cứ đến thời kỳ nào đó lại sẩy thai nếu 3 lần trở lên thì ta cho sẩy thai là thói quen.
Nguyên nhân: Phôi phát triển không bình thường hoặc bộ máy sinh dục mẹ không
bình thường, giảm cơ năng tuyến giáp, hoàng thể bị ảnh hưởng, phôi giống đồng huyết;
-Sẩy thai do thuốc.Thường do dùng thuốc không đúng chỉ định.
Thí dụ:
Thuốc tăng cường co bóp tử cung oxytocin, Ergotanin, Stryclinin, Pilocarpin
Dùng thuốc gây mê toàn thân cloral hydrrat
Dùng các thuốc tẩy liều cao MgSO
4
, Na
2
SO

4
.
Tẩy giun sán trong khi có thai
-Sẩy thai nhân tạo.
Tiêm estogen, oxytocin, progtaflandin, xoa bốp thể vàng, dùng dẫn tinh quản bơm
nước 40-45 vào tử cung hoặc dung dịch NaCl 5 %, lugol 1 % hoặc dùng huyết thanh
ngựa chửa sau đó xoa bóp thẻ vàng.
2.2.6.1.2. Triệu chứng
Sẩy thai hoàn toàn: Toàn bộ thai được tống ra ngoài trước thời kỳ sinh đẻ, cũng
có thể toàn bộ thai hoặc phôi bị tiêu hút, xác khô và nằm lại trong tử cung.
Sẩy thai không hoàn toàn:
Một số thai được đẩy ra ngoài trước lúc đến ngày đẻ còn các thai khác vẫn phát
triển bình thường.
Một số thai bị tiêu hút đươc đẩy ra hoặc nằm lại trong đường sinh dục, một số thai
khác vẫn phát triển bình thường.
2.2.6.2. Bệnh sót nhau
2.2.6.2.1.Nguyên nhân
- Do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
- Sau khi dẻ tử cung co bóp yếu trong thời gian có thai nhất là giai đoạn cuối con
vật không được vận động thỏa đáng. Trong thức ăn thiếu các chất khoáng, nhất là Ca
và P. Hoặc tử cung bị sa liệt, con vật quá gầy yếu hoặc quá béo, chửa quá nhiều
19

thai, thai quá to, khó đẻ, nước ối quá nhiều làm tử cung giãn nở quá mức.
- Kế phát sau các bệnh khó đẻ khác.
- Nhau mẹ và nhau con dính lại với nhau do con vật mắc các bệnh truyền
nhiễm đặc biệt bệnh Brucellaloes (sẩy thai truyền nhiễm), hoặc do cấu tạo của
nhau.
2.2.6.2.2.Triệu chứng
Căn cứ vào mức độ sát nhau người ta chia ra làm 2 loại:

Sót nhau hoàn toàn: Toàn bộ nhau thai nằm lại trong tử cung. Khi mắc thường là
có một phần treo lơ lửng ở mép âm môn.
Sót nhau không hoàn toàn:
Đối với động vật đơn thai một phần màng nhau còn dính lại trong tử cung con mẹ.
Đối với động vật đa thai một số nhau ra ngoài, một số nhau còn sót lại trong tử
cung con mẹ.
Con vật biểu hiện các triệu chứng:
Đối với trâu bò: Khi sót nhau hoàn toàn thì cuống nhau (dây rốn) thường treo lơ
lửng ở mép âm môn. Khi sót nhau không hoàn toàn thì cần kiểm tra nhau đã ra,nếu có
dấu hiệu rách một phần nhau ta phải kiểm tra thật kỹ để phát hiện. Khi sót nhau, con
vật thường bỏ ăn hoặc kém ăn, nhu động dạ cỏ giảm cũng có thể ngừng nhai lại, có khi
đi ỉa chảy, nhiệt độ tăng, sản lượng sữa giảm, con vật cong lưng rặn.
Đối với lợn: Con vật đứng nằm không yên, nhiệt độ hơi tăng, thích uống nước, sản
dịch chảy ra màu nâu. Để dễ phát hiện có sót nhau hay không khi đỡ đẻ cho lợn người
ta thường gom toàn bộ nhau lại cho đến khi lợn đẻ xong, đếm số nhau ra và số lợn con
sẽ phát hiện lợn con có sót nhau hay không.
2.2.6.3.Bệnh viêm tử cung
2.2.6.3.1.Nguyên nhân
- Do rối loạn chức năng nội tiết
- Do kỹ thuật đỡ đẻ không tốt
-Do một số bệnh truyền nhiễm như bệnh sẩy thai truyền nhiễm (Brucelalosis), roi
20

trùng (trychomonosis) hay phẩy khuẩn.
- Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, đặc biệt là kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò. Thường
viêm cả ba lớp.
Viêm lớp cơ
Viêm tương mạc
Viêm niêm mạc. Trường hợp viêm cả ba lớp gọi là viêm tứ cung
Viêm tử cung chia làm 4 độ

Độ 1: Dùng mỏ vịt kiểm tra thấy biến đổi toàn bộ tử cung. Kiểm tra qua âm đạo
thấy một ít mủ chảy ra.
Độ 2: Dịch tiết ra đọng lại ở âm đạo vẩn đục có mủ.
Độ 3: Mủ chảy ra nhiều.
Độ 4: Nếu cổ tử cung mổ mủ chảy ra nhiều, nếu cổ tử cung đóng mủ tích. Ở độ 4
viêm rất nặng trên niêm mạc tử cung và bị hoại tử sau đó ăn sâu xuống lớp cơ, dẫn đến
viêm tử cung hoại tử, viêm tử cung có màng giả.
2.2.6.3.2. Triệu chứng
- Nhiệt độ cơ thể hơi tăng, kém ăn, lượng sữa giảm
- Con vật cong lưng rặn, dịch trong tử cung chảy ra có lợn cợn lẫn mủ.
- Đuôi dính bết niêm dịch đóng thành mảng khô.
- Dùng mỏ vịt kiểm tra thấy cổ tử cung hơi mở có khi có mủ chảy ra.
- Nếu kiểm tra qua trực tràng kích thích tử cung vuốt nhẹ từ sừng tử cung đến cổ
mủ sẽ chảy ra ngoài.
- Dùng dẫn tinh quản hút dịch ra để kiểm tra.
- Kiểm tra thấy thể vàng tồn tại.
2.2.6.4. bệnh bại liệt sau khi đẻ
2.2.6.4.1. Nguyên nhân
Do kỹ thuật đỡ đẻ không tốt nhất là khi đẻ khó làm ảnh hưởng khớp bán động
háng,thần kinh toạ hoặc do chế độ dinh dưỡng.
2.2.6.4.2.Triệu chứng
21

Nếu nặng con vật bị liệt hai chân sau không đi được, trong trường hợp liệt do gãy
xương con vật đau đớn va có hiện tượng tốt do nhiễm trùng.
2.2.6.5. Bệnh viêm vú
2.2.6.5.1.Nguyên nhân
- Khi bú con cắn loét đầu vú.
- Chuồng trại bẩn, con vật kéo lê bầu vú trên sàn chuồng.
- Do ngoại thương kỹ thuật vắt sữa.

- Do vi trùng có thể xâm nhập qua lỗ đầu vú, ống lâm ba hoặc huyết quản.
Thường các loại vi trung sau
Streptococus 86%
Strephylococus 5,4%
Trực trùng sinh mủ 2,7%
Ecoli 1,2%
Các loại vi trùng khác 3,7%.
- Ngoài ra còn do thể trạng của gia súc nhất là tuổi của gia súc. Gia súc của tuổi
sung sức sinh đẻ dễ viêm vũ hơn, bò 5-9 tuổi 77%, bò trên 9 tuổi 20%.
2.2.6.5.2.Triệu chứng
Người ta phân ra các loại viêm vú sau:
- Viêm vú thanh dịch
- Viêm vú cata
- Viêm vú có sợi fibrin
- Viêm vú có mủ
- Viêm vú xuất huyết
- Viêm vú đặc biệt
- Hoá rắn tuyến vú
- Viêm hoại tử
2.2.6.6.Bệnh chậm sinh và vô sinh
2.2.6.6.1.Nguyên nhân
22

Nguyên nhân của bệnh không chửa đẻ của gia súc cái rất phức tạp song hầu hết các
tác giả đều do 2 nguyên nhân chính.
-Do phẩm chất của con cái kém do bệnh: bệnh đường sinh dục, bệnh bẩm sinh, già
yếu, rối loạn nội tiết
-Do ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như: Thức ăn, thời tiết, khí hậu,chăm sóc
nuôi dưỡng dẫn tinh
2.2.6.6.2.Triệu chứng

+ Đối với bệnh chậm sinh: Đến tuổi thành thục giới tính con vật không có biểu
hiện động dục, con vật biểu hiện triệu chứng động dục chậm hơn binh thường.
+ Đối với bệnh vô sinh: nếu khám qua trực tràng kiểm tra không có thể vàng, con
vật không có triệu chứng động dục và thụ tinh không có kết quả. [Theo nguồn 5].
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Trên đàn lợn nái nuôi tại các hộ gia đình trên địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh
Nghệ An
2.3.2. Nội dung nghiên cứu:
Điều tra 6 bệnh sản khoa thường gặp ở lợn nái là bệnh sẩy thai, sót nhau, viêm tử
cung, bại liệt, viêm vú, chậm sinh-vô sinh.
Phân tích tỷ lệ mắc bệnh sinh sản chung ở đàn lợn nái trên địa bàn huyện Thanh
Chương
Phân tích tỷ lệ mắc bệnh sinh sản giữa các vùng sinh thái khác nhau: Đồng
bằng,trung du, miền núi.
Phân tích tỷ lệ mắc bệnh sản khoa giữa cá lứa để khác nhau.
So sánh tỷ lệ mắc bệnh sản khoa giữ các giống lợn khác nhau.
Nêu ra một số biện pháp khắc phục.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Chọn địa điểm điều tra: Điều tra tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên địa bàn 3 xã: Thanh
Văn, Thanh Hòa, Ngọc Lâm đặc trưng cho 3 vùng sinh thái tương ứng là: Đồng bằng,
23

Trung du, Miền núi.
- Lập bảng điều tra thống nhất.
- Tìm đọc tài liệu tham khảo và thu thập khối lượng ở trạm thú y.
- Đi đến các xã điều tra, kết hợp với thú y cơ sở đến từng hộ gia đình nuôi lợn nái
phỏng vấn thu thập các thông tin cần thiết.
- Thống kê, phân loại theo các chỉ tiêu đã điều tra.
- Tổng hợp các số liệu đã thu thập được.

- Tìm hiểu phương thức chăn nuôi lợn.
- Tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh và nêu ra biện pháp khắc phục.
- Xử lý số liệu: cộng, trừ,nhân, chia, tính phần trăm.
2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Qua quá trình điều tra đàn lợn nái nuôi tại hộ gia đình huyện Thanh Chương-Nghệ
An chúng tôi đã điều tra được tổng số lợn nái trên địa bàn 3 xã là 370 con.3 xã bao
gồm là: Thanh Văn, Thanh Hoà, Ngọc Lâm tương ứng với 3 vùng sinh thái: đồng bằng,
trung du và miền núi. Từ kết quả điều tra bệnh sản khoa ở lợn nái chúng tôi thu được
kết quả như sau:
2.4.1. Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa chung trên toàn đàn
Bảng 1: Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa chung trên đàn lợn nái
Tên bệnh Số con điều tra Số con mắc bệnh
Tỷ lệ mắc bệnh
(%)
Sẩy thai 370 35 9,46
Sót nhau 370 25 6,76
Viêm tử cung 370 14 3,78
Bại liệt 370 28 7,57
Viêm vú 370 19 5,14
Chậm sinh-vô sinh 370 42 11,35
Tổng số 370 163 44,06
Trung bình - 27 7,34
Thông qua bảng 1 ta thấy, tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên đàn lợn nái được điều tra là
24

khá cao, trung bình là 7.34%. Điều này đã phản ánh một phần nào trình độ chăn nuôi
lợn nái của bà con nông dân còn thấp, công tác phòng chống bệnh tật còn nhiều hạn
chế. Diễn biến cụ thể từng bệnh như sau:
• Bệnh chậm sinh – vô sinh chiếm tỷ lệ cao nhất 11.35%. Đây là bệnh khá phổ
biến trong chăn nuôi hiện nay.

Nguyên nhân chính là do khâu chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái kém: Thức ăn kém
dinh dưỡng, lợn nái thiếu Vitamin A, D, E gây chậm phát triển buồng trứng, chậm
động dục, lợn cai sữa không động dục trở lại; chế độ vận động của lợn nái còn ít …
Bệnh này một phần chủ yếu cũng do phối giống kém, phát hiện động dục và chọn
thời điểm dẫn tinh thích hợp là vấn đề khó khăn với người dân ở đây.
Các nguyên nhân khác như kế phát từ bệnh viêm tử cung làm cho lợn chậm sinh – vô
sinh hay do rối loạn nội tiết do hàm lượng FSH và LH không cân đối (tỷ lệ cân đối
FSH/LH = 1/3) làm cho gia súc động dục nhưng trứng không rụng và thụ tinh không có
kết quả.
• Bệnh sẩy thai chiếm tỷ lệ khá cao 9.46%
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng ở thời kỳ mang thai, vì ở
thời kỳ này lợn nái cần một hàm lượng dinh dươngz cao như protid, Vitamin và
khoáng chất. Thiếu dinh dưỡng dẫn tới bào thai phát triển không tốt gây chết thai,thai
tiêu và sẩy thai.
Nguyên nhân nữa là do ngộ độc thức ăn, kế phát từ các bệnh truyền nhiễm, ký sinh
trùng như: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, sán lá gan, trichomonas…và cũng do
tác động cơ học hay dùng thuốc không đúng chỉ định cũng gây sẩy thai.
• Bệnh bại liệt chiếm tỷ lệ 7.57%
Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng qua thực té chúng tôi thấy rằng nguyên nhân
chính vẫn là vấn đề chăn sóc nuôi dưỡng, trong quá trình nuôi dưỡng khẩu phần ăn cho
lợn nái không được cân bằng về dinh dưỡng. Người dân ở đây chủ yếu dưa vào nguồn
phụ phế phẩm từ nông nghiệp làm thức ăn cho lợn nái, mức đầu tư cho lợn nái còn rất
thấp, trong khi đó nhu cầu của lợn nái là rất lớn.
25

×