Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Quy trình ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt Tên chính xác Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.08 KB, 68 trang )

1
ĐỀ TÀI
Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước
Bình Định
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức kinh
tế thương mại thế giới WTO thì việc cạnh tranh giữa nền kinh tế trong nước các nền
kinh tế khác trên thế giới là điều tất yếu. Điều này đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam
một câu hỏi lớn là làm sao để sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất. Trong khi nền kinh
tế trong nước còn non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm ở thị trường quốc tế thì đây
càng là một câu hỏi khó cho những nhà quản lý và những người làm công tác kế toán
trong các doanh nghiệp.
Để có được những số liệu phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh
chúng ta không thể không nhắc đến vai trò to lớn của bộ phận kế toán. Thông qua các
số liệu do kế toán cung cấp, nhà quản lý sẽ hiểu rõ được thực trạng nguồn vốn công ty
từ đó sẽ có những quyết định đầu tư đúng đắn hay những cơ hội kinh doanh để tìm
kiếm lợi nhuận. Vì vậy, việc quản lý vốn bằng tiền sao cho mang lại hiệu quả kinh tế
cao nhất là vấn đề rất đáng quan tâm.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán, em quyết định chọn đề tài
“Kế toán Vốn bằng tiền” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Đây là dịp để em nghiên
cứu, ứng dụng lý thuyết đã học ở trường vào thực tế nhằm hiểu rõ hơn, tích luỹ kinh
nghiệm và bổ sung kiến thức đã học.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích chủ yếu là tìm hiểu công tác kế toán vốn bằng
tiền tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định. Và từ quá trình nghiên cứu có
thể đưa ra những đánh giá và nhận xét về thực tế công tác kế toán vốn bằng tiền tại
Công ty, đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền
tại Công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH
MTV Cấp thoát nước Bình Định.
Số liệu nghiên cứu là quý I Năm 2013. Với phạm vi nghiên cứu:
Về mặt thời gian: Thời gian thực hiện từ 10/2/2014 đến 04/04/2014. Tập trung
nghiên cứu tình hình Công ty qua năm 2013 và thực trạng công tác kế toán vốn bằng
tiền tại Công ty tháng 03/2013.
Về mặt không gian: Phòng kế toán – tài chính tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát
nước Bình Định.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp sử dụng chứng từ, tài khoản sổ sách để hệ thống hóa và kiểm soát
thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.
- Tham khảo các bài báo cáo, các luận văn trên các trang wed mạng.
- Phương pháp hỏi trực tiếp những người cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho
việc nghiên cứu đề tài.
Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, kết hợp với những kiến thức trang bị từ
nhà trường nói chung và kiến thức hạch toán kế toán nói riêng, để dựa vào những hóa
đơn, chứng từ phát sinh xem cách họach toán thu - chi để từ đó rút ra các kết luận cụ
thể hơn, tổng quát hơn.
5. Dự kiến đóng góp của đề tài
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định, em
có thể hiểu biết được thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty, từ đó đưa
ra những nhận xét và đánh giá cùng với những giải pháp góp phần hoàn thiện hơn về
công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty.
6. Kết cấu của đề tài
Nội dung của bài báo cáo gồm 3 chương sau:
3
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán Vốn bằng tiền
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV
Cấp thoát nước Bình Định
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng

tiền tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định
Mặc dù đã rất cố gắng song thời gian thực tập còn ít, khả năng và kinh nghiệm
của bản thân còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của Cô giáo cũng như của các anh, chị kế
toán trong Công ty và các bạn sinh viên cùng ngành để bài viết của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn, Ngày 03 tháng 04 năm 2014
Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Thanh Nhị
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1.1.1. Khái niệm về kế toán vốn bằng tiền
4
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp tồn tại
trực tiếp dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ
của doanh nghiệp, tiền gửi tại các Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các khoản tiền
đang chuyển. Với tính thanh khoản cao, vốn bằng tiền được doanh nghiệp dùng để đáp
ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm, chi phí.
1.1.2. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền
1.1.2.1. Đặc điểm của công tác kế toán vốn bằng tiền
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền được sử dụng để đáp ứng
nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm các loại vật tư
hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đồng thời kế toán vốn bằng tiền
cũng là kết quả của việc mua bán và thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy, quy mô vốn
bằng tiền đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ do vốn bằng tiền có tính
thanh khoản cao, nên nó là đối tượng gian lận và sai sót. Vì vậy việc sử dụng vốn bằng
tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lý thống nhất của Nhà nước. Chẳng hạn:
lượng tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp dùng để chi tiêu hàng ngày không vượt quá
mức tồn quỹ của doanh nghiệp và ngân hàng đã thỏa thuận theo hợp đồng thương

mại…
1.1.2.2. Các nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền
 Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Hoạch toán kế toán phải sử dụng thống
nhất một đơn vị giá là “đồng Việt Nam (VNĐ)” để tổng hợp các loại vốn bằng tiền.
Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “đồng Việt Nam” để ghi sổ kế toán.
Đồng thời phải theo dõi nguyên tệ các loại tiền đó.
 Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác số tiền
hiện có và tình hình thu chi toàn các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ
và theo đồng Việt Nam quy đổi, từng loại vàng, bạc, đá quý theo số lượng, giá trị, quy
cách, độ tuổi, phẩm chất, kích thước,
 Nguyên tắc hoạch toán ngoại tệ: nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải
quy đổi ra “đồng Việt Nam” để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải theo dõi nguyên tệ của
các loại tiền đó. Tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường liên
5
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố chính thức tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Với những ngoại tệ không công bố tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam thì thống nhất quy
đổi ra đồng đô la Mỹ (USD). Với vàng, bạc, kim khí quý đá quý thì giá nhập vào trong
kỳ được tính theo giá trị thực tế, còn giá xuất trong kỳ được tính theo phương pháp sau:
+ Phương pháp giá thực tế bình quân bình quân gia quyền giữa giá đầu kỳ và giá
các lần nhập trong kỳ
+ Phương pháp thực tế nhập trước - xuất trước
+ Phương pháp thực tế nhập sau - xuất trước
+ Phương pháp thực tế đích danh
+ Phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập
Thực hiện đúng các nguyên tắc trên thì việc hạch toán vốn bằng tiền sẽ giúp doanh
nghiệp quản lý tốt về các loại vốn bằng tiền của mình. Đồng thời doanh nghiệp còn chủ
động trong kế hoạch thu chi, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đảm bảo quá trình sản
xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục.
1.1.3. Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền
 Theo dõi phản ánh một cách chính xác, kịp thời số hiện có và tình hình

biến động của từng loại từ vốn bằng tiền.
 Cung cấp số liệu kịp thời cho công tác kiểm kê lập báo cáo tài chính và phân tích
hoạt động kinh tế.
 Chấp hành các qui định thủ tục trong việc quản lí vốn bằng tiền tại doanh nghiệp.
- Thông qua việc ghi chép vốn bằng tiền, kế toán thực hiện chức năng kiểm soát và
phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ, phát hiện các chênh lệch, xác
định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý vốn bằng tiền.
- Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ quỹ. Kiểm tra thường xuyên, đối
chiếu số liệu của thủ quỹ với kế toán tiền mặt để đảm bảo tính cân đối thống nhất.
1.2. KẾ TOÁN TIỀN MẶT
1.2.1. Khái niệm
Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu),
6
ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Mọi nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt và việc
bảo quản tiền mặt tại quỹ do thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện.
1.2.2. Nguyên tắc hạch toán
Chỉ phản ánh vào tài khoản 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập,
xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào ngân hàng
(không qua quỹ tiền mặt của đơn vị) thì không ghi vào bên Nợ tài khoản 111 “Tiền
mặt” mà ghi vào bên Nợ tài khoản 113 “Tiền đang chuyển”.
Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cả nhận ký cược, ký quỹ tại doanh
nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị.
Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ
ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế
độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính
kèm.
Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép
hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt,
ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.
Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hằng ngày thủ quỹ

phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán
tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên
nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
1.2.3. Phương pháp kế toán
1.2.3.1. Chứng từ và sổ sách sử dụng
 Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu thu (mẫu 01 – TT)
- Phiếu chi (mẫu 02 – TT)
- Giấy đề nghị tạm ứng (mẫu 03 – TT)
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng (mẫu 04 – TT)
- Giấy đề nghị thanh toán (mẫu 05 – TT)
- Biên lai thu tiền (mẫu 06 – TT)
- Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý (mẫu 07 – TT)
- Bảng kiểm kê quỹ dùng cho VND (mẫu 08a – TT)
- Bảng kiểm kê quỹ dùng cho ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
7
(mẫu 08b – TT)
- Bảng kê chi tiền (mẫu 09 – TT)
- Và các chứng từ khác có liên quan…
 Sổ sách sử dụng
Sổ Nhật ký thu tiền (mẫu S03a1-DN), Sổ Nhật ký chi tiền (mẫu s03a2- DN), Sổ
Quỹ tiền mặt S07-DN), Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt (mẫu S07a-DN), Sổ cái (mẫu
S03b – DN) và các sổ khác liên quan…
1.2.3.2. Tài khoản sử dụng
Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 111 “Tiền mặt” để phản ánh số hiện có và tình
hình thu, chi tiền mặt tại quỹ.
Tài khoản 111 - Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam
tại quỹ tiền mặt.
- Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm, tỷ giá và tồn quỹ

ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1113 – Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng bạc, kim khí
quý, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ.
1.2.3.3. Phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ chủ yếu
 Thu tiền bán hàng nhập quỹ:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 111 (1111): Tiền mặt
Có TK 511: Doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT
Có TK 333 (33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 111 (1111): Tiền mặt
Có TK 511: Doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế GTGT
 Thu tiền mặt từ các hoạt động tài chính, hoạt động khác:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 111: Tiền mặt
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
8
Có TK 711: Thu nhập khác
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 111: Tiền mặt
Có TK 515, 711
 Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:
Nợ TK 111 (1111): Tiền mặt
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng
 Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng tiền mặt và nhập quỹ của đơn vị, ghi:
Nợ TK 111: Tiền mặt
Có TK 131, 136, 141
 Nhận ký quỹ, ký cược của đơn vị khác bằng tiền mặt, vàng bạc, kim khí quý, đá
quý:

Nợ TK 111: Tiền mặt
Có TK 338 (3388): Nếu ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK 344: Nhận thế chấp ký quỹ, ký cược dài hạn
 Thu hồi các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản ký quỹ, ký cược, hoặc thu
hồi các khoản cho vay nhập quỹ tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111: Tiền mặt
Có TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có TK 128: Đầu tư ngắn hạn khác
Có TK 144: Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
Có TK 244: Ký quỹ, ký cược dài hạn
 Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê:
Nợ TK 111: Tiền mặt
Có TK 338 (3381): Nếu chưa xác định được nguyên nhân
 Chi tiền mặt trả lương cho cán bộ công nhân viên:
Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên
Có TK 111: Tiền mặt
9
 Chi tiền mặt mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 152, 153, 211
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111 (1111): Tiền mặt
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 152, 153, 211
Có TK 111 (1111): Tiền mặt
 Nộp tiền mặt vào ngân hàng:
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111: Tiền mặt
 Chi tiền mặt tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đi công tác, đi mua nguyên vật
liệu:

Nợ TK 141: Tạm ứng (chi tiết người nhận tạm ứng)
Có TK 111 (1111): Tiền mặt
 Chi hoạt động tài chính, hoạt động khác bằng tiền mặt:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 635, 811: Chi phí tài chính, chi phí khác
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111 (1111): Tiền mặt
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 635, 811: Chi phí tài chính, chi phí khác
Có TK 111 (1111): Tiền mặt
 Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, ghi:
Nợ TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 228: Đầu tư dài hạn khác
Có TK 111: Tiền mặt
 Xuất quỹ tiền mặt hoặc vàng bạc, kim khí quý, đá quý mang đi thế chấp, ký
cược, ký quỹ:
10
Nợ TK 144: Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
Nợ TK 244: Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 111: Tiền mặt
 Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả, ghi:
Nợ TK 311, 315, 331, 333, 334, 336, 338
Có TK 111: Tiền mặt
 Chi tiền mặt dùng cho quản lý phân xưởng, dùng cho bộ phận bán hàng, bộ
phận quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 627, 641, 642
Nợ TK 133 ( nếu có)
Có TK 111
1.3. KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
1.3.1. Khái niệm

Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gửi ở ngân hàng, Kho bạc, công ty tài chính
để thực hiện việc thanh toán không đúng tiền mặt. Lãi từ khoản tiền gửi ngân hàng
(TGNH) được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
1.3.2. Nguyên tắc hạch toán
Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng" là các giấy báo Có,
báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (Uỷ nhiệm chi, uỷ
nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi )
Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu
với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn
vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì đơn vị phải
thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng,
chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân
hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ
TK 138 "Phải thu khác" (1388) (Nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân
hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 "Phải trả , phải nộp khác" (3388) (Nếu số liệu của
kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu,
11
xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.
Ở những đơn vị có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng,
có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để
thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền
gửi. Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để tiện
cho việc kiểm tra, đối chiếu.
1.3.3. Phương pháp kế toán
1.3.3.1. Chứng từ sử dụng
- Giấy báo Có
- Giấy báo Nợ
- Bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,
séc chuyển khoản, séc bảo chi…)
- Các chứng từ khác liên quan,…

1.3.3.2. Tài khoản và sổ sách sử dụng
 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” để theo dõi số hiện có và
tình hình biến động tăng, giảm của tiền gửi ngân hàng (Kho bạc Nhà nước hay công ty
tài chính).
Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại
Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rútt ra và hiện đang gửi tại Ngân
hàng bằng ngoại tệ các loại quy đổi ra Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1123 - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh gia trị vàng, bạc, kim khí
quý, đá quý gửi vào, rút ra, và đang hiện gửi tại Ngân hàng.
 Sổ sách sử dụng
- Sổ Nhật ký thu tiền (mẫu S03a1 – DN)
- Sổ Nhật ký chi tiền (mẫu S03a2 – DN)
- Sổ tiền gửi ngân hàng (mẫu S08 – DN)
- Sổ cái (mẫu S03b – DN)
- Và các loại sổ khác liên quan,…
12
1.3.3.3. Phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ chủ yếu
 Thu tiền bán hàng bằng tiền gửi ngân hàng:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng
Có TK 511: Doanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT đầu ra phải nộp
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng
Có TK 511: Doanh thu bán hàng theo giá có thuế GTGT
 Thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác bằng tiền gửi ngân hàng:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng
Có TK 515, 711: Giá chưa có thuế GTGT
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT đầu ra phải nộp
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng
Có TK 515, 711: Giá bao gồm cả thuế GTGT
 Nộp tiền mặt vào ngân hàng:
Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111: Tiền mặt
 Thu hồi các khoản nợ bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng
Có TK 131, 136, 138
 Nhận vốn, kinh phí được cấp bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng
Có TK 411, 461
 Nhận ký quỹ, ký cược của đơn vị khác bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
Có TK 338 (3388): Nếu ký quỹ, ký cược ngắn hạn
13
Có TK 344: Nhận thế chấp, ký quỹ, ký cược dài hạn
 Thu hồi các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản ký quỹ, ký cược, hoặc thu
hồi các khoản cho vay bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
Có TK 121, 228, 144, 244
 Chi mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định bằng tiền gửi ngân
hàng:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 152, 153, 211, 213: Giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 152, 153, 211, 213: Giá bao gồm cả thuế GTGT
Có TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng
 Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:
Nợ TK 111 (1111): Tiền mặt
Có TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng
 Chi trả nợ bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 311, 341, 315, 331, 333, 336, 338
Có TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng
 Chi hoạt động tài chính, hoạt động khác bằng tiền gửi ngân hàng:
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 635, 811: Chi hoạt động tài chính, chi HĐ khác
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu ra phải nộp (nếu có)
Có TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng
+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 635, 811: Chi hoạt động tài chính, HĐ khác
Có TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng
 Dùng tiền gửi ngân hàng mua chứng khoán, ghi:
14
Nợ TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 228: Đầu tư chứng khoán dài hạn
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng
 Dùng tiền gửi ngân hàng hoặc vàng bạc, kim khí quý, đá quý mang đi thế chấp,
ký cược, ký quỹ:
Nợ TK 144: Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Nợ TK 244: Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng
* Lưu ý: Trường hợp có sự sai lệch giữa số liệu của kế toán với số liệu của ngân hàng
về số tiền của doanh nghiệp tại ngân hàng phải đối chiếu số liệu để xác minh xử lý:
Nếu số liệu ngân hàng lớn hơn số liệu kế toán, khi đó kế toán sẽ ghi theo số liệu của

ngân hàng.
Nợ TK 112: Số chênh lệch tăng
Có TK 338 (3388)
Khi phát hiện nguyên nhân xử lý:
- Xử lý:
Nợ TK 338 (3388)
Có TK 112: Nếu do ngân hàng ghi thừa
Có TK 511, 131, 515, 711, 333: Nếu doanh nghiệp ghi thiếu
- Nếu số liệu ngân hàng nhỏ hơn số liệu kế toán:
Nợ TK 138 (1388)
Có TK 112: Số chênh lệch giảm
- Khi tìm ra nguyên nhân xử lý:
Nợ TK 511, 131, 635, 333: Nếu do doanh nghiệp ghi thừa
Nợ TK 112: Nếu do ngân hàng ghi thiếu
Có TK 138 (1388)
1.4. KẾ TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN
1.4.1. Khái niệm
Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ của doanh nghiệp đã
nộp vào ngân hàng, Kho bạc nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng, Kho
15
bạc hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền qua bưu điện để thanh toán nhưng chưa nhận
giấy báo của đơn vị thụ hưởng.
1.4.2. Nguyên tắc hoạch toán
Kế toán phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, Kho bạc
Nhà nước, đã gửi bưu điện chuyển trả cho các đơn vị khác hay đã làm thủ tục chuyển
tiền từ tài khoản tại ngân hàng để chuyển trả cho các đơn vị khác nhưng chưa nhận
giấy báo Nợ, giấy báo Có hay bảng sao kê của ngân hàng.
Tiền đang chuyển xảy ra trong các trường hợp cụ thể sau:
- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng.
- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác.

- Thu tiền bán hàng nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước,…
1.4.3. Phương pháp kế toán
1.4.3.1. Chứng từ sử dụng
- Phiếu chi
- Giấy nộp tiền
- Biên lai thu tiền
- Phiếu chuyển tiền
- Và các chứng từ khác liên quan,…
1.4.3.2. Tài khoản và sổ sách sử dụng
 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 113 “Tiền đang chuyển” để theo dõi số hiện có và
tình hình biến động tăng, giảm của tiền đang chuyển.
Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1131 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang
chuyển.
- Tài khoản 1132 - Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.
 Sổ sách sử dụng
- Sổ kế toán tiền đang chuyển
- Sổ cái (mẫu S03b – DN)
- Và các sổ khác có liên quan,…
1.4.3.3. Phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ chủ yếu
 Thu tiền bán hàng trực tiếp chuyển thẳng vào ngân hàng, chưa nhận được GBC:
16
(Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).
Nợ TK 113 (1131): Tiền đang chuyển
Có TK 511: Doanh thu bán hàng (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 333 (33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Khi nhận được GBC của ngân hàng:
Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng
Có TK 113 (1131): Tiền đang chuyển

 Thu tiền nợ người mua chuyển thẳng vào ngân hàng, chưa nhận được GBC:
Nợ TK 113 (1131): Tiền đang chuyển
Có TK 131: Phải thu khách hàng
Khi nhận được GBC của ngân hàng:
Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng
Có TK 113 (1131): Tiền đang chuyển
 Xuất tiền mặt gửi vào ngân hàng (chưa nhận được GBC):
Nợ TK 113 (1131): Tiền đang chuyển
Có TK 111 (1111): Tiền mặt
Khi nhận được GBC của ngân hàng:
Nợ TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng
Có TK 113 (1131): Tiền đang chuyển
 Làm thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng trả cho người bán:
Nợ TK 113 (1131): Tiền đang chuyển
Có TK 112 (1121): Tiền gửi ngân hàng
Khi nhận được giấy báo của người bán:
Nợ TK 331: Phải trả người bán
Có TK 113 (1131): Tiền đang chuyển
17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI
CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC BÌNH ĐỊNH
2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Cấp Thoát
Nước Bình Định
2.1.1.1. Tên, địa chỉ Công ty
Tên công ty : Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định
Địa chỉ trụ sở chính : 146 Lý Thái Tổ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Mã số thuế : 4100258955
Điện thoại : 056.3647946
Fax : 056.3847843

Website : www.binhdinhwaco.com.vn
2.1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng
Hệ thống cấp nước TP Quy Nhơn được hình thành từ thời Mỹ Thiệu với quy mô
nhỏ, sản xuất nước với công nghệ lạc hậu, hệ thống cấp nước có công suất khoảng
2.000m
3
/ ngày đêm chủ yếu phục vụ cho các trại lính đóng trên địa bàn thị xã Quy
Nhơn và một số cơ quan văn phòng của chế độ cũ.
Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, năm 1976 UBND tỉnh Nghĩa Bình (cũ)
nay là tỉnh Bình Định đã ký quyết định thành lập nhà máy nước Quy Nhơn. Nhà máy
nước Quy Nhơn là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Sở xây dựng Nghĩa Bình (cũ)
nay là Sở xây dựng Bình Định. Nhà máy nước Quy Nhơn đã tiến hành cải tạo lại 3
giếng nước tại công ty Thủy Lợi, giếng bơm Bàu Sen và giếng bơm Cây Thị, công suất
18
nước sau khi cải tạo nâng cấp đạt khoảng 5.000m
3
/ ngày đêm. Nhưng công suất cấp
nước vẫn không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân Thị xã Quy Nhơn.
Do đó UBND tỉnh Nghĩa Bình (cũ) đã ký quyết định thành lập Ban kiến thiết nhà máy
nước Quy Nhơn – Đơn vị trực thuộc Sở xây dựng Nghĩa Bình (cũ) để có thể đáp ứng
cho nhu cầu ngày càng phát triển.
* Giai đoạn 1996 – 2005:
Tháng 9 năm 1996 Công ty Cấp thoát nước Bình Định được UBND tỉnh quyết
định thành lập theo Quyết định số 2312/QĐ-UB, ngày 23/09/1996 đổi tên là Công ty
Cấp thoát nước Bình Định. Từ năm 1996 đến năm 2005 Công ty Cấp thoát nước Bình
Định đã phát triển và lớn mạnh không ngừng là nhờ thực hiện dự án nâng công suất
cấp thoát nước TP Quy Nhơn từ nguồn vốn ODA.
* Giai đoạn 2005 – nay:
Hiện nay nhờ dự án cấp thoát nước đã hoàn thành vào cuối năm 2005 nâng công
suất lên 45.000m

3
/ ngày đêm và đã ký hợp đồng nước cho 43.824 hộ gia đình và 1.223
cơ quan, xí nghiệp.
Tháng 4/2006, Công ty đã tiến hành triển khai dự án cung cấp nước sạch cho 9
thị trấn, thị trấn trong tỉnh gồm: Tuy Phước (huyện Tuy Phước), Bình Định, Đập Đá,
Gò Găng (huyện An Nhơn), Ngô Mây (huyện Phù Cát), Bình Dương (huyện Phù Mỹ),
Bồng Sơn, Tam Quan (huyện Hoài Nhơn) và Tăng Bạt Hổ (huyện Hoài Ân). Dự án
được đầu tư qua 2 giai đoạn với tổng kinh phí 117 tỷ VNĐ và sẽ cung cấp khoảng
11.000m3/ng.đ cho 16.000 hộ dân của 9 thị trấn, các xã lân cận trong vùng Dự án.
Thực hiện ý kiến của UBND tỉnh Bình Định tại quyết định số 270/QĐ-UBND
ngày 24/6/2010 về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Công ty Cấp thoát nước Bình Định
thành Công ty TNHH một thành viên, từ ngày 01/7/2010 Công ty đã chính thức chuyển
đổi thành Công ty TNHH một thành viên.
Năm 2012, Công ty đã thực hiện xong Dự án đầu tư cải tạo công nghệ và nâng
công suất Nhà máy Xử lý nước Phú Tài từ 25.000m3/ng.đ lên 30.000m3/ng.đ, được
UBND tỉnh Bình Định thống nhất về chủ trương tiến hành triển khai các Dự án: Nâng
công suất các nhà máy nước tại thị trấn Bình Dương và Bồng Sơn; Đầu tư mở rộng
19
mạng lưới cấp nước tại 09 thị trấn; Dự án cấp nước Trung tâm gặp gỡ khoa học quốc tế
đa ngành tại khu vực 1, phường Ghềnh Ráng, TP-Quy Nhơn; Dự án nâng công suất hệ
thống cấp nước TP-Quy Nhơn từ 54.300 lên 80.000m3/ng.đ; Dự án đầu tư xây dựng
dịch chuyển 02 tuyến ống D400, D500 nằm trong lòng đường Quốc lộ 1D bằng tuyến
ống D700 theo quy hoạch được duyệt.
2.1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty
Tính tới thời điểm ngày 31/12/2013, nguồn vốn kinh doanh của công ty là:
439.577.859.979 đồng, Trong đó:
- Nợ phải trả: 307.374.551.431 đồng.
- Vốn chủ sở hữu: 127.437.242.456 đồng.
+ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 94.836.265.806 đồng.
Tổng số lao động tính đến ngày 31/12/2013 là: 357 người.

Như vậy, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ thì Công
ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định được xếp vào loại doanh nghiệp lớn.
2.1.1.4. Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định,
đóng góp vào ngân sách qua các năm gần đây
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế,
Công ty đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Điều
đó thể hiện qua các chỉ tiêu đạt được như sau:
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả HĐKD đạt được trong 3 năm 2011,
2012 và 2013
(ĐVT: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
Năm 2013
1.DT bán hàng và cc dv 77.931.721.211 91.748.929.076 103.155.217.673
2.Các khoản giảm trừ
DT
44.879.595 36.798.255 174.694.695
3.DT thuần bán hàng&
cc dv
77.886.841.616 91.712.131.451 102.980.522.978
20
4.Giá vốn hàng bán 61.321.094.759 75.076.870.281 75.175.786.708
5.LN gộp bán hàng & cc
dv
16.565.746.857 16.635.261.170 27.804.736.270
6.DT hoạt động tài
chính
4.409.787.567 1.946.093.590 397.436.946
7.Chi phí tài chính 7.634.494.052 7.366.766.365 7.229.335.497
-Trong đó :lãi vay phải
trả

7.634.494.052 7.366.766.365 7.229.335.497
8.Chi phí bán hàng 4.771.713.331
9. Chi phí QLDN 7.201.702.401 7.717.989.341 11.184.391.676
10.LN thuần từ HĐKD 6.139.337.971 3.496.589.054 4.946.732.712
11.Thu nhập khác 722.737.572 888.268.046 237.075.905
12.Chi phí khác 140.492.071 48.844.895 98.522.724
13.Lợi nhuận khác 582.245.501 839.423.151 138.553.181
14.Tổng LNKT trước
thuế
6.721.583.472 4.336.012.205 5.085.285
15.CP thuế TNDN hiện
hành
1.680.395.868 1.084.003.053 1.271.321.474
16.CP thuế TNDN hoãn
lại
17.LN sau thuế TNDN 5.041.187.604 3.252.009.152 3.813.964.419
(Phòng kế toán- tài chính)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, quy mô kinh doanh của Công ty năm 2013 có
sự tăng mạnh so với năm 2012, thể hiện qua chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ của năm 2013 tăng so với năm 2011 là 11.406.288.597 đồng (tăng 17,73%).
Mặt khác, Doanh thu thuần năm 2013 tăng 13.825.289.835 đồng so với năm 2012
tương ứng tăng 17,75%. Nhưng sự tăng của Doanh thu thuần không đủ bù đắp cho sự
tăng của Tổng chi phí đã làm Lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm 1.789.178.452 đồng
so với năm 2012 tương ứng với 35,49%, đồng thời đóng góp vào NSNN cũng đã giảm
so với năm 2012. Sự giảm này là do phát sinh chi phí quá lớn, giá nguyên vật liệu tăng
dẫn đến giá vốn lớn.
Việc tăng Doanh thu của Công ty là cho thấy đó là một dấu hiệu tốt về tình
hình sản xuất của Công ty, đồng thời cũng thấy được sự nổ lực của cán bộ công nhân
21
viên và Ban lãnh đạo công ty.

Trong năm 2014, Công ty cần duy trì và phát huy hơn nữa để tăng doanh thu
nhằm tăng lợi nhuận hơn nữa và nâng cao hiệu quả hoạt đông sản xuất kinh doanh.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.1.2.1. Chức năng
• Quản lý sản xuất và kinh doanh nước sạch, quản lý, duy tu, nạo vét và xử lý
chất thải hệ thống thoát nước.
• Hút và xử lý chất thải bể phốt hầm cầu.
• Tư vấn lập dự án và thiết kế công trình cấp thoát nước.
• Thi công xây lắp, sửa chữa công trình cấp thoát nước.
• Kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước.
• Kiểm đinh đồng hồ đo nước lạnh.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. Quản lý và sử dụng vốn, tài
sản được giao một cách có hiệu quả.
Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong tỉnh, khả năng sản xuất và cung
cấp dịch vụ, chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Thực hiện tất cả các cam kết hợp đồng mua bán, hợp tác đầu tư với tất cả các tổ
chức kinh tế quốc doanh, các thành phần kinh tế khác và Nhà nước.
Quản lý tốt cán bộ nhân viên của công ty theo đúng chế độ chính sách của Nhà
nước. Không ngừng cải thiện điều kiện lao động, sinh hoạt của cán bộ công nhân viên
nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả trong quản lý.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1.3.1. Loại hình kinh doanh và các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà Công ty
đang kinh doanh
Theo Giấy CNĐKKD và Đăng ký thuế Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước
Bình Định là công ty được phép kinh doanh các lĩnh vực sau:
- Sản xuất và phân phối nước, thi công xây lắp đường ống nước.
- Thiết kế, thi công, sửa chữa một số trạm cấp nước nhỏ trong tỉnh và thiết
kế thi công đường ống nhánh cấp nước vào hộ gia đình.
- Xây dựng, lắp đặt các công trình cấp nước.

- Tư vấn lập dự án các công trình cấp nước.
- Kinh doanh vật tư, thiết kế chuyên ngành cấp thoát nước.
22
2.1.3.2. Thị trường đầu ra và đầu vào của Công ty
• Thị trường đầu vào của công ty là khai thác nước ngầm dọc ven bờ sông Hà
Thanh, gồm 14 giếng (11 giếng bờ phía Bắc và 3 giếng bờ phía Nam) rải dọc trên các
xã Phước Thành, Phước An, thị trấn Diêu Trì và phường Trần Quang Diệu – TP Quy
Nhơn. Bên cạnh đó dự án ADB đã đưa vào sử dụng năm 2005, 9 giếng Tân An – An
Nhơn – Bình Định cũng đã đi vào hoạt động dẫn đến công suất hiện nay đạt 45.000m
3
/
ngày đêm.
• Thị trường đầu ra của công ty là sản xuất nước để phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt của nhân dân và các cơ quan, xí nghiệp dùng cho sản xuất, thời gian hoạt động
liên tục trong năm.
2.1.3.3. Vốn kinh doanh của Công ty
Được sự giúp đỡ và hỗ trợ về nhiều mặt đặc biệt về vốn thì công ty TNHH
MTV Cấp thoát nước Bình Định có cơ cấu vốn kinh doanh như sau: Với nguồn vốn thì
công ty có tổng nguồn vốn là 439.577.859.979 đồng trong đó có vốn chủ sở hữu đầu
tư là 94.836.265.806 đồng, một phần vốn cấp và vốn đi vay.
2.1.3.4. Nguồn lực chủ yếu của Công ty
 Lao động: Hiện nay Công ty có đầy đủ đội ngủ cán bộ kỹ thuật đúng chuyên
ngành, nhân viên quản lý có đầy đủ năng lực và nhiều kinh nghiệm, sẵn sàng
hoàn thành tất cả các công việc thuộc lĩnh vực của mình với tinh thần trách nhiệm
cao.
Bảng 1.2: Bảng cơ cấu lao động
Tiêu thức Trong đó
Năm 2013
Số lượng (Người)
Tỷ lệ (%)

Tổng lao động Người 357 100
Theo giới tính
Nam 269 75,35
Nữ 88 24,65
Theo chức năng

sản xuất
Trực tiếp 269 75,35
Gián tiếp 88 24,65
Theo trình độ
Đại học 95 26,61
Cao đẳng 23 6,44
Trung cấp 67 18,11
Công nhân 172 48,18
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – lao động tiền lương)
23
Qua các số liệu vừa nêu trên ta thấy: cơ cấu lao động theo chức năng thì số
lượng lao động tham gia lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng (75,35%) cao hơn lao động
gián tiếp (chiếm 24,65%) điều đó thể hiện công ty có đội ngũ lao động tương đối đa
dạng thêm vào đó với cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn số lượng người có
trình độ cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn chiếm đến 51,82%. Trong đó lao động bậc
đại học chiếm hơn một nửa con số tỷ trọng lao động có trình độ (chiếm 26,61%). Còn
với cơ cấu lao động theo giới tính thì số lượng lao động nam chiếm tỷ trọng cao hơn so
với lao động nữ trong công ty thể hiện đặc thù của ngành nghề (chiếm 75,35%). Vì địa
bàn hoạt động của công ty khá rộng nên cơ cấu nhân sự của công ty như trên là khá
hợp lý.
 Tài sản cố định
Bảng 1.3: Tình hình tài sản cố định của Công ty năm 2013
(ĐVT: đồng)
Tên TSCĐ

Tổng giá trị
TSCĐ
Giá trị hao mòn
lũy kế
Giá trị còn lại
Nhà cửa,vật kiến trúc 45.662.476.256 17.536.263.587 28.126.212.669
Máy móc, thiết bị 22.013.320.455 10.720.933.608 11.292.386.847
Phương tiện, vận tải truyền
dẫn
453.354.884.883 118.225.252.009 335.129.632.874
Thiết bị dụng cụ quản lý 1.692.799.389 844.618.391 848.180.998
TSCĐ khác 32.672.000 15.995.667 16.676.333
Tổng cộng 522.756.152.983 147.343.063.262 375.413.089.721
Qua bảng trên, ta thấy quy mô tài sản cố định tương đối lớn, trong đó phương tiện vận
tải chiếm phần lớn trong tổng tài sản của Công ty. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh
của công ty nên phương tiện vận tải truyền dẫn được trang bị nhiều để phục vụ nhu cầu
kinh doanh…. Vì vậy, cơ cấu tài sản như vậy là phù hợp với công việc sản xuất kinh
doanh của công ty.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
2.1.4.1.1. Quy trình công nghệ sản xuất
Trạm bơm
giếng nước thô
Nhà máy
xử lý
Bể chứa
Trạm bơm
tăng áp
24
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất

Sơ đồ trên đã khái quát được quy trình thực hiện công việc sản xuất của công
ty. Giai đoạn đầu công ty sử dụng nước thô sau khi được khai thác lên từ các giếng,
mạch nước ngầm thì được dẫn về nhà máy xử lý. Tại đây, giai đoạn 2 được thực
hiện.Nước được trộn với hóa chất, sau đó sử dụng khuấy thủy lực bằng các vách ngăn
để tạo sự va chạm và dính kết giữa các hạt cặn với chất keo. Các cặn được lắn xuống
nhờ trọng lực. Tiếp theo nhà máy sử dụng bể lọc nhanh bằng cát thạch anh, chiều dày
lớp cát từ 0,9 đến 1,2m, đường kính hạt cát từ 0,9 đến 1,6 mm. Cuối cùng nước được
khử khuẩn bằng clo. Thực hiện xong 2 giai đoạn cơ bản trên lượng nước sạch sau khi
được xử lý, nước được chứa tại bể chứa sạch của nhà máy. Các bể chứa này đều là bể
kín được xây dựng bê tông, cốt thép kiên cố. Nước từ bể chứa được bơm trực tiếp vào
mạng nhờ trạm bơm tăng áp và đến với người sử dụng. Quy trình công nghệ sản xuất
công ty được thưc hiện một cách ổn định.
2.1.4.1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh
Với chu kỳ khép kín liên tục từ khâu nguyên liệu đưa vào sản xuất tạo ra sản phẩm,
do đặc tính nguyên vật liệu nước là không lưu kho. Do đó Công ty TNHH MTV Cấp
thoát nước Bình Định tổ chức sản xuất 3 ca liên tục trong thời gian hợp đồng sản xuất
(24/24) nhằm tận dụng thời gian chạy máy và phát huy hết công suất của máy để đảm
bảo phân phối nước máy kịp thời. Ngoài ra còn đáp ứng nhu cầu về lắp đặt và sửa chữa
đường ống nước.
2.1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý
 Sơ đồ tổ chức quản lý
Tiêu thụ
CHỦ TỊCH KIÊM
GIÁM ĐỐC
25
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động Công ty
Ghi chú:
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
 Chức năng, nhiệm vụ

- Chủ tịch kiêm Giám Đốc: chịu trách nhiệm trong việc điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh và nhiệm vụ công ích của công ty. Trực tiếp ký các văn bản trình cấp
trên, ký các hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về các
văn bản và chứng từ đã ký.
- Phó giám đốc: giúp giám đốc lãnh đạo điều hành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và
nhiệm vụ công ích theo phân công và ủy quyền của giám đốc. Kiểm tra và ký các
hợp đồng, các hóa đơn và các hợp đồng xây lắp nội bộ công ty, các văn bản liên
quan đến các dự án do công ty làm chủ đầu tư.
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
TCHC-
LDTL
Phòng
KTTC
Phòng
Kinh
doanh
XN
cấp
nước
số 2
XN
cấp
nước
số 1
Phòng
Kỹ
thuật
Phòng
QLDN

công ty
Đội
KĐ-BD
MMTB
Đội
KT-
QL-SC
HT cấp
nước
Đội
vận
hành
Tổ vi tính
XN
thoát
nước TP
Quy
Nhơn

×