Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

luyện từ và câu lớp 5 - liên kết câu bằng thay thế từ ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.2 KB, 4 trang )

KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần: 25 Tiết: 50
Lớp: 5
Môn: Luyện từ và câu
Ngày dạy: 20/02/2011
Người soạn: Lê Mị Lan Phương
GVHD: cô Thái Thị Ngọc Quỳnh
Bài: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI
BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ
I. Mục tiêu
- Hiểu như thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
- Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học
Tiến trình Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm
tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có sử
dụng phép liên kết bằng cách lặp
từ ngữ.
- Gọi 1HS đọc thuộc lòng phần ghi
nhớ.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Hát
- 2 HS lên bảng.
- Đọc.
- Nhận xét.
2. Bài mới
HĐ1: Giới


thiệu bài
- Tiết học hôm trước các em đã
được học liên kết các câu với nhau
bằng cách lặp từ ngữ. Hôm nay,
chúng ta sẽ tìm hiểu một cách liên
kết câu khác, đó là phép thay thế từ
ngữ.
- Ghi đề bài “Liên kết các câu
trong bài bằng cách thay thế từ
ngữ”.
- Lắng nghe.
- Đọc đề bài.
HĐ2: Tìm
hiểu nội
dung
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài và nêu yêu
cầu.
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
H: Em có biết đoạn văn này nói
- HS đọc.
- Đọc.
+ Hưng Đạo Vương Trần
1
về ai?
- GV: Em hãy thảo luận với bạn
bên cạnh và gạch dưới những từ
ngữ cho em biết đoạn văn nói về
Trần Quốc Tuấn.

- Gọi HS trả lời.
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
H: Các câu trong đoạn văn như
thế nào với nhau? Vì sao em
biết?
- GV chốt: Các câu trong đoạn văn
đều nói về Trần Quốc Tuấn.
Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc
Tuấn trong đoạn văn là: Hưng Đạo
Vương, Ông, vị Quốc công Tiết
chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng
Đạo Vương, Người.
- Giới thiệu sơ lược về Trần Quốc
Tuấn. Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn là một vị tướng tài giỏi
và trung nghĩa. Tên tuổi ông gắn
liền với 3 lần chiến thắng quân
Nguyên – Mông xâm lược. Người
là vị anh hùng dân tộc, là tấm
gương muôn đời sau còn sáng mãi.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu đề
bài.
H: Đoạn văn nói về ai?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi trong
2 phút và cho biết:
H: Hai đoạn văn trên có nội
dung như thế nào?
H: Đoạn văn nào có cách diễn
đạt hay hơn? Vì sao?

- Gọi HS phát biểu.
- GV: Các em đều nhận thấy đoạn
văn ở bài 1 hay hơn đoạn văn ở bài
2 tuy nội dung như nhau. Đó là vì
đoạn văn ở bài 1 sử dụng nhiều từ
ngữ khác nhau khi nhắc đến Trần
Quốc Tuấn. Còn đoạn văn ở bài 2
lặp lại nhiều lần từ Hưng Đạo
Quốc Tuấn.
- HS thảo luận nhóm.
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Liên kết với nhau. Vì
đều nói về Trần Quốc
Tuấn.
- Lắng nghe.
- HS đọc.
- Trần Quốc Tuấn.
- Thảo luận nhóm đôi.
+ Nội dung giống nhau,
đều nói về Trần Quốc
Tuấn.
+ Đoạn 1. Vì đoạn 2 lặp
lại nhiều từ Hưng Đạo
Vương gây nhàm chán.
- Lớp bổ sung.
- Lắng nghe.
2
Vương gây nên sự nhàm chán,
nặng nề cho người đọc.

- Kết luận: Việc thay thế những từ
ngữ ta dùng ở câu trước bằng
những từ ngữ cùng nghĩa để liên
kết câu như ở hai đoạn văn trên
được gọi là phép thay thế từ ngữ.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
trong SGK.
- GV cho ví dụ:
Tôi đang học bài thì An, Lâm,
Bình gọi í ới ngoài cổng. Các cậu
ấy lại rủ tôi chơi đá bóng đây mà!
H: Trong câu trên, các từ ngữ
nào được thay thế?
- Yêu cầu 2HS lên bảng đặt câu có
phép thay thế từ ngữ.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Lắng nghe.
- Đọc.
- Đọc ví dụ.
+ An, Lâm, Bình – các
cậu ấy.
- 2 HS lên bảng, lớp làm
vào nháp.
- Nhận xét.
HĐ3:
Luyện tập
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc đề.
H: Đề bài yêu cầu gì?

- GV: Đối với bài tập liên kết câu,
các em nên đánh số thứ tự các câu.
- Cho HS thảo luận nhóm 4, viết
kết quả vào phiếu thảo luận (giấy
khổ to).
(1) Hai Long phóng xe về phía Phú
Lâm tìm hộp thư mật.
(2) Người đặt hộp thư lần nào cũng
tạo cho anh sự bất ngờ.
(3) Bao giờ hộp thư cũng được đặt
tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý
nhất.
(4) Nhiều lúc, người liên lạc còn
gửi gắm vào đấy một chút tình cảm
của mình, thường bằng những vật
gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới
nhận thấy.
(5) Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là
lời chào chiến thắng.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 2:
- Đọc.
+ Những từ ngữ in đậm
thay thế cho từ nào.
- Thảo luận nhóm và ghi
kết quả rồi dán lên bảng:
+ anh (câu 2) thay cho
Hai Long (câu 1).
+ người liên lạc (câu 4)
thay cho người đặt hộp

thư (câu 2).
+ anh (câu 4) thay cho
Hai Long (câu 1).
+ Đó (câu 5) thay cho
những vật gợi ra hình
chữ V (câu 4).
Việc thay thế các từ ngữ
có tác dụng liên kết câu.
3
- Gọi HS đọc đề bài.
H: Đề bài yêu cầu ta làm gì?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi HS trình bày ý kiến của
nhóm mình.
(1) Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. (2)
Nàng bảo chồng:
- (3) Thế này thì vợ chồng mình
chết mất thôi.
(4) An Tiêm lựa lời an ủi vợ: Còn
hai bàn tay, vợ chồng chúng mình
còn sống được.
- Gọi các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Đọc.
+ Thay thế từ lặp lại
trong mỗi câu của đoạn
văn bằng những từ ngữ
tương đương.
- Trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
3. Củng
cố, dặn dò
H: Trong một đoạn văn, phép
thay thế từ ngữ có tác dụng gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài: “Mở rộng
vốn từ: Truyền thống”
+ Dùng để liên kết các
câu trong đoạn văn.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2011
Giáo viên hướng dẫn
4

×