Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.73 MB, 60 trang )

XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012. 1
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2010
5
21
41
57
I- Tình hình kinh tế - xã hội 2011
II- Thị trường viễn thông Việt Nam 2011
III, Tổng kết phần 1
I, Triển vọng kinh tế thế giới 2012
II, Triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam 2012
III, Dự báo tốc độ phát triển thị trường viễn thông Việt Nam năm 2011
IV, Một vài khuyến nghị đối với các nhà khai thác
V, Tổng kết phần 2
I, Xu hướng phát triển viễn thông thế giới giai đoạn 2012-2016
II, Xu hướng phát triển công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2012-2015
III, Tổng kết phần 3
1. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
2. Công ty thông tin di động Mobifone (VMS)
3. Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone
4. Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel
5. Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
6. Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)
7. Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Toàn cầu (G-Tel)
8. Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội
DỰ BÁO TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH Vụ VT VIỆT NAM 2012
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG
HỒ SƠ MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CHỦ LỰC TRONG NGÀNH VT VIỆT NAM
MC LC
PHN I:
PHN II:


PHN III:
PHN IV:
2 . XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012
Kính thưa Quý vị độc giả!
Chuyên đề “Xu hướng và triển vọng viễn thông Việt Nam” xuất bản số đầu
tiên năm 2011 đã nhận được sự đánh giá rất cao của các doanh nghiệp, chuyên gia
nghiên cứu thị trường, chuyên viên kinh doanh trên khắp cả nước. Sau một năm kiểm
nghiệm, các dự báo cho năm 2011 mà báo cáo đưa ra đã cho thấy độ chính xác khá
cao và các khuyến nghị đưa ra rất phù hợp với xu thế phát triển của thị trường viễn
thông trong năm qua. Đây là nguồn động viên to lớn để nhóm nghiên cứu thị trường
– Trung tâm Thông tin & Quan hệ Công chúng (VNPT) tiếp tục xuất bản báo cáo “Xu
hướng và triển vọng viễn thông Việt Nam 2012”
Chuyên đề sẽ cung cấp thông tin một cách toàn diện, đa chiều, các phân tích,
nhận định sâu sắc về thị trường Viễn thông Việt Nam năm 2011. Các số liệu được cập
nhật liên tục và từ các tổ chức có uy tín như Bộ Thông tin & Truyền thông, VNNIC,
ITU, BMI. Trên cơ sở các số liệu đó, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra những nhận định xu
thế phát triển của các dịch vụ cũng như khuyến nghị đầu tư cho các nhà khai thác
trong năm 2012.
Chúng tôi hi vọng chuyên đề sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp trong và
ngoài ngành có được cái nhìn chính xác nhất về thị trường công nghệ và dịch vụ viễn
thông, nắm bắt được xu thế phát triển của thị trường, từ đó có được phương thức tiếp
cận thị trường đúng đắn, xây dựng kế hoạch sản xuất hiệu quả.
Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới độ ngũ các chuyên gia,
cộng tác viên, các đồng nghiệp trong và ngoài nước đã hợp tác giúp đỡ chúng tôi
hoàn thành chuyên đề này.
Dù đã rất cố gắng, song khó tránh được hết các thiếu sót, BBT rất mong nhận
được các ý kiến đóng góp của bạn đọc gần xa để ngày càng hoàn thiện ấn phẩm.
BBT Chuyên đề
Trung tâm Thông tin & Quan hệ Công chúng (VNPT)
Lời nói đầu

XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012. 3
I, TÌNH HÌNH KTXH 2011
1. Tc đ tăng tng sn phm trong nưc
 mc hp lý
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2011
diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó
khăn, thách thức do những biến động
bất lợi trong nền kinh tế thế giới, nhất
là lạm phát gia tăng và khủng hoảng nợ
công ở nhiều nước, do giá nguyên liệu
đầu vào tăng cao, do lũ lụt và dịch bệnh
xảy ra liên tiếp. Giá các hàng hóa chủ
yếu trên thị trường thế giới biến động
theo chiều hướng tăng. Trong nước, lạm
phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức
tạp, dịch bệnh vẫn xảy ra trên cây trồng,
vật nuôi. Những yếu tố bất lợi trên đã
tác động mạnh đến hoạt động sản xuất
kinh doanh và gây ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống dân cư. Đảng, Quốc hội và
Chính phủ đã ban hành kịp thời nhiều
Chỉ thị, Nghị quyết quan trọng, đồng
thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết
liệt đưa ra những giải pháp chủ yếu tập
trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh
đó, sự nỗ lực khắc phục khó khăn và
chủ động trong điều hành sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp cũng góp
phần quan trọng tạo sự chuyển biến tích

cực trong ổn định kinh tế vĩ mô.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với
năm 2010, trong đó quý I tăng 5,57%;
quý II tăng 5,68%, quý III tăng 6,07%,
quý IV tăng 6,10%. Trong 5,89% tăng
chung của nền kinh tế, khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, đóng
góp 0,66 điểm phần trăm; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 5,53%, đóng
góp 2,32 điểm phần trăm và khu vực
dịch vụ tăng 6,99%, đóng góp 2,91 điểm
phần trăm. Kết quả trên khẳng định tính
đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các
biện pháp, giải pháp được Chính phủ
ban hành và chỉ đạo quyết liệt các cấp,
các ngành, các địa phương cùng thực
hiện.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong
nước năm nay tuy thấp hơn mức tăng
6,78% của năm 2010 nhưng trong điều
kiện tình hình sản xuất rất khó khăn
và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế
Tổng quan thị trường
viễn thông Việt Nam 2011
Phần I:
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011
4 . XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức

tăng trưởng trên được cho là khá cao
và hợp lý. Trong 5,89% tăng chung của
nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 4%, đóng góp 0,66
điểm phần trăm; khu vực công nghiệp
và xây dựng tăng 5,53%, đóng góp 2,32
điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng
6,99%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm.
Tổng mức hàng hoá bán lẻ và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2011
ước tính đạt 2004,4 nghìn tỷ đồng, tăng
24,2% so với cùng kỳ năm trước, nếu
loại trừ yếu tố giá thì tăng 4,7%. Trong
tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng năm 2011, kinh doanh
thương nghiệp đạt 1578,2 nghìn tỷ đồng,
chiếm 78,8% tổng mức và tăng 24,1%;
dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 227 nghìn tỷ
đồng, chiếm 11,3% và tăng 27,4%; dịch
vụ đạt 181 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,0%
và tăng 22,1%; du lịch đạt 18,2 nghìn tỷ
đồng, chiếm 0,9% và tăng 12,2%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân
năm 2011 tăng 18,58% và tăng 18,13%
so với cùng kỳ năm trước. Điều đó đã
khiến cho người tiêu dùng phải thắt chặt
chi tiêu, tính toán sao cho chi phí hàng
tháng ở mức thấp nhất, trong đó có chi
phí trong lĩnh vực viễn thông.
2. Xut, nhp khu hàng hóa, dch v

Xuất khẩu hàng hóa
Tính chung năm 2011, kim ngạch
hàng hóa xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD,
tăng 33,3% so với năm 2010, bao gồm:
Khu vực kinh tế trong nước đạt 41,8 tỷ
USD, tăng 26,1%; khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 54,5
tỷ USD, tăng 39,3%. Nếu không kể dầu
thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá
của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
năm nay đạt 47,2 tỷ USD, tăng 38,4% so
với năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2011
tăng mạnh chủ yếu do đơn giá của nhiều
mặt hàng trên thị trường thế giới tăng,
trong đó giá hạt tiêu tăng 65%; giá hạt
điều tăng 42%; giá cà phê tăng 44%; giá
cao su tăng 29%; giá gạo tăng 9%, giá
sắn và sản phẩm của sắn tăng 9%; giá
than đá tăng 15,6%, giá dầu thô tăng
40,8%, giá xăng dầu tăng 36%. Nếu loại
trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch hàng
hóa xuất khẩu năm 2011 tăng 11,4% so
2010 2011
Tng s 6,78 5,89
Phân theo khu vực kinh tế
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,78 4,00
Công nghiệp và xây dựng 7,70 5,53
Dịch vụ 7,52 6,99
Phân theo quý trong năm

Quý I 5,84 5,57
Quý II 6,44 5,68
Quý III 7,18 6,07
Quý IV 7,34 6,10
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011
XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012. 5
với năm trước.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa
xuất khẩu năm nay có một số thay đổi
so với năm 2010: Tỷ trọng nhóm hàng
công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm
35,2%, tăng 4 điểm phần trăm, là nhóm
hàng đóng góp vào mức tăng kim ngạch
xuất khẩu cao nhất với mức 47,5%;
nhóm hàng công nghiệp nhẹ chiếm
40,6%, giảm 2 điểm phần trăm so với
năm trước; tỷ trọng nhóm hàng nông,
lâm, thủy sản giảm nhẹ từ 22,5% năm
2010 xuống 21,9% năm 2011; vàng và
các sản phẩm vàng chiếm 2,3%, giảm
so với 3,8% của năm 2010.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu,
Hoa Kỳ vẫn là thị trường có kim ngạch
cao nhất trong năm 2011 với 16,7 tỷ
USD, chiếm 17,4% tổng kim ngạch
hàng hóa xuất khẩu của nước ta và tăng
17,5% so với năm 2010; thị trường EU
đạt 16,5 tỷ USD, chiếm 17,2% và tăng
45,4%; thị trường ASEAN đạt 13,6 tỷ

USD, chiếm 14,1% và tăng 31,5%; Nhật
Bản đạt 10,6 tỷ USD, chiếm 11,1% và
tăng 37,8%; Trung Quốc đạt 10,8 tỷ
USD, chiếm 11,2% và tăng 47,6%.
Nhập khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu
năm 2011 đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7%
so với năm trước, bao gồm: Khu vực
kinh tế trong nước đạt 58 tỷ USD, tăng
21,2%; khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đạt 47,8 tỷ USD, tăng 29,2%. Kim
ngạch nhập khẩu của nhiều mặt hàng
năm nay tăng so với năm trước, chủ
yếu vẫn là nhóm hàng máy móc thiết bị
và nguyên liệu phục vụ sản xuất trong
nước.
Đơn giá nhiều mặt hàng trên thị
trường thế giới tăng cao là một trong
những nguyên nhân chủ yếu làm tăng
kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm
nay, trong đó giá bông tăng 72%; giá
xăng, dầu tăng 46%; giá cao su tăng
22%; giá khí đốt hoá lỏng tăng 18%.
Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng
hóa nhập khẩu năm 2011 chỉ tăng 3,8%
so với năm 2010.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập
khẩu năm nay không có sự thay đổi lớn
so với năm trước, trong đó nhóm tư liệu
sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất

với 90,6%, tăng 0,6 điểm phần trăm so
với năm 2010; nhóm hàng vật phẩm tiêu
dùng giảm từ 8,8% năm 2010 xuống còn
7,6%; nhóm vàng và các sản phẩm vàng
tăng từ 1,2% lên 1,8%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu,
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn
nhất của nước ta với kim ngạch đạt 24,6
tỷ USD, tăng 22,7% so với năm 2010;
tiếp đến là thị trường ASEAN đạt 20,9
tỷ USD, tăng 27,7%; Hàn Quốc đạt 13 tỷ
USD, tăng 33,6%; Nhật Bản đạt 10,2 tỷ
USD, tăng 13%; EU đạt 7,5 tỷ USD, tăng
18%; Hoa kỳ 4,3 tỷ USD, tăng 14,5%.
Tốc độ tăng cao của kim ngạch
hàng hóa xuất, nhập khẩu năm nay có
phần đóng góp khá lớn của khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng
xuất khẩu là 39,3% và mức tăng nhập
khẩu là 29,2%. Kim ngạch xuất khẩu
của khu vực này (kể cả dầu thô) chiếm
56,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong
đó một số mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ
trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu các
mặt hàng tương ứng của cả nước là:
Dệt may chiếm 60,5%; giầy dép chiếm
76,3%; điện tử máy tính chiếm 96,4%;
dây điện và cáp điện chiếm 90,4%; máy
móc thiết bị phụ tùng chiếm 89,7% và
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011

6 . XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012
sản phẩm chất dẻo chiếm 67,3%. Kim
ngạch nhập khẩu của khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài chiếm 45,2% tổng
kim ngạch nhập khẩu, trong đó một số
mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao
trong tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt
hàng ương ứng của cả nước là: Điện tử,
máy tính và linh kiện chiếm 79,5%, dây
điện và cáp điện chiếm 74%, sản phẩm
từ chất dẻo chiếm 71,7%, bông chiếm
70,1% và cao su chiếm 61%.
Nhập siêu hàng hóa năm 2011
ước tính 9,5 tỷ USD, bằng 9,9% tổng
kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Mức
nhập siêu của năm 2011 là mức thấp
nhất trong vòng 5 năm qua và là năm
có tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất
khẩu thấp nhất kể từ năm 2002.
Nhập siêu hàng hóa qua một số năm
Xuất, nhập khẩu dịch vụ
Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm
2011 ước tính đạt 8879 triệu USD, tăng
19% so với năm 2010, trong đó dịch vụ
du lịch đạt 5620 triệu USD, tăng 26,3%;
dịch vụ vận tải 2505 triệu USD, tăng
8,7%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu
năm 2011 ước tính đạt 11859 triệu USD,
tăng 19,5% so với năm 2010, trong đó
dịch vụ vận tải đạt 8226 triệu USD, tăng

24,7%; dịch vụ du lịch 1710 triệu USD,
tăng 16,3%. Nhập siêu dịch vụ năm
2011 là 2980 triệu USD, tăng 21,1% so
với năm 2010 và bằng 33,6% kim ngạch
dịch vụ xuất khẩu năm 2011.
3. Chính ph đt mc tiêu kinh t “va
phi” cho năm 2012
Theo báo cáo về tình hình kinh tế
xã hội năm 2011 và kế hoạch năm 2012
của Chính phủ, do các chuyên gia của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp bút, tình
hình kinh tế nói chung vẫn chưa thuận
lợi để Việt Nam có thể quay lại với mức
tăng trưởng cao trước thời điểm khủng
hoảng.
Báo cáo này nhận định rằng những
biến động của kinh tế thế giới sẽ tiếp tục
có những tác động đan xen cả tích cực
lẫn tiêu cực đến kinh tế Việt Nam trong
những tháng cuối năm. Kinh tế thế giới
tiếp tục phục hồi nhờ sự tăng trưởng của
các nền kinh tế mới nổi và đang phát
triển, đặc biệt là các nền kinh tế khu vực
châu Á. Dòng vốn đầu tư nước ngoài
trong trung hạn vẫn chảy về các nền kinh
tế mới nổi ở châu Á, trong đó có Việt
Nam, do đó Việt Nam sẽ có cơ hội trong
việc thu hút nguồn vốn đầu tư trên cũng
như đón nhận những tác động tích cực
của nền kinh tế khu vực.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng chậm lại
của các nền kinh tế mới nổi cùng với tình
trạng thâm hụt ngân sách và khủng hoảng
nợ công của một số nền kinh tế lớn trên
thế giới như: Mỹ, Nhật Bản và một số nền
kinh tế thuộc khu vực sử dụng đồng tiền
chung châu Âu vẫn đang là những thách
thức lớn đối với sự phục hồi của nền kinh
tế toàn cầu cũng như sự ổn định của nền
tài chính - tiền tệ thế giới.
2007 2008 2009 2010 2011
Nhập siêu (Tỷ USD) 14,2 18,0 12,9 12,6 9,5
Nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu (%) 29,2 28,8 22,5 17,5 9,9
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011
XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012. 7
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đặt
mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm
2012 là 6,5%, cao hơn chút ít so với mức
6% dự kiến đạt được trong năm 2011.
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm
2012 dự kiến đạt khoảng 99,7 tỷ USD,
tăng khoảng 12% so với năm 2011,
trong khi nhập siêu sẽ giảm xuống dưới
mức 16%.
Một chỉ tiêu khác rất được quan
tâm là chỉ số giá tiêu dùng cũng được
đặt mục tiêu khá “chung chung” là dưới
10%.
Đáng chú ý là vốn đầu tư phát
triển sẽ tiếp tục ở mức cao so với GDP,

dự kiến là khoảng 1.090 nghìn tỷ đồng,
bằng 36,9% GDP. Tuy nhiên, trong số
này, đáng chú ý là mục tiêu huy động
khoảng 500 ngàn tỷ đồng vốn đầu tư
từ khu vực dân cư và doanh nghiệp tư
nhân, chiếm tới 45,9%.
Cán cân vãng lai, một chỉ số kinh
tế được quốc tế hết sức quan tâm, được
dự báo là sẽ tiếp tục thâm hụt khoảng
gần 6 tỷ USD do cán cân thương mại
tiếp tục xu hướng thâm hụt cao, nhưng
bù lại cán cân vốn lại có thặng dư đáng
kể, khoảng trên 10 tỷ USD nên cán cân
tổng thể có thể thặng dư khoảng 1,7 tỷ
USD.
4. Ba kch bn kinh t Vit Nam 2012
Kịch bản tốt: Tăng trưởng vượt 6%
Kịch bản này dựa trên nhận định
tnh hình kinh tế thế giới 2012 sẽ khả
quan, do đó kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam dự báo tăng từ 12-13%; trong
khi kim ngạch nhập khẩu dự báo tăng
13-14%; tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu đạt
khoảng 11-12% vào năm 2012, tăng so
với tỷ lệ 9,9% năm 2011. Khi nền kinh tế
toàn cầu duy trì được mức tăng trưởng,
nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam được
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011
8 . XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012
dự báo duy trì ở mức tương đương năm

2011. Vốn FDI dự kiến chiếm khoảng
23% tổng mức đầu tư toàn xã hội, tương
đương khoảng 230 nghìn tỷ đồng.
Tổng hợp các yếu tố cấu phần
GDP như tiêu dùng nội địa, xuất nhập
khẩu và đầu tư, với giả định các nhân
tố khác không đổi, tính toán cho thấy
với tổng mức đầu tư toàn xã hội tương
đương 33,5-33,9% GDP (mức kế hoạch
đã được phê chuẩn), tăng trưởng GDP
của Việt Nam năm 2012 có thể đạt từ
6-6,3% nếu hiệu suất đầu tư của nền
kinh tế có sự cải thiện đáng kể.
Với tốc độ tăng trưởng GDP từ
6-6,3%, lạm phát duy trì ở mức 8-10%
và mức bội chi ngân sách được thông
qua cho năm 2012 ở mức 4,8% GDP,
theo tính toán của Ủy ban giám sát, nợ
công Việt Nam năm 2012 dự kiến đạt
mức 58,2-58,8% GDP.
Tuy nhiên ở kịch bản này, theo Ủy
ban giám sát tài chính quốc gia thì để
điều chỉnh cơ cấu đầu tư như trên là một
thách thức rất lớn. Bởi vì, muốn tăng tỷ
trọng đầu tư của khu vực dân doanh từ
35,2% của năm 2011 lên tới 43% tổng
đầu tư toàn xã hội vào năm 2012, theo
tính toán của Ủy ban, tăng trưởng tín
dụng cần đạt trên 25%, cao hơn nhiều
so với định mức tăng tín dụng từ 15-17%

để kiểm soát lạm phát từ 8-10%. Trong
khi đó, để đảm bảo an sinh xã hội và tạo
nền tảng cho phát triển kinh tế giai đoạn
sau, Việt Nam cần tiếp tục quan tâm
đầu tư hạ tầng cơ sở, đặc biệt là khu
vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Vì
vậy, khó có thể giảm tỷ trọng đầu tư của
khu vực kinh tế nhà nước từ mức 38,9%
tổng đầu tư toàn xã hội năm 2011 xuống
chỉ còn 34% ngay trong năm 2012.
Kịch bản trung bình: GDP có thể đạt 5,6-
5,9%
Ở kịch bản trung bình, giả định
đặt ra là sản lượng nền kinh tế thế giới
giảm khoảng 1%, tác động làm thương
mại giảm khoảng 3-4% so với 2011. Ảnh
hưởng đến Việt Nam, tốc độ tăng trưởng
xuất, nhập khẩu của nước ta năm 2012
dự báo đạt tương ứng 8-9% và 7-8%,
tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu theo đó đạt
từ 7-8%. Trong khi đó, lượng vốn FDI
vào Việt Nam dự báo sẽ thấp hơn một
chút so với kịch bản tốt, chỉ chiếm từ
22-22,5% tổng mức đầu tư toàn xã hội.
Với các dữ liệu trên, cùng với cơ
cấu đầu tư khu vực kinh tế nhà nước
chiếm 36,5-37% và khu vực kinh tế dân
doanh chiếm 40,5-41% tổng đầu tư toàn
xã hội, mô hình tính toán của Ủy ban
cho thấy, tăng trưởng GDP của Việt

Nam năm 2012 có thể đạt từ 5,6-5,9%.
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính
Quốc gia thì đây là kịch bản có nhiều
khả năng nhất và các chỉ số, các cân đối
cũng mang tính khả thi nhất, mức tăng
trưởng này cũng tương đối sát với mức
sản lượng tiềm năng hiện tại của Việt
Nam.
Ở kịch bản này, mô hình tính toán
về quan hệ giữa tăng trưởng GDP, bội
chi ngân sách và nợ công cho kết quả,
với tỷ lệ bội chi ngân sách ở mức 4,8%
GDP, nợ công Việt Nam năm 2012 sẽ
đạt mức 58,8-59,2% GDP.
Kịch bản xấu: GDP chỉ đạt 5,2-5,5%
Kịch bản xấu được xây dựng dựa
trên giả định trường hợp xấu nhất, kinh
tế thế giới có khả năng rơi vào suy thoái
và đạt mức tăng trưởng dưới 2,4%;
thương mại thế giới tăng ở mức dưới
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011
XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012. 9
3% về khối lượng và giá cả có thể giảm
sâu hơn mức dự báo 10% sẽ tác động
mạnh đến tăng trưởng kinh tế cũng như
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt
Nam.
Dự báo trong trường hợp này, kim
ngạch xuất khẩu chỉ tăng từ 5-6% so với
năm 2011. Trong khi đó, nhiều khả năng

Chính phủ sẽ phải điều chỉnh chính sách
vĩ mô, tăng đầu tư nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp, ngăn chặn suy giảm kinh tế,
nên chính sách có phần nới lỏng hơn
và vì thế nhập khẩu dự báo tăng 5-6%.
Theo đó, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu vào
khoảng 9-10%. Tương ứng, nguồn vốn
FDI vào Việt Nam ước chỉ đạt khoảng 10
tỷ USD, tương đương khoảng 21% tổng
vốn đầu tư toàn xã hội. Lạm phát dự báo
sẽ giảm còn 8-9%.
Với những giả định như trên, tính
toán của Ủy ban Giám sát Tài chính
Quốc gia cho thấy, tăng trưởng GDP
của Việt Nam chỉ đạt từ 5,2-5,5%.
Kết hợp với tỷ lệ bội chi ngân sách
của năm 2012 được thông qua là 4,8%
GDP, tính toán của cho thấy, nợ công
của Việt Nam năm 2012 sẽ ở mức 59,8-
60,4% GDP.
Theo Ủy ban giám sát tài chính
quốc gia, trường hợp kinh tế thế giới diễn
biến bất lợi và thật sự rơi vào suy thoái
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng
kinh tế Việt Nam không chỉ năm 2012
mà cả trong những năm tiếp theo Việt
Nam cần có biện pháp để chủ động đối
phó với nguy cơ này. Cụ thể là cần thay
đổi định hướng chính sách theo hướng
linh hoạt hơn nhằm ngăn chặn suy

giảm kinh tế, tăng cường hỗ trợ doanh
nghiệp, tăng an sinh xã hội; nghiên cứu
khả năng triển khai gói kích thích kinh tế
với những tính toán kỹ lưỡng về quy mô,
liều lượng, đối tượng thụ hưởng…
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011
10 . XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012
II, TH TRƯNG VIN THÔNG
VIT NAM 2011
1. Toàn cnh th trưng
Theo số liệu từ Tổng cục thống
kê (TCTK), số thuê bao điện thoại phát
triển mới năm 2011 đạt 11,8 triệu thuê
bao, giảm 12,9% so với năm 2010, bao
gồm 49,6 nghìn thuê bao cố định, giảm
76,1% và 11,8 triệu thuê bao di động,
giảm 11,9%. Số thuê bao điện thoại cả
nước tính đến cuối tháng 12/2011 ước
đạt 133,1 triệu thuê bao (Biểu đồ 2.1),
tăng 3,9% so với cùng thời điểm năm
trước, bao gồm 15,5 triệu thuê bao cố
định, tăng 0,1% và 117,6 triệu thuê bao
di động, tăng 4,4%.
Trong khi đó theo VNNIC, số thuê
bao internet băng rộng trên cả nước tính
đến cuối tháng 12/2011 ước tính đạt
4,08 triệu thuê bao, tăng trên 16% so
với cùng thời điểm năm trước. Số người
sử dụng internet tại thời điểm cuối tháng
Hình 1.1: Biểu đồ phát triển thuê bao di động năm 2011 (Nguồn: TCTK)

Hình 1.2: Biểu đồ phát triển thuê bao cố định năm 2011 (Ngu ồn: TCTK)
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011
XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012. 11
12/2011 ước tính đạt 30,6 triệu người,
tăng gần 20% so với cùng thời điểm
năm trước.
Tổng doanh thu thuần bưu chính,
viễn thông năm 2011 theo báo cáo của
các doanh nghiệp ước tính đạt 250.000
nghìn tỷ đồng, trong đó Tập đoàn VNPT
đạt 120.800 tỷ VNĐ tăng 18,26% so với
năm 2010; Tập đoàn Viettel đạt 116.012
tỷ VNĐ; Công ty cổ phần viễn thông Hà
Nội (Hanoi Telecom) đạt 9.000 tỷ VNĐ;
Công ty cổ phần viễn thông FPT (FPT
Telecom) đạt 3.500 tỷ VNĐ.
Bức tranh tổng thể về sự phát triển
của thị trường di động, cố định, ADSL
năm 2011 được thể hiện trong hình 1.1,
1.2, 1.3.
Như vậy có thể thấy mặc dù kinh
tế gặp nhiều khó khăn song về cơ bản
toàn ngành Bưu chính – Viễn thông Việt
Nam vẫn phát triển tương đối tốt. Tốc độ
phát triển thuê bao và số lượng thuê bao
di động tuy cùng giảm mạnh so với năm
trước song đây không phải là một tín hiệu
xấu đối với thị trường mà trái lại nó thể
hiện thị trường trong năm 2011 đã phát
triển thực chất hơn. Cách thức tính thuê

bao di động “sống” của Bộ TT&TT và sự
hợp tác mạnh mẽ từ phía các nhà mạng
trong việc quản lý chặt hơn các đại lý
sim, thẻ đã giúp thị trường “rũ bỏ” được
hơn 40 triệu thuê bao ảo vào thời điểm
tháng 4 và tháng 5 để rồi tiếp tục phát
triển với tốc độ vừa phải trong các tháng
tiếp theo (Hình 1.1).
Trong năm 2011, vấn đề “nóng
nhất” của thị trường viễn thông có lẽ nằm
trong 2 chữ “sáp nhập”. Đầu tiên là nghị
định 25CP không cho phép một doanh
nghiệp viễn thông sở hữu trên 20% vốn
tại 2 doanh nghiệp di động. Điều này đặt
ra bài toán cho Tập đoàn VNPT phải sáp
nhập hoặc cổ phần hóa một trong hai
nhà mạng di động của mình. Giới báo
chí có thể nói là đã tốn nhiều giấy mực
cho vấn đề này khi mà có nhiều luồng
quan điểm trái chiều về quy định này.
Mọi đồn đoán chỉ tạm lắng xuống khi mà
VNPT phát đi thông điệp sẽ trình đề án
tái cấu trúc toàn Tập đoàn vào đầu năm
2012 trong đó có việc tái cấu trúc hai
nhà mạng di động.
Hình 1.3: Biểu đồ phát triển thuê bao ADSL năm 2011 (Nguồn: VNNIC)
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011
12 . XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012
Khi mà câu chuyện trên còn chưa
thật lắng xuống thì thị trường lại dấy

lên câu chuyện sáp nhập khi mà EVN
Telecom ngỏ ý muốn bán cổ phần cho
các đối tác. Thật ra xu hướng sát nhập
của thị trường di động trong nước bắt
đầu manh nha từ cuối năm ngoái, khi
FPT công bố sẽ mua lại 61% cổ phần
của mạng EVNT. Tuy nhiên, thương vụ
này không thành công. Trong khi đó
tập đoàn EVN – đơn vị mẹ của EVNT
đứng trước áp lực buộc phải thoái vốn
tại EVNT do làm ăn thua lỗ. Thực trạng
đó đặt ra trước mắt doanh nghiệp này
phải sáp nhập vào một “đại gia” nào
đó đủ sức gánh vác nguyên trạng nhà
mạng này. Sau một thời gian đồn đoán,
cuối cùng vào thời điểm cuối năm 2011,
Chính phủ chính thức chỉ đạo sáp nhập
nguyên trạng EVNT về nhà mạng Viettel.
Như vậy, trong số 3 mạng di động
sử dụng công nghệ CDMA tại Việt Nam,
Vietnamobile đã tiến hành chuyển đổi
sang công nghệ GSM, EVNT đã sát
nhập về Viettel, chỉ còn lại duy nhất
Sfone đơn độc.
Trong số 3 mạng nhỏ, Sfone cũng
là mạng duy nhất không còn có sự hỗ
trợ của nhà đầu tư ngoại, hoạt động
trầm lắng trong suốt một năm qua khiến
nhiều người đặt câu hỏi về tương lai của
mạng di động này. Liệu Sfone sẽ chọn

con đường như Vietnamobile hay tiếp
tục tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược?
Với sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị
trường di động Việt Nam, câu trả lời sẽ
sớm có trong thời gian tới.
Không riêng gì lĩnh vực di động và
cũng không phải là sự xóa sổ một doanh
nghiệp nào đó, sát nhập cũng là một xu
hướng tất yếu của ngành viễn thông
thế giới để kết hợp các nguồn lực, điểm
mạnh của các doanh nghiệp.
Thương vụ sáp nhập đầu tiên
trong thị trường viễn thông Việt Nam
này có thể sẽ mở ra một xu hướng tái
cấu trúc toàn thị trường theo hướng các
doanh nghiệp sẽ mua bán, sáp nhập
với nhau để tạo thành những tập đoàn,
công ty thật sự mạnh, đủ sức cạnh tranh
với các doanh nghiệp khác và tránh phá
sản cho các doanh nghiệp nhỏ.
2. TH TRƯNG DI ĐNG
Nhà mng nh “cht vt”
Trong bối cảnh thị trường viễn
thông đang dần bão hòa thì giá cước
vẫn là chiêu bài cạnh tranh phổ biến và
đơn giản nhất là việc tung ra những gói
cước giá rẻ được các nhà mạng nhỏ lựa
chọn như một cứu cánh để tồn tại. Hai
gói cước nổi bật của các mạng trong
năm qua phải kể tới là gói MaxiTalk của

Vietnamobile và gói cước Tỷ phú của
Beeline.
Xét về lợi ích kinh tế: doanh thu
mang lại cho 2 nhà mạng này dù không
đáng kể bởi mức khuyến mại quá lớn,
khó có thể bù đắp các chi phí mà nhà
mạng bỏ ra. Nhưng điều quan trọng là
đã giúp hai nhà mạng giữ chân lượng
thuê bao vốn đã khiêm tốn hiện có và
thu hút thêm những khách hàng mới.
Theo như các chuyên gia trong ngành
Viễn thông thì đối với các nhà mạng nhỏ
thì “nếu biết tận dụng mạng lưới sẵn có
để đưa ra những chính sách ưu đãi hay
những gói cước dành riêng cho những
đối tượng cụ thể để khuyến khích khách
hàng gọi nội mạng thì đây là cách tiếp
cận thị trường mới. Vì các cuộc gọi nội
mạng mang lại doanh thu cho chính các
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011
XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012. 13
nhà mạng không phải ‘ăn chia’ như các
cuộc gọi ngoại mạng”.
Do các phân khúc khách hàng có
mức ARPU cao đã bị các nhà mạng lớn
chiếm (với lợi thế vùng phủ sóng rộng,
chất lượng mạng tốt hơn) nên các doanh
nghiệp viễn thông nhỏ phải tìm đến các
thị trường ngách: học sinh, sinh viên,
giới trẻ… những người có thu nhập thấp

nhưng nhu cầu liên lạc cao với chính
sách giá ưu đãi, tiện sử dụng. Vì vậy,
đối với không ít khách hàng, các mạng
di động mới như Vietnamobile, Beeline
đang là sự lựa chọn thứ 2 khi mua sim
dùng thay thẻ cào do gọi rẻ hơn nhiều
và tiết kiệm chi phí. Với đặc điểm thị
trường Việt Nam có hơn 1/2 dân số dưới
30 tuổi nên lựa chọn của các nhà mạng
nhỏ tập trung vào giới trẻ là cách tiếp
cận đúng đắn. Tuy nhiên, các dịch vụ
do các nhà mạng này cung cấp mới chỉ
dừng lại ở nhắn tin, gọi điện thoại chứ
chưa có nhiều dịch vụ giá trị gia tăng
để khách hàng lựa chọn trong khi các
mạng di động lớn rất đa dạng về dịch vụ
gia tăng.
Trong bối cảnh hiện tại, khi mà các
nhà mạng lớn trước sức ép về doanh
thu cũng đã bắt đầu phải quan tâm tới
các thị trường ngách. Thêm vào đó, các
ưu đãi gọi nội mạng cũng bắt đầu được
các mạng lớn áp dụng cho lượng thuê
bao lớn của mình khiến không ít thuê
bao đã bỏ các mạng nhỏ. Có thể thấy
rõ điều này qua việc so sánh thị phần
thuê bao di động giữa các mạng lớn và
mạng nhỏ. Thị phần của 3 mạng lớn đã
tăng thêm 4,6% trong năm 2011 và đẩy
4 nhà mạng nhỏ xuống chỉ còn chiếm

chưa tới 2% thị phần. Hầu hết các mạng
nhỏ đều giảm đáng kể thị phần so với
năm 2010, trong đó Vietnammobile
mặc dù vẫn là mạng có thị phần thuê
bao lớn nhất trong số 4 mạng nhỏ song
cũng chỉ chiếm chưa tới 1,2%, tiếp theo
sau là Beeline với 0,39% nhờ cú nước
rút trong những tháng cuối năm với gói
cước tỷ phú.
Những thống kê này đã cho thấy
các nhà mạng nhỏ đã phải chật vật để
vượt qua năm 2011 đầy sóng gió. Thế
nhưng, những khó khăn chưa phải đã
hết mà sẽ vẫn đang hiển hiện trước mặt
các nhà mạng này. Dự báo trong những
năm tới, các nhà mạng nhỏ sẽ còn tiếp
tục gặp khó hơn nữa khi mà các cơ quan
quản lý thì thắt chặt việc quản lý khuyến
mại còn các nhà mạng lớn thì tiếp tục
vét nốt các khách hàng còn lại trên thị
trường.
Th trưng đã bt “o” hơn
Theo số liệu của TCTK, tính đến hết
tháng 12/2011, cả nước có 117,6 triệu thuê
bao di động (Hình 1.4). Như vậy so với thời
điểm cuối năm 2010 thì thị trường đã mất
hơn 40 triệu thuê bao. Sự sụt giảm này
rơi vào tháng 4 và tháng 5 – thời điểm mà
Tổng cục thống kê đã thực hiện phương
thức tính thuê bao mới. Theo đó, các thuê

bao phải có cuộc gọi đi trong vòng 1 tháng
thì mới được tính, (trước đây thời hạn là
3 tháng), do đó số lượng thuê bao đã sụt
giảm mạnh.
Như vậy việc tốc độ phát triển thuê
bao và số lượng thuê bao di động tuy
cùng giảm mạnh so với năm trước song
đây không phải là một tín hiệu xấu đối
với thị trường mà trái lại nó thể hiện thị
trường trong năm 2011 đã phát triển thực
chất hơn. Sau khi “rũ bỏ” được hơn 40
triệu thuê bao ảo vào thời điểm tháng 4 và
tháng 5 thị trường đã tiếp tục phát triển với
tốc độ vừa phải trong các tháng tiếp theo.
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011
14 . XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012
Bên cạnh sự kiện sụt giảm mạnh
ở tháng 4-5 thì các tháng còn lại của
năm thị trường tăng đều đặn mỗi tháng
khoảng 1 triệu thuê bao – một con số
rất khiêm nhường so với trước đây. Điều
này được đánh giá nhờ sự vào cuộc tích
cực của Bộ TT&TT trong việc kiên quyết
“trảm” các thuê bao trả trước không
đăng ký thông tin.
Gần đây nhất, các nhà mạng
Viettel, Mobifone và Vinaphone đã sở
TT&TT TP HCM phạt mỗi mạng 30 triệu
đồng vì thực hiện không đúng quy định
về tiếp nhận và đăng ký thông tin thuê

bao di động trả trước đồng thời hơn
37.000 thuê bao khai man thông tin cũng
bị buộc ngừng cung cấp dịch vụ. Trong
đó Viettel chiếm đến 23.836 thuê bao,
Vinaphone 9.652 thuê bao và Mobifone
là 3.800 thuê bao.Sự kiên quyết này
của cơ quan quản lý đã phần nào giúp
thị trường di động trong năm 2011 phát
triển thực chất và bền vững hơn.
Khuyn mi cho thuê bao tr trưc gim
mnh
Một điều dễ nhận thấy nhất ngay
từ những ngày đầu năm 2011 là các gói
cước trả trước của tam đại gia Viettel,
VinaPhone và MobiFone đã không còn
những mức khuyến mại “khủng” hay các
SIM trả trước tài khoản lớn.
Với mức khuyến mại thẻ chỉ còn
tối đa 50% giá trị, dường như trả trước
không còn là miếng bánh ngon đối với
người tiêu dùng. Điều này dẫn đến hệ
quả là khách hàng không còn mặn mà
với việc cào thẻ nạp tiền.
Các gói cước khuyến mại của nhà
mạng lớn tập trung vào các khoảng thời
gian giữa tháng và cuối tháng với thời
gian kéo dài trong 3 ngày. Càng sát thời
điểm cuối năm, lượng khuyến mại càng
tăng và thị trường ghi nhận sự trở lại
của các dòng SIM rác tài khoản khủng

từ các đại gia viễn thông.
Một thực trạng khác, lượng khách
hàng cũng ngày càng bão hoà và không
còn mấy quan tâm đến việc nạp thẻ.
Khuyn mi cho thuê bao tr sau “lên
ngôi”
Năm 2011 cũng là năm mà thuê
Hình 1.4: Biểu đồ phát triển thuê bao di động năm 2011 (Nguồn: TCTK)
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011
XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012. 15
bao trả sau được các nhà mạng quan
tâm chăm sóc khá nhiều. Những năm
trước đây, trong khi các thuê bao trả
trước liên tiếp nhận được “mưa” khuyến
mãi tặng 100% hay ít ra cũng là 50% giá
trị thẻ nạp và tặng giá trị tài khoản từ lớn
đến cực lớn khi hòa mạng mới, thì thuê
bao trả sau vốn là những người “ăn đời
ở kiếp” với nhà mạng lại ít được chăm
sóc… Điều này khiến nhiều thuê bao trả
sau cảm thấy “tủi thân”. Tuy nhiên, trong
năm 2011, nhiều chương trình chăm sóc
thuê bao trả sau đã được các nhà mạng
tung ra.
Rầm rộ nhất là việc cả 3 nhà mạng
lớn Vinaphone, Mobilfone và Viettel đều
cung cấp gói cước cho phép các thuê
bao trả sau được gọi nội mạng miễn phí
với một mức cước cố định. Không chỉ
dừng lại ở đó, giữa năm 2011 nhà mạng

Mobifone còn khuyến mại 100% giá trị
thẻ nạp cho các thuê bao trả sau thanh
toán bằng thẻ cào trả trước. Đây là điều
chưa từng có trong thị trường viễn thông
Việt Nam, đặc biệt là ở thời điểm giữa
năm, khi mà các thuê bao trả trước chỉ
được khuyến mại 50% thì đây là một cú
đột phá trong chăm sóc thuê bao trả sau
của các nhà mạng di động.
Dù rằng các chương trình khuyến
mại có thể chưa nhiều bằng các chương
trình cho thuê bao trả trước, song ít
nhiều nghịch lý “nhất bên trọng, nhất
bên khinh” giữa thuê bao trả trước và
trả sau đã tồn tại nhiều năm qua trong
thị trường viễn thông Việt Nam đã được
giải quyết.
Nhà mạng đã nhận ra giá trị của
các thuê bao trả sau và với những động
thái này trong năm 2011, có thể năm
2012 sẽ có sự phát triển đột phá về số
lượng thuê bao di động trả sau.

3G: “không gii hn” lên ngôi
Theo số liệu từ Bộ TT&TT, hiện
tổng số thuê bao 3G của các mạng di
động đạt 12,8 triệu thuê bao, trong đó
Mobifone là doanh nghiệp dẫn đầu với
khoảng 47% thị phần (Hình 1.5). Như
vậy nghĩa là sau 3 năm triển khai xây

dựng mới chỉ có 11% số thuê bao di
động dùng dịch vụ 3G. Trong khi đó số
tiền mà các nhà mạng bỏ ra là không
nhỏ khi mà tổng số trạm thu phát sóng
3G của các doanh nghiệp đã triển khai
trên phạm vi toàn quốc đã vượt 33.700
trạm BTS, phủ sóng hơn 90% dân số.
Bên cạnh đó APRU của các thuê bao
3G chưa cao, các chương trình giảm
giá cước 3G liên tục được tung ra song
người dùng vẫn không mặn mà lắm với
các dịch vụ này đã cho thấy các dịch vụ
3G chưa thật sự hấp dẫn người dùng.
Những số liệu này đã cho thấy mặc dù
thị trường 3G đã có những “khởi sắc”
nhưng rõ ràng vẫn chưa đáp ứng được
kỳ vọng ban đầu của các nhà mạng.
Với nhiều người, 3G vẫn là dịch vụ
xa xỉ và chưa cần thiết. Một trong những
biện pháp các nhà mạng đã thực hiện
trong năm qua để dần khắc phục hạn
chế về tiếp thị dịch vụ như đã nói ở trên
là tung những gói cước “không giới hạn
dung lượng”.
Tháng 4, Viettel đã chính thức cung
cấp tính năng này cho thuê bao Dcom 3G.
Theo đó, thuê bao trả trước và trả sau sử
dụng Laptop có thể đăng ký để giới hạn
mức cước phí hàng tháng phải trả: Thuê
bao trả trước: chỉ phải trả 120.000/tháng

hoặc ít hơn nếu lưu lượng dữ liệu sử dụng
ít hơn 2 GB. Thuê bao trả sau: Cước phải
trả = cước hàng tháng gói cước đang sử
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011
16 . XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012
dụng + 120.000 đ.
Sau khi sử dụng hết lượng dữ liệu
tương ứng với 120.000 đ (với thuê bao
trả trước) và lưu lượng dữ liệu của gói
cước đăng ký + 120.000 đ (với thuê bao
trả sau), tốc độ truyền dẫn dữ liệu đang
từ 8 Mbps/2 Mbps sẽ bị giảm xuống mức
256 Mbps/128 Mbps.
Các nhà mạng 3G khác cũng
nhanh chóng học tập và triển khai các
gói cước tương tự và thu được kết quả
khá khả quan.
Gọi các gói cước này là gói cước
“không giới hạn” dung lượng cũng có
phần đúng bởi sau khi dùng hết lưu
lượng tương đương với với mức phí tối
đa đăng ký, người dùng vẫn được sử
dụng dịch vụ song tốc độ download/
upload dữ liệu sẽ giảm mạnh xuống 256
Mbps/128 Mbps. Tuy tốc độ này khá
chậm song với những nơi chất lượng
dịch vụ tốt thì vẫn có thể sử dụng được
một số dịch vụ ở tốc độ này. Như vậy,
thực chất tính năng này phần lớn tập
trung giải quyết vấn đề về tâm lý, dần

xóa quan niệm dịch vụ 3G là xa xỉ đối
với người dùng.
Với tính năng này, cả thuê bao
trả trước và thuê bao trả sau đều tránh
được tình trạng phụ trội cước và yên
tâm sử dụng gói dịch vụ mình đã đăng
ký. Thêm vào đó, tính năng này cũng sẽ
thu hút những người muốn sử dụng dịch
vụ mà còn e ngại giá cước bởi mức giá
các mạng đưa ra cũng chỉ nhỉnh hơn
một chút so với các dịch vụ Internet cố
định hiện hành mà lại di động, tiện dụng.
3. TH TRƯNG BĂNG RNG
ADSL
Mt năm ít thăng trm
Năm 2011 tiếp tục chứng kiến sự
phát triển khá ổn định của thị trường
băng rộng ADSL. Mặc dù chịu sự cạnh
tranh mạnh của băng rộng di động
song rõ ràng băng rộng di động chưa
đủ mạnh, tiện dụng và rẻ để thay thế
ADSL. Do vậy, tốc độ phát triển có đôi
phần chậm lại song thị trường vẫn tăng
trưởng tương đối đều đặn hàng tháng.
Tỉ lệ số dân sử dụng Internet đạt
Hình 1.5: Thị phần thuê bao 3G tại Việt Nam tính hết tháng 12/2011 (Nguồn: IPC).
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011
XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012. 17
hơn 35%, cao hơn khá nhiều mức 20%
của khu vực Đông Nam Á và chỉ đứng

sau Malaysia (55%) và Brunei (50%).
Kết quả này nhà nhờ sự nỗi lực của
các nhà mạng trong việc chung tay đưa
Internet tới mọi người dân, các dự án
kết nối Internet tới trường học, bệnh
viện… của các doanh nghiệp đã giúp
người dân vùng nghèo dễ tiếp cận dịch
vụ hơn.
Tuy nhiên, thị trường vẫn chứng
kiến sự thống trị của VDC/VNPT với
68% thị phần (Hình 1.6). Viettel với
17% thị phần đã tạo được một khoảng
cách khá lớn với đối thủ phía sau là FPT
(9%) song vẫn còn cách quá xa so với
nhà mạng dẫn đầu thị trường. Điều này
khiến thị trường ADSL trong năm vẫn
khá lặng sóng.
Dự báo trong năm 2012 thị trường
ADSL sẽ tiếp tục phát triển ổn định song
với tốc độ thấp do sự cạnh tranh mạnh
từ băng rộng di động. Viettel với việc sáp
nhập EVN Telecom chắc chắn sẽ đầu
tư mạnh hơn cho mảng này với tham
vọng phát triển các dịch vụ gia tăng trên
đường dây cố định như IPTV. Điều này
hứa hẹn năm 2012 sẽ có cạnh tranh gay
gắt hơn trên thị trường này. Bên cạnh
đó các dịch vụ cáp quang như FTTH,
FTTB, FTTE… sẽ phát triển mạnh nhờ
các ưu điểm: tốc độ cao, phù hợp với

các tổ chức, công ty trong khi giá cước
đang ngày càng rẻ.
Không còn gim giá
Nếu như những năm trước, các
nhà mạng liên tục giảm cước, khuyến
mại… để thu hút khách hàng thì năm
nay tình trạng này đã gần như chấm
dứt, thậm chí đã có nhà mạng phải tăng
giá dịch vụ.
S ngưi s dng  30,552,417 
T l s dân s dng Internet 35,07  %
Tng băng thông kênh kt ni quc t ca Vit Nam
311,331
 Mbps
Tng băng thông kênh kt ni trong nưc
394,766
 Mbps
Tng lưu lưng trao đi qua trm trung chuyn VNIX 105,562,932  Gbytes
Tng s tên min .vn đã đăng ký
261,116

Tng s tên min Ting Vit đã đăng ký
548,728

Tng s đa ch IPv4 đã cp 54,950,983,680  đa ch
S lưng đa ch IPv6 qui đi theo đơn v /64 đã cp 54,950,983,680 /64 đa ch
Tng thuê bao băng rng (xDSL)
4,084,616

Bảng 1.1: Thống kê thị trường ADSL tính tới hết tháng 11/2011 (Nguồn: VNNIC)

Hình 1.6: Thị phần dịch vụ ADSL tính tới hết tháng
12/2011 (Nguồn:VNNIC)
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011
18 . XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012
Đầu tháng 3, FPT bất ngờ thông
báo tăng cước dịch vụ Internet với mức
tăng trung bình từ 25 - 30.000 đ/tháng
kèm theo cam kết tăng tốc độ đường
truyền và kèm theo một số dịch vụ giá
trị gia tăng miễn phí. Trước tình hình
giá cả sinh hoạt gia tăng đáng kể trong
những tháng cuối năm 2010 sau tết
Nguyên đán thì việc tăng giá dịch vụ
là quy luật tất yếu của thị trường. Tuy
nhiên, nếu đặt trong bối cảnh riêng thị
trường viễn thông thì FPT lại đang đi
ngược dòng. Trong khi giá thành của
hầu hết các mặt hàng đều tăng giá thì
dịch vụ viễn thông lại luôn có xu hướng
giảm giá. Vì vậy, quyết định của FPT đã
gặp phải sự phản đối khá mạnh mẽ từ
phía người dùng.
Nhà mạng VNPT trong năm cũng
không có chương trình giảm giá nào
đáng kể. Điều này cho thấy sự khó
khăn của thị trường này. Tuy nhiên, bù
lại cho khách hàng, trong năm VNPT
đã tăng cường tốc độ và giữ nguyên
giá cước cho một số gói dịch vụ tương
đương với các gói FPT đã tăng giá.

Điều này ít nhiều giúp VNPT “ghi điểm”
trong mắt khách hàng.
Sôi đng th trưng FTTH
Trong khi đó, băng rộng cáp quang
lại là một năm khá sôi động vì được các
mạng tập trung hơn. Nhiều đợt giảm giá
dịch vụ cả công khai, cả đối phó với đối
thủ được tung ra thị trường. Ngoài ra
còn thêm một số gói cước mới mà giá
không chênh lệch là mấy so với dịch vụ
Internet cáp đồng.
Giữa tháng 7, Viettel bất ngờ
tung ra thị trường gói cước Internet cáp
quang với giá cước 350.000 đ/tháng,
chỉ bằng 1/3 so với giá cước các gói
dịch vụ FTTx thấp nhất và thậm chí còn
thấp hơn giá một số gói dịch vụ Internet
cáp đồng tốc độ cao các đối thủ khác
đang cung cấp trên thị trường. Sau đó,
từ ý kiến của các doanh nghiệp khác,
Bộ TT&TT đã tuýt còi các gói cước này
của Viettel. Tuy nhiên, việc Viettel tiến
hành giảm cước các gói dịch vụ FTTx
đang cung cấp với mức giảm lên tới 60
- 75% các ở khá nhiều tỉnh thành đã tạo
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011
XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012. 19
nên sự sôi động cho thị trường vốn đã
đang cạnh tranh khá khốc liệt này.
4. TH TRƯNG ĐIN THOI

C ĐNH
Năm 2011 là năm có khá nhiều
biến động đối với thị trường cố định.
Trước bối cảnh thuê bao cố định ngày
càng có xu hướng giảm, ARPU cũng
giảm trong khi tất cả các chi phí thường
xuyên để duy trì và cung cấp dịch vụ lại
tăng, một số quy định đã được đưa ra
nhằm cứu vãn khó khăn tạm thời cho
các nhà cung cấp dịch vụ. Ví dụ: Cho
doanh nghiệp tự quyết định giá cước
điện thoại cố định nội hạt căn cứ vào
hoạt động kinh doanh của mình từ
1/1/2011; Tăng cước kết nối từ mạng
di động sang mạng cố định lên 415 đ/
phút từ ngày 1/10/2011 thay cho mức
270 đ/phút áp dụng từ trước đó, ngang
bằng với cước kết nối từ cố định sang
di động.
Dự báo với những tiện ích của
điện thoại di động, điện thoại cố định sẽ
còn tiếp tục giảm nhẹ trong một vài năm
tới trước khi đi vào trạng thái thật sự
cân bằng. Tuy nhiên, sụt giảm thuê bao
có lẽ không phải là nỗi lo lớn nhất của
các nhà mạng cố định, mà điều đáng lo
nhất lại là sự sụt giảm doanh thu bình
quân trên một thuê bao cố định. Hiện
nay, đa số những gia đình không kinh
doanh mà còn giữ lại điện thoại cố định

là do họ cảm thấy mất vài chục nghìn
một tháng là không đáng kể nên cứ để
đó như một dự phòng, chứ thực tế rất ít
khi dùng đến.
Điều này thể hiện rõ trong biểu đồ
doanh thu của lĩnh vực cố định. Trong
khi số lượng thuê bao chỉ giảm khoảng
20-25%/năm thì doanh thu giai đoạn
2008-2009 đã giảm tới 100% (Hình
1.8). Dự báo doanh thu năm 2011 sẽ
tiếp tục giảm khoảng 20%, đạt khoảng
190 triệu USD. Đây thực sự là nỗi lo lớn
của các nhà mạng cố định.
Hình 1.7: Năm 2011 dù thị phần giữa các nhà mạng không nhiều biến động song số lượng thuê bao điện thoại
cố định vẫn tiếp tục giảm
Hình 1.8: Doanh thu lĩnh vực cố định giai đoạn
2006-2010 (Nguồn: MIC)
20 . XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2011
III. TNG KT PHN 1
Mật độ điện thoại vượt 150
máy/100 dân, giá các dịch vụ viễn thông
tiếp tục giảm, số lượng thuê bao 3G đạt
12,8 triệu, băng rộng ADSL vượt 4 triệu,
thuê bao IPTV đạt 600.000, các doanh
nghiệp di động bắt đầu phát triển theo
chiều sâu thay vì phát triển theo bề rộng,
các doanh nghiệp lớn đang vươn mình
ra thị trường quốc tế… là những kết quả
không thể phủ nhận của thị trường viễn

thông Việt Nam trong năm 2011.
Song bên cạnh đó còn muôn vàn
khó khăn, thách thức đang chờ đợi các
doanh nghiệp khi mà thị trường di động
đã bão hòa, 3G chưa đủ hấp dẫn, băng
rộng ADSL đang bị cạnh tranh mạnh bởi
các dịch vụ 3G, IPTV thì vẫn còn đang
“chậm chững”… Dựa vào đâu để các
doanh nghiệp tiếp tục duy trì được mức
tăng trường 20-30% như mục tiêu đề ra
là một bài toán khó đối với các doanh
nghiệp trong năm 2012.
XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012. 21
DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DVVT VIỆT NAM NĂM 2012
I, TRIN VNG KINH T TH
GII 2012
Nền kinh tế thế giới bước sang
năm 2012 tiếp tục đối mặt với nhiều
thách thức to lớn bao gồm tốc độ tăng
trưởng chậm lại, nguy cơ đổ vỡ thị
trường tài chính gia tăng, tình trạng
thoái vốn đầu tư vẫn phổ biến và tăng
trưởng không đồng đều ở các khu vực.
Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF) về triển vọng kinh tế
thế giới, các nền kinh tế phát triển trong
năm qua đã thất bại trong việc giảm đầu
tư nhà nước, tăng đầu tư tư nhân trong
khi nỗ lực tăng cầu nội địa, giảm cầu
xuất khẩu của các nền kinh tế đang phát

triển cũng không thành công.
Tại Mỹ, giới đầu tư đang mất dần
lòng tin về việc chính phủ nước này
không đưa ra được một kế hoạch kiểm
soát ngân sách trung hạn đủ thuyết
phục, trong khi nền kinh tế tiếp tục trì
trệ. Kinh tế châu Âu vẫn phải vất vả đối
phó với cuộc khủng hoảng nợ công khu
vực đang ngày càng lan rộng, với hậu
quả là nguồn tín dụng cần thiết cho tăng
trưởng có nguy cơ khan hiếm. Sự yếu
kém ở hai khu vực kinh tế lớn này tác
động không nhỏ tới nhóm nền kinh tế
mới nổi và đang phát triển, khiến tốc
độ tăng trưởng của nhóm này chậm lại,
nhất là các nền kinh tế lớn phụ thuộc
nhiều vào xuất khẩu. Tuy nhiên, kinh tế
châu Á sẽ tiếp tục là điểm sáng trong
bức tranh kinh tế toàn cầu 2012, với
tốc độ tăng trưởng bền vững hơn. Nhật
Bản sẽ vươn dậy từ cú sốc thảm họa
động đất kèm sóng thần. Các nền kinh
tế Đông Âu hồi phục khá nhờ giá hàng
hóa vẫn cao. Triển vọng ở Nam Mỹ cũng
khả quan hơn. Trung Đông và Bắc Phi
Dự báo tốc độ phát triển
thị trường dịch vụ
viễn thông Việt Nam
năm 2011
Phần II:

DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DVVT VIỆT NAM NĂM 2012
22 . XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012
tuy bị ảnh hưởng bởi bất ổn xã hội, song
kinh tế vẫn được hưởng lợi từ giá dầu
thô cao và sản lượng tăng vững.
1. M: Trì tr
Trong năm qua, kinh tế Mỹ đã mất
đà sau khi tốc độ tăng GDP giảm xuống
còn 1% trong 6 tháng đầu năm 2011, so
với 2,75% trong 6 tháng trước đó. Tốc
độ suy giảm GDP dự báo cho năm 2012
còn lớn hơn so với dự báo trước. Thứ
nhất, thảm họa động đất tại Nhật Bản đã
làm gián đoạn nguồn cung thiết bị của
các hãng sản xuất ô tô và giá dầu tăng
cao tác động mạnh tới tiêu dùng trong
nước. Thứ hai, lòng tin của các hộ gia
đình và doanh nghiệp bị suy giảm nặng
nề và các thị trường ngày càng diễn
biến bất ổn trước những lo ngại về kinh
tế trì trệ, việc Mỹ bị đánh tụt hạng tín
dụng nợ công và cuộc khủng hoảng gia
tăng ở Eurozone.
Tốc độ tăng GDP của Mỹ được dự
báo sẽ vào 1,8% cho năm 2012, dựa trên
giả định những tác động bất lợi của trận
sóng thần Nhật Bản và giá dầu thô sẽ
dịu xuống và các chính sách giảm thuế
thu nhập và tăng bảo hiểm thất nghiệp
sẽ được duy trì. Các chính sách này nếu

bị dừng lại đột ngột sẽ gây ra những hậu
quả tai hại. Nguy hiểm hơn, nếu chính
phủ Mỹ tiếp tục chậm trễ trong việc đưa
ra một kế hoạch tái cân bằng ngân sách
trung hạn, chi phí vay mượn sẽ càng
tăng lên và có thể gây ra những hệ lụy
lớn cho nền kinh tế toàn cầu.
2. Châu Âu: Vt v đi phó khng hong
Châu Âu, nhất là Khu vực đồng
euro (Eurozone), sẽ tiếp tục vất vả đối
phó với cuộc khủng hoảng nợ công đã
và đang khiến thị trường náo loạn và
đẩy nguy cơ tái diễn khủng hoảng tài
chính lên cao. Nhu cầu cứu trợ tín dụng
không chỉ dừng lại ở mắt xích yếu nhất
là Hy Lạp, mà đã lăm le sang các thành
viên khỏe hơn như Italia, Tây Ban Nha
và thậm chí cả Pháp, Đức. Nếu khủng
hoảng lan tới các thành viên chủ chốt
này của Eurozone, nguy cơ bất ổn của
nền kinh tế toàn cầu là hiện hữu. Do có
mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế và tài
chính, khủng hoảng ở Eurozone sẽ kéo
theo các nền kinh tế đang phát triển ở
Đông Âu, đồng thời nhấn chìm lòng tin
trên thị trường ở các châu lục khác.
Thâm hụt ngân sách và nợ công
cao, sản lượng tiềm năng giảm và thị
trường bất ổn đang đè nặng lên hầu hết
các nền kinh tế phát triển trong khu vực.

Các yếu tố này sẽ làm cán cân cơ hội
- rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế ng-
hiêng về vế thứ hai. Tác động tiêu cực
của các yếu tố mang tính tạm thời, như
giá năng lượng cao và động đất tại Nhật
Bản, cho dù giảm dần cũng không thể
bù lại những hậu quả của cú sốc khủng
hoảng đồng euro. Cách thức xử lý khủng
hoảng của các nhà lãnh đạo Eurozone
và EU sắp tới sẽ quyết định tương lai
trước mắt của khu vực này. Nghiêm túc
và nhất quán với các cam kết không để
xảy ra tắc nghẽn tín dụng và buộc các
thành viên kiểm soát nợ công, EU sẽ lấy
lại được lòng tin của các nhà đầu tư.
Tốc độ tăng GDP thực của Euro-
zone ước tính chỉ đạt 0,25% trong nửa
cuối năm 2011, giảm mạnh so với 6
tháng đầu năm. Giả sử các nhà lãnh đạo
EU nghiêm túc thực hiện các cam kết
xử lý khủng hoảng đưa ra tại các cuộc
họp thượng đỉnh vừa qua, tốc độ tăng
GDP của khu vực này dự báo sẽ khá
hơn ở mức trên 1% cho cả năm 2012.
Lạm phát đối với các nền kinh tế châu
DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DVVT VIỆT NAM NĂM 2012
XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012. 23
Âu sẽ được kiểm soát do giá cả hàng
hóa tiếp tục đi xuống. Lạm phát của Eu-
rozone sẽ giảm xuống còn 1,5% trong

năm 2012, so với 2,5% trong năm 2011.
Với các nền kinh tế Đông Âu, lạm phát
cũng được dự báo giảm từ 5,25% xuống
còn 4,5% trong năm 2012.
Ủy ban châu Âu mới đây cũng
giảm mạnh dự báo tăng trưởng của
khu vực này xuống còn 0,5% trong năm
2012. “Trì trệ” sẽ là tình trạng chung của
các nền kinh tế trong khu vực, do tiêu
dùng, đầu tư và xuất khẩu đều èo uột.
Một số thành viên thậm chí bị cảnh báo
sẽ tăng trưởng âm. Thất nghiệp sẽ ở
mức cao 9,5% trong vài năm tới.
3. Châu Á: Tăng trưng cân bng hơn
Với giả thiết sẽ không có các cú
sốc lớn (chẳng hạn khủng hoảng nợ
công châu Âu vượt ngoài tầm kiểm soát),
tăng trưởng kinh tế châu Á nói chung sẽ
được duy trì và ngày càng vững chắc,
cho dù với tốc độ giảm dần.
Tuy vậy, nhịp độ tăng trưởng ở
châu Á sẽ không đồng đều đối với mọi
thành viên. Là nền kinh tế phát triển
nhất khu vực, Nhật Bản sẽ tăng tốc với
GDP dự đoán tăng 2,15% trong năm
2012, sau khi ước giảm 0,5% trong năm
2011, chủ yếu nhờ vào hoạt động tái xây
dựng cơ sở hạ tầng sôi động sau thảm
họa động đất, sóng thần. Kinh tế Trung
Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại còn 9%,

vẫn cao nhất nhì khu vực, do nước này
sẽ phải tiếp tục thắt chặt tiền tệ trong khi
xuất khẩu giảm sút. Đầu tư nói chung
vẫn là động lực tăng trưởng chính của
nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Sức ép
lạm phát cũng hạ nhiệt nhờ các nỗ lực
hạn chế tăng trưởng tín dụng, song vẫn
là một nguy cơ.
Tốc độ tăng trưởng của các “con
hổ” châu Á như Hàn Quốc, Singapore,
Đài Loan (Trung Quốc)… dự kiến sẽ
giảm mạnh từ 8,4% năm 2010 xuống
còn 4,5% năm 2012 do sản lượng thực
tế đã cao so với tiềm năng. GDP của
nhóm 5 thành viên hàng đầu ASEAN
gồm Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia,
Philíppin và Việt Nam sẽ đạt mức tăng
trưởng bình quân 5,6%, tăng nhẹ so
với năm 2011, nhờ khai thác được thị
trường nội địa để bù đắp phần nào sự trì
trệ của xuất khẩu tới các thị trường Âu,
Mỹ. Tuy nhiên, xuất khẩu các loại hàng
hóa như nông sản sẽ không còn đóng
góp nhiều vào tăng trưởng GDP do giá
cả giảm xuống.
Lạm phát chung của khu vực sẽ
dịu xuống còn khoảng 4% nếu không
có đột biến trên các thị trường thế giới.
Tuy nhiên, nguy cơ lạm phát tăng cao
sẽ xuất hiện ở các nền kinh tế tiếp tục

duy trì chính sách tăng trưởng tín dụng
và kích thích cầu tăng trưởng. Đối với
các nước còn lại, lạm phát sẽ được kiểm
soát tốt hơn. Nhờ một loạt chính sách
kiềm chế, thị trường bất động sản sẽ hạ
nhiệt ở nhiều nước, nhưng lại tiếp tục
tăng ở Trung Quốc và các “con hổ” của
khu vực.
4. 5 xu hưng đáng chú ý ca kinh t th
gii
Hội đồng Quan hệ đối ngoại - một
tổ chức nghiên cứu độc lập có uy tín của
Hoa Kỳ - mới đây đã đưa ra 5 xu hướng
kinh tế cần chú ý trong năm 2012, dựa
trên ý kiến của các nhà kinh tế lớn làm
việc tại các tổ chức như Viện Brookings,
Đại học New York, Viện Kinh tế quốc tế
Peterson.
Xu hướng 1: năm 2012, Hoa Kỳ
sẽ bầu lại tổng thống, toàn bộ Hạ viện
DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DVVT VIỆT NAM NĂM 2012
24 . XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012
và một phần ba Thượng viện. Nếu một
đảng giành quyền kiểm soát cả Nhà
Trắng và Quốc hội, điều đó sẽ tác động
to lớn đến kinh tế Hoa Kỳ. Sự chia rẽ
đảng phái ngày càng tăng giữa hai đảng
Cộng hòa và Dân chủ tiếp tục là vấn đề
ảnh hưởng nhất đối với việc hoạch định
chính sách kinh tế của Hoa Kỳ. Năm

2012, thế giới sẽ tiếp tục có nhiều biến
động về kinh tế, chính trị và xã hội, mà
trọng tâm là cuộc khủng hoảng nợ công
ở châu Âu.
Có hai khả năng xảy ra: thứ nhất
là châu Âu thành công trong việc khống
chế cơn bão nợ công, và trong trường
hợp này, Mỹ sẽ nếm mùi tăng trưởng
kinh tế chậm, thất nghiệp cao, trong khi
không có quyết sách lớn nào được đưa
ra trong năm siêu bầu cử khiến việc ổn
định tài chính, tăng trưởng và việc làm
không được giám sát và thiếu sự đầu
tư. Trong khi đó, các nền kinh tế đang
nổi sẽ quay về mô hình tăng trưởng gần
như trước khủng hoảng.
Xu hướng 2: châu Âu thất bại
trong việc cải cách hệ thống tài chính,
Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eu-
rozone) bắt đầu tan rã dẫn đến kinh tế
suy thoái nặng, tác động tiêu cực đến sự
phục hồi mong manh của Mỹ và các nền
kinh tế đang nổi.
Xu hướng 3: là sự nổi lên của
Trung Quốc. Năm 2012 sẽ đánh dấu
việc nước này chuyển sang con đường
tăng trưởng chậm hơn (khoảng 8%).
Điều này sẽ làm giảm các sự lựa chọn
về chính sách, nhưng sẽ tốt hơn cho
Trung Quốc và thế giới.

Xu hướng 4: là sự thiếu hụt các
tài sản xếp hạng AAA. Trong năm 2012,
người tiết kiệm sẽ chịu khó hơn trong
việc tìm kiếm các tài sản an toàn vì các
nguy cơ trong nền kinh tế thế giới lớn
hơn. Nếu tiền tiết kiệm không được đầu
tư vào rủi ro, tăng trưởng sẽ chững lại,
và những người đi vay an toàn nhất
cũng sẽ trở nên rủi ro.
Xu hướng 5: là “những rủi ro mới”.
Sự hoảng loạn của thị trường tài chính
đã dần đẩy đồng euro đến điểm mà ngày
càng có nhiều người công khai đặt câu
hỏi về sự sống sót của nó. Đây là bằng
chứng về tình trạng suy giảm lòng tin
trong giới đầu tư toàn cầu.
II, TRIN VNG KINH T VĨ MÔ
VIT NAM 2012
1. Làm phát lùi dn?
Trong báo cáo mới nhất có tên
“Triển vọng kinh tế châu Á - Cơn bão
của sự bất ổn”, ông Tai Hui -Trưởng bộ
phận Nghiên cứu Kinh tế Đông Nam Á
của Standard Chartered Bank, đưa ra
những cảnh báo bắt đầu từ sự hồi tưởng
tới cuộc đại suy thoái.
Cũng giống như các tổ chức dự
báo kinh tế cả trong và ngoài nước
khác, báo cáo cho rằng mối quan ngại
số 1 đối với Việt Nam trong năm 2012

vẫn sẽ là vấn đề lạm phát. Áp lực của
sự phá giá đồng tiền, giá điện và giá
xăng dầu tăng và nhu cầu nội địa mạnh
mẽ là những nhân tố góp phần làm cho
lạm phát vẫn ở mức cao. Trong khi
mức lạm phát dự báo cho Việt Nam ở
cuối năm nay vào khoảng 18,7%, tức là
gần tương đương với mức dự báo của
Chính phủ Việt Nam, thì con số này cho
năm tới ở vào khoảng 11,3%. Đáng chú
ý là lạm phát ở Việt Nam chỉ giảm mạnh
từ mức 17% cho quý 1 năm sau xuống
mức 10,9% cho quý 2, 8,9% cho quý 3
và cuối cùng là mức 7,9% cho quý 4.
DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DVVT VIỆT NAM NĂM 2012
XU HƯNG VÀ TRIN VNG VIN THÔNG VIT NAM 2012. 25
Do khó khăn tại châu Âu và Mỹ
vẫn còn đó nên ảnh hưởng tiêu cực tới
các hoạt động thương mại của Việt Nam
là khó tránh khỏi vì đây là những đối tác
thương mại quan trọng của Việt Nam.
Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sang
các thị trường khác, đặc biệt là Nhật
Bản và Trung Quốc, vẫn tiếp tục tăng
nên tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam
trong năm tới được dự báo vẫn tốt hơn
khu vực. Do vậy, theo Standard Char-
tered Bank, thâm hụt thương mại trong
năm tới của Việt Nam sẽ vẫn tương tự
như năm 2011, khoảng 10 tỷ đô la Mỹ.

Tuy nhiên, báo cáo cảnh báo nếu giá
thép và dầu tăng sẽ ảnh hưởng không
tốt tới thâm hụt thương mại của Việt
Nam. Không giống như lạm phát, do
trong vòng 2-3 năm trở lại đây thâm hụt
thương mại của Việt Nam khá ổn định
nên đây chưa phải là mối quan tâm hàng
đầu trong năm 2012.
Một điểm đáng chú ý là, trong khi
dự báo tỷ giá VND/USD sẽ đứng ở mức
21.000 đồng/USD vào cuối năm nay thì
báo cáo cho là sẽ vào khoảng 21.400
đồng/USD vào quý 1 năm sau và tăng
lên 22.000 đồng/USD vào quý 3 năm
sau. Vị thế của đồng đô la Mỹ được củng
cố trên toàn cầu và nhu cầu cần phải
giữ được một mức thâm hụt thương mại
tương đối ổn định của Việt Nam chính là
cơ sở cho những dự báo này.
Về tăng trưởng kinh tế, nếu nhìn
lại những năm trước, tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam luôn ở mức 7-7,5%.
Tuy nhiên đi kèm với nó là tỉ lệ lạm phát
khá cao. Với bối cảnh kinh tế bên ngoài
cũng như cấu trúc bên trong của kinh
tế Việt Nam hiện tại, báo cáo cho rằng
mục tiêu tăng trưởng khoảng 6% trong
năm 2012 là phù hợp. Mức tăng trưởng
này sẽ giúp nền kinh tế tiếp tục được cải
thiện, đồng thời không gây ra lạm phát

tăng vọt.
Với mức tăng trưởng GDP nói trên
và để đảm bảo kéo lạm phát về quanh
mức 10% vào thời điểm cuối năm sau,
báo cáo cho rằng Việt Nam chỉ nên đặt
mức tăng trưởng tín dụng ở mức 15-
17% cho năm tới. Để tránh gây ra những
cú sốc cho nền kinh tế và để đảm bảo
gửi đúng thông điệp tới thị trường, báo
cáo cho rằng lãi suất ngân hàng phải
được giảm xuống một cách từ từ, nhưng
thường xuyên. Với việc tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam
- một vấn đề thời sự hiện nay tại Việt
Nam - cần phải đặc biệt quan tâm tới
vấn đề nâng cao năng lực tài chính của
các ngân hàng, cải thiện năng lực điều
hành và khả năng trị rủi ro, nâng cao
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
2. Bt n vn ln
Các chuyên gia cho rằng kinh tế
Việt Nam trong năm 2012 vẫn còn nhiều
khó khăn. Năm 2012, kinh tế thế giới
rất bất ổn, chưa có tín hiệu phục hồi. Ở
Việt Nam, lực lượng chủ chốt để thúc
đẩy tăng trưởng là các doanh nghiệp lại
đang gặp khó khăn lớn.
Năm 2011 hơn 50.000 doanh
nghiệp đóng cửa, ngừng sản xuất. Số
doanh nghiệp khó khăn phải giảm sản

xuất còn lớn hơn nhiều. Hệ thống ngân
hàng đang đối mặt với thanh khoản căng
thẳng và nợ xấu tăng cao. Nhiều mặt
hàng thiết yếu như than, điện sẽ được
điều chỉnh giá, tác động đến các mặt
hàng khác khiến cho tình hình chung
vẫn khó khăn.
Thực tế hiện nay, trong con mắt
của nhà đầu tư nước ngoài, kinh tế Việt

×