Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Đánh giá thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại gia đình, đề xuất giải pháp phát triển mạng lưới y học gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 192 trang )

1

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU CHĂM
SĨC SỨC KHỎE TẠI GIA ĐÌNH, ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y HỌC GIA
ĐÌNH

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS.TS. PHẠM NHẬT AN
CƠ QUAN CHỦ TRÌ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỌI

HÀ NỘI- 2009


2

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU CHĂM
SĨC SỨC KHỎE TẠI GIA ĐÌNH, ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y HỌC GIA
ĐÌNH



Chủ nghiệm đề tài: PGS.TS Phạm Nhật An
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Y Hà Nội

HÀ NỘI-2010


11

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 15
Mục tiêu: ............................................................................................................................. 16
CHƯƠNG 1........................................................................................................................ 17
TỔNG QUAN ..................................................................................................................... 17
1.1. Khái niệm và nguyên tắc Y học gia đình .............................................................. 17
1.2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của Y học gia đình.................................................... 21
1.3. Phát triển của Y học gia đình ở quốc tế ................................................................ 22
1.4. Phát triển của Y học gia đình ở Việt Nam ............................................................ 23
1.5. Chăm sóc Y học gia đình tại nhà ........................................................................... 24
1.6. Kỹ năng cần thiết cho chăm sóc Y học gia đình tại nhà...................................... 28
1.7. Thực trạng và nhu cầu CSSK tại hộ gia đình ở Việt Nam...................................24
CHƯƠNG 2........................................................................................................................ 39
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 39
2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu: ................................................................................. 39
2.2.Cách tiếp cận nghiên cứu:....................................................................................... 41
2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu ngang, có hồi cứu một số các thông tin, số liệu;
kết hợp cả định lượng và định tính. ................................................................................. 41
2.4. Đối tượng nghiên cứu, tiêu chuẩn chọn, cỡ mẫu và phương pháp thu thập
thông tin:......................................................................................................................... 42
2.4.1. Người dân tại HGĐ............................................................................................ 42

2.4.2. Y tÕ th«n, bản, đờng phố, cng tỏc viờn dõn s, dinh dng, tiêm chủng mở
rộng (sau đây gọi tắt là y tế thụn bn)...: .................................................................... 45
2.4.3. Trởng thôn, trởng bản, tổ trởng tỉ d©n phè: ................................................ 46
2.4.4. Cán bộ TYTX: .................................................................................................... 46
2.4.5. Cán bộ UBND xã, các đoàn thể: ....................................................................... 46
2.4.6. Cán bộ quản lý, hoạch định chính sách y tế, các nhà nghiên cứu và theo dõi về
CSSK tại HGĐ của địa phương (huyện, tỉnh).............................................................. 46
2.4.7. Cán bộ tuyến Trung ương .................................................................................. 47
2.4.8. Y tế tư nhân:....................................................................................................... 47
2.4.9. Bác sĩ CKI YHGĐ:............................................................................................. 48
2.4.10. Sổ sách, thống kê, các cơng trình nghiên cứu tại các tuyến ........................... 48
2.5. Công cụ thu thập thông tin: ................................................................................... 50
2.6. Sai số và cách khắc phục:....................................................................................... 50
2.7. Phương pháp nghiên cứu nhu cầu, kiến thức, thực hành về CSSK tại HGĐ của
người dân và một số quy định trong đề tài (phụ lục 6). .............................................. 50
2.8. Làm sạch và xử lý số liệu: ...................................................................................... 51
2.9. Đạo đức nghiên cứu: ............................................................................................... 51
CHƯƠNG 3........................................................................................................................ 53


12

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................. 53
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu..................................................................... 53
3.2. Thực trạng về CSSK tại HGĐ. .......................................................................... 54
3.2.1. Thực trạng về tổ chức và quản lý CSSK tại HGĐ ........................................ 55
3.2.2. Thực trạng về nhân lực, trang thiết bị, thuốc trực tiếp thực hiện CSSK tại
HGĐ ở tuyến xã/phường, thôn/bản/đường phố. ..................................................... 56
3.2.3. Thực trạng về một số kết quả CSSK HGĐ.................................................... 59
3.2.4. Thực trạng một số kiến thức của người dân về CSSK tại HGĐ.................. 64

3.3. Nhu cầu của người dân về CSSK tại HGĐ ................................................... 69
3.3.1. Một số nhu cầu của người dân về kiến thức CSSK tại HGĐ....................... 69
3.3.2. Một số nhu cầu về thực hành tại HGĐ của người dân. ................................ 73
3.4. Một số giải pháp phát triển mạng lưới y học gia đình phục vụ cho
chăm sóc sức khỏe tại nhà. ..................................................................................... 74
3.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách: .................................................................... 74
3.4.2. Giải pháp về truyền thông............................................................................... 75
3.4.3. Giải pháp về nhân lực...................................................................................... 76
3.4.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý: .................................................................... 79
3.4.5. Giải pháp về tài chính cho CSSK tại HGĐ: .................................................. 83
3.4.6. Giải pháp về thuốc, trang thiết bị và kĩ thuật: ............................................. 84
CHƯƠNG 4........................................................................................................................ 85
BÀN LUẬN......................................................................................................................... 85
4.1.Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................................... 85
4.2.Thực trạng về CSSK tại HGĐ. ........................................................................... 85
4.2.1. Tổ chức CSSK tại HGĐ tuyến cơ sở .............................................................. 85
4.2.2. Nhân lực phục vụ CSSK tại HGĐ .................................................................. 87
4.2.3. Thực trạng về trang thiết bị và thuốc cho CSSK tại HGĐ .......................... 91
4.2.4. Thực trạng một số kết quả về thực hành của CSSK tại HGĐ:.................... 92
4.2.5. Thực trạng một số kết quả về kiến thức củ người dân về CSSK tại HGĐ . 96
4.3. Nhu cầu của người dân về CSSK tại HGĐ. ................................................ 101
4.4. Giải pháp phát triển mạng lưới y học gia đình phục vụ cho chăm sóc
sức khỏe tại nhà........................................................................................................ 105
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 111
1. Thực trạng chăm sóc sức khỏe tại hộ gia đình. ..................................................... 111
2. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại gia đình. ............................................................... 112
3. Giải pháp phát triển mạng lưới y học gia đình phục vụ cho chăm sóc sức khỏe tại
nhà. ................................................................................................................................ 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 121



13

MỤC LỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Nhu cầu thiếu hụt về CSSKBĐ tại Việt Nam [2, 3]........................................... 34
Bảng 2.1. Chọn chủ đích T/TP............................................................................................. 43
Bảng 2.2. Sơ đồ mẫu đối tượng nghiên cứu........................................................................ 49
Bảng 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: Người dân ..................................... 53
Bảng 3.2. Số lượng đối tượng nghiên cứu: CBYT, CTV, chính quyền, ban, ngành các cấp
.............................................................................................................................................. 54
Bảng 3.3: Nhân lực trực tiếp cung cấp dịch vụ CSSK tại HGĐ tuyến xã/phường.............. 56
Bảng 3.4: Trang thiết bị và thuốc trực tiếp phục vụ CSSK tại HGĐ ở tuyến xã/phường... 58
Bảng 3.5.Thực trạng về một số kết quả dịch vụ CSSK tại HGĐ (tại các xã nghiên cứu
thuộc các T/TP).................................................................................................................... 59
Bảng 3.6. Thực trạng về một số kết quả thực hành của người dân về CSSK tại HGĐ (quan
sát và chấm điểm của điều tra viên)..................................................................................... 61
Bảng 3.7. Thực trạng về hành vi, quyết định của người dân khi bị ốm 12 tháng qua ......... 62
Bảng 3.8. Thực trạng về hành vi tự đi khám/kiểm tra sức khỏe của người dân .................. 63
Bảng 3.9. Kiến thức về lợi ích của chính sách y tế.............................................................. 64
Bảng 3.10. Kiến thức về vệ sinh hộ gia đình của người dân ............................................... 65
Bảng 3.11. Kiến thức của người dân về một số sơ cứu tại nhà............................................ 66
Bảng 3.12. Kiến thức của các bà mẹ có thai hay ni con nhỏ<1 tuổi về chăm sóc bà mẹ và
trẻ em ................................................................................................................................... 67
Bảng 3.13. Kiến thức về phòng, xử lý sớm và chăm sóc một số bệnh hay gặp tại nhà của
người dân ............................................................................................................................. 68
Bảng 3.14.Nhu cầu về kiến thức chính sách y tế của người dân ......................................... 69
Bảng 3.15. Nhu cầu về kiến thức vệ sinh hộ gia đình của người dân.................................. 70
Bảng 3.16. Nhu cầu đối với kiến thức về một số sơ cứu hay gặp tại nhà............................ 71
Bảng 3.17. Nhu cầu kiến thức của phụ nữ có thai và ni con nhỏ <1 tuổi về chăm sóc bà
mẹ và trẻ em......................................................................................................................... 71

Bảng 3.18. Nhu cầu về kiến thức về phòng, phát hiện sớm, xử lý sớm và chăm sóc một số
bệnh hay gặp tại nhà ............................................................................................................ 72


14

MC LC S , BIU

S 2.1.Sơ đồ lý thuyÕt nghiªn cøu CSSK tại HGĐ......................................................... 39
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức, chỉ đạo CSSK HGĐ tại các địa phương nghiên cứu. ................. 55
Sơ đồ 3.2. Mạng lưới tổ chức CSSK tại HGĐ từ TW tới cơ sở .......................................... 81


15

ĐẶT VẤN ĐỀ
CSSK theo phương thức truyền thống thường là xây dựng các cơ sở
dịch vụ y tế để người dân tới sử dụng. Phương thức này có nhược điểm lớn là
thụ động, ngồi chờ người dân tới và thường thì người dân mắc bệnh rồi, đơi
khi mắc bệnh đã nặng mới chịu tới cơ sở y tế. Do tính chủ động chưa cao kể
cả về phía người CCDV và người SDDV nên hiệu quả CSSK cũng chưa cao,
thể hiện ở cơng tác dự phịng hạn chế, việc phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm
và triệt để còn nhiều bất cập [11, 19]. Để khắc phục tình trạng trên, phương
thức CSSK tại HGĐ được hình thành, nhằm mang dịch vụ y tế tới tận ngõ,
xóm, HGĐ, từng cá nhân. Khi dịch vụ y tế tiện lợi và sẵn có như vậy sẽ tạo
điều kiện cho người dân chủ động nhiều hơn trong CSSK, kể cả dự phòng,
nâng cao sức khỏe, phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm và triệt để. Vì vậy CSSK
tại HGĐ có ý nghĩa to lớn khơng chỉ về khía cạnh sức khỏe mà cả về khía
cạnh kinh tế, xã hội và mang tính nhân văn sâu sắc. Có hai hướng đi tới vấn
đề CSSK tại HGĐ: a)Với người CCDV: Dịch vụ gì cần đưa tới HGĐ? Cần

chính sách gì? Ai đưa dịch vụ tới ngõ xóm, HGĐ? Cung cấp ngân sách,
thuốc, trang thiết bị ra sao? Cơ chế quản lý và tổ chức thế nào?... b) Với người
SDDV: Trách nhiệm của họ ra sao? Họ phải làm những gì? Về tư duy nhận
thức phải thay đổi ra sao? Họ tham gia ở mức nào? Một loạt các câu hỏi trên
đang chờ được làm sáng tỏ.
CSSK tại HGĐ thực ra đã được thực hiện từ lâu. Ngày xưa khi các cơ
sở khám chữa bệnh chưa phát triển thì các thầy thuốc, ơng lang, bà mế được
mời tới nhà khám chữa bệnh cho người dân [44]. Y tế thôn bản, cộng tác viên
dân số, dinh dưỡng...đã vào tận từng nhà để tuyên truyền, vận động người dân
thực hiện chính sách CSSK hay dự phịng bệnh; các bác sĩ tư nhân, thầy thuốc


16

đông y đã vào tận HGĐ để khám chữa bệnh, chăm sóc điều dưỡng hay phục
hồi chức năng cho người ốm [4, 40, 45]. Nhiều người dân do có kiến thức và ý
thức tốt đã tự giác thực hiện vệ sinh phòng bệnh, tự phát hiện được một số
bệnh ở giai đoạn sớm, làm tốt sơ cứu ban đầu đối với một số cấp cứu tại cộng
đồng hay tự điều trị được một số bệnh đơn giản lúc mà cán bộ y tế khơng có
mặt...Đó đều là các hoạt động CSSK tại HGĐ. Vấn đề là chúng ta cần phải
nghiên cứu kĩ xem đã làm được cái gì, cái gì chưa làm được, nguyên nhân tại
đâu, bài học gì cần rút ra, cần cải tiến những gì... trên cơ sở đó mới tham mưu
cho Chính phủ và Ngành Y tế phát triển CSSK tại HGĐ. Sự hình thành và
phát triển chuyên ngành YHGĐ trên thế giới và Việt Nam hiện đang được coi
là giải pháp tốt nhằm giải quyết vấn đề này.
Trong thời gian qua đã có một số ít cơng trình nghiên cứu đề cập tới các
nội dung trên, tuy nhiên chưa được đâu tư nhiều nên còn manh mún, nhỏ lẻ và
chưa có tính hệ thống. Cơng trình nghiên cứu này mong muốn được đề cập
toàn diện hơn, sâu, rộng hơn để cung cấp một bức tranh tổng thể, lơ gíc và hệ
thống về thực trạng của CSSK tại HGĐ trong thời gian qua, đồng thời đề cập

tới một số giải pháp lớn mang tính chất như một định hướng để hỗ trợ cho sự
phát triển mạng lưới CSSK tại HGĐ trong thời gian tới.
Mục tiêu:
- Mô tả thực trạng chăm sóc sức khỏe tại hộ gia đình tại Việt Nam giai
đoạn 2008-2009.
- Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại gia đình.
- Đề xuất giải pháp phát triển mạng lưới y học gia đình phục vụ cho
chăm sóc sức khỏe tại nhà.


17

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm và nguyên tắc Y học gia đình
CSSKBĐ là chăm sóc thiết yếu cho mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong
xã hội. Thực hiện tốt CSSKBĐ ngay tại gia đình và cộng đồng có ý nghĩa to
lớn về nhân văn, kinh tế, văn hóa và xã hội (Tuyên ngôn Hội nghị Alma Ata1978). CSSKBĐ cũng là nội dung cơ bản của Y học gia đình [13].
Y học gia đình (YHGĐ) được coi là một dịch vụ cung cấp kỹ thuật
chăm sóc sức khỏe đầy đủ, tồn diện, liên tục và bền vững cho cá nhân và gia
đình, khơng phân biệt tuổi, giới, hay bệnh tật, trong sự lồng ghép giữa sinh
học, y học lâm sàng và các khoa học hành vi (Định nghĩa của AAFP). Y học
gia đình làm giảm tối đa tỉ lệ mắc, chết các bệnh, tai nạn, thương tích, tăng
cường sức khỏe cho cá nhân và gia đình [57].
YHGĐ khơng đơn thuần là bệnh viện hay phòng khám ngồi chờ người
dân tới để phục vụ. YHGĐ chủ động mang dịch vụ CSSK tới tận gia đình,
từng cá nhân với chất lượng cao và giá thành hợp lý. Thầy thuốc YHGĐ là
thầy thuốc của mọi nhà, có thể được coi như một đối tác rất tin cậy và đồng
cảm sâu sắc, cung cấp cả dịch vụ y tế và dịch vụ phi y tế.
Với cách hiểu và cách tiếp cận như trên, YHGĐ đòi hỏi Sáu ngun tắc

quan trọng là:
- Chăm sóc tồn diện: Con người là một thực thể của xã hội, sinh trưởng
và phát triển trong một mơi trường đa dạng, có nhiều mối quan hệ.
Chính vì vậy con người cần sự chăm sóc tồn diện khơng những về y tế
(như khám chữa bệnh, phòng bệnh) mà còn đòi hỏi về chăm sóc ngồi y


18

tế nữa (tâm lý, mối quan hệ…). Như vậy người thầy thuốc gia đình xem
xét tổng thể các các cá nhân trong khuôn khổ các nhu cầu tổng thể của
họ (của người bệnh). Người thầy thuốc gia đình xem xét tất cả các yếu
tố này khi lập kế hoạch chẩn đốn hoặc điều trị. Y học gia đình khơng
xuất phát đơn thuần từ việc chẩn đoán bệnh và chữa bệnh mà xuất phát
từ việc chẩn đoán trường hợp bệnh và xử trí trường hợp bệnh. Người
bác sĩ gia đình tập trung hơn vào con người bệnh, không chỉ đơn thuần
phát hiện ra bệnh chính và chữa bệnh chính của bệnh nhân, khi bệnh
nhân khỏi là hết trách nhiệm mà còn tìm hiểu vấn đề của bệnh nhân và
cùng với bệnh nhân xử trí vấn đề của họ. Người bệnh được xem xét
khơng chỉ dưới góc độ sinh học mà cịn cả về mặt tâm lý và xã hội. Nhu
cầu tổng thể của cá nhân được đặt vào kế hoạch chẩn đốn và điều trị.
- Chăm sóc liên tục: Bình thường thì mỗi đợt ốm là một bệnh và khi
chăm sóc chỉ tập trung vào bệnh đó, phương pháp chăm sóc truyền
thống là như vậy - song đó khơng phải là hoạt động của YHGĐ vì
khơng chăm sóc liên tục và lâu dài. Chăm sóc liên tục là nguyên tắc
quan trọng nhất của YHGĐ. Các thầy thuốc YHGD được giao nhiệm vụ
chăm sóc bệnh nhân tồn diện cùng gia đình họ một cách liên tục, lâu
dài. Thời gian chăm sóc dài là cơng cụ hữu hiệu của YHGĐ. Đó là điểm
khác cơ bản giữa YHGĐ và chăm sóc truyền thống, vốn thấy của hệ
thống y tế hiện nay. Liên tục ở đây là liên tục về thời gian và về qui

trình từ phát hiện bệnh, chẩn đoán, điều trị đến phục hồi chức năng.
Người bác sĩ gia đình có thể biết người mình chăm sóc sức khỏe từ lúc
sinh đến lúc chết. Người bác sĩ gia đình phát hiện bệnh, chuyển người
bệnh lên tuyến trên cho chẩn đoán và điều trị một phần ở bệnh viện và
sau khi ra viện lại trở lại điều trị với anh ta một cách liên tục.


19

- Chăm sóc phối hợp: “Người thầy thuốc gia đình giống như một nhạc
trưởng trong việc chǎm sóc cho từng bệnh nhân. Người thầy thuốc gia
đình cịn xác định những người cung ứng và các nguồn chǎm súc sức
khỏe khác cần thiết để hỗ trợ cho việc chǎm sóc chung cho bệnh nhân.
Những nguồn này bao gồm các chuyên gia bên ngồi cịng như những
cán bộ chun mơn y tế khác bên trong phụng khoản của thầy thuốc gia
đình. Hướng dẫn bệnh nhân tiếp cận với hệ thống chǎm sóc sức khỏe là
trách nhiệm của thầy thuốc gia đình” [57]. Cũng theo tác giả này, người
thầy thuốc gia đình phải am hiểu sâu sắc gia đình người bệnh về mọi
khía cạnh. Tổ chức cho gia đình người bệnh phối hợp tốt trong chăm
sóc và điều trị người bệnh. Người thầy thuốc gia đình cịn phải vẽ được
sơ đồ gia đình và cây phả hệ của người bệnh. Vì vậy, các nghiên cứu về
YHGĐ giống như các nghiên cứu chăm sóc sức khỏe thông thường
song cần nghiên cứu thêm về các yếu tố gia đình như kinh tế, văn hóa,
mối quan hệ huyết thống, lịch sử bệnh tật…
- Quan tâm tới phịng bệnh: Phịng bệnh chủ động và tích cực như vệ
sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm, xử lý chất thải,
tiêm chủng, phòng chống các tác nhân, nguy cơ gây bệnh và các tai
nạn, thương tích…nâng cao sức khỏe…Bác sĩ gia đình khơng những chỉ
chữa bệnh mà cịn phải giúp bệnh nhân của mình phịng chống các nguy
cơ bệnh tật. Phòng bệnh bao gồm yếu tố nguy cơ mắc bệnh, làm chậm

lại các hậu quả của bệnh tật, khuyến khích lối sống lành mạnh, dự đốn
các vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nội tâm của bệnh nhân và gia
đình. Phịng bệnh khơng chỉ giới hạn vào việc bảo mọi người không hút
thuốc lá, phải tập thể dục và ăn uống đúng cách mà còn là việc nhận ra


20

các yếu tố nguy cơ đối với việc mắc bệnh và sử dụng các phương tiện
sàng lọc để phát hiện bệnh ngay từ các giai đoạn đầu.
- Hướng cộng đồng: “Nghệ nghiệp, vǎn hóa và mơi trường là những khía
cạnh của cộng đồng tác động đến việc chǎm sóc bệnh nhân. Sự hiểu
biết về những bệnh nào hoặc những vấn đề sức khỏe nào có tỷ lệ mắc
cao nhất trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến những chẩn đoán của các
bác sĩ gia đình và giúp họ đưa ra những quyết định về việc giáo dục
cộng đồng và cung ứng dịch vụ. Ngồi vai trị là cụng cụ chẩn đốn,
cộng đồng còng là tác nhân trị liệu. Trong cộng đồng có nhiều nguồn
mà bác sĩ gia đình có thể sử dụng để cung ứng chǎm sóc tối ưu cho
bệnh nhân”(57). Nghề nghiệp, văn hóa và mơi trường là những khía
cạnh của cộng đồng tác động đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe bệnh
nhân. Những hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh và cơ chế ảnh hưởng
đến cộng đồng sẽ giúp thầy thuốc gia đình trong cơng tác giáo dục cộng
đồng và cung cấp dịch vụ y tế.
- Hướng gia đình: “Các bác sĩ gia đình coi bệnh nhân như những thành
viên của hệ thống gia đình và thừa nhận ảnh hưởng của bệnh tật đến
gia đình cũng như ảnh hưởng của gia đình đến bệnh tật. Họ được đào
tạo để làm việc với các gia đình và họ cần thích ứng với những giai
đoạn chuyển tiếp có thể dự đoán trước của cuộc sống và với các bệnh
tật bất ngờ. Các bác sĩ gia đình hiểu sự khác nhau giữa gia đình hoạt
động bình thường và khơng bình thường và sử dụng sự hiểu biết này

trong cả hai việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân (57).Người bác sĩ gia
đình coi bệnh nhân là một thành viên của gia đình họ, thừa nhận ảnh
hưởng của bệnh tật đến gia đình và ngược lại. Họ nắm bắt được những


21

yếu tố của gia đình để phục vụ cho phát hiện bệnh, chẩn đoán, điều trị
và phục hồi chức năng. Một gia đình được định nghĩa rộng rãi là nơi mà
người bệnh có thể trơng mong hỗ trợ ở q khứ, hiện tại và tương lai.
1.2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của Y học gia đình
YHGD mang dịch vụ CSSK tới từng cá nhân và từng gia đình cho nên
mang ý nghĩa rất lớn về y học còng như xã hội.
Về y học, YHGĐ cung cấp dịch vụ CSSK gần dân nhất nên rất sát với
nhu cầu về CSSK của từng người dân và gia đình. Trước hết YHGD cung cấp
các dịch vụ về truyền thông- giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) như cung cấp các
kiến thức về chính sách y tế của nhà nước/ địa phương, kiến thức về vệ sinh cá
nhân và cộng đồng, kiến thức về dự phòng các bệnh hay gặp tại cộng đồng,
kiến thức về phịng chống các bệnh, dịch, tai nạn thương tích... YHGĐ còn
cung cấp cho người dân kiến thức về phát hịện sớm các bệnh, tật, xử lý sớm
và ban đầu các bệnh, tật hay các cấp cứu tại nhà và cộng đồng. Chính vì vậy
mọi người dân và gia đình ln đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể
có, giảm được nhiều số lượng còng như tỉ lệ mắc, chết của bệnh, tật hay tai
nạn, thương tích ngay tại gia đình và cộng đồng. YHGĐ giúp người dân tự
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Người cung cấp dịch vụ YHGD (như bác sĩ, hộ sinh, điều dưỡng...)
phát hiện sớm các nguy cơ có hại cho sức khỏe của người dân tại gia đình và
cộng đồng (như nước chưa hợp vệ sinh, thực phẩm có hại cho sức khỏe, thói
quen/hành vi khơng tốt cho sức khỏe...) rồi bàn bạc với từng gia đình và cộng
đồng giải quyết/ loại trừ các yếu tố nguy cơ. Người cung cấp dịch vụ YHGĐ

còn trực tiếp thực hiện khám phát hiện sớm bệnh, tật cũng như trực tiếp điều


22

trị sớm các bệnh, tật, các cấp cứu tại gia đình và cộng đồng (trong khả năng
cho phép). Do vậy giảm được nhiều số lượng cũng như tỉ lệ các bệnh tật và
cấp cứu không phải nhập viện hay chuyển tuyến trên [51].
Bác sĩ chuyên khoa YHGĐ tham gia hay trực tiếp quản lý sức khỏe cho
mọi cá nhân, hộ gia đình và tồn cộng đồng, do vậy cần có kiến thức và kĩ
năng lồng ghép, xã hội hóa hoạt động YHGĐ. Trước hết biết cùng người dân
xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng, tìm giải pháp và nguồn lực
hợp lý giải quyết các vấn đề ưu tiên đó và thực hiện quản lý được sức khỏe
của mọi người dân trong phạm vi phụ trách [52].
Về mặt xã hội, Y học gia đình giúp tiết kiệm được nhiều công sức và
tiền của của cá nhân và gia đình và xã hội vì được dự phịng tại ngay hộ gia
đình nên nhiều bệnh tật khơng phát sinh. Việc phát hiện sớm và điều trị sớm
là giảm gánh nặng chi phí so với bệnh ở giai đoạn muộn. Ngồi ra, hình thức
chăm sóc giúp mang lại hạnh phúc và nguồn vui lớn cho cá nhân, gia đình và
cộng đồng vì có sức khỏe tốt hơn và giảm chi phí lớn. Bên cạnh đó, chun
ngành mang ý nghĩa nhân văn lớn, đảm bảo cho phát triển kinh tế và xã hội
bền vững [36].
1.3. Phát triển của Y học gia đình ở quốc tế
Y học gia đình phát triển từ rất sớm, đặc biệt ở các nước đang phát
triển. Tổ chức hiệp hội nghề nghiệp có Hội Y học gia đình thế giới, Hội khu
vực và Hội của từng quốc gia.
Có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về nhu cầu YHGĐ của người
dân. Tại Hoa kỳ, cứ 1000 người thì có 800 người được báo cáo là có triệu
chứng của bệnh, tuy nhiên chỉ có 217 người là đi thăm khám ở các cơ sở y tế



23

(chiếm 27,1%), 21 người đi khám ở phòng khám ngoại trú thuộc các bệnh
viện (2,6%). Dịch vụ y học gia đình chỉ phục vụ có 14 người (1,75%). Số liệu
này cho thấy tại Hoa kỳ, một đất nước công nghiệp phát triển mạnh nhưng
nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) của người dân rất lớn. YHGĐ đã phát triển từ
lâu nhưng mới đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu này. Tỉ lệ 72,9% có biểu hiện
triệu chứng lâm sàng chưa đi khám ở bất kì nơi nào là một nhu cầu rất lớn mà
YHGĐ chưa tiếp cận được. Theo một tác giả khác - Ken White nghiên cứu tại
Anh và Hoa Kỳ, cho thấy trong tổng số 250 người bệnh đến thầy thuốc thì có
94% số này được chăm sóc ngay tại nơi làm việc của họ bởi thầy thuốc chăm
sóc sức khỏe ban đầu tức thầy thuốc gia đình. Số ít còn lại mới phải vào bệnh
viện hay các phòng khám của trung tâm y tế. Rõ ràng nhu cầu về chăm sóc
sức khỏe của người dân là rất lớn, vấn đề là cần xác định được nhu cầu đó và
tổ chức các dịch vụ YHGĐ đáp ứng với nhu cầu này.
Một nghiên cứu khác cũng tại Hoa kỳ cho thấy có tới 6- 9 triệu trẻ em
và vị thành niên có các biểu hiện của rối loạn tâm thần, đó là một nhu cầu
khơng nhỏ, tuy nhiên đa số các trẻ em này khơng nhận được chăm sóc y tế
[56]. Trong một nghiên cứu khác cho thấy có tới 20% trẻ em và vị thành niên
tại Mỹ có biểu hiện rối loạn hành vi và rối loạn tâm lý. 2/3 số trẻ này khơng
nhận được chăm sóc y tế. YHGĐ có nhiệm vụ mang dịch vụ cho những trẻ
em này [55].
1.4. Phát triển của Y học gia đình ở Việt Nam
Danh từ Y học gia đình mới du nhập vào nước ta khoảng 15 năm trở lại
đây. Tuy nhiên, trên thực tế, từ ngàn năm nay nhân dân ta vẫn có một mạng
lưới y tế phục vụ CSSK một cách tự phát và hoàn toàn do nhu cầu CSSK của
người dân quyết định sự tồn tại và phát triển của nó. Các ơng lang, bà mế, bà



24

đỡ, các phòng chẩn trị y học cổ truyền, thầy thuốc tư…đã tạo ra mạng lưới
chăm sóc sức khỏe sát với người dân và cộng đồng nhất và hoàn toàn tự phát.
Y học gia đình mới thực hiện ở Việt Nam trong khoảng 10 năm gần
đây, mang tính chất thực hành là chính, thiếu nhiều cơ sở lý luận và thiếu cả
các cơ sở khoa học dựa trên nhu cầu thực tế của người dân.
Hiện cịn thiếu các cơng trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về YHGĐ tại
Việt Nam: Về nhu cầu, nội dung, phương pháp ...
Công tác đào tạo chưa dựa trên nhu cầu thực tiễn do chưa dựa trên các cơng
trình nghiên cứu đánh giá nhu cầu.
1.5. Chăm sóc Y học gia đình tại nhà
Chǎm sóc tại nhà ngày nay đã trở thành đồng nghĩa với các dịch vụ của
các cơ quan chǎm sóc sức khỏe tại nhà và không phải là các dịch vụ thầy
thuốc chǎm sóc người bệnh ở tại nhà. Chǎm sóc sức khỏe tại nhà là phần tǎng
trưởng nhanh nhất của lĩnh vực sức khỏe trong những nǎm gần đây. Các dịch
vụ tại nhà chuyên nghiệp này bao gồm chǎm sóc điều dưỡng, trị liệu vật lý,
chữa bệnh nghề nghiệp, trị liệu ngôn ngữ và hoạt động xã hội. Những dịch vụ
khác là trợ giúp sức khỏe tại nhà, thợ giúp việc vặt, những bữa ǎn trên xe lǎn,
vận tải, và các loại nhân viên tình nguyện cộng đồng (thí dụ những người làm
việc sửa chữa tại nhà). Sự lớn mạnh ghê gớm mới đây của chǎm sóc tại nhà đã
chiếm chỗ phổ biến mà khơng có sự tham gia của thầy thuốc, ngoài yêu cầu
gửi khám ban đầu. Khi bệnh nhân cần gặp thầy thuốc, thông thường họ được
chuyển bằng xe cứu thương tới một trung tâm y học để được gặp một bác sĩ
chun khoa. Thầy thuốc này ít khi có thời giờ, trình độ hoặc quan tâm điều
trị thỏa đáng một cách toàn diện cho bệnh nhân.


25


Thực tế, những cuộc thǎm tại nhà của thầy thuốc đã bị giảm sút, trong
khi đó các khía cạnh khác của chǎm sóc tại nhà thì lại tǎng lên rất nhiều.
Chẳng có gì phải ngạc nhiên. Các thầy thuốc gia đình và những nhân viên
thực hành đa khoa thường có tần suất thǎm tại nhà cao nhất, ngay cả trong
trường hợp chỉ là những cuộc viếng thǎm không thường xuyên như qui định.
Các bác sĩ mới tết nghiệp thường ít đến thǎm tại nhà hơn là các bác sĩ lớn tuổi
. Mở phịng mạch chi phí cao, đi thǎm bệnh nhân tại nhà thì hiệu xuất thấp,
được trả giá thấp và những ý nghĩ là chất lượng bị tổn hại thường được kể là
những trở ngại cho các thầy thuốc thǎm tại nhà.
Tuy vậy, những người bệnh biết giá trị của chǎm sóc tại nhà bao gồm
cả thǎm khám bệnh tại nhà của các thầy thuốc. Những người già cả muốn
được chǎm sóc tại nhà riêng của họ hơn là phải đến các cơ sở, chưa tính đến
những khó khǎn vơ vàn để đi đến được nơi đó. Hơn nữa, những người bệnh
trẻ hơn thường coi mỗi cuộc thǎm viếng tại nhà như là một sự kiện tạo sự ràng
buộc của họ với một thầy thuốc, những thầy thuốc đã đến thǎm khám chữa
bệnh tại nhà thường hiểu biết người bệnh sâu hơn. Trong tương lai, khi số
người già tǎng lên, việc chǎm sóc tại nhà của thầy thuốc có thể sẽ lại phát
triển. Gần đây Medicare trả thù lao chǎm sóc y tế cho các dịch vụ thầy thuốc
tại nhà tǎng lên có lẽ sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển theo chiều hướng này.
Có ba loại thǎm khám bệnh của thầy thuốc cho bệnh nhân ở tại nhà:
thǎm khám để đánh giá, thǎm khám để tiếp tục chǎm sóc và thǎm khám bệnh
cấp tính. Các cuộc thǎm khám để đánh giá nói chung diễn ra một lần và có thể
thường bao gồm một số nhân viên của đội chǎm sóc sức khỏe. Các bệnh nhân
già đặc biệt thích hợp với những cuộc thǎm khám đánh giá ở tại nhà. Thǎm
khám để tiếp tục chǎm sóc có nghĩa là một thầy thuốc đến nhà đều đặn để


26

chǎm sóc bệnh nhân. Nói chung, loại hợp đồng chǎm sóc tại nhà này được

thực hiện cho những người bệnh phải nằm tại giường, thường là ở giai đoạn
cuối của một bệnh mạn tính. Thǎm khám bệnh cấp tính thường xảy ra nhiều
hơn vì loại thǎm khám này thuận tiện hơn đối với người thầy thuốc đến thǎm
ở gia đình. Một ví dụ điển hình là 1 bệnh nhân bị sốt ở gần thầy thuốc và
người đó lại khơng có phương tiện giao thông.
Trong số các loại bệnh nhân mà bạn có thể xem như các đối tượng cho thǎm
khám tại nhà có:
- Các cặp vợ chồng mới sinh con: Nói chung, một đơi vợ chồng vừa
sinh thêm một đứa con sẽ thường bị mệt mỏi và cǎng thẳng trong những
tuần lễ đầu tiên sau khi sinh nở. Nếu họ là những người lần đầu làm cha
mẹ thì họ thường có một loạt câu hỏi cho người thầy thuốc. Đến thǎm
gia đình (tốt nhất là khoảng 2 tuần lễ sau khi đẻ) sẽ cho phép bạn quan
sát một cách cẩn thận hơn tác động của đứa trẻ mới sinh đối với gia
đình. Thǎm khám tại nhà cũng tạo ra một bầu khơng khí thuận tiện để
nót về việc làm cha làm mẹ. Vì vậy, thǎm khám trẻ mới đẻ có thể được
tiến hành rất thành công tại nhà.
- Các bệnh nhân đau lưng cấp tính: Một người bệnh đau lưng cấp tính
mà phải đi đến bệnh viện hoặc phịng khám của thầy thuốc thì thực là
vơ cùng bất tiện. Vì nghỉ ngơi và thuốc men thường làm cho bệnh đỡ
nhanh nên thǎm khám, chữa tại nhà là cách tốt nhất để bắt đầu điều trị
những bệnh nhân được lựa chọn.
- Các bệnh nhân khó hiểu hoặc có vấn đề tâm lý xã hội: Một điều hiển
nhiên phổ biến trong y học gia đình là khi một bệnh nhân đang thất


27

vọng thì người thầy thuốc phải tìm hiểu hồn cảnh gia đình của bệnh
nhân đó. Đến thǎm tại nhà thường là cách tốt nhất để thu thập thông tin
này.

- Những người bị tàn tật vĩnh viễn, đặc biệt là những người phải nằm
tại giường: Hầu hết các thầy thuốc gia đình chǎm sóc cho những người
họ đến thǎm ở nhà là do rất khó đưa những người này vào bệnh viện.
Các bệnh nhân bị đột quỵ nặng, sơ cứng rải rác tiến triển, các bệnh
thối hóa như loạn dưỡng cơ đều cần phải chǎm sóc lâu dài tại giường.
Những người sǎn sóc trong gia đình thường khơng tiếc gì để giữ người
thân của họ ở nhà sẽ rất cảm kích khi một thầy thuốc đến thǎm nhà
mình.
- Những bệnh nhân mới cao tuổi bị mắc nhiều bệnh tật: Các cuộc
thǎm khám ở tại nhà cho người già góp thêm một tầm cỡ quyết định đối
với việc đánh giá bệnh. Nhìn vào tủ thuốc và bàn để cạnh giường
thường là cách tốt nhất để biết được người bệnh đang uống thuốc gì.
Nói chuyện với những người sǎn sóc bệnh nhân và các thân nhân trong
gia đình có thể phát hiện những vấn đề và những điều hữu ích bất ngờ.
Cuối cùng, một cuộc thǎm hỏi tại nhà là cách duy nhất tìm ra những
nguy cơ có thể làm cho dễ ngã.
- Những bệnh nhân bị sa sút trí tuệ: Nhiều bệnh nhân mắc bệnh
Alzheimer và bệnh nhân sa sút trí tuệ từ chối đến bác sĩ khám bệnh
hoặc trở nên kích động ở môi trường bệnh viện không quen thuộc.
Những cuộc thǎm khám tại nhà ít ồn ào hơn cho phép bạn quan sát
người bệnh ở môi trường sống của họ, cho bạn một cơ may tuyệt vời để
gặp gỡ với gia đình.


28

- Nghi ngờ có lạm dụng: Lạm dụng trẻ em và người già đều không phải
là hiếm. Hiện nay ở hầu hết các bang đều có luật khuyến khích hoặc bắt
buộc phải báo cáo những trường hợp nghi ngờ lạm dụng hoặc bị bỏ rơi.
Thầy thuốc cần am hiểu khả nǎng có lạm dụng hoặc bỏ rơi và biết

những thủ tục yêu cầu cơ quan chức nǎng tham gia điều tra. Thường có
một nhân viên cơng tác xã hội cùng đến thǎm để cùng đánh giá sự lạm
dụng.
Trên đây là một số tình huống mà việc đến thǎm khám tại nhà thường
có kết quả nhất. Để cho việc chǎm sóc tại nhà là một phần hành nghề của
mình, bạn cần phải phát triển những kỹ nǎng để thực hiện những cuộc thǎm
khám tại nhà có hiệu quả [57].
1.6. Kỹ năng cần thiết cho chăm sóc Y học gia đình tại nhà
1.6.1. Khắc phục nỗi e ngại đi thǎm khám tại nhà
Các sinh viên y khoa thường được phân công phụ trách một bệnh nhân
ở gia đình để thǎm khám tại nhà trong nǎm học đầu tiên. Các cuộc thǎm khám
này có khuynh hướng xã hội và dễ thực hiện. Tuy nhiên, do việc đào tạo sinh
viên ngày càng tiến triển nên sinh viên và thầy thuốc thường trú thường ngại
các cú điện thoại mời đến nhà. Điều này có thể hiểu được. Việc có sẵn nhân
viên điều dưỡng, khoa điện quang, phòng xét nghiệm và các khoa phòng hỗ
trợ làm cho mơi trường bệnh viện trở thành an tồn hơn đối với những người
được đào tạo thành thầy thuốc. ở tại bệnh viện việc kiểm soát được dễ dàng
hơn, khác với khi đến thǎm khám tại nhà, bệnh nhân được ở ngay trên mảnh
đất riêng của họ.


29

Các sinh viên và người bác sĩ thường trú bǎn khoǎn về việc cần đem
thiết bị gì đến nhà bệnh nhân khi có điện thoại gọi. Có bảng danh sách những
thứ cần có của túi đi khám bệnh tại nhà đã được xuất bản nhưng số lượng
trang bị thực sự cần thiết đem theo lại tuỳ thuộc vào loại thǎm khám tại nhà.
Đến thǎm để đánh giá nói chung chẳng cần gì nhiều hơn là đơi mắt, đơi tai của
thầy thuốc và có lẽ 1 cái ống nghe bệnh. Đến thǎm để điều trị địi hỏi phải có
thuốc men, đơn thuốc để kê đơn, hoặc một trang thiết bị gì đó (ví dụ, một bộ

ống thơng cho bệnh nhân có ống thông Foley cần thay thế).
Cách tốt nhất để khắc phục nỗi e ngại đi thǎm khám bệnh nhân tại nhà
là cứ làm rồi quen. Bạn bắt đầu cảm thấy dễ chịu sau khi bạn thực hiện được
24 lần tới thǎm khám tại nhà cho những bệnh nhân khác nhau. Như vậy, tự
bạn được cổ vũ tìm kiếm và tranh thủ các mặt ưu việt của những cơ hội đến
thǎm khám tại nhà. Những cơ hội đó ngày càng tǎng lên vì bạn được gặp gỡ
bệnh nhân. Đồng thời, những khía cạnh tế nhị của thǎm khám tại nhà cần
nhiều nǎm mới hồn thiện được, do đó bạn được khuyến khích tìm kiếm cơ
hội để có những cuộc thǎm khám kết hợp với một thầy thuốc cộng đồng giàu
kinh nghiệm, một người cùng khoa hoặc một người cung ứng chǎm sóc sức
khỏe tại nhà [57].
1.6.2. Khởi đầu việc thǎm khám tại nhà
Bệnh nhân rất ít khi từ chối một thầy thuốc đến thǎm khám mình ngay ở
nhà. Khi biết trước khi nào người thầy thuốc có kế hoạch đến thǎm, họ thường
rất cảm kích. Nếu bạn đến chậm bạn phải gọi điện thoại và cho bệnh nhân biết
giờ nào bạn sẽ đến. Lịch thǎm khám tại nhà chính xác sẽ cho phép các thành
viên trong gia đình sắp xếp cơng việc riêng để có mặt khi bạn ở nhà họ.


30

Bất kỳ một cuộc thǎm khám nào cũng đều bắt đầu bằng những lời chào
hỏi và thường thường là những câu chuyện về xã hội. ở gia đình việc này có
thể phải mất vài phút. Gia chủ có thể mời bạn thǎm ngôi nhà của họ hoặc mời
bạn ǎn uống cái gì đó. Những hoạt động xã hội này giúp bệnh nhân và gia
đình cảm thấy thoải mái hơn trong việc tiếp xúc với thầy thuốc. Phần lâm sàng
của cuộc thǎm hỏi nhiều khi lại kết hợp với các động tác xã giao. Ví dụ, khi
bạn đến thǎm khám sức khỏe cho một cháu bé 2 tuần tuổi, bạn có thể ngắm
nghía và chơi với bé trong khi bạn bắt đầu công việc khám xét chuyên môn
của bạn. Cũng như vậy, một lần dạo thǎm ngơi nhà có thể tạo cơ hội để bạn sơ

bộ biết được những thứ có trúng tủ thuốc đặt ở buồng tắm.
Thực hiện một cuộc thǎm khám tại nhà hơi mất thời giờ hơn thǎm khám
ở bệnh viện. Tuy nhiên, nhờ sự gần gũi với người bệnh và với gia đình làm
những cuộc thǎm khám của bạn có hiệu quả hơn. Đồng thời, nếu bạn định
hình trước được ý tưởng rõ ràng cho mục tiêu cuộc thǎm khám của bạn, bạn
có thể làm cho cuộc đi thǎm khám tại nhà của mình có chủ định và bạn sẽ biết
khi nào thì bạn kết thúc [57].
1.6.3. Những kỹ nǎng cụ thể để thǎm khám tại nhà
Để bổ xung công dụng của một cuộc thǎm khám tại nhà, người thầy
thuốc cần phải có kiến thức và những kỹ nǎng cụ thể thích hợp với việc chǎm
sóc cho một người tại nhà. Những kiến thức và kỹ nǎng này bao gồm:
- Đánh giá các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày (ADLs - Activities
of daily living) và các hoạt động có dụng cụ trong sống hàng ngày
(IADLs - Instrumental activities of daily living).
- Đánh giá môi trường tự nhiên.


31

- Đánh giá về mặt xã hội.
- Hiểu biết về các dịch vụ chǎm sóc tại nhà đã có sẵn ở cộng đồng.
- Nǎng lực xây dựng một kế hoạch điều trị toàn diện.
- Một số hiểu biết về lợi ích của Medicare và những dịch vụ gì được
Medicare cung ứng tại nhà.
Các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày (ADLs) bao gồm ǎn uống,
mặc quần áo, đi vệ sinh, khả nǎng chuyển từ giường nằm hoặc ghế sang tư thế
đứng và khả nǎng đi dạo quanh nhà. ở gia đình bệnh nhân, người thầy thuốc
có thể quan sát được một hoặc một số hoạt động của người bệnh để đánh giá
nǎng lực cá nhân thực hiện chức nǎng một cách độc lập.
Các hoạt động có dụng cụ trong cuộc sống hàng ngày (IADLs) bao gồm

đi chợ và cửa hàng, nấu bếp, lau nhà cứa, gọi điện thoại, trả tiền các biên lai
và lái xe hơi. Người thầy thuốc nhặt ra những đầu mối các vấn đề về IADLs
bằng cách quan sát thư khơng mở, báo chí cịn rải rác ở sân trước hoặc nhà
khơng có người trơng nom.
Đánh giá mơi trường cần phải có con mắt quan sát. Tình trạng sạch sẽ
và trang trí cho thấy những tâm tính và thói quen của gia đình. Đối với những
người có con cái nhỏ ở nhà, ta có thể quan sát những điều liên quan đến an
tồn như có những bảo vệ ở lối ra vào, đặt các chất độc hại ở trên giá cao.
Phải tìm ra được chng báo động khói và lửa. Bình cứu hoả phải có ở trong
hoặc gần bếp. Đối với những người già cả té ngã là một vấn đề nghiêm trọng
và phải đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy cơ ở trong nhà. Tấm thảm xộc xệch
hoặc khơng phẳng, sàn nhà trơn bóng và chǎn mền lung tung có thể gây ra tai
nạn trượt ngã. Chiếu sáng thiếu hoặc không đồng đều, đặc biệt là ở các lối cầu
thang và hành lang, là điều tai hại vì sức nhìn khi ánh sáng yếu của người già


32

bị giảm sút nhiều. Chiếu sáng ban đêm ở hành lang và dọc đường tới phịng
tắm là hữu ích. Những tấm thảm khơng trơn ở bồn tắm hoặc vịi tắm thường
có lợi. Những tay nắm gần tường ở buồng tắm, ở khu bồn tắm / vòi tắm và ở
gần toilet (nhà vệ sinh) thường có ích. Một ghế toilet nâng cao có thể giúp cho
người bệnh khắc phục được trở ngại từ tư thế ngồi đứng thẳng dậy.
Đánh giá xã hội tại gia đình tốt hơn ở bệnh viện nhiều. Việc gặp gỡ các
thành viên gia đình sống cùng nhà với người bệnh sẽ cho phép ta nâng cao sự
hiểu biết ít nhất là một phần những hỗ trợ xã hội cho bệnh nhân. Thường các
bức ảnh gia đình đem lại cho thầy thuốc một cơ hội để hỏi han và làm quen
với các thân nhân khác của người bệnh.
Nhiều loại dịch vụ sức khỏe tại nhà có sẵn ở hầu hết các cộng đồng.
Các thầy thuốc phải hiểu biết càng nhiều càng tốt. Một y tá bệnh viện hoặc

nhân viên xã hội có thể coi là một nguồn nhân lực của dịch vụ chǎm sóc tại
nhà. Nhiều cơng ty điện thoại có số điện thoại riêng cho dịch vụ cộng đồng ở
trong danh bạ điện thoại. Các danh mục số điện thoại loại này có thể mang
những tên "Tuổi già" (Aging), "Công dân cao tuổi" (Senior Citizens), hoặc
"Dịch vụ cho người cao tuổi" (Elderly Services). Các hội đồng người cao tuổi,
các khoa người cao tuổi và các trung tâm về lão khoa ln ln có sẵn các
hướng dẫn của các dịch vụ có ở cộng đồng.
Các kế hoạch điều trị không giống nhau tùy thuộc vào bệnh trạng. Một
kế hoạch chǎm sóc tại nhà tốt thường nhằm vào những nhu cầu y tế trong mơi
trường gia đình và hồn cảnh xã hội. Đối với những bệnh nhân phải quản lý
tại nhà, cả người chǎm sóc và bệnh nhân cần phải được quan tâm.
Nhiều thầy thuốc gia đình là thành viên của đội đa khoa khơng chính
thức của cộng đồng, thông qua sự sát nhập với một cơ quan y tế tư nhân hoặc


33

cơng cộng. Các thành viên chủ yếu của đội nói chung gồm một thầy thuốc,
một nhân viên xã hội và một y tá gia đình. Các thành viên bổ sung của đội có
thể bao gồm một nhà vật lý trị liệu, nghề nghiệp trị liệu và các chuyên gia y tế
khác. Thường thường họ cùng với thầy thuốc thực hiện một kế hoạch chǎm
sóc chung, nhưng khi có sự tham gia của một cơ quan chǎm sóc sức khỏe tại
nhà thì "Người quản lý ca bệnh" sẽ vạch ra một kế hoạch trước hết để một
thầy thuốc duyệt rồi mới thực hiện. Các thành viên của đội thường liên lạc với
nhau bằng điện thoại. Tuy nhiên, khi công việc chǎm sóc tại nhà tǎng quá
nhiều, người ta gặp nhau hàng tuần, thường vào lúc ǎn sáng để xem xét lại các
bệnh nhân cùng với nhân viên của cơ quan chǎm sóc tại nhà.
Các thầy thuốc thường thấy những nhân viên xã hội, những người quản
lý ca bệnh và những người hành nghề y tế khác là những người hiểu biết về
môi trường và hệ thống hỗ trợ người bệnh. Họ quan tâm lãng nghe điều thầy

thuốc nói. Họ sẵn sàng giúp người bệnh làm theo lời khuyên về y tế. Họ có
thể thơng báo những biến đổi thể chất và tâm lý trong cuộc sống của người
bệnh. Thái độ của các thầy thuốc khi nói chuyện với những người hành nghề
chuyên môn này sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc chia sẻ và sử dụng
thông tin như thế nào. Tôn trọng sự am hiểu của những người này là một cách
để thu được tin tức có ích về bệnh nhân và giúp cho việc thực hiện kế hoạch
điều trị [57].
1.6.4. Quan tâm đến người chǎm sóc
Đối với những bệnh nhân phải nằm ở nhà do bệnh mạn tính người chǎm
sóc thường là lý do chính để bệnh nhân không phải đến nhà điều dưỡng. Bất
kỳ một kế hoạch chǎm sóc người bệnh nào được vạch ra để giữ bệnh nhân ở
nhà cũng phải chú ý đến những nhu cầu của người phục vụ chǎm sóc. Lắng


×