Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Thực trạng ốm đau của người dân tại 2 xã có và không trồng và chế biến thuốc lá tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 97 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sâu sắc tới:
•Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Y
Hà Nội.
•Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội.
•Các thầy, cô trong Khoa Y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và rèn
luyện hai năm vừa qua.
Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Tiến sỹ Kim Bảo Giang, đã cho em ý tưởng của luận văn, giúp em tìm
được đề tài hay, thiết thực và tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em
trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn thạc sỹ.
Các bạn điều tra viên, giám sát viờn của trường Đại học Y Hà Nội, đã
nhiệt tình giúp đỡ, phối hợp trong quỏ trỡnh khảo sát, phỏng vấn, thu thập số
liệu nghiên cứu tại Thỏi Nguyờn một cách nhanh chóng và chính xác.
Đảng ủy, Ủy ban nhân dân và nhân dân hai xó Lõu Thượng và Phú
Thượng đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn cùng khóa, đồng nghiệp, gia
đình và người thân đã giúp đỡ, động viên, để tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2010
Học viên

Nguyễn Đức Thịnh
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
• Phòng Đào tạo sau đại học
• Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ
• Khoa Y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội.
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm luận văn một cách khoa
học, chính xác, trung thực.
Các số liệu và kết quả trong luận văn này là của tôi và chưa được đăng


tải trên tài liệu khoa học.
Nếu có sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 10 năm 2010
Học viên

Nguyễn Đức Thịnh
MỤC LỤC
CHỮ VIẾT TẮT
BAT British American Tobacco
(Tập đoàn thuốc lá Anh-Mỹ)
CDC Center for Diseases Control
(Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ)
CO Oxyt Carbon
COPD Chronic Obstructive Pulmonary Disease
(Bệnh tắc nghẽn lưu thông không khí trong phổi)
EPA Enviroment Protection Agency
(Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ)
FDA Food and Drug Administration
(Cơ quan kiểm soát dược và thực phẩm Mỹ)
FCTC Framework Convention on Tobacco Control
(Công ước khung về kiểm soát thuốc lá)
GDP Gross Domestic Product
(Tổng sản phẩm quốc nội)
GTS Green Tobacco Sickness
(Hội chứng thuốc lá xanh)
KAD Không áp dụng
HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật
IRR Incident Rate Ratio
(Tỷ lệ gia tăng nguy cơ)
NIOSH National Institude for Occupational safety and Health

(Viện quốc gia an toàn - Sức khỏe nghề nghiệp Mỹ)
SD Standard Deviation
(Độ lệch chuẩn)
OR Odd Ratio
(Tỷ suất chênh)
TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới
TH Tiểu học
THPT Trung học phổ thông
WB World Bank
(Ngân hàng thế giới)
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Thông tin về đối tượng điều tra theo giới
Bảng 3.2. Thông tin về đối tượng điều tra theo nhóm tuổi
Bảng 3.3. Thông tin về đối tượng điều tra theo trình độ học vấn
Bảng 3.4. Thông tin về đối tượng điều tra theo nghề nghiệp chính 12
tháng qua
Bảng 3.5. Thông tin về đối tượng điều tra theo phân nhóm quintile
Bảng 3.6.
Nhà ở và một số điều kiện vệ sinh môi trường của các hộ
gia đình được điều tra
Bảng 3.7.
Thời gian trung bình tham gia trồng, chế biến thuốc lá của
người dân xã Lâu Thượng được điều tra theo giới, nhóm
tuổi, học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế
Bảng 3.8.
Thời gian dành cho việc trồng và chăm sóc các loại cây
trồng trong một tháng trước ngày phỏng vấn
Bảng 3.9.
Thời gian trồng và chế biến thuốc lá (trong tháng trước) tại

Lâu Thượng
Bảng 3.10.
Thực trạng việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, tăng
trưởng và hút thuốc lá, uống rượu/bia của người được điều
tra (trong một tháng trước ngày phỏng vấn)
Bảng 3.11.
Tỷ lệ mắc các triệu chứng của người được điều tra trong 1
tháng trước ngày điều tra
Bảng 3.12.
Số lần triệu chứng ốm đau xuất hiện trung bình của người
được điều tra trong 1 tháng trước ngày điều tra
Bảng 3.13.
Tình hình mắc các bệnh được nhân viên y tế chẩn đoán
của người được phỏng vấn trong 1 tháng trước ngày phỏng
vấn theo từng nhóm/bệnh
Bảng 3.14. Tự đánh giá tình trạng sức khỏe của người được điều tra
Bảng 3.15.
Mô hình hồi quy logistic về tình trạng ốm đau của các
nhóm theo các đặc điểm về dân số, kinh tế, văn hóa, hành
vi (không có nhóm trình độ học vấn): tỷ suất chênh và
khoảng tin cậy 95%
Bảng 3.16.
Mô hình Poisson về tỷ số tỷ lệ mắc ốm đau theo các đặc
điểm về dân số, kinh tế, văn hóa, hành vi (không có nhóm
trình độ học vấn)
Bảng 3.17. Mô hình hồi quy logistic về tình trạng ốm đau của các
nhóm theo các đặc điểm về dân số, kinh tế, văn hóa, hành
vi (có nhóm trình độ học vấn)
Bảng 3.18.
Mô hình Poisson về tỷ số tỷ lệ mắc ốm đau theo các đặc

điểm về dân số, kinh tế, văn hóa, hành vi (có nhóm trình
độ học vấn)
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.
Tình hình tham gia trồng và chế biến thuốc lá của người được
điều tra xã Lâu Thượng
Biểu đồ 3.2.
Mức độ bảo vệ khi sử dụng trang bị bảo hộ của người được
điều tra khi tham gia lao động (trong tháng trước)
Biểu đồ 3.3.
Tỷ lệ có các triệu chứng ốm trong 1 tháng qua của người được
điều tra
Biểu đồ 3.4.
Tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính được nhân viên y tế chẩn đoán
trong một tháng trước ngày điều tra
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tác hại của thuốc lá đã được khẳng định trong rất nhiều y văn và tài
liệu đã xuất bản ở nhiều nước trên thế giới. Tác hại của việc sản xuất và sử
dụng các sản phẩm thuốc lá đến sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế, môi
trường và các vấn đề xã hội là mối quan tâm lo ngại đối với nhiều quốc gia
trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Các nghiên cứu dịch tễ học cũng chỉ rõ thuốc lá là nguyên nhân của
nhiều loại bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, bệnh phổi mạn tính, nhồi máu
cơ tim và hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế
thế giới (TCYTTG), hàng năm cú trờn 4 triệu người chết do các bệnh liên
quan đến thuốc lá, dự tính đến năm 2030 sẽ có khoảng 10 triệu người chết vì
khói thuốc lá mỗi năm, trong đó 70% là ở các nước đang phát triển [1], [15].
Tại Việt Nam, theo dự báo của TCYTTG có khoảng 10% dân số Việt
Nam sẽ tử vong sớm do các bệnh liên quan đến thuốc lá và một nửa số các
trường hợp tử vong là ở độ tuổi lao động, dự báo đến năm 2020 số người chết

vì thuốc lá sẽ nhiều hơn tổng số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao
thông đường bộ [6]. Theo ước tính của TCYTTG hàng năm có khoảng 40.000
người tử vong do thuốc lá, dự báo vào năm 2030, con số này sẽ tăng lên tới
70.000 người mỗi năm [25].
Mặt dù tỷ lệ tử vong vì thuốc lá ngày càng tăng, nhưng số lợi nhuận
khổng lồ đem lại cho ngành công nghiệp thuốc lá cũng như đóng góp cho ngân
sách nhà nước, giải quyết việc làm và thu nhập cho một bộ phận người lao
động là bài toán đặt ra với chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam.
Để tối đa hóa lợi nhuận, ngành công nghiệp thuốc lá luôn khuyến khích
các quốc gia nhất là các nước đang phát triển cũng như người nông dân những
nước này trồng ngày càng nhiều cây thuốc lá, coi thuốc lá là thứ có thể mang
lại sự thịnh vượng cho người nông dân, cộng đồng và đất nước. Theo thống kê
của Ngân hàng thế giới (WB), trên thế giới có khoảng hơn 100 quốc gia trồng
1
thuốc lá và khoảng 33 triệu người tham gia công việc trồng cây thuốc lá [15].
Việt Nam là quốc gia đang phát triển có điều kiện khí hậu nhiệt đới thuận lợi
cho việc trồng thuốc lá và cũng đang là đích đến của các công ty thuốc lá.
Theo thống kê, hiện nay Việt Nam cú trờn 200.000 nông dân trồng thuốc lá và
hàng trăm ngàn lao động trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại liên quan đến
thuốc lá [2].
Do những tác động tiêu cực của thuốc lá tới mọi mặt của đời sống con
người, nên hiện nay hầu hết chính phủ các nước đã xây dựng chính sách
quốc gia về kiểm soát thuốc lá, trong đó mối quan tâm hàng đầu của các
quốc gia là bảo vệ đến sức khỏe mọi người. Mặc dù với mức độ quan tâm
khác nhau do có điều kiện khác nhau về kinh tế, văn hóa, chính trị, nhưng
đều với mục đích làm giảm sự đau đớn về thể xác và những mất mát về tinh
thần tạo ra bởi gánh nặng bệnh tật và tử vong do thuốc lá gây nên. Tại Việt
Nam, một loạt các văn bản pháp quy về kiểm soát thuốc lá đã được Chính
phủ phê duyệt, trong đó đặc biệt quan trọng là Việt Nam đã tham gia ký
Công ước khung của Tổ chức Y tế thế giới về kiểm soát thuốc lá đưa ra ngày

11/11/2004 [11].
Hiện nay những nghiên cứu về thuốc lá tại Việt Nam vẫn chủ yếu là
nghiên cứu về vấn đề tác hại của hút thuốc lá, vẫn còn rất ít nghiên cứu đề cập
đến nguy cơ sức khỏe liên quan đến trồng và chế biến thuốc lá. Để góp phần
cung cấp các thông tin đáng tin cậy về nguy cơ sức khỏe liên quan đến trồng,
và chế biến thuốc lá, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng ốm đau của
người dân tại 2 xó cú và không trồng và chế biến thuốc lá tại huyện Võ Nhai,
tỉnh Thỏi Nguyờn”, nhằm mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng ốm đau của người dân 2 xó cú và không trồng, chế
biến thuốc lá tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thỏi Nguyờn, năm 2010.
2. Phân tích mối liên quan giữa ốm đau với trồng, chế biến thuốc lá và
một số yếu tố dân số, kinh tế văn hóa x@ hội và hành vi của người
dân 2 x@ huyện Võ Nhai, tỉnh Thỏi Nguyờn.
2
Chương I
TỔNG QUAN
1.1. ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÁ
1.1.1. Ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khỏe
Thuốc lá là lá của cây nicotinana tabacum hay các loại cây tương tự
được phơi khô, dựng hỳt, nhai hoặc làm thuốc hít. Thuốc lá được tìm ra ở
Châu Mỹ từ thế kỷ XV, đến đầu thế kỷ XIX thuốc lá đã được sản xuất và sử
dụng rộng rãi trên toàn cầu. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XX ảnh hưởng của
thuốc lá đến sức khỏe con người mới được phát hiện [15].
Theo điều tra, hiện nay trên thế giới cú trờn 33 triệu người làm việc
trong ngành trồng cây thuốc lá. Bệnh nghề nghiệp đặc trưng cho những
người này là bệnh “say lá thuốc” hay còn gọi là hội chứng thuốc lá xanh
(green tobacco sickness-GTS), là một dạng nhiễm độc nicụtin qua da do
chạm phải lá cây thuốc lá còn ướt trong quá trình chăm sóc cây trồng. Do
nicụtin là loại alkaloid dễ hòa tan trong nước nên thường tích tụ trong các
hạt sương hoặc nước mưa đọng trên lá cây, khi người công nhân chạm phải

các lá cây còn ướt, họ sẽ hấp phụ nicụtin trực tiếp qua da của mỡnh. Cỏc
triệu chứng nhiễm độc xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc và giảm
dần sau 1 - 3 ngày, các triệu chứng thường thấy gồm đau bụng, buồn nôn,
nôn oẹ, tiêu chảy, ốm yếu, nhức đầu chóng mặt cảm lạnh, tăng tiết nước bọt
và mồ hôi, thậm chí co thắt vùng bụng, khó thở, rối loạn huyết áp và nhịp
tim [30]. Theo báo cáo của McBride JS và cộng sự, GTS xuất hiện ở 1-10%
người trồng thuốc lá tại Mỹ [45]. Nghiên cứu của NIOSH tiến hành phỏng
vấn 40 người bệnh làm việc trong ngành trồng thuốc lá bị GTS thấy rằng
thời gian trung bình từ khi làm việc đến khi bắt đầu xuất hiện các triệu
chứng là 10 tiếng (từ 3-17 giờ), cũng theo báo cáo thì tỷ lệ xuất hiện các
triệu chứng là: mệt mỏi (100%), buồn nôn (98%), nôn (91%), hoa mắt chóng
3
mặt (91%), đau bụng (70%), đau đầu (60%), khó thở (60%), thời gian xuất
hiện các triệu chứng trung bình là 2,4 ngày [45]. Ngày nay GTS đang trở
thành vấn đề của toàn cầu mà việc sản xuất thuốc lá phải đối mặt, TCYTTG
đang đi đầu trong nghiên cứu các vấn đề về sức khỏe, xã hội và môi trường
dưới tác động của việc phát triển thuốc lá trong mối liên quan đến sự phát
triển của thế giới, trong đó GTS là một yếu tố cần được tính đến [58].
Ngoài nguy cơ nhiễm độc nicụtin, người trồng thuốc lá còn phải đối
mặt với một nguy cơ về sức khỏe khác, đó là các loại hóa chất bảo vệ thực
vật và phân bón hóa học được sử dụng trong ngành trồng cây thuốc lá. Trong
một vụ thuốc lá, người ta phải sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật nhiều lần; ở
một số nơi tại Kenya (châu Phi) con số đó là 16 lần. Trồng và chăm sóc cây
thuốc lá tốn rất nhiều công sức và thường là phải làm bằng tay. Một héc ta
trồng cây thuốc lá cần tới 3000 giờ công lao động, trong khi đối với cây ngô
chỉ cần 265 giờ công. Càng cần nhiều giờ công lao động có nghĩa là thời
gian phải tiếp xúc với cây thuốc lá và các loại hóa chất bảo vệ thực vật tăng
lên. Trên thế giới, các loại hóa chất bảo vệ thực vật như: aldicarb,
chlorpyrifos, và 1,3 - dichloropropen (1,3-D) thường được sử dụng cho cây
thuốc lá. Ngoài ra, chất acephat cũng được sử dụng nhiều. Aldicarb là loại

thuốc trừ sâu diệt được cả rệp và giun có hại; triệu chứng nhiễm độc cấp tính
aldicarb là chóng mặt, tiêu chảy, nôn mửa, mắt mờ và thở dốc. Chlorpyrifos
là hóa chất bảo vệ thực vật gốc photpho hữu cơ, có thể gây chứng đau đầu,
mắt mờ, rớt nước dãi, làm yếu cơ bắp và loạn nhịp tim. Chất 1,3 - D được
dùng để diệt giun có hại; triệu chứng nhiễm độc 1,3 - D là đau đầu, buồn
nôn, chóng mặt, đường thở bị kích thích. Theo một cơ quan nghiên cứu, 1,3-
D có thể gây ung thư. Acephat là hóa chất bảo vệ thực vật photpho hữu cơ có
thể gõy cỏc triệu chứng như: co giật, đau đầu, chảy nước dãi, tiêu chảy, khó
thở, nếu nặng có thể dẫn đến tử vong. Mặc dù acephat không có độc tính cao
nhưng Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA) lại xếp nó vào loại hóa
chất có thể gây ung thư. Đối với cây thuốc lá, người ta cũng dùng maleic
4
hyđrazit để kích thích cho chồi phát triển; chất này cũng có thể gây kích
thích da và mắt.
Các thống kê ở Braxin cho thấy, trong thời gian từ 1979 đến 1995 tỷ lệ
các trường hợp tự tử ở nông dân trồng thuốc lá cao gấp 7 lần so với mức trung
bình của cả nước này. Tuy nhiên, người ta chưa có một bằng chứng cụ thể nào
về mối liên hệ giữa những trường hợp tự tử nói trên với việc bị nhiễm độc bởi
các hóa chất bảo vệ thực vật.
Để bảo đảm an toàn cho người lao động làm việc trong ngành trồng cây
thuốc lá, việc quan trọng là phải huấn luyện an toàn lao động cho họ, khuyến
khích việc sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật ít độc hại hơn như
imidacloprid, clomazon và acephat, đồng thời giảm lượng sử dụng các hóa
chất bảo vệ thực vật đến mức thấp nhất [17].
Theo một nghiên cứu mới cho thấy, lá thuốc lá có chứa hàng trăm
chủng vi khuẩn khác nhau, trong đó có nhiều loại gây bệnh, nhất là bệnh phổi
và bệnh nhiễm trùng đường hô hấp [55].
Theo các nghiên cứu, trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất,
có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất
gây độc, trong đó có 43 chất gây ung thư, bao gồm các chất khí kích thích,

axit hữu cơ, kim loại và các chất hoá học [5], [49]. Các chất hoá học trong
khói thuốc lá tồn tại dưới hai dạng: dạng khí và dạng hạt. Dạng hạt bao gồm
các chất gây nghiện điển hình là nicụtin, chất quyết định mấu chốt của việc
gây nghiện và phụ thuộc vào thuốc lá, nicụtin là một chất không màu,
chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí,
nicụtin được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi [5],
[20]. Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Mỹ (FDA) xếp nicụtin vào
nhúm cỏc chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các
5
chất ma tuý Heroin và Cocain [9]. Tác dụng gây nghiện của nicụtin chủ yếu
là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicụtin trên các
cấu trúc não. Chất alcaloide này tác động lờn cỏc thụ thể ở hệ thống thần
kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Dopamine là một hóa chất
chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất gây nghiện, gây bài
tiết adrenaline (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp và chế tiết
dịch vị dạ dày) [20].
Các chất độc ở dạng khí của khói thuốc lá gồm có Monoxit carbon
(khí CO), khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào
máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút
trung bình một bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới
7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-
hemoglobine dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ
chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Ngoài ra
trong khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí khác như: amoniac,
diethylnnitrosamin, formaldehyt, hydrogen, cyanide,v.v. các chất kích thích
này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh
các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển.
Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm
nhày-lụng chuyển [5], [16].Trong khói thuốc lá còn cú trên 40 chất gây ung
thư, trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có

tính chất gây ung thư, cỏc hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường
hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn
đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá [10], [27].
Theo nghiên cứu mới đõy của các nhà khoa học thuộc Mayo Clinic tại
Rochester, Mỹ, đã nghiên cứu hơn 1.500 tài liệu thu thập từ các công ty lớn
sản xuất thuốc lá của nước này và phát hiện ra các công ty sản xuất thuốc lá
lớn của Mỹ trong đó có Phillip Morris (sở hữu thương hiệu Marlboro), RJ
6
Reynolds (sở hữu Camel), British American Tobacco (sở hữu State Express
555 và Dunhill, tất cả đều là những thương hiệu hiện diện và một số rất phổ
biến ở Việt Nam) trong suốt 40 năm qua đã che giấu việc trong lá thuốc, điếu
thuốc và khói thuốc của các sản phẩm do họ sản xuất có chất Polonium 210
(210Po). Polonium 210 là một chất phóng xạ đặc biệt nguy hiểm và không ổn
định, đến mức người ta cấm sử dụng nó trong các hoạt động y tế. Nó đọng lại
ở cỏc nhỏnh phế quản và từ đó gây ra ung thư, tại Mỹ, nó là nguyên nhân của
1% các ca ung thư phổi. Sở dĩ Polonium 210 hiện diện trong khói thuốc là do
người ta sử dụng phân bón giàu phốt phát khi trồng thuốc lá, loại phân bón
này được lấy từ các mỏ apatớt, một thứ đỏ cú chứa radium và polonium.
Chính loại phân bón này góp phần tạo nên hương vị đặc biệt của lá [44].
Khi hút thuốc các chất đó đều được tung vào không khí. Ngoài ra các
chất độc này còn tỏa ra không khí ngay cả khi trồng trọt, chế biến thuốc lá, do
vậy người trực tiếp tham gia quá trình trồng trọt và chế biến thuốc lá cũng chịu
ảnh hưởng của các chất độc có trong khói thuốc lá. Có 3 kiểu khói thuốc lỏ:
dũng khúi chớnh, dũng khúi phụ và khói thuốc môi trường [5]. Dòng khói phụ
có thành phần chất độc hại cao hơn dũng khúi chớnh rất nhiều: nồng độ cacbon
monoxyt cao gấp 15 lần, nicụtin cao gấp 21 lần, formaldehyt gấp 50 lần,
dimethylnitrosamin cao gấp 130 lần,v.v. Chính vì vậy mà những người không
hút thuốc lá nhưng thường xuyên phải hít thở trong môi trường có khói thuốc lá
(trong đó bao gồm những người tham gia sản xuất thuốc lá)và chịu những tác
hại tương tự như những người hút thuốc lá, tuy nhiên dũng khúi phụ được pha

loãng với không khớ nên mức độ gây hại phụ thuộc vào một số yếu tố liên quan
[40], [41]. Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ đã xếp khói thuốc lá vào nhóm
A trong bảng danh sách các chất gây ung thư và là nguyên nhân gây ra 3.000 ca
chết vì ung thư phổi do hút thuốc thụ động [8]. Người không hút thuốc nhưng
thường xuyên phải hít khói thuốc lỏ cú nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn 26% so
với người khụng hớt phải khói thuốc lá, nghiên cứu cũn cho thấy sự tiếp xúc
với khói thuốc lá thụ động của vợ hoặc chồng trong gia đình là nguyên nhân
gây bệnh suy mạch vành tim và tăng nguy cơ mắc bệnh này tới 30% [55].
7
Tương tự như vậy theo cơ quan kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), những người
không hút thuốc nhưng thường xuyên phải hít khói thuốc lỏ cú nguy cơ bị ung
thư phổi cao hơn từ 20-30% và nguy cơ bị bệnh về tim mạch cao hơn từ 25-
30% so với người khụng hớt phải khói thuốc lá [34]. Khói thuốc lá thụ động
làm tăng 22% nguy cơ trẻ sinh nhẹ cân (dưới 2500g) [43].
Sử dụng thuốc lá có thể gây ra tới 25 bệnh nguy hiểm như: ung thư
phổi, các bệnh tim mạch, các bệnh đường hô hấp, v.v.[49], [57]. Theo tổ
chức Y tế thế giới, ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 5 triệu người
chết vì thuốc lá và trong 10 trường hợp người lớn tử vong thỡ cú một trường
hợp tử vong nguyên nhân do thuốc lá, ước tính đến năm 2023 con số tử vong
do thuốc lá là khoảng 6-10 triệu người/năm. Số lượng tử vong do thuốc lá
lớn hơn bất kỳ nguyên nhân tử vong nào khác, nhiều hơn cả số tử vong do
viêm phổi, lao, tiêu chảy, v.v. Nếu gánh nặng do thuốc lá gây ra không giảm
thì khoảng 500 triệu người hiện đang sống sẽ chết do thuốc lá, một nửa trong
số đó sẽ chết ở độ tuổi trung niên và tuổi thọ giảm mất 20-25 năm. Tử vong
do thuốc lá trước đây phổ biến ở các nước có thu nhập cao, ngày nay nó
đang dần chuyển sang các nước có thu nhập trung bình và thấp [15].
Ở các nước đang phát triển, thuốc lá là nguyên nhân chính gây tử vong,
khoảng 20% tổng số chết trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX ở Trung Quốc là do
hút thuốc lá trong đó 1/3 tử vong là do ung thư phổi, 1/3 do các loại ung thư
khác và 1/3 còn lại do các bệnh khác [35]. Dự tính đến năm 2020, khoảng

70% tử vong do thuốc lá sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển so với hiện tại là
50%. TCYTTG dự báo sẽ có khoảng 10% dân số Việt Nam ngày nay sẽ tử
vong sớm do các bệnh liờn quan đến sử dụng thuốc lá và một nửa trong số họ
tử vong ở độ tuổi lao động [9].
1.1.2. Ảnh hưởng của thuốc lá đối với môi trường
Cho đến nay, không ít người đã nhận thức được tác hại to lớn của
thuốc lá tới sức khoẻ con người, song có lẽ còn chưa đánh giá đầy đủ những
8
ảnh hưởng xấu của thuốc lá tới môi trường. Từ khâu trồng thuốc lá, qua
khâu chế biến, sản xuất cho đến khi tiêu thụ, vòng đời của một điếu thuốc lá
sản sinh biết bao tác nhân gây ô nhiễm cho môi trường sống của con người.
Rừng bị tàn phá cho mục đích lấy đất để trồng thuốc lá, lấy gỗ phục
vụ sấy thuốc lá và xõy lũ sấy, ngoài ra rừng còn bị phá cho mục đích sản
xuất giấy cuốn thuốc lá và bao bì thuốc. Qua thống kê, người ta thấy mỗi
năm có khoảng 200.000 héc ta rừng trên thế giới đã bị phá để lấy đất trồng
thuốc lá. Sau khi thu hoạch, thuốc lá phải được sấy khô và gỗ là một trong
những nguồn nguyên liệu sấy chủ yếu, mỗi năm người ta phải chặt tới 5
triệu héc ta rừng hay 600 triệu cây xanh để lấy gỗ làm củi sấy thuốc lá. Các
nhà khoa học đã thực hiện một cuộc điều tra về tình hình sử dụng gỗ củi để
sấy thuốc lá ở 23 quốc gia, kết quả cho thấy cứ trung bình để sấy được 1 kg
thuốc lá khô, người ta phải sử dụng 5,5 kg củi. Rừng bị tàn phá cho mục
đích sấy thuốc lá chiếm tới 1,7% diện tích rừng toàn cầu và khoảng 4,6%
diện tích rừng của 66 nước trồng thuốc lá trên thế giới (hầu hết là các nước
đang phát triển) [39]. Nếu tính theo mức độ phá rừng vì mục đích sản xuất
thuốc lá, Việt Nam được xếp ở hạng trung bình với khoảng 1,4% diện tích
rừng bị phá mỗi năm [18].
Quá trình sản xuất thuốc lá tạo ra lượng chất thải rất lớn, trong đó
ngoài những chất hữu cơ thông thường như bụi than, giấy vụn, v.v., còn có
rất nhiều các chất thải hoá học độc hại khác ở dạng rắn, dạng lỏng (thể
sương) hoặc dạng khí có trong bụi thuốc lá và môi trường không khí tại nơi

sản xuất và khu vực lân cận, bao gồm chất dầu, chất dẻo và nhiều hoá chất
như amoniac, etylen, glycol, axit sunfuric, hydrofluorit, nicụtin, v.v.[28].
Theo thống kê năm 1995 ngành công nghiệp thuốc lá thế giới thải ra 2.262
triệu kg rác, 209 triệu kg chất thải hóa học. Ở Mỹ, các nhà máy thuốc lá
đứng thứ 18 trong danh sách các ngành công nghiệp có chất thải hoá học độc
hại. Mỗi năm ngành công nghiệp thuốc lá trên thế giới thải ra khoảng 300
triệu kilogam nicôtin, một trong những chất mà Cơ quan Bảo vệ môi trường
9
Mỹ cho rằng rất độc hại. Đây là một sự thật hiển nhiên mà ngay các công ty
sản xuất thuốc lá có tên tuổi trên thế giới cũng không thể chối bỏ. Báo cáo
của Công ty thuốc lá BAT cũng đã khẳng định: "Chúng tôi thừa nhận rằng
hoạt động của Công ty chúng tôi có ảnh hưởng xấu đến môi trường" [32].
Trong khi đó, ở nước ta vẫn còn nhiều nhà máy sản xuất thuốc lá nằm
trong các khu vực đông dân cư. Mặc dù doanh nghiệp đã chú ý giảm thiểu ô
nhiễm như lắp đặt các hệ thống thiết bị hỳt giú, thông gió, song hoạt động
của các nhà máy này vẫn ảnh hưởng xấu tới môi trường sống và sức khoẻ
của người dân địa phương [3].
Các chất thải trong quá trình sản xuất và sử dụng thuốc lá như đầu
mẩu thuốc lá, vỏ bao thuốc lá và vỏ kiện thuốc lá. Chỉ tính đến năm 1995,
ước tính có tới 5.535 triệu tỷ đầu mẩu thuốc lá, 27.675 triệu vỏ kiện thuốc lá
và 276.753 triệu vỏ bao thuốc lá được bỏn trờn phạm vi toàn cầu. Đầu mẩu
thuốc lá là thành phần chính được vớt lên trong chiến dịch làm sạch nước
biển. Lao công ở Mỹ lên tiếng phàn nàn rằng, họ phải làm thêm giờ hàng
tháng vỡ quột đầu mẩu thuốc trên đường. Đầu mẩu thuốc lá cần 5 đến 7 năm
để phân huỷ hết. Các đầu mẩu thuốc lá còn gây ra tác hại tới sức khoẻ động
vật, nếu chúng ăn phải đầu lọc thuốc lá sẽ không thể tiờu hoỏ được cỏc hoỏ
chất trong đó và chúng có thể chết vì những chất hoá học này [32].
Thuốc lá là cây sử dụng nhiều chất dinh dưỡng trong đất. Không có
loại cây nào hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng trong đất (kali, phốtpho và nitơ)
nhiều như cây thuốc lá dẫn đến hiện tượng xói mòn đất ngày càng nhanh do

đất bị bạc màu, đặc biệt ở những địa phương nơi mà thuốc lá chủ yếu được
trồng ở vùng đất dốc, ngoài ra cây thuốc lá là loại cây “khát nước” nên
người trồng phải sử dụng rất nhiều nước để tưới cho nó.
Thuốc lá là một loại cây sử dụng nhiều loại hóa chất bảo vệ thực vật,
bao gồm các chất độc hại mà các chất này tích tụ ở bồn nước ngầm, nước
mặt (sông, suối, ao ), nước mưa, nước ăn, trung bình mỗi vụ trồng thuốc lá
10
dài ba tháng, người nụng dân phải sử dụng tới 16 loại hóa chất bảo vệ thực
vật và nhiều loại phân bón hoá học, về lâu dài việc sử dụng nhiều hoá chất
sẽ càng làm đất bị chai cứng, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ
nông dân. Một khía cạnh khác của việc sử dụng nhiều loại hóa chất bảo vệ
thực vật là nó làm cho việc kiểm soát các bệnh ở người do côn trùng gây ra
sẽ khó khăn hơn, ví dụ như việc phòng chống sốt rét gặp khó khăn do muỗi
và ruồi vẫn tiếp tục phát triển do các loài thiên địch đã bị tiêu diệt [31].
Hút thuốc còn là nguyên nhân gây nên cháy, nổ. Tại nước Anh, hầu
hết các vụ chết người do cháy gây ra là do hút thuốc lá và sử dụng diêm,
người hút thuốc gây nên hơn 9.000 vụ cháy nghiêm trọng ở Anh mỗi năm,
làm chết 200 người và bị thương 2.000 người. Cháy rừng ở Trung Quốc đã
quét sạch rừng Đông Bắc năm 1985, cán bộ lâm nghiệp bị bắt do vứt đầu
mẩu thuốc lá xuống cỏ. Trong vụ cháy này, 1,3 triệu ha đất bị tàn phá, 300
người bị chết, và 5.000 người bị mất nhà. Trên phạm vi toàn cầu, hút thuốc
gây nên thiệt hại ước tính khoảng 100.000 triệu đô la Mỹ và khoảng một
triệu vụ cháy mỗi năm. Hút thuốc gây nên khoảng 30% tổng số người chết ở
Mỹ vỡ chỏy và 10% trên toàn thế giới, với tổng chi phí 5,34-22,8 tỷ đô la
Mỹ cho nước Mỹ, và 8,2-89,2 tỷ đụla Mỹ cho toàn thế giới [9], [56].
Ngoài ra thuốc lá cũn gõy ô nhiễm không khí bằng 2 hình thức: Do sử
dụng nhiên liệu để sấy thuốc lá, trong số các loại nhiên liệu được sử dụng,
than là nguồn nhiên liệu chủ yếu (chiếm 67,1%) trong sấy thuốc lá ở nhiều
nước có sản lượng thuốc lá lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Zimbabuờ, v.v.
Củi gỗ (chiếm 15,7%) được sử dụng phổ biến ở Pakistan, Lào, Campuchia,

v.v. Khí ga (chiếm 17,2%) được sử dụng rộng rãi ở khu vực Bắc Mỹ, dầu
được sử dụng nhiều ở Indonexia và điện được sử dụng phổ biến ở Pháp. Hút
thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí trong nhà và
ngoài trời do thải ra ngoài không khí hàng ngàn chất hóa học độc hại. Khi
tiến hành các hoạt động nhằm giảm ô nhiễm không khí thì không thể không
tính đến ô nhiễm không khí trong nhà, v.v.[13].
11
Rừ ràng việc trồng và sản xuất thuốc lỏ đó hủy hoại môi trường
nghiờm trọng và gây ra hàng loạt những vấn đề sức khỏe liên quan đến
người nông dân và gia đình của họ. Song, các công ty sản xuất thuốc luôn
lẩn tránh và lờ đi các khoản chi phí bù đắp về môi trường và sức khỏe liên
quan đến hoạt động trồng thuốc lá [33].
1.1.3. Ảnh hưởng của thuốc lá đối với kinh tế - xã hội
Thuốc lá mang lại lợi nhuận cho các công ty thuốc lá, chứ không phải
cho chính phủ hay người nông dân trồng thuốc lá của nước họ. Mặc dù ngành
công nghiệp thuốc lá đó cú những đóng góp đáng kể cho ngân sách của nhiều
quốc gia, tuy nhiên cũng cần thừa nhận thực tế là các quốc gia cũng đang phải
gánh chịu những tổn thất kinh tế to lớn do ngành công nghiệp thuốc lá gây ra
như: tăng chi phí y tế để chữa trị các bệnh có liên quan đến thuốc lá và năng
suất lao động giảm sút do bệnh tật và tử vong, gia tăng ô nhiễm môi trường,
các chi phí cơ hội trong trồng trọt và sản xuất thuốc lá, v.v.[9], [12]. Nhiều
quốc gia còn mất hàng triệu đô la mỗi năm cho việc nhập khẩu thuốc lá, cũng
như từ thuế do vấn nạn buôn lậu thuốc lá [9].
Ngành công nghiệp thuốc lá tại Việt Nam đã tạo ra việc làm cho gần
16.000 lao động công nghiệp, trên 200.000 lao động nông nghiệp (tại cỏc
vựng nguyên liệu) và hàng trăm ngàn lao động dịch vụ phục vụ ngành thuốc
lá. Theo thống kê từ năm 1995 đến năm 2004 tổng nộp ngân sách nhà nước là
30.233 tỷ đồng, năm 2004 nộp 6.177 tỷ đồng tăng gần gấp 4 lần so với năm
1995, ước tính năm 2005 nộp ngân sách khoảng 6.782 tỷ đồng [2].
Cho đến nay hầu hết thuốc lá được tiêu thụ (bao gồm cả thuốc lá nhập

lậu và sản xuất nội địa) được sản xuất bởi các công ty đa quốc gia, vì vậy lợi
nhuận chính thu được từ kinh doanh thuốc lá rơi vào tỳi cỏc công ty đa quốc
gia này. Ngay tại Mỹ các công ty cũng lao vào kiếm tiền, theo thống kê năm
1998 trung bình canh tác thuốc lá mang lại cho người nông dân trồng thuốc lá
19.597 đô la, trong khi số tiền các công ty thuốc lá chi cho quảng cáo và
12
khuyến mại để tăng cường tiêu thụ sản phẩm là 5,6 tỷ đô la, mặc dù Mỹ chỉ
chiếm 5% số người hút thuốc trên thế giới [9].
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, thuốc lá ngoại tiêu thụ trên thị
trường Việt Nam chiếm từ 15-18%, đồng thời lượng thuốc lá buôn lậu vào
Việt Nam ước tính chiếm khoảng 10% lượng thuốc lá được tiêu thụ trên thị
trường [8]. Năm 1999, chính phủ Việt Nam ước tính mỗi ngày có khoảng
10 triệu điếu thuốc lá trị giá 350.000 đô la Mỹ được buôn lậu từ Campuchia
vào Việt Nam gây thất thu cho ngõn sách nhà nước 37 triệu đô la Mỹ mỗi
năm [42].
Các chi phí và ảnh hưởng do thuốc lá đến sức khỏe, kinh tế và môi
trường là rất lớn. Những thiệt hại có thể thấy rất rõ bao gồm: Thời gian nghỉ
để hút thuốc lá (để hút hết một điếu thuốc lá cần 7-10 phút, thời gian hút
không tập trung làm việc được), hút thuốc lỏ gõy mệt mỏi và bệnh tật nhiều
hơn dẫn đến thời gian nghỉ việc do bệnh tật nhiều hơn, sức khỏe kém nên
năng suất và chất lượng lao động giảm, hút thuốc lỏ cũn ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe và kinh tế gia đình (tại các nước đang phát triển số tiền chi cho
mua thuốc lá chiếm khoảng 25% thu nhập có thể sử dụng của người hút thuốc,
chi phí này chiếm mất quỹ chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân khác), chi phí cho
bệnh tật, chi phí do mất thu nhập, làm bẩn cảnh quan môi trường, mặt khác
những người xung quanh cũng bị ảnh hưởng bởi hút thuốc lá thụ động [12].
Những yếu tố này dẫn tới giảm năng suất lao động; tăng chớ phớ chữa bệnh,
chi phí xã hội; giảm chi cho thực phẩm, giáo dục, y tế, vừa trực tiếp, vừa gián
tiếp làm thiết hại kinh tế cho xã hội.
Trên thế giới, thuốc lá gây thiệt hại 200 tỷ đô la mỗi năm cho nền kinh

tế thế giới. Ước tính chi phí cho y tế để điều trị các bệnh liên quan đến thuốc
lá, giảm năng suất lao động và các chi phí xã hội khác chiếm 1-3% GDP.
Theo thống kê ở Trung Quốc chi phí trực tiếp và gián tiếp do thuốc lá là
khoảng 6,1 tỷ đô la mỗi năm, chi phí cho thuốc lá tại một số nước như sau
13
(chiếm % GDP): Australia 1,4%; Canada 1,9%; Nhật Bản 1,1%; Nam Phi
0,7%; Mỹ 2,0% .
Tại Việt Nam, theo điều tra mức sống dân cư năm 1998, số tiền cả nước
chi cho việc mua thuốc lá là 5.834 tỷ đồng, nếu quy đổi ra lượng gạo tính ở
thời điểm năm 1998 thì số tiền này có thể mua được 1,6 triệu tấn gạo đủ nuôi
sống 10,6 triệu người trong một năm. Cũn tổng số tiền chi cho thuốc lá năm
2002 là 10.400 tỉ đồng, chi thuốc lá trung bình của một người hút thuốc năm
2002 là 682.800 đồng/năm, còn chi cho 3 bệnh (COPD, ung thư phổi, NMCT)
hơn 1.160 tỉ đồng. Tổng số tiền chi cho thuốc lá năm 2007 là 14.000 tỉ đồng.
Hiện nay ước tính tổng số tiền người dân chi cho mua thuốc lá mỗi năm là
8.213 tỷ đồng, số tiền này đủ mua 2,4 triệu tấn gạo đủ nuôi 15,6 triệu người
trong một năm. Các hộ gia đình chi cho thuốc lá tương đương với chi cho giáo
dục, y tế. Ở hộ nghèo, chi thuốc lá bằng 1,5 chi giáo dục. Nếu tiền chi cho
thuốc lỏ dựng mua thực phẩm thì 11,2% hộ nghèo sẽ thoỏt nghốo. Ước tính
phần đóng góp của ngành công nghiệp cho ngân sách chỉ chiếm 1/3 số tiền
(khoảng 6.000 tỷ đồng) mà người dân dùng để hút thuốc lá [21].
Theo Vũ Xuõn Phỳ và cộng sự nghiên cứu chi phí bệnh viện cho việc
điều trị 3 bệnh liên quan đến thuốc lá cho thấy chi phí trung bình cho một đợt
nằm viện vỡ cỏc bệnh liên quan đến thuốc lá (ung thư phổi, các bệnh không
ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) là 11.762.000 đồng, trong đó nhà
nước phải trả 18,5%, cá nhân phải trả 43,5%, bảo hiểm trả 38% chi phí. Chi
phí trung bình cho một đợt nằm viện vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là
3.744.000 đồng, cho người bị ung thư phổi là 12.358.000 đồng, và bệnh thiếu
máu cục bộ cơ tim là 31.399.000 đồng, tổng số tiền điều trị hàng năm cho 3
bệnh là vào khoảng 429,8 tỷ đồng. Thời gian điều trị bệnh nhân ở bệnh viện

cho 3 bệnh này từ 8,6 đến 43,3 ngày cho một đợt điều trị. Đối với xã hội, chỉ
tớnh riờng 3 bệnh được lựa chọn trong nghiên cứu này, thuốc lá gây ra
khoảng 50% chi phí xã hội liên quan đến bệnh nhân nội trú và 804 tỷ đồng
(khoảng 50 triệu đô la Mỹ), và 0,11% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam
14
hay18% kinh phí chính phủ dành cho y tế và 19% kinh phí do các công ty
thuốc lá đóng góp cho nhà nước. Nói cách khác nếu ngừng hút thuốc, Việt
Nam có thể tiết kiệm được 804 tỷ cho điều trị bệnh nhân nội trú mắc bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi và nhồi máu cơ tim [26].
Đối với người nông dân trồng thuốc lá tại Việt Nam, nghiên cứu bước
đầu cho thấy việc trồng cây thuốc lá mặc dù có vẻ đem lại cho người nông dân
thu nhập cao hơn so với cây trồng khác, nhưng nó cũng không giúp cho người
nông dân cải thiện được tình trạng kinh tế gia đình của họ. Mặt khác, những
người nông dân trồng cây thuốc lá phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức
khỏe do việc trồng cây thuốc lá đem lại, và hay ốm đau hơn so với những
người nông dân khác [46].
Theo NIOSH chi phí trung bình trong một đợt điều trị cho một người
trồng thuốc lá điều trị các triệu chứng của GTS như sau: chi phí cho điều trị
250 đô la, chi phí cho bệnh viện là 566 đô la và 2.041 đô la cho công tác chăm
sóc tăng cường [47].
Nói chung ngành công nghiệp thuốc lá về mặt nào đú đó đóng góp một
phần đáng kể vào ngân sách quốc gia, nhưng xét về mặt tác hại thì sản xuất và
hút thuốc lá gây ra những tổn thất lớn cho xã hội. Những chi phí dễ nhận thấy
là tiền dùng để mua thuốc lá, các chi phí cho sức khỏe, chi phí do hỏa hoạn,
tai nạn, môi trường, bên cạnh đú cũn có nhiều chi phí mang tính dài hạn, lớn,
khó lường là các chi phí do giảm khả năng lao động, bệnh tật [9].
1.2. TÌNH HÌNH TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THUỐC LÁ
1.2.1. Tình hình trồng và chế biến thuốc lá trên thế giới
Cây thuốc lá hoang dại đã cú cỏch đây khoảng 4.000 năm, cùng với
nền văn minh của người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức

của việc sản xuất thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12/11/1492 do chuyến
thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus, ụng đó phát hiện thấy
người bản xứ ở quần đảo Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn
15
gọi là Tabaccos. Hàng ngàn năm trước Công nguyên, người da đỏ đã trồng
thuốc lá trờn vựng đất mênh mông ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, quần đảo Antil và
một số nơi khác.
Thuốc lá được đưa vào châu Âu khoảng năm 1496-1498 do Romam
Pano (nhà truyền đạo Tây Ban Nha) sau khi đi châu Mỹ về. Năm 1556,
Andre Teve cũng lấy hạt thuốc lá từ Brazil đem về trồng ở Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha.
Thuốc lá được trồng ở Nga vào năm 1697 do Petro Valeski sau cuộc
viếng thăm Anh và một số quốc gia khác đem về. Vua Sulemam cho trồng
thuốc lá ở Bungari vào khoảng năm 1687. Tại Đức từ năm 1640 đã có nhà
máy sản xuất thuốc lá điếu ở Nordeburg và vào năm 1788 đó cú xưởng sản
xuất xì gà tại Hamburg. Tại các nước Châu Á - Thái Bình Dương, thuốc lá
được trồng vào thế kỷ 18.
Ngành kỹ thuật trồng trọt, công nghệ sinh học đã phát triển rất
nhanh chóng để sản xuất đa dạng các loại nguyên liệu thuốc lá đáp ứng
cho công nghiệp chế biến, nhu cầu thị hiếu đa dạng về thuốc điếu và đặc
biệt để xuất khẩu.
Trong thời gian dài, thuốc lá được gọi rất nhiều tên như La Herba
Sanena (cây làm thuốc), Herba Panacea (cây thuốc trị mọi bệnh), L’Herbe
etrange (cây làm thuốc dị thường), L’Herbe d’Ambassadeur (cây kỷ niệm
tên Đại sứ ở Lisbon). Sau đó cỏc tờn mất dần chỉ còn lại tên gọi Nicotiana
để kỷ niệm tên Jean Nicot, người có công truyền bá trồng thuốc lá ở châu
Âu. Ngày nay nhiều nước có tờn gọi thuốc lá giống nhau là Tobacco (Anh,
Mỹ), Tabak (Đức, Nga), Trutrun (Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari), Tutun (Rumania)
Còn tên khoa học của cây thuốc lá vàng là Nicotiana Tabacum L.
Thuốc lá được trồng rộng rãi ở các điều kiện tự nhiên khác nhau, tiêu

chí khác hẳn thời nguyên thủy. Phạm vi phân bổ vùng trồng từ 40 vĩ độ Nam
16
đến 60 vĩ độ Bắc, nhưng tập trung nhiều ở vĩ độ Bắc. Thuốc lá có tính di
truyền phong phú, tính thích ứng rộng rãi, dưới sự tác động trực tiếp của con
người, ngày nay thuốc lá có nhiều đặc trưng phẩm chất, ngoại hình khác
nhau. Có thể kể đến loại thuốc lá vàng sấy có hương vị độc đáo là Virginia
(Mỹ, Zimbabuờ ), thuốc lá Oriental - đặc sản của vùng Địa trung Hải, xì gà
nổi tiếng của Cuba và Sumatra (Indonesia).
Việc hút thuốc lá lan nhanh sang các nước châu Âu. Năm 1561, Jean
Nicot, đại sứ Pháp ở Lisbone, đã giới thiệu bột thuốc lá với bà hoàng
Catherine de Medici, người bị chứng đau nửa đầu. Bột thuốc lá gây ra hắt
hơi, cơn đau của bà hoàng dịu đi. Điều đó làm giới quý tộc Pháp ngạc nhiên,
nhưng lại khởi đầu cho việc dùng thuốc lá như một cách sống hợp thời trang
thú vị trong giới quý tộc. Để tỏ lòng ngưỡng mộ Nicot, thuốc lỏ cũn được
gọi là Nicụtin.
Đến năm 1592, một thế kỷ sau khi Colombus phát hiện ra châu Mỹ,
thuốc lá đã được trồng ở Bỉ, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Anh. Sau đó lan ra
Philippines, Ấn Độ, Java, Nhật, Tây Phi, Trung Quốc và các lái buôn đã
mang thuốc lá đến tận Mông Cổ và Sibờri.
Bước sang thế kỷ XVII, thuốc lá đã gây ra tranh cãi ở châu Âu. Thuốc
lá đã phân chia quan điểm xã hội, nhưng chính phủ các nước châu Âu không
thể ngăn cấm vì những khoản tiền khổng lồ thu được từ thuế thuốc lá cho
ngân sách quốc gia. Đến thế kỷ XVIII, XIX các nước Âu - Mỹ hoàn thành
cách mạng công nghiệp. Các phát minh khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sản
xuất công nghiệp. Ngành công nghiệp thuốc lá ra đời và thu được lợi nhuận
to lớn hơn trước.
Năm 1881, ra đời chiếc máy có thể sản xuất thuốc lá điếu, từ đó thuốc
lá điếu dần dần thay thế cho các loại thuốc lá dùng tẩu, loại nhai và thuốc lá
bột để hít.
17

Cuối thế kỷ XIX và suốt thế kỷ XX, là quá trình hình thành các tập
đoàn sản xuất độc quyền - có nhiều vốn, áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên
tiến, năng suất cao, chất lượng sản phẩm cao, để dần dần chiếm lĩnh thị
trường thế giới. Một loạt các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia hiện đang chi
phối thị trường thế giới về trồng thuốc lá, phối chế, sản xuất thuốc sợi, thuốc
điếu, các máy móc chuyên dùng và tất cả các phụ liệu cho sản xuất thuốc lá.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, các quốc gia giành được độc lập cũng chú ý
phát triển ngành công nghiệp thuốc lá, như Trung Quốc, Indonesia, Triều
Tiên, Ấn Độ, Philippines, Ai Cập, Pakistan, Việt Nam [21].
Theo thống kê, hiện nay diện tích trồng cây thuốc lá trên thế giới
khoảng từ 4-4,5 triệu ha và sản lượng lá thuốc lá đạt khoảng 6 triệu tấn/năm,
tập trung phần lớn ở những quốc gia sau: Thuốc lá vàng sấy ở Trung Quốc
2.800.000 tấn/năm, Mỹ 407.000 tấn/năm, Brazil 364.000 tấn/năm,
Zimbabuờ 200.000 tấn/năm, Ấn Độ 150.000 tấn/năm, ngoài ra một số quốc
gia khỏc cú sản lượng thuốc lá cao là Canada, Achentina. Thuốc lá Burley:
Mỹ 300.000 tấn/năm, Malawi 85.000 tấn/năm, Brazil 70.000 tấn/năm;
Thuốc lá Oriental: Thổ Nhĩ Kỳ 300.000 tấn/năm, Hy Lạp 110.000 tấn/năm,
Bungari 75.000 tấn/năm [22].
Hiện nay trên thế giới có hơn 100 nước trồng thuốc lá với 33 triệu
nhân công, với khoảng 80% là các nước đang phát triển. Trong đó, khoảng
15 triệu người ở Trung Quốc, 3,5 triệu người ở Ấn Độ. Dim-ba-buờ cú
khoảng 100.000 công nhân làm việc trong các nông trường thuốc lá. Những
người được thuê ở các quốc gia có thu nhập cao xét về mặt số lượng tương
đối là nhỏ, nhưng vẫn là một con số đáng kể, Ví dụ Mỹ có 120.000 nông
trường thuốc lá, Liên minh châu Âu có 135.000 nông trường. Ở các quốc
gia này, số người tham gia trồng trọt, chế biến sản phẩm thuốc lá không lớn
vỡ nó được cơ khí hóa cao. Tại hầu hết các quốc gia, việc sản xuất thuốc lá
chiếm khoảng 1% tổng số công việc sản xuất, tuy nhiên ở nhiều nước sản
xuất thuốc lá lại chiếm một tỷ lệ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân (nhất
18

×