Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong bộ môn sinh học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.51 KB, 14 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Với những yêu cầu của xã hội đối với giáo dục, mục tiêu dạy học không
chỉ là những yêu cầu thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện kiến thức và lặp lại đúng,
thành thạo các kĩ năng như trước đây, mà còn đặc biệt chú ý đến năng lực nhận
thức, năng lực tự học của học sinh. Với quan điểm dạy học tích cực có thể hiểu:
"phương pháp dạy học là cách thức, là con đường, là hệ thống và trình tự các
hoạt động giữa giáo viên và học sinh, được giáo viên sử dụng để tổ chức chỉ
đạo và hướng dẫn học sinh tự lực và tích cực đạt tới kiến thức, rèn luyện và
phát triển kỹ năng và các năng lực nhận thức cũng như góp phần hình thành các
phẩm chất nhân cách mà mục tiêu dạy học đề ra". Trong xu thế chung của dạy
học hiện nay, người ta coi dấu hiệu cơ bản của phương pháp là tính chất tổ chức
chỉ đạo hoạt động nhận thức của giáo viên đối với học sinh. Mỗi phương pháp
đảm bảo một tính chất xác định hoạt động nhận thức của học sinh, tiếp nhận
một cách chủ động các tri thức do giáo viên truyền đạt hay độc lập tìm tòi,
nghiên cứu để lĩnh hội tri thức. Giáo viên chỉ giúp học sinh định hướng vấn đề
và chịu trách nhiệm cố vấn trong quá trình học tập của các em. Tuy nhiên lựa
chọn phương pháp nào không do ý muốn chủ quan của giáo viên quyết mà phải
xuất phát từ :
- Mục tiêu đào tạo là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học
sinh tạo những tiền đề để các em trở thành “người lao động có tri thức và có tay
nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo ” .
- Mục đích lí luận dạy học là nhằm gây ý thức, động cơ học tập, tri giác
tài liệu mới hay củng cố, ôn tập, kiểm tra.
- Nội dung bài học thuộc thành phần kiến thức nào? Là kiền thức giải
phẩu hay kiến thức sinh lí, sinh thái hoặc kiến thức vệ sinh.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm
- Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. Ở lứa tuổi học sinh lớp 8 kinh nghiệm
sống còn ít, vốn hiểu biết còn nghèo nàn, các biểu tượng tích luỹ còn hạn chế,


các em còn nặng về tư duy hình tượng cụ thể, tư duy thực nghiệm thì việc xây
dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy "trực quan" làm điểm tựa.
- Điều kiện cơ sở vật chất thiết bị của bộ môn trong nhà trường khá đầy
đủ và hiện đại.
Sau khi xem xét cân nhắc, dựa vào các cơ sở nêu trên và qua kinh nghiệm
giảng dạy tại trường THCS tôi mới quyết định chọn đề tài "Phát huy tính tích
cực học tập của học sinh trong bộ môn sinh học 8" đạt hiệu quả và chất lượng
cao trong dạy học.
2. Thời gian - phạm vi - phương pháp và đối tượng nghiên cứu.
2.1.Thời gian nghiên cứu:
T ngày: 15/12/2009 - 30/4/2010.ừ
2.2 . Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung chương trình, sách giáo khoa Sinh 8
- Thực nghiệm ở lớp 8E và lớp 8G.
2.3. Phương pháp nghiên cứu :
Tôi thực hiện đề tài này với các phương pháp chủ yếu sau :
2.3.
1.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

2.3.2.
Phương pháp thực nghiệm
Bằng việc trực tiếp giảng dạy và thực nghiệm trên lớp
2.3.3. Phương pháp thống kê phân tích tổng hợp so sánh
- Trực quan- Kinh nghiệm giảng dạy
- Điều tra khảo sát ban đầu và kết quả vận dụng
- Thống kê số liệu từ những con số.
- Đọc tài liệu, phân tích, tổng hợp tài liệu.
2.4.Đối tượng nghiên cứu:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh 2 lớp 8E,8G Trường THCS Lao Bảo
Phần II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
1. Những vấn đề chung :
Môn cơ thể người và vệ sinh là môn khoa học thực nghiệm mà phương
pháp chủ yếu là quan sát và thí nghiệm. Như ta đã biết con người có nguồn góc
từ động vật thuộc lớp thú nên cấu tạo cơ thể và các hoạt động sinh lí về đại thể
giống với động vật thuộc lớp thú. Do đó người ta thường tìm hiểu cấu tạo và
hoạt động sinh lí của phần lớn các cơ quan, hệ cơ quan trên cơ thể động vật để
tìm hiểu về con người. Trong dạy học môn này cho học sinh quan sát các mẫu
vật tự nhiên lấy từ động vật (tim, phổi, thận, não ) để nguyên hoặc mỗ sẽ để
tìm hiểu hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc), giải phẫu, kết hợp với tranh
vẽ mô hình các cơ quan, hệ cơ quan của người.
“Con ngưới” là đối tượng nghiên cứu của sinh học 8 ở trường phổ thông,
một đối tượng gần gủi với học sinh là bản thân các em, là bạn bè xung quanh
nên các em có thể có những hiểu biết thực tế liên quan đến đời sống đến hoạt
động hàng ngày của mình. Do đó, giáo viên có thể khai thác những vốn hiểu
biết đó trong quá trình dạy học bằng phương pháp hỏi - đáp gợi mở, hoặc về
phía học sinh có thể dùng những hiểu biết khoa học để tìm hiểu, giải thích
những hiện tượng thường gặp trong đời sống. Chẳng hạn: Vì sao khi hoạt đông
lao động hoặc chơi thể thao, nhịp hô hấp và nhịp tim lại tăng? Hoặc giải thích
câu ” Trời nóng chống khát; trời mát chống đói”
Nội dung sinh học 8 có nhiều mối liên hệ với chương trình SH7. Do đó
quá trình dạy học cần quán triệt tính kế thừa của các kiến thức trong việc xây
dựng các khái niệm mới (kiến thức giải phẫu) và phát triển các khái niệm có
tính chất đại cương (cấu tạo tế bào của cơ thể, tính thống nhất giữa cấu trúc và
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm
chức năng, giữa các hệ cơ quan trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường )
2. Đặc điểm đối tượng ngiên cứu:

Về thuận lợi: Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 8E, 8G đa số nằm
trong độ tuổi 13-14, là lớp có nhiều học sinh chăm ngoan học giỏi có ý thức
trong mọi hoạt động, có tinh thần tập thể và có trách nhiệm cao trong học tập,
quan tâm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
Về khó khăn : Bên cạnh đó lớp còn có một vài học sinh có khả năng tiếp
thu chậm, còn rụt rè và chậm chạp trong mọi công việc, chưa chịu khó trong
phương pháp học tập tích cực, chưa hòa đồng trong hoạt động nhóm, có tính
còn ỉ lại các bạn khá giỏi.
3. Phương pháp giảng dạy:
- Trong dạy học sinh học 8 ở trung học cơ sở thì phương pháp trực quan
và phương pháp thực hành đi theo con đường tìm tòi, nghiên cứu, tỏ ra có nhiều
ưu thế trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, lại phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý học sinh ở lứa tuổi 13-14, đồng thời cũng thể hiện được các phương pháp đặc
thù của các bộ môn khoa học tương ứng.
- Bên cạnh quan sát và thí nghiệm được sử dụng trong nhóm phương
pháp trực quan và thực hành thì phương pháp đàm thoại, tím tòi trong nhóm
phương pháp dùng lời cũng được vận dụng phổ biến trong dạy học sinh học 8,
nhằm khai thác những vốn kiến thức mà các em đã tích luỹ trong chương trình
động vật, những hiểu biết thực tế trong đời sống của bản thân của các em, hoặc
vận dụng những kiến thức về giải phẩu và sinh lí người để tìm hiểu các biện
pháp vệ sinh có liên quan đến việc bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho bản thân
và cộng đồng.
- Nội dung chủ yếu của chương trình cơ thể người và vệ sinh ở THCS
bao gồm các kiến thức về cấu tạo và hoạt động sinh lí của các cơ quan và các hệ
cơ quan trong cơ thể người. Trên cơ sở đó đề cập đến các kiến thức vệ sinh
cùng các biện pháp rèn luyện cơ thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, phòng
chống bệnh tật.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm
Dựa vào các loại kiến thức của chương trình đưa ra mà phân thành các

dạng phương pháp dạy học sau:
3.1 Phương pháp dạy các kiến thức hình thái, giải phẫu:
3.1.1.Vai trò của các phương tiện trực quan trong dạy học các kiến
thức hình thái, giải phẩu.
Dạy các kiến thức hình thái, giải phẫu cần coi trọng nguyên tắc trực
quan.
Vận dụng nguyên tắc này GV thường sử dụng các phương tiện trực quan
như:
- Các vật thật bao gồm các mẫu tươi, mẫu ngâm, các tiêu bản hiển vi.
- Các vật tượng hình như mô hình, tranh vẽ, các hình chụp, hình vẽ trên
bảng hoặc các sơ đồ cấu tạo, phim đèn chiếu
Trong các loại phương tiện trên thì mẫu tươi có nhiều ưu điểm hơn cả.
Nó cho phép học sinh hiểu rõ hình dạng, màu sắc và kích thước thực của các
đối tượng quan sát đôi khi còn cho các em thấy rõ qua cảm giác, xúc giác (sờ,
nắn) về tính chất của đối tượng nghiên cứu (độ cứng, mềm, trơn, nhẵn hay gồ
ghề…) nhằm gây hứng thú yêu thích môn học.
Chẳng hạn, qua nghiên cứu một mẫu tim lợn tươi, bằng sờ nắn các thành
cơ của các ngăn tim, các em có thể nhận biết thành cơ của các tâm nhĩ mỏng
hơn so với thành cơ các tâm thất, thành của tâm thất trái dày hơn thành của tâm
thất phải. Nếu không có được mẫu tươi, thì mẫu ngâm cũng vẫn là vật thật, có
tác dụng tốt trong giờ dạy, đảm bảo học sinh có được biểu tượng khá chính xác
về đối tượng nghiên cứu. Tất nhiên, mẫu ngâm khó giữ được màu sắc tự nhiên
nhưng lại có ưu điểm là được xử lí tốt về mặt sư phạm, thể hiện được rõ những
đặc điểm cấu tạo cần quan sát.
Tuy nhiên, không phải mọi vật đều đáp ứng được những yêu cầu sư
phạm của một số đồ dùng học tập. Có những vật thật quá nhỏ khó quan sát.
Muốn cho học sinh có được một ý niệm về sự tinh vi, phức tạp của kích thước
thực của chúng như cấu tạo của cơ quan tai trong, màng lưới và điểm mù của
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm

cầu mắt, cấu tạo của niêm mạc ruột với các tế bào lông ruột…thì phải kết hợp
với việc sử dụng mô hình.
Nhiều khi vật thật, mô hình không cho phép đi sâu vào cấu tạo chi tiết,
cấu trúc hiển vi của các cơ quan, lúc này tranh vẽ sẽ bổ sung tốt cho những hạn
chế trên. Đặc biệt là loại tranh “phân tích” và “tranh liên hoàn” cho phép đi sâu
vào các mức độ cấu trúc khác nhau của các cơ quan đó, hoặc đi sâu vào cấu trúc
chi tiết của các bộ phận quan trọng, tạo điều kiện cho việc tìm hiểu chức năng
được thuận lợi.
Song các vật thật, mô hình hoặc tranh vẽ, ảnh chụp phóng to thường là
phức tạp khiến học sinh khó hình dung được những nét cơ bản trong cấu trúc,
trong trường hợp đó sử dụng các sơ đồ câú trúc sẽ có tác dụng khắc sâu những
đặc điểm cấu trúc của đối tượng nghiên cứu, đồng thời làm phát triển tư duy
trừu tượng, tư duy khái quát của học sinh.
Ngoài ra hình vẽ trên bảng của giáo viên cũng là một phương tiện trực
quan có giá trị sư phạm cao, được sử dụng kết hợp với giảng giải, giúp học sinh
theo dõi một cách dễ dàng.
Đặc biệt, cơ thể người cũng là một phương tiện trực quan sống cần được
khai thác trong quá trình dạy các kiến thức hình thái, giải phẫu. Chẳng hạn, mắt
với màng giác, mống mắt, con ngươi; lưỡi với các gai vị giác, da với các sản
phẩm của da (lông, móng); tai ngoài… các chi, xương đai, các loại khớp, các
bắp cơ… có thể quan sát trực tiếp trên cơ thể mình hoặc bạn.
3.1.2 Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy
học:
- Phương tiện trực quan sẽ đóng vai trò chủ yếu và tích cực trong quá
trình nhận thức khi chúng được sử dụng như một “nguồn” để dẫn tới kiến thức.
Ở đây học sinh độc lập quan sát dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên để đi
tới những kết luận cũng là những kiến thức cần lĩnh hội. Quan sát lúc này mang
tính chất tìm tòi, nghiên cứu. Nó có tác dụng phát huy tính chủ động, độc lập,
phát triển óc quan sát, phát triển tư duy cho học sinh.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm
- Hình vẽ trong SGK cũng được sử dụng làm phương tiện cung cấp thông
tin về cấu tạo của một cơ quan hay hệ cơ quan mà học sinh phải tự tìm hiểu, tự
nghiên cứu và hoàn thành các bài tập có tính chất củng cố để nắm chắc kiến
thức.
3.2. Phương pháp dạy các kiến thức sinh lí, sinh thái:
3.2.1. Vai trò của thí nghiệm trong dạy học kiến thức sinh lí, sinh
thái.
Trong việc dạy học các kiến thức sinh lí, sinh thái, thí nghiệm đóng một
vai trò rất quan trọng. Thí nghiệm cho phép đi sâu nghiên cứu các hiện tượng,
các quá trình sinh lí trong những điều kiện nhân tạo được khống chế, thí nghiệm
được tiến hành trên các đối tượng (ếch, cóc, chuột thỏ …) hoặc ngay trên chính
cơ thể học sinh để tìm hiểu nguyên nhân, tìm ra cơ chế, rút ra các quy luật hoạt
động của các cơ quan, hệ cơ quan trong mối quan hệ của các cấu trúc của
chúng.
3.2.2. Sử dụng các thí nghiệm trong dạy học kiến thức sinh lí, sinh
thái.
Sử dụng các thí nghiệm như thế nào để đạt được hiệu quả cao về mặt
nhận thức là một vấn đề đáng được lưu ý về mặt phương pháp.
- Thí nghiệm có thể được sử dụng làm điểm xuất phát cho quá trình nhận
thức là nguồn cung cấp thông tin trong nhóm phương pháp trực quan của GV
biểu diễn (thí nghiệm biểu diễn) hoặc trong nhóm phương pháp thực hành do
học sinh trực tiếp tiến hành (thí nghiệm học tập của HS). Ở đây dưới sự tổ chức
và chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải độc lập quan sát các bước trong thí
nghiệm (do GV biểu diễn hoặc do HS tự tay tiến hành), tích cực tư duy, chủ
động, giành lấy kiến thức. Do đó, thí nghiệm có tác dụng tích cực trong hoạt
động nhận thức, giúp phát triển tư duy khoa học tới mức tối đa, đồng thời phát
triển năng lực quan sát, rèn luyện một số kỹ năng thực hành. Thí nghiệm trong
trường hợp này mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu được gọi là thí nghiệm biểu
diễn có tính chất nghiên cứu (do GV tiến hành) hoặc thí nghiệm thực hành (do

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm
HS tiến hành). Trong thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp tìm tòi
nghiên cứu, HS phải tập trung chú ý quan sát, tích cực tư duy (so sánh, đối
chiếu các kết quả trong quá trình thí nghiệm) để tự mình rút ra những nhận xét,
đi tới các kết luận cần thiết dưới sự hướng dẫn của GV.
- Trong dạy các kiến thức sinh lí, thí nghiệm còn được sử dụng như một
biện pháp để xác định nhiệm vụ nhận thức, vì nhu cầu và hứng thú chỉ nảy sinh
khi các em hiểu được ý nghĩa, ý thức được rõ ràng vấn đề cần tìm hiểu, nghiên
cứu học tập, từ đó các em sẽ tập trung chú ý vào vấn đề học tập, nghiên cứu.
Chẳng hạn, khi chuẩn bị cho việc nghiên cứu chức năng của rễ tuỷ (rễ
trước và rễ sau), GV có thể xác định nhiệm vụ nhận thức bằng tiến hành biểu
diễn thí nghiệm.
Tìm và cắt đôi dây thần kinh toạ (là một dây thần kinh tuỷ) và lần lượt
kích thích các đầu dây thần kinh (đầu ngoại biên (a) và đầu trung ương (b)).
Qua quan sát hiện tượng phản ứng của ếch (khi kích thích đầu a chi đó
co, có nghĩa là xung truyền theo hướng li tâm, nhưng khi kích thích đầu b thì
chi đó không co, nhưng làm chi bên đối diện co, có khi co cả các chi trên, nghĩa
là dây thần kinh toạ không chỉ truyền xung động li tâm mà truyền cả xung động
hướng tâm. HS sẽ rút ra nhận xét là dây thần kinh tuỷ dẫn truyền hai chiều:
hướng tâm (dẫn truyền cảm giác) và li tâm (dẫn truyền vận đông). Nó là dây
pha.
Giáo viên đặt vấn đề "Vậy, để hiểu rõ tính chất "pha", hãy tìm hiểu cấu
trúc của dây thần kinh tuỷ và chức năng của các thành phần cấu trúc đó".
Từ đó, GV đi vào giới thiệu cấu trúc " Bằng phương pháp giảng giải
minh hoạ” và tìm hiểu chức năng của các rễ tuỷ (bằng phương pháp thí nghiệm
nghiên cứu) do đó sẽ hiểu rõ chức năng của dây thần kinh tuỷ: Do sự nhập lại
của các sợi dây thần kinh hướng tâm và li tâm và nối với tuỷ sống qua các rễ
sau (rễ cảm giác) và rễ trước (rễ vận động).
- Ở mức độ cao, thí nghiệm có thể sử dụng như một biện pháp để tạo tình

huống có vấn đề,gây hứng thú nhận thức cho học sinh .
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm
Thí dụ: Tạo tình huống có vấn đề bằng thí nghiệm về "tính bền vững của
xương" khi dạy về thành phần hoá học của xương.
Cho HS quan sát chiếc xương đùi của ếch nhỏ bé và "thử dự đoán với
trọng tải là bao nhiêu sẽ làm gãy chiếc xương đó khi đặt ở vị trí nằm ngang?"
GV lần lượt đặt vào đĩa cân các quả cân ban đầu lớn, sau đó cho thêm các
quả cân nhỏ dần, vừa đặt vừa thông báo khối lượng mà xương đang gánh chịu.
HS sẽ rất ngạc nhiên, không ngờ một chiếc xương nhỏ bé như vậy mà có thể
chịu đựng được một khối lượng tới 3-4 kg vẫn chưa gãy. Một câu hỏi nãy sinh,
"Như vậy sức chịu đựng lớn của xương do đâu mà có?" HS dự đoán: "Phải
chăng do cấu trúc đặc biệt của xương, thành phần hoá học của xương hay do sự
phối hợp của cả hai?
- Thí nghiệm không chỉ sử dụng trong lúc dạy các kiến thức mới mà còn
được dùng cả trong khâu củng cố, hoàn thiện và kiểm tra các kiến thức sinh lí,
trong trường hợp này không lặp lại hoàn toàn thí nghiệm đã sử dụng lúc dạy bài
mới mà là một biến dạng của thí nghiệm đó (thí nghiệm góc), sử dụng hình thức
thí nghiệm tương đương (thí nghiệm ảo).
Ví dụ: Củng cố kiểm tra vai trò tác dụng của enzim trong dịch tiêu hóa,
có thể tiến hành thí nghiệm sau: GV đưa ra thí nghiệm và thông báo: "An đang
tiến hành thí nghiệm về vai trò của enzim trong dịch tiêu hoá thì gió làm bay
các mảnh giấy đã đánh dấu trong 4 ống nghiệm đã được đặt trong cốc nước ấm.
Một bạn đã giúp An thử nhỏ Iốt vào 4 ống nghiệm thì thấy 1 ống không cho
màu (I) còn 3 ống kia có màu xanh. An tiếp tục dùng giấy quỳ để thử thì thấy 1
ống làm đỏ giấy quỳ tím (II), ngược lại một ống lại chuyển giấy quỳ màu đỏ
sang màu tím nhạt (III), ống còn lại (IV) làm chuyển màu giấy quỳ".
Tới đây cả An và bạn An đang loay hoay chưa biết trong mổi ống nghiệm
chứa gì để báo cáo với thầy giáo. Em có thể làm gì để giúp cho hai bạn đó
không?

Ngoài ra còn có thể hướng dẫn học sinh tiến hành những thực nghiệm
ngay trên cơ thể của các em.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm
*Chẳng hạn:
- Nghiên cứu sự thay đổi của nhịp tim mạch, nhịp hô hấp trong một phút
sau khi lao động hay chạy tại chổ hoặc làm động tác đứng lên ngồi xuống 10
lần, so với trước lúc tiến hành các hoạt động trên và giải thích.
- Tìm hiểu khả năng nhịn thở (tính bằng giây) trước và sau khi thở hít sâu
khoảng 10 lần, giải thích sự khác nhau về số liệu thu được.
- Thí nghiệm về ảnh hưởng của nhịp cơ và trọng tải đối với công của cơ.
3.3 Phương pháp dạy các kiến thức ứng dụng:
3.3.1 Đặc điểm của các kiến thức ứng dụng
- Các kiến thức ứng dụng thường vận dụng các kiến thức cơ bản đã được
lĩnh hội trước đó để tìm ra các biện pháp vệ sinh, rèn luyện cơ thể, nhằm tăng
cường sức khoẻ, phương pháp xử lí các tình huống bất thường xảy ra đối với cơ
thể và trong việc xây dựng các thói quen tập quán tốt.
- Ngoài ra, các kiến thức ứng dụng cũng chưa liên quan đến những nhu
cầu nảy sinh trong đời sống thực tế hằng ngày của con người nên rất gần gũi đối
với học sinh và cũng liên quan đến vốn sống mà các em đã tích luỹ được trong
đời sống sinh hoạt của bản thân.
3.3.2 Phương pháp dạy học các kiến thức ứng dụng.
- Căn cứ vào các đặc điểm đã trình bày, khi dạy giáo viên khai thác triệt
để vốn tri thức đã có, những vốn sống và kinh nghiệm mà học sinh đã tích luỹ
bằng phương pháp đàm thoại có tính chất tìm tòi, thảo luận nhóm, trao đổi
thông tin trong nhóm để học sinh tự tìm ra các biện pháp vệ sịnh. Phương pháp
xử lí các tình huống (hô hấp nhân tạo, băng bó khi gãy xương, cầm máu…);
giải thích cơ sở khoa học của các ứng dụng, của các hiện tượng thực tế, những
mặt tích cực và tiêu cực trong cách sống, sinh hoạt của bản thân, gia đình và
cộng đồng.

- Đây là cách củng cố kiến thức bằng vận dụng kiến thức để giải thích
các hiện tượng thực tế, đồng thời cũng là cách kiểm tra mức độ nắm vững kiến
thức của học sinh và chắc chắn các em sẽ nhớ lâu.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm
Bên cạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp
còn cần quan tâm tới hình thức tổ chức dạy học… Xu hướng dạy học mới chú
trọng nhiều tới hình thức tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ. Hình thức dạy học
này tạo điều kiện cho nhiều học sinh được trực tiếp tham gia vào hoạt động học
tập, có điều kiện được bộc lộ những suy nghĩ, lập luận, lí giải một vấn đề trong
thảo luận, tranh luận để tìm ra chân lí. Đây là dịp học sinh được tập dượt sử
dụng ngôn ngữ khoa học trong lúc giao tiếp, là dịp để nâng cao năng lực tự
đánh giá khi đối chiếu ý kiến của mình trong lúc lắng nghe ý kiến phát biểu của
bạn, kết luận của thầy từ đó để tự điều chỉnh, để chính xác hoá những hiểu biết
của bản thân giúp học sinh phát triển.
4. Kết quả thực nghiệm và nhận xét:
*Sau khi thực nghiệm đề tài dạy học thế nào để học sinh tự lực tiếp thu
kiến thức trên lớp 8E vaì 8G thu được kết quả trong HKI như sau:
4.1 Kết quả trước khi áp dụng (Khảo sát ban đầu)
Lớp
Giỏi Khá T.bình Yếu kém
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
8E 1 2.9 11 32.4 16 47.1 6 17.6
8G 15 50 14 46.7 1 3.3 0 0
4.2. Kết quả sau khi vận dụng:
Lớp
Giỏi Khá T.bình Yếu - kém
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
8E 3 8.8 11 32.4 16 47.1 4 11.7
8G 19 63.4 10 33.3 1 3.3 0 0


*So sánh kết quả trước khi vận dụng (khảo sát ban đầu) và sau khi
vận dụng:
Nhận xét:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm
Qua kết quả thực nghiệm trên 2 lớp 8E và 8G thu được kết quả khá khả
quan, tỉ lệ Khá - Giỏi tăng, tỉ lệ trung bình - yếu giảm, cụ thể như sau:
* Lớp 8 E:
- Loại giỏi tăng 5.9%
- Loại yếu giảm 5.9%
* Lớp 8G:
- Loại giỏi tăng 13.4%
- Loại khá giảm 13.4%
Phần III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận:
- Phương pháp dạy học gắn bó với phương tiện trực quan nhất là đối với
việc nghiên cứu về giải phẩu và sinh lí cần tiến hành quan sát và thí nghiệm. Do
đó mô hình, tranh vẽ, mẫu vật thật, mẫu ngâm, tiêu bản hiển vi và các thiết bị
thí nghệm là các phương tiện không thể thiếu. Qua đó nhằm phát huy được tính
tự giác tích cực và tự lực, tính chủ động sáng tạo, học sinh tự giành lấy kiến
thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên, kiến thức thu nhận được sẽ trở
thành tài sản riêng của các em. Vì vậy, các em hiểu bài sâu và nắm vững hơn.
Ngoài ra gây hứng thú nhận thức rất lớn đối với các em, mà hứng thú là yếu tố
tâm lí ban đầu có tác dụng tích cực đối với quá trình nhận thức. Các phương
pháp đã góp phần phát triển tư duy rèn luyện các kĩ năng cho học sinh, cho các
em tập dượt làm quen với phương pháp nghiên cứu nói riêng, phương pháp
nhận thức nói chung, đặc biệt là khi kết hợp với các yếu tố nêu và giải quyết
vấn đề.
- Việc lựa chọn đúng đắn và sự kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học

nhằm đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nghệ thuật sư phạm và
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm
lòng nhiệt tình. Không thể có một bản hướng dẫn mẫu cho việc lựa chọn các
phương pháp dạy học một bài, một kiến thức, cũng không thể có một gợi ý nào
đó bất di bất dịch. Tất cả mọi khó khăn sẽ vượt qua, nếu có lòng nhiệt tình và ý
thức trách nhiệm cao đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai cho đất nước.
2. Đề nghị:
- Trên đây là những phương pháp chủ yếu thường sử dụng trong giảng
dạy bộ môn và đem lại hiệu quả tối ưu trong điều kiện cho phép nhưng không
loại trừ khả năng vận dụng những phương pháp khác. Trong từng bài tuỳ từng
thành phần kiến thức, trong những trường hợp cụ thể (trình độ học sinh, điều
kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học) cần lựa chọn các phương pháp dạy học
thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Qua đề tài này các bạn đồng nghiệp có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong công tác giảng dạy bộ môn sinh học 8.
- Dù tôi có cố gắng nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề
tài được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn !
Lao Bảo, tháng 4 năm 2010
Người viết
Nguyễn Thị Phượng


Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[ 1 ] . Dạy học hiện đại lý luận biện pháp kỹ thuật - TS Đặng Thành
Hưng - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

[ 2 ] . Sinh học 8 - Bộ giáo dục và đào tạo - vụ giáo dục trung học dự án
phát triển giáo dục THCS.
[ 3 ] . Sinh học 8 - SGV - Nguyễn Quang Vinh - Nhà xuất bản giáo dục.
[ 4 ] . Sinh học 8 SGK - Nguyễn Quang Vinh - Nhà xuất bản giáo dục.
[ 5 ] . Thiết kế bài giảng Sinh học 8 - Trần Khánh Phương - Nhà xuất bản
Hà Nội.
[ 6 ] . Dạy học sinh học ở trường THCS - Tập 1 - Nguyễn Quang Vinh -
Nhà xuất bản giáo dục.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Trang 14

×