Quy trình chăm sóc bệnh nhân Viêm phế quản
Lưu ý: Để làm được Kế hoạch chăm sóc hay Quy trình chăm sóc thì buộc mỗi
nhân viên Điều dưỡng phải nắm rõ triệu chứng lâm sàng nhằm một đích nhận
tình tình trạng bệnh một cách có hiệu quả.
Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh bắt đầu bằng viêm long đường hô hấp trên với biểu hiện như: sổ mũi, hắt hơi,
rát họng, ho khan. Tiến triển gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn khô:
Sốt, có khi sốt cao trên 39
0
C.
Ho khan, ho từng cơn.
Nhức đầu, mệt mỏi cơ thể.
Cảm giác rát bỏng và đau xương ức, cảm giác này tăng lên khi ho.
Phổi có nhiều ran rít, ran ngáy rải rác cả hai phế trường.
Giai đoạn này kéo dài từ 3-4 ngày thì chuyển sang giai đoạn ướt.
Giai đoạn ướt:
Ho kèm đàm xanh.
Khó thở nhẹ.
Cảm giác đau rát bỏng sau xương ức giảm dần rồi mất hẳn.
Khám phổi có nhiều ran ngáy, ran ẩm.
Giai đoạn này kéo dài 4-5 ngày, sang ngày thứ 10 thì khỏi hẳn.
Nếu ho khan kéo dài vài ba tuần, kèm đáp ứng với điều trị và xảy ra ở người
nghiện thuốc lá cần phải chú ý đến ung thư phế quản.
QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
A- THU NHẬP DỮ KIỆN
1. Hành chánh:
Họ tên BN: Tuổi: Phái: Giường
Nghề nghiệp: Địa chỉ:
2.Ngày nhập viện:
3.Lý do nhập viện:
4.Bệnh sử:
5.Tiền căn
Cá nhân:
Gia đình:
6.Xét nghiệm cận lâm sàng:
-XN công thức máu ( ngày ) WBC : tăng ( bạch cầu) 4.000 – 8.000
tb/mm3
-XN sinh hóa ( ngày )
-Kết quả Siêu âm, X-Quang, Điện tim
7.Chẩn đoán xấc định của khoa: Viêm phế quảng cấp
Hướng điều trị:
Nội khoa: Kháng sinh - Hại sốt -Long đàm -Giảm ho
8.Tình trạng hiện tại:
9.Chẩn đoán điều dưỡng:
1. Tăng thân nhiệt do viêm phế quản.
2. Khạc đàm do tăng tiết phế quản.
3. Ho do kích thích phế quản.
4. Nguy cơ dinh dưỡng kém do ăn ít
5. Nguy cơ bội nhiễm do bệnh nhân không tuân thủ chế độ điều trị
và chăm sóc.
10.Các y lênh điều trị và y lệnh chăm sóc:
a. Y lệnh điều trị:
b.Y lệnh chăm sóc: Lau mát _ Thực hiện y lệnh thuốc _Hướng dẫn vệ sinh_
Đảm bảo dinh dưỡng
11.Phân cấp điều dưỡng: Chăm sóc II
12.Điều dưỡng thuốc:
Tên thuốc | Liều lượng-Thời gian-Đường dùng | Tác dụng chính | Tác dụng phụ |
Điều dưỡng thuốc | Nhận xét
B- KẾ HOẠCH CHĂM SÓC
Ngày giờ | Nhận định |
Chẩn đoán điều dưỡng | Yêu cầu chăm sóc | Thực hiện kế hoạch chăm sóc|
Đánh giá
( Phần yêu cầu chăm sóc và đánh giá thì các bạn có thể làm đơn giản)
1. Tăng thân nhiệt do viêm phế quản.
Cho nằm giường thoáng mát
Nới rộng quần áo
Lau mát ( 5 cái khăn, không đắp khăn ướt lâu ở ngực )
Thực hiện y lệnh thuốc theo y lệnh: Kháng sinh, Hạ sốt
Theo dõi xử lý co giật nếu ở trẻ em
Theo dõi nhiệt độ thường xuyên
Uống nhiều nước ấm, nước trái cây có vitamin C.
Theo dõi lượng dịch ra - vào 24g
2. Khạc đàm do tăng tiết phế quản.
Uống nhiều nước ấm làm loãng đàm
Vỗ rung lồng ngực
Hút đàm nhớt đối với bệnh nhân hôn mê hoặc không khạc ra được
Thực hiện thuốc long đàm: Acetyl cystein. ambroxol
Vệ sinh răng miệng, cá nhân, giữ ấm cho bệnh nhân.
Súc miệng bằng nước ấm sau khi khạc đàm
3. Ho do kích thích phế quản.
Đặt bệnh nhân nằm nghỉ ở tư thế nằm ngửa, đầu cao, đảm bảo thông thương đường
hô hấp.
Nếu bệnh nhân ho nhiều phải hướng dẫn cho bệnh nhân: nằm đầu cao, nghiêng về
một bên, cho bệnh nhân uống nhiều nước ấm
Tập cho bệnh nhân ho có hiệu quả
Làm ẩm và ấm không khí hít vào
4. Nguy cơ dinh dưỡng kém do ăn ít
Thực hiện vệ sinh răng miệng
Cho bệnh nhân ăn nhiều lần trong ngày, ăn lỏng dễ tiêu, ăn hợp khẩu vị
Thức ăn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý
Khuyến khích bệnh nhân ăn, giải thích cho bệnh nhân hiểu lợi ích của chế độ dinh
dưỡng
Cho bệnh nhân ăn bổ sung thêm sữa, nước trái cây, rau xanh
Theo dõi bữa ăn, cân nặng bệnh nhân
Hướng dẫn bệnh nhân vận động nhẹ nhàng, hợp lý tăng dần.
5. Nguy cơ bội nhiễm do bệnh nhân không tuân thủ chế độ điều trị và chăm
sóc.
….
C- GIÁO DỤC SỨC KHỎE
1. Khi nằm tại bệnh viện
Hướng dẫn nội quy khoa phòng
Hướng dẫn vệ sinh, ăn uống khi nằm viên
Hướng dẫn người bệnh uống thuốc theo đúng chỉ định của Bác sĩ, đúng giờ
đung liều.
Hướng dẫn bệnh nhân các dấu hiệu : Sốt cao, khó thở, da tím tái, ho dai
dẳng thì phải báo ngay
2. Khi xuất viện
Cho bệnh nhân uống nhiều nước: nước dừa, nước ấm, trái cây có nhiều
vitamin C
Ăn các thức ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng
Vận động, tập thể dục thường xuyên
Giữ ấm khi trời lạnh.
Loại trừ hoặc hạn chế những yếu tố kích thích.
Kiểm tra định kỳ các bệnh phổi mạn tính, các ổ viêm nhiễm, ổ xoang, tai mũi họng
để điều trị kịp thời.
Tiêm phòng sởi, ho gà, cúm.