Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Nhu cầu thị trường về nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.34 KB, 17 trang )

Nhu cầu thị trường về nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
MỤC LỤC
1
Nhu cầu thị trường về nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
Gia nhập WTO mở ra cơ hội hội nhập quốc tế cho các doanh nghiệp trong
nước của bất kỳ quốc gia nào, đồng thời cũng tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt
ngay trên "sân nhà". Hàng hoá trên thị trường ngày càng giống nhau, các chiến
lược quảng bá sản phẩm tương tự nhau, nhân lực trở thành yếu tố quyết định
thành bại tạo ra sự khác biệt và mang lại lợi thế cạnh tranh cho công ty. Do đó
việc "săn đầu người" - những nguồn nhân lực chất lượng cao đã dần trở thành
nhu cầu thị trường không thể thiếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Với những làn sóng đầu tư của các công ty nước ngoài, một thế hệ các
nhà quản lý Việt Nam ra đời và được trau dồi từ thực tế nhưng bị "hổng" về kiến
thức quản trị chuyên nghiệp và bài bản. Với đà tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam hiện nay, sức hút của doanh nghiệp (DN) đối với các vị trí quản lý là rất
lớn. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, các nhà quản trị cao cấp của
các công ty cần nhận thức được chính yếu tố con người là chìa khóa cho thành
công của chính mình.
Chưa bao giờ Việt Nam lại đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực có
chất lượng cao ở hầu hết tất cả các ngành kinh tế như hiện nay. Nếu trong thời
gian tới Việt Nam không giải quyết được bài toán nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, chúng ta sẽ đứng trước một cuộc khủng hoảng chất lượng nhân lực
trầm trọng. Gây ra hậu quả là sự sụt giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế vì
những giá trị thuộc về nguồn nhân lực là bền vững và không thể sao chép. Việt
Nam hiện đang cạnh tranh với thế giới bằng lao động dồi dào, giá cả rẻ. Trên
thực tế, lợi thế cạnh tranh này bị mất dần đi mà minh chứng cụ thể nhất là chúng
ta liên tục tụt hạng trong bản xếp hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu, mà một trong
những nguyên nhân căn bản là chất lượng lao động qua đào tạo không được đáp
ứng.
2


Nhu cầu thị trường về nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
Hoặc hậu quả là Việt Nam sẽ đánh mất cơ hội tham gia thị trường lao
động quốc tế. Sau khi gia nhập WTO, thị trường lao động ngoài nước cũng được
mở rộng, lao động Việt Nam có cơ hội tham gia tích cực vào quá trình phân
công lao động quốc tế. Tham gia thị trường lao động quốc tế có ba cái lợi: thứ
nhất chúng ta thu được một lượng ngoại tệ dồi dào. Thứ hai, đội ngũ lao động
này sau thời gian làm việc sẽ tích luỹ được kinh nghiệm và công nghệ, nếu có
chính sách thu hút ngược trở lại đây là nguồn tài sản quý của quốc gia. Và cuối
cùng là xây dựng được thương hiệu nguồn nhân lực Việt Nam trên thị trường
quốc tế, tạo hình ảnh thu hút đầu tư. Tuy nhiên với trình độ lao động như hiện
nay, chúng ta chỉ dừng lại việc ở đi làm thuê với giá rẻ mạt.
Tìm hiểu Nhu cầu thị trường về nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt
Nam không chỉ giúp cho học viên nâng cao sự hiểu biết về nguồn nhân lực chất
lượng cao mà còn nắm bắt nhu cầu cấp thiết của thị trường hiện nay đối với
nhóm đối tượng này.
3
Nhu cầu thị trường về nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
PHẦN NỘI DUNG
1. Hiểu biết Cầu thị trường về nhân lực lao động
Cầu là nhu cầu cộng với khả năng thanh toán cho nhu cầu đó. Khi cầu của
toàn thể các cá thể đối với một đối tượng/mặt hàng trong một nền kinh tế gộp
lại, ta có nhu cầu thị trường.
Nhu cầu thị trường quyết định tiềm năng tăng trưởng của đối tượng đó, liên
quan tới quan hệ cung cầu để đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội.
Lao động, trong kinh tế học, được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người
tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là
người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như
mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị
trường lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả
cho người lao động. Mức tiền công chính là mức giá của lao động.

Đồ thị 1: Nhu cầu về lao động
Đường cầu về lao động dốc xuống. Lao động là một yếu tố sản xuất.
Người sản xuất là người có nhu cầu về lao động và có mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận, họ sẽ tuyển nhiều lao động hơn nếu mức tiền công thực tế giảm. Nói
4
Nhu cầu thị trường về nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
cách khác, lượng cầu về lao động sẽ giảm nếu mức giá lao động tăng. Doanh
nghiệp có nhiều nhân lực chất lượng cao, không những hiệu suất lao động tăng
mà mức tiền công thực tế chủ doanh nghiệp giảm.
Đồ thị 2: Cung về lao động
Đường cung lao động trong quan điểm của kinh tế học cổ điển cho rằng
mức tiền công thực tế càng cao thì lượng cung về lao động càng tăng. Đường
cung về lao động vì thế là một đường dốc lên. Doanh nghiệp trả tiền công lao
động càng cao thì người lao động có chất lượng càng muốn tìm đến.
Nhu cầu về lao động chất lượng cao thể hiện số lượng sức lao động mà
doanh nghiệp cần tại một mức tiền công thực tế.
Từ công thức trên, có thể thấy tại sao các doanh nghiệp quan tâm về mức
lương thực tế bằng cách xem xét một quyết định thuê lao động của một doanh
nghiệp cụ thể. Giả định rằng các doanh nghiệp đang tối đa hoá lợi nhuận, và
CHỈ thuê thêm lao động nếu việc đó làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên.
5
Nhu cầu thị trường về nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
Điều này có nghĩa là họ sẽ thuê thêm lao động NẾU:
Lợi nhuận từ việc thuê thêm lao động >= chi phí lao động tăng thêm
MP
L
: Sản phẩm biên của sức lao động
LD: Đường cầu lao động
W: Tiền lương danh nghĩa
P: giá

Đường cầu lao động có thể dịch chuyển sang phải, nếu MP
L
tăng lên, với
mức lương thực tế giữ nguyên. Thay đổi như thế có thể xảy ra do công nghệ
được cải thiện, hoặc tài sản vốn tăng lên.
2. Nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
Khái niệm và cụm từ nhân lực cao cấp được nhắc đến và trở thành vấn đề
thời sự trong những năm gần đây khi mà quá trình tự do hoá thương mại và hội
nhập kinh tế diễn ra. Xu hướng tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế là một
trong những tác nhân gây cạnh tranh và xây dựng nhân lực chất lượng cao ngày
càng trở lên gay gắt và mang ý nghĩa sống còn không chỉ đối với doanh nghiệp
mà trên phạm vi Quốc gia.
6

×