Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Thực trạng kinh doanh lưu trú của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.97 KB, 37 trang )

Báo cáo thực tập tôt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đó có những bước chuyển mới, với những
thành quả đạt được cùng với sự tiến bộ vế trình độ văn hoá, nhận thức thì đời
sống nhân dân cũng được nâng cao. Cũng chính vì vậy mà nhu cầu của con
người cũng được nâng cao. Nó không còn là nhu cầu‘cơm no áo ấm”nữa mà
thay thế là nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” là sự sành điệu thích được mọi người
tôn trọng, kính nể … Cũng chính vì vậy mà đòi hỏi về chất lượng đối với sản
phẩm hàng hoá nói chung và những dịch vụ nói riêng ngày càng cao. Kinh
doanh khách sạn ngày nay không phải chỉ đơn thuần để đáp ứng nhu cầu chỗ
ngủ nghỉ nữa mà phải đáp ứng được nhu cầu được nhu cầu ngủ nghỉ đó với yêu
cầu đa dạng của khách hàng như yêu cầu được ngủ nghỉ trong phòng sạch sẽ an
toàn, tiện nghi sang trọng, có phòng cảnh đẹp để ngắm nhìn… và đặc biệt là
chất lượng dịch vụ lưu trú phải thật tốt.
Trước thực tế đó, là một sinh viên thực tập được trang bị kiến thức về du lich về
khách sạn, qua việc vận dụng vào thực tế về du lịch về khách sạn, qua việc vận
dụng vào thực tế ở khách sạn Sofitel Plaza Hanoi trong thời gian thực tập và sự
chỉ dẫn của thầy giáo trực tiếp hướng dẫn em thực tập, đó giúp em có thêm tự
tin chọn và viết về đề tài này: Thực trạng kinh doanh lưu trú của khách sạn
Sofitel Plaza Hanoi
Với khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên bài viết của em chắc sẽ có nhiều
thiếu sót, em kính mong có được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô
giáo và sự châm trước của thầy cô cùng quan tâm đến bài viết này.
Bài viết được chia làm 3 chương tương ứng với ba vấn đề em quan tâm nghiên cứu
và muốn trình bày đó là:
Chương I: Giới thiệu về khách sạn Sofitel Plaza Hanoi
ChươngII: Thực trạng kinh doanh ở khách sạn Sofitel Plaza Hanoi.
ChươngIII: Một số đề xuất và giải pháp kinh doanh cho những năm tiếp theo
Đào Thị Tuyết- CN17C- Kinh tế Ngoại Thương
1
Báo cáo thực tập tôt nghiệp


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ KHÁCH SẠN SOFITEL PLAZA HANOI
Với mặt tiền được thiết kế theo hình zigzag và kiến trúc dạng bậc thang, khách sạn 20
tầng Sofitel Plaza được coi như một dấu ấn trong kiến trúc cao tầng Hà Nội.
1.Lịch sử khách sạn:
Khách sạn đi vào hoạt động được 12 năm, từ tháng 8 năm 1998 đến nay.
Trong 2 năm 1998: Khách sạn đó được khai trương với tên gọi: Meritus Hotel, dưới
sự quản lý của tập đoàn Meritus - Singapore
Tháng 9 năm 2001: Sau khi kết thúc hợp đồng quản lý với tập đoàn Meritus chủ đầu
tư đó ký hợp đồng với tập đoàn Accor của Pháp- một trong những tập đoàn quản lý
khách sạn lớn mạnh nhất châu Âu, và đổi tên thành khách sạn Sofitel Plaza Hanoi.
Hiện nay Tổng Giám đốc khách sạn là ông Ove SANDSTROM- quốc tịch Thụy
Điển
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách sạn
Khách sạn Sofitel Plaza Hà nội tự hào là một trong 8 khách sạn 5 sao tại Hà
Nội, đây là một trong những khách sạn luôn được tạp chí "The guide” lựa chọn là
một trong những khach sạn tốt nhất của Viẹt nam.
a.Cơ cấu tổ chức trong từng bộ phận cụ thể
Trong mỗi bộ phận luôn tồn tại 6 cấp :Trưởng bộ phận (giám đốc ),trợ lý giám
đốc, giám sát viên, nhân viên chính, nhân viên phụ, nhân viên học việc. Cơ cấu này
được thể hiện trong các bộ phận
* Bộ phận lễ tân:
Đón tiếp khách và phục vụ khách ban đầu :làm thủ tục nhập phòng (trao thẻ,
chìa khoá..)
Đào Thị Tuyết- CN17C- Kinh tế Ngoại Thương
2
Báo cáo thực tập tôt nghiệp
Phục vụ trong thời gian khách lưu lại: Bảo quản giao nhận chìa khoá, hành lý,
giữ thư tín, bưu phẩm.
Thanh toán và tiễn khách.

*Bộ phận buồng.
Giám đốc bộ phận buồng chịu trách nhiệm chung về hoạt động kinh doanh của
bộ phận cũng như quản lý việc thuyên chuyển nhân viên.
Nhiệm vụ :
+ Chuẩn bị đón khách, làm vệ sinh phòng, kiểm tra trang thiết bị
+Bàn giao phòng
+ Phục vụ trong thời gian khách ở :Thay ga trải giường, vệ sinh phòng,
thay khoá...
*Bộ phận ăn uống: gồm 2 nhà hàng, 3 quán bar
Nhiệm vụ :
+Phục vụ các món ăn uống chất lượng cao.
+ Cung cấp các món ăn Âu, á.
+ Tổ chức Tiệc.
*Bộ phận bếp
+Bảo quản thức ăn, đồ uống.
+Sơ chế và chế biến các món ăn phục vụ khách.
*Phòng tài chính kế toán
Nhiệm vụ :
+Quản lý vốn (vốn lưu động, cố định).
+Bảo toàn vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+Tính toán lợi nhuận của công ty.
Đào Thị Tuyết- CN17C- Kinh tế Ngoại Thương
3
Báo cáo thực tập tôt nghiệp
+Phân bố các quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng.
+Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước như nộp thuế...
+Kinh doanh dịch vụ bổ xung : hàng lưu niệm, cắt tóc.
*Phòng Kinh doanh và tiếp thị:
Nhiệm vụ :
+Nghiên cứu thị trường để phát hiện nhu cầu.

+Xây dựng sản phẩm mới.
+Tổ chức bán sản phẩm.
+ Đưa ra các chương trình tiếp thị và quảng bá hình ảnh khách sạn
*Bộ phận kỹ thuật
Nhiệm vụ :
+Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị cơ sở vật chất của khách sạn.
*Phòng nhân sự
Nhiệm vụ :
+Quản lý hồ sơ nhân viên.
+Quản lý bố trí nhân viên đúng người đúng việc.
+Tuyển chọn đào tạo nguồn nhân lực.
+Giải quyết các chế độ chính sách về lao động.
b. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật
Có thể khẳng định rằng khách sạn Sofitel Plaza Hà nội đã có hệ thống cơ sở
vật chất khá hoàn thiện và được thể hiện qua các bộ phận:
*Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận đón tiếp (Front office ): được bố trí rất
lịch sự trang trọng với các thiết bị hiện đại như: fax, máy tính nối mạng... để phục vụ
khách.
Đào Thị Tuyết- CN17C- Kinh tế Ngoại Thương
4
Báo cáo thực tập tôt nghiệp
*Cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận phân buồng (House Keeping)
Khách sạn có 353 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế bao gồm 2 khu: khu dành cho
khách ở dài hạn và khu dành cho khách ngắn hạn
• Khu vực dành cho khách ở dài hạn - Khu căn hộ có 36 phòng
• Khu vực dành cho khách ở khách ngắn hạn: 317 phòng
*Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận ăn uống
Cơ sở ăn uống của khách sạn bao gồm :
Nhà hàng Tầu (Ming Palace) : Với 110 chỗ ngồi được thiết kế với lối kiến trúc
mang đậm phong cách truyền thống trung hoa. Cách bố trí các thiết bị ánh sáng, bàn

ghế cũng như sự hài hoà của màu sắc đã tôn thêm những phong cách đặc trưng của
nhà hàng này. Cái độc đáo trong thiết kế của nhà hàng này đã tạo ấn tượng sâu đậm
với những khách đã từng đến nhà hàng này. Đây là một trong những nhà hàng tầu
nổi tiếng và đông khách nhất Hà Nội nổi tiếng với thực đơn DIMSUM độc đáo.
Nhà hàng Âu (Brasserie Westlake): Với 120 chỗ ngồi lịch sự, không gian
thoáng và sang trọng. Nhà hàng được bao quanh bởi kính trong, khách hàng cú thể
vừa thưởng thức món ăn và không gian bên ngoài, màu sắc trang nhã, hài hoà, trang
trí lịch thiệp mang phong cách Pháp. Nhà hàng Brasserie Westlake cú một danh sách
khách hàng trung thành dài nhiều trang, thực khách quay lại nhà hàng bởi sự ân cần
phục vụ của nhân viên, và những hương vị của các món ăn đó trở nên quen thuộc
với họ.
Quán bar “Sông Hồng ” nằm ngay đại sảnh phục vụ khoảng 70 chỗ ngồi diện
tích của quán bar không lớn những cũng tạo cho khách cảm giác thân mật và ấm
cúng. Tại đây khách được phục vụ bữa ăn nhẹ, uống Cocktail... đến tận 12h đêm.
Pool garden Caffee được thiết kế ngay cạnh bể bơi, khách hàng cảm thấy thật
thuận tiện mỗi khi muốn dựng dịch vụ tại chỗ.
Đào Thị Tuyết- CN17C- Kinh tế Ngoại Thương
5
Báo cáo thực tập tôt nghiệp
Summit Lounge xinh xắn, ấm cúng nằm trên tầng 20 của khách sạn, là một
trong những địa điểm nổi tiếng nhất của Hà Nội. Khách hàng có thể chiêm ngưỡng
toàn cảnh Hổ Tây, Hồ Trúc Bạch và thành phố ven sông Hồng mỗi khi thưởng thức
đồ uống tại đây.
Cửa hàng bánh: Được thiết kế như một cửa hàng thực phẩm nhỏ, với các thiết
bị hiện đại phục vụ cho việc bán hàng: hệ thống điều hoà trung tâm, máy tính điện tử,
các tủ chứa bầy các loại bánh.
Bộ phận tiệc (Banqueting ): Đây là bộ phận phục vụ tiệc của khách sạn để
cung cấp các dịch vụ tổ chức tiệc của khách sạn cũng như yêu cầu của khách đặt ra
như Hội nghị, hội thảo, tiệc cưới, tiệc mừng... với 6 phũng họp, 1 phũng họp lớn và 5
phòng họp nhỏ, khách sạn có thể phục vụ 700- 800 khách tới họp.

*Cơ sở vật chất kỹ thuật của khâu dịch vụ bổ sung
Trung tâm thương mại (Business Center ): với diện tích là 50 m
2
chia làm 2
phòng. Các phòng đều được trang bị các phương tiện kỹ thuật hoạt hiện đại để phục
vụ các nhu cầu của khách trong công việc kinh doanh của họ tại khách sạn :máy fax,
máy photocopy, 2 máy tính, máy chữ, hệ thống điện thoại hiện đại IDD có thể liên hệ
với các nước trên thế giới.
Phòng y tế: diện tích 18 m
2
: trong phòng có đầy đủ các thiết bị khám chữa
bệnh để chăm sóc sức khoẻ cho khách cũng như nhân viên.
Trung tâm thể dục thể thao (Fitness Center ): được bố trí các thiết bị hiện đại
phục vụ cho nhu cầu thể dục thể hình, thẩm mĩ cho khách, khách rất hài lòng về cơ sở
vật chất ở đây.
Bể bơi bốn mựa có mái che: diện tích 200 m
2
bể tráng men có máy bơi nước
đối lưu luôn luôn đảm bảo cho nước trong sạch, nhiệt đọ nước luôn để ở 28-29oC,
khách hàng cảm thấy thuận tiện cả khi trời đông rét. Xung quanh bể bơi có nhiều ghế
phơi nắng với các cây cảnh được chăm sóc cẩn thận.
*Cơ sở vật chất kỹ thuật ở bộ phận quản lý hành chính
Đào Thị Tuyết- CN17C- Kinh tế Ngoại Thương
6
Báo cáo thực tập tôt nghiệp
Bao gồm các phòng: Tổng giám đốc, phòng kinh doanh, phòng tài chính,
phòng nhân sự, phòng Marketing, phòng giám đốc lễ tân, phòng giám đốc dịch vụ ăn
uống, phòng bếp trưởng…
Nhìn chung với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và đồng bộ, cú vị trớ được coi
là đẹp nhất Hà Nội,xứng đáng là khách sạn đầu tiên đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao. Để

đưa ra điều kiện đón tiếp khách như vậy là cả một sự nỗ lực cố gắng và đầu tư có
hiệu quả của đội ngũ quản lý khách sạn. Có thể nói đây là một lợi thế lớn để thu hút
khách của khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội. Nó đồng nghĩa với việc đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh có hiệu quả thực hiện được mục tiêu đã đề ra của khách sạn.
3-Môi trường hoạt động của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi
Công ty khách sạn Sofitel Plaza Hanoi là một doanh nghiệp có vốn đầu tư
của nước ngoài. Nhằm khẳng định vị thế của công ty với các doanh nghiệp ở trong
nước, trong tập đoàn cúng như trên thế giới, công ty xác định chiến lược kinh doanh
lâu dài là đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, dịch vụ, mở
rộng thị trường, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh.
Ngoài hoạt động kinh doanh cho thuê buồng, công ty liên tục cảI tạo nhà hàng
mới phục vụ ăn uống, bán hàng, tổ chức dịch vụ tắm hơi, massage, cho thuê hội
trường, phục vụ tiệc cưới, phục vụ hội nghị.
Do phạm vi hoạt động sản xuất -kinh doanh rộng với chủng loại sản phẩm
phong phú kéo theo một lượng khách hàng lớn, đa dạng. Những khách hàng lớn
thường xuyên của công ty chủ yếu là khách nước ngoài như Nhật Bản, Singapore,
Pháp, Australia, Mý… với khả năng thanh toán những chi phí cao chiếm khoảng 88%
trong tổng số khách của khách sạn ) và một phần khách nối địa chiếm khoảng 12 %
trong tổng số khách hàng.
Những nhà cung cấp chủ yếu của công ty thường là những doanh nghiệp
đáng tin cậy , có uy tín trên thị trường, những văn phòng đại diện của nước ngoài,
khách của các công ty nước ngoài trong khu công nghiêp như trong khu công nghiệp
Thang Long Ha Noi và Hưng Yên, khu công nghiệp Nomura ơ Hải Phòng với nguồn
Đào Thị Tuyết- CN17C- Kinh tế Ngoại Thương
7
Báo cáo thực tập tôt nghiệp
khách từ Nhật Bản rất rồi dào. Có được điều này là do công ty đã làm tốt công tác
Marketing ngay từ đầu vào . Chính điều này khẳng định và chứng tỏ rằng các sản
phẩm mà công ty cung cấp cho khách có một chất lượng cao và đảm bảo tiêu chuẩn.
Có thể nói, công ty khách sạn Sofitel Plaza Hanoi là lá cờ đầu trong những

khách sạn dẫn đầu của Viêt Nam.
4. Loại hình hoạt động kinh doanh và hoạt động nghiệp vụ chính
Loại hình kinh doanh và nghiệp vụ chính của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi
chủ yếu là dưa vào viêc kinh doanh dịch vụ phục vụ khách hàng. Thị trường khách là
nhân tố vô cùng quan trọng: Từ đặc điểm của thị trường khách, khách sạn sẽ có chiến
lược kinh doanh như thế nào để đáp ứng nhu cầu tối đa của thị trường khách. Cũng
như tất cả các doanh nghiệp khách sạn, khách sạn Sofitel Plaza Hà nội đã nghiên cứu
thị trường để chọn lựa cho mình một thị trường khách mục tiêu. Do những đặc điểm
riêng của khách sạn đã đưa đến những nét đặc trưng của thị trường khách. Đặc điểm
thị trường khách được thể hiện qua các tiêu thức cơ cấu nguồn khách, đặc điểm tiêu
dùng cũng như kênh phân phối sản phẩm.
4.1 Cơ cấu khách của khách sạn
Khách du lịch đến với khách sạn hầu hết là khách quốc tế. Điều này cũng dễ
hiểu, bởi khách sạn Sofitel Plaza Hà nội là khách sạn 5 sao với tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế mà mức sống của Việt Nam còn ở mức thấp so với thế giới do vậy mà những
khách sạn này không thể là nơi lưu trú của họ. Có thể nói thị trường khách của khách
sạn ở khắp nơi trên thế giới trong đó thị trường khách chính tập trung ở châu Âu. Con
số thống kê cho thấy khách mục tiêu của khách sạn tập trung chủ yếu ở hầu hết các
nước phát triển đặc biệt ở thị trường Nhật, Pháp, Mỹ. Mỗi thị trường chiếm tỉ khoảng
15.
Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi :Khách đến khách sạn chủ yếu là
khách thương gia 55% với khách đến với mục đích du lịch thăm quan... chiếm tỉ lệ
45%.
Đào Thị Tuyết- CN17C- Kinh tế Ngoại Thương
8
Báo cáo thực tập tôt nghiệp
Tính thời vụ của khách sạn chịu tác động trực tiếp của đặc điểm này. khi có
các cuộc hội thảo hội nghị... tổ chức tại Việt Nam thì đó cũng là thời điểm đông
khách.
4.2. Đặc điểm tiêu dùng của khách

Khách lưu trú trong khách sạn chủ yếu là khách công vụ và khách thương gia.
Đây là loại khách có khả năng thanh toán cao và đòi hỏi những dịch vụ cao cấp. Đây
là cơ sở để khách sạn cung cấp các dịch vụ cao cấp đáp ứng nhu cầu khách thu được
lợi nhuận cao. Những đặc điểm của loại khách công vụ là thời gian lưu trú của họ
không dài, tiêu dùng của họ thường được ấn định trong phạm vi bao cấp. Bên cạnh
đó họ không có thì giờ để sử dụng các dịch vụ bổ xung bởi công việc chi phối họ. Do
vậy mà dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống là 2 loại dịch vụ mà khách tiêu dùng
nhiều nhất tại khách sạn. Doanh thu từ chúng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu
của khách sạn (85% - 90 %). Ngoài ra do đặc điểm đặc trưng của khách công vụ mà
khách kinh doanh nên những dịch vụ như :thư, điện thoại, fax, giấy... được tiêu dùng
khá nhiều.
Đào Thị Tuyết- CN17C- Kinh tế Ngoại Thương
9
Báo cáo thực tập tôt nghiệp
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN SOFTEL PLAZA
HANOI
1.Tình hình du lịch Viêt Nam 2010.
Mặc dù ít nhiều chịu sự tác động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, năm vừa qua
ngành du lịch Việt Nam (DLVN) vẫn gặt hái được những kết quả đáng khích lệ.
Thành công đó nhờ vào những nỗ lực của ngành du lịch triển khai nhiều hoạt động
thiết thực quảng bá hình ảnh vẻ đẹp Việt Nam.
Năm 2010 sẽ hứa hẹn là một năm có nhiều "điểm nhấn" của toàn ngành DLVN nhằm
góp phần khôi phục lại vị thế của một nền kinh tế mũi nhọn.
Khách quốc tế giảm, nội địa tăng
Trong năm vừa qua, các nước trên thế giới phải đối mặt nhiều khó khăn thách
thức do khủng hoảng kinh tế, thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động... điều
đó đã ảnh hưởng lớn tới ngành du dịch. Ngay tại thị trường nội địa, tác động của
khủng hoảng kinh tế thế giới cộng với những diễn biến bất lợi của tình hình dịch
bệnh, bão lụt dữ dội trên diện rộng, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên

cũng gây ra nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển của
DLVN trong năm 2009.
Tuy nhiên,Theo Tổng cục Du lịch, 7 tháng qua khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn
2,93 triệu lượt người, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khách du lịch đến Việt Nam tăng hơn 1/3 so với năm ngoái. Trong đó, khách đến với
mục đích du lịch, nghỉ dưỡng tăng 44,4%, đến vì công việc tăng 45,7%; thăm thân
nhân tăng 2%.
Khách quốc tế đến Việt Nam từ hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ đều tăng so
với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, khách đến từ Trung Quốc đạt gần 512.000 lượt
người, tăng 95,4%; Hàn Quốc 289.000 lượt người, tăng 31,1%; Hoa Kỳ 267.000 lượt
người, tăng 2%; Nhật Bản 240.000 lượt người, tăng 21,4%; Đài Loan tăng 22,5%;
Đào Thị Tuyết- CN17C- Kinh tế Ngoại Thương
10
Báo cáo thực tập tôt nghiệp
Australia tăng 28,6%, Campuchia tăng 93,1%; Thái Lan tăng 32,1%; Malaysia tăng
19,4%.
Theo các chuyên gia, sở dĩ khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh; trong đó lượng
khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, khách đến từ các nước ASEAN… tăng rõ
rệt là nhờ các chính sách xúc tiến du lịch vào các thị trường trọng điểm của ngành du
lịch Việt Nam đã phát huy tác dụng.
Bên cạnh đó, nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và nhiều sự kiện trọng
đại khác của đất nước, các công ty du lịch đã có nhiều chương trình quảng bá du lịch,
khuyến mại ấn tượng nhằm thu hút khách du lịch đến với Việt Nam và Hà Nội.
Đặc biệt, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng đột biến là nhờ lợi thế năm 2010
Việt Nam là nước chủ nhà ASEAN; nhiều hội nghị quan trọng trong ASEAN đã
được tổ chức tại Việt Nam trong 7 tháng qua.
Từ nay đến hết năm, ngành du lịch cần tiếp tục tận dụng các lợi thế của năm chủ nhà
ASEAN để quảng bá rộng rãi hơn về Điểm đến du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, việc
triển khai đồng bộ các giải pháp như: Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, cơ sở hạ
tầng du lịch và tổ chức hội nghị, trình độ nguồn nhân lực trong ngành du lịch…sẽ là

liệu pháp “kích cầu” hiệu quả, lau bền thu hút đối tượng khách quốc tế lần đầu đến
với Việt Nam cũng như mời gọi khách quốc tế quay trở lại Việt Nam.
Năm 2010, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón khoảng 4,2 triệu lượt khách
quốc tế đến Việt Nam
Đào Thị Tuyết- CN17C- Kinh tế Ngoại Thương
11
Báo cáo thực tập tôt nghiệp
BẢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VIỆT NAM THÁNG 9 VÀ 9 THÁNG NĂM
2010


Ước tính
tháng
9/2010
9 tháng
năm 2010
Tháng
9/2010 so
với tháng
trước (%)
Tháng
9/2010
so với tháng
9/2009 (%)
9 tháng 2010 so với
cùng kỳ 2009 (%)
Tổng số 383.463 3.731.919 89,6 126,0 134,2
Chia theo phương tiện đến
Đường không 303.463 2.990.776 88,5 136,9 132,7
Đường biển 5.000 37.500 111,1 122,0 68,9

Đường bộ 75.000 703.643 93,2 93,0 149,0
Chia theo mục đích chuyến đi
Du lịch, nghỉ
ngơi
229.182 2.347.227 84,1 129,4 143,3
Đi công việc 83.654 757.506 94,8 108,2 139,8
Thăm thân
nhân
34.362 424.629 80,0 117,6 102,0
Các mục đích
khác
36.265 202.557 149,4 174,3 110,0
Chia theo một số thị trường
Trung Quốc 77.682 675.930 89,9 139,2 189,2
Hàn Quốc 33.861 365.379 80,0 133,4 129,4
Mỹ 29.110 324.888 100,7 123,4 102,4
Nhật Bản 40.042 317.727 107,1 103,2 118,7
Đài Loan 24.006 251.692 84,1 117,8 120,7
Úc 21.016 205.424 120,0 124,5 127,9
Campuchia 24.789 189.915 110,7 137,7 192,2
Thái Lan 17.627 161.659 96,7 175,0 139,5
Malaisia 17.563 149.879 105,6 135,7 123,1
Pháp 9.880 147.421 49,5 99,5 112,0
Các thị trường
khác
87.887 942.005 80,2 121,0 131,2
( Nguồn: Cục thống kê Việt Nam, )
Đào Thị Tuyết- CN17C- Kinh tế Ngoại Thương
12
Báo cáo thực tập tôt nghiệp

Trong tháng 9, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 383.463 lượt, tăng 26,0%
so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 9 tháng năm 2010 ước đạt 3.731.919 lượt, tăng
34,2% so với cùng kỳ năm 2009.
2. Tình hình kinh doanh lưu trú và các giải pháp kinh doanh của khách sạn
Sofitel Plaza Hanoi
2.1 Tình hình kinh doanh của khách sạn quý I -2009
Trong xu thế phát triển chung của ngành du lịch, khách sạn Sofitel Plaza Hanoi cũng
đã đưa ra nhiều chính sách kinh doanh khác nhau để thu hút khách du lịch và doanh
nhân đến với khách sạn và cũng đạt được những thành quả nhất định. Điều này được
thể hiện qua các tỉ lệ phần trăm công suất phòng và tỉ lệ giá trung bình khá cao so với
năm ngoái.
Trong 3 tháng đầu năm, nhìn chung doanh thu về công suất phòng và các dịch vụ ăn
uống đạt mức khá cao: ví dụ năm 2009, tỉ lệ công suất phòng đạt 70.5%, cao hơn so
với mục tiêu đặt ra 68%; giá trung bình là USD134.85/phòng/đêm, cao hơn mục tiêu
là USD4.8.
Nguồn khách du lịch trong tháng này đạt tỉ lệ thấp ở hầu hết các khách sạn trong Hà
Nội và thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2008. Một số khách sạn áp dụng giá
thấp để thu hút khách hàng như: khách sạn InterContinental đưa ra giá USD150++
đến hết tháng 9 năm 2009 cho tất cả các khách hàng có hợp đồng, còn khách sạn
Sheraton thì chỉ với USD175++ khách hàng có cả bao gồm ăn sáng trong tiền phòng,
v.v…
Tất cả các nguồn khách đều có xu hưóng tăng vựơt chỉ tiêu, trừ nguồn khách đi du
lịch cá nhân. Tỉ lệ doanh nhân đi công tác theo đoàn cũng tăng mạnh: ví dụ như “
Hội nghị kinh tế 2008” mang đến 220 phòng, Đại sứ quán Mỹ mang đến 110 phòng
v.v…Tỉ lệ khách đi công tác (business) đạt 68% ( trong đó 8.4% là khách của hàng
không Vienam Airline) và khách du lịch đạt 38%. Dưói đây là kết quả đạt được từ
các nguồn khách khác nhau trong năm 2009:
• Nguồn khách doanh nhân lẻ:
Đào Thị Tuyết- CN17C- Kinh tế Ngoại Thương
13

Báo cáo thực tập tôt nghiệp
Nguồn khách này tăng khá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái và cũng vượt chỉ tiêu đề
ra nhờ có sự quay trở lại của các công ty Nhật như Marubeni, NTT Vietnam, Itochu,
Toyota VN, Mitsubishi. Ngoài ra còn có thêm sự hỗ trợ của công ty mới như Sun
Micro System hứa hẹn mang đến công suất phòng là 1000 phòng cho năm 2009 ( tính
đến tháng 1 công ty này đã đem đến 75 phòng). Lượng khách ở dài hạn cũng đóng
góp một phần không nhỏ cho tỉ lệ công suất phòng và doanh thu của khách sạn: công
ty Detecon – 77 phòng, Systra – 57 phòng…Các chương trình khuýên mãi đặc biệt
cũng mang lại kết quả tốt cho khách sạn, điều này cho thấy chính sách kinh doanh
của khách sạn là đúng.
• Nguồn khách doanh nhân đoàn:
Nguồn khách này không những đạt chỉ tiêu về công suất phòng mà còn tăng về tỉ lệ
giá trung bình/phòng, hơn USD11.95 năm 2009 so với cùng kỳ 2008. Doanh thu từ
khách doanh nhân đoàn đặt qua công ty du lịch cũng tăng đáng kể cả về công suất
phòng và các dịch vụ ăn uống.
• Nguồn khách du lịch đoàn:
Nhờ có sự hỗ trợ của các công ty du lịch như: Vietnamtourism Hanoi ( 260 phòng ),
Indochina Services ( 374 phòng ), và O.S.C Travel ( 171 phòng )…mà khuồn khách
này tăng lên một cách đáng kể, cao hơn rất nhiều so với năm ngoái ( tăng USD40.55,
tương đương với 58.27%) và tậm chí còn cao hơn chỉ tiêu đặt ra là USD2.77. Nguồn
khách du lich 2009 cao hơn hẳn so với cùng kỳ 2008.
• Nguồn khách du lịch lẻ:
Ngược lại với các nguồn khách kể trên, nguồn khách này lại giảm đi rất nhiều do các
công ty du lịch trong nước không đáp ứng đủ lượng công suất phòng như đã cam kết
trong hợp đồng. Nếu tình hình này còn tiếp tục thì khách sạn sẽ không giữ một lượng
phòng nhất định cho các công ty du lich nữa.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh trong quý I của các năm là khá hiệu quả, tuy
nhiên, cũng có năm như năm 2008, tháng 2 và tháng 3 lại không đạt được kết quả
như mong muốn cả về doanh thu và công suất phòng.
Bảng báo cáo kinh doanh trong 2 và tháng 3 2009

Đào Thị Tuyết- CN17C- Kinh tế Ngoại Thương
14

×