Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.17 KB, 78 trang )

Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hải Phòng - một trong những Trung tâm du lịch lớn của Việt
Nam, nằm bên bờ biển Đông – Thái Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Quảng
Ninh, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam
giáp tỉnh Thái Bình.
Hải Phòng có một cảng biển lớn nằm trên đường hàng hải quốc tế Đông
- Tây, Bắc - Nam, là đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông
thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế.
Hải Phòng nằm trong tuyến du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Vịnh Hạ Long
- Móng Cái, Trà Cổ nằm trong vùng Đông Bắc gần với tỉnh Quảng Tây
(Trung Quốc).
Những năm gần đây, Hải Phòng luôn là một điểm đến lý tưởng cho du
khách trong và ngoài nước có cơ hội khám phá những nét độc đáo về các loại
hình du lịch.
Trong thời gian qua, quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã ngày
càng ổn định, cả hai nước đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ về mọi mặt để
hai bên cùng phát triển. Hiện nay, thị trường khách du lịch Trung Quốc đang
là thị trường khách lớn của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hải Phòng
nói riêng (70% khách quốc tế đến Hải Phòng là khách Trung Quốc).
Chính vì vậy, việc tìm hiểu đặc điểm và phát triển hơn nữa thị trường
khách du lịch Trung Quốc là một việc làm thiết thực để thu hút hơn nữa khách
du lịch Trung Quốc đến Hải Phòng. Được sự hướng dẫn chỉ bảo của Tiến sĩ
Tạ Duy Trinh cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, anh chị nhân viên
ở Trung tâm du lịch thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu khí Hải
phòng, em đã mạnh dạn thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Một số


giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch
thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải phòng”.
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 2


2. Mục đích, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hoạt động của Công ty Cổ phần Du lịch
Dịch vụ Dầu khí Hải phòng trong việc phục vụ khách du lịch Trung Quốc và
đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc đến với Công
ty.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Khoá luận đi sâu tìm hiểu, phân tích, đưa ra các giải pháp, kiến nghị
nhằm thu hút nguồn khách du lịch Trung Quốc đến Trung tâm du lịch một
cách có hiệu quả trong các năm tiếp theo.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu là phương pháp thu thập số liệu, phân tích tình
hình dựa trên số liệu thu thập được và phương pháp nghiên cứu lý luận kết
hợp với quan sát tìm hiểu và khảo sát thực tế.
3. Bố cục khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, nội dung khoá
luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về du lịch và thị trường khách du lịch.
Chương 2: Thực trạng khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc tại
Trung tâm du lịch thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại
Trung tâm du lịch thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng.






Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 3

CHƢƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về Du lịch
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội
phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức
về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực)
khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách
hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối
với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Năm 1963, với mục đích Quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du
lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau:
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế
bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên
ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình.
Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo Luật du lịch (do Chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam công bố năm
2005): “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một

khoảng thời gian nhất định”.
Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du
lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:
Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội.
Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của
các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 4

Du lịch là tập hợp các hoạt động phong phú và đa dạng nhằm phục vụ
cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân
hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều
đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.
1.1.2. Khái niệm về Khách du lịch
Về khái niệm Khách du lịch, có rất nhiều ý kiến khác nhau, song em chỉ
xin trình bày một số ý kiến cơ bản:
Hội nghị Quốc tế về Du lịch họp năm 1963 tại Roma - Italy, theo chủ trì
của Liên Hợp Quốc bàn về khái niệm Khách du lịch: “Khách du lịch là những
người khởi hành khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình, ra nước ngoài không
nhằm mục đích kiếm tiền, phải có thời gian lưu lại lớn hơn 24 giờ (hoặc sử
dụng ít nhất một tối trọ) và chỉ lưu lại ít hơn một năm”.
Theo Luật du lịch năm 2005 của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch,
trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.

“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”.
1.1.3. Khái niệm sản phẩm du lịch
 Khái
niệm sản phẩm du lịch:
“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.(Điều 4 Chương I Luật Du lịch
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
 Đặc điểm của sản phẩm du lịch:
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 5


trước khi mua. Chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua sự cảm nhận,
thoả mãn nhu cầu của khách hàng sau khi tiêu dùng sản phẩm.
+ Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm
du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng.
+ Tính mau hỏng và không dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là
dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống. Do đó, về
cơ bản sản phẩm du lịch không thể tồn kho, dự trữ được và rất dễ bị hư hỏng.
+ Sản phẩm du lịch do nhiều nhà tham gia cung ứng.
+ Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ.
+ Sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch.
1.2. Nhu cầu của khách du lịch
1.2.1. Khái niệm về nhu cầu
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển. Nó
là thuộc tính tâm lí của con người. Nhu cầu của con người rất đa dạng và
phức tạp. Nhu cầu được hình thành trên nền tảng nhu cầu sinh lí và nhu cầu

tinh thần.
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow (nhà tâm lý học ngƣời Mỹ)
Vào năm 1943, nhà tâm lý học người Mỹ - A.Maslow đã nghiên cứu
nhu cầu chung của con người và đưa ra 5 bậc nhu cầu, được thể hiện như sau:
Tháp nhu cầu










Abramham Maslow







Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 6




1.2.2.1.Nhu cầu sinh lý (basic needs):
Nhu cầu này bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống,
ngủ, không khí để thở...đây là những nhu cầu cơ bản nhất của con người.
Trong kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp
nhất, bậc cơ bản nhất.
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện
trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản
này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản
này chưa đạt được.
1.2.2.2. Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs):
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức là các nhu cầu
này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp
theo?. Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu
cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.
Nhu cầu này xuất hiện ở mọi người bao gồm mong muốn được an toàn
về tính mạng, thân thể và tài sản vì khách du lịch đã rời khỏi nơi cư trú
thường xuyên của mình đến những nơi xa lạ, mới mẻ, không dễ dàng thích
nghi với môi trường xung quanh, do đó yếu tố an toàn rất cần thiết.
Khách du lịch mua bảo hiểm là hình thức tự trấn an mình, đồng thời
khách du lịch tự bảo vệ mình bằng cách không đi du lịch đến những nơi bất
ổn về kinh tế, chính trị, xã hội.
1.2.2.3. Nhu cầu về xã hội (social needs):
Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn,
tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi
chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm…
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 7


Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài
người chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu
này sau hai nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này
không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh
thần, thần kinh.
1.2.2.4.Nhu cầu về đƣợc tôn trọng (esteem needs):
Nhu cầu này thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể
trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng
chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng
của bản thân.
1.2.2.5.Nhu cầu đƣợc thể hiện mình (self-actualizing needs):
Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-actualization as a person's
need to be and do that which the person was “born to do” (nhu cầu của một
cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh
ra để làm”). Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng
hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các
thành quả trong xã hội.
1.2.3. Những nhu cầu trong chuyến du lịch:
1.2.3.1. Nhu cầu thiết yếu:
Đây là nhu cầu cơ bản không thể thiếu được trong mỗi chuyến đi. Nhóm nhu
cầu thiết yếu bao gồm những nhu cầu như: nhu cầu vận chuyển (nhu cầu đi
lại), nhu cầu ăn uống và lưu trú.
+ Nhu cầu vận chuyển: Nhu cầu của khách du lịch phát sinh do tính cố định
của tài nguyên du lịch; sự di chuyển của khách du lịch từ nơi ở thường xuyên
đến một nơi khác để tiêu dùng sản phẩm du lịch và quay trở về nơi ở thường
xuyên của họ. Ở tại điểm du lịch đó cũng phát sinh nhu cầu đi lại vì một
chương trình du lịch được xây dựng thường có đến nhiều nơi xung quanh tài
nguyên du lịch chính. Ngày nay, đời sống kinh tế - xã hội được nâng cao và
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng


Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 8

sự ra đời của nhiều loại hình vận chuyển nên nhu cầu này dần được thỏa mãn
một cách tối đa. Những yếu tố sau đây sẽ ảnh hưởng tới mong muốn thỏa mãn
nhu cầu đi lại của khách du lịch: Khoảng cách di chuyển; mục đích chính của
chuyến đi; khả năng thanh toán; thói quen tiêu dùng; tình trạng sức khoẻ...
+ Nhu cầu lưu trú và ăn uống: Đây là nhu cầu tất yếu phải có trong thời gian
thực hiện chuyến đi. Mức độ thể hiện nhu cầu lưu trú và ăn uống của khách
tuỳ thuộc vào các yếu tố như: khả năng thanh toán của khách; hình thức tổ
chức chuyến đi; thời gian của chuyến đi; khẩu vị ăn uống; sở thích, đặc điểm
cá nhân của du khách; mục đích chính cần thỏa mãn trong chuyến đi; giá cả,
chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch...
1.2.3.2. Nhu cầu đặc trƣng:
+ Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí. Đó chính là mong muốn của con người
được cảm nhận về chương trình du lịch, về tài nguyên du lịch, và về các dịch
vụ tham quan giải trí mà họ đang tham gia. Nhu cầu này của khách du lịch
phụ thuộc vào các yếu tố sau: đặc điểm cá nhân của khách; văn hoá và tiểu
văn hoá; giai cấp; nghề nghiệp; mục đích chuyến đi; khả năng thanh toán; thị
hiếu thẩm mỹ...
+ Nhu cầu giao tiếp: Trong cuộc sống thường ngày cũng như khi đi du lịch,
nhu cầu giao tiếp của khách du lịch vẫn luôn cần được thỏa mãn. Khách du
lịch luôn muốn mở rộng giao tiếp, trao đổi thông tin để mở rộng mối quan hệ
của mình và tự hoàn thiện mình. Điều đó càng dễ dàng thực hiện khi tham gia
một chương trình du lịch, thông qua ngôn ngữ, hình ảnh họ mới được tiếp
nhận ở điểm du lịch.
+ Nhu cầu tìm hiểu: Bị chi phối bởi mục đích chuyến đi nên có một số người
tham gia vào chương trình du lịch chủ yếu là để nghiên cứu về một vấn đề
nào đó. Tuy nhiên nhìn chung khi tham gia vào một chương trình du lịch
khách du lịch thường có nhu cầu tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ ở nơi

đến du lịch để không ngừng trau dồi kiến thức cho riêng mình.
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 9

1.2.3.3. Nhu cầu bổ sung:
Đó có thể là nhu cầu thẩm mỹ, làm đẹp cho bản thân (cắt tóc, giặt là, trang
điểm); nhu cầu mua sắm (hàng lưu niệm, hàng tiêu dùng cá nhân...); nhu cầu
về thông tin liên lạc (Internet, Fax, Telex...); nhu cầu về y tế để chăm sóc sức
khoẻ; nhu cầu rèn luyện thể thao (chơi Golf, Tenis...).
1.3. Động cơ đi du lịch:
1.3.1. Động cơ về thể lực:
Động cơ này là tất cả những gì liên quan thôi thúc con người về mặt cơ bắp.
Ví dụ như dòng khách đổ về các suối nước khoáng, suối nước nóng, những
nơi có tắm bùn, hoặc tham gia các chương trình thư giãn, giải trí, các hoạt
động cơ bắp khác nhằm mục đích làm tăng cường sức khoẻ.
1.3.2. Động cơ về văn hoá, giáo dục:
Động cơ này nói lên những đòi hỏi của con người muốn hiểu biết về những
nơi xa lạ, thưởng thức các món ăn độc đáo, thưởng thức âm nhạc, nghệ thuật,
phong tục tập quán của các dân tộc. Hiện nay, có một số nước đang đặc biệt
chú ý tới động cơ này của con người để thúc đẩy mọi người đi du lịch. Ví dụ
như ở nước ta, những người làm du lịch đang quan tâm tới du lịch văn hoá và
du lịch sinh thái, bởi Việt Nam là nước có truyền thống văn hoá lâu đời, có
nền văn minh lúa nước, khách du lịch trong và ngoài nước luôn tìm thấy
những cái hay, cái lạ, cái mới mẻ trong mỗi chuyến đi.
1.3.3. Động cơ về giao tiếp:
Đây là một phần quan trọng trong đời sống của mỗi con người, bởi không ai
có thể sống nếu không có những mối quan hệ ngoài xã hội, mối quan hệ trong
gia đình, họ hàng và người thân. Động cơ này bao gồm những ước muốn

được gặp gỡ những con người mới, mở rộng các mối quan hệ bạn bè, đồng
nghiệp.
1.3.4. Động cơ về thân thế, địa vị, uy danh:
Động cơ này thúc đẩy người ta đi đến những cuộc hội nghị, hội thảo, hoạt
động nghiên cứu, theo đuổi việc học hành gần như là vì mục đích công việc.
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 10

Một số người lại muốn chứng tỏ mình, muốn chơi trội, muốn được công nhận,
hoặc muốn được chú ý, được đề cao. Ví dụ: hiện nay trên thế giới xuất hiện
loại hình du lịch bay vào vũ trụ nhằm thỏa mãn động cơ này của các tỉ phú
muốn khám phá vũ trụ và muốn được cả thế giới biết đến.

Mục đích của việc nghiên cứu động cơ đi du lịch của con người là nhằm giúp
các nhà kinh doanh du lịch định hướng chính sách sản phẩm, chính sách giá
cả, củng cố hơn nữa mục tiêu kinh doanh của một doanh nghiệp lữ hành.
1.4. Một số nhân tố tác động tới việc thu hút khách du lịch trong kinh
doanh lữ hành:
1.4.1. Nhóm các nhân tố chủ quan:
Nhóm các nhân tố chủ quan là những nhân tố bên trong mà doanh nghiệp có
khả năng kiểm soát, thay đổi, khắc phục để phù hợp với doanh nghiệp. Có rất
nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút khách của doanh nghiệp du lịch,
trong đó phải kể đến một số nhân tố có tính chất quyết định là:
+ Vị thế của doanh nghiệp: Khách du lịch khi có nhu cầu đi du lịch thì họ
luôn mong muốn được đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình. Để thỏa mãn được
điều đó, họ thường gửi gắm chuyến đi của mình vào một doanh nghiệp đã có
uy tín trên thị trường. Như vậy, các doanh nghiệp lữ hành ngoài việc thu hút
khách còn phải luôn chú trọng tới vấn đề giữ uy tín. Trong cuộc chiến của các

doanh nghiệp du lịch, giữ vững được chữ tín trên thị trường đã và sẽ mãi là
một vũ khí sắc bén để thu hút khách.
+ Chất lượng của các chương trình du lịch: Khách du lịch tham gia chương
trình du lịch có được đáp ứng những yêu cầu của mình một cách tốt nhất
không, có đi được hết các địa điểm ghi trong chương trình hay không? Họ có
bị cảm thấy là doanh nghiệp đang “treo đầu dê, bán thịt chó” hay không? Hiện
nay, có rất nhiều doanh nghiệp du lịch vì muốn thu hút khách tham gia
chương trình du lịch của mình, đã thông qua quảng cáo để đưa ra những
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 11

chương trình hấp dẫn nhưng khi tổ chức lại không như những gì hứa hẹn nên
đã để lại ấn tượng không tốt cho khách du lịch.
+Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên:
- Cán bộ quản lý là những người kiểm tra, giám sát, chịu trách nhiệm
toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, định hướng và xây dựng các mục tiêu
chiến lược giúp doanh nghiệp đẩy mạnh việc tăng cường thu hút khách.
- Hướng dẫn viên có trách nhiệm nắm bắt nội dung chương trình du
lịch, hiểu rõ các tài nguyên du lịch được xây dựng trong chương trình. Hướng
dẫn khách thực hiện chương trình, thuyết minh, giải thích điểm du lịch đến
tham quan. Ngoài ra, hướng dẫn viên phải quan tâm đến tình hình khách, giải
quyết những trường hợp bất thường xảy ra trên đường đi có nhiệt tình hay
không.
- Góp phần không nhỏ vào việc thu hút khách du lịch còn là chất
lượng phục vụ của nhân viên trong các khách sạn, nhà hàng.
+ Giá cả của các chương trình du lịch: Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp
đã sử dụng chính sách giá như một công cụ đắc lực để thu hút khách. Vấn đề
đặt ra ở đây là sử dụng chính sách đó như thế nào cho phù hợp để vừa hấp dẫn

được khách lại thu được lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
1.4.2. Nhóm các nhân tố khách quan:
Nhóm nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài tác động vào mà doanh
nghiệp không có khả năng hoặc ít có khả năng thay đổi được.
+ Đặc thù quốc gia: Những đặc thù này tạo nên một lợi thế cạnh tranh rất lớn
như thể chế chính trị, điều kiện lịch sử, vị trí địa lý, tiềm năng về kinh tế và
tài nguyên du lịch. Tính đặc thù này đặc biệt quan trọng vì cho dù tình hình
du lịch trên Thế giới có thuận lợi đến đâu, nhưng trong bối cảnh quốc gia đó
không tốt về tình hình kinh tế hay tình hình chính trị thì chắc chắn ngành du
lịch nước đó cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, kéo theo là khách du lịch trên Thế
giới không có ý định đến quốc gia đó du lịch. Có thể nói hoà bình và ổn định
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 12

chính trị ở một đất nước, một khu vực là nhân tố đầu tiên quyết định cho sự
phát triển của ngành du lịch.
+ Các đối thủ cạnh tranh: Nếu nhiều doanh nghiệp lữ hành cùng kinh doanh
trên cùng một địa bàn, một khu vực gần kề nhau dẫn đến cung vượt quá cầu
thì có ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ gặp
nhiều khó khăn trong việc thu hút khách về với doanh nghiệp của mình.
+ Các nhà cung cấp: Nếu doanh nghiệp lữ hành có mối quan hệ tốt với các
nhà cung cấp khách và các nhà cung ứng sản phẩm riêng lẻ thì sẽ luôn giữ
được nguồn khách, ổn định cho doanh nghiệp, gây được uy tín lớn. Ngược lại,
nếu doanh nghiệp lữ hành không có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng và
nhà cung cấp thì khó có thể thu hút được khách du lịch về doanh nghiệp mình.
+ Các sự kiện đặc biệt trên thế giới như : Các hội nghị, hội thảo có tính chất
Quốc tế, các đại hội thể thao, các giải bóng đá lớn... cũng góp phần vào việc
tăng số lượng khách tham gia chương trình du lịch.

1.5 Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch của doanh nghiệp lữ
hành:
Tăng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu của mọi doanh nghiệp
kinh doanh, không riêng gì lĩnh vực kinh doanh du lịch. Đối với doanh nghiệp
lữ hành thì muốn tăng doanh thu, tối đa hoá lợi nhuận chính là tăng khả năng
thu hút khách tham gia chương trình du lịch, ở đây em xin trình bày một số
biện pháp cơ bản như sau:
1.5.1. Thu hút khách thông qua việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, chất
lƣợng phục vụ:
Chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ là nhân tố có tính chất quyết định
tới việc thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch, tới việc thu hút khách của
một doanh nghiệp lữ hành. Chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ được
coi là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Vì vậy, một doanh nghiệp muốn thu hút được nhiều khách thì vấn đề đặt ra
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 13

hàng đầu và có tính chất quyết định là không ngừng hoàn thiện và nâng cao
chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ. Việc đặt ra một chiến lược sản
phẩm hợp lý rất có ý nghĩa, doanh nghiệp cần biết rõ mình bán gì, chất lượng,
số sản phẩm, chu kì sống của nó như thế nào? Qua đó, phải có hướng đi đúng
cho riêng doanh nghiệp mình. Người mua bao giờ cũng thích có nhiều mặt
hàng để thỏa sức lựa chọn, vì thế cần có nhiều chương trình du lịch phong
phú, đáp ứng nhu cầu, sở thích, mục đích cũng như khả năng thanh toán của
mọi đối tượng khách hàng. Không những thế, doanh nghiệp muốn tăng khả
năng thu hút khách lâu dài cần phải xây dựng nhiều tour du lịch hấp dẫn với
chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ hoàn hảo, tương xứng với chi phí
khách du lịch bỏ ra.

1.5.2. Thu hút khách thông qua chính sách giá cả:
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì đôi khi giá cả lại là yếu tố
quyết định đến việc thu hút khách của một doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt bằng cách hạ giá sản phẩm cùng loại
của mình so với đối thủ cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp thì giá cả tác động
trực tiếp đến doanh thu. Như vậy, các doanh nghiệp khi hạ giá bán để cạnh
tranh cũng phải chú ý đến lợi nhuận. Để thu hút khách đến với doanh nghiệp
cần có chính sách giá hợp lý. Một chính sách giá cứng nhắc sẽ tạo cho khách
cảm giác ngần ngại khi đến tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp và khách
không được lựa chọn chương trình phù hợp với mình. Vì vậy, đưa ra nhiều
mức giá khác nhau hoặc đưa ra một khoảng giá thì doanh nghiệp lữ hành có
thể thu hút được nhiều đối tượng khách hơn. Sự phân biệt về giá có thể áp
dụng bằng cách xây dựng nhiều chương trình với những mức giá khác nhau
cho nhiều đối tượng khác nhau. Để có thể đưa ra được mức giá hợp lý đó,
doanh nghiệp phải tính toán kỹ chi phí bỏ ra và mức lãi thu về, cuối cùng là
định ra giá bán.
1.5.3. Thu hút khách thông qua chính sách phân phối sản phẩm:
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 14

Thực chất của chính sách phân phối sản phẩm trong du lịch là giải quyết vấn
đề đưa sản phẩm du lịch tới người tiêu dùng như thế nào để có hiệu quả cao
nhất?






Sơ đồ 1 : Kênh phân phối sản phẩm du lịch







Thông qua bảy kênh phân phối này, các nhà kinh doanh du lịch có thể lựa
chọn kênh phân phối phù hợp với doanh nghiệp mình để dễ dàng trong việc
tiêu thụ được nhiều sản phẩm, hay thu hút được nhiều khách hàng và mở rộng
được phạm vi hoạt động cũng như đảm bảo mức độ an toàn cho công việc
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5.4. Thu hút khách thông qua quảng cáo, khuếch trƣơng:
Hiện nay, quảng cáo như là một công cụ đắc lực giúp cho các nhà kinh doanh
dễ dàng đưa các sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Thông qua
quảng cáo, doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin cho khách hàng, thuyết
phục họ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Các hình thức quảng cáo
rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi người quản lý phải có lựa chọn cách quảng


Sản
phẩm
du
lịch


Khách
du
lịch

Công ty
lữ hành
Đại lý
bán buôn

Đại lý

bán lẻ
Chi nhánh,
Văn phòng đại diện
1
2
3
4
5
6
7
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 15

cáo sao cho phù hợp, dựa vào khả năng chi phí cho quảng cáo của doanh
nghiệp. Có thể chọn hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng, trên mạng Internet, hoặc tham gia các hội chợ triển lãm... phải chú ý
tới những yếu tố quyết định như: thời gian thực hiện, tần số xuất hiện, phạm
vi quảng cáo...
Ngoài ra, tại các văn phòng đại diện hoặc các điểm bán cần có áp phích, biển
quảng cáo, bảng quảng cáo với nội dung cung cấp thông tin cho khách hàng
như các chương trình du lịch, giá cả, các dịch vụ kèm theo...

1.5.5. Thu hút khách thông qua chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp:
Việc tìm ra chiến lược, hướng đi đúng cho doanh nghiệp mình là bài toán nan
giải của nhiều nhà quản lý. Nhưng nếu tìm được hướng đi đúng cho doanh
nghiệp mình lại là một thuận lợi lớn, dễ dàng thu hút được khách du lịch về
với doanh nghiệp mình. Mặc dù có rất nhiều hình thức khác nhau, nhưng có
thể nhóm tất cả các hình thái chiến lược vào ba dạng cơ bản là chiến lược
phân biệt, hạ thấp chi phí và phản ứng nhanh.
1.5.6. Thu hút khách thông qua việc tạo lập và xây dựng mối quan hệ với
các đơn vị khác:
Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một doanh nghiệp đơn lẻ
khó có thể đứng vững trên thương trường nếu như không thiết lập được cho
mình các mối quan hệ. Có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị kinh doanh
khác, doanh nghiệp du lịch sẽ có nhiều nguồn khách hơn, vì vậy nên có chế
độ hoa hồng và chế độ hậu mãi thỏa đáng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần
có mối quan hệ với các bộ, ban, ngành có liên quan như các đơn vị chủ quản,
hãng hàng không, hải quan... để từ đó xây dựng một ê-kíp hoạt động đồng bộ,
hỗ trợ lẫn nhau vì du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp đòi hỏi sự có mặt của
nhiều ngành khác nữa. Việc tạo lập và xây dựng các mối quan hệ đó đều phải
dựa trên quan hệ bình đẳng đôi bên cùng có lợi.
1.6. Đặc điểm thị trƣờng và khách du lịch Trung Quốc
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 16

Theo Thạc sĩ Lê Văn Minh, sự phát triển của ngành du lịch phụ thuộc rất
nhiều vào sự phát triển của thị trường khách du lịch, đặc biệt là thị trường
khách du lịch quốc tế. Nói cách khác, thị trường khách du lịch giữ vai trò
quan trọng, là yếu tố quyết định, là môi trường nuôi dưỡng ngành du lịch.
Những năm gần đây, với chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng,

Nhà nước cùng với sự phát triển chung của ngành kinh tế, xã hội, hoạt động
du lịch có nhiều khởi sắc, từng bước khẳng định vị trí quan trọng của mình
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Ngành Du lịch trở
thành “ngành công nghiệp không khói” hay “ con gà đẻ trứng vàng” cho nền
kinh tế.
Nhận thấy những điều kiện thuận lợi, Trung tâm du lịch coi thị trường khách
du lịch Trung Quốc là thị trường khách quốc tế trọng điểm, trước mắt và lâu
dài. Dưới đây là một vài đặc điểm về thị trường khách du lịch Trung Quốc.
1.6.1. Đặc điểm thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc
1.6.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý
Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới trên bộ kéo dài 132 km giữa Bắc
Việt Nam và Nam Trung Quốc. Các tỉnh phía Nam Trung Quốc có cùng
chung Vịnh Bắc Bộ, lại có đường sắt liên vận Lạng Sơn - Quảng Tây, Lào Cai
- Vân Nam, vì thế rất thuận lợi cho giao thông đường bộ, đường biển. Việc đi
lại giữa hai nước dễ dàng, ít tốn kém, có thể đi bằng ôtô, tàu thuỷ, máy bay…
1.6.1.2. Đặc điểm kinh tế
Những năm trở lại đây, Trung Quốc có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh,
được xếp vào hàng ngũ các nước có tốc độ phát triển cao. Theo tạp chí New
Word, ngành công nghiệp nhẹ Trung Quốc đứng đầu thế giới, tổng thu nhập
quốc dân cao, đồng tiền Trung Quốc đứng vững trên thị trưởng. Thu nhập dân
cư các vùng kinh tế ven biển phía Nam khá gần miền Bắc Việt Nam như
Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam tăng đáng kể. Nhu cầu du lịch ngày càng
lớn là một thực tế. Trung Quốc sẽ trở thành nước cung cấp nguồn khách du
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 17

lịch lớn nhất thế giới. Thực sự đây là một thị trường khách tiềm năng hết sức
lớn.

1.6.1.3. Đặc điểm tâm lý xã hội của khách du lịch Trung Quốc
 Đặc điểm chung:
- Người Trung Quốc có tinh thần dân tộc rất cao, giàu lòng thương người, sâu
sắc trong quan hệ, hào hiệp, cao thượng trong ứng xử.
- Người Trung Quốc rất kín đáo và thâm thuý, thích bầu không khí thân
mật, cởi mở, vui vẻ như trong gia đình.
- Trong giao tiếp thường nói to và nói nhiều, luôn coi trọng lời mời trực tiếp.
- Khi gặp nhau, người Trung Quốc thường khom mình hoặc cúi đầu để chào
hỏi hoặc có thể bắt tay nhau.
- Người Trung Quốc không quen với những đụng chạm như vỗ lưng hay ôm
vai, ôm lưng khi gặp nhau, cũng không quen với việc biểu lộ tình cảm ngoài
đường hay nơi công cộng.
- Trong giao tiếp người Trung Quốc rất chú ý đến địa vị xã hội và tuổi tác của
nhau.
- Người Trung Quốc rất yêu thích thiên nhiên, họ thích đến những nơi có
phong cách thiên nhiên tươi đẹp, hài hoà để thư giãn và nghỉ ngơi; thích
những hoạt động vui vẻ, sôi động. Hiện nay, người Trung Quốc vào Việt Nam
du lịch với mục đích nghiên cứu và khảo sát thị trường, tìm chọn bạn hàng
buôn bán và đối tác đầu tư. Tham quan du lịch là mục đích thứ yếu. Họ
thường lựa chọn Business Tour khoảng từ 5 -15 ngày đi cả 3 miền Bắc -
Trung - Nam. Họ muốn tìm hiểu chính sách xuất nhập khẩu và Luật đầu tư
của Việt Nam, nhất là việc buôn bán trao đổi giữa các tỉnh biên giới Việt -
Trung.
- Cũng như người Việt Nam đối với người Trung Quốc có thể hỏi những câu
hỏi mang tính riêng tư: nghề nghiệp, gia đình, thu nhập, giá trị nhà cửa. Chủ
đề ưa thích của người Trung Quốc là lịch sử, văn hoá, gia đình, sự tiến bộ của
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 18


Trung Quốc. Họ không thích và tránh các chủ đề về Đài Loan, cách mạng văn
hoá, chính trị, buôn lậu.
- Trung Quốc là một quốc gia đông dân nên thiết chế pháp luật của Trung
Quốc khá chặt chẽ. Người dân Trung Quốc có ý thức trong việc tôn trọng
pháp luật. Nhưng khi sang Việt Nam du lịch nhiều khi người Trung Quốc
cũng dễ dàng thích nghi với những việc làm tuỳ tiện như: vất rác bừa bãi, hút
thuốc lá trên các phương tiện công cộng v.v…
- Người Trung Quốc có thói quen bàn chuyện làm ăn bên bàn tiệc nên
nếu đối với khách du lịch Trung Quốc đi có cả mục đích làm ăn hoàn toàn có
thể bố trí những bữa tiệc mà ở đó có thể bàn về công việc.
- Những đối tượng khách đến từ những vùng khác nhau như:
+ Người Sơn Đông: khách du lịch là người Sơn Đông khó tính, khó chiều,
hay thay đổi tour.
+ Người Thượng Hải, Bắc Kinh: Khả năng chi trả cao, có khả năng mua
tour lớn, tiêu dùng du lịch cũng sành điệu hơn.
+ Người Đài Loan: Có khả năng chi trả cao, người Đài Loan rất hữu hảo
với người phương Tây, hầu hết nói được tiếng Anh và có lối sống khá “Tây”.
Khách du lịch Đài Loan đánh giá rất cao sự kiên nhẫn, khiêm nhường và biết
kính trọng. Khách Đài Loan thích được tặng quà, và thích được nhận quà đắt
tiền.
 Phong cách tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc:
 Về vận chuyển: Khi đi du lịch thì phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào
tour mà họ tham gia nhưng khi họ đi xa, phương tiện họ thích nhất là tầu hỏa
vì theo họ đó là phương tiện vận chuyển an toàn nhất, chỉ khi đi có cự li ngắn
thì họ mới đi ôtô.
 Lưu trú :
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng


Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 19

Khi sang Việt Nam du lịch, người Trung Quốc đặc biệt ở khách sạn 2
đến 3 sao. Trong khách sạn phải luôn có nước nóng để tắm và để phục vụ các
nhu cầu khác.
Đa số người Trung Quốc hút thuốc vì vậy phòng ở của họ nên có bật lửa, bao
diêm và gạt tàn. Khách Trung Quốc thích ở trong những phòng có trải thảm vì
họ cảm thấy căn phòng sang trọng hơn, tuy nhiên họ cũng thường hay ném
tàn thuốc đang cháy xuống sàn nên khách sạn cần chú ý sử dụng loại thảm sao
cho hợp lý, đảm bảo an toàn và lịch sự.
Người Trung Quốc thích ngủ giường rộng, màn tròn, nơi thoáng khí. Trong
một ngày, vào buổi sáng họ thường ngủ dậy muộn, ít khi hoạt động trước 8
giờ sáng, buổi trưa có giờ nghỉ trưa, buổi tối họ thường thích gội đầu sau khi
ăn uống xong, và họ hay đi ngủ muộn.
 Ăn:
Trung Quốc là đất nước có nền văn hoá từ lâu đời nên ăn uống được coi là
một nghệ thuật. Có rất nhiều món ăn khác nhau điển hình cho các dân tộc
khác nhau. Các món ăn được nấu nướng rất cầu kì với đủ loại gia vị, chính
điều đó tạo nên nét hương vị rất riêng của món ăn Trung Quốc.
Người Trung Quốc rất thích đặt tên cho các món ăn, những cái tên này
thường rất kì lạ và hay có điển tích đi kèm theo nó. Vì thế, nếu các món ăn có
tên hay và giới thiệu được xuất xứ của nó thì sẽ rất thu hút khách du lịch
Trung Quốc.
Người Trung Quốc cũng rất thích các món ăn với các loại mì sợi vì theo quan
niệm của người Trung Quốc sợi mì thật dài tượng trưng cho sự trường thọ.
Người Trung Quốc không thích ăn sống, không ăn đồ chấm, không thích dùng
nước mắm mà dùng xì dầu với ớt và tỏi (người miền Bắc ăn tỏi nhiều); họ
thích ăn nóng, không thích ăn đồ nguội, không thích ăn quả ngọt hay quá chua.
Bữa ăn của họ tối thiểu phải có 4 món: thịt, cá, canh, rau... Người miền Nam
ăn canh trước, người miền Bắc cuối cùng mới ăn canh. Khi ăn mỗi người cần

Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 20

có một bát cá nhân đựng gia vị, ớt, tỏi, xì dầu và rất thích những bữa ăn có hạt
điều.
Buổi sáng, người Trung Quốc muốn ăn những món tự chọn. Nếu đoàn đông
khách nên để nhiều món cho họ chọn hoặc có một nồi cháo, có trứng mặn,
xương sườn thì họ rất thích. Ở Trung Quốc không có bánh mì nướng nên họ
rất thích ăn bánh mì ốp-la. Khi cả đoàn khách ngồi ăn thì chỉ bày những món
ăn lên bàn còn cơm và cháo để một chỗ ai thích thì lấy. Họ thích ăn một bát
phở, cháo hay một cốc sữa trước khi đi ngủ.
 Uống:
Ở Trung Quốc có loại rượu nổi tiếng là rượu Mao Đài. Bất kì khách
sạn nào có phục vụ khách Trung Quốc đều bày loại rượu này.
Người Trung Quốc đặc biệt thích uống trà, họ ít khi uống cà phê. Trà thường
được pha loãng, đựng trong cốc to, uống nóng. Khi uống trà, họ có thể kết
hợp nói chuyện rất chân tình, cởi mở...
 Vui chơi giải trí và thưởng thức cái đẹp.
Người Trung Quốc thích chơi các môn thể thao thiên về trí tuệ như cờ vua, cờ
tướng, cờ vây... và một số trò giải trí như chơi đánh mạt chược, tú lơ khơ...
Những lúc rảnh rỗi họ thường dạo chơi trên phố.
Trong thưởng thức cái đẹp, người Trung Quốc rất tinh tế, họ có khiếu thẩm
mỹ, đi du lịch Việt Nam họ thích những chương trình tham quan các khu nghỉ
mát, bãi biển, những nơi có phong cảnh, thiên nhiên tươi đẹp....
Khi sang thăm Việt Nam, không nên dẫn khách du lịch Trung Quốc đến các
chùa chiền, lăng tẩm... vì nước họ có rất nhiều chùa, lăng mà hầu như đều có
kích thước và kiến trúc đẹp hơn của Việt Nam. Nên đưa họ đi thăm các danh
lam thắng cảnh, di sản văn hoá...

 Mua sắm:
Khi sang Việt Nam, người Trung Quốc thích mua những thứ trái cây nhiệt đới.
Phụ nữ thích mua nón lá, áo dài Việt Nam bằng lụa tơ tằm. Họ thích mua
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 21

những hàng mỹ nghệ truyền thống của làng nghề Việt Nam. Người Trung
Quốc rất tiết kiệm trong chi tiêu, họ thường mặc cả để mua được hàng rẻ.
1.6.1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đặc điểm thị trường khách du lịch Trung Quốc có ý
nghĩa rất lớn đối với nhà kinh doanh du lịch. Bởi vì trên thế giới có rất nhiều
dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc lại mang đặc điểm riêng. Du lịch là một ngành
dịch vụ, điều quan trọng là phải làm sao cho mọi đối tượng khách đều được
thỏa mãn. Vì vậy, khi kinh doanh du lịch họ phải biết được người đang đối
diện với mình là ai, thuộc dân tộc nào, dân tộc đó có đặc điểm gì? Nắm bắt
được đặc điểm của họ mới hiểu được họ, phục vụ họ một cách chu đáo hơn,
và ngày càng thu hút được họ hơn.
1.6.2. Những nguyên nhân thúc đẩy khách Trung Quốc đi du lịch Việt
Nam
Nguyên nhân:
Trước tiên, phải kể đến là chính sách của Đảng và Nhà nước ta từ sau khi
bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc đã có nhiều thay đổi. Năm 1996, ta
mở thêm một số cửa khẩu ở vùng biên giới cho khách Trung Quốc vào Việt
Nam bằng giấy thông hành, cùng với sự nối lại hoạt động của tuyến đường sắt
Việt - Trung đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc qua lại giữa ta và Trung Quốc.
Năm 1998, cho phép mười ba công ty lữ hành ở Hà Nội và bảy công ty ở cửa
khẩu biên giới được đón khách du lịch Trung Quốc vào Hà Nội, Hải Phòng,
Hạ Long bằng thẻ du lịch.

Việt Nam đã mở các đường bay thẳng nối Hà Nội - Bắc Kinh, Hà Nội - Nam
Ninh, Hà Nội - Côn Minh, Hà Nội - Quảng Châu, Hà Nội - Quảng Đông.
Việt Nam đã giảm thiểu các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho
khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam. Từ ngày 12/9/2004 Việt Nam đã
miễn visa cho khách Trung Quốc vào Việt Nam. Tổng cục du lịch Việt Nam
đã chủ động và tích cực phối hợp với Bộ Công an và các bộ ngành chức năng
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 22

xây dựng quy chế về tổ chức và quản lý công dân Trung Quốc sử dụng giấy
phép xuất nhập cảnh do Trung Quốc cấp vào Việt Nam tham quan du lịch.
Lợi thế của nước ta là có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 1350km,
qua 6 tỉnh (31 huyện) của Việt Nam và qua 2 tỉnh của Trung Quốc. Khoảng
cách giữa hai nước là không có, không phải đi qua nước thứ ba, điều này rất
có lợi cho mọi hoạt động kinh doanh và du lịch. Mặt khác, việc đi lại giữa hai
nước ngày càng thuận tiện, đường sắt Việt - Trung đã được nối liền, chi phí
vận chuyển thấp phù hợp với khả năng chi trả của người Trung Quốc.
Ngoài ra, nước ta lại là cửa ngõ của Đông Nam Á, thuận tuyến đường giao
thông bằng đường bộ, đường thuỷ, và đường hàng không... Người Trung
Quốc ít khi đi du lịch thuần tuý mà thường kết hợp sang các nước tìm kiếm cơ
hội làm ăn, gặp gỡ các đối tác... Đến Việt Nam họ không những được hưởng
các sản phẩm nhiệt đới mà còn thuận tiện cho họ trong việc gặp gỡ, kí kết với
bạn hàng ở các nước Đông Nam Á.
Giá cả hàng hoá dịch vụ của nước ta rẻ hơn so với các nước lân cận Trung
Quốc như Thái Lan, Sing-ga-po... Điều đó làm giá chương trình du lịch Việt
Nam rẻ hơn, phù hợp với khả năng thanh toán của người dân Trung Quốc.
Đất nước Việt Nam có rất nhiều tài nguyên du lịch độc đáo và hấp dẫn không
chỉ riêng với khách du lịch Trung Quốc mà còn đối với cả khách du lịch ở

nhiều nước trên Thế giới.
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về văn hoá nên khi đi du
lịch, khách Trung Quốc có cảm giác gần gũi, thoải mái.
Tình hình an ninh chính trị của nước ta trong những năm gần đây khá ổn định ;
người dân Việt Nam thực sự mến khách, kinh tế nước ta đang ngày càng phát
triển. Tình hữu nghị Việt - Trung cũng đang ngày càng khăng khít và hai
nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 23

Du lịch Việt Nam tham gia những hội chợ du lịch Việt Nam tại Trung Quốc
để quảng bá Du lịch Việt Nam, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
Du lịch hai nước gặp gỡ, trao đổi nhằm mở rộng các mối quan hệ.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố 26/1 cho biết, lượng khách Quốc
tế đến Việt Nam trong tháng 1/2010 ước tính đạt hơn 416 nghìn lượt, tăng 10,
6% so với tháng trước và tăng 20, 4% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, du
khách đến từ Australia tăng 26, 3%, Canada 24, 3%, Hàn Quốc 21, 1%, Nhật
Bản 3%... Đặc biệt, khách đến từ thị trường Trung Quốc có sự tăng trưởng ấn
tượng, đạt 59 nghìn lượt, tăng 94% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tóm lại:
So với khách du lịch là người nước khác thì khách Trung Quốc đến Việt Nam
có tỉ lệ cao hơn, có ý kiến cho rằng trừ người Thượng Hải và Bắc Kinh có khả
năng chi trả cao còn khách du lịch Trung Quốc khi sang Việt Nam chi tiêu rất
ít. Nhưng cần nhìn nhận một thực tế rằng, theo một cuộc điều tra do hãng
Master Card tiến hành cho thấy, số khách du lịch Trung Quốc đến các nước
châu Á sẽ tiếp tục tăng lên với mức chi tiêu đạt tới hàng tỉ USD. Đi du lịch
mua sắm có sức hút lớn và sẽ là một tiêu chuẩn chủ yếu cho sự lựa chọn của
du khách. Thời gian khách Du lịch Trung Quốc lưu lại Xơun Hàn quốc trung

bình là 5,5 ngày với mức chi tiêu 180USD/ngày. Tại Thái Lan là 8 ngày với
mức 90USD/ngày. Tại Hồng Kông mức chi tiêu trung bình là 170USD/ngày
và Singapore là 130USD/ngày với thời gian dưới 3 ngày. Như vậy cho thấy
rằng khách du lịch Trung Quốc hoàn toàn có khả năng chi trả cao. Nên cần có
nhiều biện pháp kích cầu hợp lí với khách du lịch Trung Quốc.
Trong tương lai có thể khẳng định rằng thị trường khách du lịch Trung Quốc
vẫn là thị trường chủ yếu của du lịch Việt Nam. Vì thế, việc nắm bắt tâm lí và
thị hiếu của khách Trung Quốc ngày càng trở nên cần thiết để khai thác thị
trường này một cách có hiệu quả.
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 24


CHƢƠNG II:
THỰC TRẠNG KHAI THÁC THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH TRUNG
QUỐC TẠI TRUNG TÂM DU LỊCH THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN
DU LỊCH DỊCH VỤ DẦU KHÍ HẢI PHÒNG
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
2.1.1.Tên, địa chỉ giao dịch của Công ty
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng
Tên Tiếng Anh: THE NATIONAL OIL SERVICES COMPANY OF
HẢI PHÒNG (OSC HAIPHONG)
Địa chỉ giao dịch: số 40A Trần Quang Khải - Hồng Bàng - Hải Phòng
Điên thoại: 84.313.823552 - 84.313.841146
84.313.502740 - 84.313.502741
Fax: 84.313.810532
Email:
2.1.2.Vị trí địa lí

Trụ sở của Công ty nằm trên số 40A Trần Quang Khải - Phường Hoàng
Văn Thụ - Quận Hồng Bàng - Thành phố Hải Phòng. Công ty nằm trong trung
tâm thành phố Hải Phòng với đường giao thông thuận tiện, gần ga xe lửa, sân
bay, bến cảng và các di tích lịch sử ( Nhà hát lớn, Quán hoa, hồ Tam Bạc….)
và các công trình công cộng vui chơi giải trí như: công viên, bệnh viện, rạp
chiếu phim, các chợ lớn…. Đây là một vị trí thuận lợi cho Công ty khai thác
trong lĩnh vực kinh doanh du lịch dịch vụ và chính sách thu hút khách hàng.
2.1.3. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tiền thân của Công ty Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng là Công ty
liên doanh Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng, ra đời theo quyết định số 19/QĐ-
TCCQ ngày 09 tháng 01 năm 1989 của UBND thành phố Hải Phòng.
Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Trung tâm du lịch thuộc Công ty
Cổ phần Du lịch Dịch vụ Dầu Khí Hải Phòng

Sinh viên: Nghiêm Thị Phƣơng Dung – QT1001P Page 25

Công ty Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng ra đời trong thời kì đã có
Luật đầu tư và cho phép Công ty nước ngoài đầu tư thăm dò, khai thác, chế
biến dầu khí ở Việt Nam. Chỉ thị của Bộ trưởng lúc bấy giờ nêu rõ, trước mắt
cần tập trung xây dựng để hình thành ba Trung tâm Dịch vụ Dầu khí tại Việt
Nam là Vũng Tàu - Côn Đảo, Hải Phòng - Hà Nội, Đà Nẵng - Huế. Thực hiện
chủ trương của Đảng, Nhà nước, Thường trực Thành uỷ Hải Phòng tại cuộc
họp ngày 3 tháng 1 năm 1989 đã chủ trương mở rộng dịch vụ của thành phố
phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí tại đất liền và vịnh Bắc Bộ. Chủ trương
này được triển khai thực hiện, một số hãng dầu khí nước ngoài kí kết với Việt
Nam văn bản về việc thăm dò, khai thác dầu khí ở đất liền và vịnh Bắc Bộ.
Thực hiện chủ trương của trung ương và thành phố, Liên hiệp Công ty
Du lịch - Dịch vụ Hải Phòng được phép liên doanh với Công ty Du lịch -
Dịch vụ Dầu khí Việt Nam. Cuộc kết duyên này đã sinh ra Công ty liên doanh
dịch vụ Dầu khí Hải Phòng, đặt dưới sự quản lí của UBND thành phố.

Được sự quan tâm của liên hiệp Công ty Du lịch - Dịch vụ Hải Phòng và
Công ty Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Việt Nam, Công ty liên doanh Dịch vụ
Dầu khí Hải Phòng từng bước ổn định và trưởng thành. Từ Công ty liên
doanh với một đơn vị trong nước Công ty trở thành đơn vị độc lập với tên gọi
Công ty Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng ngày nay.
Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới trong tình hình nền kinh tế đã
chuyển mình từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường phát triển
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 12 tháng 4 năm 2005, Công ty tiến
hành cổ phần hoá thành Công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải
Phòng.
2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty
- Kinh doanh lữ hành (Quốc tế và Nội địa).
- Kinh doanh khách sạn du lịch và các dịch vụ kèm theo.

×