Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

NỘI DUNG ĐỀ YẾU CÁC SÁCH HÁN NÔM ĐƯỢC GHI CHÚ CÓ GHI CHÉP CA DAO TỤC NGỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.46 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
BÁO CÁO KHOA HỌC
ĐỀ TÀI :
NỘI DUNG ĐỀ YẾU CÁC SÁCH HÁN NÔM ĐƯỢC
GHI CHÚ CÓ GHI CHÉP CA DAO TỤC NGỮ
(Qua khảo sát Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề
yếu)
Người hướng dẫn : ThS. Phùng Minh Hiếu
Sinh viên : Trần Thị Đậu
Lớp : K51 Văn học
Hà Nội, Tháng 12 năm 2008
1
Lời cảm ơn
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trường ĐHKHXH & NV và đặc biệt,
em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất của mình tới cô Phùng Minh
Hiếu, người đã rất tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong quá
trình làm báo cáo khoa học này.
Hà nội, ngày 22 tháng 12 năm 2008
Sinh viên
Trần Thị Đậu

2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ca dao, tục ngữ là sản phẩm văn hoá tinh thần của người lao động
xưa. Nó phản ánh toàn bộ đời sống, tâm tư, tình cảm và sinh hoạt của nhân
dân lao động và có giá trị lớn về nhiều mặt.
Công tác sưu tầm ca dao, tục ngữ nói riêng và công tác sưu tầm,
nghiên cứu văn học dân gian nói chung rất quan trọng. Công việc này đã


được thực hiện ít nhất là từ thế kỉ XIX, với các tác phẩm như: An Nam
phong thổ thoại của Trần Tất Văn (hiệu Thiên Bản cư sĩ ), Đại Nam quốc
túy của Ngô giáp Đậu( hiệu Tam Thanh) và tiếp tục được phát huy, sưu
tầm thêm trong thế kỉ XX, với một số tác phẩm như: tục ngữ Việt Nam của
Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri; tục ngữ phong dao của
Nguyễn Văn Ngọc; ca dao ngạn ngữ Hà Nội ..v..v… Trong những năm gần
đây, việc tiếp cận các sưu tầm ca dao tục ngữ chủ yếu dựa trên 2 công trình
lớn của nhóm Nguyễn Xuân Kính Kho tàng ca dao người Việt và Kho tàng
tục ngữ người Việt. Tìm hiểu các sưu tầm ca dao tục ngữ, chúng ta thường
đề cập đến vấn đề nguồn tư liệu, trong đó, một nguồn tư liệu khá quan
trọng là tư liệu các sách vở chữ Hán Nôm có ghi chép các câu ca dao tục
ngữ được sưu tầm. Chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu nhóm tư liệu này là
bổ ích đối với người bước đầu làm nghiên cứu văn học dân gian nên mạnh
dạn dành báo cáo này cho việc triển khai một khảo sát với nhóm tư liệu
này.
Trở ngại lớn nhất, đầu tiên và suốt quá trình tiếp cận những tư liệu như
thế đối với người thực hiện báo cáo là vấn đề ngôn ngữ: Trong khi những
nhóm tư liệu này được ghi chép bằng chữ Hán và chữ Nôm và có niên đại
cách ngày nay khoảng gần một thế kỷ, thì vốn hiểu biết chữ nghĩa Hán
Nôm của người thực hiện báo cáo chỉ dừng ở một số học trình ít ỏi trong
3
chương trình cử nhân Văn chương dành cho môn học này. Mặc dù vậy, với
mong muốn được hiểu biết một mảng tư liệu có vị trí quan trọng trong
những nguồn tư liệu cơ thiết sưu tầm ca dao tục ngữ người Việt, chúng tôi
vẫn cố gắng triển khai phân tích khảo sát, dù ở bước còn rất sơ khai.
Đối với kho sách Hán Nôm hiện còn lưu giữ được đến ngày nay, nơi
tập trung cơ bản hơn cả là Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm ( 183, Đặng
Tiến Đông – Hà Nội), với hầu hết các sách vở Hán Nôm được sưu tầm đã
thư mục hóa thành một danh mục in trong Di sản Hán Nôm Việt Nam – thư
mục đề yếu do Viện nghiên cứu Hán Nôm và Học viện Viễn đông Bác cổ

Pháp thực hiện. Việc sử dụng các sách Hán Nôm có sưu tầm ca dao, tục
ngữ cho việc tim hiểu nghiên cứu ca dao, tục ngữ vốn đã được làm từ sớm,
chính như trường hợp hai bộ sưu tầm Kho tàng ca dao người Việt và Kho
tang tục ngữ người Việt đã sử dụng một số sách Hán Nôm để biên soạn, và
trong số sách Hán Nôm đó có một bộ phận hiện được lưu giữ tại kho sách
Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm và có tên trong danh mục Thư mục đề
yếu nói trên. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ đi vào khảo sát nội dung đề
yếu của các sách Hán Nôm được ghi chú có sưu tầm ca dao tục ngữ theo
thư mục đề yếu này. Có ít nhất hai mục đích rõ ràng: Thứ nhất, bằng công
việc này, chúng tôi sẽ thiết lập một cái nhìn đại lược với trữ lượng sách vở
có sưu tầm ca dao tục ngữ trong kho sách Hán Nôm hiện lưu giữ tại Thư
viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. Thứ hai, chúng ta có thể có cái nhìn rộng
hơn về các phông sách Hán Nôm có liên hệ với tư cách là nguồn tư liệu cho
tìm hiểu ca dao tục ngữ người Việt. Một mặt, đây là dịp để người thực hiện
báo cáo có thêm những hiểu biết đối với sách vở Hán Nôm từng được nhắc
nhở nhiều đến như các bộ sưu tầm ca dao tục ngữ hồi cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX; mặt khác, đây cũng lã cách để chúng ta khảo sát những phông
sách có liên quan đến nguồn tư liệu ca dao tục ngữ, vì rằng ca dao tục ngữ
4
có khi xuất hiện như những ghi chép trong các địa phương chí hoặc các ghi
chép mang tính sưu tầm tổng hợp…
2.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là phần nội dung đề yếu của các
sách vở Hán Nôm được ghi chú có sưu tầm ca dao, tục ngữ theo thông tin
cung cấp bởi Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu. Chúng tôi dựa
vào ba tập sách của bộ Thư mục này để cố gắng thiết lập một danh sách
những sách vở Hán Nôm có sưu tầm ca dao tục ngữ, từ đó triển khai một số
nhận xét phân tích về nhóm tư liệu này.
3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Như được biết, trong rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ ca trữ tình

dân gian nói chung và về ca dao tục ngữ nói riêng, các học giả ít nhiều vẫn
quan tâm đến mảng tư liệu là sách vở Hán Nôm có sưu tầm ca dao tục ngữ.
Trong kho tàng ca dao người Việt của nhóm Nguyễn Xuân Kính, các
sách Hán Nôm được sử dụng làm nguồn tư liệu cho mục đích sưu tầm
những lời ca dao, tục ngữ. Nhắc đến vai trò của các sách Hán Nôm, những
nhà biên soạn viết: “ Sách Hán Nôm ra đời sớm giúp ích cho việc tìm hiểu
lịch sử thơ ca dân gian và tìm hiểu quan niệm của các nhà Nho đối với dân
ca, ca dao: Những lời thuộc loại nào thì được ghi chép nhiều, những lời nào
thì ít được chú ý? Cũng qua sách Hán Nôm, người nghiên cứu sẽ chứng
kiến quá trình thay đổi ở một lời ca dao cụ thể: Vốn ở trong sách Hán Nôm
như thế nào và khi có mặt ở sách quốc ngữ thì được thêm, bớt, sửa đổi ra
sao?”.
5
Có thể thấy, các nhà soạn giả đã ý thức một cách nghiêm túc yếu tố
ngôn ngữ (Hán Nôm hay Quốc ngữ) được sử dụng ở các sách sưu tầm ca
dao, tục ngữ thời kỳ sớm.
Bảng chỉ dẫn tìm tư liệu theo chủ đề thuộc bộ Thư mục đề yếu khi đua ra
đề mục Ngữ văn chỉ phân chia thành các nhóm sách Văn xuôi hay Thơ ca
hoặc Văn học dân tộc thiểu số. Điều này nghĩa là, Thư mục đề yếu không
dành riêng một sự phân loại cho nhóm sách sưu tầm hoặc có liên hệ đến
sưu tầm ca dao tục ngữ.
Khác với Thư mục đề yếu, trong một bộ sách mang tính công cụ tra cứu
sớm hơn đối với kho sách Hán Nôm là Tìm hiểu kho sách Hán Nôm –
nguồn tư liệu văn học, sử học Việt Nam của học giả Trần Văn Giáp, người
soạn bộ sách này dành một tiểu mục ‘ Văn hoá dân gian” thuộc phân nhóm
sách “ Văn học nghệ thuật”. Theo sự mô tả và phân tích của Trần Văn
Giáp, thuộc về số sách Văn hoá dân gian có những dạng sưu tầm ca dao tục
ngữ như Thanh Hoá quan phong, Nam quốc phương ngôn tục ngữ bị lục,
Nam phong giải trào.
Như vậy, từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã quan

tâm đến các sách Hán Nôm có sưu tầm ca dao tục ngữ. Trong báo cáo này,
từ góc tiếp cận hẹp là khảo sát nội dung đề yếu của các sách Hán Nôm
được ghi chú có sưu tầm ca dao tục ngữ theo Thư mục đề yếu, chúng tôi sẽ
cố gắng phân tích các thông tin từ các phần nội dung đề yếu này, một mặt
đối sánh chúng với tình hình chúng thường được khai thác sử dụng trong
nghiên cứu ca dao tục ngữ, đồng thời phân tích và bình luận về tình trạng
các sách này được nội dung đề yếu trong Thư mục đề yếu nêu là có ca dao
tục ngữ.
4.Phương pháp nghiên cứu:
6
Trong đề tài này, chúng tôi đã vận dụng nhiều phương pháp liên ngành,
trong đó nổi bật là phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích định lượng
và một số thao tác nghiên cứu cụ thể khác.
Thực hiện thống kê định lượng, chúng tôi chọn lọc ra những sách có
nội dung đề yếu mô tả là có sưu tầm ca dao, tục ngữ trong Di sản Hán Nôm
thư mục đề yếu. Căn cứ vào nội dung kết hợp với một số dấu hiệu hình
thức. Với kết quả thống kê thu được, chúng tôi tiến hành phân loại. Ở đây
chúng tôi dựa vào các yếu tố: (có chữ Hán hay không?; có xác định tác giả
và thông tin niên đại không?; sách toàn sưu tàm ca dao tục ngữ hay ca dao,
tục ngữ chỉ là một phần của sách?).
Trên cơ sở những dữ liệu đã có, chúng tôi phân tích danh sách và rút ra
những nhận định bước đầu về công tác sưu tầm ca dao, tục ngữ và tìm hiểu
sâu sắc hơn ý nghĩa, qui mô, hướng tiếp cận của các học giả sử dụng chữ
Hán Nôm xưa trong ứng xử đối với cái ngày nay chúng ta gọi là ca dao, tục
ngữ.
5.Kết cấu của báo cáo
Với những yêu cầu đã trình bày ở trên để tương ứng với cách giải
quyết nó, báo cáo của chúng tôi bao gồm phần mở đầu, kết luận, và 2
chương chính
Chương 1: Danh sách sách vở Hán Nôm được ghi chú có sưu tầm

ca dao tục ngữ theo nội dung đề yếu trong Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư
mục đề yếu
1. 1. Từ việc ghi chép ca dao, tục ngữ trong các sách vở Hán Nôm…
1.2. … đến các sách vở Hán Nôm có ghi chép ca dao tục ngữ trong
bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu
7
1.3. Giới thiệu danh sách các sách Hán Nôm được ghi chú có ghi
chép ca dao, tục ngữ theo nội dung đề yếu trong Di sản Hán Nôm Việt Nam
- Thư mục đề yếu
Chương 2: Một số phân tích về nội dung đề yếu cho các sách vở Hán
Nôm có ghi chép ca dao, tục ngữ
2 1. Nhận xét thông tin tác giả, niên đại và thông tin loại chữ viết
sử dụng trong các sách vở Hán Nôm có ghi chép ca dao tục ngữ
2 2.Về kết cấu một số sách được ghi chú có ghi chép ca dao tục
ngữ theo thông tin nội dung đề yếu
2 3. Liên hệ với cách biên soạn ca dao tục ngữ trong Kho tàng ca
dao người Việt và Kho tàng tục ngữ người Việt.
8
CHƯƠNG 1
DANH SÁCH SÁCH VỞ HÁN NÔM ĐƯỢC GHI CHÚ CÓ GHI
CHÉP CA DAO, TỤC NGỮ THEO NỘI DUNG ĐỀ YẾU TRONG DI
SẢN HÁN NÔM VIỆT NAM – THƯ MỤC ĐỀ YẾU
1. 1. Từ việc ghi chép ca dao, tục ngữ trong các sách vở Hán
Nôm…
Sưu tầm văn học dân gian không phải là một việc mới. Cách đây trên
3000 năm, văn học dân gian đã được sưu tập: 305 bài trong Kinh thi là do
các nhạc sư Trung Quốc sưu tập, san định và truyền lại. Những thiên sử thi
Iliat và Ôđixê của Hômerơ cổ đại Hy Lạp cũng là những tác phẩm dân gian
truyền lại từ ngót 3000 năm nay (Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam- Vũ
Ngọc Phan).

Ở nước ta, những công trình sưu tập văn học dân gian sớm nhất là truyện
dân gian, từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII. Về tục ngữ, ca dao ,dân ca thì công
việc sưu tập, biên soạn mới chỉ bắt đầu từ ngót hai trăm năm trở lại đây,
vào nửa cuối thế kỷ XVIII, Trần Danh Án( hiệu Liễu Am) đã sưu tập và
biên soạn Nam phong giải trào và Nam phong nữ ngạn thi của Trần Tiên
sinh. Các soạn giả trên đây đã ghi chép tục ngữ, ca dao bằng chữ Nôm, rồi
dịch ra chữ Hán và chú thích, có ý đem ca dao Việt Nam sánh với thơ “
Quốc phong” trong Kinh thi của Trung Quốc.( Vũ Ngọc Phan- Tục ngữ, ca
dao, dân ca Việt Nam).
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp xâm lược nước
ta, tinh thần dân tộc đã được thể hiện ở những sáng tác dân gian (vè yêu
nước) và ở những công trình sưu tập, biên soạn những vốn văn học truyền
thống, những sách chữ Nôm sưu tầm ca dao tục ngữ như: An nam phong
thổ thoại của Trần Tất Văn (hiệu Thiên Bản cư sĩ), Đại Nam quốc túy của
Ngô Giáp Đậu ( hiệu Tam Thanh), Nam quốc phương ngôn tục ngữ bị lục
(vô danh)…
9
Sang đầu thế kỷ XX, chúng ta mới có những sách sưu tập tục ngữ ca dao
bằng chữ quốc ngữ: Nam ngạn trích cẩm của Phạm Quang Sán (hiệu Ngạc
Đình); Gương phong tục của Đoàn Duy Bình (đăng trong Đông Dương tạp
chí); Tục ngữ phong dao của Nguyễn Can Mộng…
Đây là lần đầu tiên các nhà trí thức Việt Nam nhận rõ được giá trị văn
học của tục ngữ, ca dao. Nguyễn Can Mộng đã viết: “Văn vần nước ta phôi
thai từ ngạn ngữ, rồi đến phong dao thì thành điệu, thành chương, có thể
ngâm nga được. Văn lục bát hay song thất sau này đều từ đấy cả (Bài tựa
Ngạn ngữ phong dao 15-2-1936). Nhận định của Nguyễn Can Mộng rất xác
đáng. Vốn văn học dân gian truyền thống của ta rất quý, những sách Hán
Nôm của ta ghi chép tục ngữ, ca dao có làm người đọc thấy được giá trị của
những vốn quý đó không? Sách Hán Nôm ra đời sớm giúp ích cho việc tìm
hiểu thơ ca dân gian và tìm hiểu quan niệm của các nhà nho đối với ca dao,

tục ngữ: Những lời thuộc loại nào thì được ghi chép nhiều, những lời nào
thì ít được chú ý ? Cũng qua sách Hán Nôm, người nghiên cứu sẽ chứng
kiến quá trình thay đổi ở những lời ca dao cụ thể: Vốn ở trong sách Hán
Nôm như thế nào và khi có mặt ở sách Quốc ngữ thì được thêm bớt, sửa
đổi ra sao?
Tại hội nghị cán bộ văn hóa ngày 30-10-1958, chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói: “Quần chúng là những người sáng tạo. Nhưng quần chúng không phải
chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người
sáng tác nữa…Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những
sáng tác của quần chúng. Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý.”
Như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy, những sáng tác của quần chúng nhân
dân rất giàu đẹp. Riêng thơ ca dân gian thì phong phú vô cùng. Mở đầu cho
mùa văn học dân gian nở rộ về ca dao dân ca là tập tục ngữ dân ca Việt
Nam. Tiếp theo đó, hàng loạt những công trình sưu tập, nghiên cứu nối tiếp
nhau ra đời : Hát ví Nghệ Tĩnh, Dân ca Nam Bộ, Dân ca quan họ Bắc Ninh,
10
ca dao sưu tầm ở Thanh Hóa, dân ca Mường, dân ca Mèo, tìm hiểu tiến
trình văn học dân gian Việt Nam, văn học dân gian Việt Nam, ca dao sưu
tầm….
Ngày nay, vốn văn hóa văn nghệ cổ truyền, trong đó có văn học dân
gian được đặc biệt quý trọng và bảo vệ.
1.2. …Đến các sách Hán Nôm có ghi chép ca dao, tục ngữ trong bộ Di
sản Hán Nôm Việt Nam- Thư mục đề yếu:
1.2.1. Những ghi chú cho việc xác định thông tin “ có ghi chép ca dao
tục ngữ” của các sách vở Hán Nôm theo nội dung đề yếu trong Di sản
Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu
Bộ thư mục đề yếu các sách Hán Nôm do Viện nghiên cứu Hán Nôm và
Học viện Viễn đông Bác cổ thực hiện là bộ sách công cụ có giá trị, được
đánh giá là đáng tin cậy nhất, tổng hợp nhất về sách thư mục hiện nay.
Ngay từ lúc mới ra đời bộ sách đã được các nhà nghiên cứu, các nhà phê

bình và bạn đọc đánh giá cao về giá trị của bộ sách.
Khác với Tìm hiểu kho sách Hán Nôm của Trần văn Giáp đi sâu vào
phân tích một cách tương đối tỉ mỉ về từng bộ sách cụ thể thì Di sản Hán
Nôm Việt Nam thư mục đề yếu lại được xây dựng theo nguyên tắc khác –
các văn bản Hán Nôm được sắp xếp theo trật tự chữ cái – có thể xem đây là
một bộ từ điển các văn bản Hán Nôm bao gồm 5038 đơn vị văn bản Hán
Nôm. Một đơn vị văn bản cụ thể được giới thiệu theo trình tự như sau:
- Tên sách (bằng chữ Việt và Hán)
- Tên tác giả và tình hình công bố sách
- Số liệu ( số bản, số trang, khổ sách, bài tựa…)
- Ký hiệu ( phân loại, xếp giá)
- Giới thiệu nội dung
- Phụ chú : giới thiệu những điều cần biết mà chính văn chưa
mô tả.
11
Trong đó bộ sách tổng hợp tất cả các sách vở, văn bia, khế ước…Hán
Nôm từ 5038 cuốn sách Hán Nôm từ trước đến nay. Đồng thời nhóm tác
giả của bộ sách đã thống kê từng phần, từng mảng chủ đề để giúp người
đọc dễ dàng tra cứu. Bộ sách dày 2926 trang gồm 3 tập với tính tổng hợp
cao.
Khi tìm hiểu và phân tích nội dung đề yếu trong bộ thư mục này, chúng
tôi dựa vào một số thông tin đặc trưng để lựa chọn ra một danh sách tối
thiểu có thể có của các sách vở Hán Nôm được thư mục đề yếu xác định là
có ghi chép ca dao tục ngữ. Các thông tin đặc trưng như:
- Tên sách và những liên hệ tên sách với việc ghi chép sưu tầm ca dao tục
ngữ: Đó là trường hợp các sách có tên như Ca trù các điệu, Đào Nương ca
trù xướng loại, Lí hạng ca dao, Nam quốc phương ngôn tục ngữ bị lục,
Nhân sự thường đàm ngạn ngữ tập, Tục ngạn lược biên, Nam giao cổ kim lí
hạng ca dao chú giải … Các nhà Nho xưa thường muốn so sánh thơ ca dân
gian nước ta với thập ngũ quốc phong trong Kinh Thi của Trung Quốc. Và

những tên sách như Nam Phong giải trào, Nam Phong nữ ngạn thi, Quốc
Phong ngẫu vịnh, Quốc Phong thi diễn ca, Quốc Phong thi tập hợp thái,
Việt Nam phong sử… đều bao hàm ý nghĩa so sánh ấy.
- Các từ, cụm từ trong phần nội dung đề yếu có liên hệ với việc ghi chép
sưu tầm ca dao, tục ngữ: Những sách có những cụm từ như “ca dao”, “dân
ca”, “tục ngữ”, “ngạn ngữ”, “phương ngôn”, “phỏng thi Kinh Quốc phong”,
cũng được gọi là sách có sưu tầm ca dao tục ngữ.
Với cách tìm hiểu từ tiếp cận nội dung đề yếu như thế, chúng tôi hiểu
rằng sự tồn tại của những trường hợp như sau là hoàn toàn có thể xảy ra và
đòi hỏi có những khảo sát sâu hơn ở các bước tiếp theo. Đó là các trường
hợp như: Sách được mô tả là có sưu tầm ca dao tục ngữ nhưng lại không
có sưu tầm ca dao tục ngữ thật, hoặc có trường hợp sách có sưu tầm ca dao
tục ngữ nhưng lại không được mô tả trong thư mục đề yếu.
12
PGS.Trần Nghĩa khi thống kê số sách trong kho sách của Viện nghiên
cứu Hán Nôm đã nhận xét: “Nội dung sách và nhan đề không phải bao giờ
cũng đi đôi với nhau. Khi thì có sự không khớp về tính chất. Thí dụ Quốc
triều thi văn tạp kí VHv403. “Quốc triều” đây chỉ triều Nguyễn Gia Long,
vậy mà bên trong lại có cả thơ văn đời Trần, đời Lê trước đó. Khi thì có sự
không khớp về thể loại. Thí dụ Song thất lục bát Quốc âm ca VNv226. Tuy
gọi là “song thất lục bát” nhưng bên trong lại có cả một bài phú; hoặc tuy
gọi là “Quốc âm” nhưng bên trong lại có cả tác phẩm chữ Hán, chứ không
phải chỉ có tác phẩm toàn Nôm [ 21;22].”
Hiện tượng này là phổ biến và nó cũng do nhiều nguyên nhân dẫn tới.
Có thể do các cụ ta ngày xưa làm sách không cốt lưu danh, chỉ cốt lưu lại
làm của riêng truyền cho con cháu, hoặc để khỏi quên; hoặc là của riêng
nên tự ý sửa đổi, thêm thắt, rồi binh lửa chiến tranh loạn lạc khiến sách bị
mất mát, hư hỏng … có vô số nguyên nhân gây nên.
Vì vậy, danh sách các sách Hán Nôm có sưu tầm ca dao, tục ngữ mà
chúng tôi thống kê được tất nhiên tồn tại tính tương đối của nó.


1.2.2. Danh sách các sách Hán Nôm được ghi chú có ghi chép ca dao,
tục ngữ:

T
T
Tên sách chữ Quốc
ngữ
Thông tin tác giả /
niên đại
Chữ viết (thuần Nôm
hay lẫn Hán)
Số TT trong Thư mục đề
yếu
1 An Nam phong thổ
thoại
Thiên bản cư sĩ Trần
Tất Văn lươc biên
Thuần Nôm 19
13
2 Bắc Ninh tỏa kí ko thông tin Thuần Nôm 191
3 Bằng trình thản bộ ko thông tin Thuần Nôm 214
4 Ca trù các điệu 2. thơ,
phú, ca dao Nôm
ko thông tin Thuần Nôm 307
5 Chấp trung quốc âm
chân kinh
Đàn Chính Tâm, Hải
Dương in năm Khải
Định Kỉ Mùi 1919

Lẫn Hán 412
6 Cưu đài thi tập Nguyễn Húc,tự Di
Tân, hiệu Cúc Trang
soạn và viết tựa năm
Thuận Thiên Kỉ Dậu
Lẫn Hán 635
14
1429
7 Di tình thi tập CN Vũ Công Thành
soạn năm Khải Định
Canh Thân 1916.Vũ
Ngọc Đỉnh hiệu đính
Lẫn Hán 707
8 Đại Nam quốc túy Tam thanh Hiếu liêm
Ngô Giáp Đậu biên
tập năm Duy Tân
2(1908)
Thuần Nôm 871
9 Đào Nương ca trù
xướng loại
Cống Đình Nguyễn
Thị Tí chép năm
Thành Thái 13(1901)
Lẫn Hán 936
10 Khẩu sử kí Châu Thụ Tử(Nguyễn
Hữu Qúy) biên tập.
Trịnh Tuấn Thắng sao
chép
có lẫn ít chữ Hán 1669
15

11 Lí hạng ca dao Đặng Duy Ổn chép
theo bản chính(?) năm
1964
Thuần Nôm 1934
12 Lưu Bình tiểu
thuyết.2. phỏng thi
kinh quốc phong
ko thông tin Lẫn Hán 2106
13 Nam nhã dân chí khảo Nguyễn Trác, tự Bá
Ôn soạn năm Duy Tân
Nhâm Tí 1912. Trần
Lẫn Hán 2250
16
Hữu Giảng đề từ
14 Nam phong giải trào Trần Liễu Am và Ngô
Hạo biên tập. Trần
Doãn Giác đề bạt
Lẫn Hán 2252
15 Nam phong nữ ngạn
thi
HG Trần Tiên Sinh
soạn
Lẫn Hán 2254
16 Nam quốc phương
ngôn tục ngữ bị lục
Quán Văn Đường, Hà
Nội in năm Duy Tân
giáp Dần 1914
Thuần Nôm 2265
17

17 Nhân sự thường đàm
ngạn ngữ tập
Lương Thúc Kì tập
giải
Lẫn Hán 2518
18 Quốc phong ngẫu vịnh
1. bản dịch ra thơ Hán
ko thông tin Lẫn Hán 2849
19 Quốc phong thi diễn
ca
Tiên phong Mộng
Liên Đình Hi Lương
phủ soạn.Đỗ Giám
Hồ, Mai Trinh Thúc,
Nguyễn tuần phủ bình
phẩm
Lẫn Hán 2850
20 Quốc phong thi tập
hợp thái
Tiên phong Mộng
Liên Đình Hi Lương
phủ soạn.Đỗ Giám
Hồ, Mai Trinh Thúc,
Nguyễn tuần phủ bình
phẩm
Lẫn Hán 2851
21 Thái Bình địa dư kí ko thông tin Thuần Nôm 3292
18

×