Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ôn thi đại học ngữ văn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.41 KB, 3 trang )

ĐỀ 56
I. Phần chung (5đ)
Câu 1 (2đ) : Anh (chị) hãy nêu vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm Rừng xà
nu của Nguyễn Trung Thành.
Câu 2 (3đ) : Trong tác phẩm Đời thừa Nam Cao viết : “kẻ mạnh không
phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh
chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”. Anh (chị) hiểu
câu trên như thế nào ?
II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b )
Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) :
Phân tích hình tượng nhân vật Chiến trong tác phẩm Những đứa
con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) :
Phân tích tình huống nhận thức mà hai nhân vật Phùng và Đẩu trải
qua trong tác phẩm “chiếc thuyền ngoài xa” để thấy được tấm lòng đối
với cuộc đời, con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
________________________________
ĐỀ 57
I. Phần chung (5đ)
Câu 1 (2đ) : Hãy nêu phương thức trần thuật của tác phẩm Những đứa
con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Câu 2 (3đ) : Lời của nhân vật bà Hiền trong tác phẩm Một người Hà
Nội của Nguyễn Khải nói về việc giáo dục con : “ Tao chỉ dạy chúng nó
biết tự trọng, biết xấu hổ”. Suy nghĩ của anh (chị) về lòng tự trọng ?
II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b )
Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) :
Tác phẩm Chí Phèo mang một tư tưởng nhân đạo mới mẻ và sâu
sắc của ngòi bút Nam Cao. Anh (chị) hãy phân tích để làm sáng tỏ tư
tưởng đó.
Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) :
Bình giảng bốn câu thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng :


“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”?
__________________________________
ĐỀ 58
I. Phần chung (5đ)
Câu 1 (2đ) : Một thời đại trong thi ca là một đoạn trích mang phong
cách riêng của Hoài Thanh. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 2 (3đ) : Trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh có viết :
“tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”. Hãy bình luện về
quyền bình đẳng của con người trong đời sống.
II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b )
Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) :
Phân tích tâm trạng của Liên lúc khuya về trong tác phẩm Hai đứa
trẻ của Thạch Lam.
Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) :
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.
( Lửa thiêng, NXB Đời nay, Hà Nội, 1940)
_____________________________________
ĐỀ 59
I. Phần chung (5đ)
Câu 1 (2đ) : Anh (chị) hãy nêu tên, thời gian sáng tác và nội dung chính
các tập thơ của Tố Hữu từ năm 1937 đến 1977.
Câu 2 (3đ) : Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết: “ vì chưng hay ghét cũng
là hay thương ” (Lục Vân Tiên).
Anh (chị) hiểu ý thơ trên như thế nào? Hãy viết bài văn ngắn bàn

về lẽ ghét, thương trong cuộc sống hằng ngày.
II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b )
Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) :
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.
( Lửa thiêng, NXB Đời nay, Hà Nội, 1940)
Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) :
Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hy vọng về cuộc sống của các
nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn “ Vợ Nhặt ” của
Kim Lân.
_____________________________
ĐỀ 60
I. Phần chung (5đ)
Câu 1 (2đ) : Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn những đặc điểm thơ Xuân
Diệu trước cách mạng tháng 8 – 1945 .
Câu 2 (3đ) : Tuân Tử (313-325 tr. Công nguyên) nói: “ Người chê ta
mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những
kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”.
Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên.
II. Phần riêng (thí sinh chỉ chọn làm 3a hoặc 3b )
Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5đ) :
“ Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành đã xây dựng được một
hình tượng về các thế hệ cách mạng tiếp nối của buôn làng Xô Man
thông qua một tập thể các nhân vật, trong đó mỗi nhân vật, bên cạnh
những phẩm chất cách mạng chung còn có những đặc điểm riêng và ý
nghĩa rất độc đáo ”. Hãy phân tích các nhân vật cụ Mết, Mai, Dít và bé
Heng để làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5đ) :

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của dòng sông Hương (đoạn từ
thượng nguồn đến thành phố Huế) qua tác phâm Ai đã đặt tên cho dòng
sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

HẾT

×