MỤC LỤC
Lời mở đầu 4
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh 6
I- Một số vấn đề cơ bản về quản lý nguồn nhân lực 6
1- Khái niệm nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực 6
1.1- Khái niệm nguồn nhân lực của doanh nghiệp 6
1.2- Khái niệm quản lý nguồn nhân lực 7
2- Nội dung của quản lý nguồn nhân lực 8
2.1- Theo quy trình quản lý 8
2.2- Theo nội dung hoạt động 10
3- Mục tiêu của quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 11
4- Các chính sách về quản lý nhân lực của doanh nghiệp 13
II- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp 14
1- Yếu tố khách quan 14
2- Yếu tố chủ quan 17
III- Các chỉ tiêu đánh giá 19
Chương II: Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Điện lực
Ba Đình 22
I- Giới thiệu tổng quan về Điện lực Ba Đình……………………….22
1- Quá trình hình thành và phát triển………………………………….22
2- Sơ đồ tổ chức của bộ máy quản lý 23
3- Tình hình sản xuất kinh doanh của Điện lực Ba Đình 25
II- Thực trạng một số nội dung quản lý nguồn nhân lực ở Điện lực Ba
Đình 27
1- Tình hình sử dụng nhân lực tại Điện lực 27
2- Cơ cấu lao động 28
3- Thực trạng một số chính sách quản lý nhân lực tại Điện lực Ba
Đình… 33
3.1. Chính sách tuyển dụng 33
3.2. Chính sách đãi ngộ 37
3.3. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 45
3.4. Chính sách đánh giá nguồn 48
3.5. Chính sách sử dụng và phân bổ lao động 49
III- Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng 50
1- Thành tựu 50
2- Hạn chế 51
3- Nguyên nhân của những thành công và hạn chế 52
ChươngIII: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhân lực tại
Điện lực Ba Đình 53
I- Định hướng của Điện lực trong thời gian tới 53
II- Một số giải pháp chính sách nhằm hoàn thiện công tác quản lý
nhân lực 54
1- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức 54
2- Đổi mới chính sách tuyển chọn lao động 55
3- Hoàn thiện chính sách kích thích vật chất đối với người lao động 57
4- Đổi mới chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 58
5- Hoàn thiện công tác quản lý và đánh giá việc thực hiện 59
III- Một số kiến nghị 60
1- Đối với Điện lực 61
2- Đối với cơ quan quản lý nhà nước 62
Kết luận 64
Danh sách tài liệu tham khảo.
Nhận xét của đơn vị thực tập.
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn thực tập.
LỜI MỞ ĐẦU
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, muốn tồn tại vững,
phát triển và củng cố uy tín của mình, mỗi doanh nghiệp phải vận dụng
tích cực, phát huy tìm tòi mọi biện pháp giảm thiểu chi phí và không
ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một biện pháp hiệu quả
hiện nay đã và đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm là quản lý tối ưu
nguồn nhân lực và tổ chức lao động hợp lý. Nếu làm tốt việc này sẽ đem
lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tạo điều kiện cho người lao động thỏa
mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhân tố con người
là một động lực quyết định sự tồn tại, phát triển và hưng thịnh của doanh
nghiệp đó. Do đó việc nghiên cứu hoạt động quản lý từ đó có giải pháp
nhằm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực là một biện pháp hữu hiệu. Biện
pháp này được coi là “ xương sống” của toàn bộ hệ thống giải pháp trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ nhận thức trên và sự tìm hiểu sâu sắc về công tác
quản lý nhân lực tại Điện lực Ba Đình - Công ty Điện lực Thành phố Hà
Nội trong thời gian thực tập, em đã chọn đề tài: “ Một số giải pháp chính
sách nhằm hoàn thiện quản lý nhân lực tại Điện lực Ba Đình”.
Nội dung của báo cáo ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu
tham khảo gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Điện lực
Ba Đình.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhân lực tại
Điện lực Ba Đình.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
1. Khái niệm nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực.
1.1. Khái niệm nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành nên
nguồn nhân lực xã hội. Hay nói khác đi nguồn nhân lực của doanh nghiệp
chính là một phần tử của hệ thống nguồn nhân lực xã hội. Đó là tất cả
những ai làm việc trong doanh nghiệp từ vị trí cao nhất (như thủ trưởng cơ
quan) đến nhân viên bình thường nhất, thấp nhất, làm việc tay chân, đơn
giản. Đó cũng là những người đang chờ đợi để có thể tham gia vào hoạt
động của doanh nghiệp, tức là nguồn dự trữ của doanh nghiệp.
Mỗi một doanh nghiệp do tính chất và đặc thù riêng vốn có mà nó
chứa đựng những đòi hỏi, những yêu cầu khác nhau đối với nguồn nhân
lực của mình. Đó chính là lý do tại sao các doanh nghiệp phải xây dựng,
nuôi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho mình một cách hợp lý. Mặt
khác, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp có thể giao thoa với nhau. Đó
là những khu vực mà nguồn nhân lực xã hội trở thành nguồn nhân lực của
các doanh nghiệp. Tại đó các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với nhau để
có được nguồn nhân lực của chính mình.
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp là một thuật ngữ được sử dụng
để phân biệt với nhiều loại nguồn lực khác của doanh nghiệp như quyền
lực, tài lực (tài chính), vật lực (trang thiết bị, máy móc nhà xưởng).
1.2. Khái niệm quản lý nguồn nhân lực.
Quản lý nguồn nhân lực doanh nghiệp là quản lý con người có liên
quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Điều này khác với quản lý nhân sự
khi chỉ đề cập đến quản lý con người trong phạm vi hạn hẹp của bản thân
doanh nghiệp.
Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp được hiểu nhiều hơn về khía
cạnh hành chính. Đó là những hành động áp dụng các nguyên tắc, quy
định của doanh nghiệp như tiền lương, tiền thưởng, nghỉ phép, nghỉ lễ để
quản lý con người nhằm làm cho họ thực hiện các hoạt động của họ một
cách tốt nhất.
Như vậy, quản lý nhân sự đặt vấn đề đến từng con người cụ thể
trong doanh nghiệp, muốn chỉ ra các khả năng tác động đến đội ngũ hiện
có để họ đáp ứng được mọi đòi hỏi của doanh nghiệp.
Trong khi đó quản lý nguồn nhân lực mang ý nghĩa rộng hơn quản
lý nhân sự. Quản lý nguồn nhân lực mang tính chất khái quát và xem
doanh nghiệp như một thực thể cần có tác động từ bên ngoài và kết hợp
với bên trong để quản lý.
Quản lý nguồn nhân lực là bước phát triển cao hơn của quản lý
nhân sự khi nó đề cập đến cả việc quản lý các quan hệ con người sản xuất,
lao động và cả quan hệ với những người từ bên ngoài sẽ vào làm việc cho
doanh nghiệp (nguồn dự trữ hay tiềm năng của doanh nghiệp), đề cập đến
yếu tố thị trường lao động của doanh nghiệp.
Như vậy, nguồn nhân lực của một doanh nghiệp không chỉ là
những con người đang làm việc trong doanh nghiệp đó mà còn nhằm chỉ
những nguồn khác có thể bổ xung cho doanh nghiệp. Điều đó cũng có
nghĩa là khi nói đến quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng nhằm
chỉ khả năng tác động của doanh nghiệp đến lực lượng lao động tiềm năng
bên ngoài doanh nghiệp.
2. Nội dung của quản lý nguồn nhân lực.
“Nhân lực là nguồn lực có giá trị, không thể thiếu đối với hoạt động
của một tổ chức, đồng thời hoạt động của nó thường bị chi phối bởi nhiều
yêu tố tạo nên tính đa dạng và phức tạp của nguồn nhân lực. Do đó sử
dụng nguồn nhân lực có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu và lâu dài của quản
lý nguồn nhân lực trong các tổ chức hiện nay”
1
.
Quản lý nhân lực hay quản lý nguồn nhân lưc là một công tác
không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp trong quá trình hình thành và
phát triển. Tuy nhiên, tùy từng doanh nghiệp và tùy từng loại hình kinh
doanh của doanh nghiệp đó mà nội dung của công tác quản lý nhân lực có
khác nhau.
2.1.Theo quy trình quản lý.
Quy trình quản lý nhân sự trong một doanh nghiệp bao gồm các
giai đoạn khau nhau, nhưng các giai đoạn đó đều nhằm giải quyết các vấn
đề chung sau:
+ Tập hợp các hoạt động cần thiết liên quan đến quản lý nguồn
nhân lựccủa doanh nghiệp nhằm duy trì hoạt động của con người làm việc
trong doanh nghiệp có chất lượng.
+ Là một quá trình tìm kiếm, bố trí và duy trì người làm việc cho
doanh nghiệp có chất lượng thông qua công tác kế hoạch hóa nhân lực;
tuyển chọn; định hướng nghề nghiệp; chuyên môn; đào tạo; bồi dưỡng;
đánh giá; phát triển nhân lực và thiết lập các mối quan hệ giữa người lao
động và người thuê lao động (nhà quản lý).
1
Giáo trình Khoa học quản lý – Tập II – NXB KHKT - 2002
Quy trình quản lý nhân sự trong một doanh nghiệp được mô tả như
sau:
Nhìn vào quy trình quản lý nguồn nhân lực này, ta thấy sẽ tạo ra
một đội ngũ những người lao động trong tổ chức phát triển bền vững
nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
Tuy nhiên, quy trình chỉ mang tính tương đối, tuy đã cố gắng trình
bày hết những hoạt động liên quan đến quản lý con người trong doanh
nghiệp, song trên thực tế, khó có một quy trình tối ưu. Và hoạt động quản
lý nguồn nhân lực không tồn tại độc lập ở một khâu hay giai đoạn nào đó,
mà nó tồn tại suốt từ khi người lao động tham gia vào doanh nghiệp đến
khi người lao động ra khỏi doanh nghiệp với lý do nào đó (bị sa thải, nghỉ
mất sức, chuyển cơ quan khác, nghỉ hưu). Vì vậy cần phải quan tâm đến
những hoạt động nằm ngoài quy trình. Ví dụ: chế độ, chính sách tiền
lương…Ngoài ra công việc đánh giá nhân sự phải mang tính thường
Tuyển chọn
người mà
doanh nghiệp
cần
Thu hút người
lao động quan
tâm đến doanh
nghiệp
Kế hoạch hóa
nguồn nhân lực
Hòa nhập
người mới vào
doanh nghiệp
Xem xét,
đánh giá
Bồi dưỡng, sa
thải, đề bạt,
thuyên chuyển
Bồi dưỡng,
đào tạo
xuyên thì mới khuyến khích được người lao động đưa hết năng lực ra
phục vụ doanh nghiệp.
Quy trình quản lý nhân sự trong doanh nghiệp phải làm rõ những
nội dung cơ bản sau:
• Bảo đảm cơ hội việc bình đẳng cho mọi thành viên.
• Tiến hành thường xuyên hoạt động phân tích công việc.
• Xây dựng kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp.
• Tuyển, chọn, động viên và tập sự cho người lao động.
• Đánh gia hoạt động của người lao động.
• Xây dựng chế độ tiền công.
• Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
• Tạo lập các mối quan hệ thân thiện giữa lãnh đạo và người lao
động.
• Bảo đảm các chính sách như vệ sinh, an toàn lao động.
2.2. Theo nội dung hoạt động.
Xét theo nội dung hoạt động thì quản lý nguồn nhân lực bao gồm
những nội dung cơ bản như sau:
• Lập chiến lược nguồn nhân lực: đây là một quá trình thiết lập hoặc
lựa chọn chiến lược nguồn nhân lực và các chương trình hoặc các
nguồn lực để thực hiện chiến lược đã đề ra.
• Định biên: là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các
nhà quản lý, bao gồm các hoạt động tuyển mộ, lựa chọn, làm hòa
nhập và lưu chuyển nguồn nhân lực trong tổ chức.
• Phát triển nguồn nhân lực: bao gồm việc đánh giá việc thực hiện
công việc, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp cho nguồn
nhân lực.
• Trả công cho người lao động: liên quan đến các khoản lương bổng
và đãi ngộ, chỉ mọi phần thưởng mà một cá nhân nhận được để đổi
lấy sức lao động của mình.
3. Mục tiêu của quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Quản lý nguồn nhân lực bên trong doanh nghiệp cũng như nhiều
dạng quản lý khác nhằm đạt được những mục tiêu nhất định của doanh
nghiệp. Quản lý nhân sự doanh nghiệp phải hướng đến mục tiêu làm cho
doanh nghiệp tồn tại, vận động và phát triển trong môi trường cạnh tranh.
Quản lý suy cho đến cùng là quản lý con người nhằm phát huy
tính tích cực sáng tạo của người lao động. Song động lực của quản lý là
lợi ích, do đó nguyên tắc quan trọng của quản lý đó là phải chú ý đến lợi
ích của con người, phối hợp điều hòa các lợi ích, trong đó lợi ích của
người lao động là động lực trực tiếp đồng thời chú ý đến lợi ích tập thể và
lợi ích của xã hội.
Vì vậy, mục tiêu của công tác quản lý nhân lực là phải đảm bảo
cho doanh nghiệp có một lực lượng lao động hoạt động có hiệu quả. Để
đạt được mục tiêu này nhà quản lý phải biết thâu dụng, phát triển, đánh
giá, duy trì nhân viên của mình. Xét đến cùng công tác quản lý nhân lực
cũng nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp và mục tiêu của xã
hội, của người lao động.
Để hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả, cần tập trung vào ba
vấn đề cơ bản sau:
• Mục tiêu, mục đích của tổ chức được xác định rõ ràng (sản
xuất cái gì; sản xuất để làm gì; sản xuất cho ai; sản xuất bằng
phương thức nào…).
• Cơ cấu tổ chức được thiết kế một cách khoa học, hợp lý và
phù hợp với môi trường doanh nghiệp cũng như mục tiêu của
doanh nghiệp.
• Nguồn nhân lực bao gồm nguồn nhân lực của doanh nghiệp
và khả năng khai thác của doanh nghiệp trước nguồn nhân
lực xã hội nói chung. Hay nguồn lực cả bên trong và tiềm
năng bên ngoài được khai thác và sử dụng như thế nào.
Như vậy mục tiêu quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp là phải
góp phần một cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
và những trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp phải thực hiện.
Trên cơ sở các hoạt động liên quan đến quản lý nhân lực doanh
nghiệp, những mục tiêu của hoạt động quản lý nguồn nhân lực doanh
nghiệp là:
- Giúp cho doanh nghiệp vươn đến mục tiêu của doanh nghiệp khi
ba yếu tố: mục tiêu, mục đích, cơ cấu tổ chức và con người được kết hợp
với nhau và quản lý tốt. Sự gắn kết ba yếu tố này lại với nhau trở thành
một chất kết dính quan trọng, tạo nên bước thay đổi trong hiệu quả hoạt
động của tổ chức.
- Khai thác năng lực, kiến thức của người lao động một cách hiệu
quả, làm thế nào để sức mạnh của từng con người cụ thể phải được tạo ra
và khai thác để đem lại lợi ích chung.
- Cung cấp cho doanh nghiệp những người lao động được đào tạo
tốt và có động cơ rõ ràng. Thưởng, phạt công bằng và đặt người lao động
vào đúng chỗ của họ.
- Tạo điều kiện để duy trì đạo đức, cách ứng xử trong doanh nghiệp.
Mọi người lao động trong doanh nghiệp đều được đối xử một cách bình
với nhau, không được sử dụng các hình thức phân biệt.
- Quản lý nhân sự doanh nghiệp cũng nhằm ngăn chặn những tác
động không tích cực của sự thay đổi, nhằm làm cho doanh nghiệp thích
ứng với sự thay đổi đó một cách hiệu quả nhất.
- Mở rộng cơ hội giao tiếp, cần trao đổi nguồn nhân lực; tăng cạnh
tranh trên thị trường lao động.
4. Các chính sách về quản lý nhân lực của doanh nghiệp.
Chính sách tuyển dụng: tức là những điều kiện, tiêu chuẩn cũng
như các cách tiếp cận khác nhau mà doanh nghiệp mong muốn thuê được
những người đủ tiêu chuẩn, “đúng người” làm việc cho tổ chức. Điều này
cũng thể hiện mức độ đòi hỏi từ người lao động khi họ cam kết vào lam
việc cho doanh nghiệp.Thiếu những quy tắc, chính sách đó sẽ không thu
hút được người cần tuyển và do đó có thể lãng phí thời gian của quá trình
thi tuyển.
Chính sách tiền lương: được coi như là một trong những chính
sách xương sống của doanh nghiệp và của công tác nhân sự. Thiếu, không
đầy đủ hoặc không cụ thể chính sách tiền lương, tiền công sẽ không
khuyến khích được người lao động và không thu hút được “người tài” cho
doanh nghiệp.
Chính sách đề bạt: thông thường đề bạt từ bên trong doanh nghiệp
được ưu tiên hàng đầu, song đề bạt từ bên ngoài cũng cần thiết tùy trường
hợp cụ thể để thu hút nhân tài.
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng: thể hiện sự quan tâm của tổ chức
đến việc phát triển kỹ năng, trình độ của người lao động.
Chính sách về các mối quan hệ lao động: như thừa nhận ở các
mức độ khác nhau vai trò của công đoàn; các tổ chức đại diện người lao
động hay thu hút sự tham gia dân chủ của người lao động trong các quyết
định của doanh nghiệp (xây dựng chiến lược; kế hoạch phát triển mới;
chính sách tiền công…).
Các chính sách về y tế, an toàn lao động: được chú ý và thực hiện
một cách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho người lao động được chăm sóc,
bảo vệ
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÂN LỰC
TRONG DOANH NGHIỆP
Quản lý nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành
công hay thất bại của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hầu hết các cơ sở
hoạt động kinh doanh đều ý thức được vấn đề này. Song không phải ở đâu
công tác này cũng được thực hiện tốt như nhau, bởi vì các cơ sở đều có
các điều kiện thực hiện công tác quản lý nhân lực khác nhau. Việc có hoàn
thiện hay không công tác này không chỉ phụ thuộc vào việc nhận thức, sự
nỗ lực của nhà quản lý mà còn chịu nhiều tác động của các yếu tố chủ
quan và khách quan.
1. Yếu tố khách quan.
• Môi trường kinh doanh:
Bất kỳ doanh nghiệp nào dù hoạt động hoạt động ở những lĩnh vực
khác nhau, tồn tại dưới các hình thức sở hữu khác nhau nhưng đều hoạt
động trong môi trường kinh tế xã hội nói chung. Đó là môi trường kinh tế
vĩ mô, môi trường chính trị, môi trường pháp lý…chúng luôn biến động
và đôi khi vượt ra ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Những biến
động đó có thể tích cực với doanh nghiệp này nhưng lại tiêu cực với
doanh nghiệp khác và luôn đem lại những cơ hội cũng như thách thức mà
doanh nghiệp luôn phải đối mặt. Do đó, doanh nghiệp phải có những phản
ứng thích hợp để thích nghi với sự biến động đó. Đồng thời phải có những
sách lược cụ thể trong từng quyết định của nhà quản lý để nâng cao hiệu
quả kinh doanh và hiệu lực của công tác quản lý nhân lực. Vì nhân tố này
là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
• Đặc điểm của ngành nghề sản xuất kinh doanh:
Mỗi doanh nghiệp khi bước vào sản xuất kinh doanh phải nghiên
cứu kỹ lưỡng thị trường, lĩnh vực kinh doanh, thời gian kinh doanh để có
khả năng thanh toán đa dạng, đảm bảo việc sử dụng hiệu quả năng động
của nguồn vốn, lực lượng lao động doanh nghiệp. Vì những đặc thù trên
sẽ tác động đến chi phí tiền lương trong giá thành dịch vụ kinh doanh.
Điều này đòi hỏi tổ chức lao động trong doanh nghiệp phải làm việc với
tinh thần, trách nhiệm cao, với năng suất lao động cao mang lại hiệu quả
cho doanh nghiệp.
• Quy mô doanh nghiệp:
Quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức lao
động và các nhiệm vụ cụ thể trong doanh nghiệp. Bởi quy mô doanh
nghiệp sẽ quyết định số lượng của doanh nghiệp đó. Mặt khác, nó còn
quyết định phương thức tổ chức quản lý đội ngũ lao động theo chuyên
môn hóa và hình thức kiểm nghiệm. Nếu quy mô doanh nghiệp lớn thì số
lượng lao động sẽ nhiều hơn và việc tổ chức đội ngũ lao động thường
xuyên theo hình thức chuyên môn hóa.
• Cấu trúc trang thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp:
Trang thiết bị trong doanh nghiệp tác động đến số lượng lao động
phục vụ trong doanh nghiệp. Nếu như trang thiết bị của doanh nghiệp hiện
đại sẽ tiết kiệm số lượng lao động. Ngược lại, nếu trang thiết bị của doanh
nghiệp lạc hậu, cấu trúc không hợp lý thì cơ cấu lao động của doanh
nghiệp cồng kềnh ảnh hưởng đến lợi ích thu được sau này của doanh
nghiệp.
Như vậy, ta thấy rằng có rất nhiều vấn đề trong sản xuất kinh doanh
được giải quyết tốt là do sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn.
Nếu chỉ có lý luận và trong khi thực hiện công nghệ thiết bị không đáp
ứng được sẽ dẫn tới hiệu lực quản lý kém. Mà quản lý xét theo giác độ
truyền thông nó là quá trình thông tin, do đó các thiết bị phục vụ thông tin
phải tốt thì mới đảm bảo thông tin được nhanh chóng, chính xác và đầy
đủ. Qua đó, ta thấy trang thiết bị có tác động mạnh mẽ đến hiệu lực quản
lý.
• Nhân tố khách hàng và đặc điểm tâm lý của họ:
Khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Bởi vậy, người Mỹ
gọi khách hàng là “ông chủ”, người Nhật gọi khách hành là “thượng đế”.
Chính vì vậy, cấp quản lý phải đảm bảo rằng nhân viên của mình sản xuất
ra mặt hàng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Muốn vậy thì nhà quản lý phải làm cho nhân viên hiểu rằng khách
hàng có ý nghĩa sống còn đối với Công ty của họ, đối với những lợi ích cá
nhân mà họ được hưởng. Mặt khác, nhà quản lý còn phải tìm ra biện pháp
quản lý, sử dụng lao động hiệu quả nhất thì mới có thể đạt được mục tiêu
trên.
• Mức độ phát triển ngành nghề kinh doanh của đất nước:
Những nước có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật càng cao thì
càng có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và sử dụng nhân lực. Do đó,
công tác tổ chức quản lý nhân lực ở những nước này thường hoàn thiện
hơn và đòi hỏi chất lượng đội ngũ lao đông cao hơn so với các nước kém
phát triển. Đó là một nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý và phân
công lao động.
• Đối thủ cạnh tranh:
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh
với thị trường, cạnh tranh sản phẩm, mà bỏ quên nguồn tài nguyên quý
giá: nguồn nhân lực. Nhân lực là cốt lõi của quản lý các doanh nghiệp, nó
chịu sự tác động bởi môi trường đầy cạnh tranh và thách thức. Để tồn tại
và phát triển thì đối với mỗi doanh nghiệp không còn con đường nào khác
là phải quản lý và sử dụng nhân lực có hiệu quả. Do đó, để thực hiện được
điều đó các doanh nhiệp phải có chính sách nhân sự hợp lý, lãnh đạo,
động viên, thăng thưởng hợp lý, tạo bầu không khí gắn bó, có văn hóa
Như vậy, để phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải có chính sách quản lý
nhân lực hợp lý.
2. Yếu tố chủ quan.
• Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên:
Nếu yếu tố trang thiết bị công nghệ giữ chức năng truyền tải vận
hành thì yếu tố con người điều khiển sự vận hành đó. Mỗi cá nhân trong tổ
chức đều mang trong mình một yếu tố riêng vốn có của họ. Vì thế quản lý
nhân lực là phải làm sao phát huy được những điểm mạnh, hạn chế điểm
yếu của họ nhằm đem lại lợi ích cho tổ chức. Mặt khác, quản lý nhân lực
là phải tạo ra được cơ chế làm việc hợp lý, kỷ luật chặt chẽ và giám sát thi
hành đảm bảo gắn liền lợi ích, trách nhiệm của cá nhân với tổ chức.
Do đó, muốn làm được công tác quản lý nhân lực có hiệu quả cao,
góp phần nâng cao chất lượng công việc, thì phải nâng cao nhận thức của
người lao động. Qua đó, ta thấy rằng kỹ năng làm việc, kỷ luật lao động,
trình độ nhận thức của người lao động ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực
quản lý.
• Cơ cấu tổ chức:
Các quyết định quản lý được thực hiện thông qua các bộ phận, đơn
vị trong doanh nghiệp. Các bộ phận đó được xác định vị trí, chức năng,
quyền hạn, trách nhiệm thông qua cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Vì
thế tính ổn định, khoa học của cơ cấu tổ chức sẽ đảm bảo cho việc triển
khai quyết định quản lý được diễn ra nhanh chóng, đúng kế hoạch đặt ra.
Mặt khác thông qua cơ cấu tổ chức quá trình truyền thông được thực hiện,
tính hiệu quả của quá trình này gắn liền với cơ cấu tổ chức và gắn liền với
hiệu lực quản lý
• Năng lực của nhà quản lý:
Ngoài các yếu tố kể trên thì hiệu lực của công tác quản lý nhân lực
còn chịu sự tác động mạnh mẽ của năng lực nhà quản lý. Đây là một yếu
tố chủ quan bao gồm tổng hòa nhiều vấn đề khác nhau mà nhà quản lý
phải đảm bảo.
Nhà quản lý phải là người có tầm nhìn chiến lược, biết nhìn xa
trông rộng, họ phải thấy được những nguy cơ và thách thức đối với tổ
chức để có giải pháp đúng đắn. Sau đó, họ phải có kỹ năng làm việc với
con người, phải biết phối hợp hoạt động của từng cá nhân riêng lẻ trong
tập thể nhằm đem lại lợi ích cho tổ chức. Bên cạnh đó, họ phải biết vận
dụng kiến thức vào thực tế để đạt được kết quả cao. Ngoài ra nhà quản lý
còn phải xây dựng cho mình kỹ năng đàm phán, giao tiếp, giải quyết xung
đột. Hội tụ những yếu tố trên, nhà quản lý sẽ xây dựng được cho mình
năng lực làm việc, hướng mọi người hoạt động theo mình, lường trước
được mọi khó khăn, đảm bảo hiệu lực quản lý
Như vậy, năng lực của nhà quản lý có vai trò rất to lớn đối với công
tác quản lý tổ chức nói chung và công tác quản lý nhân lực nói riêng.
III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
a. Đánh giá các hoạt động:
Tuyển dụng và bố trí:
+ Số lượng, cơ cấu của nhân viên mới được tuyển theo các nguồn
tuyển dụng khác nhau, loại lao động nào dễ hoặc khó tuyển.
+ Hình thức, tiêu chuẩn, trình tự thực hiện.
+ Cách thức phân công bố trí nhân viên.
+ Tổng chi phí tuyển, cơ cấu chi phí tuyển dụng ( hội đồng tuyển
dụng, kiểm tra…), chi phí tuyển / một nhân viên mới nói chung và theo
các nguồn tuyển khác nhau.
+ Tổng số tuyển mới / tổng số nhân viên; hệ số ổn định; tại sao
nhân viên nghỉ việc.
+ Chi phí trung bình để có thể thay thế một nhân viên.
+ Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách, quy chế của nhà nước
vào doanh nghiệp đến tuyển dụng.
+ Phân tích ảnh hưởng của tuyển dụng và bố trí đến hoạt động của
doanh nghiệp.
Đào tạo:
+ Số lượng người tham gia các khóa đào tạo.
+ Cơ cấu và số lượng các khóa đào tạo.
+ Hình thức và nội dung của chương trình đào tạo.
+ Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng (sự phù hợp giữa chương
trình đào tạo và nội dung công việc, cơ hội thăng tiến…).
+ Tổng chi phí đào tạo, chi phí đào tạo trung bình nhân viên.
+ Tỷ trọng chi phí đào tạo / hiệu quả hoạt động của tổ chức.
+ Đánh giá kết quả các khóa đào tạo (đối với hoạt động của tổ
chức và yêu cầu của cá nhân).
Hệ thống tiền lương, thưởng, phúc lợi:
+ Cách thức xác định quỹ lương trong tổ chức.
+ Cách thức xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương trong
tổ chức.
+ Phương pháp đánh giá và khen thưởng nhân viên.
+ Thu nhập bình quân và bội số tiền lương trong doanh nghiệp;
trong bộ phận gián tiếp (bộ phận quản lý, lãnh đạo, nhân viên), trực tiếp
sản xuất và một số bộ phận đặc trưng.
+ Các loại thưởng, phụ cấp, phúc lợi được áp dụng trong doanh
nghiệp.
+ Cơ cấu thu nhập theo các thành phần: lương cơ bản, thưởng
phúc lợi, phụ cấp.
+ Đánh giá ảnh hưởng của hệ thống tiền lương, thưởng, phúc lợi
đến việc kích thích cán bộ công chức nâng cao trình độ lành nghề; năng
suất lao động, hiệu quả công việc.
Quan hệ lao động và các giá trị văn hóa tinh thần:
+ Quan hệ giữa các nhà quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp.
+ Phong cách làm việc.
+ Đặc điểm của nhân viên về tính hợp tác, tính thích nghi, mức độ
chịu đựng, chấp nhận xung đột…trong công việc.
+ Sự thỏa mãn của nhân viên đối với doanh nghiệp.
+ Các giá trị văn hóa, truyền thống trong doanh nghiệp.
b. Đánh giá trình độ quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp:
- Đánh giá kết quả quản lý nguồn nhân lực thông qua hai chỉ tiêu:
(1) Kết quả công việc / cán bộ quản lý và (2) Sự hài lòng thỏa mãn của
cán bộ quản lý trong doanh nghiệp.
- Đánh giá mức độ chuyên nghiệp trong hoạt động của phòng tổ
chức / nguồn nhân lực thông qua hai chỉ tiêu: (1) Trình độ năng
lực và vai trò của bộ phận quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức;
(2) Cách thức thực hiện các chức năng quản lý con người trong
doanh nghiệp.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC
TẠI ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Điện lực Ba Đình là một đơn vị thành viên của Công ty Điện lực
Thành phố Hà Nội. Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Ba
Đình gắn liền với quá trình hình thành của Công ty Điện lực Thành phố
Hà Nội (tiền thân là nhà máy Đèn Bờ Hồ).
Ngày 06 - 12 - 1892 nhà máy được khởi công xây dựng.
Ngày 05 - 01 - 1895 nhà máy bắt đầu chạy thử và phát ra dòng
điện đầu tiên sau đó công suất được nâng lên là 1.000KW.
Năm 1953 khi toàn thành phố không còn sử dụng dòng điện một
chiều, nhà máy Đèn Bờ Hồ bỏ hết chức năng phát điện trở thành trụ sở
quản lý kinh doanh của Công ty điện khí Đông Dương.
Năm 1954 Hà Nội đang là một thành phố tiêu thụ chuyển sang
thành phố sản xuất, do vậy nhu cầu về điện cũng không ngừng nâng cao.
Với chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước “Điện lực phải đi trước một
bước” nên ngành điện đã không ngừng phát triển về số lượng và chất
lượng.
Điện lực Ba Đình được thành lập ngày 13/01/1999 có trụ sở đặt tại
số 6 Hàng Bún - Ba Đình - Hà Nội. Điện lực là một đơn vị hạch toán độc
lập, chịu sự quản lý của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.
* Chức năng, nhiệm vụ :
Chức năng chủ yếu của Điện lực Ba Đình cũng như các đơn vị
thành viên của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội là: phân phối và bán
buôn, bán lẻ điện năng.
Ngoài các chức năng kể trên thì đơn vị phải thực hiện các nhiệm vụ
mà ngành điện giao phó:
- Thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh bán điện trong phạm
vi phân cấp của Công ty Điện lực TP.Hà Nội.
- Tổ chức tốt công tác kế hoạch hóa, thực hiện nghĩa vụ ngân sách.
- Quản lý chặt chẽ khách hàng, điện năng thương phẩm mua và bán,
giảm dư nợ tiền điện.
- Bảo đảm cung cấp điện liên tục, an toàn.
- Giảm thiểu tổn thất điện năng trên đường dây tải điện.
- Nâng cấp, cải tạo lưới điện trong phạm vi đơn vị.
- Sửa chữa đường dây khi xảy ra sự cố.
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Ba Đình.
Mô hình quản lý Điện lực Ba Đình được tổ chức theo hướng trực
tuyến chức năng. Trong đó, Giám đốc là người có quyền lực điều hành
cao nhất, là đại diện hợp pháp trong mọi hoạt động của Điện lực, chịu
trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc Công ty, có trách nhiệm lãnh
đạo, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Công ty giao phó.
Phòng KD bán điện
Đội QLKHCQ
Đội KTĐ
Đội CTTT
Phòng kỹ thuật
Phòng thiết kế
Phòng Đ.Độ-
Thông tin
Đội QLVHLĐ
Đội Điezen
Đội Đ.tu
lưới điện
Phòng
TCHC
Phòng
TCKT
Phòng
KHVT&QLDA
Đội QLĐP 1 Đội QLĐP 2 Đội QLĐP 3 Đội QLĐP 4 Đội QLĐP 5 Đội QLĐP 6 Đội QLĐP 7
Tổ thí nghiệm
điện
Tổ VH1
Tổ VH2
Tổ VH3
Tổ VH4
Phó giám đốc kinh doanh
Tổ THKD
Tổ ĐHGC
Tổ Hóa đơn
Tổ máy tính
Tổ hợp đồng
Tổ thu tiền
Tổ treo tháo công tơ
Giám đốc
Điện lực
Phó Giám đốc kỹ thuật
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Điện lực Ba Đình.
Từ một Điện lực còn yếu của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội,
nay đã trở thành đơn vị dẫn đầu toàn Công ty, đó là cả một quá trình nỗ lực
vượt bậc của Điện lực Ba Đình. Hiện nay, Điện lực lực Ba Đình dã quản lý
khoảng 59.000 khách hàng tiêu thụ điện sinh hoạt gia đình và gần 5.000
khách hàng cơ quan, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Ba Đình. Với
khối lượng quản lý vận hành gồm: 56 km đường dây cao thế nổi, 76 km
đường dây cao thế ngầm, 282 km đường dây hạ thế. Quản lý vận hành 542
trạm biến áp phân phối. Trong năm 2005, điện nhận đầu nguồn 420.6 triệu
kwh, điện thương phẩm 360 triệu kwh, tỷ lệ tổn thất cả năm là 12.5% (giảm
1.78% so với năm 2004)
Một số chỉ tiêu chủ yếu về sản xuất kinh doanh.
(Nguồn: Phòng Kinh doanh-Điện lực Ba Đình)
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
Số lượng KH 81000 KH 84000 KH 87000 KH 90000 KH 93000 KH
Số Km đường dây 277 Km 279 Km 318 Km 350 Km 400Km
Số máy biến áp 489 cái 518 cái 533 cái 536 cái 543 cái
Điện nhận đầu
nguồn
238 triệu
Kwh
257 triệu
Kwh
296.5 triệu
Kwh
312.3
triệu Kwh
320.6
triệu Kwh
Điện thương phẩm 200 triệu
Kwh
233 triệu
Kwh
245.5 triệu
Kwh
267.7
triệu Kwh
280 triệu
Kwh
Tổn thất 15.89% 13.36% 16.08% 14.28% 12.5%
Doanh thu 231 tỷ
đồng
250 tỷ
đồng
273 tỷ
đồng
301 tỷ
đồng
340 tỷ
đồng
Giá bán bình quân 705 729 786 860 890
Kết quả sản xuất kinh doanh – Giá trị nộp ngân sách nhà nước.
(Nguồn: Phòng Kinh doanh-Điện lực Ba Đình)
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
Doanh thu nộp
thuế
140290540500 170188042524 193645456382 230936456300 250726843326
Thuế doanh thu 11303.243.240 13615043402 15491636.510 18474596504 20058147466
Giá vốn 93970209171 108155908601 111974324300 139862478729 150312825514
Lãi gộp 36017088089 48417090521 59179495572 72595381067 80355870346
Chí phí
BH&QLDN
34.826.753.937 46.115.143.405 50.786.457.642 59.645.821.034 66.803.305.489
Lợi tức thuần 1190334152 2301947116 8393037930 12949560033 14552564875
Thuế lợi tức 476133661 920778846 3357215172 5179824013 5821025095
Giá trị nộp NS 11779376901 14535822248 18848851682 23654420577 25889173416
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC
1. Tình hình sử dụng nhân lực tại Điện lực.
Số lượng lao động tại Điện lực được Công ty duyệt theo định mức là
359 người. Đơn giá tiền lương giao cho Điện lực được tính trên cơ sở định
mức lao động. Trên cơ sở lao động định biên Điện lực phải tiết kiệm 10%
lao động sống để bù vào những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Nhưng thực tế Điện lực đã sử dụng 358 CBCNV (trong đó có 3