Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện An Lão

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.16 KB, 81 trang )

Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Chương I
cơ sở lý luận và thực tiễn về thuỷ lợi và hiệu quả sử dụng công
trình thuỷ lợi phục vụ
sản xuất nông nghiệp
I. công tác thuỷ lợi
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Thuỷ lợi: là sự tổng hợp các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ
nguồn nước trên mặt đất và nước ngầm, đấu tranh phòng chống những thiệt
hại do nước gây ra với sản xuất nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc
dân, dân sinh nói chung đồng thời làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
1.2. Hệ thống công trình thuỷ lợi: bao gồm các công trình thuỷ lợi có
liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong mét khu vực
nhất định. Lợi Ých từ công trình thuỷ lợi mang lại là rất lớn, phục vụ cho
nhiều ngành kinh tế quốc dân: thuỷ điện, giao thông, công nghiệp, nông
nghiệp nước sinh hoạt, phòng chống úng lụt,
1.3. Thuỷ nông: là hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Sản phẩm của công trình thuỷ nông là nước tưới, nó là yếu tố đầu
vào không thể thiếu đối với sản xuất nông nghiệp.
1.4. Hệ thống công trình thuỷ nông: là tập hợp các công trình làm
nhiệm vụ lấy nước từ nguồn nước dẫn vào đồng ruộng tưới cho cây trồng và
tiêu hết lượng nước thừa trên đồng ruộng ra ngoài phạm vi đất trồng trọt.
1.5. Hộ dùng nước: là cá nhân, tổ chức được hưởng lợi hoặc làm dịch
vụ từ công trình thuỷ lợi do doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi trực
tiếp phục vụ việc tưới, tiêu nước, cải tạo đất, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản,
Đào Thị Hảo NN 42A
1
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
giao thông vận tải, du lịch, nghiên cứu khoa học, cấp nước cho công nghiệp
và dân sinh.
1.6. Thuỷ lợi phí: là một phần phí dịch vụ về nước của công trình thuỷ


lợi để góp phần chi phí cho công tác tu bổ, vận hành và bảo vệ công trình
thuỷ lợi.
2. Vai trò và ý nghĩa của thuỷ lợi đối với nền kinh tế và đối với
nông nghệp
2.1. Đối với nền kinh tế
Thuỷ lợi là một ngành kinh tế kỹ thuật thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng.
Sản phẩm của nó phục vụ nhiều ngành sản xuất, bảo vệ sản xuất và dân sinh
như: phòng chống lũ lụt, giao thông vận tải, điện, nông, lâm, ngư, nghiệp…
Trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, thuỷ lợi là một ngành kinh tế kỹ thuật có
vị trí quan trọng, điều đó được thể hiện như sau:
Đối với hệ thống phòng chống thuỷ tai:
Ở nước ta do hệ thống sông ngòi dày đặc, bờ biển lại dài hơn 3000 km
do vậy vấn đề lũ lụt luôn là vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm và lo
lắng. Theo số liệu thống kê cho thấy, nước ta có 8300 km đê sông và đê biển
làm nhiệm vụ ngăn nước lũ sông và chiều biển, bảo vệ đất đai… Ngoài ra
cón có các đê ở các địa phương làm nhiệm vụ ngăn nước ngoại lai và phục
vụ dân sinh kinh tế, đặc biệt là vùng đồng bằng sôgn Hồng, sông Mã, sông
Cả và cả sông Mê Kông.
Đối với hệ thống giao thông thuỷ:
Hệ thống giao thông thuỷ chiếm vị trí quan trọng trong mạng lưới
giao thông của cả nước, với 1140 km đường giao thông thuỷ do Trung ương
quản lý 3824 km và địa phương quản lý 30 nghìn km các kênh sông nhỏ làm
giao thông thuỷ nông thôn. Nhân dân các địa phương còn lợi dụng các bờ
kênh làm đường giao thông bộ và cơ giới.
Đào Thị Hảo NN 42A
2
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Đối với nguồn thuỷ năng:
Phải nói rằng, thuỷ lợi đã góp phần tích cực vào việc phát triển thuỷ
điện – nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm không khí so với nhiệt

điện chạy bằng than dầu. Để đáp ứng nhu cầu cho phát triển nông nghiệp,
nguồn điện năng nước ta phát triển chủ yếu dựa vào sự phát triển của các
nhà máy thuỷ điện. Đến nay, nước ta đã xây dựng được các hồ chứa phát
điện với tổng công suất của các nhà máy thuỷ điện lên đến hơn 3000 MW,
hàng năm sản xuất chiếm khoảng 10 tỷ KWH, chiếm hơn 70% năng lực
mang điện quốc gia. Giá thành thuỷ điện lại rẻ chỉ chiếm khoảng 30 – 60%
so với nhiệt điện than, diezen và không khí.
Đối với công nghiệp và dân sinh:
Ở nước ta, vấn đề xây dựng các công trình thuỷ lợi từ nhỏ đến lớn góp
phần điều tiết lại, phân phối lại nguồn tài nguyên nước theo thời gian và
không gian ngoài việc phục vụ cho nông nghiệp, chúng còn phục vụ cho
nước công nghiệp và dân sinh. Có thể thấy được là hàng chục các công trình
hồ đập loại lớn và vừa được xây dựng bằng vốn của ngành thuỷ lợi hoặc các
ngành khác đã cấp nước cho các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp suốt từ
miền đông bắc đến phía nam. Mặt khác, thuỷ lợi còn đóng vai trò trong việc
tiêu thoát nước bẩn cho các thành phố, các khu dân cư tập trung như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng… Cùng với đó là nhiều hồ đập nước
trở thành các điểm du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như
Dầu Tiếng, hồ Núi Cốc, suối Hai…
Đối với ngư nghiệp:
Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là một điều kiện rất thuận
lợi để phát triển thuỷ sản. Các hồ, đập, cống, kênh… tạo môi trường nước
ngọt, lợ với những sản phẩm thuỷ sản khá phong phú và đa dạng.
Đối với lâm nghiệp:
Đào Thị Hảo NN 42A
3
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Rừng có tác dụng điều tiết nguồn nước, giảm lũ, tăng lưu lượng mùa
kiệt. Còn các hồ đập nước làm tăng lượng bốc hơi mặt nước và kết quả là
làm tăng lượng mưa tạo điều kiện cho cây rừng được râm mát thêm, rừng tái

sinh dễ phát triển. Công tác thuỷ lợi còn đóng góp quan trọng trong việc bảo
vệ rừng đầu nguồn bằng việc làm 3000 công trình thuỷ lợi nhỏ phục vụ định
canh định cư. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc bảo vệ hàng triệu ha rừng
đầu nguồn.
2.2. Đối với nông nghiệp
Nước ta là một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp được coi là
mặt trận hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế. Trong các ngành sản
xuất, dịch vụ sản xuất nông nghiệp thì thuỷ lợi được coi là ngành dịch vụ
mũi nhọn chiếm vị trí quan trọng nhất. Xây dựng hệ thống thuỷ nông hoàn
chỉnh góp phần diệt hạn, trừ úng, thau chua rửa mặn, cải tạo đất, nâng cao độ
phì cho đất, mở rộng diện tích canh tác, thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số
sử dụng ruộng đất và có cơ sở để áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến
nhằm đạt năng suất, sản lượng cao.
Có thể nói rằng mỗi bước tiến của nông thôn Việt Nam gắn mật thiết
với sự phát triển của công tác thuỷ lợi. Thuỷ lợi với vai trò là một yếu tố kết
cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu góp phần quan trọng vào việc khai thác tiềm
năng nông nghiệp, giải quyết tốt thuỷ lợi hoá cho các vùng sản xuất sẽ tạo ra
đột biến mới cho sản xuất nông nghiệp, đúng như ông cha ta xưa đã từng
nói: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Sự phát triển thuỷ lợi có tác
dụng nhiều mặt, đó là:
Thứ nhÊt, công tác trị thuỷ hình thành các hệ thống thuỷ nông có ý
nghĩa quyết định đưa vùng hoang hoá vào sản xuất nông nghiệp và thay đổi
chế độ canh tác, mở rộng diện tích theo chiều rộng. Đó là trường hợp trị thuỷ
ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chuyển vùng từ chế độ lúa nổi, một vụ
mang tính tự nhiên sang hai vụ thâm canh. Với cấp độ cao hơn, thực hiện
Đào Thị Hảo NN 42A
4
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
việc đắp đê bao lũ đã tạo ra một vụ thứ ba là đặc biệt có khả năng chuyển
đổi cơ cấu cây trồng ở tại những vùng lúa nước. Cũng bằng công tác trị thuỷ,

những vùng ven biển ngập mặn đã được đưa vào khai thác dưới hình thức
đầm, vùng nuôi trồng thuỷ sản, tạo ra sự phát triển đặc biệt nhanh chóng ở
vùng hoang hoá.
Thứ hai, hình thành một yếu tố kỹ thuật của thâm canh thích ứng với
những giống lúa có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn.
Thứ ba, cung cấp nước 20 – 30 triệu m
3
để cải tạo đất (thau chua, rửa
mặn).
Thứ tư, thuỷ nông góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Việc cung
cấp đủ nước cho nhu cầu sinh trưởng hoặc tiêu thoát nước kịp thời đã làm
cho năng suất cây trồng tăng thêm 20- 30%. Theo FAO cho thấy, các giống
lúa mới có tưới, tiêu hợp lý đạt được 80 – 90% năng suất thí nghiệm, nếu
không chỉ đạt 30 – 40%.
Thứ năm, thuỷ nông có tác dụng làm thay đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu
mùa vụ theo hướng mở rộng diện tích cây trồng và mùa vụ có năng suất cao.
Theo tài liệu thử nghiệm và tổng kết thực tế của Vụ quản lý và khai
thác công trình thuỷ lợi cho biết: ở nước ta, tưới tiêu chủ động làm nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng góp phần quan trọng vào cải thiện
đời sống nhân dân, nhờ vậy làm thay đổi tập quán canh tác và cơ cấu cây
trồng… Chẳng hạn, ở Đồng Nai đưa vào sử dụng công trình hồ chứa nước
Gia Ui huyện Xuân Lộc, kênh chính dài 9284 m, năm tuyến kênh cấp I dài
tổng cộng 10.303 m tưới cho hai xã Xuân Tâm và Xuân Hưng, đưa 500 ha
đất canh tác của hai xã từ canh tác 1 vụ lên 2 vô, 3 vụ. Công trình này trị giá
20,519 tỷ đồng.
Hiện nay, cả nước có hệ thống thuỷ lợi phong phú với 650 hồ đập lớn,
3500 hồ đập nhỏ, 2000 trạm bơm công suất tưới 230.000 KW, công suất trên
250.000 KW và 10.000 cống tưới tiêu. Những hệ thống thuỷ lợi này đảm
Đào Thị Hảo NN 42A
5

Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
bảo tưới cho 5,8 triệu ha lúa, 600.000 ha rau hoa màu và cây công nghiệp,
tiêu úng cho 92.000 ha, cải tạo 700.000 ha đất ven biển. Để quản lý vận
hành hệ thống thuỷ lợi phục vụ phát triển nông nghiệp lớn này, Nhà nước đã
cho thành lập 300 công ty, xí nghiệp thuỷ nông, sau khi xắp xếp theo Nghị
định 388 XD 55 còn lại 138 doanh nghiệp với 20.000 cán bộ công nhân
viên, trong đó có 2.000 kỹ sư.
Trong công tác thuỷ lợi, công tác chống bão lụt với hệ thống đê điều
có một ý nghĩa đặc biệt với phát triển nông nghiệp và dân sinh ở nông thôn.
Cả nước có 57 tuyến đê sông với 5.761 km đê, 1.100 cống tưới đê, 100 kè đá
và 2.700 km đê bao. Ngoài ra còn nhiều tuyến đê nhỏ do địa phương quản
lý. Đây là một hệ thống hạ tầng to lớn, thành tựu lao động và xây dựng của
nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam, thể hiện một cuộc đấu tranh bền bỉ của
nhân dân ta với một thiên nhiên khắc nghiệt. Lịch sử đã chỉ ra công tác đê
điều là công tác có tầm quốc sách, quan hệ đến an ninh của quốc gia.
Tóm lại, thuỷ lợi phát triển tốt đem lại là rất lớn không chỉ cho sản
xuất nông nghiệp mà còn gián tiếp giúp nhiều ngành kinh tế quốc dân khác
phát triển. Cụ thể thuỷ lợi phát triển sẽ làm:
+ Tăng hệ số sử dụng ruộng đất, tăngvụ/năm.
+ Tăng diện tích đất canh tác nhờ tưới tiêu chủ động.
+ Tăng độ phì của đất nếu đảm bảo đúng quy luật nước vào trong đất.
+Đảm bảo thực hiện tăng năng suất cây trồng góp phần nâng cao sản
lượng và tổng giá trị sản phẩm.
+ Tạo điều kiện gieo trồng các giống đòi hỏi khắt khe về chế độ nước.
+ Góp phần tạo môi sinh môi trường phục vụ đời sống con người
ngày càng tốt hơn, như: cấp nước sinh hoạt, tăng mực nước ngầm cho các
giếng nước dùng trong sinh hoạt, chống lũ lụt, ngăn mặn, chống xói mòn,…
3. Đặc điểm của công trình thuỷ lợi
3.1. Đặc điểm nguồn tài nguyên nước Việt Nam
Đào Thị Hảo NN 42A

6
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Nguồn nước tự nhiên ước tính bình quân trên toàn thế giới là 7.500 m
3
nước/người/năm bao gồm nước trên mặt đất và nguồn nước ngầm trong lòng
đất. Như vậy nếu xét về mặt số lượng thì tài nguyên nước của Việt Nam rất
phong phú. Nguồn nước của nước ta được tạo thành chủ yếu là do lượng
mưa trên bề mặt đa phần ở các vùng đồi núi do vậy các dòng chảy thường có
độ dốc lớn sẽ là tiềm năng phát triển ngành thuỷ điện. Mặt khác, hệ thống
sông ngòi của ta khá dày đặc phân bố rộng khắp các vùng trên cả nước do đó
đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giao thông đường thủy và ngành thuỷ
lợi phát triển mạnh.
Theo số liệu thống kê từ năm 1961-1990 dòng chảy bình quân năm
của toàn bộ các dòng sông nội địa và quốc tế là 837 tỷ m
3
/năm, trong đó từ
ngoài lãnh thổ chảy vào Việt Nam là 522 tỷ m
3
/năm. Xét về khả năng nguồn
nước tự nhiên ở nước ta có thể đáp ứng cho mọi loại nhu cầu về nước cho
sinh hoạt, cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp cũng như các ngành kinh
tế quốc dân khác trong giai đoạn hiện nay cũng như lâu dài với điều kiện
chúng ta phải có những chiến lược đúng đắn để phát triển nguồn tài nguyên
nước quý giá. Đồng thời phải có biện pháp qui hoạnh và quản lý một cách
có hiệu quả mọi hoạt động trong quá trình khai thác sử dụng và bảo vệ
nguồn nước đảm bảo nguồn nước cho các đầu vào và cho các hoạt động là
nước sạch. Bên cạnh đó chúng ta phải có những biện pháp hạn chế những
tác hại của nước gây ra (úng lụt, xói mòn ). Tuy nhiên, để thực hiện được
vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải có thời gian cũng như sự tập trung trí tuệ,
tiền của, công sức ngay từ giai đoạn đầu đánh giá, khảo sát thiết kế qui

hoạch thi công đến việc tiến hành quản lý và khai thác
3.2. Đặc điểm các công trình thuỷ lợi
Đào Thị Hảo NN 42A
7
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Các công trình thuỷ lợi hoạt động phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự
nhiên, thời tiết, khí hậu và tình hình kinh tế xã hội trong khu vực, do đó công
trình thuỷ lợi có những đặc điểm riêng biệt.
Về kỹ thuật: Đây là những công trình kỹ thuật nằm ngoài trời nên chịu
tác động trực tiếp, thường xuyên của thời tiết (mưa, nắng ). Vật liệu xây
dựng làm bằng vật liệu tại chỗ: gạch, cát, đá, sỏi cùng những vật liệu sản
xuất khác như: xi măng, sắt thép.
Về không gian: Các công trình có địa bàn trải rộng, quyền sở hữu cơ
sở vật chất không tập trung gây khó khăn cho công tác bảo vệ và quản lý.
Về kinh tế: Trước hết là loại công trình cần có chi phí đầu tư xây dựng
ban đầu lớn. Nếu xét theo hình thức hàng hóa thì công trình thuỷ lợi thuộc
loại hàng hoá bán công. Bất cứ một công trình thuỷ lợi nào cũng có nhiều
người sử dụng, cùng hưởng lợi, do vậy mà sự tác động xấu của nó cũng ảnh
hưởng tới nhiều người. Các công ty QLKTCTTL được xét là các doanh
nghiệp Nhà nước hoạt động công Ých.
Về nguồn thu từ thuỷ lợi phí bao gồm các khoản:
- Thuỷ lợi phí: Đây là nguồn thu chủ yếu. Mức thu thuỷ lợi phí được
UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc TW qui định. Cho đến nay, chính sách
thuỷ lợi phí vẫn dựa theo NĐ 112 CP ban hành ngày 25/08/1984. Chính sách
này với mục đích thu lại một khối lượng nông sản trên diện tích hưởng lợi
tưới tiêu nhằm bù đắp phần nào các chi phí dùng để tu bổ, sửa chữa, bảo
dưỡng và vận hành công trình thuỷ lợi phục vụ tưới, tiêu. Theo đánh giá của
các nhà quản lý, mức thu từ thuỷ lợi phí (nếu thu đủ) không thể đủ bù đắp
được các chi phí hợp lý để đảm bảo hoạt động bình thường cho các công ty
QLKTCTTL.

Đào Thị Hảo NN 42A
8
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
- Nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ: Để bù đắp tu sửa, nâng cấp công
trình và các khoản chi hợp lý từ hoạt động dịch vụ chính của doanh nghiệp,
hoặc trợ cấp tu sửa công trình trong những năm thời tiết không thuận lợi
(Theo điều 11 của Pháp lệnh quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi). Tuy
nhiên, nguồn trợ cấp này hầu hết được cấp có thẩm quyền (Bộ chủ quản và
UBND tỉnh, thành) giao cho kế hoạch trên cơ sở các danh mục công trình tu
sửa thường xuyên, sửa chữa lớn đã có luận chứng kinh tế kỹ thuật và đồ án
thiết kế, dự toán được duyệt hàng năm theo khả năng cân đối ngân sách và
hiện nay thường không đáp ứng yêu cầu của việc tu sửa công trình và sản
xuất.
- Các nguồn thu khác: Là doanh thu từ hoạt động kinh doanh khai thác
tổng hợp công trình thuỷ lợi mang lại, tức là các khoản thu được ngoài phạm
vi cho phép của NĐ 112 - HĐBT và Thông tư 67 - TT/LB như: thi công xây
lắp, sửa chữa thiết bị chuyên dùng, cấp nước công nghiệp, cÊp nước đô thị
Nguồn thu này phải được hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất kinh doanh và
thực hiện các nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Về khách hàng: Là các chủ thể sản xuất nông nghiệp với đối tượng
khách hàng chủ yếu là nông dân. Đây là bộ phận khách hàng có đời sống thu
nhập thấp, có trình độ canh tác khác nhau, tập quán canh tác mang nặng tính
chất sản xuất nhỏ. Do vậy ở họ luôn tồn tại tính bảo thủ, bao cấp, khó chấp
nhận cái mới. Chính vì thế, phải xây dựng những mô hình dịch vụ thuỷ lợi
thích hợp với đặc điểm dân cư, tập quán canh tác của từng vùng, từng hệ
thống. Bên cạnh đó phải kết hợp biện pháp kinh tế thuần tuý với các biện
pháp hành chính, tuyên truyền giáo dục theo cách trực tiếp hay gián tiếp qua
các cơ quan đoàn thể. Mặt khác, khách hàng là ổn định nhưng nhu cầu dịch
vụ là thì luôn thay đổi theo thời gian, mùa vụ. Sản phẩm hàng hoá dịch vụ
Đào Thị Hảo NN 42A

9
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
thuỷ lợi không thể mua bán trao tay trực tiếp mà phải thanh toán trước hoặc
sau một thời gian định kỳ dịch vụ cơ sở hợp đồng thực tế.
4. Kinh nghiệm quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi trên thế
giới và ở Việt Nam
4.1. Trên thế giới
Công trình thuỷ lợi phụ thuộc bởi nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên mỗi
quốc gia, tập quán sản xuất và cơ cấu cây trồng, sự phát triển của khoa học
kỹ thuật cũng như sự phát triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia Do vậy, ở mỗi
quốc gia khác nhau công tác thuỷ lợi được đầu tư phát triển rất khác nhau.
Tuy nhiên, thực tế ở một số nước cho thấy: công tác thuỷ lợi ở quốc gia nào
được Chính phủ quan tâm, đầu tư xây dựng đúng đắn, hợp lý gãp phần
khuyến khích nông nghiệp phát triển tốt. Chẳng hạn tất cả các nước trong
khu vực Đông Nam Á đều quan tâm đến phát triển thuỷ lợi nhằm đáp ứng
nhu cầu bức thiết về lương thực, thực phẩm do sức Ðp của gia tăng dân số.
Theo thống kê của FAO năm 1986, tÊt cả các công trình thuỷ lợi của khu
vực tưới cho 135,4 triệu ha, tăng 190% so với năm 1961.
Ở Malaysia, năm 1983 gần như tất cả các nông trại trồng lúa ở nước
này đều được tưới nước. Chính phủ xây dựng toàn bộ các công trình thuỷ lợi
phục vụ tưới, tiêu mà không thu thuỷ lợi phí.
Ở Thái lan (nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới): Chính phủ cho
rằng muốn duy trì được tốc độ tăng trưởng hiện nay thì vấn đề thuỷ lợi phải
được đặt lên hàng đầu. Từ những thập kỷ 70, Thái Lan đã rất quan tâm đến
vấn đề phát triển thuỷ lợi, giai đoạn từ 1965-1985 có 482 dự án thuỷ lợi
được xây dựng với tổng kinh phí 5.371 tỷ bạt. Riêng năm 1988 có tới 604 dự
án thuỷ lợi quy mô nhỏ được xây dựng. Theo đánh giá của các nhà kinh tế
nước này, thuỷ lợi hoá làm tăng năng suất lao động 0,25%/năm, riêng vùng
Đào Thị Hảo NN 42A
10

Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
đồng bằng trung tâm sản xuất lúa gạo năng suất lao động tăng lên 4 lần (đạt
mức 1%/năm). Xu hướng đầu tư vào thuỷ lợi hiện nay của Thái Lan là giảm
đầu tư vào các công trình có quy mô lớn thay vào đó là các dự án có quy mô
nhỏ, nhằm giải quyết nguồn nước tại chỗ và giải quyết kịp thời các nhu cầu
về nước của nhân dân. Tất cả các dự án thuỷ lợi đều được chính phủ đứng ra
quy hoạch và đầu tư trực tiếp, người dân không phải chịu bất cứ một chi phí
nào cho việc tưới tiêu nước.
Ở Inđonexia, năm 1987 Chính phủ tuyên bố toàn bộ chính sách
chuyển giao các công trình thuỷ lợi có diện tích dưới 500 ha cho các hội
người sử dụng nước. Trước khi thực hiện chuyển giao, hội những người sử
dụng nước của nông dân được thành lập và tham gia vào các quá trình nâng
cấp các công trình này. Cùng với sự tham gia của nông dân vào các công
trình thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi phí cũng được sử dụng như là một yếu tố của các
công trình tham gia quản lý thuỷ lợi. Đến năm 1989, Chính phủ Inđônêxia
mới áp dụng chính sách thu thuỷ lợi phí đối với người dùng nước trong
khuôn khổ các chính sách mới lúc bấy giờ về việc vận hành và bảo dưỡng
các công trình thuỷ lợi trên phạm vi toàn quốc.
Ở Trung Quốc có các dự án tưới đã làm cho một số cấc vùng đất
hoang hoá biến thành đất trồng trọt màu mỡ cho năng suất cao ở một số
tỉnh. Hệ thống thuỷ lợi được hình thành trên nguyên tắc ai là người đầu tư
xây dựng công trình thì người đó làm chủ và quản lý công trình. Thay đổi có
tính chất quyết định nhất là việc chuyển hình thức quản lý từ các đội thuỷ lợi
mà các thành viên của nó chỉ gồm các uỷ ban làng, xã thành các nhóm thuỷ
nông làng, xã bao gồm các thành viên là những người nông dân hoạt động
tương đối độc lập với các uỷ ban làng, xã. Chuyển đổi hình thức quản lý
thuỷ nông ở Trung Quốc bắt đầu từ cải cách kinh tế 1978. Việc quan trọng
Đào Thị Hảo NN 42A
11
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp

hiện nay đang được nhà nước quan tâm xác định là quyền sở hữu, sử dụng,
giám sát hình thức thuỷ lợi theo hình thức cổ phần.
Như vậy, đối với thế giới việc đầu tư cho xây dựng các công trình
thuỷ lợi theo quy hoạch và thiết kế mới khoa học hiện đại rất được ưu tiên.
Phương thức nâng cấp các công trình thuỷ lợi theo chiều hướng kiên cố hoá
đã trở lên khá phổ biến, đặc biệt là những nước phát triển họ đã nhận thức
được lợi Ých không nhỏ do việc kiên cố hoá kênh mương đem lại, hơn nữa
họ có đủ kả năng kinh tế để đầu tư cho những chi phí xây dựng cơ bản.
Nhiều nước đang phát triển trong khu vực cũng hết sức nhạy bén, họ đã và
đang tiến hành đầu tư xây dựng nâng cấp theo hướng này. Những công trình
sau khi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đã bắt đầu phát huy những khả
năng tiềm Èn mà trước kia chưa được khai thác triệt để nhằm phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp.
4.2. Ở Việt Nam
Lịch sử phát triển thuỷ lợi của nước ta gắn liền với lịch sử phát triển
của dân tộc. Từ cuối thÕ kỷ thứ XX đã có những công trình đào sông với
quy mô lớn, đặc biệt trong thời nhà Lê và nhà Nguyễn, công cuộc thuỷ lợi
đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Năm 1954, ngay sau khi giải phóng miền Bắc, thuỷ lợi được coi là
nhiệm vụ hàng đầu trong khôi phục kinh tế và chỉ trong vòng một năm
chúng ta đã được khôi phục được hơn 90% năng lực công trình hiện có, xây
dựng thêm nhiều công trình mới. Suốt trong quá trình khôi phục và phát
triển đất nước trong lĩnh vực thuỷ lợi với phương châm: “Nhà nước và nhân
dân cùng làm” chúng ta đã xây dựng mới và cải tạo nhiều công trình thuỷ
lợi, là động lực thúc đẩy và phát huy hiệu quả của công tác thuỷ lợi. Hầu hết
Đào Thị Hảo NN 42A
12
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
các công trình thuỷ lợi lớn và vừa đều có sự đóng góp của nhân dân thông
qua việc huy động ngày công lao động.

Trong giai đoạn này, mỗi hệ thống công trình thành lập một Ban quản
lý hệ thống hoặc công ty nông giang quản lý từ công trình đầu mối đến kênh
dẫn hoặc tháo nước cho các HTX. Mạng lưới công trình trên kênh
mươngtrong phạm vi xã, HTX do UBND xã hoặc HTX nông nghiệp quản lý
thong qua tổ đội thuỷ lợi thuỷ nông thuộc xã và HTX. Nghị định 66 CP
(1962) đã đưa ra đIều lệ thu thuỷ lợi phí nhằm tăng cường công tác quản lý
khai thác hệ thống nông giang bằng việc đóng góp hợp lý và công bằng cảu
nhân đảm bảo tính đoàn kết nhất trí ở nông thôn.
Năm 1963, Chính phủ ban hành NĐ 141/CP về đIề lệ qủn lý khai thác
và bảo vệ công trình thuỷ lợi trong đó đề cập đến việc trả tiền nước sử dụng
do công trình thuỷ lợi mang lại.
Cho đến nay trải qua nhiều giai đoạn phát triển của đất nước, nhiều
thông tư, Chỉ thị của Chính phủ được ban hành nhằm thúc đẩy và hoàn thiện
việc quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi như Thông tư 13 TN
(1970) tiếp tục quy định về tổ chức quản lý hệ thống thuỷ nông, thành lập
các công ty quản lý thuỷ nông, trạm quản lý.
Năm 1972, phong trào hoàn chỉnh thuỷ nông đã được tiến hành rầm rộ
ở 11 tỉnh phía Bắc và sau Chỉ thị 100 CT – TW (1981) là khoán sản phẩm
đến người lao động và Nghị định 112 – HĐBT (1984) đã ban hành quy định
về mức thu thuỷ lợi phí. Cho đến nay định mức thu thuỷ lợi phí vẫn được
duy trì nhưng thực tế nhiều tỉnh mới đạt được ở mức từ 5 – 6% thậm chí có
những tỉnh chỉ cóầu như
Theo tài liệu thống kê năm 1996 thuỷ lợi phí trong cả nước mới thu
được khoảng 50% so với yêu cầu nhưng nó cũng góp một phần đáng kể
Đào Thị Hảo NN 42A
13
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
trong công tác bảo dưỡng và vận hành hằng năm. Tuy vậy hệ thống thuỷ lợi
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất nông nghiệp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, như những nguyên nhân về

mặt kỹ thuật, sự thiếu đồng bộ nhất quán trong các chính sách quản lý thuỷ
nông từ tỉnh xuống huyện… Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là sự quan
tâm của người dân vào công tác thuỷ nông còn rất hạn chế. Ở nước ta, đa số
các công trình thuỷ lợi đều có đầu tư hỗ trợ kinh phí của Nhà nước còn một
phần do nhân dân - những người hưởng lợi từ công trình đóng góp. Do vậy,
việc quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi ở nước ta đang tồn tại hai hình thức:
Một là, các công ty hay xí nghiệp kết hợp cùng HTX, các công ty hay
xí nghiệp quốc doanh quản lý các công trình thuỷ lợi từ đầu mối đến mặt
rộng. Hình thức này có ưu điểm là chủ động điều hành được mùa vụ sản
xuất và chủ động tu bổ sửa chữa công trình. Tuy nhiên nhược điểm của nó là
trong toàn bộ quá trình quản lý điều hành không sâu sát thực tế, không phát
huy được trách nhiệm của người hưởng lợi, chi phí từ ngân sách quá lớn dẫn
đến tình trạng mất cân đối mà kết quả là công trình xuống cấp hư hỏng
không phục vụ sản xuất được.
Hai là, công trình thuỷ lợi được công ty, xí nghiệp quốc doanh kết hợp
cùng HTX (đội thuỷ nông) để quản lý theo sự phân cấp quản lý của chính
quyền cấp tỉnh, thành phố. Công ty quốc doanh quản lý hồ chứa, công trình ,
đầu mối kênh chính. HTX quản lý kênh nhánh và kênh mương nội đồng hay
công trình nhỏ năm gọn trên địa bàn xã. Hình thức này vừa mang ưu điểm
của hình thức thứ nhất, vừa phát huy cao tính trách nhiệm giữa sử dụng và
quản lý của người hưởng lợi. Những người hưởng lợi tự quản lý và sử dụng,
tự huy động đóng góp tài chính để duy trì bảo dưỡng công trình. Song vẫn
còn hạn chế về chuyên môn không quản lý được công trình lớn và mức độ
đóng góp để duy tu sửa chữa sẽ là quá lớn đối với người hưởng lợi khi sử
Đào Thị Hảo NN 42A
14
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
dụng những công trình lớn hay những công trình được xây dựng ở nơi có địa
hình phức tạp.
Tóm lại, đồng thời với quá trình xây dựng, nâng cấp các công trình

thuỷ lợi thì vấn đề quản lý sử dụng cũng phải được nghiên cứu ngày càng
hoàn thiện tốt hơn, có như vậy hiệu quả đem lại từ các công trình này mới
ngày càng được nâng cao.
Hệ thống công trình thuỷ lợi của huyện An Lão - Hải Phòng đã được
đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ về công trình thuỷ lợi nội đồng sau hoàn
chỉnh thuỷ nông (1974-1976).
Từ đầu những năm 80 đến nay, hệ thống htuỷ lợi của huyện cũng như
của thành phố được Nhà nước tiếp tục đầu tư xây dựng những công trình
thuỷ lợi đầu mối lớn trong hệ thống nhằm đảm bảo cả về tưới và tiêu phục
vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh và một số
ngành kinh tế khác của huyện, thành phố.
Để phát triển ngày càng cao hiệu Ých của công trình thuỷ lợi huyện,
thực tế đã đòi hỏi phải có một chế độ tập trung, thống nhất sự quản lý và
khai thác hệ thống công trình này với một bộ máy tổ chức chuyên ngành,
trên cơ sở qui trình kỹ thuật vận hành hệ thống. Do vậy, hệ thống công trình
thuỷ lợi của được công ty QLKTCTTL Đa Độ kết hợp cùng các HTX và
chính quyền địa phương xã để quản lý theo sự phân cấp quản lý của thành
phố: công ty quản lý hồ chứa, công trình đầu mối, kênh chính; HTX quản lý
kênh nhánh và kênh mương nội đồng hay các công trình nhỏ nằm gọn trên
địa bàn xã.
II. lý luận chung về hiệu quả sử dụng công trình thuỷ lợi
1. Một số quan điểm về hiệu quả đối với công trình thuỷ lợi
Đào Thị Hảo NN 42A
15
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Đối với dịch vụ thuỷ lợi, hàng hoá nước là sản phẩm không cạnh
tranh, không được tự do lựa chọn thị trường, đối tượng cung và đối tượng
cầu đã được xác định từ trước, đồng thời có sự can thiệp của cơ quan Nhà
nước. Trong quá trình cung cầu này, do nhiệm vụ chính trị phục vụ sản xuất
nên đối tượng mua không ký hợp đồng mua thì bên bán vẫn phải bán, nếu

không sẽ gây tác hại cho sản xuất nông nghiệp làm ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế của đất nước và môi trường sinh thái. Hoặc bên mua có ký hợp
đồng mua nhưng việc thanh toán chưa hoặc không sòng phẳng nhưng vì lợi
Ých của cả sã hội mà bên bán vẫn phải cung cấp hàng hoá nước đầy đủ. Do
đó vấn đề xác định hiệu quả cho hoạt động dịch vụ thuỷ lợi là rất phức tạp,
khó xác định.
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến
nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Hiệu quả được xem xét dưới nhiều góc độ và
nhiều quan niệm khác nhau cùng tồn tại như: Quan niệm truyền thống và
Quan niệm kinh tế tân cổ điển.
*Quan niệm truyền thống cho rằng: Hiệu quả là phần tiền còn lại thu
được sau khi đã trừ đi chi phí xây dựng, vận hành công trình, tức là hiệu quả
của các công trình thuỷ lợi được đo bằng các chỉ tiêu lời lãi. Quan niệm này
chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu quả, nhất là khi tiến hành xem xét với
công trình thuỷ lợi nhỏ.
*Quan niệm kinh tế tân cổ điển xem xét hiệu quả trên nhiều góc độ
khác nhau:
Xem xét hiệu quả trong trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào
và đầu ra.
Thời gian là nhân tố quan trọng trong tính toán hiệu quả.
Đào Thị Hảo NN 42A
16
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Hiệu quả xét ở 3 góc độ: kinh tế, xã hội và môi trường.
Đánh giá dự án phát triển thông qua việc so sánh giữa lợi Ých và chi
phí chứ không phải là thu - chi đơn thuần.
Tóm lại, quan niệm này tương đối hoàn chỉnh, vì xác định hiệu quả là
so sánh giữa lợi Ých và chi phí, giữa thu và chi thuần tuý về tài chính. Nó
đánh giá hiệu quả gắn với việc xem xét quá trình phát triển và tăng trưởng
cho phép đưa ra cách nhìn tổng quát hơn về hiệu quả. Như vậy, hiệu quả của

một công trình thuỷ lợi đạt được khi kết hợp 3 yếu tố: tài chính, xã hội và
môi trường.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công trình thuỷ lợi
Hiệu quả xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi luôn chịu
tác động bởi những nhân tố sau:
2.1. Nhân tố tự nhiên: là nhân tố khách quan sẵn có từ trước ảnh
hưởng đến hiệu quả công trình thuỷ lợi, bao gồm có: công nghệ được áp
dụng vào công trình thuỷ lợi như tưới tiêu tự chảy hay bơm điện tưới ngầm,
tưới tràn hoặc tưới phun. Đối với các công trình thuỷ lợi thì dạng tưới tiêu
chủ yếu là dạng tự chảy.
2.2. Nhân tố tổ chức: ảnh hưởng đến hiệu quả công trình thuỷ lợi là
các hình thức tổ chức để quản lý sử dụng công trình như: công trình do Nhà
nước quản lý, hoặc do nhân dân quản lý dưới hình thức HTX dùng nước hay
nhóm hộ dùng nước, sự đồng nhất giữa người quản lý và người sử dụng
công trình.
2.3. Nhân tố xã hội: bao gồm các đặc điểm và các yếu tố xã hội liên
quan đến người sử dụng công trình, như: tính cộng đồng, trình độ kỹ thuật,
tập quán canh tác của nông dân.
Đào Thị Hảo NN 42A
17
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài ra, còn có các nhân tố khác như: chính sách của Đảng và Nhà
nước cho việc đầu tư, trợ giá thuỷ lợi phí… cũng có tác động đến hiệu quả
công trình thuỷ lợi.
3. Phương pháp xác định hiệu quả
Công trình thuỷ lợi với đặc điểm nổi bật là phạm vi hoạt động rộng
lớn và có mối liên hệ hữu cơ với nhau, thời gian hoạt động lâu dài. Hơn nữa,
hiệu quả hoạt động của các công trình thuỷ lợi phụ thuộc nhiều vào điều
kiện thời tiết như: mưa, bão, gió, chế độ canh tác… Vì vậy, việc đánh giá
hiệu quả sử dụng công trình thuỷ lợi là rất khó khăn, nhiều khi không lượng

hoá hết được những tác động mà các công trình thuỷ lợi mang lại; thông
thường nó được đánh giá gián tiếp thông qua sản phẩm nông nghiệp, năng
suất, sự thay đổi diện tích cây trồng, tỷ lệ diện tích tưới tiêu… Các chỉ tiêu
này mang tính tổng hợp và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của các công
trình thuỷ lợi.
Đào Thị Hảo NN 42A
18
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu đề tài
4.1. Chỉ tiêu đánh giá thay đổi diện tích đất trồng
*Đối với vùng đồng bằng:
Wgt = Wct . n
Trong đó:
Wgt: diện tích đất trồng
Wct: diện tích đất canh tác
N: số vòng quay của vốn
*Đối với vùng trung du và miền núi: chỉ tiêu nàyđược đánh giá thông
qua hai chỉ tiêu:
- Thay đổi diện tích canh tác:
Wct = Wsct – Wtrct
Wct% =


Trong đó:
Wct: sù thay đổi diện tích đất canh tác sau khi có đưa công trình vào
sử dụng
Wtrct: diện tích đất canh tác sau và trước khi đưa công trình vào sử
dụng
- Thay đổi diện tích đất trồng:
F = Fs – Ftr(ha)

Đào Thị Hảo NN 42A
19
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Trong đó:
F: diện tích đất nông nghiệp tăng lên sau khi công trình hoàn thành
Fs, Ftr: diện tích đất nông nghiệp trước và sau khi đưa công trình vào
sử dụng
4.2. Năng suất cây trồng
Năng suất cây trồng tăng thêm:
Y = Ys – Ytr (tấn/ha)
Trong đó:
Ys: năng suất cây trồng sau khi xây dựng công trình
Ytr: năng suất cây trồng trước khi xây dựng công trình
4.3. Chỉ tiêu về sự thay đổi giá trị sản lượng
- Sù thay đổi giá trị sản lượng trong thiết kế:
Mtk = g.(Ws.Ys.P + Ws.Ys.B.(1-P) – Wtr.Ytr)
Trong đó:
Mtk: giá trị sản lượng gia tăng hàng năm khi thi công xây dựng công
trình thuỷ lợi
Ytr, Ys: năng suất cây trồng
Wtr, Ws: diện tích cây trồng canh tác trước và sau khi xây dựng công
trình
P: tần suất thiết kế công trình
Đào Thị Hảo NN 42A
20
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
(1-P): phản ánh những năm công trình phục vụ ngoài tần xuất thiết kế
B: hệ số giảm sản phẩm phản ánh mức độ giảm sản lượng công trình
những năm công trình làm việc ngoài công suất thiết kế
G: giá đơn vị sản phẩm cây trồng

- Sù thay đổi sản lượng thực tế
Mtt = g(Ws.Ys – Wtr.Ytr)
Wtr, Ws: năng suất cây trồng bình quân trước và sau khi xây dựng
công trình
Ys, Ytr: là diện tích canh tác trước và sau khi xây dựng
4.4. Tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động
Ttc =
Ttc: Tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động
∑Stc: Tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động
∑St: Tổng diện tích tưới tiêu
4.5. Tỷ lệ diện tích tưới tiêu
Tt =
Tt: Tỷ lệ diện tích tưới tiêu
∑Wgt: Tổng diện tích gieo trồng
Đào Thị Hảo NN 42A
21
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
chương II
Thực trạng công tác thuỷ lợi và hiệu quả sử dụng công trình thuỷ
lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở huyện an lão
I. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Huyện An Lão có tổng diện tích tự nhiên là11.490,99 ha, chiếm 7,5%
diện tích tự nhiên của Thành Phố Hải Phòng; Huyện An Lão nằm cách trung
tâm quận Kiến An 8 km, trung tâm Thành Phố Hải Phòng 18km. An Lão ở
vào vị trí trung tâm trên đất liền của Thành Phố và ở ngay cửa ngõ chiến
lược quan trọng của đồng bằng sông Hồng, có toạ độ địa lý:
Kinh độ: Từ 106
0

27'30" đến 106
0
41'15"
Vĩ độ từ 20
0
42'30" đến 20
0
52'30"
- Phía bắc An Lão giáp huyện An Hải.
- Phía Nam giáp huyện Tiên Lãng.
- Phía Đông giáp quận Kiến An.
- Phía Đông Nam giáp huyện Kiến Thuỵ.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp hai huyện Nam Thanh và Kinh Môn thuộc
tỉnh Hải Dương.
Cơ cấu hành chính huyện An Lão gồm 16 xã và một Thị Trấn( Thị
Trấn An Lão).
Với vị trí địa lý như trên đã và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu
kinh tế với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Thành Phố Hải Phòng và
có nhiều tiến bộ lớn trong việc tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư
Đào Thị Hảo NN 42A
22
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
nước ngoài để thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, xã hội của Huyện phát
triển trên địa bàn như: công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ
1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện An Lão có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung
bình từ 3 -5 m, thấp nhÊt từ 0,4 - 1,0 m so với mặt nước biển. Xen vào đó là
một dãy núi trải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với nhiều điểm cao trên
1000m và trong đó có Núi Voi với diện tích 300 ha nằm ở xã An Tiến và
Trường Thành là một khu di tích lịch sử có giá trị văn hoá, du lịch rất cao.

- Dạng địa hình bằng phẳng phân bố ở hầu hết các xã, có độ cao từ
-3,0-10 m so với mực nước biển, độ dốc nền địa hình từ 10-100.
- Dạng địa hình thấp trũng gồm các khu vực ruộng trũng và các ao hồ
xen kẽ có độ cao < 1,00 m so với mặt nước biển, nên thường bị ngập nước
phân bố nhiều ở các xã Chiến Thắng, Bát Trang, Tân Dân, Trường Thọ, ,
Ýt nhất: Quốc Tuấn và Thị Trấn An Lão.
1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
Huyện nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ không khí trung
bình năm là 22,8
0
C (1995), tháng nóng nhất là tháng 6, tháng 7 có nhiệt độ
trung bình là 28,4
0
C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, tháng 2, nhiệt độ
trung bình là 15,5
0
C, thấp nhất là 10
0
C.
+ Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng
3. Chênh lệch nhiệt độ hai mùa rõ rệt: 11
0
C- 12
0
C.
+ Độ Èm không khí: độ Èm trung bình cả năm: 85%. Độ Èm không
khí chịu ảnh hưởng theo mùa, gió và thuỷ triều vùng ven biển. Độ Èm trung
bình lúc 13h là 90%, độ Èm thấp nhất là tháng 1 : 73%, cao nhất là tháng 4 :
91%, độ Èm thấp nhất tuyệt đối: 56%.
+ Lượng bốc hơi hàng năm bình quân 700ml, trong tháng khô hanh

chế độ nước mất cân bằng, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nên xẩy ra khô
hạn, thiếu nước.
Đào Thị Hảo NN 42A
23
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
+ Lượng mưa bình quân cả năm là 1.740 mm ( số đo trung bình từ
1965 - 1995). Lượng mưa trung bình hàng năm là: 1.820 mm.
+ Mùa mưa ( tháng 5 - tháng 10) lượng mưa chiếm 80- 90% lượng
mưa cả năm, tập trung vào các tháng 6 tháng 7 và tháng 8. Lượng mưa trung
bình/ tháng thời gian này là trên 400 mm, cao nhất 683,3 mm (1995). Mùa
khô (tháng 10 đến tháng 3 năm sau), đầu mùa khô thường hanh, cuối mùa
Èm ướt và có mưa phùn từ tháng 2 - tháng 4.
+ Tổng lượng mưa trung bình thấp nhất trong năm là tháng 12, tháng
1 và tháng 2, số đo trung bình là 20 mm.
+ Tổng số ngày nắng 150 - 160 ngày/ năm, tháng 5 và tháng 7 có giờ
nắng cao nhất là 188 giờ/tháng.
+ Huyện An Lão chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính:
Gió mùa Đông Bắc vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau)
tốc độ gió trung bình là 2,2 m/s.
Gió Đông Nam vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, vận tốc trung
bình 2,5 m/s. Mùa mưa luôn biến động do ảnh hưởng của bão lũ, dòng triều.
Gió mang nhiều hơi nước. Tốc độ trung bình trong năm từ 1,7 - 4 m/s, cực
đại đạt 20- 25 m/s vào mùa mưa bão.
+ Bão lũ thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9, bình quân 3 - 5
trận/năm. Bão kèm theo mưa lớn, gió mạnh, gió giật gây lụt lội, nước dâng
cao nhất là khi triều cường. Huyện An Lão rất nhạy cảm với bão do bao bọc
trực tiếp bởi hệ thống sông Thái Bình ( Văn Óc, Lạch Tray, Đa Độ) và chịu
ảnh hưởng của thuỷ triều.
1.4. Sông ngòi
Hệ thống sông ngòi của huyện đều thuộc hệ thống sông Thái Bình.

Nguồn nước ngầm rất hạn hẹp. Mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt của huyện đều nhờ nguồn nước mặt của hệ thống 3 con sông chính:
sông Lạch Tray, sông Văn Óc, sông Đa Độ.
Đào Thị Hảo NN 42A
24
Đại học kinh tế quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Sông Văn Óc chảy qua huyện có chiều dài 17 km/tổng chiều dài 48,9
km, là sông nhánh cấp II của sông Thái Bình nhận nước từ sông Gùa, sông
Rạng tỉnh Hải Dương chảy qua ngã ba Kinh Đồng thôn Quán Trang xã Bát
Trang huyện An Lão, tại đây có phân lưu về phía Bắc là sông Lạch Tray.
Sông Văn Óc từ xã Bát Trang đến xã Quang Trung chảy quanh co, uốn
khúc, phân ranh giới giữa tỉnh Hải Dưong với Hải Phòng. Sông chảy qua các
xã Quốc Tuấn, Tân Viên, Chiến Thắng, An Thọ và là giáp ranh giữa bên tả
là huyện An Lão và bên hữu là huyện Tiên Lãng. Văn Óc là con sông lớn
chịu ảnh hưởng nước sông Thái Bình chảy xuống và nước từ sông Hồng,
qua sông Luộc, sông mới, sông Mía đổ vào hợp lưu vùng xuôi ra cửa Văn
Óc - Đồ Sơn.
Hai sông Văn Óc, Lạch Tray qua địa phận huyện An Lão nối liền An
Lão với thành phố Cảng, là tuyến đưòng sông quan trọng, đi ra biển và vào
vùng châu thổ sông Hồng, đồng thời cùng nối với sông Đa Độ hằng năm bồi
đắp phù sa tăng độ màu cho đất và cung cấp nguồn nước ngọt tưới tiêu cho
nội đồng huyện An Lão và 9 xã huyện An Hải và phục vụ nhân dân thành
phố.
2. Các nguồn tài nguyên
2.1. Tài nguyên đất
An Lão là vùng đồng bằng thuộc đồng bằng sông Hồng, có đồi núi và
địa hình, địa mạo đa dạng so với các huyện khác của Hải Phòng. Hiện nay
theo số liệu thống kê đất đai năm 2003, An Lão có tổng diện tích tự nhiên
là11.490,41 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 8279,43 ha.

- Đất lâm nghiệp: 108,95 ha.
- Đất chuyên dùng: 1550,40 ha.
- Đất ở: 521,72 ha.
- Đất chưa sử dụng: 1029,91 ha.
Đào Thị Hảo NN 42A
25

×