PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đang bước vào thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng với sự thay đổi mạnh mẽ các ngành nghề thì
việc đổi mới giáo dục là công tác được quan tõm hàng đầu. Sự phát triển của
nền kinh tế tri thức đòi hỏi người lao động phải có trình độ khoa học kĩ thuật
tương xứng với yêu cầu của công việc và thích ứng nhanh chóng đối với sự
chuyển đổi ngành nghề. Để đáp ứng theo yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, nhiệm vụ của ngành Giỏo dục hiện nay là phải nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo nguồn lực con người, đào tạo ra lớp người năng
động, sáng tạo, có khả năng lĩnh hội và vận dụng cái mới, đủ sức giải quyết
vấn đề trong cuộc sống. Nền giáo dục không chỉ dừng lại ở chỗ trang bị cho
học sinh những kiến thức, công nghệ mà nhân loại đó tớch luỹ được, còn
phải bồi dưỡng cho họ tính năng động của cá nhân, có tư duy sáng tạo và
năng lực thực hành giỏi.
Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) có vai trò quan trọng trong việc bồi
dưỡng và phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội
và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững. Để thực hiện được nhiệm
vụ đó, giáo dục cần phải có sự đổi mới toàn diện; Do đó phương pháp dạy
học (PPDH) cũng cần phải được thay đổi căn bản. PPDH trước đây không
phù hợp với trình độ tri thức hiện nay, cho nờn PPDH phải đổi mới theo
hướng nâng cao tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên hiện
nay PPDH các bộ môn khoa học xã hội nói chung và bộ môn Địa lý nói riêng
ở trường THPT của Lào vẫn mang tính chất thông bỏo, tỏi hiện…Học sinh
không được tạo điều kiện để bồi dưỡng các phương pháp nhận thức, rèn
luyện tư duy khoa học, phát triển năng lực và giải quyết vấn đề.
1
Nghị quyết lần thứ IV của Ban chấp hành Trung ương (BCHTW)
Đảng Nhõn Dân cách mạng Lào (khoá VII năm 2002) đã nhấn mạnh và coi
trọng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục đi trước những sự nghiệp khác
một bước và đã định hướng chiến lược phát triển GD - ĐT trong thời kỳ tiến
hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2010 và
hướng tới năm 2020 để làm thế nào cho đất nước Lào thoát khỏi danh sách
nhúm các nước nghèo và lạc hậu trên thế giới.
Nghị quyết đã đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng
GD – ĐT, trong đó nhấn mạnh việc đổi mới PPDH ở tất cả các cấp học. Hội
nghị đã khẳng định “Cựng với khoa học, công nghệ, GD - ĐT là quốc sách
hàng đầu nhằm nâng cao, dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Nghị quyết của Đảng còn ghi rõ: “Nguồn lực con người là quan trọng nhất.
Trong thực hiện, GD-ĐT có trách nhiệm đào tạo nguồn lực con người có đủ
trình độ để đáp ứng theo nhu cầu của sự phát triển đất nước đi cùng các nước
trong khu vực và trên thế giới”.
Đề thực hiện được yêu cầu nói trên, mỗi môn học trong nhà trường
phải xác định được các kiến thức cơ bản nhất của bộ môn, đồng thời tìm ra
được những phương pháp giảng dạy có tác dụng tích cực trong việc phát
triển năng lực tư duy, trong việc rèn luyện năng hành động cho học sinh.
Môn học Địa Lý cũng không nằm ngoài yêu cầu đó.
Chương trình Địa lý kinh tế - xã hội Lào – lớp l1 THPT với nhiều kiến
thức mới, có tác dụng rất lớn trong việc phát triển năng lực tư duy và hành
động tích cực, sáng tạo cho người học. Tuy nhiên, lượng kiến thức và kỹ
năng trong mỗi bài học và cả chương trình rất lớn, đa dạng và không ngừng
được bổ sung thêm những hiện tượng và sự kiện mới, nhưng thời gian danh
cho môn học lại có hạn.Thông qua đú giỳp cho học sinh có thể vận dụng các
kiến thức và kỹ năng cơ bản ngay sau khi rời ghế nhà trường.
2
Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc giảng dạy môn
Địa lý kinh tế - xã hội Lào - lớp 11 THPT (Những vấn đề Địa lý kinh tế - xã
hội Lào) và góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, chúng
tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Xác định hệ thống khái niệm trong nội dung
sách giáo khoa Địa lý 11 (Chương trình Địa lý THPT nước cộng hoà dân
chủ nhân dân Lào).
Các khái niệm là hạt nhân của kiến thức (ở đây là kiến thức Địa lý và
đi kèm theo nó là các kỹ năng tương ứng), chúng tạo thành hệ thống khái
niệm Địa lý kinh tế và có mối liên quan với nhau. Đặc điểm của phương
pháp hình thành hệ thống khái niệm trong nội dung sách giáo khoa là giáo
viên phải biết tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động tích cực để tự mình
chiếm lĩnh lấy các khái niệm.
Hoạt động này dựa trên nhiều nguồn thông tin khắc nhau (như sách
giáo khoa, các bản đồ, các lược đồ các bảng số liệu thống kê, các biểu đồ,
tranh ảnh ). Từ đó giáo viên xác định được các kiến thức và kỹ năng cơ bản
trong bài giảng, xác định được các phương pháp và hình thức dạy học trong
một thời gia cho phép.
II. MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ - GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
1. Mục đích của đề tài.
Trên cơ sở xác địch được các khái niệm và hệ thống khái niệm, của
từng bài của toàn bộ chương trình Địa lý lớp 11 THPT, vận dụng các phương
pháp dạy học tích cực trong việc dạy học các khái niệm, nhằm giúp cho giáo
viên giảng dạy và giúp cho học sinh tự học có hiệu quả, góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học môn Địa lý ở trong các trường THPT hiện nay.
2. Nhiệm vụ của đề tài
` - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định khái niệm,
hệ thống khái niệm và quá trình hình thành khái niệm nói chung và khái
niệm địa lý nói riêng.
3
- Xỏc định được các khái niệm và hệ thống khái niệm ở từng bài học
và toàn bộ chương trình Địa lý lớp 11 THPT.
- Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực theo tinh thần đổi mới
phương pháp dạy học để hình thành các khái niệm trong chương trình Địa lý
lớp 11 THPT.
- Tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi đề tài nghiên cứu.
3. Giới hạn của đề tài
Do mục đích, nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu và giải quyết
một vấn đề:
- Xác định khái niệm, hệ thống khái niệm trong nội dung chương
trình Địa ký kinh tế - xã hội của Lào lớp 11 THPT (Những vấn đề Địa lý
kinh tế - xã hội của Lào)
- Phạm vi nghiên cứu thực nghiệm: các trường THPT của tỉnh Xê
Kong - nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề xác định khái niệm và hệ thống khái niệm đó cú lịch sử nghiên
cứu từ khỏ lõu; Song cho đến nay việc xác định khái niệm, hệ thống khái
niệm và nội dung khái niệm ở trong các sách giáo khoa địa lý ở các trường
phổ thông cũn ớt được quan tâm; đặc biệt việc xác định khái niệm, hệ thống
khái niệm và nội dung khái niệm trong chương trình Địa lý kinh tế - xã hội
Lào chưa được đề cập một cách thoả đáng.
Thực tế trên thế giới và trong nước cũng đã có nhiều sỏch, bỏo, tài liệu,
công trình đã viết về vấn đề khái niệm Địa lý và nội dung khái niệm Địa lý.
Trước tiên phải kể đến công trình về cơ sở phương pháp luận Mác –
Lênin đó có đóng góp rất quan trọng vào việc hình thành khái niệm Địa lý.
Lênin đã định nghĩa về khái niệm và chỉ ra con đường nhận thức thế giới
khách quan của xã hội loài người.
4
Các nhà tâm lý học trên thế giới cũng như trong nước đều thừa nhận
nhiệm vụ học tập của học sinh là quá trình lĩnh hội những khái niệm khoa
học. Nhiệm vụ giảng dạy chủ yếu của giáo viên ở các trường phổ thông là
dạy cho học sinh các khái niệm khoa học. Trong những năm gần đây, tâm lý
học hiện đại cho rằng khái niệm mà học sinh tiếp thu được là khái niệm gắn
liền với hoạt động. GS – TS Hồ Ngọc Đại cho rằng: Bài học là đơn vị cơ sở
của quá trình giáo dục. Nội dung của bài học là khái niệm (tương ứng với nó
là các kỹ năng, kỹ xảo). Vì vậy, ông định nghĩa về bài học: “là quá trình thầy
tổ chức cho học trò hoạt động để lĩnh hội một khái niệm (có thể là một số
khái niệm) và kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với nó trong một thời gian nhất
định”. [2]
Các nhà Địa lý trên thế giới cũng nói đến các khái niệm về Địa lý như
N.N.Baranxki, I.U.R. Saouchkin…ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học cũng
thấy được tầm quan trọng của hệ thống khái niệm và việc hình thành khái
niệm như: Nguyễn Dược, Mai Xuõn San, Nguyễn Ngọc Quang, Giang Tiến,
Nguyễn Trọng Phỳc, Lê Đức Hải, Nguyễn Đức Vũ… và đã có nhiều công
trình, sách báo đề cập đến vấn đề khái niệm Địa lý cũng như việc hình thành
khái niệm Địa lý.
GS nguyễn Dược, PGS – TS Nguyễn Trọng Phúc với giáo trình “Lý
luận dạy học Địa lý kinh tế - xã hội” coi như khái niệm là kiến thức lý thuyết
quan trọng và cơ bản của các tri thức Địa lý trong trường phổ thông.
GS Nguyễn Dược còn chỉ rõ: ở trong một số bài giáo viên cần dạy cho
học sinh một số khái niệm chính và khái niệm phụ.
TS Nguyễn Giang Tiến với công trình nghiên cứu “xõy dựng hệ thống
khái niệm và phương pháp hình thành khái niệm trong giáo trình Địa lý kinh
tế các nước lớp 10, lớp 11 PTTH” (1985)
Qua việc tìm hiểu trên, chúng ta thấy việc xác định khái niệm, hệ
thống khái niệm trong nội dung sách giáo khoa cũng như trong dạy học Địa
5
lý ở các trường Trung học phổ thông được các nhà khoa học các giáo viên
đặc biệt quan tâm. Nhưng việc hình thành khái niệm và hệ thống khái niệm
cho học sinh theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học (theo hướng dạy
học tích cực) trong chương trình Địa lý kinh tế - xã hội Lào - lớp 11THPT
(Những vấn đề Địa lý kinh tế - xã hội Lào) vẫn còn là một đề tài cần được
nghiên cứu nhiều hơn nữa.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU
1. Phương pháp lý thuyết
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tụi đã nghiên cứu các tài liệu
có liên quan đến đề tài, bao gồm tài liệu về Triết học, Lụgớc học, Tâm lý
học, Giáo dục học, Lý luận dạy học (nói chung) và lý luận dạy học Địa lý
(nói riêng), cỏc sỏch viết về sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học, các
luận văn, luận án có liên quan đến đề tài nghiên cứu, cỏc sỏch giỏo khoa,
sách giáo viên Địa lý, các văn bản và nghị quiết của Đảng và Nhà nước về
vấn đề giáo dục, các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo
dục và Đào tạo Lào. Đặc biệt trong đó chúng tụi đó vận dụng phương pháp
tiếp cận hệ thống, phương pháp phân loại để giải quyết những nội dung mà
đề tài đề cập đến.
2. Phương pháp thực tiễn
a. Phương pháp điều tra khảo sát:
Đây là phương pháp quan trọng nhằm tìm hiểu thực tế về việc nắm các
khái niệm địa lý của học sinh, của giáo viên khi dạy học địa lý:
- Thông qua các đợt kiểm tra và thi của học sinh tỉnh Xê Kong và một
số tỉnh khác.
- Thụng qua các giờ dạy của giáo viên ở các trường THPT trong tỉnh
XE KONG và một số tỉnh khác.
- Tham khảo số liệu của giáo viên dạy Địa lý trong tỉnh XE KONG và
một số tỉnh khỏc…
6
b. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trờn cỏc địa bàn khác nhau của
tỉnh XE KONG (thị xã, thị trấn và cỏc vựng nụng thụn). Ngoài việc giảng
dạy trực tiếp của tác giả đề tài, còn một số giáo viên dạy học Địa lý trong
tỉnh, bao gồm cả các giáo viên dạy giỏi, các giáo viên đã có nhiều kinh
nghiệm trong việc giảng dạy và cả một số giáo viên còn mới dạy được một
số năm.
c.Phương pháp chuyên gia
Đề tài đó cú sự góp ý, tư vấn và cho ý kiến của nhiều chuyên gia, các
Thầy, Cô giáo của khoa Địa lý – trương Đại học Sư phạm Hà Nội, những
giáo viên giỏi nhiều kinh nghiệm ở các trường THPT trong tỉnh Xê KONG
7
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
XÁC ĐỊNH KHÁI NIỆM
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Nhận thức về khái niệm và khái niệm địa lý
1- Nhận thức về khái niệm
a- Theo quan điểm triết học
Như chúng ta đều biết tri thức của tất cả cỏc môn khoa học đều cú cỏc
khái niệm. Vậy khái niệm là gì? Theo nhận thức lý tính hoặc lụgớc - trừu
tượng thì khái niệm là ý nghĩa phản ánh những thuộc tính cơ bản chung nhất
của các sự vật, hiện tượng và quỏ trình trong thế giới hiện thực. Muốn biết
được bản chất của các đối tượng và hiện tượng, các quy luật của tự nhiên và
xã hội con người phải tiến hành hoạt động tư duy phức tạp như: so sánh,
phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoỏ, khỏi quỏt hoỏ. Chớnh trờn cơ sở của
những thao tác lụgớc ấy mà khái niệm được hình thành.
Như Lờnin đã nói: “khỏi niệm là sản phẩm cao nhất của bộ bão, là sản
phẩm cao nhất của vật chất”
(Lờnin toàn lập. Tập 29 NXBST trang 149 – [9])
“Khỏi niệm là hình thức của tư duy trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản
khác biệt của một sự vật đơn nhật hay lớp các sự vật đồng nhất. trong khái
niệm, thứ nhất, bản chất của sự vật được phản ánh; thứ hai, sư vật hay lớp sự
vật nổi bật trên cơ sở của các dấu hiệu cơ bản khác biệt” [7- trang 25, 26]
Như vậy tầm quan trọng của khái niệm thể hiện trước hết nó được
hình thành thông qua tư duy của con người, hình thức tư duy này không chỉ
là cơ bản mà còn là hình thức tư duy cao nhất. Cũng cần thấy rằng tư duy
8
được thực hiện thông qua phán đoán, nhờ đó mà có quy luật được phát hiện
thì rõ ràng các quan hệ cơ bản, các đặc tính bản chất của các hiện tượng và
các sự vật của thế giới khách quan cũng được thể hiện trong đó. Vì vậy
Lờnin cho rằng: Các khái niệm là “sự tổng kết cuối cùng của sự phát triển
khoa học”. (M. M. Rozentan. Lụgớc biện chứng. NXBST, 1969, trang 239,
294 – [9]).
Nhà triết học nội tiếng, M. M. Rozentan đã định nghĩa về khái niệm
như sau:
“Khỏi niệm là tổng kết, là khai quát những hiện tượng, những thuộc
tính, những đặc điểm, những mối liên hệ có tính qui luật của chúng. Đó là
những kết tinh đạt được trong quá trình phát triển của tri thức loài người
trong sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn lớn lao mà loài người đó tớnh luỹ
được. Nếu như có thể so sánh nhận thức với cơ thể sống thì khái niệm là
những tế bào cấu tạo” cơ thể “của nhận thức. Không có sinh vật nào ở ngoài
tế bào cấu tạo ra nú, nờn cũng không có nhận thức nếu không có khái niệm”.
[25 – trang 148]
Như vậy có thể nói, hệ thống kiến thức là những khái niệm, muốn nắm
kiến thức của môn khoa học nào đó ta phải nắm vững những khái niệm.
Tóm lại, khái niệm là cơ sở của hoạt động tư duy, là nguyên liệu cơ
bản đề xây dựng quá trình nhận thức. Loài người luôn luôn khao khát nhận
thứ không những các dấu hiệu bề ngoài của các sự vật, hiện tượng có thể trực
tiếp tri giác mà còn muốn thõm nhập vào bản chất các sự vật, hiện tượng,
muốn nắm được qui luật vận động phát triển của chúng để có thể hành động
hợp lý. Quá trình nhận thức khoa học là sự phản ánh một cỏnh tớch cự, có
mục đích thế giới khách quan vào ý thức con người mà kết quả là các khái
niệm khoa học, các qui luật, các địch luật được hình thành. Lụgớc biện
chứng xem khái niệm là hình thức tư duy phản ánh sự vận động phát triển
của thực tại khách quan, khái niệm là sự kết tinh sự phát triển nhận thức của
9
loài người. Khái niệm khoa học là sự tổng kết các tri thức của loài người về
những dấu hiệu và thuộc tính chung và bản chất của sự vật, hiện tượng trong
thực tại khách quan. Khái niệm có 3 thuộc tính:
- Tớnh chúng: Khái niệm là kết quả của quá trình nhận thức đi từ cái
đơn nhất đến cái bổ biến, từ cỏi riờng đến cái chung bằng con đường khái
quát hoá. Đơn nhất là nói tới những dấu hiệu, tuộc tính chỉ có ở một sự vật,
hiện tượng xác định. phổ biến là nói tới những dấu hiệu, thuộc tính có ở
nhiều sự vật, hiện tượng.
Sự tổng hoà các dấu hiệu, thuộc tính chúng của một nhóm sự vật, hiện
tượng cùng loài tạo thành nội dung của khái niệm.
- Tính bản chất: Trong các dấu hiệu và thuộc tính chung người ta
phân biệt một cách rõ ràng loại sự vật, hiện tượng khác. Cần lưu ý rằng cái
bản chất bao giời cũng là cái chung, nhưng không phải cái chung nào cũng là
cái bản chất.
- Tính phát triển: Khái niệm không chỉ là công cụ tư duy mà còn là
kết quả của quá trình tư duy. khái niệm không chỉ là điểm xuất phát trong sự
vận động của nhận thức mà còn là sự tổng kết của quá trình vận động đó.
Nhận thức khoa học càng phát triển thỡ cỏc khái niệm khoa học có nội dung
ngày càng đổi mới, càng tiếp cận với bản chất của sự vật, hiện tượng, do đó
khái niệm được chỉ lý và đến mức nào đó thì phải sinh ra khái niệm mới.
b- Theo lụgớc học
Trong lụgớc hình thức thuật ngữ “khỏi niệm” có ý nghĩa:
- Một là, khái niệm là một hình thức tư duy. Giống như phán đoán, suy
luận hay chứng minh … khái niệm tham gia vào quá trình nhận thức thế gới
gọi là tư duy khái niệm.
- Hai là, khái niệm là tri thức về đối tượng, là kết quả nhận thức của
con người về các sự vật, hiện tượng của thế giới. Nhờ có hệ thống khái niệm
mà con người có thể ngày càng đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thế giới.
10
Trong nghiên cứu khoa học mỗi khái niệm luôn gắn liền với một sự
vật, hiện tượng cụ thể nào đó. Để tình hình khái niệm, người ta phải nghiên
cứu phân tích đối tượng, tìm ra những dấu hiệu bản chất, đặc thù của đối
tượng đề phân biệt được các đối tượng với nhau. Khi nắm vững bản chất của
đối tượng cũng có nghĩa là ta đó cú khái niệm về đối tượng. Lúc này khái
niệm trở thành sản phẩm của tư duy.
Khái niệm với tư cách là sản phẩm của tư duy, là kết quả của việc nắm
vững những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của đối tượng, khái niệm là hình ảnh
khách quan về đối tượng. Với tư cách này khái niệm có cấu trúc lụgớc bao
gồm hai bộ phận đó là: Nội hàm và ngoại diên.
- Nội hàm của khái niệm là tập hợp những dấu hiệu cơ bản đặc trưng
của đối tượng, nói lên đối tượng đó là cái gì ?
- Ngoại diên của khái niệm là tập hợp các đối tượng chứa những dấu
hiệu có trong nội hàm của khái niệm.
Nội hàm và ngoại diên có quan hệ ngược. Nội hàm rộng thì ngoại diên
hẹp và ngược lại nội hàm hẹp thì ngoài diên rộng. Vì vậy mà ta có thể mở
rộng hoặc thu hẹp khái niệm. Việc mở rộng hay thu hẹp khái niệm thực chất
là mở rộng hay thu hẹp ngoại diên của khái niệm, được thực hiện bằng cách
tước bỏ hay thêm vào nội hàm của khái niệm những dấu hiệu mới.
Khái niệm được mở rộng đến giới hạn cuối cùng trở thành các phạm
trù. Phạm trù là khái niệm rộng nhất và khái quát nhất. Còn khái niệm hẹp
nhất chính là khái niệm đơn.
Khái niệm có nhiều loại:
- Xét theo ngoại diên như trên ta có: Khái niệm đơn nhất, khái niệm
chung.
- Xét theo nội hàm ta có: Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng.
Khái niệm cụ thể là khái niệm nói về đối tượng hiện diện, cụ thể. Khái niệm
11
trừu tượng là khái niệm khái quát, khái niệm nói về các phẩm chất, thuộc tính
của đối tượng, cũn chớnh đối tượng bị lãng quên.
c- Khái niệm theo tâm lý học hiện đại
Mỗi môn học, tập trung trong nó một hệ thống các khái niệm khoa
học, bao gồm khái niệm về sự vật, khái niệm về quan hệ (qui luật). Song theo
quan điểm hiện đại thì cho rằng khái niệm có bản chất hoạt động, theo
GS.TS. Hồ Ngọc Đại: P. Ja. Ganperin vào cuối những năm 40 đã được đầu
nghiên cứu “cỏc bước hình thành hoạt động trí óc và khái niệm”, nhưng năm
1953 mới công bố lần đầu ở một hội nghị các nhà tâm lý học.[2]
Theo Lê Văn Hồng – Lê Ngọc La - Nguyễn Văn Thàng đã mô tả khái
niệm theo thuyết hoạt động là:
Khái niệm là một năng lực thực tiễn kết tinh lại và “gửi” vào đối
tượng. Như vậy, nguồn gốc xuất phát của khái niệm là ở sự vật, hiện tượng.
Từ khi phát hiện ra nú thỡ khái niệm cú thờm một chỗ ở thứ hai là trong tâm
lý, tinh thần của con người. Để tiện lưu trữ và trao đổi, người ta dùng ngôn
ngữ “gọi gộm” nội dung khái niệm lại. Sự “goi gộm” này có thể bằng một từ
để đặt tên cho nó (gọi là thuật ngữ), hoặc một câu (hay vai câu) (gọi là địch
nghĩa). Khái niệm không phải là cái có thể nhìn thấy, đọc lên được. bất kỳ ai
nguốn có một khái niệm nào thì phải thâm nhập vào đối tượng (bằng cách
thực hiện một hành động với nó) để làm lộ ra lụgớc tồn tại của nó là “lấy lại”
khái niệm là loài người đã “gữi gắm” vào đối tượng. Cách “lấy lại” đó không
có cách nào khác là phải lập lại đúng chuỗi thao tác mà trước đấy loài người
đã phải hiện ra. Với cách hiểu khái niệm dưới ánh sáng của lý thiết hoạt
động như trên, quan niệm về khái niệm như trước đõylà “toàn bộ tri thức của
loài người đã khái quát hoỏ cỏc dấu hiệu chung và bản chất một loại sự vật
và hiện tượng nào đú” không hoàn toàn phù hợp. [16 – trang 120, 121,122]
2- Khái niệm địa lý
12
Khái niệm địa lý là sự phản ánh trong tư duy nhưng sự vật và hiện
tượng địa lý bđó được trừu tượng hoá và khỏi quỏthoỏ, dựa vào các dấu hiệu
bản chất sau khi đã tiến hành các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng
hợp vv…).
Khái niệm địa lý cũng giống như tất cả các khái niệm khoa học khác,
trước hết chính là kết quả của tư duy trừu tượng. Nó là đơn vị cơ sở của tri
thức địa lý. Khái niệm địa lý có tính chất không gian hoặc có liên quan đến
sự phân bố không gian. Đú chính là dấu hiệu phân biệt chúng với các khái
niệm khoa học khác. Ví dụ: khái niệm “mựa hạ” chỉ là một hiệu tượng địa lý
trừu tượng. Mùa hạ không thể nhìn thấy được, mà chỉ có thể cảm nhận được.
Nó cũng không phải là mùa hạ của bất cứ một năm nào, nhưng lại có thuộc
tính (dấu hiệu) giống tất cả các mùa hạ đã biết (thời điểm nhất định của vị trí
Trái Đất trên quĩ đạo, thời tiết, khí hậu, độ cao của mặt trời…).
Hiện nay, các khái niệm địa lý được xếp vào 3 nhóm: Khái niệm địa lý
chung, khái niệm địa lý riêng, khái niệm địa tập hợp.
- Các khái niệm địa lý chung là những khái niệm được hình thành để
chỉ không phải những sự vật và hiện tượng địa lý đơn nhất mà toàn bộ một
loại các sự vật và hiện tượng địa lý cùng loại có những thuộc tính giống nhau
như: Sụng, nỳi, biển v v… Các khái niệm địa lý chung thường có nhiều trong
các khoa học bộ phận của các hệ thống Khoa học địa lý như: Địa mạo, Địa
chất, Thuỷ văn hcọ, Khí hậu học v v…
Trong môn địa lý, các khái niệm địa lý chung được đề cập đến nhiều
nhất trong phần Địa lý đại cương.
- Các khái niệm địa lý riêng là những khái niệm chỉ những sự vật,
hiện tượng Địa lý riêng biệt, cụ thể. Mỗi khái niệm địa lý riêng chỉ liên quan
đến một đối tượng và phản ánh tính độc đáo của nó. Thí dụ như: Sông Hồng,
thành phố Hà Nội v v…
13
Mỗi khái niệm địa lý riêng thường tương ứng với một địa danh nhất
định. Ở một số trường hợp, ngay chính ý nghĩa của địa danh cũng đã phản
ánh một tính chất riêng biệt nào đó của sự vật hay hiện tượng địa lý. Thí dụ:
Khu Tây Bắc, miền Nam Bộ, Biển Chết, Hồ Thượng vv…
Các khái niệm địa lý riêng đều có quan hệ chặt chẽ với các khái niệm
địa lý chung, bởi vì những khái niệm địa lý riêng, ngoài tính chất độc đáo của
chúng, cũng có những thuộc tính chung của các đối tượng cùng loại. Thí dụ:
khái niệm “thành phố Hồ Chí Minh” vừa có tính chất riêng là ngang tên Bắc
Hồ, vừa có tính chất chung của các thành phố khác nhau: Có dân số tập
trung, có nhiều cơ sở công nghiệp lớn vv… Ngược lại nhưng khái niệm địa
lý chung, khi cụ thể hoỏ thờm với cỏc tớnh độc đáo của đối tượng, sẽ trợ
thành các khái niệm riêng như: sông Đà, sông Hậu v v…
Trong môn địa lý, các khái niệm riêng được nói đến nhiều nhất trong
các phần về Địa lý thế giới, Địa lý khu vực.
- Các khái niệm địa lý tập hợp là khái niệm địa lý trung gian giữa các
khái niệm địa lý chung và khái niệm địa lý riêng. Thí dụ: “Sụng” là khái
niệm địa lý chung, “sụng Hồng” là khái niệm địa lý riờng, cũn “sụng Châu
Á, sụng Chõu Âu” .v.v…là những khái niệm địa lý tập hợp. Loại khái niệm
địa lý này dùng nhiều trong các phần Địa lý khu vực. Ví dụ khỏc: Cỏc nước
đang phát triển.
Chúng ta cũng cần phải thấy rằng cách phân loại như trên cũng chỉ có
tính chất tương đối, Thí dụ: Như trên đã phân tích “sụng” là khái niệm chung
“sụng Chõu Á” là khái niệm tập hợp, “sụng Việt Nam” là khái niệm riêng.
Có thể thấy khi học về sông ngòi Việt Nam, thỡ “sụng ngũi Việt Nam” là
khỏi niờm chung, “hệ thống sông Hồng, sụng Thỏi Bỡnh” là khái niệm tập
hợp, “sụng Hồng” là khái niệm riêng.
Ngoài các phân loại trên, người ta có phân biệt ra: Khái niệm địa lý cụ
thể và các khái niệm trừu tượng. Các khái niệm địa lý cụ thể bao gồm những
14
khái niệm về các sự vật và hiện tượng địa lý có thể tri giác được bằng các
giác quan như: Núi đá vôi, bờ sông, v.v…Cũn những khái niệm địa lý trừu
tượng là những khái niệm về các sự vật và hiện tượng địa lý mà chúng ta
không thể trực tiếp tri giác được bằng giác quan. Thí dụ: Sự phân bố dân cư,
cơ cấu công nghiệp, đường đằng nhiệt v v…
1.1.2. Quan niệm về dạy học tích cực
1- Khái niệm về tích cực hoá
Tích cực hoá là một tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị
trí của người học từ thụ động sang chủ động tiếp nhận tri thức sang chủ thể
tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập
2- Đặc trưng cơ bản của quy trình dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực cú cỏc đặc trưng cơ bản như sau:
- Người học, chủ thể của hoạt động, tự mình tìm ra kiến thức cùng với
cách tìm ra kiến thức bằng hình động của chính mình.
- Người học tự thể hiện mình và hợp tác với bạn, học bạn.
- Nhà giáo – chuyên gia về việc học – là người tổ chức và hướng dẫn
quá trình kết hợp cá nhân với xã hội hoá việc học của người học.
- Người học tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh.
3- Những biểu hiện của tớnh tớch cực
Để giúp giáo viên phát hiện được các em có tích cực hay không, cần
dựa vào một số dấu hiệu sau đây:
- Có hứng thú học tập không ?
- Có hăng hái tham gia vào một hình thức của hoạt động học tập
không?
- Có hoàn thành nhiệm cụ được giao không?
- Có hiểu bài không?
- Có vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn không?
- Có quyết tâm, có ý chí vượt khó khăn trong học tập không?
15
- Có sáng tạo trong học tập không?
1.1.3. Phân cấp khái niệm (cơ sở để xây dựng hệ thống khái niệm)
Như chúng ta đã biết, trong chương trình Địa lý ở các trường phổ
thông các tri thức địa lý được thể hiện ở hệ thống các khái niệm khá phức
tạp. Mỗi bài học có một hay một số khái niệm. Vậy làm thế nào để xác định
được hệ thống khái niệm này ? Vì rằng: “Việc giảng dảy trong trường phổ
thông phải dựa vào một hệ thống những khái niệm rõ ràng và những dấu
hiệu cơ bản của chúng phải được định nghĩa một cách khoa học và khúc
triết. “[26- trang 70]
Môn Địa lý (nói chung) và Địa lý kinh tế - xã hội (nói riêng) hay cụ
thể dạy Địa lý kinh tế - xã hội của một quốc gia cũng vậy, nội dung cũng bao
hàm một hệ thống các khái niệm phức tạp và mỗi bài học cũng có một hay
một số các khái niệm. Việc dạy học có hiệu quả cao hay không phụ thuộc
vào việc chúng ta có xác định được rõ ràng các khái niệm hay không ? Vì
mỗi loại khái niệm do các đặc điểm cơ bản của nó mà cú cỏc phương pháp
hình thành riêng.
Về mặt phân loại khái niệm như đó trỡnh bầy thì đa số các tác giả
trong và ngoài nước đều thống nhất phân loại cỏc khỏi niờm (nói chung) và
khái niệm địa lý (nói riêng) cú các loại là: khái niệm chung, khái niệm tập
hợp, khái niệm riêng. Song nhiều khiviệc xác định các loại khái niệm cũng
gặp nhiều khó khăn, vì một khái niệm đôi khi nó vừa là khái niệm chung
nhưng cũng có khi nó là khái niệm riờng, nú phụ thuộc vào việc ta đặt nó
vào hệ thống khái niệm nào đó.
Ví dụ: Ngành công nghiệp (khái niệm chung), công nghiệp Việt Nam
(khái niệm riêng). Nhưng trong Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, thì công
nghiệp Việt Nam là khái niệm chung. Công nghiệp của từng vùng là khái
niệm riêng, hoặc trong một vựng thỡ công nghiệp của vùng là khái niệm
chung còn mỗi trung tâm công nghiệp của vùng lại là khái niệm riêng v v…
16
Vì vậy việc xác định được hệ thống phân vị (các cấp) khái niệm là hết sức
quan trọng và cần thiết.
Chúng ta cũng thấy được số các nhà khoa học trong nước và nước
ngoài đều thừa nhận các khái niệm địa lý bao gồm các khái niệm chính và
các khái niệm phụ, song nếu chỉ có vậy thì chưa thật đầy đủ vỡ nú mới chỉ
nêu lên được mức độ (mực độ trừu tượng) của khái niệm.
Có nhiều quan điểm khác nhau, của các nhà khoa học trong ngoài
nước về vấn đề này. Tuy có những khác nhau, song chúng ta cũng có thể tìm
thấy một số những vấn đề chung của các tác giả về phân cấp khái niệm.
Chúng tôi xin đơn cử một số quan điểm có tính chất rất điển hình như
sau:
W . Doran – W . Jabn, sau khi nghiên cứu các quan điểm khác nhau
của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, các tác giả cho rằng, cần phải
xây dựng một hệ thống những khái niệm rõ ràng. W ,Doran – W .Jabn khái
niệm khác nhau ở mức độ khái quát hoá, Ví dụ: Giữa cỏc khỏi niệmđơn nhất
(khái niệm riêng) - Biểu hiện bản chất của một hiện tượng riêng biệt như
những thành phần của một lớp nhất định và những khái niệm chung biểu thị
bản chất của một lớp các sự vật, các mỗi quan hệ giữa chỳng… hoặc của một
lớp nhỏ (kỏi niệm tập hợp) có một chuỗi lớn gồm những khái niệm khác
nhau về mức độ trừu tượng. Hệ thống những khái niệm cơ bản và phụ thuộc
xuất hiện như vậy (khái niệm chính và khái niệm phụ). Mức độ trừu tượng
càng cao thì khái niệm càng rộng. Những khái niệm xuất hiện ở mức độ trừu
tượng thấp (các lớp nhỏ, các loại) nằm trong những khái niệm chỉ đạo chúng.
Như vậy có thể nói, cũng giống như nhiều tác giả khỏc thỡ W. Doran –
W. Jabn cũng thừa nhận các khái niệm có quan hệ với nhau theo vai trò chỉ đạo
(chính) và vai trò phụ thuộc (phụ) và được chia thành nhiều cấp khác nhau
(theo mức độ trừu tượng hoá) - Cấu trúc ngang của khái niệm. Đồng thời W.
Doran – W. Jabn còn đưa ra sơ đồ hệ thống phân cấp khái niệm như sau:
17
Sơ đồ 1: Hệ thống phân cấp khỏi niờmn
[26 – trang 69]
T. S. Giang Tiến. với công trình nghiên cứu của mình, luận án Phó
tiến sỹ “hệ thống khái niệm và phương pháp hình thành khái niệm trong giáo
trình Địa lý kinh tế các nước ở các lớp 9 – 10 trường THPT” đã thể hiện khá
rõ ràng về việc phân cấp các khái niệm. Sau khi nghiên cứu quan điểm của
nhiều tác giả khác nhau ở trong và ngoài nước, TS. Giang Tiến cho rằng các
khái niệm có cấu trúc dọc và cấu trúc ngang và có thể được hiểu như sau:
- Cấu trúc dọc của các khái niệm: Trong môn Địa lý kinh tế thì cấu
trúc dọc của hệ thống khái niệm là sự sắp xếp cỏc nhúm khái niệm theo thứ
tự như sau:
Nhóm thứ nhất: Gồm những khái niệm về vị trí địa lý kinh tế - xã hội
và đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Nhóm thứ hai: Gồm các khái niệm về dân cư và xã hội
Nhóm thứ ba: Gốm các khái niệm về các ngành kinh tế
Nhóm thứ tư: Gồm các khái niệm về vùng kinh tế …
- Cấu trúc ngang của khái niệm: là sự thể hiện của từng yếu tố trong
cấu trúc dọc, là sự tập hợp các khái niệm chính và hệ thống khái niệm ở cấp
NÚI CAO
NÚIHÁC
XƠ
NÚI RÙNG
TÂY NGUYEN
NÚI
QUẶNG
NÚI
An Pơ
NÚI
CAP CA
NÚI CAO
TRUNG BÌNH
KHÁI NIỆM GỐC
NHỮNG KHÁI
NIỆM ĐƯỢC
PHÂN LOẠI
KHÁI NIỆM
ĐƠN NHẤT
18
NÚI
độ thấp hơn (gọi là khái niệm phụ thuộc) nhằm cụ thể hoá khái niệm chính
trong mỗi quan hệ và phát triển của nó theo cách diễn dịch hoặc qui nạp. T.S
đã đưa ra mô hình phân cấp các khái niệm khá rõ ràng sau đây:
Sơ đồ 2: Mô hình phân cấp khái niệm
Qua việc trình bầy như trên, chúng tôi thấy các quan điểm đều thống
nhất về sự phân loại khái niệm cú cỏc khái niệm chính (gốc), khái niệm phụ
KHÁI NIỆM GỐC (khái
niệm chung, khái niệm
riêng, khái niệm tập hợp
KN PHỤ C
1
KN PHỤ C
1
KN PHỤ C
2
KN PHỤ C
2
KN PHỤ C
2
KN PHỤ C
2
KN PHỤ C
3
KN PHỤ C
3
KN PHỤ C
3
KN PHỤ C
3
KN PHỤ C
3
KN PHỤ C
3
KN PHỤ C
3
KN PHỤ C
3
19
và khái niệm lại có thể chia thành các cấp thấp hơn (trong cả cấu trúc dọc và
cấu trúc ngang của khái niệm). Song có thể thấy quan điểm của TS. Giang
Tiến là rõ ràng và phù hợp và có thể áp dụng vào việc xây dựng hệ thống
khái niệm trong các sách giáo khoa Địa lý ở các trường THPT hiện nay.
1.1.3.1. Khái niệm địa lý
- Khái niệm chung
- Khỏi niệm riêng
- Khái niệm tập hợp
1.1.3.2. Cấp độ cỏc khỏi niệm trong từng bài, trong toàn bộ chương trình
1.1.4. Đặc điểm về chương trình và sách giáo khoa Địa lý lớp 11 THPT
1- Đặc điểm về chương trình Địa lý lớp 11 THPT
Kế thừa chương trình Địa lý kinh tế - xã hội Lào, học sinh đã được ở
lớp 8. Chương trình Địa lý kinh tế - xã hội Lào lớp 11 chỉ đề cập: Những vấn
đề Địa lý kinh tế - xã hội Lào. Tổng số tiết dành cho năm học là 66 tiết (2 tiết
/tuần)
a- Tinh thần chung của chương trình: Cung cấp cho học sinh những
kiến thức về kinh tế - xã hội nước ta, giúp cho các em nhận thức được một
cách đúng đắn những vấn đề đang đặt ra trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước. Từ đó sẽ chuẩn bị tốt cho các em về mặt hiểu biết cũng như
thái độ để khi ra đời, thực hiện tốt nghiệm vụ của người công nhân đối với
Tổ quốc. Do học sinh đã học, đã tiếp thu được một số kiến thức về Địa lý
kinh tế - xã hội Lào (ở lớp 8), nên chương trình Địa lý kinh tế - xã hội lớp 11
chỉ lựa chọn một số vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở nước Lào để trình bầy. Những vấn
đề này sẽ giúp học sinh nhận thức được rõ hơn hiện trạng cũng như đường
lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm tới, đặc biệt là
nắm vững những giải pháp hợp lý, có tác dụng làm cho nền kinh tế - xã hội
của nước Lào nhanh chóng phát triển theo kịp các nước trong khu vực.
20
Chương trình này không trùng lặp với chương trình Địa lý lớp 8, mà nó đi
sâu vào những kiến thức mà chương trình Địa lý lớp 8 chưa đề cập tới, hoặc
có đề cập tới nhưng chưa sâu. Chương trình Địa lý lớp 11, đúng ra là tập hợp
những vấn đề Địa lý kinh tế - xã hội của nước Lào được lựa chọn và sắp xếp
theo một thứ tự nhất định.
b- Nội dung của chương trình Địa lý lớp 11
Chương trình “Những vấn đề Địa lý kinh tế - xã hội của nước Lào” -
lớp 11 THPT, có 2 phần lớn, gồm có 4 chương:
Chương I - Địa lý tự nhiên của Lào (8 tiết)
Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc
gia nhanh hay chậm, đạt mức độ cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào khả
năng huy động các tiềm năng, hay nói khác đi là các nguồn lực. Các nguồn
lực nay bao gồm: Những nguồn lực trong nội bộ quốc gia (nội lực), hoặc từ
bên ngoài đưa vào (ngoại lực).
Những nguồn nội lực quan trọng có thể kể đến là: Vị trí địa lý, các tài
nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, hệ thống tài sản quốc gia, (cơ sở vật
chất - kỹ thuật) và quan trọng hơn cả là đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước.
Các nguồn lực bên ngoài: Vốn đầu tư, các trang, thiết bị kỹ thuật…
Chương II: Địa lý dân số của Lào (4 tiết)
- Các vấn đề xã hội (như các vấn đề lao động và việc làm, giáo dục,
văn hoá, y tế).
- Các vấn đề về dân số (sự phân chia toàn bộ dân số thành các bộ phận
khác nhau theo một tiêu chí đã tạo nên cơ cấu dân số. Đây là những đặc
trưng biểu thị chất lượng dân số có liên quan chặt chẽ với quy mô và tốc độ
gia tăng dân số…
21
Tất cả những vấn đề lớn này đều có liên quan đến đường lối, chính
sách đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở thành thị và địa phương của đất
nước Lào.
Chương III: Địa lý kinh tế (36 tiết)
A- Những vấn đề phát triển kinh tế
Các vấn đề kinh tế (sử dụng vốn đất, phát triển lương thực, thực phẩm
trong nông nghiệp, điều chỉnh cơ cấu và phân bố các ngành trong công
nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng trong các ngành giao thông vận tải, thông
tin liên lạc hoặc mở rộng hoạt động ngoại thương, tăng cường sự hợp tác và
đầu tư với nước ngoài v.v…)
B- Những vấn đề phát triển kinh tế ở mỗi khu vực
Chương trình đề cập tới 5 vùng, mỗi vựng cú những đặc điểm riêng
biệt và có những vấn đề đặc biệt quan tâm riêng.
- Thủ đụ Viờng Chăn - trung tâm của Lào (2 tiết)
- Các tỉnh ngoại ô (2 tiết)
- Khu vực tỉnh lẻ (2 tiết)
- Khu vực bên ngoài Bắc bộ (2 tiết)
- Khu vực bên ngoài Nam bộ (2 tiết)
(Ở lớp 8 các em đã học 4 vùng kinh tế. Vùng kinh tế phớa Đông Bắc,
vùng kinh tế phía Tây Bắc, vùng cao nguyờn Miền Nam, và vùng Đồng
bằng sông Mê Công)
Chương IV: Địa lý các nước trong châu Á và châu Úc (18 tiết)
Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á và châu Úc
Chương này đề cập đến tình hình chung về kinh tế - xã hội của các
nước trong khu vực Đông Nam Á và khả năng mở rộng quan hệ hữu nghị,
hợp tác giữa Lào với các nước trong khu vực về một số lĩnh vực như: Khai
thác tài nguyên thiên nhiên, hợp tác đầu tư, mở rộng ngoại thương v.v…
22
Về kỹ năng: Chương trình chủ ý tới việc bồi dưỡng cho học sinh các
kỹ năng cơ bản như: phân tích các bảng số liệu thống kê, lập và vẽ các biểu
đồ, đọc và phân tích bản đồ kinh tế, bước đầu làm quen với việc tự lực
nghiên cứu một vấn đề Địa lý kinh tế - xã hội dưới sự hướng dẫn của giáo
viên dựa vào các nguồn thông tin, báo chí, hoặc dựa vào các nguồn tài liệu
của địa phương v.v…
Số tiết thực hành: 2 tiết (tìm hiểu một số vấn đề kinh tế - xã hội của
địa phương).
Số tiết ôn tập và điều tra: 6 tiết
2- Đặc điểm, nội dung sách giáo khoa Địa lý lớp 11 THPT
Sách giáo khoa Địa lý lớp 11 có 26 bài (kể cả bài thực hành) dạy
trong 66 tiết. Phần lớn các bài dạy trong 1 tiết, có bài dạy trong 2 tiết. Cuối
mỗi bài đều có những câu hỏi kiểm tra các kiến thức trọng tâm của bài và
các bài tập rèn luyện kỹ năng.
1- Cấu trúc của sách giáo khoa
* Sự sắp xếp các bài học như sau:
Phần I: Địa lý đất nước Lào
Chương I: Địa lý tự nhiên của Lào (8 tiết)
Chương này gồm có 4 bài, mỗi bài dạy 2 tiết. Các nguồn lực này gồm:
1- Vị trí địa lý, diện tích và hình dạng (bài 1)
2- Địa hình (bài 2)
3- Khí hậu (bài 3)
4- Tài nguyên thiên nhiên (bài 4)
Chương II: Địa lý dân số của Lào (4 tiết)
Những vấn đề phát triển xó hụi:
1- Sự tăng trưởng, phân bố và cấu trúc dân số (bài 5)
2- Sự thống trị và hình thức xây dựng địa chỉ (bài 6)
Chương III: Địa lý kinh tế (36 tiết)
23
A- Những vấn đề phát triển kinh tế
1- Tình hình chung kinh tế (bài 7)
2- Nông nghiệp (bài 8)
3- Công nông và công nghiệp của Lào (bài 9) (công nghiệp và công
nghiệp hoá)
4- Giao thông vận tải (bài 10)
5- Thương mại và dịch vụ (bài 11)
B- Những vấn đề phát triển kinh tế ở mỗi khu vực
6- Thủ đô Viờng Chăn - trung tâm của Lào (bài 12)
7- Các tỉnh ngoài ô (bài 13)
8- Khu vực tỉnh lẻ (bài 14)
9- Khu vực bên ngoài Bắc bộ (bài15)
10- Khu vực bên ngoài Nam bộ (bài 16)
11- Thành thị và nụng thụn (bài 17)
12- Sự phát triển kinh tế và vấn đề môi trường của Lào (bài 18)
Phần II: Châu Á và châu Úc
Chương IV: Địa lý các nước trong châu Á và châu Úc (18 tiết)
Những vấn để phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á và châu Úc
1- Nước Nhật Bản (bài 19)
2- Nước Trung Quốc (bài 20)
3- Nước Ấn Độ (bài 21)
4- Nhúm các nước trung Đông (bài 22)
5- Nước Việt Nam (bài 23)
6- Nước Thái Lan (bài 24)
7- Các nước công nghiệp mới trong châu Á (bài 25)
8- Một số nước trong châu Úc (bài 26)
* Bờn cạnh kênh chữ, trong sách giáo khoa Địa lý lớp 11 cũn cú một
số kờnh hỡnh: Biểu đồ, lược đồ và bảng số liệu.
24
* Ở cuối mỗi bài thường có từ 3 đến 4 câu hỏi và bài tập. Trong tổng
số 85 câu hỏi và bài tập, có khoảng 50% câu hỏi về tái hiện và mở rộng kiến
thức, có khoảng 25% câu hỏi về suy luận, giải thích vấn đề và 25% câu hỏi,
bài tập về rèn luyện các kỹ năng vẽ biểu đồ, đọc bản đồ, phân tích các số liệu
và liên hệ thực tế địa phương.
2- Cấu trúc các bài trong sách giáo khoa
Các bài học đi thẳng vào trình bày ngay các vấn đề không đề cập đến
các kiến thức cơ sở Địa lý kinh tế - xã hội đại cương (học sinh đã học ở
chương tình Địa lý lớp 9)
Trong sách giáo khoa địa lý lớp 12, các bài đều được viết theo một cấu
trúc khá chặt chẽ. Các ý được diễn đạt một cách ngắn ngọn, thành từng đoạn,
sắp xếp nối tiếp thu với các đề mục lớn, nhở giúp cho học sinh dễ nhận ra
cấu trúc của bài theo lụgớc của từng vấn đề.
Trình sự sắp xếp trong bài thường có thứ tự như sau:
+ Mỗi bài có thể có một đoạn ngắn mở đầu, nêu những nội dung quan
trọng nhất của bài trước khi đi vào các đề mục chính.
+ Sau đoạn mở đầu là phần trình bày về hiện trạng của vấn đề.
+ Tiếp theo là phần nêu lên những thuận lợi và khó khăn của vấn đề.
+ Cuối cùng là phần đề cập đến phương hướng và các biện pháp cần
thiết để giải quyết vấn đề.
Chú ý: Có nhiều hiện tượng, số liệu về kinh tế - xã hội Lào luôn luôn
thay đổi, vì vậy sách giáo khoa cũng có chỉnh lý cho phù hợp và giáo viên
cũng cần thường xuyên theo dõi và bổ sung kịp thời.
1.1.5. Hoạt động học tập và phát triển trí tuệ của học sinh
THPT
1- Đặc điểm học tập
25