Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

tiểu luận công nghệ thực phẩm Tìm hiểu quy trình sản xuất mì ăn liền tại công ty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Việt Hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 94 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, ngành công nghiệp thực phẩm đóng vai trò ngày càng quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân, bởi lẽ nhu cầu ăn uống không thể thiếu trong cuộc sống của con
người. Từ thời xưa, người ta chỉ muốn ăn no, tiến bộ hơn người ta lại muốn ăn no, ăn
ngon. Còn bây giờ, để bắt kịp với cuộc sống hối hả của xã hội, của sự hiện đại hóa công
nghiệp hóa, người ta muốn cái ăn không chỉ mang lại cái no, cái ngon mà còn mong
muốn cả sự an toàn và tiện lợi, nhanh chóng
Đáp ứng nhu cầu thực tế đó, nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành thực phẩm
ăn liền đã cho ra đời nhiều sản phẩm, và mì ăn liền cũng là một trong số đó. Sản phẩm mì
ăn liền trong thời gian qua phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng, đã tạo được
chỗ đứng vững chắc trong người tiêu dùng, mì ăn liền trở thành loại thực phẩm gần gũi
với từng gia đình, từng vùng miền… Có nhiều công ty trong và ngoài nước đầu tư về lĩnh
vực này và cũng gặt hái được một số thành công đáng kể, trong đó có công ty TNHH
Công Nghiệp Thực Phẩm Việt Hưng. Với sản phẩm mang thương hiệu Gomex, trong
nhiều năm qua luôn được người tiêu dùng lựa chọn cho khẩu phần ăn của mình.
Được sự đồng ý của công ty, em đã tiến hành làm đề tài “Tìm hiểu quy trình sản
xuất mì ăn liền tại công ty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Việt Hưng”.
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
1.1. Lịch sử thành lập và phát triển của đơn vị sản xuất
1.1.1. Thông tin chung
 Tên gọi: công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp Thực phẩm Việt Hưng.
 Tên giao dịch quốc tế: Viet Hung Food Industrial Conpany Limited.
 Logo công ty
Hình 1.1. Logo công ty Việt Hưng
 Loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn
 Ngày thành lập: 28/05/1992
 Mã số thuế: 0301442989


 Vốn điều lệ: 42.225.732.375 VNĐ (tính đến 11/2010)
 Đại diện pháp luật: ông Nguyễn Việt Hùng.
 Số lượng cán bộ - công nhân viên: đến 4/2010 có 1066 người.
 Danh mục sản phẩm: mì ăn liền, mì trẻ em, mì trứng, cháo ăn liền, phở ăn liền,…
 Sản lượng: 60.000.000 gói/tháng
 Thị trường
- Thị trường nội địa (chiếm 70%): khu vực miền Nam và Nam Trung Bộ của Việt
Nam, từ tỉnh Quảng Bình đến Cà Mau.
- Thị trường xuất khẩu (chiếm 30%): Thụy Điển, Phần Lan, Nga, Rumani, Cộng hòa
Séc, Litva, Estonia, UAE, Nam Phi và các nước khác
 Trụ sở và nhà máy: đường Phan Văn Đối, ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc
Môn, tp. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: +84 (8) 371 25697; +84 (8) 371 25698
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
- Fax: +84 (8) 371 25669
 Văn phòng đại diện: 77 Hoàng Văn Thái, phường Tân Phú, quận 7, tp. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: +84 (8) 541 66166; +84 (8) 541 60394; +84 (8) 541 60395; +84 (8) 541
60396
- Fax: +84 (8) 541 60392
 Email:
 Website: www.viethungfood.com
1.1.2. Lịch sử thành lập và phát triển của công ty
 Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Việt Hưng được chính thức thành lập vào
ngày 28/05/1992 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 046952 và đăng kí thuế số
0301442989 do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp với số vốn điều lệ 1.055.000.000 đồng (03
Thành viên).
 Trước năm 1992, công ty chỉ là một tổ hợp sản xuất nhỏ và gia công mì ăn liền cho
các đơn vị khác như Miliket, Colusa, Vifon… Sau đó đổi mới cơ chế thị trường và để đáp

ứng nhu cầu sản xuất, tổ hợp sản xuất nhỏ chuyển sang công ty, trỏ thành một doanh
nghiêp độc lập có chức năng và nghiệm vụ là sản xuất thiết bị cơ khí cung cấp máy móc
theo đơn đặt hàng cho các cơ sở chế biến khác và sản xuất mì sợi. Đi vào hoạt động chính
thức, công ty chuyên sản xuất mì ăn liền, cháo ăn liền, bột canh,… mang thương hiệu
Gomex, đồng thời thiết kế và lắp ráp dây chuyền sản xuất mì ăn liền. Mục đích đáp ứng
và phục vụ đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng
 Lộ trình tăng vốn
- 28/05/1992: thành lập với vốn điều lệ là 1.055.000.000 đồng (03 thành viên)
- 25/12/1998: tăng vốn điều lệ lên 5.404.163.414 đồng (03 thành viên)
- 10/02/2003: tăng vốn điều lệ lên 32.225.732.375 đồng (06 thành viên)
- 29/12/2003 giảm số Thành viên còn lại 03 thành viên
- 12/4/2006 thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- 06/02/2007: tăng vốn điều lệ lên 42.225.732.375 đồng ( 03 thành viên)
- 17/06/2008: tăng số thành viên lên 04 thành viên, trong đó có 01 thành viên mới là
tổ chức (Công ty CP đầu tư và thương mại hê thống quốc tế Phạm Long Giang đầu tư
60% phần góp vốn)
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
- 8/5/2009 giảm số Thành viên còn lại 02 Thành viên, 01 Thành viên mới là tổ chức
(Công ty CP đầu tư và thương mại hệ thống quốc tế tăng đầu tư lên 80% phần góp vốn).
- 22/9/2009 thay đổi Chủ tịch Hội đồng thành viên
- 29/01/2010 thay đổi Tổng Giám đốc công ty
- 05/4/2010 thay đổi đại diện góp vốn của Công ty CP đầu tư và thương mại hệ
thống quốc tế (từ 04 thành viên đại diện còn lại 03 thành viên đại diện).
- 07/5/2010 thay đổi thành viên góp vốn
- 05/06/2010: chuyển sang công ty TNHH Một thành viên, thuộc sở hữu 100% của
Công ty cồ phần Đầu tư và Thương mại Hệ thống Quốc tế
- 04/11/2010: đổi tên công ty thành công ty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Việt
Hưng. [4]

 Quy mô sản xuất
- Năm 1992 xưởng sản xuất đặt tại số 02 Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp với 02 dây
chuyền sản xuất mì gói.
- Năm 1994 thành lập xưởng sản xuất thứ 02 tại 12 Phan Văn Trị, quận Gò Vấp với
03 dây chuyền sản xuất mì gói.
- Năm 2002 chuyển 02 nhà máy về địa điểm: Phan Văn Đối, xã bà Điểm, huyện Hóc
Môn với 04 dây chuyền sản xuất mì gói.
- Năm 2006 tăng số dây chuyền sản xuất mì gói lên thành 07 dây chuyền.
- Năm 2008 mở rộng thêm xưởng sản xuất mì trứng với 03 dây chuyền.
- Năm 2009 tăng thêm 01 dây chuyền sản xụất mì gói thành 08 dây chuyền. [4]
 Trải qua gần 20 năm phát triển, Việt Hưng đã vươn lên trở thành một trong những
doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thực phẩm chế biến hàng đầu tại Việt Nam với nhiều
sản phẩm thiết thực, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng khắp trong và ngoài nước dưới
thương hiệu GOMEX. Xác định chiến lược “Phát triển theo định hướng khách hàng”,
Việt Hưng luôn lấy việc thấu hiểu và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng làm yếu
tố hàng đầu góp phần vào sự thành công của mình, bắt đầu từ việc nghiên cứu nhu cầu
thực tế của người tiêu dùng để đưa ra những sản phẩm mới phù hợp, phát triển hệ thống
kênh phân phối rộng khắp nhằm tạo sự thuận tiện tối đa cho khách hàng, đồng thời xây
dựng những chương trình truyền thông hiệu quả để truyền tải đến các đối tượng khách
hàng mục tiêu về lợi ích thiết thực mà doanh nghiệp đem đến. Nhận biết được tầm quan
trọng của vấn đề dinh dưỡng đối với sức khỏe người tiêu dùng, Việt Hưng luôn chú trọng
đến việc bổ sung các dưỡng chất phù hợp, mang đến cho khách hàng những sản phẩm
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
không chỉ tiện dụng mà còn đặc biệt tốt cho sức khỏe, góp phần xây dựng cuộc sống
khỏe mạnh. Điển hình là việc phối hợp với Trung Tâm Dinh Dưỡng TP Hồ Chí Minh,
nghiên cứu và triển khai bổ sung hỗn hợp vitamin B còn gọi là VITAMAX
®
bao gồm các

loại vitamin B1, B2, B3, B6, B9 vào trong các sản phẩm mì, phở, cháo ăn liền… mang
nhãn hiệu GOMEX 3 Miền. Đây là nỗ lực thiết thực và sáng tạo của Việt Hưng nhằm
mang đến sự lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe người tiêu dùng, khi cuộc sống ngày càng
năng động và hiện đại hơn.
 Bên cạnh những nỗ lực trong việc cung ứng cho thị trường những sản phẩm thực
phẩm an toàn đa dạng phục vụ lợi ích người tiêu dùng, Việt Hưng còn tham gia tích cực
vào các hoạt động cộng đồng để thể hiện trách nhiệm đối với xã hội. Hiện Việt Hưng là
một Hội viên tích cực, luôn liên kết chặt chẽ với các hoạt động của Hội Khoa học Kỹ
thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA), góp phần tăng thêm sức mạnh của
“cánh tay nối dài giữa cơ quan Nhà nước với người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo đảm an
toàn vệ sinh thực phẩm”. Theo đánh giá của Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm
Việt Nam, Công ty Việt Hưng là một Doanh nghiệp Hội viên tiêu biểu, luôn đi đầu trong
công tác bảo đảm chất lượng, giữ vững tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá
trình sản xuất, chế biến thực phẩm
1.1.3. Thành tựu của công ty Việt Hưng
 Sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2005 và năm 2010 do Thời báo Kinh
tế Sài Gòn cấp ngày 10/01/2005 và ngày 01/01.2010.
 Chứng nhận thực phẩm An toàn năm 2006 do Hội Lương Thực và Thực Phẩm thành
phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/12/2006
 Giải vàng chất lượng thực phẩm năm 2006 do Hội khoa học Kỹ thuật An toản Việt
Nam cấp ngày 24/10/2006
Chứng nhận thực phẩm An toàn vì sức khỏe cộng đồng do Cục An toàn vệ sinh thực
phẩm cấp ngày 12/12/2005
 Huy chương vàng hội chợ triển lãm quốc tế CầnThơ 2006
 Hội viên hội khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm và thành viên của Hội lương thực
thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
 Nằm trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009 do báo điện tử
Vietnamnet bình chọn.
1.2. Đia điểm xây dựng, mặt bằng nhà máy
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên

5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
 Công ty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Việt Hưng được xây dựng tại đường Phan
Văn Đối, ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, tp. Hồ Chí Minh.
 Vị trí tiếp giáp
- Phía Bắc giáp đường số Phan Văn Đối, khu dân cư dẫn ra quốc lộ 1A
- Phía Đông giáp khu công nghiệp Vĩnh Lộc
- Phía Tây giáp khu dân cư, đường dẫn ra quốc lộ 1A
 Vị trí địa điểm xây dựng các lợi thế như
- Cách xa trung tâm thành phố, xung quanh không có bệnh viện, nghĩa trang, khu
hỏa táng, bãi rác… Do đó tránh được nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nước và không khí.
- Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu.
- Toàn bộ cơ sở hạ tầng được xây dựng kiên cố, không ảnh hưởng đến quá trình bảo
quản và chế biến thực phẩm.
- Hệ thống đường nội bộ được tráng xi măng thuận tiện cho việc đi lại và vận
chuyển.
1.2.1. Bố trí mặt bằng công ty
1.2.1.1. Sơ đồ [4]
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
Hình 1.2. Sơ đồ mặt bằng công ty Việt Hưng
 Chú thích
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
Bảng 1.1. Chú thích bố trí mặt bằng công ty Việt Hưng
1 Kho bột 15 Phòng bảo vệ
2 Xưởng sản xuất mì 16 Phòng cơ điện
3 Kho thành phẩm 17 Tủ để đồ cá nhân

4 Xưởng nêm, sa tế 18 Tháp nước
5 Xưởng mì trứng và mì ăn liền dây 9 19 Bể nước
6 Đất trống dự kiến giải tỏa 20 Nhà xe công nhân
7 Phòng KT-CN cũ (trống) 21 Khu vực nấu sa tế
8 Nhà vệ sinh 22 Khu vực sản xuất cháo
9 Sàn trộn 23 Khu vực sản xuất mì trẻ em
10 Khu nhà văn phòng 24 Nhà ăn công nhân
11 Nhà xe 25 Nhà WC công nhân
12 Phòng khách 26 Bể xử lý nước thải
13 Khu vực để rác 27 Khu vực chứa dầu
14 Phòng bảo vệ 28 Lò hơi
 Thuyết minh
Nguyên liệu khi tới công ty sẽ chờ ở cổng để nhân viên phòng QC kiểm tra. Khi nguyên
liệu đạt chuẩn sẽ được nhập vào kho.
Trong kho bột có bang tải chuyển bột lên sàn trộn, tại đây bột sẽ được trộn đều rồi cho
xuống mâm phân phối để đền hệ thống cán, và tiến hành sản xuất mì ăn liền tại xưởng.
Sau khi có thành phẩm, sẽ được chuyển ra cửa ở phía trước, có thể chuyển trực tiếp lên
xe tải để xuất hàng hoặc chuyển về kho thành phẩm để tồn trữ chờ ngày xuất hàng (tùy
theo kế hoạch của công ty).
1.2.1.2.Ưu điểm
 Tận dụng tối đa diện tích các phân xưởng sản xuất, cũng như các phòng ban và khu
vực sinh hoạt chung của công ty.
 Nhà ăn và văn phòng của công ty được đặt cách biệt với khu vực sản xuất
nên đảm bảo được vệ sinh, tránh bị ảnh hưởng đến quá trình nghỉ ngơi, sinh hoạt và làm
việc.
 Hệ thống sử lý nước thải đặt riêng biệt với khu vực sản xuất và các khu vực công
cộng khác nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh cho toàn nhà máy.
 Hệ thống đường nội bộ được tráng xi măng thuận tiện cho việc đi lại và vận
chuyển.
 Bố trí hợp lý các phân xưởng, đảm bảo vấn đề vệ sinh cho thành phẩ

1.2.1.3. Nhược điểm
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
 Khu vực nghỉ ngơi của công nhân còn hạn chế và hạn hẹp.
 Khu vực nhà kho còn nhỏ hẹp, phải thuê kho từ khu công nghiệp Vĩnh Lộc, gây
khó khan cho sản xuất, vận chuyển.
 Xử lý khí thải chưa hoàn thành, ảnh hưởng đến môi trường.
1.2.2. Bố trí thiết bị
1.2.2.1. Sơ đồ
Hình 1.3. Sơ đồ bố trí thiết bị
1.2.2.2. Nhận xét
 Các máy móc trong phân xưởng được bố trí một cách hợp lý, từ quá trình trộn bột
đến khi đóng thành gói mì. Các thiết bị được thiết kế theo một đường thẳng theo thứ tự
các công đoạn trong sản xuất, chiều đi liên tục và hướng về phía trước, nhờ đó tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất là không tập trung lại một chỗ hay phải quay về chỗ
cũ gây mất trật tự, tắt nghẽn lưu thông và nguyên liệu sẽ theo quá trình sản xuất đi thẳng
về trước, từ đó rút ngắn được quãng đường vả thời gian vận chuyển.
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
9
Máy trộn bột (trên sàn trộn)
Thùng gạt bột
Hệ thống máy cán thô
Hệ thống máy cán tinh
Buồng hấp
Dao cắt định lương
Băng chuyền vô khuôn
Dao cắt sợi
Chảo chiên
Buồng làm nguội

Máy đóng gói
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
 Máy trộn đạt ở trên sàn trộn bột sẽ giúp cho nguyên liệu đi xuống mâm phân phối
dễ dàng hơn, giúp cho sản xuất được trôi chảy, liên tục.
 Trong xưởng sản xuất mì, có 08 dây chuyền sản xuất mì được đặt song song với
nhau.
1.3. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
Bảng 1.2. Số lượng công nhân viên trong các phòng ban[4]
TT Phòng ban Số lượng
1 Ban điều hành 8
2 Phòng Kế toán - Tài chính 8
3 P.Hành chính – nhân sự 16
4 Phòng Kế hoạch - Cung ứng 16
5 Thủ kho 28
6 Phòng Kỹ thuật – công nghệ 20
7 Văn phòng Quận 7 7
8 Quản lý sản xuất 3
9 Văn phòng Đà Nẵng 3
10 KCS 31
11 Cơ khí 12
12 P.Bán hàng – tiếp thị 237
13 Xe nâng 8
14 Bốc xếp 26
15 Bảo vệ 12
16 Satế Ca A 54
17 Satế Ca B 31
18 Vệ sinh 6
19 Xưởng mì Ca A 230
20 Xưởng mì Ca B 168
Tổng cộng 924

1.3.1. Sơ đồ bố trí nhân sự
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
10
Hội đồng
thành viên
Tổng
giám
đốc
Ban
kiểm
soát
mark
eting
R&
D
Bán
hàng
Sản
xuất
Cung
ứng
Điều
vận
Tài
chính-kế
toán
IT Quản lý
hành
chính
Hành

chính-
nhân sự
Khác
Sản
xuất
Kỹ
thuật cơ
khí
Quan hệ với
người tiêu dùng
Quan
hệ với
khách
hàng
Sản
xuất
Chuỗi cung
ứng
Quản trị chung
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
Hình 1.4. Sơ đồ bố trí nhân sự
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
1.3.2.1. Tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người chỉ đạo tất cả các hoạt động của công ty. Tổng giám đốc trực
tiếp quản lý cán bộ lao động, kế hoạch phát triển đầu tư, hợp đồng tài chính, chịu trách
nhiệm về hiệu quả hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước
Việt Nam.
1.3.2.2. Phòng hành chính nhân sự
 Chức năng: thực hiện chức năng tổ chức, quản lý lao động, hành chánh, văn thư.
 Nhiệm vụ: tổ chức đành giá trình độ nhân viên và nhu cầu về nguồn lực, tổ chúc

tuyển dụng, tổ chức đánh giá khen thưởng thi đua, chấm công, trả lương, chế đọ nghỉ lễ,
nghĩ phép theo quy định của nhà nước. Chấp hành qui định và báo với người lao động về
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân. Giả quyết các tình huống tranh
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
chấp lao động, khiếu kiện kỹ thuật lao động. Quản lý và duy trì các cơ sở vật chất và điều
kiện làm việc cần thiết cho mọi hoạt động của công ty, quả lý và cung cấp thông tin trong
toàn công ty.
1.3.2.3. Phòng tài chính kế toán
 Chức năng: quản lý nghiệp vụ kết toán, quản lý tài sản, quản lý tài chính.
 Nhiệm vụ: thực hiện nghiệp vụ kế toán (tổ chức báo cáo thuế, thu chi thanh toán
các loại). Lập kế hoạch tài chính, báo cáo thống kê kịp thời theo đúng quy định, chế đọ
Nhà nước. Phân tích số liệu kết toán, thực hiện các báo cáo quyết toán hiệu quả hoạt
động kinh doanh theo định kỳ và đột xuất của ban giám đốc.
1.3.2.4. Phòng quản lý sản xuất
 Chức năng: quản lý thiết bị, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm và an toàn
lao động.
 Nhiệm vụ: tồ chức sản xuất và đảm bảo các điều kiện cần thiết cho sản xuất được
bình thường. Phòng quản lý sản xuất phân công nhiệm vụ từng công việc cho cán bộ
thuộc quyền, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch sản xuất. Đề ra các biện
pháp sản xuất, các quy định cụ thể trong việc quản lý điều hành sản xuất. Phòng quản lý
sản xuất báo cáo tình hình sản xuất trước ban giám đốc vào các ngày cuối tháng và đề ra
kiến nghị cần khắc phục cho ban giám đốc.
1.3.2.5. Phòng kỹ thuật – công nghệ
 Phòng kỹ thuật – công nghệ gồm bộ phận R&D, QC và KCS. Phòng có nhiệm vụ
triển khai các hoạt động nghiên cứu các sản phẩm mới, áp dụng công nghệ vào sản xuất
tại các phân xưởng nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng của người tiêu
dùng.
 Phòng kỹ thuật – công nghệ đồng thời kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và

chất lượng sản phẩm thông qua đội ngũ QC và KCS theo yêu cầu chất lượng của công ty.
1.3.2.6. Phòng bán hàng – tiếp thị
 Phòng bán hàng – tiếp thị gồm có bộ phận bán hàng tại chỗ, bộ phận tiếp thị và
marketing, có nhiệm vụ khai thác, tìm hiểu mở rộng thị trường, giới thiệu sản phẩm với
người tiêu dùng và ký kết các đơn hàng.
1.3.2.7. Phòng cung ứng – điều vận
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
 Phòng cung ứng – điều vận có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch, soạn thảo các văn
bản có liên quan ,đến nhập nguyên liệu, xuất sản phẩm, lập hồ sơ, thủ tục kiểm tra hàng
hóa theo hợp đồng đã ký.
 Phòng cung ứng – điều vận hoàn thành các thủ tục, ký kết và thực hiện các hợp
đồng kinh doanh qua sự đồng ý của cấp trên, xem xét giải quyết những vấn đề lien quan
nghiệp vụ.
 Phòng cung ứng – điều vận có quyền quyết định giá mua vào, bán ra trên vơ sở
mức giá chỉ đạo của ban giám đốc phê duyệt, quản lý và cung cấp nguyên vật liệu cho
hoạt động sản xuất của công ty.
1.3.3. Mối liên hệ giữa các phòng ban
 Lãnh đạo công ty trao đổi cùng khách hàng, từ đó giao cho phòng kỹ thuật – công
nghệ nghiên cứu. Phòng kỹ thuật – công nghệ thiết kế quy trình dựa trên yêu cầu của
khách hàng. Từ đó phòng bán hàng - marketing sẽ xác lập hợp đồng với khách hàng.
 Dựa trên hợp đồng và những yêu cầu của khách hàng phòng kỹ thuật – công nghệ
lập quy trình và kế hoạch sản xuất. Theo kế hoạch sản xuất, phòng cung ứng mua hàng
chuẩn bị cho quá trình sản xuất. Bộ phận QC của phòng kỹ thuật – công nghệ sẽ kiểm tra
chất lượng hàng mua vào, nếu hàng mua vào không có vấn đề sẽ được nhập kho và bảo
quản dưới sự quản lý và kiểm tra của phòng quản lý sản xuất, phòng kỹ thuật – công nghệ,
nếu hàng mua vào không đảm bảo chất lượng sẽ được phòng QC đánh giá, báo cho phòng
cung ứng trả hàng về, và giám sát lại nhà cung ứng.
 Hàng mua được đưa vào sản xuất, phòng quản lý sản xuất có nhiệm vụ theo dõi

xuyên suốt quá trình sản xuất. Bộ phận QC và KCS hỗ trợ cùng phòng quản lý sản xuất
kiểm tra các công đoạn trong quá trình sản xuất, phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố
có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đồng thời kiểm tra thường xuyên bán thành
phẩm về các chỉ tiêu để đảm bảo phát hiện kịp thời các sai sót nếu có.
 Sau khi hoàn thành, sản phẩm sẽ được nhập kho bảo quản và sau đó sẽ được giao
cho khách hàng dưới sự theo dõi và kiểm tra của phòng bán hàng, phòng kỹ thuật và
phòng quản lý sản xuất. Phòng nhân sự và phòng cơ điện hỗ trợ trong quá trình sản xuất,
làm nhiệm vụ cung cấp nguồn lực, bảo trì và kiểm tra các thiết bị.
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
 Phòng bán hàng và phòng kỹ thuật – công nghệ trao đổi cùng khách hàng và tiếp
nhận xử lý các khiếu nại của khách hàng trong quá trình sản xuất. Từ đó phòng kỹ thuật –
công nghệ sẽ thiết lập các hành động khắc phục phòng ngừa.
 Ngoài ra để có thể phát triển và cải tiến thường xuyên, các phòng bán hàng –
marketing, phòng kỹ thuật – công nghệ sẽ thường xuyên phân tích các dữ liệu, thu thập ý
kiến – khảo sát thị trường, đánh giá qui trình, đánh giá chất lượng nội bộ, tiếp thu các ý
kiến của khách hàng và rút kinh nghiệm từ trong quá trình sản xuất. Từ đó báo cáo cho
lãnh đạo công ty, tổ chức cải tiến thường xuyên, thiết lập các hành động khắc phục phòng
ngừa để công ty ngày càng phát triển và đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của khách
hàng.
1.4. Các loại sản phẩm trên thị trường
Đối với thị trường nội địa, sản phẩm của công ty rất đa dạng: mì ăn liền, cháo ăn liền,
phở ăn liền, hạt nêm, mì trứng.
1.4.1. Mì ăn liền
 Mì 3 Miền

Hình 1.5. Mì tôm chua cay Hình 1.6. Mì chay lá đa

Hình 1.7. Mì satế hành phi Hình 1.8. Mì bò sợi phở

SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước

Hình 1.9. Mì thịt bằm xào hành Hình 1.10. Mì tôm hùm

Hình 1.11. Mì gà muối tiêu chanh Hình 1.12. Mì bò xào rau thơm
Mì ăn liền 3 Miền gồm 8 loại với các vị khác nhau: tôm chua cay, satế hành phi, gà muối
tiêu chanh, thịt bằm xào hành, tôm hùm, chay lá đa, bò sợi phở, bò xào rau thơm. Các vị
này sẽ do gói gia vị, gói satế và gói rau quyết định. Còn vắt mì thì thì giống nhau ở mỗi
sản phẩm.
 Trọng lượng: 65gram
 Thành phần vắt mì: Bột mì, shortening, màu tổng hợp (E102), vitamin B1, B2, B3,
B6, B9.
 Thành phần dinh dưỡng trên 100g sản phẩm
Vitamin B1: 0.4mg Vitamin B3: 3.8mg Vitamin B9: 70mcg Chất béo: 20g
Vitamin B2: 0.6mg Vitamin B6: 0.32mg Protein: 8.5g Carbohydrate: 50g
Giá trị dinh dưỡng: 450kcal
 Hạn sử dụng: 08 tháng kể từ ngày sản xuất.
 Cách sử dụng: cho vắt mì và các gói gia vị vào tô, chế khoảng 350ml nước sôi
vào, đậy nắp trong 3 phút, mở nắp trộn đều và dùng ngay.
 Mì 3 Miền Gold
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước

Hình 1.13. Mì tôm sú chua cay Hình 1.14. Mì thịt bằm satế
Hình 1.15. Mì bò hầm rau thơm
Mì ăn liền loại 3 Miền Gold gồm 3 loại với các vị khác nhau:tôm sú chua cay, thịt bằm
satế, bò hầm rau thơm. Các vị này sẽ do gói gia vị, gói satế và gói rau quyết định. Còn

vắt mì thì thì giống nhau ở mỗi sản phẩm.
 Trọng lượng: 75gram
 Thành phần vắt mì: Bột mì, shortening, màu tổng hợp (E102), vitamin B1, B2, B3,
B6, B9.
 Thành phần dinh dưỡng trên 100g sản phẩm
Vitamin B1: 0.4mg Vitamin B3: 3.8mg Vitamin B9: 70mcg Chất béo: 20g
Vitamin B2: 0.6mg Vitamin B6: 0.32mg Protein: 10g Carbohydrate: 60g
Giá trị dinh dưỡng: 467kcal
 Hạn sử dụng: 08 tháng kể từ ngày sản xuất.
 Cách sử dụng: cho vắt mì và các gói gia vị vào tô, chế khoảng 400ml nước sôi
vào, đậy nắp trong 3 phút, mở nắp trộn đều và dùng ngay.
1.4.2. Cháo ăn liền
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước

Hình 1.16. Cháo thịt bằm Hình 1.17. Cháo tôm hùm

Hình 1.18. Cháo sườn Hình 1.19. Cháo cá lóc
Hình 1.20. Cháo gà
 Trọng lượng: 50gram
 Thành phần: gạo thơm, dầu thực vật, muối, đường, tiêu, hành, bột hương liệu, rau
sấy, chất điều vị Monosodium glutamate (E621), Disodium 5’ - inosinate (E631),
Disodium 5’ – guanylate (E627), vitamine B1, B2, B3, B6, B9.
Thành phần dinh dưỡng trên 100g sản phẩm
Vitamin B1: 0.38mg Vitamin B3: 2.92mg Vitamin B9: 82mcg Chất béo: 5g
Vitamin B2: 0.73mg Vitamin B6: 0.35mg Protein: 8.0g Carbohydrate: 65g
Giá trị dinh dưỡng: 340kCal
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
17

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
 Quy cách đóng gói: thùng carton: 50gói x 50gram
1.4.3. Phở ăn liền

Hình 1.21. Phở gà Hình 1.22. Phở bò
 Trọng lượng: 60 gram
 Thành phần: bột gạo, dầu thực vật, muối, đường, ớt, tiêu, hành, bột thịt bò (1.0%),
bột gừng, rau sấy, chất điều vị Monosodium glutamate (E621), Disodium 5’ - inosinate
(E631), Disodium 5’ - guanylate (E627), vitamine B1, B2, B3, B6, B9.
Thành phần dinh dưỡng trên 100g sản phẩm
Vitamin B1: 0.4mg Vitamin B3: 3.1mg Vitamin B9: 150mcg Chất béo: 5g
Vitamin B2: 0.74mg Vitamin B6: 0.3mg Protein: 4.8g Carbohydrate: 75g
Giá trị dinh dưỡng: 450kCal
 Quy cách đóng gói: thùng carton: 30gói x 60gram
1.4.4. Mì trứng
Hình 1.23. Mì trứng
 Các loại: Classic, Hotpot, Homemade
 Trọng lượng: 400gram, 250gram
 Thành phần: bột mì (96%), bột trứng (0.44%), muối ăn, chất ổn định: Natri
polyphosphat (452i), màu tổng hợp:Beta-carotene (160ai).
Thành phần dinh dưỡng trên 100g sản phẩm
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
Protein >= 10.0g
Chất béo <= 1.0g
Carbohydrate >= 70.0g
Natri <= 500mg
Năng lượng >= 300kCal
1.4.5. Hạt nêm

Hình 1.24. Hạt nêm thịt xương 3 Miền
 Trọng lượng: 65gram, 220gram, 450gram
 Thành phần: muối, đường, chất điều vị Monosodium glutamate (E621), Disodium
5’ - inosinate (E631), Disodium 5’ - guanylate (E627), KIO3, tinh bột sắn, thịt và xương
hầm, mỡ heo, màu beta-caroten (E160ai).
Thành phần dinh dưỡng trên 10g sản phẩm
Protein: 0.71g Chất béo: 0.18g
Carbohydrate: 3.16g Iod: 0.12mg
Giá trị dinh dưỡng: 17.12kCal
1.5. An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy
1.5.1. An toàn lao động
1.5.1.1. Quy định chung
- Phải vệ sinh sạch sẽ tránh trơn trượt
- Các bộ phận truyền động có che chắn an toàn
- Các hệ thống điều khiển phải được đặt ở vị trí thuận tiện để thực hiện các việc vận
hành cũng như sửa chữa khi có sự cố.
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
- Tất cả các thiết bị mang điện phải có dây nối đất an toàn, thiết bị điện phải có vỏ
cách nhiệt, thiết bị chịu áp lực phải có van an toàn và áp kế để theo dõi.
- Không được để bất cứ vật dụng nào trên hoặc trong tủ điện.
- Khu vực có nhiệt độ cao (chiên, hấp) phải thông thoáng.
- Công nhân vận hành các thiết bị máy móc phải được trang bị đầy đủ kiến thức về
vận hành và an toàn lao động.
- Quần áo, đầu tóc phải gọn gàng, tập trung tư tưởng để chạy máy, tránh những sơ
suất gây tai nạn.
1.5.1.2. Quy định an toàn khi vận hành các thiết bị
 Máy trộn bột
- Không được đưa tay vào trong cối trộn bột khi máy đang hoạt động.

- Khi dừng máy lùa bột phải ngắt cầu dao điện.
- Khi có sự cố thì tắt máy, ngắt cầu dao điện vả báo cho trưởng ca.
 Máy cán bột
- Khi đưa tấm bột vào lô cán, vị trí tay cầm cách vị trí khe hở trục ít nhất 10cm.
- Chỉ được điều chỉnh tốc độ khi máy đang hoạt động.
- Khi ngắt cầu dao điện phải lấy tấm bột ra khỏi máy cán để tránh bị kẹt bột.
- Kiểm tra hệ thống hoạt động của thiết bị (điện,…).
 Buồng hấp
- Buồng hấp phải kín để hạn chế tổn thất hơi và gây nguy hiểm cho khu vực xung
quanh.
 Chảo chiên
- Thường xuyên thu dọn dầu và các vật dụng dễ gây cháy.
- Chú ý đến phòng cháy chữa cháy,công nhân làm việc ở khu vực chiên phải qua lớp
đào tao.
- Thường xuyên phản ánh kịp thời những sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất,để
hạn chế tổn thất và nguy hiểm cho người lao động.
 Lò hơi
- Công nhân vận hành lò hơi phải qua lớp đào tạo.
- Không được hút thuốc,đốt lửa trong khu vực lò hơi
- Sau mỗi ca vệ sinh khu vực phải thu dọn các cật dễ cháy.
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
- Công nhân vận hành lò hơi phải thường xuyên theo dõi,bảo trì lò hơi theo đúng
thời gian quy định.
1.5.2. Phòng cháy chữa cháy (PCCC)
1.5.2.1. Đội PCCC
 Là công nhân viên trong công ty, gồm 60 người.
 Nhân viên đội PCCC trong công ty phải thường xuyên được bồi dưỡng lớp nghiệp vụ
PCCC, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác các khả năng cháy nổ.

 Tần số huấn luyện: 1 lần/năm.
 Đơn vị huấn luyện: công an thành phố
 Nội dung huấn luyện
- Niêm yết nội qui PCCC, biểm cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những
nơi nguy hiểm về cháy, nổ.
- Thực hiện các biện pháp, giải pháp kỹ thuật để khống chế và kiểm soát chặt chẽ các
nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt.
- Sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu nhất là chất đặt biệt nguy hiểm về cháy, nổ như
xăng dầu, khí cháy chỉ đủ cho từng ca sản xuất và thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm
bảo an toàn PCCC. Hàng hóa sản xuất ra được chuyển đi ngay, không lưu giữ tại nơi sản
xuất.
- Hàng hóa trong kho phải được sắp xếp theo đúng qui định an toàn PCCC.
- Lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptomat) cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, phân
xưởng và các thiết bị điện có công suất lớn, tách riêng biệt các nguồn điện: chiếu sáng,
bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt.
- Lắp hệ thống chống sét, chống rò điện phù hợp với từng loại công trình; có giải
pháp chống tĩnh điện đối với những dây chuyền sản xuất, thiết bị phát sinh tĩnh điện.
- Không lập bàn thờ để thờ cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm
việc.
- Không sử dụng vật liệu là chất dễ cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn.
- Xây tường ngăn cháy giữa các bộ phận sản xuất có diện tích lớn theo qui định. Cửa
đi qua tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa theo qui định.
- Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống
đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn và đường thoát nạn.
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
- Có hệ thống thông gió, chống tụ khói, chống tác động của nhiệt trên lối thoát nạn,
phòng lánh nạn tạm thời; không để hàng hóa cản trở lối thoát nạn.
- Thành lập đội PCCC cơ sở; mỗi bộ phận, phân xưởng có tổ hoặc người tham gia

đội PCCC; mỗi ca làm việc bố trí lực lượng thường trực chữa cháy. Lực lượng PCCC cơ
sở phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ, cứu nạn.
- Trang bị phương tiện chữa cháy, cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy
hiểm cháy, nổ của cơ sở.
- Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong
tình huống phức tạp nhất.
- Khi xảy ra cháy, tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng Cảnh sát PCCC
theo số 114 hoặc công an nơi gần nhất; đồng thời tìm mọi cách để dập cháy và tổ chức
việc thoát nạn, cứu người theo phương án.
 Khi có cháy thì thông báo cho mọi người xung quanh. Ngắt điện, thông báo cho
lãnh đạo, đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp.
 Các bộ phận có thể tự chữa cháy:
 Tổ kỹ thuật : Cúp điện đèn, phải nắm được máy móc thiết bị nào thuộc phản ứng
cháy để có biện pháp. Đưa tài sản ra ngoài.
 Tổ cứu thương: gọi trung tâm cấp cứu, y tế.
 Bảo vệ: không cho người lạ vào.
 Lãnh đạo báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp huyện Hóc Môn, cung cấp
đường đi nguồn nước, công tác chữa cháy, giữ nguyên hiện trường để kiểm tra.
 Phương tiện chữa cháy: gồm có bình bột chữa cháy, bình CO2 chữa cháy, hệ thống
đèn tín hiệu chỉ dẫn lối thoát hiểm
 Công ty có các quy định về PCCC đối với nhà máy, các thiết bị…
1.5.2.2. Quy định chung
 Hệ thống báo cháy
- Kiểm tra trung tâm báo cháy phải đảm bảo hoạt động tốt.
- Kiểm tra chuông, còi phải đảm bảo hoạt động tốt (đèn báo tình trạng hoạt động,…)
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của các đầu báo cháy phải đảm bảo hoạt động tốt
(đèn báo tín hiệu tại các đầu báo cháy,…).

- Kiểm tra cáp tín hiệu, dây dẫn tín hiệu từ trung tâm đến các đầu báo cháy phải đạt
yêu cầu.
 Bình chữa cháy xách tay
- Có bình bột chữa cháy và bình CO2 chữa cháy
- Kiểm tra lau chùi vỏ bình, nắp bình, bảng ký hiệu, nơi để bình, làm thoáng xung
quanh nơi đặt bình, kiểm tra khóa an toàn, đầu kẹp chì và thẻ bình, vòi phun của bình.
- Kiểm tra hệ thống ống dẫn từ bình đựng chất chữa cháy đến vòi phun.
- Kiểm tra vặn chặt ốc nắp bình, các van của bình đồng thời kiểm tra độ kín của bình
và các van.
- Kiểm tra chất lượng giá đỡ bình, treo bình, loa phun khí CO
2
, loa phun bột chữa
cháy.
- Thiết bị chữa cháy phải đặt ở nơi thuận tiện nhất, cấm lấy dụng cụ thiết bị PCCC sử
dụng vào việc khác.
- Kiểm tra số lượng, chất lượng của bột chữa cháy, lượng khí CO
2
trong bình (đối
với các bình chứa khí CO
2
thì kiểm tra bằng cách cân khối lượng khí, hoặc đo áp suất
trong bình. Nếu áp suất trong bình thấp hơn so với áp suất định mức hoặc thấp hơn khối
lượng khí trong bình thì kiểm tra nạp sạc lại. Đối với bình bột chữa cháy nếu kim đồng
hồ chỉ ngoài vạch xanh so với định mức thì phải kiểm tra nạp sạc lại).
 Lối thoát nạn
- Tại các lối đi, cửa đi, hành lang, cầu thang, hàng hóa và vật dụng phải xếp gọn
gàng, ngăn nắp, có trật tự đảm bảo không cản trở lối thoát nạn.
- Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn báo chỉ dẫn trên các lối thoát nạn phải đảm bảo
hoạt động tốt khi sự cố xảy ra.
 Thiết bị

- Cấm không sử dụng dây đồng, kẽm thay cầu chì
- Các thiết bị có nhiệt độ cao phải đặt xa tường và vật dễ cháy.
- Nhà xưởng phải có nhiều lối thoát hiểm,lò hơi và nguyên liệu phải đặt ở khu vực
riêng và thường xuyên kiểm tra.
 Công nhân
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
- Không hút thuốc ,đốt lửa trong khu vực dể cháy.
- Không để các chất dễ cháy, đồ dùng cá nhân, giấy, bao bì, văn phòng phẩm đè lên
dây dẫn điện.
- Không được tùy tiện mắc điện.
- Công nhân điều hành các bộ phận phải được trang bị kiến thức về phòng cháy chữa
cháy.
1.5.2.3. Quy định cụ thể
 Khu vực chảo chiên
- Phải thường xuyên vệ sinh khu vực thu dọn dầu và các vật dễ cháy.
- Khi vệ sinh khu vực, thu dọn dầu và các vật dễ cháy.
- Khi vệ sinh chào chiên phải rửa sạch các loại mì vụn trong khuôn và trong chào.
- Khi đang chiên nếu mất điện phải kéo khuôn lên và dùng các lưới đậy chảo.
- Xử lý các sự cố khác điều phải ngắt điện, khóa van dầu, van hơi.
 Khu vực lò hơi
- Khi có hiện tượng bất thường phải báo cáo ngay để sửa chữa.
- Khi có sự cố phải ngắt diện, khóa van dầu, van hơi, xử hơi trong lò.
- Hệ thống ống khói được thiết kế cao, có hệ thống chuông báo động cho cán bộ kỹ
thuật, điều khiển lượng khói phù hợp khí thải ra ngoài môi trường.
- Nơi làm việc, sản xuất phải được cách ly hoàn toàn với hóa chất.
- Dùng các chất vệ sinh tẩy rửa để vệ sinh nền tường định kỳ.
- Trồng và bảo vệ cây xanh nơi sản xuất để hấp thu khí thải sinh ra trong quá trình
sản xuất.

- Khói thải phải được xử lý trước khi ra ngoài.
- Vệ sinh thiết bị máy móc trước khi sản xuất.
- Khi kết thúc làm việc phải vệ sinh máy móc sạch sẽ, sắp xếp mọi thứ gọn gàng
ngăn nắp theo đúng quy định.
 Khu vực máy trộn, cán
- Máy và khu vực xung quanh được vệ sinh sạch sẽ, tránh trơn trợt.
- Máy không được để bất cứ vật dụng nào trên hoặc trong tủ điều khiển mà phải cách
tủ điều khiển ít nhất 0,5m.
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thầy Huỳnh Quang Phước
- Quần áo, đầu tóc phải gọn gàng, tập trung tư tưởng để vận hành, tránh những sơ
suất gây tai nạn.
- Không được ngồi, nằm, dựa vào tủ điện, khung bao che, khung máy.
- Các bao che bánh răng, xích, dây đai phải đầy đủ và chắc chắn.
- Các thiết bị an toàn nếu hư hỏng thì báo ngay cho cán bộ phụ trách để kịp thời sửa
chữa, thay thế.
1.6. Vệ sinh công nghiệp
1.6.1. Vệ sinh nhà xưởng
- Nhà xưởng phải thường xuyên sạch sẽ, các rác thải bột mì rơi vãi, bụi đất…thường
xuyên được quyét dọn thu gom vào bao và để vào nơi quy định.
- Các hố ga, rãnh thoát nước phải được hốt rác thường xuyên và có nắp đậy.
- Mì vụn rơi vãi phải thường xuyên quyét dọn sạch sẽ thu gom để vào nơi quy định.
- Các phế thải như: giấy xé, lõi giấy, thùng hư, túi PE rách… phải được thu gom
sạch sẽ và thường xuyên để theo từng loại đúng nơi quy định.
- Tuyệt đối không được mang quà bánh, ăn uống và hút thuốc trong nơi làm việc,
không được đưa xe đẩy, xe nâng vào khu vực bao gói
 Trần nhà
- Phải đảm bảo nhẵn, có màu sáng.
- Không bị bong bóc, không rạn nức, mốc, mục, trần nhà phải luôn được vệ sinh sạch

sẽ sau mỗi ca.
 Tường và góc tường nhà
- Nhẵn và không có vết nứt, các mối ghép phải kín.
- Tường nhà phải luôn được vệ sinh sạch sẽ không nơi tích tụ bụi, bẩn hoặc khu trú
của côn trùng…
- Tường và góc tường nhà sáng màu, không gây độc đối với thực phẩm, không thấm
nước, dễ cọ rửa và khử khuẩn, dễ làm vệ sinh và khử trùng.
- Các đường ống, dây dẫn phải được đặt chìm trong tường hoặc bọc gọn.
 Nền nhà
- Nền nhà sáng màu, làm bằng các gạch không thấm nước, không có khe hở vết nức.
Sàn nhà phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, chống trơn trợt, dễ rửa, không gây độc đối với
thực phẩm và thoát nước tốt.
SVTH: Châu Thị Thảo Nguyên
25

×