Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Luận văn tốt nghiệp: Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 88 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Những chỉ tiêu cơ bản về hoạt động kinh doanh qua các năm 2007-2010 Error:
Reference source not found
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn qua các năm từ 2007-2010 Error: Reference
source not found
Bảng 2.3: Doanh thu kinh doanh ngoại hối từ 2008 đến 2010 Error: Reference
source not found
Bảng 2.4: Doanh thu cung ứng dịch vụ Ngân hàng từ 2008-2010 Error: Reference
source not found
Bảng 2.5 : Doanh số của dịch vụ chuyển tiền qua các năm 2007 - 2010 Error:
Reference source not found
Bảng 2.6: Doanh số của nghiệp vụ nhờ thu các năm 2007 - 2010 Error: Reference
source not found
Bảng 2.7: Doanh số của nghiệp vụ tín dụng chứng từ các năm 2007 - 2010 Error:
Reference source not found
Bảng 3.1: kế hoạch hoạt động kinh doanh và ngân sách tài chính năm 2011 Error:
Reference source not found
DANH MỤC SƠ ĐỒ
1.2.2.1. Chỉ tiêu về định mức ký quỹ 27
1.2.2.2. Chỉ tiêu về cho vay bắt buộc 28
1.2.2.3. Chỉ tiêu về nợ quá hạn 29
2.2.1.2 Nghiệp vụ nhờ thu 44
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên văn
MSB Ngân hàng TMCP Hàng hải VN
TTQT Thanh toán quốc tế
NHPH Ngân hàng phát hành
NHTB Ngân hàng thông báo
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay khi xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ giữa các quốc gia


với nhau dẫn đến hoạt động thương mại giữa các quốc gia ngày càng đa dạng và
phát triển thì thanh toán quốc tế (TTQT) là hoạt động có vai trò đắc lực trong việc
tạo dựng mối quan hệ thương mại đa phương và song phương. Đặc biệt ngày nay
khi thương mại quốc tế phát triển, giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới ngày
càng mở rộng thì hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng ra đời và phát triển
không ngừng như là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động
của mình thanh toán quốc tế không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn
phát sinh những nguy cơ có thể gây rủi ro, tổn thất cho ngân hàng, cho doanh
nghiệp xuất nhập khẩu cũng như cho đất nước. Rủi ro trong hoạt động thanh toán
quốc tế của ngân hàng thương mại là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình
tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh
của ngân hàng thương mại. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán,
tăng tính cạnh tranh với các Ngân hàng khác thì cần thiết phải kiểm soát , hạn chế
rủi ro trong thanh toán quốc tế. Đó là việc làm quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ
ngân hàng nào nói chung cũng như Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam ( MSB )
nói riêng. Trước đây ở một số nghiên cứu, luận văn thạc sỹ đã có những nghiên cứu
về rủi ro trong thanh toán quốc tế tại một số các ngân hàng như Đầu tư, công
thương, nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên việc nghiên cứu đó chỉ
được đề cập ở phạm vi các chi nhánh của các Ngân hàng hay chỉ đề cập chủ yếu đến
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, có rất ít các đề tài nghiên cứu rủi ro tổng
quát về hoạt động thanh toán quốc tế nói chung của các ngân hàng thương mại.
Với gần 20 năm hoạt động , cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế, Ngân
hàng TMCP Hàng Hải VN đã có uy tín trong lĩnh vực này. Nhưng đứng trước bối
cảnh mối quan hệ song và đa phương trong thương mại ngày càng phức tạp, cần
phải có những nghiên cứu và biện pháp để hạn chế và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt
động TTQT của Ngân hàng TMCP Hàng Hải VN thì chưa có một nghiên cứu nào
1
trước đây đề cập đến. Vì vậy đề tài Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán
quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam được chọn làm đề tài nghiên
cứu của luận văn

1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài:
Đề tài làm sáng tỏ các rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế; việc hạn chế
rủi ro trong TTQT của NHTM, đặc biệt đi sâu vào phân tích rủi ro các phương thức
thanh toán quốc tế dưới góc độ các bên tham gia trong quá trình thanh toán xuất
nhập khẩu đặc biệt là rủi ro đối với ngân hàng. Trên cơ sở nhận dạng, phân tích, so
sánh từ thực trạng sẽ rút ra những rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng
như việc hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Hàng hải VN.
Căn cứ vào những tổng hợp rủi ro, những kết quả đạt được và những điểm yếu của
việc hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT của Ngân hàng TMCP Hàng hải VN để
đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường việc hạn chế rủi trong các phương
thức thanh toán quốc tế tại MSB
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hạn chế rủi ro của Ngân hàng TMCP Hàng hải
VN trong hoạt động TTQT
- Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong hoạt động TTQT của Ngân hàng
TMCP Hàng Hải Việt Nam
3. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích thông tin
kinh tế theo chỉ tiêu, phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu trên cơ sở các số
liệu thống kê của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam năm 2007-2010. Ngoài ra
luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp hai chiều: đúc kết thành lý
luận trên cơ sở thực tiễn để nghiên cứu và từ lý luận để xem xét và đề xuất có
những ứng dụng phù hợp hơn trong thực tiễn.
4. Những đóng góp của luận văn:
Hệ thống hóa đầy đủ lý luận, thực tiễn và phân tích, đánh giá các rủi ro đối
với các bên liên quan trong các phương thức thanh toán quốc tế trong bối cảnh nền
kinh tế hội nhập.
2
Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hạn chế rủi ro hoạt động thanh toán
xuất nhập khẩu nói chung và trong các phương thức thanh toán quốc tế nói riêng

phù hợp với đường lối phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước
Giúp cho CBNV, CBQL của Ngân hàng TMCP Hàng hải VN có thông tin để
hạn chế rủi ro trong quá trình tác nghiệp
5. Nội dung, bố cục luận văn:
a - Tên luận văn: “Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
b- Bố cục luận văn: Bố cục luận văn gồm có 3 chương như sau
Chương 1: Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế của Ngân
hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp tăng cường hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh
toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO
TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ (TTQT)
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm TTQT của NHTM
1.1.1.1. Khái niệm
Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế thì không thể chỉ dựa vào sản xuất
trong nước mà còn phải giao dịch, quan hệ kinh tế với các nước khác. Mối quan hệ
kinh tế lẫn nhau giữa các nước chính là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại
giữa các quốc gia. Cùng với quá trình hội nhập, quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các
quốc gia ngày càng mở rộng; dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các
chủ thể ở các quốc gia đó, hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế mà
ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên.
Như vậy, thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền
hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các

tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với
tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Dưới giác độ kinh tế, thanh toán quốc tế bao gồm hai lĩnh vực: thanh toán mậu
dịch và thanh toán phi mậu dịch.
Thanh toán mậu dịch là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hoá xuất
nhập khẩu (XNK) và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả
thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là
hợp đồng ngoại thương, quy định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi bên, phương thức
thanh toán, đồng tiền thanh toán, điều kiện thương mại Các bên có liên quan sẽ bị
ràng buộc với nhau theo các hợp đồng đã ký kết hoặc cam kết thương mại.
Thanh toán phi mậu dịch là việc thực hiện thanh toán các hoạt động không
mang tính chất thương mại - không liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu cũng
4
như cung ứng lao vụ cho nước ngoài. Đó là việc chi trả các chi phí của các cơ quan
ngoại giao ở nước ngoài, các chi phí đi lại, ăn ở của các đoàn khách nhà nước, tổ
chức và cá nhân; các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho
cá nhân người trong nước, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài
cho tổ chức, đoàn thể trong nước…
Các phương tiện thanh toán thông dụng: Hối phiếu, lệnh phiếu, séc, thẻ thanh
toán…
Ngày nay, TTQT là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với các
NHTM nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nó là mắt xích quan trọng thúc đẩy các
hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển; đồng thời nó còn hỗ trợ, thúc
đẩy hoạt động kinh doanh khác của các doanh nghiệp phát triển.
1.1.1.2.Đặc điểm
Khác với thanh toán trong nước, TTQT có những đặc điểm riêng của mình.
Hành vi mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong TTQT diễn ra giữa các quốc gia
khác nhau, cách xa về địa lý, khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán vì thế mà
nó phức tạp hơn, nhiều rủi hơn. Khi thực hiện giao dịch ngoại thương, người bán
hoàn toàn có thể gặp rủi ro như mất hàng hóa, không được thanh toán hoặc chậm

thanh toán. Ngược lại, người mua cũng có thể bị mất tiền mà không nhận được hàng
hoặc không nhận được hàng đúng với miêu tả hàng hóa trong hợp đồng ngoại
thương. Ngoài ra trong TTQT còn có một số rủi ro khác mà thanh toán trong nước
không có như: rủi ro chính trị, rủi ro thị trường, rủi ro tỷ giá TTQT được hình thành
và phát triển trên cơ sở sự phát triển ngoại thương nó có đặc thù riêng mang những
đặc điểm cơ bản sau:
- Chủ thể của hoạt động thanh toán quốc tế là đối tác của nhau, ở các quốc gia
khác nhau, chịu sự chi phối điều chỉnh của luật pháp ở các quốc gia khác nhau.
- Hoạt động TTQT chịu sự chi phối và điều chỉnh của luật pháp quốc tế. Do sự
khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, luật pháp nên dễ xảy ra tình
trạng không thống nhất cách hiểu và khi xảy ra tranh chấp thì khó có thể sử dụng
luật của quốc gia cụ thể nào để giải quyết tranh chấp mà phải dựa trên các quy định
5
pháp lý chung mang tính quốc tế như: Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms
2000), Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (Bản sửa đổi 1993, Phòng
Thương mại Quốc tế Paris UCP600), Quy tắc thống nhất về nhờ thu (1995 - URC
522) Tuy nhiên, một số nước có tập quán thanh toán riêng, có những quy định đặc
biệt về điều kiện thanh toán, chứng từ thanh toán. Vì vậy, các chủ thể tham gia vào
hoạt động TTQT nhất thiết phải xem xét đầy đủ mọi yếu tố có liên quan đến nghiệp
vụ ngoại thương mà mình thực hiện.
- Hoạt động TTQT tiềm ẩn nhiều rủi ro như: rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ, rủi ro
tín dụng, rủi ro chính trị, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá các rủi ro này một khi xảy ra
thường gây bất lợi lớn cho các ngân hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên một hệ thống
ngân hàng hoạt động tốt có thể làm giảm tối thiểu các khả năng xảy ra rủi ro, ngoại
trừ những rủi ro khách quan như thiên tai, địch họa, suy thoái kinh tế Thể giới.
- Tiền tệ dùng trong TTQT có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ, trong thực tế thường
là các ngoại tệ mạnh như đô la Mỹ hay đông Euro.
1.1.2. Các phương thức TTQT của NHTM
1.1.2.1. Phương thức chuyển tiền
Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu

ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu (nguời hưởng lợi)
ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do nhà nhập khẩu quy định
Phương thức chuyển tiền có thể là một bộ phận của phương thức thanh toán
khác như: phương thức nhờ thu, tín dụng dự phòng, tín dụng chứng từ nhưng có thể
là một phương thức thanh toán độc lập
Thực tế nhà nhập khẩu sẽ không chuyển tiền hàng cho nhà xuất khẩu cho đến
khi nhận đầy đủ hàng. Đây là một lợi thế của nhà nhập khẩu nhưng lại là rủi ro của
nhà xuất khẩu khi hàng hóa đã được chuyển giao nhưng tiền hàng không được
thanh toán, bị chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Tuy vậy bên nhập
khẩu cũng có thể gánh chịu rủi ro như: thanh toán rồi nhưng hàng giao chậm, nhận
hàng không đúng quy cách, phẩm chất, không đúng thời hạn giao hàng
6
Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền
(1) Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợp
đồng hoặc các thỏa thuận
(2) Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho Ngân hàng của nước mình
chuyển ngoại tệ ra bên ngoài
(3) Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản của Người yêu cầu chuyển
tiền
(4) Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho Ngân hàng của
người hưởng lợi
(5) Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản của Ngân hàng chuyển tiền
(6) Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản người hưởng lợi
1.1.2.2. Phương thức nhờ thu
Phương thức thanh toán nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó
người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho
khách hàng, ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở
hối phiếu do người bán lập ra.
Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng trả tiền
5

Người yêu cầu Người hưởng lợi
1
3
4
62
7
Đặc điểm của nhờ thu
- Phương thức nhờ thu dựa vào sự tín nhiệm của người bán đối với người mua
- Người xuất khẩu có thể nhờ thu bằng hối phiếu ( nhờ thu trơn) hoặc bằng bộ
chứng từ (nhờ thu kèm chứng từ)
- Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, thực hiện theo chỉ dẫn, không chịu
trách nhiệm thanh toán và được hưởng phí dịch vụ
Các bên tham gia giao dịch thanh toán
- Người có yêu cầu ủy nhiệm thu (bên bán): Người ban hay người xuất khẩu
có trách nhiệm ký hợp đồng ngoại thương, giao hàng theo đúng hợp đồng, lập bộ
chứng từ đòi tiền, và gửi bộ chứng từ cùng chỉ dẫn nhờ thu tới ngân hàng nhờ thu
đòi tiền
- Người trả tiền (người mua): có trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ (hối
phiếu) trả ngay (D/P) hoặc chấp nhận hối phiếu trả chậm (D/A) theo thông báo của
ngân hàng nhờ thu, nhận chứng từ để đi nhận hàng và thanh toán hối phiếu trả chậm
khi đến hạn
- Ngân hàng xuất trình: ngân hàng thu hộ thường là ngân hàng đại lý hay chi
nhánh của ngân hàng nhận ủy nhiệm thu ở nước người mua
Phân loại nhờ thu
Thứ nhất: Phương thức nhờ thu trơn
Là một phương thức thanh toán mà trong đó người có các khoản tiền phải thu
từ các công cụ thanh toán nhưng không thể tự mình thu được cho nên phải ủy thác
cho Ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó không kèm với diều kiện
chuyển giao chứng từ
Các bên tham gia nhờ thu gồm:

- Người ủy thác thu (người hưởng lợi)
- Ngân hàng ở nước người ủy thác
- Ngân hàng nhờ thu
- Người trả tiền ( người bị ký phát)
Các công cụ thanh toàn thường gồm có:
8
- Hối phiếu thương mại
- Kỳ khiếu thương mại
- Séc quốc tế
- Hóa đơn thu tiền
Thứ hai: Nhờ thu kèm chứng từ
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là một trong các phương thức thanh toán
áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩu ủy
thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên công cụ thanh toán với điều kiện sẽ giao chứng
từ cho nhà nhập khẩu thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện
khác đã quy định
Đối với phương thức này nhà xuất khẩu không giao trực tiếp chứng từ cho nhà
nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải trả tiền thì Ngân hàng mới giao chứng từ để mang
chứng từ đi nhận hàng. Như vậy, phương thức này bảo vệ được lợi ích của nhà xuất
khẩu, tránh được tình trạng bị nhà nhập khẩu chiếm dụng vốn, chậm thanh toán,
thanh toán không đầy đủ hoặc từ chối thanh toán.
Trình tự tiến hành nghiệp vụ
Quy trình Sơ đồ 1.1: nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ
6
3
7 2 4 5
1
(1) Giao hàng.Nếu nhờ thu trơn thì Người xuất khẩu giao hàng và chứng từ trực
tiếp cho người nhập khẩu. Còn trong nhờ thu kèm chứng từ Người nhập khẩu muốn
nhận hàng thì phải trả tiền mới được Ngân hàng trao chứng từ để đi nhận hàng

9
Ngân hàng chuyển
Remitting Bank
Ngân hàng thu
Collecting Bank
Người hưởng lợi
Principal
Người trả tiền
Drawee
(2) Lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu: Lệnh nhờ thu kèm với hối phiếu và
các chứng từ thương mại
(3) ủy thác cho Ngân hàng đại lý thu hộ tiền: Thư nhờ thu kèm chứng từ thương mại
(4) Xuất trình hối phiếu đòi tiền và yêu cầu thực hiện các điều kiện nhờ thu: D/P,
D/A, D/TC
(5) Người trả tiền chấp nhận hay từ chối thanh toán
(6) Ngân hàng thu thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán
(7) Ngân hàng chuyển thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán
1.1.2.3. Phương thức tín dụng chứng từ
Theo phương thức này thì một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng), theo
yêu cầu của khách hàng (bên yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định
cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối
phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho
ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định của thư tín dụng.
Thư tín dụng là một bản cam kết dùng trong thanh toán trong đó một ngân
hàng theo yêu cầu của người nhập khẩu tiến hành mở và chuyển đến cho chi nhanh
hay đại lý của ngân hàng này ở nước ngoài một L/C cho người hưởng lợi cam kết sẽ
thanh toán một số tiền nhất định trong phạm vi thời hạn quy định với điều kiện quy
định trong thư tín dụng
Đặc điểm
Thực chất trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế phương thúc thanh toán

thư tín dụng đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng
bảo đảm xuất khẩu giao hàng và nhận tiền an toàn, nhanh chóng, nhà nhập khẩu
nhận được hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn. Vì vậy, ở một mức độ nhất định L/C
là phương thức cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu giải
quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai bên. Vì vậy phương thức
này được sử dụng phổ biến trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Đây là một
phương thức khá an toàn tuy nhiên trong quá trình áp dụng các bên cần lưu ý các
đặc điểm pháp lý sau đây của thư tín dụng để tránh áp dụng sai
10
Về bản chất: L/C là một khế ước độc lập vói hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế (hợp đồng cơ sở): L/C được hình thành trên cở sở hợp đồng cơ sở nhưng khi
được phát hành nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở. Ngân hàng mở thư tín
dụng và các ngân hàng khác tham dự vào nghiệp vụ thư tín dụng chỉ làm theo quy
định của thư tín dụng
Ngân hàng có nghĩa vụ thanh tóan cho nhà xuát khẩu khi họ xuất trình được
các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C. Ngân
hàng không được lấy lý do bên mua chưa nhận được hàng đẻ từ chối thanh toán nếu
chúng từ mà bên bán xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định
trong L/C
Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ
(1) Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ
(2) Phát hành L/C qua Ngân hàng đại lý cho Người xuất hưởng lơi
Ngân hàng thông báo
Advising Bank
Ngân hàng phát hành
Issuing Bank
Người yêu cầu
Applicant
Chi nhánh NHPH
Applicant Bank

Người hưởng lợi
Beneficiary
8
5 3
8
5
2
1
4
1 6 7
1 6 7
11
(3) Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C và chuyển bản gốc L/C cho
người hưởng lợi
(4) Giao hàng
(5) Xuất trình chứng từ đòi tiền Ngân hàng phát hành L/C
(6) Ngân hàng phát hành thông báo kết qua kiểm tra chứng từ cho Người yêu cầu
(7) Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán
(8) Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối nhận chứng từ
Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có
- Người xin mở thư tín dụng là người mua người nhập khẩu hàng hóa hoặc là
người mua ủy thác cho một người khác
- Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu
- Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ
người nào khác mà người hưởng lợi chỉ đinhk
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng lợi
Các loại thư tín dụng
- Thư tín dụng có thể hủy ngang là thư tín dụng mà sau khi được mở thì người
nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng sửa dổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào
mà không cần có sự đồng ý của người hưởng lợi L/C

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang: là loại thư tín dụng mà sau khi được mở
thì người yêu cầu mở L/C sẽ không được tự sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội
dung của nó nếu không được sự đồng ý của người thụ hưởng L/C
- Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhân
- Thư tín dụng không thể hủy ngang có thể chyển nhượng
- Thư tín dụng giáp lưng
- Thư tín dụng đối ứng
- Thư tín dụng tuần hoàn
- Thư tín dụng điều khoản đỏ
- Thư tín dụng dự phòng
Ưu điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
12
- Đây là một phương thức thanh toán có quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo
quyền lợi cho các bên trực tiếp tham gia
- Đối với người xuất khẩu: Vì L/C là cam kết trả tiền của ngân hàng nên trong
mọi trường hợp khi người xuất khẩu đã thực hiện đầy đủ quy định trong L/C thì
chắc chắn nhận được tiền hàng hóa. Mặt khác người xuất khẩu có thể sử dụng L/C
như một phương thức tài trọ khi dung bộ chứng từ hàng hóa xuất khẩu để chiết khấu
bộ chứng từ hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu L/C
- Đối với người nhập khẩu: có thể nhận đưocự hàng hóa theo đúng quy định
đã thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương về chất lượng, số lượng và thời gian
giao hàng
- Đối với ngân hàng: có thu nhập dưới hình thưc thủ thục phí. Đồng thời có
điều kiện mở rộng các dịch vụ ngân hàng khác nhờ vào mối quan hệ giữa ngân hàng
và khách hàng
Nhược điểm
- Đây là phương thức thanh toán khá phức tạp, diễn ra nhiều công đoạn nên
cần nhiều thời gian, nhân lực
- Đối với nhà nhập khẩu: Người nhập khẩu phải ký quỹ mở L/C nên sẽ bị ứ
đọng vốn. Nhà nhập khẩu có thể gặp rủi ro nếu người xuất khẩu có hành vi lừa dối

trong việc giao hàng. Ngoài ra hình thức thanh toán này phức tạp nên ngân hành
thu phí cao vì đó nhà hập khẩu sẽ phải chịu tốn kém
- Đối với nhà xuất khẩu: chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập chứng từ thì
người xuất khẩu có thể bị từ chối thanh toán
1.1.2.4. Phương thức ứng trước
Nhà nhập khẩu chấp nhận giá hàng của nhà xuất khẩu và chuyển thanh toán
cùng với đơn đặt hàng khi hàng hóa được chắc chắn (không hủy ngang), nghĩa là
việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hóa được chở đi.
- Rủi ro trong phương thức ứng trước:
+ Rủi ro đối với nhà xuất khẩu:
Nếu nhà nhập khẩu không thực hiện thanh toán trước, thì nhà xuất khẩu phải
13
chịu chi phí quản lý, chi phí lưu kho, tiền bảo hiểm, hoặc phải chở hàng trở về (nếu
hàng đã gửi đi), và tìm khách hàng mua khác rất tốn kém hay phải giảm giá.
+ Rủi ro đối với nhà nhập khẩu: Phương thức này đảm bảo cho nhà xuất khẩu
nhận thanh toán trước khi giao hàng, ngược lại đối với nhà nhập khẩu phải gánh
chịu những rủi ro:
Hàng bị chủ tâm không giao hoặc được giao không đúng số lượng, chất
lượng của hợp đồng.
Hàng giao trễ hơn so với qui định.
Nhà xuất khẩu không giao hàng trong trường hợp nhà xuất khẩu bị phá sản,
hoặc không có hàng để giao, hoặc khi giá cả thị trường đang có xu hướng tăng giá
nhà xuất khẩu sẽ bán lô hàng này cho người khách hàng khác và chấp nhận khoảng
phạt trong hợp đồng nếu thấy vẫn có lợi cho mình.
Không kiểm soát được việc hàng hóa có được bảo hiểm đầy đủ trong quá
trình vận chuyển hay không?
Do phải thanh toán trước, nhà nhập khẩu có thể phải chịu áp lực về tài chính.
Tình hình sẽ xấu hơn, nếu hàng hóa đến chậm hoặc bị khiếm khuyết thì điều này
ngăn cản nhà nhập khẩu bán hàng thu hồi tiền và làm cho lợi nhuận có thể giảm.
1.1.2.5. Phương thức ghi sổ

Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán trong đó người bán mở một tài
khoản để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vu,
đến từng định kỳ (tháng, quý, nửa năm) người mua trả tiền cho người bán.
Đây thực chất là hình thức mua bán chịu. Phương thức này áp dụng trong mua
bán hàng hóa quốc tế như sau: Nhà xuất khẩu (người ghi sổ) sau khi hoàn thành
nghĩa vụ của mình (thường là nghĩa vụ giao hàng) quy định trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ
Nhà nhập khẩu ( người được ghi sổ) bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến
từng ký nhất định do hai bên thỏa thuận, sử dụng phương thức chuyển tiến thanh
toán cho người ghi sổ
14
Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức ghi sổ
(1) Người ghi sổ cung ứng dịch vụ và mở sổ cái ghi nợ Người được ghi sổ
(2) Người được ghi sổ yêu cầu ngân hàng của mình để thanh toán theo định kỳ
(3) Ghi nợ tài khoản Người được ghi sổ
(4) Phát lệnh chuyển tiền cho Ngân hàng trung gian
(5) Ngân hàng trung gian báo nợ tài khoản Ngân hàng chuyển tiền
(6) Ngân hàng trung gian báo có tài khoản Người ghi sổ
Phương thức ghi sổ hoàn toàn có lợi cho nhà nhập khẩu ( người được ghi sổ).
Nhà xuất khẩu sẽ phải gánh rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc thanh
tóan chậm trrẻ hoặc thanh toán không đầy đủ
Để hạn chế rủi ro, chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn hàng
có mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau. Để bảo đảm an toàn cho
nhà xuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm như thư bảo lãnh
1.2. Hạn chế rủi ro trong TTQT của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Rủi ro trong TTQT của NHTM
1.2.1.1. Khái niệm rủi ro trong TTQT
Ngân hàng nước người
ghi sổ
Người ghi sổ Người được ghi sổ

Ngân hàng nước người
được ghi sổ
1
3
4
5
26
15
Theo định nghĩa truyền thống thì rủi ro chỉ là những sự kiện xảy ra có thể làm
mất mát tài sản hay làm phát sinh một khoản nợ, còn theo quan điểm hiện đại thì rủi
ro bao hàm nghĩa rộng hơn, không chỉ tính đến rủi ro tài chính mà còn là những rủi
ro ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược. Như vậy, rủi ro là sự
việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, đem lại những hậu quả mà
người ta không thể dự đoán được.
Xét trong phạm vi hoạt động thanh toán quốc tế thì rủi ro thanh toán quốc tế
là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán
quốc tế do các nguyên nhân phát sinh từ các bên tham gia thanh toán quốc tế hoặc
các nguyên nhân khách quan khác.
Rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong
quá trình tiến hành hoạt động TTQT và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh
của NHTM. Trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT, rủi ro xảy ra khi quyền lợi
của một bên tham gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc
chứng từ không được thanh toán, mà còn được hiểu rộng ra là bất kỳ một sự chậm
trễ nào trong các khâu của quá trình TTQT. Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên
tham gia: Với người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặc chậm
thu được tiền, rủi ro về thị trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh
toán…; với người mua, rủi ro xảy ra khi người bán giao hàng không đúng với các
điều kiện của hợp đồng (không đúng số lượng, chủng loại…), rủi ro không giao
hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá…; với NH có liên quan, rủi ro xảy
ra khi người mua hoặc người bán thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết đã

ghi trong hợp đồng, do tỷ giá biến động…
NHTM là trung gian cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng bên
cạnh thu được một mức lợi nhuận thì cũng phải gánh chịu hàng loạt những rủi ro.
Rủi ro trong TTQT đối với NHTM có thể là thiệt hại xảy ra do không thu hồi được
vốn, phát sinh những khoản chi phí không cần thiết hay là những yếu tố làm giảm
uy tín của ngân hàng. Rủi ro thanh toán quốc tế thường bao gồm một trong các loại
rủi ro sau: rủi ro tác nghiệp, rủi ro ngoại hối, rủi ro quan hệ đại lý,….
16
1.2.1.2. Các loại rủi ro chủ yếu trong TTQT
(1) Rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp là rủi ro do sai sót trong khi tiến hành các hoạt động nghiệp
vụ TTQT, có thể do con người hoặc sự cố kỹ thuật gây nên.
Trong thanh toán chuyển tiền:
Rủi ro xảy ra trong các trường hợp ngân hàng thao tác nghiệp vụ sai, như
chuyển tiền sai địa chỉ – có thể xảy ra giữa ngân hàng chuyển và ngân hàng thanh
toán hoặc giữa ngân hàng thanh toán với người hưởng.
Trong thanh toán nhờ thu
Ngân hàng nhờ thu thực hiện sai chỉ thị nhờ thu của nhà xuất khẩu nước ngoài.
Nguyên nhân có thể là khách quan cũng có thể là do chủ quan, nhưng phần lớn
thuộc về chủ quan của ngân hàng. Hậu quả hết sức nghiêm trọng là NH phải có
nghĩa vụ trả thay cho nhà nhập khẩu trong khi về bản chất thì trách nhiệm thanh
toán chỉ thuộc về nhà nhập khẩu.
Ngân hàng không bảo quản nguyên trạng chứng từ. Trong nhờ thu kèm chứng
từ, ngân hàng thu hộ có trách nhiệm khống chế bộ chứng từ hàng hoá cho tới thời
điểm nhà nhập khẩu làm thủ tục thanh toán. Trong suốt thời gian đó, ngân hàng có
trách nhiệm bảo quản nguyên trạng bộ chứng từ. Rủi ro sẽ xảy ra với ngân hàng
nếu NH không thể thực hiện được việc này.
Trong thanh toán tín dụng chứng từ
Nếu như trong thanh toán chuyển tiền và thanh toán nhờ thu ngân hàng chỉ giữ
vai trò trung gian thanh toán và hưởng phí thanh toán thì trong phương thức tín

dụng chứng từ, ngân hàng trực tiếp tham gia hoạt động thanh toán với tư cách là
chủ thể phát hành và thực hiện cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu. Phương thức
thanh toán TDCT được sử dụng phổ biến, các bên xuất nhập khẩu có độ tin cậy thấp
hơn nên khả năng rủi ro xảy ra luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong thanh toán quốc
tế. Do đó, nghiên cứu kỹ những rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng trong phương
17
thức thanh toán này là hết sức cần thiết.
Rủi ro tác nghiệp thường xảy ra nhiều trong phương thức TDCT. Đặc thù của
hoạt động TTQT là tính chính xác cao, hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ lại
có sự độc lập tương đối giữa L/C và hợp đồng thương mại, một điểm quan trọng
nữa là các bên tham gia thanh toán lại chỉ làm việc trên bề mặt chứng từ nên đòi hỏi
phải có sự phù hợp tuyệt đối giữa bộ chứng từ được lập với các điều kiện, điều
khoản của L/C. Một sai sót dù là nhỏ nhất cũng có thể bị ngân hàng hay nhà nhập
khẩu bắt lỗi và từ chối thanh toán. Để có thể lấy được tiền, nhà xuất khẩu buộc phải
giảm giá, thậm chí đôi khi còn phải chở hàng về vì không lập được bộ chứng từ
hoàn hảo theo các quy định của L/C.
Đối với ngân hàng thông báo: rủi ro đã từng xuất hiện là nhận được L/C giả,
kể cả L/C thư lẫn L/C điện tín. Nếu như ngân hàng thông báo không phát hiện ra mà
vẫn tiến hành thông báo cho nhà xuất khẩu thì có thể sẽ bị nhà xuất khẩu khởi kiện
sau khi họ đã mắc lừa giao hàng theo L/C giả trên. Nếu ngân hàng thông báo đồng
thời là ngân hàng thanh toán và đã trả tiền cho nhà xuất khẩu thì rủi ro lại xảy ra với
chính ngân hàng thông báo vì đã tiến hành trả tiền mà không đòi được tiền từ ai hết.
Đối với ngân hàng thanh toán, rủi ro xảy ra trong khâu kiểm tra bộ chứng từ
được xuất trình. Nếu bộ chứng từ có những sai sót so với L/C mà ngân hàng không
phát hiện ra và vẫn tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu. Các sai sót thường gặp
là sai sót trên chứng nhận chất lượng, xuất xứ và cả trên vận đơn.
Đối với ngân hàng phát hành: rủi ro có thể xảy ra ở khâu phát hành L/C, cần
căn cứ sát với hợp đồng thương mại giữa hai bên xuất nhập và yêu cầu mở L/C của
nhà nhập khẩu để tránh không đưa L/C vào những chi tiết bất lợi cho ngân hàng
mình. Theo UCP, L/C không huỷ ngang một khi đã phát hành thì không thể huỷ bỏ.

Ngân hàng phát hành còn gặp rủi ro khi tiến hành kiểm tra bộ chứng từ. Rủi ro sẽ
xảy ra nếu bộ chứng từ không được kiểm tra cẩn thận mà vẫn tiến hành thanh toán
và trên thực tế đã có những bộ chứng từ giả, đặc biệt là vận đơn giả được gửi tới
ngân hàng. Ngân hàng phát hành cũng có thể gặp rủi ro đối với những bộ chứng từ
có sai sót như: ghi theo lệnh không đúng tên người nhận làm cho việc nhận hàng bị
18
chậm trễ, tăng chi phí lưu kho bãi, gây thiệt hại cho cả ngân hàng nếu ngân hàng
tiến hành tài trợ cho nhà nhập khẩu. Hoặc, NH vẫn tiến hành thanh toán cho bộ
chứng từ không hoàn hảo và sau đó không thể đòi tiền nhà nhập khẩu…Cũng có
trường hợp, ngân hàng phát hành phát hiện ra bộ chứng từ có lỗi, nhưng lại thông
báo từ chối thanh toán chậm (theo UCP600 là chậm hơn 5 ngày làm việc của ngân
hàng) do sự tắc trách, cẩu thả của cán bộ ngân hàng dẫn đến bị mất quyền từ chối
thanh toán.
(2) Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro mất khả năng thanh toán hoặc chậm trả của một trong các
bên tham gia vào thanh toán quốc tế, đặc biệt trong phương thức tín dụng chứng từ.
Rủi ro tín dụng từ phía nhà nhập khẩu
Trong trường hợp NHPH phát hành L/C không yêu cầu nhà Nhập khẩu ký quỹ
100%, mặt khác còn tiến hành tài trợ cho vay, nếu nhà Nhập khẩu bị vỡ nợ, phá sản,
mất khả năng thanh toán sẽ gây rủi ro cho Ngân hàng. Sau khi ngân hàng phát hành
đã trả tiền cho nhà xuất khẩu mà nhà nhập khẩu không thể trả đầy đủ tiền cho ngân
hàng phát hành, hoặc không thể trả đúng hạn (do gặp khó khăn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, do phá sản, do bị phong toả tài sản) thì rủi ro xảy ra. Đây là rủi ro
trong thanh toán hàng nhập là rủi ro thường gặp nhất trong số các rủi ro tín dụng.
Mặc dù trên vận đơn luôn ghi rõ: ký phát theo lệnh của ngân hàng phát hành,
nhưng nếu rủi ro xảy ra, việc bán số hàng nhập khẩu để thu hồi lại số tiền đã chi trả
đối với ngân hàng phát hành là việc không đơn giản, sẽ gây không ít khó khăn, tổn
thất cho Ngân hàng phát hành.
Rủi ro tín dụng từ phía nhà xuất khẩu
Rủi ro thường xảy ra trong trường hợp Ngân hàng chiết khấu thực hiện chiết

khấu chứng từ đối với chứng từ hàng xuất. Do sự thiếu sót trong khâu kiểm tra
chứng từ, NH không phát hiện ra sai sót trong hồ sơ. Sau khi đã thực hiện thanh
toán cho nhà xuất khẩu, NH bị từ chối thanh toán từ phía nhà nhập khẩu. Trường
hợp này Ngân hàng chiết khấu có quyền truy đòi lại số tiền đã thanh toán cho nhà
xuất khẩu, song nếu nhà xuất khẩu không có khả năng thanh toán sẽ gây hậu quả rủi
19
ro cho ngân hàng chiết khấu. Trong những năm gần đây, loại rủi ro này đã ít xảy ra
do Ngân hàng Việt Nam đã hạn chế việc chiết khấu bộ chứng từ vì ít bộ chứng từ nào
thoả mãn hoàn hảo các điều khoản của L/C và cũng vì lý do an toàn của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng từ phía Ngân hàng phát hành
Nếu Ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán hoặc chậm trả vì một lý do
nào đó, hoặc do phá sản hoặc lâm vào tình trạng khó khăn sẽ dẫn đến rủi ro khi
ngân hàng thanh toán đã tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu, điều này phụ thuộc
nhiều vào mức độ tín nhiệm của Ngân hàng phát hành. Tuy nhiên trường hợp này
hạn hữu xảy ra vì ngân hàng mở L/C thường là những ngân hàng lớn và có uy tín.
Trên thực tế cũng đã có những Ngân hàng thương mại bị sụp đổ.
Như vậy, mỗi phương thức thanh toán đều có ưu, nhược điểm, thể hiện thành
mâu thuẫn quyền lợi giữa người mua và người bán, các nhược điểm đều có thể gây
nên tồn tại và rủi ro trong TTQT. Vì vậy, việc vận dụng các phương thức TTQT thích
hợp phải được các bên bàn bạc thống nhất và ghi trong hợp đồng ngoại thương.
(3) Rủi ro ngoại hối
Một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trong hoạt động của các ngân hàng
hiện đại là việc mở rộng các nghiệp vụ ngoại hối. Rủi ro ngoại hối phát sinh khi có
sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các khoản ngoại hối nắm giữ, vì thế làm
cho Ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động. Ngoại
tệ được lựa chọn trong thanh toán lên giá gây tổn thất cho bên nhập khẩu, ngược lại
ngoại tệ đó mất giá gây thiệt hại cho bên xuất khẩu
(4) Rủi ro Ngân hàng đại lý
Ngân hàng giữ tài khoản Nostro của một ngân hàng bị phá sản, đóng cửa sẽ là
một rủi ro vô cùng nghiêm trọng đối với hoạt động của ngân hàng, thậm chí có thể

dẫn tới phá sản theo.
(5) Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý là rủi ro do thực hiện các giao dịch không đúng luật gây nên tổn
thất, kiện cáo của các bên tham gia TTQT, bao gồm rủi ro về chính sách, rủi ro
20
trong quá trình áp dụng, thực thi các quy định trong và ngoài nước.
(6) Rủi ro chính sách là loại rủi ro liên quan đến pháp luật, chính sách tỷ giá,
lãi suất, thông lệ quốc tế, các rào cản thương mại như chống bán phá giá, thuế quan,
hạn ngạch…
- Pháp luật và chính sách liên quan tới hoạt động TTQT
Hành lang pháp lý đồng bộ có tác dụng thúc đẩy hoạt động thương mại và
thanh toán quốc tế. Nhưng ngược lại, sự chưa hoàn chỉnh của hành lang pháp lý tạo
nên sự bị động, không có cơ sở để giải quyết các tranh chấp, quyền lợi của các bên
không được bảo vệ.
- Thông lệ và tập quán quốc tế
Thông lệ và tập quán quốc tế chỉ là những văn bản quy phạm pháp luật tuỳ ý,
chỉ có hiệu lực khi trong hợp đồng dẫn chiếu và khi đó chúng trở thành văn bản
pháp lý bắt buộc thực hiện. Các bên tham gia hợp đồng có thể loại trừ, bổ sung hay
sửa đổi các điều khoản trong đó. Tính tuỳ ý chính là rủi ro tiềm ẩn cho các bên tham
gia khi thiếu thận trọng.
Mặt khác, các thông lệ và tập quán quốc tế được ICC phát hành bằng tiếng
Anh, sử dụng nhiều thuật ngữ khó hiểu, nghĩa của các thuật ngữ khác với nghĩa
thường dùng. Người sử dụng có nhiều cách hiểu khác nhau, áp dụng không giống
nhau từ đó có thể dẫn đến sự không thống nhất và có thể xảy ra tranh chấp.
- Các rào cản hoạt động thương mại
Đây là những thay đổi có chủ ý của một số quốc gia trong chính sách thương
mại và những biện pháp áp đặt bất thường của họ đối với hàng hoá nhập khẩu của
các quốc gia khác. Đây là một rào cản thương mại trá hình trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế. Họ có thể đột ngột áp đặt một mức thuế chống bán phá giá rất cao
đối với một số mặt hàng của một hay một nhóm nước xuất khẩu vào nước họ. Trong

điều kiện các nước xuất khẩu kia là thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì
còn có thể khởi kiện với hi vọng cao hơn, còn nếu chưa là thành viên thì khả năng
phải chịu rủi ro bất thường là rất lớn vì phán quyết sẽ chỉ là của toà án nước nhập
khẩu. Nhiều khi dù có kiện nhằm chống việc áp đặt thuế chống bán phá giá lên tổ
21
chức thương mại thế giới cũng không thể đảo ngược được tình hình vì quốc gia xuất
khẩu vẫn chưa có hệ thống kế toán đạt tiêu chuẩn quốc tế để chứng minh hàng của
nước mình có chi phí thấp nên giá thấp chứ không phải là hàng được bán phá giá.
- Rủi ro trong quá trình áp dụng và thực thi các quy định trong và ngoài
nước: Loại rủi ro này xảy ra trong quá trình thực hiện các giao dịch TTQT, nguyên
nhân bắt nguồn từ sự không thống nhất giữa luật quốc gia và nguồn luật quốc tế
điều chỉnh hoạt động thanh toán và thương mại quốc tế. Trên thế giới chỉ có một số
ít nước thừa nhận các văn bản pháp lý nêu trên là một bộ phận của hệ thống pháp
luật của nước họ, còn đại đa số các nước khác không coi đó là luật quốc gia. Vì vậy,
khi có tranh chấp xảy ra mà việc phân xử lại làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các bên
do có sự không thống nhất thậm chí trái ngược nhau giữa luật quốc gia và luật quốc
tế thì luật quốc gia sẽ vượt lên trên tất cả - sẽ là cơ sở để giải quyết các tranh chấp.
Điều này không tránh khỏi sẽ gây thiệt hại cho một hay một số bên khi quyền lợi
của họ được bảo vệ bởi các văn bản luật quốc tế. Đó là chưa kể việc phán xử của
toà án khi xảy ra tranh chấp không phải lúc nào cũng hoàn toàn khách quan công
bằng cho tất cả các bên và dĩ nhiên sẽ gây thiệt hại cho bên này hay bên khác, kể cả
việc thi hành các phán quyết của toà án sau đó. Chẳng hạn, đối với phương thức
thanh toán Tín dụng chứng từ được áp dụng theo UCP, ở các nước khác nhau thì
giao dịch bị điều chỉnh, chi phối bởi hệ thống luật pháp quốc gia khác nhau. Vì vậy,
mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của các nước rất khác nhau. Theo quan điểm
của ICC thì UCP không thể làm thay đổi luật quốc gia, những tranh chấp nếu có thì
tốt nhất là để cho toà án xem xét và phán quyết.
Có thể nói, yếu tố pháp lý là điều kiện cần đối với hoạt động TTQT. Mọi hoạt
động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại đều phải dựa trên cơ sở các yếu
tố pháp lý. Mặt khác, các chủ thể tham gia giao dịch chịu sự chi phối của hệ thống

pháp luật và tập quán kinh doanh khác nhau, vì vậy việc đánh giá và dự đoán được
các loại rủi ro pháp lý là rất cần thiết.
Rủi ro pháp lý là một trong những rủi ro khó phòng ngừa, trên thực tế nếu xảy
ra thì thiệt hại thường rất lớn và gây ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt khi hội nhập càng
trở nên sâu rộng, TTQT chịu ảnh hưởng tác động của nhiều quốc gia hơn thì loại rủi
22

×