Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau năm 1975, cùng với sự đổi mới của lịch sử đất nước, đời sống văn
học Việt Nam cũng đang biến đổi hàng ngày với những cách tân đáng kể
trên cả hai bình diện nội dung và hình thức. Văn xuôi Việt Nam đặc biệt là
truyện ngắn cũng có nhiều thành tựu....
Trong những năm gần đây, đời sống văn học rộ lên sự xuất hiện của
hàng loạt cây bút trẻ như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo,
Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư…Trong những tên tuổi đó không thể không
nhắc đến tên tuổi của Tạ Duy Anh hiện đang được xem là một hiện tượng
nổi bật, một cây bút sung sức với nhiều thể nghiệm văn chương táo bạo
Nhiều tác giả đề cập đến sự nhất quán trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
Theo PGS.TS Mai Hương hiện thực trong tác phẩm đa dạng và nhất
quán với quan niệm của Tạ Duy Anh viết về những cái xấu xa cái ác để
hướng con người đến chân thiện mỹ.
Tạ Duy Anh được thừa nhận là cây bút mới mẻ. Ta có thể nhận thấy
trong tác phẩm của ông một loạt sáng tạo trong điểm nhìn, kết cấu, tổ chức
không gian thời gian...Và với sự mẫn cảm bẩm sinh văn chương Tạ Duy Anh
có khả năng khơi gợi rất sâu vào những buồn vui của kiếp người. Với những
truyện ngắn gây ấn tượng như Bước qua lời nguyền, Lão Khổ...Tạ Duy
Anh được đánh giá cao. Ông nhận được một số giải thưởng của báo Nông
thôn ngày nay, báo Văn nghệ quân đội...Bước qua lởi nguyền là cuốn
truyện xuất sắc được Hội nhà văn trao giải ba.
Cuộc đời của mỗi nhà văn, nhà thơ (dù ít hay nhiều) đều để lại những
“lưu ảnh” không hề phai mờ trong tâm hồn họ, Và Tạ Duy Anh tất nhiên
cũng không phải là ngoại lệ khi ông cho rằng: “Nhà văn nào cũng tận dụng
triệt để tiểu sử của mình khi sáng tác những cuốn máu thịt. Thâm chí tôi con
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
1
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
không tin rằng mỗi nhà văn thực ra chỉ viết cuốn sách về chính anh ta”
[4 ,trr2]. Thực tế đúng như vậy, về ký ức tuổi thơ, về làng quê,về người cha
khắc khổ, độc đoán và cay nghiệt...đã thấm đẫm vào tâm trí nhà văn đến độ
không thể nào “hong khô” được nữa, vì vậy chúng cũng làm ướt nhòe trăm
trang viết của nhà văn.
Hầu hết những sáng tác của Tạ Duy Anh đều xuât phát từ quá khứ đau
đớn của ông cũng như một thế hệ lớn lên trong hai lớp: thù hận dòng họ, thù
hận giai cấp. Bước qua lời nguyền là tác phẩm đánh dấu sự nghiệp văn
chương Tạ Duy Anh trong thời kỳ đổi mới với khuynh hướng văn học đấu
tranh phê phán xã hội, duyệt lại những sai lầm trong quá khứ “Lớn lên tôi bỏ
quê ra đi tìm một chân trời khác, chủ yếu không chấp nhận định mệnh do cha
tôi sắp đặt. Ông là biểu tượng cho những gì vừa bi hài, vừa đáng thương nhất
có thể có ở số phận. Ông cho tôi cuộc sống, niềm kiêu hãnh và cả những hồi
ức kinh hoàng về thời của ông. Nhưng cũng chính cha tôi lại muốn bằng mọi
cách cắt đứt mối quan hệ giữa tôi và quá khứ, bao gồm lịch sử, truyên thống
văn hóa. Ông rất khinh ghét tính hay mơ mộng của tôi”[3;tr5].
Tạ Duy Anh đã từng nói: “Nghệ thuật chỉ nên một mình, anh chỉ có giá
trị khi anh đi, anh tại ra con đường của riêng anh. Tất cả cùng đi trên một
con đường thì vô nghĩa”[5;tr 5]. Theo Tạ Duy Anh văn chương phải là thứ
sang trọng, lịch lãm,là bánh Biscuit đắt tiền và đương nhiên không phải ai
cũng có thể có được nó. Nghề viết văn là một nghề cao quý, không phải bất
cứ ai sinh ra cũng được trời phú cho khả năng thiên bẩm về văn chương, con
số may mắn đó rất ít. Tuy nhiên, để trở thành nhà văn, trước hết đòi hỏi
người viết phải bỏ nhiều tâm huyết sức lực để “nhả” ra được những con chữ
chắt lọc từ tâm can mình. Nhà văn phải biết chuyển “lượng sống” thành
“chất sống” nghĩa là chuyển những trải nghiệm đời thực thứ hai trong văn
chương ở dạng cô dặc nhất,tinh chất nhất. Ông quan niệm mỗi ngày sống là
mỗi ngày đi thực tế và chấp nhận trải mình ra đễ viết. Đó là quá trình khai
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
2
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
thác những vỉa quặng cuộc sống đã kết tinh trong bản thân người cầm bút là
sự “rút ruột nhả tơ” cho tâm hồn.
Sáng tạo là công việc nghệ thuật cao cả, nó không phải là tháp ngà để
nhà văn chạy trốn, phát ngôn tùy tiện, buông thả. Tạ Duy Anh đặc biệt nhấn
mạnh đến sự nghiêm túc và tỉnh táo của nhà văn khi cầm bút: “Tôi không
bao giờ cho phép mình ngồi vào bàn viết mà thiếu sự nghiêm túc và tỉnh táo.
Khi viết, dù là bài báo tôi cũng chú ý từng chữ một. Bất cứ một sự buông thả
nào đều phải trả giá” [6;tr55]. Nhà văn đứng trước trang giấy như đứng trươc
một pháp trường trắng nghiệt ngã và viết như đã lĩnh một sứ mệnh từ trên
trời, mỗi trang viết đều đầy ắp suy nghĩ và bản lĩnh nghề nghiệp. Tạ Duy
Anh quan niệm rõ ràng về sự nghiệp cầm bút: “Viết văn đương nhiên là một
nghề, nó đòi hỏi chuyên môn sáng tác mang tính chuyên nghiệp cao”[7;tr3].
Công việc văn chương, với ông được tiến hành theo những nguyên tắc nhất
định, để thành phẩm tuân theo tinh thần nhất quán, để “đoạn tuyệt” tất cả
những gì biến cá nhân thành con người hoàn toàn khác.
Tạ Duy Anh không ngần ngại phơi bày trên trang giấy những thói hư tật xấu
lừa lọc giả dối, những sự bỉ ổi, đê tiện của đời người để hướng con người đến một
thế giới tốt đẹp hơn. Đồng thời với sự phơi bày cái ác, nhà văn cảnh tỉnh con người
đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt tình yêu thương, bị tha hóa, bị nghiền nát. Với
thái độ tỉnh táo, lạnh lùng, ông sẵn sàng xát muối vào lòng bạn đọc chứ không
vuốt ve, ca tụng, ru họ ngủ. Giọng văn của ông là giọng gây hấn nhưng chủ ý của
ông không khác gì là đánh thức cái thiện trong mỗi con người để giúp họ sống thật
hơn với lòng mình, với cuộc đời.
Tạ Duy Anh nổ lực tìm tòi đổi mới văn chương. Có thể nói ông là người
luôn thích “lao vào bụi rậm” hăm hở chinh phục những nẻo đường mới dẫu
biết rằng đó là những nẻo đường mà người khôn ngoan tránh đi vào, nhưng
đó mới là thể hiện quan niệm trong sáng tác của mình. Tạ Duy Anh không
say mê văn học như một thứ danh vọng tiền tài quyền lực mà điều quan
trọng hơn cả khiến ông say mê với nghề văn đó là có thể tìm thấy được thứ
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
3
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
ánh sáng riêng cho mình, thỏa mãn nhu cấu chia sẻ và được chia sẻ. Ông
khẳng định trong sáng tác của mình luôn có sự bứt phá vượt lên cái chuẩn
mực thông thường để tồn tại “ Tôi luôn tìm cách phá bỏ thị hiếu thông
thường của người đọc. Thị hiếu tạo cho ta sự ổn định thẩm mĩ nhưng cũng
chính thị hiếu ấy ngăn cản sự cách tân. Tôi chấp nhận sự bài xích thậm chí là
nguyền rủa để tạo ra một cảm nhận khác, một tư duy khác”
“Là tác giả của những tác phẩm luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm”, Tạ
Duy Anh là một nhà văn trẻ và được dư luận quan tâm. Tác phẩm của nhà văn họ
Tạ này ẩn chứa những giá trị nghệ thuật nào mà gây xôn xao dư luận như vậy, tạo
ra nhiều tranh cãi, khen - chê? Thực chất Tạ Duy Anh là ai? Những bàn luận về Tạ
Duy Anh và sáng tác của ông đúng - sai ra sao? Qủa là, Tạ Duy Anh đã tạo ra một
“từ trường” riêng hấp dẫn và lôi cuốn đọc giả.
Đi sâu tìm hiểu tác phẩm của Tạ Duy Anh, tôi thấy nó đặt ra được những
vấn đề nghiêm túc về cuộc sống chứa đựng những giá trị thẩm mỹ mới mẻ
của một cây bút trẻ khát khao sáng tạo. Từ quan niệm hiện thực về con người
cho đến cách tổ chức cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu..
Các tác phẩm của Tạ Duy Anh nói chung và truyện ngắn của ông nói
riêng còn được lí giải trong văn là cái hiện thực được tạo ra bằng phí lí, bằng
cái được coi là biểu hiện quan trọng của đổi mới nghệ thuật tự sự, qua dó
làm toát lên giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn nói ... Bên cạnh đó
những đặc sắc nghệ thuật trong các tác phẩm của ông mang nhiều yếu tố mới
lạ. Cho đến nay, Tạ Duy Anh vẫn không ngừng miệt mài sáng tác ra những
tác phẩm gây chấn động văn đàn.
Đó là lí do chính khiến em chọn đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong
truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Bằng chính vốn sống, vốn ký ức vô cùng phong phú, quý giá về làng quê
xưa nay mà mình không nhận ra, cứ lang thang đi tìm tận đâu. Ông viết Lũ
vịt trời, viết liên tiếp, viết liền tay một mạch vào những vỏ bao thuốc lá, chữ
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
4
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
bé li ti, dàu rin rít. Sau đó ông cho ra đời liên tiếp nhiều tập truyện ngắn như
Bước qua lời nguyền (1989), Luân hồi (1994). Truyện ngắn Tạ Duy Anh
(2003), Bố cục hoàn hảo (2004)
Tạ Duy Anh làm “cháy” báo Văn nghệ trên tất cả các sạp báo cả nước
bằng truyện ngắn Bước qua lời nguyền truyện ngắn được nhà phê bình
Hoàng Ngọc Hiến tôn vinh như là một cột mốc mở ra dòng văn học bước
qua lời nguyền. Bức tranh toàn cảnh nông thôn Việt Nam 1950- 1970 đầy
máu và nước mắt, quặn thắt mối thù u ám truyền kiếp giữa hai dòng họ được
giải thoát khỏi lời nguyền do chính họ tạo nghiệp, bừng sáng bởi tình yêu
trong trẻo thành thiện say đắm bay bổng đầy chất thơ, chan chứa tinh thần
nhân văn và đạo lý làm người với khát vọng bước qua lời nguyền. Truyện
ngắn của Tạ Duy Anh tiêu biểu tuyên chiến cho những định kiến chật hẹp
trói buộc con người là lời kêu gọi văn nghệ sĩ tự do sáng tạo. Và với tập
truyện ngắn chọn lọc của Tạ Duy Anh càng chứng tỏ bản lĩnh của mình trên
văn đàn.
Các nguyên tắc phản ánh phong cách nghệ thuật, các yếu tố cấu thành
tác phẩm của Tạ Duy Anh có những cải biến mới. Phạm vi quy mô nhận
thức về con người và các mối quan hệ giữa con người và thực tại thay đổi.
Không còn “bấu víu” vào làng Đồng xưa hay dựa dẫm vào cọng rơm cọng
cỏ, nhà văn thách thức mình trên trận địa mới, nơi phồn hoa đô thị lắm cạm
bẫy cám dỗ. Sự đổi thay ấy không chỉ thể hiện qua nội dung, trạng thái, tinh
thần thời đại, từ phản ánh đời sống nông thôn đến phản ánh đời sống đô thị
mà còn thể hiện rõ nét qua nghệ thuật biểu hiện. Nhà văn tự ý thức mình cần
có sự thay đổi, đó là phương thức để vượt thoát khỏi cái bóng chính mình.
Nghệ thuật trần thuật đã xuất hiện từ rất lâu trong sự phát triển của lịch sử văn
học nhân loại . Tùy từng thời kỳ lịch sử và dòng chảy văn học mà phương thức
nghệ thuật trần thuật thể hiện có phần khác nhau trong tác phẩm .
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
5
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
Tuy nhiên trong một khía cạnh nào đó với Tạ Duy Anh, những công trình
nghiên cứu mang tính chất chuyên biệt dường như chưa thật nhiều. Những nhận
xét, đánh giá chủ yếu đề cập đến vấn đề thể loại, đối tượng phả ánh..
Trong công trình nghiên cứu Văn học Việt Nam sau 1975_Những vấn đề
nghiên cứu và giảng dạy, nhà văn Nguyên Ngọc đã đánh cao truyện ngắn Tạ
Duy Anh “có những truyện ngắn, chỉ mươi trang thôi mà sức nặng còn hơn
tiểu thuyết trường thiên ”
Trong luận văn thạc sĩ khoa học của Trần Nhật Thu với đề tài " Thế giới
nghệ thuật truyện ngắn Tạ Duy Anh ” cũng nói rằng văn Tạ Duy Anh chứa
đựng những triết lí cuộc sống, những mới mẻ về số phận con người, nổi đau
khổ và lòng hi sinh, tình yêu và sự khát khao hạnh phúc.
Trong bài “ Tạ Duy Anh phát hiện một truyện ngắn trữ tình hiện đại
trong một lời ca cổ xưa ’’rằng
Bố cục: Không chỉ chặt chẽ về kết cấu mà còn triển khai thể hiện nội
dung, ý tưởng. Đưa người đọc nhập cuộc ngay từ đầu nhưng lại không cho
họ dễ dàng khi bám theo nội dung.
Ngôn ngữ hiện đại: Kễ ngắn gọn kiểu lời tạo ra những chiều liên tưỡng
rộng lớn ngoài văn bản. Với chỉ ngần ấy chữ mà gom được một không gian
nhiều thời gian sự giằng co quyết liệt trong tâm trạng với nhiều nhân vật
(người kể đối tượng vắng mặt, trăng, bến sông...) để cuối cùng là nội dung
một tuyến tính vừa bí ẩn đa nghĩa.....
Trong bài “Dấu ấn hiện đại hóa trong Văn học Việt Nam sau 1986 ”
Phùng Gia Thế viết : Đọc Tạ Duy Anh có thể nhận sự khai thác tinh tế đến
run rẩy các điểm nhìn, sự chồng xếp các lớp thời gian, sự soi chiếu, góc nhìn
khác nhau, các mô típ chủ đề, nhân vật....Những cách tân nghệ thuật đó phải
chăng đã ít nhiều làm thay đổi cách đọc văn học của công chúng và cũng từ
đây bao ngỏ ngách của đời sống được xới lật bao tầng, vỉa tâm thức của con
người được khám phá nhiều tìm tòi thử nghiệm được chứng thực ”
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
6
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
Ngoài ra người đọc còn tiếp xúc với Tạ Duy Anh qua những bài trả lời
phỏng vấn được đăng báo chí trên internet như “ Tôi sẵn sàng trả lời cho sự
mạo hiểm” chỉ thân xác không thôi thì rất đáng sợ “Tôi là người không dễ
khuất phục”. Nhà văn Tạ Duy Anh không từ bỏ góc gách quê nhà.
Hiện nay, công trình nghiên cứu giới thiệu về nghệ thuật trần thuật trong
truyện ngắn Tạ Duy Anh chưa nhiều. Tuy nhiên bấy nhiêu công trình và bài
viết nhắc đến nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh ít nhiều
cũng là mảnh đất hứa hẹn nhiều điều thú vị cho người viết. Chính vì thế tôi
chọn đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cúu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập truyện ngắn chọn lọc của Tạ Duy Anh là những trải nghiệm và suy
ngẫm của chính nhà văn trên chặng đường “xuôi ngược trần gian”. Với thủ
pháp nghệ thuật trần thuật độc đáo của một ngòi bút đầy tài năng. Trên cơ sơ
đó, đối tượng khảo sát là tập truyện ngắn chọn lọc của nhà văn họ Tạ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong các sáng tác của ông qua đó
để làm rõ những nỗ lực trong quá trình cách tân nghệ thuật của tác giả.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như sau:
Phương pháp cấu trúc - hệ thống nhằm mục đích xâu chuỗi vấn đề, đồng
thời chỉ ra được đặc trưng chủ yếu của nghệ thuật trần thuật trong văn học
nói chung và truyện ngắn của Tạ Duy Anh nói riêng
Phương pháp thống kê - phân loại nhằm mục đích cụ thể hóa đối tượng
phân chia đối tượng theo những tiêu chí nhất định...giúp cho đánh giá trở nên
tin cậy hơn. Ngoài ra, trong quá trình xử lý đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng một
số lý thuyết của phương pháp bổ trợ như phương pháp loại hình so sánh, thi
pháp học...để làm rõ thêm tính hệ thống của vấn đề nghiên cứu.
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
7
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
5. Đóng góp của đề tài
Qua tìm hiểu, nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn
lọc Tạ Duy Anh, đề tài đi sâu vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn
của ông. Thông qua đó, chúng tôi còn tìm hiểu những nét đặc sắc trong nghệ
thuật mà nhà văn sử dụng trong tác phẩm của mình.
Trên cơ sở khẳng định những giá trị tư tưởng nổi bật và nghệ thuật trần
thuật đặc sắc trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh, chúng tôi cũng đưa ra
những nhận định bước đầu về một giai đoạn đầy biến động, phong phú
nhưng phức tạp của văn học dân tộc.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Hình tượng người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong
truyện ngắn chọn lọc Ta Duy Anh.
Chương 2: Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắm chọn lọc Tạ Duy Anh
Chương 3: Không gian trấn thuật trong truện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
8
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
NỘI DUNG
Chương 1:
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN
TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC TẠ
DUY ANH
1.1. Người kể chuyện trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
1.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất
Bất kì một tác phẩm nào cũng có một hình tượng người trần thuật của
nó. Dưới hình thức người trần thuật tác giả “mách” cho đọc giả cần hiểu các
nhân vật như thế nào, giãi thích những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn
phía sau hành động của các nhân vật ấy có sức thuyết phục đến mức tối đa
về phương diện nghệ thuật. Thông thường trần thuật tư ngôi thứ nhất diễn ra
khi có một nhân vật tôi đóng vai trò kể chuyện từ đầu đén cuối. Tuy vậy
phương thức trần thuật với một cái tôi duy nhất khiến việc kể chuyện này trở
nên đơn điệu để tránh lối kể chuyện từ một điểm nhìn.Truyện ngắn Việt
Nam đương đại đã tìm cách làm mới hơn phương thức trần thuật ở ngôi thứ
nhất trong nhiều tác phẩm câu chuyện không chỉ được kể ngôi thứ nhất mà
mở rộng ra ngôi thứ ba.
Tạ Duy Anh thường sử dụng hình tượng người trần thuật ở ngôi thứ nhất
số ít . Nhân vật này xưng “tôi” tức là anh ta đang kể chuyện về chính mình
và những việc có liên quan đến anh ta. Đa số là Tạ Duy Anh dùng ngôi trần
thuật này, theo thống kê của chúng tôi trong tuyển tập truyện ngắn chọc lọc
có tất cả hai mươi tác chín phẩm trong dó có trên hai mươi tác phẩm sử dụng
cách trần thuật ngôi thứ nhất này.
Theo lý thuyết tự sự học người kể chuyện ngôi thứ nhất được định nghĩa
như sau: Dạng này câu chuyện được kể lại bởi một người kể chuyện hiện
diện như một nhân vật trong truyện. Người kể chuyện là một nhân vật ở cấp
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
9
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
độ hành động. Người kể chuyện xưng tôi, trần thuật dưới hình thức lộ diện,
công khai (tôi, chúng tôi, chúng ta, chúng mình). Người trần thuật là một
nhân chứng đồng sự, nó vừa thuật truyện, đồng thời vừa tham gia vào câu
chuyện mà nó kể. Vì vậy, nó ở cấp độ hành động, chứng kiến, nếm trải. Gọi
là, cái tôi trải nghiệm ở cấp độ hành động.
Với phương thức trần thuật lộ diện, diễn ngôn của nhân vật xưng tôi
thường hướng sự chú ý cùa người đọc vào chính mình. Các dấu hiệu của nó
thường thể hiện ở cách sử dụng các biện pháp tu từ, sự bộc lộ cảm xúc chủ
quan. Tức là nó có xu hướng giải minh bản thân của cái tôi. Chính vì tính
chất chứng kiến với tư cách là vai đồng lõa hay là đồng sự này, mà nhân vật
trần thuật bị hạn chế tầm nhìn. Nó chỉ kể điều nó biết, nó chứng kiến. Nó
không thể kể điều ngoài nó.
Mặc dù, tầm nhìn của nhân vật trần thuật bị hạn chế, nhưng người kể
chuyện lại có lợi thế bộc lộ chiều sâu nội tâm của chính mình cũng như các
nhân vật mà nó hệ lụy. Việc thay đổi hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba -
toàn năng, thượng đế trong văn học cổ điển đến việc sử dụng ngôi thứ nhất,
trần thuật công khai, vừa chủ quan vừa khách quan, đã bộc lộ một khả năng
khám phá chiều sâu của con người cá nhân trong văn học. Roland Barthes
gọi dó là cuộc hành trình giải phóng từ con người chức năng sang con người
cá thể - bản thể [5, tr.266].
Trong ngôi trần thuật xưng “tôi”, đặc biệt có một nhân vật “tôi” của tác
giả với rất nhiều chi tiết tự truyện. Đương nhiên, ta không thể máy móc
đồng nhất nhân vật này với con người tác giả ngoài cuộc sống thực tế. Điều
này cũng từng được nhà văn Nguyễn Khải nhắc tới: “Người cầm bút chỉ
chăm chú tới tính chân thật của tác phẩm nghệ thuật và anh ta phơi bày cả
những thói xấu thầm kín của bản thân để đạt tới sự chân thật đó”. Và dường
như quan điểm ấy có phần trùng với nhà văn Tạ Duy Anh, có tác phẩm tác
giả đã hóa thân vào nhân vật và tự bộc lộ vạch trần mình trong dòng suy nghĩ
có khi cả trong hành động của mình với người khác: “Mẹ kiếp, muốn văng
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
10
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
tục quá đi mất! Anh vội dụi mắt để che giấu thái độ hằn học. Rồi bỗng anh
thấy chua chát bởi ý nghĩ vừa vụt đến: không khéo nàng tiên cá của anh biến
thành cô hàng cá ngồi dạng háng bán hàng ở chợ với chiến tích mỗi ngày cắt
một trăm cái đầu cũng nên! Và“ Từ bực tức, hoang mang, anh thấy nhói lên
nỗi lo sợ. Anh hoàn toàn đủ tự tin để biết mình dang đưa nàng đi đâu”. [4,
tr.254] . Có lúc nhân vật “tôi” lại tư nhận mình ngây ngô, ngờ nghệch”.
Khi đi sâu khám phá nhân vật “tôi’ ta sẽ hiểu được một hình tượng khá
đặc sắc cùa tác giả. Tạ Duy Anh l;à một cái tôi đầy ý thức, luôn tự phân tích,
xét nét và không ngần ngại “chườm mặt” trên trang viết. Nhân vật “tôi” của
Tạ Duy Anh khá từng trải và luôn ý thức tỉnh táo nhưng đây không phải chỉ
là nhân vật chỉ biết triết lý về cuộc sống mà luôn có cái duyên kể chuyện đầy
cuốn hút. Giọng điệu trần thuật có lúc băm bổ, chì chiết nhưng lại có lúc
cười cợt, châm điếm. Hoặc bên trong cái thái độ thờ ơ, thản nhiên kia lại là
một sự phấn khích đến nóng nảy đòi hỏi một sư thay đổi. Có khi giọng kể
nhũn nhặn lãng mạn nhưng trong đó là cả một sự nhạo báng đau đớn.
Ta nhận thấy rằng hầu hết các tác phẩm của Tạ Duy Anh đều xuất phát
từ quá khứ đau đớn của ông cũng như một thế hệ lớn lên trong hai lớp hân
thù: hận thù dòng họ và hận thù giai cấp. Truyện ngắn Bước qua lời nguyền
là tác phẩm đánh dấu sự nghiệp văn chương Tạ Duy Anh trong thời kì đổi
mới khuynh hướng văn học đấu tranh phê phán xã hội, duyệt lại những sai
lầm trong quá khứ. Ngay từ đầu tác phẩm đã thấp thoáng bóng dáng của một
điều dự cảm
“ Năm lên bảy tuổi, tôi đã được giáo dục khá cẩn thận về vị trí mà tôi
đang chiếm một khoảng tỉ teo giữa cuộc đời mêng mông này. Tôi phải nhớ
rằng thành phần gia đình bần nông. Dĩ nhiên bần nông là gì, nó khác địa chủ
phú nông ở chỗ nào thì tôi không biết. Đầu óc trẻ con của tôi làm sao hiểu
những quy định phức tạp ấy.
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
11
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
Khi lật tập hồ sơ mỏng teo, có lẽ cũng đơn sơ như tâm hồn tôi, cô giáo
dạy vỡ lòng, xinh đẹp như tiên sa, lẩm bẩm: “Thành phần cơ bản. Được”.
Rồi cô trịnh trọng tuyên bố: “Kể từ hôm nay em có nghĩa vụ phải làm sáng
danh cha anh mình”.
“Làm sáng danh cha anh mình”. Nghe mù mờ mà hấp dẫn quá.”[4,tr.38]
Với tác phẩm đầu tay của mình Tạ Duy Anh đã muốn phá trói những
ràng buộc của một truyền thống lạc hậu trong lối sống. Sự thù hận làm mù
trái tim con người, ngăn cản tinh yêu. Nhà văn phản đối mãnh liệt sự kéo dài
của thù hận hết thời này sang thời khác, như một sự kéo dài quán tính của
một viên thuốc tròn độc hại chạy trên đường không ma sát. Sự phản đối
mạnh mẽ nhất, kẻ thù của niềm thù hận là tình yêu. Thế hệ trẻ đòi được nói
lên những khát vọng chính đáng của mình, khát vọng của một thời đã chiến
tranh, những lỗi lầm lớn nhất, những bi kịch đau đớn nhất đều là trò chơi của
lịch sử, nên cần phải loại bỏ cái rào chắn ấy của tầm mắt con người
“...Chưa bao giờ tôi căm ghét đồng loại đến thế. Nữa đêm tôi lẻn dậy
trốn khỏi nhà cùng với cây sàn bằng gỗ lim. Đây rồi, sự ngu ngốc thói dởm
đời,lòng thù hận đều vì những cây nấm độc này. Tôi đập nát tất cả bảy miếu
thờ để suốt đêm ẩy ngồi khóc thầm như kẻ bị ruống bỏ.
Bây giơ các vị nằm cả đây,nơi trước kia chỉ là cái gò con ngựa. Bỗng
dưng tôi cảm thấy cô đơn. Đời người thật ngắn ngủi. Đôi khi có cảm giác
người ta chưa kịp để lại gì cho trần thế, đã mất hút trong sự lảng quên khăc
nghiệt. Không biết ở dưới mồ có còn vị nào chua yên giấc? Tôi tha thứ cho
các người. Bởi vì ngày ấy cũng đã mười năm. Mười năm đủ cho tôi thấm nổi
đau của cả mấy thế hệ mà số phận bị nhài nặn bằng một bàn tay phàn tục.
Giờ đây ở giữa sự hoang lạnh của khu nghĩa địa, tôi lại nhớ đến cái đêm
khủng khiếp ấy.
Tất cả các vị đang nằm ở đây đều có mặt để xét xử chúng tôi. Đêm ấy
không có trăng nhưng đầy sao và hương thơm mùa màng tỏa ra từ đất. Lần
đầu tiên trong đời, trái tim tôi nóng như hòn than cháy ngùn ngụt trong ngực,
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
12
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
khi tôi biết cảm nhận sự kỳ diệu của da thịt...Tôi và Qúy Anh, hai kẻ trong
trắng như nhau, tội lỗii như nhau đã bước qua lời nguyền, đã ân xá cho nhau
trong sự chứng kiến của các thiên thần. Và đêm ấy các vị đã bọc chặt chúng
tôi bằng giáo, mác, bằng nỗi căm ghét phi lí. Dưới ánh đuốc các vị có thể
thấy rõ dù chết chúng tôi cũng không rời nhau..”. [4, tr.62]
Đoạn văn trên làm người ta liên tưởng đến cái không khí khải huyền
trước ngày Chúa cứu thế. Những tiếng nói mạnh dạn, nồng nhiệt còn có phần
bồng bột thách thức lại một quá khứ u tối gieo thù hận.
Như để rung thêm một hồi chuông thức tỉnh con người khỏi rơi vào cái
vòng luẩn quẩn u tối của niềm thù hận, xoáy sâu hơn vào tính vô nghĩa của
nó. Tạ Duy Anh không thỏa mãn chỉ với Bước qua lời nguyền, cần phải viết
thêm, cần phải viết nữa, viết cho đau đớn và riết róng hơn. Thế nên, gần như
ta gặp lại tình yêu giữa Qúy Anh và cậu Tư. Sự chống đối với quá khứ đầy
thù hận ở người con gái vẫn là lòng thủy chung chờ đợi, ở người con trai là
hành động bỏ nhà ra đi, phản ứng lại cả một thể chế xã hội và những cố chấp
đã ăn sâu trở thành căn cót trong con người. Cậu Tư là nhân chứng cho một
phép phủ định: tình yêu không thể chung sống với niềm thù hận. Nó đòi
được thanh lọc tuyệt đối, hay ít ra đấy là cái mà người ta cần hướng tới. Thời
đại của Romeo và Juliet đã chết từ lâu lắm rồi, cái chết của tình yêu mới cho
hai dòng họ thấy rằng niềm thù hận không nảy sinh ra từ sụ sống. Xét trên
phương diện bản thể thì đó là sự bất lực của tình yêu. Người ta vẫn nói đến
một mô - tip tình yêu từ Shakespeare lan sang “lão Tạ” . Nhưng đọc tác
phẩm điểm nhấn lại không phải là tình yêu. Tình yêu ở thời đại mới không
chấp nhận cái chết để cứu vớt con người, nó đấu tranh đến tận cùng để cứu
chuộc cho chính mình còn sống và những người xung quanh. Hai Duy đã
viết thư về cho cha: “...cha hãy trả lời con, giữa tình yêu và lòng thù hận nên
chọn cái nào ?..”
Xuyên suốt nhiều tác phẩm của Tạ Duy Anh nhân vật xưng “tôi”. Anh ta
vừa là nạn nhân, là người “đã nếm trải nỗi khổ đau của những cấm đoán phi
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
13
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
lý và phi nhân tính”[4, tr.163], vừa là một đứa con ngang ngạnh “nổi loạn”,
một “cái tôi” đang cựa quậy kiếm tìm con đường tự giải phóng.
Đúng như tên gọi của tác phẩm Bước qua lời nguyền hai nhân vật chính
cậu Tư và Qúy Anh đã gạt bỏ thù hận vượt qua lời nguyền của thế hệ cha
chú bằng tình yêu trong sáng. Nếu Qúy Anh khấn nguyện: “Cậu và tôi...và
những mùa vàng rực nắng, chúng ta cùng là con đẻ của một cuộc đời không
thù hận” thì cậu Tư nhờ cánh diều tuổi thơ với tới bầu trời tự do: “Có cái gì
cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng. Sau này tôi hiểu đấy là khát
vọng”[4,tr.97]. “ Tôi hiểu rằng không ai đủ sức ngăn cấm được ước mơ. Tôi
mơ tới một làng Đồng rồi đây sẽ không còn tăm tối, đói khổ. Tôi mơ một đứa
bé đẹp như thiên thần, ngước cặp mắt trong veo hỏi tôi:
Cha ơi! Con là con người phải không cha?”[4,tr.17]
Mang theo ước vọng tự thoát, các nhân vật “tôi” trong Bước qua lời
nguyền, Truyền thuyết viết lại...đã ra đi. Lựa chọn con đường ra đi không
phải bỏ quê hương mà vì ngột ngạt trước cuộc sống bị cầm tù bởi thù hận, họ
khát khao được giải phóng, họ đi tìm sức mạnh để “sẽ quay lại giải hạn cho
làng Đồng”. Họ mang theo câu hỏi nhức nhối: “Qúa khứ ố mối mọt vàng,
liệu bao giờ được hong khô?”
Tăm tối thù hận là bản chất của nhân vật là không khí làng Đồng trong
sáng tác của nhà văn họ Tạ. Con người tự gây ra thù hận, định kiến, biến
những người quanh mình trở thành nạn nhân. Rồi đến lượt kẻ gây đau khổ
cho người khác lại phải chịu nổi khổ sở, dằn vặt. Lời nguyền bao năm còn in
nguyên trên những khuôn mặt đã gần tàn tạ: gương mặt người cha đau khổ,
bị vằm nát. “Bố tôi gục xuống và khi ngẩng lên tôi tưởng như không tin vào
mắt mình: mặt ông bị vò nát bởi hàng trăm nếp gấp khắc nghiệt. “Trên khuôn
mặt ấy tôi thấy lại quá khứ vật vã đẫm máu và nước mắt...”[4,tr.18]. “Tóc
ông bạc như cước, xơ xác như chiếc trán bị thời gian đào rãnh lô xô” [4,
tr.53]. Lão Khổ hằng đêm vẫn ngồi một mình bên chai rượu, lão như hóa đá,
tay đỡ vầng trán đồ sộ “để mặc nước mắt chảy lặng thấm trên má”. Lão Hứa,
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
14
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
lão Tự một thời là lý trưởng địa chủ quyền sinh, quyền sát, đến khi cải cách
ruộng đất “sống lủi thủi như một con chó lạc loài”, “hiền lành nhu mì như
một hòn đất”, “gặp đứa trẻ lên sáu cũng nhất nhất đều lên tiếng chào trước”.
Rồi đến cái chết của họ cũng đầy tủi nhục, khốn khó...
Lam lũ, tăm tối, ngu muội, thù hận đã hủy hoại tính người, tình người.
Nhưng họ không thể “bước qua lời nguyền” không thể quên được quá khứ để
tha thứ cho nhau trong hiện tại. Sự trìu mến của những ân oán quá khứ còn
vầy vật và kéo dài lê thê suốt đời họ. “Hình ảnh những người thân của lão
vẫn như nằm ngổn ngang trước mặt lão, ở đủ tư thế chết, làm sao bắt lão
quên đi cho được [4,tr.176]. Dân làng Đồng thập thò miệng lổ mà họ vẫn thù
nhau ác liệt, dọa chờ nhau dưới mồ và để lại những lời nguyền độ: “Còn làng
Đồng thì còn mối thù với thằng Hứa và con cháu hắn”[4,t.r60]. “ Những
người đang sống sẽ đem theo nỗi căm thù xuống mồ. Những người đã chết sẽ
đội đất chui lên vạch trời ghi tội mi”[4,tr.213]. “Không đời nào tôi quên
được mối thù với ông . Đời cha ăn mặn đời con khát nước là luật từ thời
thượng cổ, không ai chối được [4,tr.118].
Suy nghĩ và hành động theo luật “đời cha ăn mặn đời con khát nước”,
“bố nợ con trả” là hệ quả tất yếu dẫn đến “ vòng trầm luân trần gian”,“đời
nọ làm tội đời kia,người này làm tội người khác....”. Đây là cơ sở xã hội của
kiểu nhân vật sản phẩm của thù hận và định kiến, khi là tội đồ khi là nạn
nhân. Xung đột giai cấp sẽ không dữ dằn, tàn khốc đến thế nếu không hòa
trộn với xung đột dòng họ và thù hằn cá nhân.
Có một thế hệ trẻ ở làng Đồng như cậu Tư, Qúy Anh và biết bao nhân
vật “tôi” đã nghĩ khác chỉ vì họ đã từng là nạn nhân của thù hận. Hầu hết các
nhân vật này đã chứng kiến bầu không khí ngột ngạt và “trải ngiệm nỗi khổ
đau của những cấm đoán phi lí và phi nhân”. Ngay từ khi lên bảy tuổi, cậu
Tư “đã được giáo dục khá cẩn thận về thành phần giai cấp về nghĩa vụ làm
sáng danh cha anh mình” [4,tr.38]. Để cho con ghi mối thù vào xương tủy,
người cha hàng ngày bỏ công giảng giải, đã tái hiện một quá khứ đau
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
15
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
thương, khốn khổ “Mổi ngày một chuyện,lời kể của ông tuyệt vời như kể
chuyện cổ tích khiến tâm hồn tôi thấm đẫm những hồi ức kinh hoàng không
bao giờ còn hong khô được nữa” [4,tr.41]. “ Với riêng tôi và anh chị em tôi,
đứa nào cũng thấm đẫm vào trì nhớ một câu bất hủ: lão Hứa và con cháu lão
là kẻ thù truyền kiếp” [4, tr.47]
Mọi cách truyền lại dòng máu thù hận này cũng là cách mà người ta
nhồi nhét vào đầu những đứa trẻ.
Cám giác ngột ngạt, nặng nề trong bầu không khí làng Đồng lúc nào
cũng sôi lên vì thù hận là trạng thái chung của các nhân vật nạn nhân. ‘Tôi’
trong Bước qua lời nguyền ngày càng cảm thấy “như bị ném vào tình thế
phải che chắn tứ bề. Sẽ ứng xử ra sao cho ba vuông bảy tròn giữa nhưng
người cứng đờ vì thiên kiến. Sau bao năm có dịp ghé về quê mà “tôi” trong
Vòng trầm luân trần gian vẫn như bị bủa vây giữa “hàng trăm ý nghĩ
không được giải tỏa” của ông bố, đã chuẩn bị cho cả tình huống xấu nhất có
thể nhưng không thể trút đi khối đá nặng cứ đè chặt đời ông, không thể xua
tan hình ảnh “mẹ tôi mặt tái nhợt, lắc đấu oán trách tôi”. Lại một đêm tôi thứ
trắng. Tôi nghĩ đến ông tôi. Tôi nghĩ đến bố tôi. Tôi nghĩ đến những kiếp
người trôi nổi, tăm tối, thù hận.”[4, tr.68].
Điều thành công ở ngôi kể chuyện thứ nhât đã có lợi thế bộc lộ chiều sâu
nội tâm của chính mình cũng như các nhân vật mà nó hệ lụy. Nhờ ngôi kể
này sự nếm trải của nhân vật trần thuật mà những ký ức tuổi thơ, tình yêu và
sự thù hận...được tác giả chuyển tải một cách trọn vẹn và sâu sắc đến người
đọc. Mỗi nhân vật ra đi để bắt đầu một cuộc kiếm tìm. Họ là những con
người mang hi vọng sống mãnh liệt. Trong sáng tác cua Nguyễn Huy Thiệp,
nhân vật đi tìm cái đẹp như ý nghĩ cao quý nhất của cuộc đời. Bao nhiêu
nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp đã chạy theo những giấc mơ, những huyền
thoại đẹp đẽ. Họ ra đi vì không hòa mình được vào cuộc sồng trì trệ, mòn
mỏi, họ tìm kiếm những điều “thanh cao hoang tưởng” để bù đắp, khỏa lấp
sự trống vắng, thiếu hụt trong đời sống cùng thực tại.
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
16
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
Nhưng nhân vật của Tạ Duy Anh luôn luẩn quẩn trong cái vòng luân hồi
được dệt thêu lên bằng lòng hận thù. Trong truyện ngắn Luân hồi dường
như ở cái tên đã gắn với những thân phận cô đơn có từ kiếp trước và còn kéo
dài triền miên ở kiếp sau.
Nhân vât “...Tôi sinh ra từ những cơn mưa. Vào một đêm sâu thẳm nào
đó, trong nỗi cô đơn khủng khiếp, cha tôi lang thang đi tìm một Miền khô ráo.
Ông đã nằm mơ thấy trước tất cả những gì sẽ diễn ra. Trong cơn dập vùi của
trời đất,ông thấy tôi mang hình một quả cầu lửa. Mẹ tôi khi ấy giống như
cọng cỏ úa vàng vì ẩm ướt đã giơ tay cầu nguyện. Chiếc giường tre nấc lên
bởi cuộc báo thù số phận, bởi nỗi đau đớn triền miên không thể giải thoát. Bà
tiên cảm tới một cuộc sinh nở rất quằn quại điều đó bắt đầu làm nên số
phận.”[4, tr.133]. Đây như là khúc dạo đầu của Tạ Duy Anh người dệt huyền
thoại cho làng Đồng.
Bố tôi kể:
Làng Đồng xưa kia vốn chỉ là bãi đất bằng dùng làm để nơi cày bừa nhà
chánh tổng. Trong năm gia đình đầu tiên đặt tên “ Đồng”cho làng tôi có ông
tổ bốn đời của tôi. “Đồng” có nghĩa là cùng một lòng cùng một chí hướng và
cùng lấy một họ. Về sau dân tứ chiếng kéo đến. Đôi vợ chồng phu phen phiêu
bạt trên đường kiếm ăn; một ông cướp chán nghề, quàng vào một ả nào đó tự
dưng thích sống yên ổn. Rồi có khi ông mõ làng khác bị đuổi, đến xin giữ
nguyên nghề làng rộng ra cho đến bây giờ”.
Trở lại trong sáng tác cua ông là những ký ức “làng Đồng bé nhỏ của tôi
đã từng một thời huy hoàng, giờ đây lầy lội, tăm tối, thù hận”, là “bờ cõi làng
Đồng”, “thủy tổ của làng Đồng Tạ Duy Anh thường mượn giấc mơ để cho
nhân vật tự giác về sự trừng phạt. Thức dậy sau giấc mơ các nhân vật như
bừng tỉnh và ghê sợ cái ác, nhiều khi chính những hư ảo chập chờn, những
ám ảnh tâm linh là con đường ngắn nhất để tìm lại nhân tính và con đường
phục thiện của con người.
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
17
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
Trước tối tăm thù hận và tội ác thì tình yêu được coi là “phúc âm” duy
nhất còn lại để cứu chuộc và tha thứ. Qúy Anh (Bước qua lời nguyền, hóa
kiếp) không chỉ cứu ông bố khỏi một trận đòn “ hội chợ” mà cao hơn hóa
giải lòng thù hận như một con quỷ dữ trong “trái tim bé con” của nhân vật
“tôi”. Với Qúy Anh nhân vật “tôi” bao giờ cũng có cảm giác của chàng
hoàng tử trong truyện cổ tích. Giữa bạo lực, tối tăm người con gái mang
dáng dấp của một tiên nữ này, đã đem đến cho cậu Tư những giấc mơ thanh
sạch và khát vọng tự do “Đêm hôm ấy, sau một hồi hút chết vì mất trâu, tôi
nằm mơ được ngủ với cô tiên. Chợt khi cô kéo đầu tôi vào ngực cô, có cái gì
rút dọc sống lưng tôi. Cô tiên cười và đưa cho tôi bông hoa thành lấy từ trong
ngực cô” đó là những cảm nhận đầu tiên của một tâm hồn trong sánh và
chưa vấy bẩn bụi trần. Sự kết hợp giữa giấc mơ và đời thực trong tác phẩm
cua Tạ Duy Anh là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng để khắc họa nhân
vật. Nó đưa người đọc lạc vào thế giới nửa hư, nửa thực tràn đầy niềm lo âu
và khao khát hoàn nguyên.
vô tận nhân vật “tôi”. Hình ảnh cha mẹ, bà nội, tiềng hú, những cơn mưa
triền miên biểu tượng của sự lãng quên và ngưng tụ, đã được đánh thức dậy,
vụt thăng hoa trong sự hòa hợp của hai cá thể: “tôi” và chị Giáo hóa.
Sự đan cài quái đản với cái thường nhật khiền một số tác phẩm Tạ Duy
Anh rất gần với văn học phi lý. Ở Ngôi nhà của tôi là nổi lo sự đầy phi lí
của người cha, là căn nhà được thiết kế dị thường đậm dấu ấn sự cợ hãi của
chủ nhân nó. Nhân vật “tôi” cũng như một tác phần thuộc về cái thế giới ẩm
ướt đó. “Từ rất bé tôi đã khốn khổ với những cảnh hoan lạc do tôi tưởng
tượng ra và không ít đêm tôi thấy mình ôm trong tay một mụ chuột cồng mốc
đầu “Mình sẽ thành chuột là cái chắc. Ý nghĩ nay dần dần trở thành niềm
mong đợi của tôi”[4, tr.203]. Phản ứng của nhân vật trước sự biến dạng, sự
tha hóa là chấp nhận,thậm chí thành niềm mong đợi.Nó gợi lên một cảm
quan bi đát một sụa bất lực như trạng thái tinh thần của nhân vật.
1.1.2. Người kể chuyện ngôi thứ ba
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
18
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
Theo lý thuyết của Tự sư học định nghĩa người kể chuyện ngôi thứ ba câu
chuyện được kể lại bởi một người không phải là một nhân vật trong truyện, người
trần thuật nằm ngoài những biến cố, sự kiện của câu chuyện mà được nó kể lại.
Đây là kiểu trần thuật dấu mặt, không công khai lộ diên. Người kể chuyện đứng
đằng sau nhân vật để “bài trí, tổ chức, sắp xếp” câu chuyện.
Trong tác phẩm của mình Tạ Duy Anh sử dụng ngôi kể chuyện thứ ba
này dược chia lam hai dạng. Một dạng gọi là dạng người kể chuyện di sự -
toàn năng: Anh ta đứng ngoài nhưng lại “lộng quyền” phán xét tất cả mọi
vấn đề liên quan đến câu chuyện - gọi là biêt tuốt hay thượng đế.Dạng thứ
hai là kể chuyện di sự- hạn định: Ở đây vẫn sử dụng hình thức trần thuật
ngôi ba, giấu mặt, nhuưng không đóng vai trò thượng đế. Người kể chuyện
bị hạn chế bởi tầm nhìn. Thường thì, chổ đứng người kể chuyện ngang bằng,
hoặc thậm chí bị nhân vật khống chế.Ở đây, sự hiểu biết của nhân vật, quy
chiếu sự hiểu biêt của người trần thuật; ngược lại ở dạng dị sự toàn năng, sự
hiểu biết của người trân thuật qui chiếu sự hiểu biết nhân vật.
Dạng này phát huy vai trò người kể chuyện hàm ẩn. Điểm nhìn đa chiều
và rất khó xá định rỏ ràng giọng điệu trần thuật. Các tác phảm hậu hiện đại,
dường như đang nghiêng sang xu hường lựa chọn phương thức trần thuật
này. Nhờ kiểu kể chuyện này, mà tác phẩm có thể đi sâu phân tích tâm lí
nhân vật. Nó dồn toàn bộ chức năng cung cấp thông tin, chức năng chứng
thực sự kiện, củng như khả năng bộc lộ tư tưởng tác giả vào nhân vật chính.
Vì vậy, hầu như điểm nhìn hướng nội, các hành đọng sự kiện bộc lộ qua việc
miêu tả tâm lí nhân vật, nhiều hơn là kể lại sự kiện… [5, tr.264]
Tạ Duy Anh đi sâu nắm bắt và tái hiện hiện thực trạng nông thôn những
năm cải cách ruộng đất. Đó là không khí căng thẳng ngột ngạt đầy đe dọa
của các vụ quy kết đấu tố kinh hoàng. Ám ảnh suốt thời thơ bé của nhân vật
“tôi” trong Hóa kiếp là cảnh “Bố tôi vừa bị quy Quốc dân đảng bị trói ngồi
xổm cúi gầm mặt để tránh cơn phận nộ vẫn không thoát khỏi cái đập chân
vào ngực ngã bật ngữa ra đất”. Làng quê lên cơn sốt với sự hùng hổ của
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
19
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
những kẻ cho mình là đai diện cách mạng: “Chúng ông có nhiệm vụ phải bắn
chết sạch những tên như mày”. Rồi những người đại diện cho cầm canh nảy
mực cán bộ người đầy tớ trung thành của nhân dân củng có những hạch sách
nhũng nhiễu người dân nghèo đáng thương thấp cổ bé họng mà chẳng dám
hé răng kêu ca nữa lời “Ông tân “chủ tịch” ban ngày làm cách mạng, đấm
hộc máu mồn những người hôm qua là cách mạng thứ thiệt, ban đêm đi mò
ăn ở bất cứ nhà nào. Lão thấy làm cách mạng được lợi nhiều quá. Vì trước
đây, gặp trẻ con, lão củng chắp tay cười hềnh hệch,cốt xin được cái gì nhét
vào miệng. Vậy mà lên chức chủ tịch, bao nhiêu thứ biến thành của lão. Lão
muốn uỵch ai cũng đố dám chống lại. Có ai thây đêm hôm lão hạ buồng chuối
hoặc nhét con gà vào bụng, khôn hồn thì dấp miệng lại. Bép xép lão tố với
Đội thì cả nhà lụn bại.”[4, tr.294]
Làng quê ấm ĩ với tiếng gào thét.Vậy đâu là nguyên nhân những nổi oan
dậy đất biến mạng sông con người hành trò chơi? Các tác phẩm đã khai thác
những vùng khuất tối của hiện thực, thẳng thắn chỉ ra: chính nhận thức non
kém, bệnh chủ quan duy ý chí của những kẻ thừa hành đầy hái danh đã gây
ra những bức công ngang trái đó.
Trước thói quan liêu hống hách đến mù quáng của kẻ cầm quyền ở xã,
gần ngàn dân làng Cổ chỉ còn biết xót xa đứng nhìn làn mưa quất ràn rạt vào
cánh đồng lúa chín. Một mùa vụ bội thu phút chốc bị trộn lẫn với bùn “Chỉ
chờ dứt mưa Lão Khổ đâm bổ ra đồng. Hởi ôi lão úp tay lên mặt khóc rưng
rức” nỗi đau của lão Khổ và người dân trước cảnh tai ương mà trời giáng
xuống. Miếng ăn đến miệng mà còn để mất không những thế chúng ta còn
thấy cả điều phi lý hơn. Lần đâu tiên trong Lũ vịt trời người dân có dịp
chứng kiến kiểu công thức tính giá thuế vịt hay ho đến lạ lung. Cũng lần đầu
tiên ở vùng này được mua vịt trời chỉ vì có vịt trời là…không bị cấm đồng.
Tạ Duy Anh đã nói lên cái mặt trái của chế độ củ bắt chẹt người dân
trong cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó, họ không thể ngóc đầu dậy nổi
để tự mình làm ra hạt thóc bằng với sức lao động mà họ đáng được hưởng.
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
20
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
Kể cả khi họ tìm ra cho mình con đường thoát khỏi sự nghèo đói cũng không
thể tự mình quyết định lấy vận mệnh sổ kiêp đó. Ở Hóa kiếp bi kịch của
người dân là từ một kiểu cán bộ cơ hội, là chủ tịch mà vẫn ăn cắp, ăn trộm,
thô tục: hô cho đám đông mà hoài nghĩ nát óc mới bật ra một câu: “Tất cả
tuyệt tự”(thay vì phải nói: “Tất cả trật tự”)
Những sai lầm ấu trĩ, căn bệnh dốt nát của cán bộ cải cách đã được
Nguyễn Khắc Trường, Lê Lựu, Vỏ Văn Trực phân tích thật sâu sắc. Các tác
phẩm Tạ Duy Anh mang lại ấn tượng riêng đó là nổi đau của con người
muốn chạy trốn quê hương mình. Trở đi trở lại trong sang tác Tạ Duy Anh là
những ký ức “làng Đồng bé nhỏ của tôi một thời huy hoàng, giờ đây lầy lội,
tăm tối, thù hận” là “bờ cõi làng Đồng”, “thủy tổ của làng Đồng”, “kí ức làng
Đồng là “ngày tôi rời làng Đồng ra đi”, là “thời đấy làng Đồng bốn mùa có
hội”, “làng Đồng cảu tôi bề ngoài vẫn thế, vẫn khép mình mặc cảm như chưa
thoái khỏi cái án dày ải từ trăm năm về trước”…Bao nhiêu chuyện buồn bã
xảy ra ở làng Đồng Tạ Duy Anh không ngần ngại phơi bày ra cái xấu xa của
con người cả trong quá khứ và con người hiện đại. Nếu một mặt ám ẩn trong
tác phẩm của ông là những đeo đẳng mặc cảm quá khứ thì mặt khác ở tương
lai trong Phở gia truyền con người hiện đại hiện lên với tất cả những gì vốn
thuộc về nó. Với lợi thế là người kể chuyện ngôi thứ ba nhà văn đã đứng
ngoài để quan sát một cách rỏ ràng những gì đang diễn ra trong một quán
phở bởi từ đầu “Hắn nghe người ta đồn khá nhiều về một quán phở kỳ lạ. Ai
muốn ăn phải dậy từ sớm hoặc đến vào lúc đêm khuya”[4, tr.183]. Một cảnh
tượng vô cùng nhốn nháo không giống như chợ búa cũng không giống với
cảnh chen chúc mua hàng là cảnh xếp hàng để được một bát phở vào buổi
sáng. Nhưng người xếp hạng mua ăn phở vẻ bề ngoai mặt mủi ai cũng béo
đỏ ăn mặc tươm tất cỏ vẻ như họ là người trí thức hoặc ít ra cũng là người
đàng hoàng. Vậy nhưng cái cảnh chen chúc tranh cãi để mua được một bát
phở còn tệ hơn và càng không bằng cảnh xếp hàng để nhận tem phiếu như
thời bao cấp. Cái phép lịch sự tối thiểu nhất cũng không có chổ ở ngay đây:
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
21
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
“ Mặc kệ luôn cả sự cãi cọ, tranh chấp chỗ đứng củ khách hàng. Người
này bảo họ đến lượt trước, người kia cãi lại, người khác thừa cơ chìa tiền ra
khua vào tận mặt nhân viên nhà hàng và nếu nhân viên nhà hang còn chần
chừ lập tức bị hạch sách ngay. Trong thời gian ấy thể nào củng lại có ai đó
lợi dụng chen lên, khoái chí với sự nhanh chân của mình mặc người phía sau
nhắc nhở. Mặc luôn những người phía sau nữa gào lên đòi lôi cổ kẻ chen
ngang mất lịch sự ra”[4,tr.185] thật không thể tưởng tượng nổi cảnh tượng
như thế. Thời đại này mà người ta còn hành động và cư xử với nhau như
vậy. Người kể chuyện có thể thâu tóm toàn bộ mọi sự kiện vào trong tầm
mắt của mình và khách quan đánh giá nó như thế nào.
Nhìn lại quá khứ, mối quan tâm lớn nhất của Tạ Duy Anh dồn tụ lại ở
những kiếp người trôi nổi,bèo bọt,vật vờ. Sáng tác của ông luôn vọng lên
những âm vang khắc khoải, cất lên từ những cảm giác bị lưu dày, từ sự nhỏ
bé của thân phận con người. Mổi tác phẩm là một sự cảm nhận đau đớn vể
kiếp người ngắn ngủi. Đi gần hết cả cuộc đời, lão Khổ nhận ra điều đó thật
cay đắng. Không những thế Tạ Duy Anh còn miêu tả trong trang văn của
mình những kiếp người sống cô đơn, sống lạc lõng và lay lắt. Mang trong
mình những triệu chứng của một người có tâm lý không bình thường và hành
động cũng không bình thường.
Truyện ngắn Tội tổ tông mô tả khoái cảm man sợ của lão Đình khi đánh
nhau với bầy dơi quạ. Bóng đêm tan loãng, lão trở lại lặng lẽ, lầm lủi như
một pho tượng đá ngàn năm trơ trụi. Ai có thể chia sẽ những “cuốn tâm sự”
đắng ngắt của lão: “Cả cỏi nhân gian này tôi đố anh tìm đâu ra một thằng
người nào có số phận chó đểu như tôi. Đến vợ con nó củng ớn…”. Người
duy nhất được lão bộ bạch gan ruột cũng chẳng thể làm gì giúp lão. Để tri ân
lão Đình, “anh ta” viết những dòng tâm sự kính gửi ông Adam và Eva đang
hạnh phúc ở cõi vĩnh hằng”[4, tr.126]. Phải chăng đây vừa là cái nhìn phản
chính về sứ mệnh của nhà văn, vừa là lời cật vấn không khoan nhượng về ý
nghĩa cuộc sống của mỗi người. Cảm nhận sự mong manh của số phận con
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
22
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
người với Tạ Duy Anh bao giờ cũng chất chứa những nỗi lo âu, khắc khổ ải.
Trong một khoảng khắc nào đó, nhiều nhân vật đã thốt lên : “Cuộc đời thật
ngắn ngủi”. Buồn thay đó là kết quả của chiêm nghiệm chứ không phải là
cảm xúc nhất thời.
1.1.3. Người kể chuyện phối hợp đan xen
Từ phương diện nào đó, có thể nói sự đan xen và dịch chuyển liên tục
người kể chuyện củng là một cách thức tạo nên tính phức điệu của phương
thức trần thuật. Theo đó văn bàn nghệ thuật trở thành một cấu trúc đa tầng
khả năng phá vở tính đơn âm vang lên nhiều tiếng nói khác nhau.
Có thể nói phương thức kể chuyện đan xen nhiều phối hợp đã tạo ra
nhiều góc khuyết khác nhau làm cho đối tượng miêu tả trở nên đa chiều. Và
có bao nhiêu người kể chuyện có bấy nhiêu sự việc cảm nhận. Đó là là tư
duy nghệ thuật mới mẽ của Tạ Duy Anh khi phối hợp cách đan xen kể
chuyện này. Ông đã điều phối đan xen nhiều cách kẻ chuyện, đan xen giúp
cho người đọc hiểu được nhiều phía cạnh, tình cảm, những mối quan hệ éo le
của nhân vật trong cuộc sống.
Từ người kể chuyện là nhân vật tôi kể chuyện của chính mình đến kể
những câu chuyện có những con người liên quan trực tiếp đến cuộc đời mình
tình yêu và gia đình.
Câu chuyện tình giữa cậu Tư và Qúy Anh được kể lại từ nhân vật tôi,
tuổi thơ và cả những cì mà các bậc cha chú nhồi nhét vào đầu một đứa trẻ
một thứ thù hận từ xa xưa bằng giọng kể của cha. Cả những câu chuyện về
cuộc đời khổ đau, sự mất mát đói khát của thế hệ trước nguyên nhân dẫn đến
sự căm thù hận cũng được biết qua lời kể của cha
“Bố tôi kể “ Chú Hai tôi chết vì thiếu đúng một bát cơm nguội. Sau này
cứ vào ngày mồng 5 tháng 3 âm lịch bố lại dậy lúc nữa đêm, xúc một bát cơm
nguội để trước mặt. Ông ngồi lặng hàng giờ, mặt đanh lại như sắt thép. Chú
Hai tôi chết quá rang thương. Chuyện đó tôi thuộc lầu từ bé. Mãi khi đã lớn
thi tôi vẫn nằm mơ gặp chú, hoàn toàn do tôi tưởng tượng lại một cái khung
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
23
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
bằng xương”. Nhưng thôi, để yên cho bố tôi kể”. Bây giờ người kể chuyện lại
hướng vào người cha của nhân vật tôi “ Lần nào nghe bố kể, tôi và đứa em út
đều chứa chan nước mắt. Bố tôi bảo: “ Chỉ vì một bát cơm nguội mà chú mày
chết.”[ 4, tr.47]
Trong tác phẩm Xưa kia chị đẹp nhất làng chị Túc qua nhân vật quần
chúng là dân làng. Ở đâu qua con mắt dân làng nhân vật chị Túc quả là
người phụ nữ đẹp cả người lẫn nết song nó cũng cho ta thấy quan niệm của
người dân gian sự hoàn hảo luôn là tai vạ cho con người nhất là người phụ
nữ. Con người chị Túc lại được hiểu qua nhân vật bé trai tức là người trần
thuật có khi là cảm nhận qua bức thư của anh Kiều về chị. Và ở đây ta thấy
rằng tác giả đã đào sâu vào bi kịch tinh thần của người phụ nữ Viêt Nam sau
chiến tranh. Họ là những người vợ người mẹ người con gái đơị chờ người
chồng, người con, người yêu một đi không trở về bằng những cách kể dịch
chuyển mà người đọc cảm nhận được thấm thía nỗi đau thương của chị. Cái
cộng đồng mà chị đang sống lại không cảm thông với chị mà dửng dưng xâm
xỉa châm chích chị. Và đứa con chị đã có sau chuyến đi ra khỏi làng. Tình
yêu là đề tài muôn thưở trong những ngành nghệ thuật nói chung và văn học
nói riêng. Tình yêu trong chiến tranh là sự chờ đợi mõi mòn của người hậu
phương mà còn người ở tuyền tuyến “ Có thể chỉ lát nữa, tôi sẽ không còn
trên mặt đất này. Trận bom ác liệt lúc chiều đã cướp đi khỏi tay tôi hai chục
chiến sĩ. Chắc chắn sẽ đến lượt tôi. Chiến tranh là may rủi. Là cuộc chơi đỏ
_đen tàn khốc: Phải được cả hoặc mất tất! Nhưng hãy còn một lát nữa để tôi
kịp chuẩn bị lần chót cho cuộc ra đi không bao giờ biết trước. Giờ này trăng
đang lên. Thật kỳ lạ tôi có cảm giác tất cả đều bình yên, tưởng như chiến
tranh bị đẩy lùi mãi, chỉ còn như một dư âm. Và tôi chờ đợi. Em có biết tôi
chờ đợi điều gì không? Tôi...chờ em bước ra từ vầng trăng. Em sẽ băng bó
những vết thương, làm nguội lạnh mặt đất bởi vì em là vị phúc thần của
những người lính trận như tôi...”[ 4, tr.18].
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
24
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh
Qua tác phẩm này người đọc cảm nhận thấy khó phân biệt rạch ròi đâu
là nhân vật và người trần thuật. Bởi người kể chuyện đan xen và phối hợp
vừa cho người dọc cảm nhận từ những khía cạnh hiểu được các mặt của một
sự vật để có cái nhìn khách quan hơn. Nhiều lúc tác giả phải “chen ngang”
mới có cơ hội xuất hiện, đôi khi chỉ để đính chính hoặc giãi thích lối kể của
nhân vật rồi lại bị nhân vật ‘‘thô bạo” ngắt lời. Hay nhất là có thể cùng một
câu chuyện mỗi người lại kể lại khác nhau, nhiều khi tưởng họ chẳng liên
quan gì đến nhau song qua các câu chuyện ta như liên kết lại được mối quan
hệ mật thiết của chị. Trong một kết cấu chặt chẻ ta nhận ra người nọ là một
phần liên quan đến cuộc đời người khác, số phận người này liên quan đến
người khác...tạo ra một vũ trụ một xã hội thu nhỏ với sự đối lập tối sáng.
Đây là một yếu tố bình dân trong tác phẩm của Tạ Duy Anh câu chuyện
sôi động như thật cuộc sống mà nhân vật của ông kể lại hồn nhiên. Một thời
gian của một bà cụ đang ngoài 80 tuổi. Phải chăng chính cuộc sống tâm hồn
giản đơn của bà cụ đã giúp cụ sống khỏe và lâu như vậy. Cụ sống một mình
nhưng không biểu hiện dù mộ tí tì ti của sự cô đơn.
Tạ Duy Anh là một người cô đơn và ám ảnh trong tác phẩm cảu ông là
sự cô đơn, cô đơn trong quá khứ và trong thực tại. Chính vì vậy một niềm
vui duy nhất của ông là được trò chuyện với người con gái trong tưởng
tượng khi cầm bút. Tạ Duy Anh đã tái hiện chân thực điều đó. Chính sự cô
đơn tuyệt đối ở những năm tháng đẩu đời đã buộc nhà văn phải tượng tưởng
ra một cô bạn gái, kiểu như một ý chung nhân làm lý do cho ông dầm mình
vào những cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm. Vâng, đúng quả như vậy hình ảnh
nhân vật nữ xuất hiện rất nhiều trong sáng tác của Tạ Duy Anh. Đó là những
mẫu hình phụ nữ lý tưởng đẹp vả về hình thể lẫn tâm hồn. Nhân vật Qúy
Anh, chị Túc...trong tác phẩm của ông đều là những bản sao của một bóng
hình đẹp hoàn hảo mà nhà văn ôm ấp từ thửa thiếu thời. Đó là Qúy Anh với
khuông mặt trong ve, cặp mắt trong veo và hai lọn tóc lắc lư bên má, là chị
SVTH: Lê Thị Thanh Loan
25