Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ĐỀ TÀI: TẠO HỨNG THÚ ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.22 KB, 20 trang )

- 1 -
TẠO HỨNG THÚ ĐỌC SÁCH
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS BÀN LONG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
1.Lí do khách quan
Loài người đang ở thế kỉ thứ 21. Một thế kỉ có rất nhiều thành tựu về
khoa học kĩ thuật. Khoa học càng tiến bộ thì nhu cầu học hỏi tìm hiểu kiến
thức về khoa học của con người ngày càng cao. Đây là lí do làm cho các nhà
khoa học về giáo dục càng đưa nhiều kiến thức vào trong giáo dục để đào tạo
những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.
Kiến thức thì nhiều mà sự tiếp thu của học sinh thì có giới hạn. Những
em học sinh có tư duy bẩm sinh hơi kém hơn các bạn đồng trang lứa không
chịu nổi do áp lực công việc đè nặng sẽ dễ bị đuối sức trong quá trình tiếp
thu. Do theo không kịp, các đối tượng này sẽ dễ chán nản, lơ là trong việc học
tập. Lúc này, việc học xem ra không còn quan trọng nữa. Vào lớp, các em này
không lo học mà phá phách các bạn trong lúc tiếp thu bài. Cá biệt hơn, ở
những môn mà các em không ham thích học thì sẽ cúp tiết đi chơi, tìm các thú
vui ở các tụ điểm bi da, banh bàn, các điểm chơi game, các điểm truy cập
Internet ở gần trường. Những nơi này tạo phát sinh những tiêu cực trong việc
hình thành nhân cách học sinh, các em dễ sa vào các thói xấu như: có máu mê
cờ bạc, chửi tục, bắt chước các thói côn đồ…điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự
phát triển của bản thân, gia đình, xã hội.
Đối với những học sinh tích cực do lượng kiến thức nhiều phải học ở
trường, phải học thêm và thời gian phụ giúp gia đình sẽ làm cho các em mệt
mỏi trong việc tiếp thu.
Việc tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp cho học sinh tiếp thu tốt
kiến thức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Ngoài hoạt
động vui chơi do Đoàn, Đội tổ chức thì thư viện trường luôn tổ chức các hoạt
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 2 -


động về đọc sách báo, đáp ứng nhu cầu giải trí, tìm hiểu thêm kiến thức từ các
sách báo đã đọc được. Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của thư viện nhà trường.
2.Lí do chủ quan.
Bàn Long là một xã vùng xa của huyện Châu Thành. Các phương tiện
vui chơi giải trí lành mạnh cho học sinh còn thiếu thốn. Khi khoa học kĩ thuật
phát triển thì các trò chơi dân gian truyền thống lành mạnh gần như biến mất.
Thay vào đó là các trò chơi mang tính hiện đại như bi da, các máy chơi game,
đặc biệt hơn là game online ở các dịch vụ Internet thu hút một số em đến độ
mê mẫn. Các em sẵn sàng bỏ ra các chi phí của cha mẹ cho như tiền ăn sáng,
tiền mua tập sách… và cả thời gian học tập quý báu của mình để ngồi online
trên máy hàng giờ. Hậu quả là mắt kém, kiến thức thì không có, tương lai mờ
mịt, thể lực yếu kém…
Hướng các em vào hoạt động học tập là hoạt động trọng tâm của nhà
trường, muốn được vậy thì về cơ bản là các em phải có hứng thú đọc sách để
giải trí và mở mang thêm kiến thức. Tạo hứng thú đọc sách để giải trí và mở
mang thêm kiến thức là nhiệm vụ của thư viện, chính vì thế bản thân chọn đề
tài này.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long”
có chủ định:
1.Thực hiện chỉ thị của ngành giáo dục về công tác thư viện trong nhà
trường.
2.Thực hiện theo tiêu chuẩn thi đua đăng kí: Thư viện tiên tiến.
3.Đánh giá những mặt đã thực hiện được và chưa thực hiện được để
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
III. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
1.Nhiệm vụ
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 3 -

Thấy được tầm quan trọng của công tác thư viện trong nhà trường góp
phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.
Khảo sát sự say mê đọc sách trong học sinh và số lượng học sinh đến
thư viện trường để đọc sách.
Khắc phục những thiếu sót để công tác phục vụ bạn đọc ngày càng tốt
hơn.
2.Phương pháp nghiên cứu
So sánh đối chiếu các hình thức phục vụ bạn đọc như: phục vụ tại chỗ,
cho mượn về nhà, giới thiệu sách mới, điểm sách… để thấy được mức độ luôn
cuốn học sinh vào việc đọc sách nâng cao kiến thức. Phát huy những mặt
mạnh, khắc phục những thiếu sót còn tồn tại để công tác phục vụ bạn đọc
ngày càng tốt hơn.
IV. Phạm vi nghiên cứu
Tất cả học sinh trường THCS Bàn Long là giới hạn của sự nghiên cứu,
vì đặc trưng của mỗi địa phương có sự tiếp cận tri thức khác nhau. Thu hút
được học sinh đến đọc sách là mục tiêu để thư viện trường học hoạt động có
hiệu quả hơn.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Thông qua các hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách theo từng chủ
điểm chọn những nội dung phù hợp giới thiệu để tạo hứng thú đọc sách trong
học sinh.
Nghiên cứu kĩ nội dung sách giới thiệu, thời gian phục vụ trong tuần, tự
học sinh giới thiệu sách với các bạn là những cách làm mà trước đây chưa
từng thực hiện tại trường.
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 4 -
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN ĐỌC SÁCH

I. Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông
Đầu thế kỉ 21, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ,
nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video
và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận
của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn
hóa hay không?
Mặc dù vài chục năm trở lại đây, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học và
kỹ thuật - nhất là kỹ thuật in ấn - đã cho phép người đọc rộng rãi có được
những cuốn sách hay, sách đẹp, có chất lượng tốt. Nhưng ngày nay, người ta
cũng đang nói tới một cuộc cách mạng về sách dưới dạng sách báo điện tử.
Có thể sẽ là một triển vọng tốt và biết đâu nó cũng hết sức thuận lợi cho
người đọc trong tương lai? Chẳng hạn ở nhiều nước phát triển, người đọc
hôm nay có thể ngồi tại nhà hay tại công sở, chỉ cần vào mạng internet là có
thể tìm đọc những cuốn sách mình muốn, không cần phải tới thư viện. Song
chính điều đó cũng hàm chứa và tiềm ẩn một nguy cơ làm thay đổi hẳn diện
mạo của cuốn sách truyền thống.
Vấn đề chính có lẽ là ở chỗ những hạn chế trong khuôn khổ vật chất tạo
nên bản thân cuốn sách truyền thống. Hiểu một cách thuần túy, sách chỉ là
những tờ giấy, trên đó bằng cách này hay cách khác, thông qua ngôn ngữ
được coi là những hệ thống tín hiệu, những ý nghĩ, thông tin được truyền đạt
cho một đối tượng và đối tượng ấy sẽ nhận thức được vấn đề.
Còn khi truyền một tin tức hay một thông báo bằng hình ảnh, âm thanh
thì phương tiện truyền tin sẽ có ít nhiều ảnh hưởng đến bản thân nội dung
thông báo đó, tùy thuộc vào các phẩm chất ưu việt của phương tiện nghe nhìn
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 5 -
ấy. Trong trường hợp này thì cuốn sách dẫu hay và đẹp đến mấy cũng không
thể sánh nổi với màn hình ti vi màu hay băng video, VCD về sự hấp dẫn.
Thêm vào đó, các phương tiện nghe nhìn (tivi, video, đài phát thanh…)
ít làm tốn sức trí óc và thời gian hơn cho mọi người so với việc đọc sách báo.

Và nói chung đọc sách thường phải tập trung tư tưởng, trí óc, còn thưởng thức
nghệ thuật nghe nhìn, con người vẫn có thể kết hợp với những việc khác theo
một hình thức và mức độ nào đó. Làm việc hay ăn uống, hai việc chính của
con người, vẫn có thể phần nào kết hợp xem tivi hoặc nghe nhạc, nghe đài.
Rõ ràng là so với việc đọc sách báo, phương tiện nghe nhìn có những lợi thế
hơn và phù hợp, thuận tiện hơn với nhịp sống hiện đại, khi mà đối với con
người hiện nay, quĩ thời gian cho việc nghỉ ngơi, giải trí sau những giờ lao
động, làm việc căng thẳng còn quá ít ỏi.
Nói như vậy không có nghĩa là sách đang đánh mất dần vị trí của nó
trong đời sống xã hội. Nói một cách công bằng, sách vẫn có những ưu thế
tuyệt vời của nó. Bởi ngoài đặc tính vật chất, giá trị văn hóa, sách còn có
những đặc tính tinh thần to lớn. Nếu những họa tiết, trang trí ở ngoài bìa mỗi
cuốn sách thu hút tâm trí và sự tò mò của người đời bao nhiêu, thì cái cốt lõi
nội dung tư tưởng và những kiến thức và cuốn sách đang chứa đựng bên trong
mới đích thực là nguồn nam châm mạnh mẽ thu hút tâm trí của người đọc bấy
nhiêu.
II. Thực trạng xã hội
Xã hội càng phát triển với nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật thì phạm
vi ứng dụng của nó càng lúc càng rộng. Nếu trước đây các thiết bị điện tử chỉ
có ở các trung tâm dân cư thì bây giờ đã lan tỏa khắp nơi đấn tận các vùng
sâu, vùng xa. Những thiết bị này ngày càng trở nên phổ biến với người dân và
là vật không thể thiếu trong mỗi gia đình.
Ở mỗi địa phương luôn có các tụ điểm như: bi da, banh bàn, các phòng
game, các dịch vụ internet với những game online thu hút nhiều người, nổi
bật nhất là thanh thiếu niên và nhiều nhất vẫn là đối tượng học sinh. Trong
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 6 -
mỗi gia đình đều có ti vi, đầu đĩa DVD kĩ thuật số… để đáp ứng giải trí của
gia đình. Nhiều gia đình có điều kiện còn trang bị các máy vi tính desktop,
laptop và còn nối mạng Internet để đáp ứng nhu cầu học tập sinh hoạt.

Làm sao có thể quản lí hết khi trong học sinh vẫn lén lút trao đổi nhau
những đĩa DVD, các thẻ nhớ flash, USB chứa nhiều thông tin, phim ảnh,
nhạc, game…. Làm sao quản lí được thời gian giải trí của các em phù hợp mà
không ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Vấn đề này đòi hỏi sự quan tâm
đúng mức của mỗi gia đình.
Với những học sinh ham chơi mà gia đình cho nhiều tiền thì hầu hết là
các em đến các tụ điểm vui chơi hơn là đến trường, mê game online thì các
em này không còn hứng thú học tập nữa.
Cụ thể là ở khối 9, lớp 9
2
của trường trong năm học 2009 - 2010 có em
lấy cắp của ba mẹ 2 triệu đồng, rủ bạn cùng lớp bỏ nhà đi 2 ngày 2 đêm. Khi
em này đến trường thì giáo viên chủ nhiệm mời riêng em để nhắc nhở thì 2
em cho biết là trong 2 ngày đã tiêu thụ hết sáu trăm ngàn. Tiền thì các em
mua cơm và ngồi ăn tại chỗ ngay trên máy vi tính, từ 7 giờ sáng các em ngồi
chơi suốt đến tận 11 giờ đêm vì có người phục vụ không lo việc đói khát. Hỏi
chơi game sao lại tốn nhiều tiền thì các em trả lời phải nạp tiền thật để có
được tài khoản ảo trong trò chơi để cần gì thì mua. Mỗi thẻ nạp thấp nhất là
hai mươi ngàn.
Cũng trong lớp này có em còn đòi ba mẹ mỗi ngày đi học cho từ
10.000 đồng trở lên mới chịu đi học, em lấy tiền chơi games và bỏ tiết thường
xuyên. Thương yêu con, ba mẹ đáp ứng mọi nhu cầu của con mà không biết
con mình sử dụng đồng tiền đó vào mục đích gì.
Làm thế nào để lôi kéo các em vào say mê đọc sách, nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học. Đó chính là nỗi trăn trở của giáo viên làm công tác thư
việc. Học sinh đọc sách truyện ở thư viện càng nhiều, lượng kiến thức và nhu
cầu giải trí của học sinh được nâng cao, đó chính là yêu cầu cần có ở một thư
viện trường học.
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 7 -

Chương II:
THỰC TRẠNG ĐỌC SÁCH CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG THCS BÀN LONG
I. Đánh giá về cơ sở vật chất
Trường THCS Bàn Long trước đây là trường phổ thông cơ sở Bàn
Long gồm cả cấp 1 và 2. Đến năm 1998 tách trường thì cơ sở vật chất của cả
thư viện và thiết bị chỉ được ¼ phòng học. Vì thế rất khó khăn cho hoạt động
của thư viện.
Theo thời gian, cơ sở vật chất của trường được nâng cấp, thư viện có
điều kiện hoạt động hơn. Diện tích cả phòng thư viện được theo tiêu chuẩn
của một phòng học. Công tác hoạt động của thư viện trường ngày càng được
tốt hơn, thư viện trường luôn nhận được các sách, truyện tài trợ cho những
đơn vị vùng sâu, vùng xa do các đơn vị cấp tỉnh tài trợ.
Những năm gần đây, trường được xây dựng theo hướng kiên cố hóa, có
nhiều phòng, thư viện hoạt động dễ dàng hơn một chút. Ngoài phòng thư
viện, thư viện còn mượn phòng Truyền thống để bố trí thêm sách báo làm
phòng đọc cho các em. Dù diện tích có tăng lên nhưng công tác quản lí bạn
đọc của giáo viên thư viên gặp khó khăn vì 2 phòng tách biệt. Được sự quan
tâm của lãnh đạo các cấp, từng bước đưa ngôi trường THCS Bàn Long lên
Trường chuẩn Quốc gia trong những năm tới. Từ năm học 2009 – 2010 đến
năm học này diện tích phòng thư viện theo tiêu chuẩn là 2 phòng học. Được
độc lập với 2 phòng riêng biệt là niềm vui của người làm công tác thư viện, có
điều kiện phục vụ tốt hơn cho cán bộ giáo viên và nhất là đối với học sinh.
Hiện nay, thư viện trường có một phòng dùng làm kho sách và phòng
đọc cho cán bộ giáo viên. Một phòng dùng làm phòng đọc cho học sinh. Khó
khăn mà công tác thư viện còn gặp phải là do sử dụng 2 phòng học làm phòng
thư viện nên giáo viên rất khó quản lí cả hai phòng. Thường thì giáo viên thư
viện phải trực ở phòng đọc của học sinh là nhiều nhất.
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 8 -

Để tăng thêm nguồn sách, truyện, hàng năm Bộ phận thư viện Phòng
Giáo Dục có cấp thêm sách phục vụ cho công tác giảng dạy. Ban Giám Hiệu
nhà trường chi hàng năm cho việc mua sách bổ sung cho giảng dạy, sách
tham khảo các loại, truyện đọc, truyện tranh, các loại báo… nhằm đáp ứng
nhu cầu học tập nâng cao, giải trí trong cán bộ giáo viên và toàn thể học sinh.
Hiện nay, cơ sở vật chất khá hoàn thiện, tạo giáo viên thư viện hoạt động tốt
hơn, từng bước đăng kí các danh hiệu thi đua cao hơn, góp phần để trường đạt
danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia trong những năm học tới.
II. Thực trạng đọc sách trong học sinh
Ngay từ những ngày đầu tách trường phổ thông cơ sở thành trường
THCS Bàn Long, thư viện nhận được một số lớn sách truyện phát cho các
đơn vị vùng sâu, vùng xa. Thư viện tiến hành cho các em mượn truyện. Số
lượng các em đăng kí mượn truyện hàng tuần rất nhiều, tính trung bình mỗi
lớp có khoảng 2/3 học sinh là mượn truyện thường xuyên. Hoạt động của thư
viện rất khó khăn do chỉ có ¼ phòng học sử dụng chung văn phòng, sách báo,
truyện đọc cho học sinh rất thiếu thốn. Phương tiện truyền thông chưa có
nhiều, sách báo gần như là món ăn tinh thần đối với giáo viên và học sinh.
Theo thời gian, cơ sở vật chất của phòng thư viện ngày càng được hoàn
chỉnh hơn, phòng đọc thoáng mát, sạch, đẹp, số lượng đầu sách càng lúc càng
nhiều, ngoài đọc truyện, mượn truyện về nhà đọc, học sinh có thể mượn thêm
ở thư viện những sách tra cứu, tham khảo để phục vụ tốt hơn cho việc học tập.
Thư viện luôn có lịch hoạt động phục vụ bạn đọc, quy định cho các
khối lớp . (Tham khảo lịch phục vụ bạn đọc của thư viện)
Buổi Sáng Chiều Ghi chú
Thứ hai Phục vụ khối 6, 9 Phục vụ khối 7,8
Thứ ba Làm nghiệp vụ Làm nghiệp vụ
Thứ tư Phục vụ khối 6, 9 Phục vụ khối 7,8
Thứ năm Làm nghiệp vụ Làm nghiệp vụ
Thứ sáu Phục vụ khối 6, 9 Phục vụ khối 7,8
Thứ bảy Họp Hội đồng, tổ

Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 9 -
Cùng với sự phát triển của xã hội, các phương tiện truyền thông ngày
càng lan rộng đến những vùng sâu, vùng xa. Công nghệ thông tin với nhiều
cái mới lạ. Đặc biệt là với sự xuất hiện của Video Games ở các quán nước gần
trường học đã lôi kéo một số học sinh mê games hơn đọc sách truyện.
Những năm gần đây, ở địa phương bắt đầu có những phòng Internet.
Công nghệ thông tin với nhiều phần mềm mới lạ. Chẳng hạn, phần mềm
Yahoo! Mesenger có thể thu hút người chát qua chát voice; chát webcam.
Ngoài trò chuyện với nhau qua việc gõ từng con chữ trên bàn phím, người
chát có thể trò chuyện bằng giọng nói và thấy được hình ảnh của nhau qua
webcam, gửi tài liệu trực tiếp cho nhau qua mạng; nhảy Audition trên mạng,
và thu hút nhất vẫn là Games Online (games chơi trực tuyến). Qua tìm hiểu
thăm dò ở các học sinh hay đi đến các tiệm Net thì chủ yếu là các em thích
chơi games online hoặc chát Yahoo! Messenger. Rất hiếm có em đến đó để
truy cập thông tin, tìm tài liệu liện quan phục vụ cho học tập.
Việc mê games online và chát Yahoo! Messenger đã làm bộ phận học
sinh này bị tác động xấu về nhân cách. Ngôn ngữ của tuổi teen trong Yahoo
sử dụng không còn trong sáng nữa. Các cư dân mạng trong phòng Net thường
dùng các từ ngữ thiếu văn hóa mà bất cứ một ai nghe thì cũng không thể nào
chấp nhận được. Mê game, nhiều em bị ảnh hưởng đến thần kinh, cứ tưởng
mình là anh hùng hào kiệt, một vị kiếm khách lừng danh, hay một vị Bang
chủ nổi tiếng…. tiền của mà gia đình cho dùng vào việc ăn học thì các em này
lại nướng hết vào các phòng Net. Khi thiếu nợ chủ tiệm tiền giờ thì có rất
nhiều trường hợp xảy ra: có em gái gọi bạn chát đến cứu Net, sau cứu Net thì
phải trả ơn người cứu hộ…, một vấn đề mà các báo đài thường đưa tin về hậu
quả nghiêm trọng sau cứu Net. Có em thì về nhà lấy cấp tiền bạc của ba mẹ.
Ở một đơn vị bạn, tôi có nghe nói có một em học sinh nam lớp 9 cạy tủ lấy
trộm tiền của ông bà với số lượng lớn sau đó bỏ nhà đi, đến thời điểm tôi
được nghe nói thì sự việc đã xảy ra hơn một tháng, em này vẫn chưa về, gia

đình nhờ công an tỉnh tìm hộ nhưng vẫn chưa tìm được. Ở một đơn vị bạn
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 10 -
khác, trong năm học này có em học sinh nam lớp 8, học khá lại mê games, gia
đình nhắc nhở, em tự giam mình vào phòng và dùng khăn quàng đỏ tự vận
chết, trước khi chết em còn để lại sơ đồ đánh chiếm thành trì trong thế giới ảo
đó… Việc đến phòng Net thường xuyên làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh
thần của các em: học tập sa sút, thiếu ăn, thiếu ngủ, dùng các từ ngữ thô tục,
thiếu văn hóa, có tính cộc cằn, tạo băng nhóm… gây ảnh hưởng đến bản thân,
tạo gánh nặng cho gia đình, nhà trường và xã hội.
Như ở phần thực trạng xã hội đã nêu ở trên, ở địa phương một số em
cúp tiết, bỏ học, đi trể thường xuyên chủ yếu là ở các em nam. Các em thường
trốn tiết chào cờ hay tiết sinh hoạt chủ nhiệm để không nghe bị nhắc nhở
trước lớp, trước trường. Tôi cũng đã thấy trong tiết chào cờ giáo viên chủ
nhiệm phải đến tiệm Net yêu cầu học sinh ngưng chơi game và trở về trường
dự sinh hoạt chào cờ. Dù công nghệ thông tin có phát triển, nhu cầu đọc trong
học sinh cũng dần có sự thay đổi. Trong xã hội thông tin hiện đại, đã bắt dầu
tràn ngập thế giới âm thanh và hình ảnh qua các phương tiện nghe nhìn, trong
đó một số chức năng đọc sách và độc giả hình như bị co hẹp lại, dù chỉ là
tương đối. Tuy nhiên, điều quan trọng là sách vẫn còn có những tính năng
không thể thay thế được bằng các phương tiện nghe nhìn và chúng ta cần tạo
ra một nhận thức rộng rãi trong xã hội về sách và thư viện như một bộ phận
hữu cơ của hệ thống thông tin và giao lưu trong xã hội.
Thấy được vai trò của thư viện trong trường học, tôi luôn tìm cách thu
hút các đối tượng học sinh vào đọc sách, báo, truyện, tra cứu các sách tham
khảo dùng cho học sinh… thậm chí có những em rủ nhau đến thư viện để
cùng nhau thi đấu cờ vua. Có thể tham khảo Bảng thống kê số lượng bạn đọc
qua các năm gần đây:
Tháng Năm học 2008 - 2009 Năm học 2009 - 2010
Đọc tại

thư viện
Mượn về
nhà
Đọc tại
thư viện
Mượn về
nhà
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 11 -
Tháng 9 881 762 1037 568
Tháng 10 1123 309 1381 687
Tháng 11 1428 419 1438 753
Tháng 12 1570 463 1520 697
Tháng 1 1524 324 1394 702
Tháng 2 708 183 1051 374
Tháng 3 1233 269 1429 763
Tháng 4 1126 253 1387 261
Tháng 5 985 0 1027 0
TỔNG CỘNG
10578 2982 11664 4805
Qua Bảng thống kê, có thể thấy được số liệu bạn đọc ngày có tăng,
nhưng muốn học sinh đến thư viện để đọc sách nhiều hơn thì cần có giải pháp
thích hợp. Chỉ có niềm hứng thú mới có thể lôi kéo học sinh đến thư viện để
đọc sách, báo.
Học sinh đến thư viện chủ yếu là để đọc các loại truyện tranh như
“Thần đồng đất Việt”, “Bảy viên ngọc rồng”, “Đôrêmôn”, “Cônan”, “Dấu ấn
rồng thiêng”… những cuốn truyện tranh “chát, bộp, uỵch, hự” chỉ giúp các
em giải trí trong chốc lát mà không hề đọng lại trong tâm hồn bất kì thứ gì
như tình yêu, niềm say mê. Các em ngại đọc các tác phẩm văn học vì sách
quá dày, tốn nhiều thời gian, không có tranh minh họa, vả lại, khi đọc đòi hỏi

phải suy ngẫm, tìm tòi… Nhiệm vụ của thư viện là làm sao cần tạo cho các
em yêu thích đọc các tác phẩm văn học hơn là thích đọc các thể loại truyện
tranh. Đọc và hiểu tác phẩm văn học sẽ giúp con người hoàn thiện hơn về
nhân cách.
Chương III:
TẠO HỨNG THÚ ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 12 -
TRƯỜNG THCS BÀN LONG
Biện pháp 1: Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc sách trong học sinh
để xây dựng tài liệu và vốn tổ chức phục vụ cho học sinh trong nhà
trường.
Ngay từ đầu năm học, thư viện tiến hành phát phiếu cho học sinh nhằm
thăm dò nhu cầu đọc từng loại sách trong học sinh để nắm bắt nhu cầu đọc
của học sinh, từ đó phân loại có hiệu quả và đáp ứng được kịp thời nhu cầu
đọc trong học sinh, căn cứ vào đặc điểm tâm lí của học sinh để nắm bắt được
nhu cầu và xây dựng vốn tài liệu để phục vụ tốt hơn cho các em.
TOP 10 BẠN ĐỌC MƯỢN TÀI LIỆU NĂM HỌC NÀY:
THỨ TỰ HỌ VÀ TÊN LỚP
1 Nguyễn Ngọc Phương 9
3
2 Đặng Văn Thoại 6
2
3 Hồ Quốc Đại 8
4
4 Nguyễn Thị Như Ý 9
2
5 Nguyễn Thị Hồng Đào 8
2
6 Nguyễn Thị Loan 9

1
7 Võ Quốc Tiến 7
1
8 Đoàn Ngọc Hân 7
2
9 Nguyễn Huỳnh Thái Văn 6
1
10 Nguyễn Thị Lệ Hân 8
4
TOP 10 TÀI LIỆU ĐƯỢC MƯỢN NHIỀU NHẤT
MÃ SỐ TÊN SÁCH NĂM
VĐ18 Đô rê môn 2003
VĐ18 Thần đồng đất Việt 2007
VĐ17 Truyện cổ tích chọn lọc 2008
VĐ18 Cô nan 2008
VĐ18 Bảy viên ngọc rồng 2008
VĐ18 Dấu ấn rồng thiêng 2008
VK Cao dao tục ngữ Việt Nam 2008
VĐ17 Chuyện hoa chuyện quả 2009
VĐ2 Những phát minh khoa học 2008
VĐ24 Tri thức bách khoa 2008
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đọc sách cho học sinh.
Kế hoạch đọc sách phải nằm trong kế hoạch của trường. Kế hoạch phải
nêu lên được từng chủ điểm đọc, các sách tương ứng với từng chủ điểm, thời
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 13 -
gian đọc. Xây dựng kế hoạch đọc theo chương trình của từng khối lớp và nhu
cầu đọc của từng học sinh. Việc đọc sách theo kế hoạch sẽ giúp học sinh mở
rộng kiến thức và đạt kết quả cao ở các kì thi. Xây dựng kế hoạch đọc sách là
một biện pháp tốt để học sinh mở rộng kiến thức, đạt kết quả cao, kế hoạch

này phải được triển khai từ đầu năm học.
Biện pháp 3: Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc
nhằm phát huy tác dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của
nhà trường là phát triển vòng quay của sách.
Bên cạnh các hình thức phục vụ truyền thống, thư viện cần sáng tạo ra
các hình thức khác như: Hàng năm, Hiệu trưởng kí quyết định tổ chức thành
lập tổ phát hành thư viện, thành phần gồm: Ban Giám Hiệu, cán bộ thư viện,
các giáo viên chủ nhiệm các lớp và các Chi đội trưởng các lớp. Các cán bộ
lớp sẽ chịu trách nhiệm trong việc mượn và trả các loại sách quý.
1. Giáo viên thư viện dùng một số sách truyện nhất định đưa xuống lớp
để phục vụ tại chỗ trong giờ chơi và ngoại khóa, các cán bộ lớp chịu trách
nhiệm nhận và trả các loại sách được đưa xuống lớp.
2. Thư viện còn tiến hành cho các em lựa sách truyện tự chọn. Thông
qua hình thức này học sinh chọn đọc được những quyển sách ưng ý với bản
thân. Những kệ sách truyện để gần với dãy bàn đọc để các em có thể đọc tại
chỗ hoặc mượn về nhà. Riêng sách tham khảo thì học sinh phải tra cứu ở tủ
mục lục phích ghi lại tên và được giáo viên thư viện vào kho lấy ra ghi đăng
kí và cho mượn. Hình thức cho mượn này được học sinh rất thích, các em
thường tranh thủ giờ ra chơi giữa các buổi học để lên thư viện đọc sách, đăng
kí mượn về nhà, thi đấu cờ vua do thư viện có trang bị một số bộ cờ vua. Đôi
lúc các em đến rất đông, vừa đọc tại chỗ, vừa mượn về nhà, giáo viên thư viện
phải nhờ Đội học sinh thư viện học trái buổi hỗ trợ ghi đăng kí cho mượn
truyện.
3. Thư viện tổ chức trưng bày triển lãm sách báo theo chuyên đề, còn tổ
chức trưng bày giới thiệu sách mới, biên soạn thư mục giới thiệu sách mới…
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 14 -
giúp cho bạn đọc cập nhật những thông tin mới nhất về sách, báo có trong
Thư viện.
4. Kế hoạch thực hiện mô hình “thư viện xanh” - hay còn gọi là thư

viện ngoài trời, “thư viện treo” - đang ngày càng được nhân rộng ở các
trường học. Dự định khi sân trường xây dựng xong, thư viện sẽ tiến hành
dùng thư viện “ống” để sách báo vào treo dưới tàng cây bóng mát để các em
ngồi ở ghế đá có thể lấy đọc bất cứ lúc nào. Cái khó là phải cử một số em
trong đội thư viện theo dõi quan sát các bạn trong lúc đọc và sau buổi học kết
thúc phải thu hồi sách truyện cất vào kho để tránh thất thoát tài sản.
Ảnh có tính minh họa
Thư viện cần tuyên truyền, giáo dục tính tự giác, ý thức bảo quản, giữ
gìn sách nên hầu hết các em sau khi đọc sách xong đều để lại chỗ cũ. Bên
cạnh đó, trường đã phát động quyên góp sách, báo trong học sinh để làm
phong phú thêm nguồn sách. Những học sinh đóng góp nhiều sách, báo được
nhà trường khen thưởng nên số lượng sách ngày càng phong phú, đa dạng.
Mỗi năm học, các lớp học đều có tham gia tặng sách, truyện cho thư viện dù
là số lượng không nhiều. Mỗi lớp trung bình có khoảng 5 tên sách.
Thư viện đặc biệt chú ý đến công tác phục vụ bạn đọc, nâng cao chất
lượng vốn tài liệu, chú trọng công tác phục vụ tra cứu, tìm tin. Điều này giúp
các em biết được định hướng có các kỹ năng tìm kiếm thông tin, tổng hợp và
phân tích thông tin cũng như kỹ năng trình bày thông qua các hoạt động như
thực hiện viết Tập san thư viện trường học hoặc Báo tường…
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 15 -
Mỗi tuần vào tiết sinh hoạt dưới cờ, giáo viên thư viện điểm sách, biên
soạn đề cương tỉ mĩ, hệ thống hóa các tài liệu, sắp xếp các phần cụ thể để giới
thiệu với học sinh những quyển sách mới nhập vào thư viện. Tranh thủ thời
gian điểm sách trong những buổi họp Đoàn, Đội.
Bên cạnh đó, thư viện tham mưu với Ban giám hiệu cấp kinh phí tổ
chức buổi sinh hoạt văn học. Tổ chức thực hiện buổi sinh hoạt này, lực lượng
nòng cốt là tổ bộ môn Văn và các em học sinh có năng khiếu yêu thích Văn.
Buổi sinh hoạt này mang yếu tố trò chơi, đó là hình thức hỏi đáp về các vấn
đề khác nhau: Hội họa, Âm nhạc, Thi ca, truyện ngắn, tiểu thuyết. Ví dụ với

đề tài “Thi sĩ Việt Nam với mùa Xuân”, giáo viên thư viện có thể giới thiệu
trước cho các em học sinh những bài thơ Xuân của những thi sĩ nổi tiếng, sưu
tầm những bức tranh xuân vẽ theo ý thơ trong tác phẩm thi ca tiêu biểu như:
“Truyện Kiều, Thơ Nguyễn Bính, thơ Xuân Diệu…” để minh họa, triển lãm
trong ngày sinh hoạt. Sau đó trong giờ sinh hoạt văn học các em sẽ tham gia
giải đáp những câu hỏi có liên quan đến những tác phẩm đã đọc như:
• Nêu những tên nhân vật để hỏi tên tác phẩm.
• Nêu tên sách để hỏi tên các nhân vật.
• Yêu cầu giải thích những khái niệm, từ ngữ, địa danh, nhân danh
trong tác phẩm.
• Yêu cầu đánh giá nhân vật trong tác phẩm.
• Đề nghị rút ra được bài học gì trong tác phẩm, một câu thơ.
• Tóm tắt nội dung một tác phẩm đã học.
• Kể lại câu chuyện trong tác phẩm theo ý các em.
Thư viện có thể kết hợp với giáo viên chủ nhiệm trong tiết hoạt động
ngoài giờ lên lớp tổ chức cho các thi vui đọc sách (tổ chức theo lớp) nhằm hệ
thống hóa, củng cố và kiểm tra kiến thức về một vấn đề, một môn học, rèn
luyện trí nhớ và khả năng diễn đạt cho học sinh. Thi vui đọc sách có thể đề
cập đến nhiều đề tài trong nhà trường, từ những đề tài nhỏ xung quanh một đề
toán, một bài văn, bài thơ, tìm hiểu về Đội, Đoàn, về những ngày lễ lớn…
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 16 -
Hình thức là trả lời câu hỏi, giáo viên thư viện chuẩn bị thành lập Ban
giám khảo, chọn đề tài, soạn câu hỏi trong tâm, câu hỏi phụ, cách chấm điểm,
xếp hạng, phần thưởng.
Biện pháp 4: Sáng tạo các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách
báo, tài liệu.
Tuyên truyền giới thiệu sách là khâu quan trong nhất trong toàn bộ
chức năng nghiệp vụ của người làm thư viện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Có sách mà không giới thiệu chẳng khác nào mặc áo gấm đi đêm”. Khi cuốn

sách đã nằm yên vị trên giá kệ kho sách, nếu không có những biện pháp tích
cực để tuyên truyền giới thiệu nó, hướng dẫn bạn đọc có hiệu quả thì quyển
sách đó có nhiều khả năng bị chôn chặt cuộc đời trong chốn “lãnh cung”.
Vì vậy, giáo viên thư viện làm công tác giới thiệu sách định kì, giúp
các em hiểu hơn về cách đọc sách. Bên cạnh đó, cần tập cho một số em học
sinh có năng khiếu tuyên truyền giới thiệu sách trong các bạn. Cách làm này
mới mẻ, nhưng khuyến khích được các em đọc kĩ từng loại sách, dùng những
kĩ năng riêng của mình để thu hút các bạn đọc quyển sách do mình giới thiệu.
Biên soạn sách đáp ứng các yêu cầu của chuyên môn về nhân vật, lịch
sử, sự kiện….
Giới thiệu với các em sách về chủ đề:
Tìm hiểu 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, các truyện, tranh sách báo
có liên quan chủ đề này.
Sách báo viết về chủ đề 20/11, chủ đề 22/12,….
Ngoài ra, giờ phát thanh Măng Non trong tuần, giáo viên thư viện chọn
nội dung lồng ghép để giới thiệu một sự kiện mới xảy ra trong đời sống chính
trị, kinh tế trong nước hoặc trên thế giới, một nhân vật lịch sử…
Kết hợp với giáo viên Mĩ thuật chọn những em có năng khiếu vẽ đẹp để
hướng dẫn các em vẽ biểu ngữ tuyên truyền giới thiệu sách. Loại biểu ngữ
này nhằm giới thiệu với học sinh một quyển sách theo một đề tài nhất định về
nội dung có trong chương trình học. Biểu ngữ tác động đến học sinh bằng
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 17 -
những hình tượng hấp dẫn, nội dung cô động. Bìa sách được phóng đại hoặc
các hình trang trí thêm cho tên quyển sách, các tranh vẽ trên biểu ngữ đều phụ
thuộc vào nội dung của sách.
Tổ chức tham gia các cuộc thi sáng tác theo yêu cầu của Phòng Giáo
Dục (Cuộc thi đọc và viết cho học sinh 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long,
…). Cung cấp tài liệu, nhắc nhở các em về thời gian nộp bài, tuyên dương
những lớp có nhiều bài viết hay.

Vận động nhà trường nên tặng thưởng cho những học sinh giỏi những
quyển sách hay, có giá trị để khơi dậy niềm đam mê đọc sách của tuổi trẻ. Bởi
lẽ, giới trẻ hiện nay cũng rất lười đọc sách. Ngày nay, học sinh cứ quan niệm
rằng không đọc sách cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình, vẫn
vui vẻ, vẫn bình thường. Đó là một quan niệm sai lầm, nếu không có sách thì
làm sao con người có thể biết được tổ tiên mình như thế nào, những tri thức
kinh nghiệm mà không được đúc kết lại thành sách thì làm sao có kiến thức
mà chúng ta học đây. Như ông V.A.XUKHOMLUNXKI từng khẳng định:
“Ngày nào không suy nghĩ, không đọc sách là một ngày sống vô ích”.
Bất cứ loại sách nào cũng có tác dụng riêng của nó. Sách giúp con
người nâng cao tầm hiểu biết, bồi bổ trí tuệ, nuôi dưỡng đời sống tâm hồn
mỗi người. Tùy theo mỗi độ tuổi mà giáo viên thư viên lựa chọn những loại
sách cho phù hợp. Nên trang bị các tác phẩm bất hủ và mang nhiều ý nghĩ,
giáo dục như: "Không gia đình", "Túp lều bác Tôm", "Những tấm lòng cao
cả"….Mỗi cuốn sách sẽ đưa các em phiêu lưu vào những thế giới khác nhau.
Và sách sẽ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống này.
Quá trình hướng dẫn từng em đọc sách là quá trình tiếp xúc giữa giáo
viên thư viện và bạn đọc thiếu nhi với tư cách là một quá trình có hai chủ thể.
Chủ thể thứ nhất là giáo viên. Với phong cách cởi mở, linh hoạt tự nhiên và
những phẩm chất nhân cách cần thiết, giáo viên thư viện tác động một cách
chủ động, tích cực và khéo léo tới nội dung, phương pháp và kết quả lĩnh hội
tri thức trong sách của các em. Chủ thể thứ hai trong quá trình hướng dẫn đọc
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 18 -
là bạn đọc thiếu niên. Mỗi bạn đọc thiếu niên có cách tiếp cận riêng tới sách,
có hứng thú riêng và những quan điểm, cách nhìn nhận nhất định đối với môi
trường xung quanh. Qua những thông tin như các em đọc gì, đọc như thế nào,
đánh giá như thế nào về từng cuốn sách, ta có thể phán đoán được bản chất và
những đặc điểm tâm lý, nhân cách của các em. Cũng vì vậy, nếu quá trình đọc
được biến đổi, tích cực hoá, nhân cách của các em cũng biến đổi theo. Mục

đích của quá trình hướng dẫn đọc không chỉ là cung cấp cho các em sách tốt,
sách hay mà còn phát triển cá tính, năng lực sáng tạo của các em thông qua
việc lĩnh hội tích cực, sáng tạo những kinh nghiệm, tri thức, chuẩn mực xã hội
được trình bày thông qua sách báo thiếu nhi.
Mục đích ấy chỉ có thể thực hiện được nếu học sinh tham gia vào các
hình thức hướng dẫn đọc, hoạt động tập thể trong thư viện cũng như hoạt
động của chính bản thân mình với tư cách là chủ thể, tích cực và sáng tạo, chứ
không phải là những đối tượng thụ động thi hành những chỉ dẫn của giáo viên
thư viện.
C. KẾT LUẬN
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 19 -
Qua công tác “Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn
Long” cho thấy:
Công tác phục vụ bạn đọc rất quan trọng trong hoạt động của thư viện
nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí cho học sinh
Áp dụng nhiều phương pháp trong công tác giới thiệu sách, thời gian
phục vụ cho các em hợp lí thì tỉ lệ bạn đọc đến thư viện ngày càng cao, đáp
ứng được yêu cầu xây dựng thư viện trường học tiên tiến mà lãnh đạo ngành
Giáo dục mong muốn.
Trên đây là những mặt đã làm được và chưa làm được của thư viện.
Trong thời gian tới thư viện sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên
truyền giới thiệu sách và cách phục vụ để tạo được niềm hứng thú đọc sách
cho học sinh của trường. Bài viết này chưa phản ánh hết các khía cạnh của
một thư viện trường học, nhưng nó sẽ là những đóng góp nhỏ cho hoạt động
thư viện nhà trường trong những năm học tới. Rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý giá của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp.
Cho dù mai sau, khi xã hội sẽ phát triển cao hơn, con người có thể đọc
sách trong thư viện điện tử hay qua mạng internet thì vẫn chắc chắn một điều
là: sách vẫn không hề mất đi giá trị văn hóa truyền thống lâu đời vốn có của

nó. Cái cảm giác khi ta được lật từng trang sách, tờ báo, tạp chí vẫn còn tươi
nguyên mùi mực in và thơm tho mùi giấy với những trang trí, họa tiết đẹp đẽ -
chứ không phải căng mắt ra để đọc chúng trên các trang màn hình máy tính -
có lẽ mãi mãi vẫn là một điều thú vị vô cùng. Đơn giản bởi sách đã gắn bó với
con người qua hàng ngàn năm lịch sử và cho đến tận hôm nay nó vẫn là
nguồn sống quí giá nhất mà không có món ăn tinh thần nào có thể sánh được.
KIẾN NGHỊ
Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc và tạo được nguồn hứng thú
đọc sách trong học sinh tôi có vài kiến nghị sau:
*Kiến nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Cần quan tâm hơn đến công tác thư viện trường học.
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011
- 20 -
- Đầu tư thêm kinh phí cho hoạt động của thư viện.
*Kiến nghị với Phòng Giáo Dục và Đào tạo:
- Tạo điều kiện để cán bộ thư viện giao lưu học hỏi thêm kinh nghiệm ở
các đơn vị bạn.
- Cung cấp thường xuyên, kịp thời các loại sách tham khảo về nghiệp
vụ chuyên môn cho thư viện trường.
- Trang bị cho thư viện trường máy vi tính có cài đặt chương trình phần
mềm quản lý thư viện; từng bước chuyển từ thư viện truyền thống sang thư
viện hiện đại, quản lý nghiệp vụ và phục vụ bạn đọc với những tiến bộ của
khoa học công nghệ: tự động hoá công tác bổ sung, biên mục, quản lý kho,
quản lý bạn đọc, thống kê, báo cáo,…
*Kiến nghị với nhà trường:
- Ban Giám Hiệu quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động thư
viện ở trường.
- Tạo điều kiện tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Hội thi kể chuyện
theo sách, đố vui ôn tập…
- Đầu tư thêm kinh phí cho hoạt động của thư viện trường./.

Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh trường THCS Bàn Long – Năm học 2010 - 2011

×