BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN
KHIẾU NẠI CỦA CÔNG DÂN TỪ LÁ
ĐƠN XIN MINH OAN CHO VỢ
(Vụ án Dương Thị Nga)
Họ và tên : NGUYỄN TUẤN VƯƠNG
Lớp : Chuyên viên khóa VII
Hà Nội, tháng 12 - 2006
LỜI CẢM ƠN
Qua đợt học tập tại lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước
chương trình Chuyên viên chính khóa I, để hoàn thành tiểu luận này
tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô giáo Học viện
Quản lí Giáo dục , sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện về thời gian,
kinh phí của trường Đại học Mỏ - Địa chất cùng với tinh thần học tập
nghiên cứu nghiêm túc của tập thể lớp chuyên viên khoá VII.
Trong điều kiện hạn hẹp về thời gian, tài liệu và nguồn thông tin
nên nội dung tiểu luận chắc chắn còn nhiều hạn chế. Vì vậy tôi mong
các Thầy Cô giáo chỉ bảo, có sự cảm thông, chia sẻ và châm chước,
mong được các bạn đồng nghiệp góp ý kiến để tiểu luận có thêm nội
dung thiết thực.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo, các bạn đồng nghiệp
và các đơn vị đào tạo đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt khoá học.
Học viên
Nguyễn Tuấn Vương
2
MỤC LỤC
Trang
Mục lục 3
Phần mở đầu 4
I. Mô tả tình huống 6
II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống 10
III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả 11
1. Phân tích nguyên nhân 11
2. Hậu quả của sự việc trên 19
IV Kết quả của việc giải quyết tình huống 21
v Những nhận xét, đánh giá về cách xử lý tình huống đã
được tiến hành trong thực tiễn.
28
VI Kết luận và kiến nghị 30
Tài liệu tham khảo 32
3
LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà được thành lập năm
1945, Đảng và Nhà nước đã rất chú trọng và quan tâm đến việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ tiếp tục cải cách bộ máy theo quan
điểm xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân,
tất cả quyền lợi Nhà nước thuộc về dân.
Nhà nước ta thường xuyên chăm lo đến việc tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho nhân dân mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhân dân có quyền nêu ý
kiến, nguyện vọng, kiến nghị của mình đối với các cơ quan quản lý
Nhà nước liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp và chính
đáng theo quy định của pháp luật. Trong hiến pháp năm 1992, Nhà
nước ta cũng đã xác định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc trái pháp luật của cơ
quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội….Tại luật khiếu nại, tố cáo
cũng đề cập: công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định
hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan Nhà nước, của người
có thẩm quyền trong cơ quan quản lý hành chính Nhà nước.
Trước tình hình thực tế hiện nay, việc ban hành và thực hiện các
quyết định hành chính ở địa phương cơ sở còn nhiều vấn đề đáng quan
tâm liên quan đến quyền và trách nhiệm của công dân, đặc biệt là
những khiếu nại tố cáo trong thời gian gần đây. Nguyên nhân của tình
hình khiếu nại, tố cáo một mặt là do quyết định của cơ quan quản lý
4
hành chính Nhà nước (chủ yếu là cơ sở và địa phương) còn nhiều sơ
hở, sai sót chưa triệt để tuân thủ pháp luật và chỉ thị của cơ quan quản
lý nhà nước cấp trên. Mặt khác, do việc chấp hành các quy định của
một bộ phận công dân chưa thật sự nghiêm túc còn biểu hiện vi phạm
pháp luật mà các cơ quan bảo vệ pháp luật đã phối hợp chặt chẽ trong
công tác điều tra, phát hiện truy tố đưa ra xét xử nghiêm minh, rất
nhiều vụ án đem lại hiệu quả lớn có ý nghĩa nghiêm chặn và giáo dục,
được nhân dân đồng ý ủng hộ, tin tưởng vào sự nghiêm minh của pháp
luật đã được xét xử trong thời gian diễn ra ở các địa phương trong cả
nước. Đáng chú ý là đơn đề nghị minh oan cho vợ của ông Dương Văn
Thực, sinh năm 1945, trú quán tại bản Chiềng Sơ, huyện Sông Mã,
tỉnh Sơn La, gửi các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các cơ
quan quản lý Nhà nước, cũng như các cơ quan thông tin đại chúng. Vụ
án 200.000đ do các cơ quan tiến hành tố tụng quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội điều tra, truy tố và xét xử đối với Dương Thị Nga về hành vi lừa
đảo, chiếm đoạt tài sản công dân đã vấp phải sự phản đối quyết liệt
của dư luận xã hội vì những kết luận thiếu căn cứ mà đã được Uỷ ban
thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Hà Nội sau khi nghiên cứu,
đánh giá vụ án đã có phán quyết chính thức vụ án này. Sau mỗi vụ giải
quyết khiếu nại, có rất nhiều vấn đề đặt ra được nghiên cứu và trao
đổi. Nhưng vấn đề đặt ra mà dư luận và các nhà quản lý quan tâm là
nguyên nhân xảy ra, trách nhiệm của từng đơn vị và của từng cá nhân
có liên quan, đồng thời là các biện pháp đề ra về công tác quản lý nhà
nước, quản lý cán bộ công chức của các đơn vị có liên quan rút ra từ
vụ việc đó.
5
I. Mô tả tình huống
1. Tóm tắt vụ án
Bà Dương Thị Nga, 47 tuổi ở xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã,
tỉnh Sơn La về viện K (Hà Nội) khám bệnh điều trị khối u vùng hạ vị
(theo Giấy giới thiệu của Trung tâm y tế huyện Sông Mã ngày
14/10/2002), ngày 18/10/2002, trong lúc ngồi chờ đến lượt khám bệnh
thì bà bị Đội Công an điều tra quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
đọc lệnh bắt khẩn cấp về tội: ngày 12/10/2002 bà đã lừa đảo, chiếm
đoạt 200.000đ của bà Phạm Thị Lê - Theo đơn tố cáo của công dân
Phạm Thị Lê, 50 tuổi, trú quán tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
(Trung tá Bùi Đình Doãn - phó trưởng công an quận Hoàn Kiếm vì đã
ký Lệnh bắt khẩn cấp và tạm giam bà Dương Thị Nga.).
Ngay sau đó, bà bị Đội Công an điều tra quận Hoàn Kiếm,
Thành phố Hà Nội tra còng số 8 và dẫn giải về Công an phường Hàng
Bông, quận Hoàn Kiếm Hà Nội trước hàng trăm cặp mắt ngỡ ngàng
của những bệnh nhân đang chờ đến lượt khám bệnh.
Tại nhà tạm giam, bị can Dương Thị Nga tỏ ra ngoan cố, không
chịu khai báo, không chịu thật thà nhận tội đã lừa đảo, chiếm đoạt
200.000đ của bà Phạm Thị Lê, cho nên các đồng chí công an điều tra
dưới sự chỉ đạo kiên quyết và trực tiếp của thiếu tá Nguyễn Mạnh
Hùng - phó trưởng Công an quận Hoàn Kiếm, các đồng chí Hà Đăng
Hải - đội phó đội cảnh sát điều tra; Doãn Bửu Hiệp - đội phó đội cảnh
sát điều tra; Lê Huy Dương - điều tra viên đã phải dùng nhiều biện
pháp nghiệp vụ, kể cả những biện pháp mạnh để khai thác những
chứng cứ về hành vi của bị can trong việc lừa đảo, chiếm đoạt 200.000
đ của công dân Phạm Thị Lê, nhằm hoàn tất hồ sơ vụ án lừa đảo,
6
chiếm đoạt tài sản công dân trong thời gian ngắn nhất.
Nhận được tin vợ mình bị bắt ở Hà Nội, ông Dương Văn Thực -
chồng bà Dương Thị Nga đã gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về việc vợ của ông – bà Dương Thị Nga bị bắt
oan, kèm theo đơn khiếu nại của ông còn có Giấy xác nhận của chính
quyền địa phương – Uỷ ban nhân dân xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã,
tỉnh Sơn La xác nhận rằng : Cho đến ngày 13/10/2002 bà Ngọc vẫn ở
xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La nên không thể thực hiện
được hành vi lừa đảo ngày 12/10/1999.
Nhưng các cơ quan bảo vệ pháp luật ở quận Hoàn Kiếm vẫn kiên
quyết hoàn tất và hoàn tất các thủ tục điều tra và thụ lí vụ án để có thể
đưa ra xét xử trong thời gian ngắn nhất, nhằm bảo vệ lợi ích chính
đáng của công dân Phạm Thị Lê ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương;
Mặt khác, nhằm tăng cường pháp chế XHCN, giữ nghiêm kỷ cương
phép nước.
Chỉ trong vòng một tháng, sau khi có kết quả điều tra của công
an Quận, ông Đặng Đình Sơn - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
quận Hoàn Kiếm và bà Vũ Thị Kim Thư - Phó viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân quận Hoàn Kiếm, chịu trách nhiệm kiểm sát viên thụ lí vụ
án, đã thống nhất nội dung bản cáo trạng và đề nghị Toà án nhân dân
quận Hoàn Kiếm mở phiên toà xét xử vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài
sản công dân.
Tại phiên toà, sau khi đã thực hiện xong các giai đoạn tố tụng
hình sự được quy định trong Bộ luật tố tụng Hình sự, ông Vũ Ngọc
Tuyên, Chánh án Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, chủ toạ phiên toà
đã đưa ra căn cứ pháp lý của vụ việc là Bộ luật Hình sự, Điều139.
“Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của
người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi
triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm
7
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị
kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi
phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ
quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới
hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới
năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến
một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm
8
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
một năm đến năm năm”.
Ông Vũ Ngọc Tuyên cũng tuyên rằng: Xét về nhân thân, bị cáo
có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, cho nên Toà tuyên phạt bị
cáo Dương Thị Nga 04 tháng tù giam, đồng thời bồi thường cho bà
Phạm Thị Lê ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương số tiền là 200.000đ
(Hai trăm nghìn đồng).
Trong lúc vợ bị ngồi tù, ông Dương Văn Thực - chồng bà Dương
Thị Nga vẫn kiên trì đi gõ cửa các cơ quan pháp luật, các đồng chí
lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cơ quan thông tin báo chí để kêu oan
cho vợ.
Bản tin thời sự 6 giờ sáng ngày 7/1/2003 của Đài tiếng nói Việt
Nam đưa ra công luận về vụ án của bà Dương Thị Nga 47 tuổi ở xã
Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La về bệnh viện K (Hà Nội)
khám bệnh bị bà Phạm Thị Lê 50 tuổi ở Đồng Quang - Gia Lộc - Hải
Dương tố cáo là lừa đảo chiếm đoạt 200.000đ, sau đó bị Công an quận
Hoàn Kiếm, Viện kiểm sát nhân dân quận Hoàn Kiếm và Toà án nhân
dân quận Hoàn Kiếm bắt người, giam giữ, truy tố và xét xử với mức
án 04 tháng tù giam
Vụ việc bắt người, giam giữ, truy tố và xét xử oan sai kể trên lại
xảy ra giữa thủ đô Hà Nội đã được dư luận xã hội, đặc biệt là nhân dân
Hà Nội hết sức quan tâm; Dư luận rất bức xúc bởi lẽ: không hiểu tại
sao một vụ việc bắt người, giam giữ, truy tố và xét xử oan sai kể trên
lại xảy ra giữa thủ đô Hà Nội, lại do đồng thời cả ba cơ quan bảo vệ
pháp luật là Công an quận Hoàn Kiếm, Viện kiểm sát nhân dân quận
Hoàn Kiếm và Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm mắc sai phạm; các
cơ quan đó sai phạm là do không hiểu biết pháp luật hay là do chịu sự
tác động của những yếu tố khác …?
9
II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
- Giải quyết những rắc rối trong việc bắt, giam giữ công dân, điều
tra, truy tố, xét xử công dân trái pháp luật của các cơ quan bảo vệ pháp
luật;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của gia đình công dân trong việc bị
bắt, bị giam giữ, bị điều tra, truy tố, xét xử trái pháp luật;
- Giải quyết hài hoà giữa tính pháp lý với lợi ích kinh tế của công
dân;
- Xử lí kỉ luật đối với những cán bộ, công chức nhà nước vi phạm
pháp luật khi thực thi công vụ;
- Tăng cường pháp chế XHCN, kỷ cương phép nước.
10
III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
1. Phân tích nguyên nhân
Trước hết ta phải nắm vững quy định của Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thông qua ngày 15/4/1992 (đã
sửa đổi, bổ xung theo Nghị quyết số: 51, Quốc hội khoá 10, tháng
12/2001 )
. Luật khiếu nại, tố cáo đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 2/12/1998
(đã sửa đổi, bổ xung năm 2005) và luật có liên quan.
Việc ông Dương Văn Thực, chồng bà Dương Thị Nga đã gửi
đơn khiếu nại đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc vợ của
ông – bà Dương Thị Nga bị bắt oan là việc làm đúng quy định pháp
luật về các quyền công dân trong Hiến pháp năm 1992 (đã SĐ).
Tại Điều 74, Chương V, Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (đã SĐ)
quy định:
"Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc
bất cứ cá nhân nào.
Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và
giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.
Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm
minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục
hồi danh dự.
Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng
quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác ".
11
Liên quan đến việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân, Bộ
luật Hình sự năm 1999 quy định tại Điều139, Chương XIII “Tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản.
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của
người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi
triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị
kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi
phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ
quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới
hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới
năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
12
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến
một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
một năm đến năm năm”.
Liên quan đến trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003 đã quy định tại Điều 255, Chương XXV:
” Những bản án và quyết định được thi hành
1. Những bản án và quyết định được thi hành là những bản án và
quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:
a) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị
kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;
b) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;
c) Những quyết định của Tòa án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
2. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ
thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình
sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc
phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc
ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án
được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo”.
Dư luận xã hội bức xúc vì một vụ việc bắt người, giam giữ, truy
tố và xét xử oan sai kể trên lại do đồng thời cả ba cơ quan bảo vệ pháp
luật là Công an quận Hoàn Kiếm, Viện kiểm sát nhân dân quận Hoàn
Kiếm và Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm mắc sai phạm; Vấn đề xã
hội quan tâm, cần được lí giải ở đây là:
+ Có đúng là bà Dương Thị Nga đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt
13