Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại các ngân hàng thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 62 trang )


NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG



ĐỀ TÀI

CÂN ĐỐI GIỮA HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ
DỤNG VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM


















Tháng 01/2015
2



Mục lục trang

I. Cân đối huy động vốn và sử dụng vốn của NHTM 6
1. Nghiệp vụ huy động vốn 6
1.1. Nguồn vốn – cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động KD của NHTM 6
1.2. Công tác huy động vốn của NHTM 10
2. Nghiệp vụ sử dụng vốn: 13
2.1. Nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng thương mại: 13
2.2. Công tác quản lý tài sản có và vấn đề thanh khoản đối với 1 NHTM 24
3. Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn 26
3.1. Sự cần thiết phải đảm bảo cân đối giữa huy động nguồn và sử dụng nguồn vốn 26
3.2. Nội dung công tác cân đối giữa huy động nguồn và sử dụng nguồn vốn 26
4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 29
4.1. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn 29
4.2. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 29
4.3. Vòng quay vốn tín dụng 30
4.4. Hệ số thu hồi nợ 31
II. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn ở các NHTM hiện nay 32
1. Tình hình huy động vốn 32
1.1. Cơ cấu tổng nguồn vốn theo hình thức huy động 32
1.2. Cơ cấu tổng nguồn vốn theo kỳ hạn huy động 40
2. Tình hình sử dụng vốn 43
2.1. Hoạt động tín dụng 43
2.2. Sử dụng vốn trên thị trường liên ngân hàng 49
2.3. Đầu tư giấy tờ có giá 49
2.4. Góp vốn đầu tư dài hạn 52
3

3. Hiện trạng tính cân đối giữa huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn tại ACB 54

3.1. Tính cân đối giữa huy động và cho vay ngắn hạn 54
3.2. Tính cân đối giữa huy động và cho vay trung - dài hạn 56
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn 58
1. Vấn đề huy động vốn 58
2. Vấn đề sử dụng vốn 59
3. Vấn đề dư nợ quá hạn 59
4. Lãi suất 59
5. Khả năng quản trị điều hành của NHTM 60
IV. Nhận xét và đánh giá 60
V. Giải pháp 61
KẾT LUẬN 62











4



Bảng 1 - Cơ cấu tổng nguồn vốn theo hình thức huy động 32
Bảng 2 - Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 34
Bảng 3 - Theo loại tiền gửi và tiền tệ 36
Bảng 4 - Theo loại hình khách hàng 37

Bảng 5 - Trái phiếu 38
Bảng 6 - Chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ và vàng 39
Bảng 7 - Vốn khác 39
Bảng 8 - Cơ cấu tổng nguồn vốn theo kỳ hạn huy động 40
Bảng 9 - Biến động nguồn vốn ngắn hạn 41
Bảng 10 - Biến động nguồn vốn trung - dài hạn 41
Bảng 11 - Kết cấu ngoại tệ và vàng theo kỳ hạn 42
Bảng 12 - Phân tích theo loại hình cho vay 44
Bảng 13 - Phân tích theo ngành nghề kinh doanh 45
Bảng 14 - Phân tích theo nhóm nợ 46
Bảng 15 - Phân tích theo kỳ hạn cho vay 46
Bảng 16 - Phân tích theo loại tiền tệ 47
Bảng 17 Phân tích theo khu vực địa lý 47
Bảng 18 - Phân tích theo thành phần kinh tế 48
Bảng 19 - Cho các TCTD khác vay 49
Bảng 20 - Chứng khoán kinh doanh 50
Bảng 21- Phân loại theo Chứng khoán đã niêm yết và chưa niêm yết 50
Bảng 22 - Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 51
Bảng 23 - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 52
5

Bảng 24 - Các khoản đầu tư dài hạn 53
Bảng 25 - Cân đối giữa huy động và cho vay ngắn hạn 54
Hình 2 - Cân đối giữa huy động và cho vay ngắn hạn 54
Bảng 26 - Cân đối huy động - cho vay nội tệ, ngoại tệ và vàng ngắn hạn 55
Bảng 27 - Cân đối giữa huy động và cho vay trung - dài hạn 56
Hình 3 - Cân đối giữa huy động và cho vay trung - dài hạn 57
Bảng 28 - Cân đối huy động - cho vay nội tệ, ngoại tệ và vàng trung - dài hạn 58








6


I. Cân đối huy động vốn và sử dụng vốn của NHTM
1. Nghiệp vụ huy động vốn
1.1. Nguồn vốn – cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động KD của NHTM
1.1.1. Nghiệp vụ TS nợ của NHTM
1.1.1.1. Nguồn vốn tự có
- Là vốn riêng của 1 NHTM, là số vốn ban đầu và được gia tăng không
ngừng cùng với quá trình phát triển của NHTM.
- Đặc điểm của vốn tự có:
+ Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn (từ 5% - 10%)
+ Có tính ổn định cao và luôn được bổ sung trong quá trình tồn
tại và phát triển của NHTM.
+ Quyết định quy mô hoạt động NHTM và là nhân tố xác định tỷ
lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
 Thành phần của vốn tự có:
- Vốn tự có cấp 1: Đây là bộ phận chủ yếu của VTC – mang tính ổn
định và là cơ sở để tạo lập nguồn vốn tự có khác.
- Vốn tự có cấp I bao gồm:
+ Vốn điều lệ: Đối với NHTM QD đây là số vốn được nhà
nước cấp; Đối với NHTM CP đây là số vốn do các cổ đông góp;
đối với NHTM liên doanh đây là số vốn đã được các bên liên
doanh góp vốn.
+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

+ Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.
+ Quỹ dự phòng tài chính.
+ Lợi nhuận không chia.
- Vốn tự có cấp II (còn gọi là vốn tự có bổ sung) đây là bộ phận tài
sản Nợ nhưng có tính chất ổn định và có khả năng chuyển thành vốn
– vốn tự có bổ sung bao gồm:
+ 50% giá trị tăng thêm của TSCĐ được đánh giá lại theo quy
định của pháp luật.
+ 40% giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư được
định giá lại theo quy định của pháp luật.
7

+ Trái phiếu chuyển đổi do NHTM phát hành phải thỏa mãn 1 số
điều kiện nhất định như:
 Có thời hạn lớn hơn hoặc bằng 5 năm trước khi chuyển đổi thành cổ
phiếu thường (thời hạn ban đầu và thời hạn còn lại)
 Không được đảm bảo bằng tài sản của NHTM.
 NHTM không được mua lại trừ khi được NHNN cho phép bằng văn
bản.
 Trái chủ không được ưu tiên khi NHTM bị thanh lý.
 Các công cụ nợ khác thỏa mãn những điều kiện sau:
(i) Là khoản nợ mà chủ nợ là thứ cấp so với các chủ nợ khác: trong
mọi trường hợp, chủ nợ chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng
đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm
khác;
(ii) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm;
(iii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng;
(iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi luỹ kế sang
năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm
bị lỗ;

(v) Chủ nợ chỉ được tổ chức tín dụng trả nợ trước hạn sau khi được
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
(vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ
ngày ký kết hợp đồng và được điều chỉnh một (1) lần trong suốt thời
hạn của khoản vay.
 Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1.
 Các khoản phải trừ khỏi vốn tự có:
- Toàn bộ phần giá trị giảm đi của tài sản cố định do định giá lại theo
quy định của pháp luật.
- Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả
cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp
luật.
- Tổng số vốn của tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác
dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần.
- Phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của quỹ đầu tư, doanh
nghiệp khác vượt mức 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
- Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm cả các khoản lỗ luỹ kế.

8

 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:
Đây là tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản có rủi ro – còn gọi là hệ số
CAR (Capital Adequacy Ratio)
CAR = (Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro) x 100
Tỷ số này tối thiểu phải bằng 8%.
Tổng tài sản có rủi ro gồm 2 khoản:
- TS có rủi ro nội bảng = TS có nội bảng x hệ số rủi ro
- TS có rủi ro ngoại bảng = TS ngoại bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số
rủi ro.


1.1.1.2. Nguồn vốn vay
- Vốn đi vay là nguồn vốn giúp cho NHTM bổ sung nguồn vốn ngắn hạn
của mình để đảm bảo duy trì hoạt động 1 cách bình thường.
 Cơ cấu vốn đi vay:
a) Tái cấp vốn:
- Chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá.
- Cho vay cầm cố chứng từ có giá.
- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.
- Cho vay theo đối tượng chỉ định.
Tái cấp vốn nhằm giúp các NHTM bổ sung nguồn vốn ngắn hạn để
họ có thể tiếp tục cho vay đối với các DN, các tổ chức, cá nhân, nhờ
đó làm gia tăng khối lượng tín dụng cho nền kinh tế.
b) Cho vay thanh toán:
Khi các NHTM tham giá hệ thống thanh toán bù trừ nếu ngân hàng
nào thiếu vốn để thanh toán thì sẽ được NHNN cho vay để đảm bảo
các khoản giao dịch thanh toán bù trừ được thực hiện. Khi cho vay
thanh toán, NHNN có thể áp dụng 1 trong 2 phương thức cho vay:
- Cho vay qua đêm (Overnight lend)
- Cho vay thấu chi (Overdrapt)
- Vốn đi vay các NHTM và các tổ chức tín dụng khác:
Loại vay này còn gọi là vay trên thị trường tiền tệ II, là loại cho vay
lẫn nhau giữa các ngân hàng theo phương thức tự vay tự trả.




9

1.1.1.3. Vốn huy động
- Là TS bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời

quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. Vốn huy động là nguồn
vốn chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ 1 NHTM nào.
 Đặc điểm của vốn huy động:
- Vốn huy động trong NHTM chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn
của NHTM. Các NHTM hoạt động được chủ yếu nhờ vào nguồn vốn
này.
- VHĐ là nguồn vốn không ổn định, vì khách hàng có thể rút tiền của họ
mà không bị ràng buộc -> NHTM cần phải duy trì 1 khoản dự trữ thanh
khoản để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.
- Có chi phí sử dụng vốn tương đối cao và chiếm tỷ trọng chi phí đầu vào
rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
- Đây là nguồn vốn có tính cạnh tranh cao gay gắt giữa các ngân hàng.
- VHĐ chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh, các
NHTM không được sử dụng nguồn vốn này để đầu tư.
 Cơ cấu vốn huy động trong NHTM:
- Tiền gửi không kỳ hạn
- Tiền gửi có kỳ hạn
- Phát hành chứng từ có giá
- Nguồn vốn huy động khác: Tiền gửi ký quỹ, tiền gửi đảm bảo thanh
toán; tiền tạm giữ, tiền đang chuyển
 Nguyên tắc huy động vốn:
a) Tuân thủ pháp luật trong huy động vốn:
- Hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng vô điều kiện.
- Tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện hành.
- Giữ gìn bí mật số dư và hoạt động của tài khoản khách hàng.
- Không được che giấu các khoản tiền lớn và bất thường (chống rữa
tiền).
- Không được cạnh tranh bất hợp lý.
b) Thỏa mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất:
- Áp dụng nhiều phương thức huy động vốn.

- Kết hợp chặt chẽ giữa huy động vốn với hiện đại hóa dịch vụ ngân
hàng.
- Đa dạng hóa phương thức trả lãi đi đôi với dự thưởng để thu hút khách
hàng.
10

c) Ngăn ngừa sự giảm sút bất thường của nguồn vốn huy động:
- Tạo uy tín cho khách hàng bằng việc đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu
rút tiền trong mọi tình huống.
- Ngăn chặn phao tin đồn nhảm.
- Có phương án đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời khi có sự cố xảy
ra.

1.1.1.4. Vốn khác

a) Vốn tiếp nhận:
Là nguồn vốn tài trợ của chính phủ, của các tổ chức tài chính tiền tệ,
các tổ chức đoàn thể - xã hội để tài trợ cho các chương trình dự án về
phát triển Kinh tế - xã hội và được chuyển qua NHTM thực hiện.
b) Vốn khác: các khoản phải trả, các khoản tiền tạm gửi theo quyết định
của tòa án

1.1.2. Sự cần thiết khách quan của công tác huy động vốn
 Đối với Ngân hàng:
- Nghiệp vụ huy động vốn mang lại nguồn vốn cho NH thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, NHTM
sẽ không có đủ vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Mặt
khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn, NHTM có thể đo lường được
sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.
 Đối với khách hàng:

- Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng 1 kênh tiết kiệm
và đầu tư nhằm làm sinh lời đồng tiền của họ, tạo cơ hội gia tăng
tiêu dùng trong tương lai.
- cung cấp cho khách hàng 1 nơi an toàn để cất trữ và tích lũy vốn tạm
thời nhàn rỗi.
- Giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân
hàng (dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ tín dụng khi khách
hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần khi tiêu dùng.

1.2. Công tác huy động vốn của NHTM
1.2.1. Tạo vốn qua huy động các khoản tiền gửi của khách hàng
1.2.1.1. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
11

 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối
tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi
muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi.
Với sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể gửi
tiền và rút tiền bất cứ lúc nào trong giờ giao dịch.
 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
- Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ
hạn được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có
nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn và sinh lời.
- Lãi suất đóng vai trò quan trọng đối với đối tượng khách hàng
này. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn lãi suất trả cho
tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
- Mức lãi suất thay đổi theo kỳ hạn gửi (3, 6, 9 hay 12 tháng…)

- Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia thành:

 Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ.
 Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ.
 Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ (tháng hoặc quý).
Ngoài ra để đa dạng sản phẩm huy động vốn, NHTM đều thiết kế
những loại tiền gửi tiết kiệm khác như: tiết kiệm có thưởng…

1.2.1.2. Tạo vốn qua huy động tiền gửi
- Là hình thức huy động vốn cổ điển và mang tính đặc thù riêng có
của NHTM. Do vậy, đây cũng là khác biệt giữa ngân hàng với các tổ
chức tín dụng phi ngân hàng.
- Tiền gửi thanh toán: Là hình thức huy động vốn của NHTM bằng
cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh
toán. Tài khoản này mở cho các đối tượng khách hàng cá nhân, tổ
chức có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng.
 Để mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng TM, khách
hàng cần làm các thủ tục sau đây:
 Đối với khách hàng cá nhân chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị
mở tài khoản tiền gửi cá nhân, đăng ký chữ ký mẫu, xuất trình và
nộp bản sao giấy chứng minh nhân dân.
12

 Đối với khách hàng tổ chức chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị
mở tài khoản tiền gửi thanh toán, đăng ký mẫu chữ ký và mẫu
con dấu của người đại diện, xuất trình và nộp bản sao các giấy tờ
chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, và các giấy tờ chứng
minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản.
 Đối với khách hàng là đồng chủ tài khoản cần điền và nộp giấy
đề nghị mở tài khoản đồng sở hữu, các giấy tờ chứng minh tư
cách đại diện hợp pháp của người đại diện cho tổ chức tham gia
tài khoản đồng sở hữu, văn bản thỏa thuận quản lý và sử dụng

chung của các đồng chủ tài khoản.

1.2.2. Tạo vốn qua đi vay
 Vay từ các tổ chức tín dụng:
- Đó là các khoản vay thông thường mà các ngân hàng vay lẫn nhau trên
thị trường liên ngân hàng hay thị trường tiền tệ. Các ngân hàng thường
xây dựng các mối quan hệ tốt để khi thiếu hụt vốn có thể vay lẫn nhau
chứ không vay NHTW.
 Vay từ ngân hàng trung ương:
- Khi NHTM xảy ra tình trạng thiếu hụt dữ trữ bắt buộc hay mất khả năng
thanh toán thì người cuối cùng mà các ngân hàng có thể cầu cứu là
NHTW. NHTW cho vay dưới hình thức tái chiết khấu thương phiếu.
- Các NHTM có thể mang các thương phiếu lên NHTW để vay. Tuy
nhiên việc này cũng có một số khó khăn do NHTW chỉ cho NHTM một
hạn mức tái chiết khấu và việc cho vay này lại nằm trong định hướng
của chính sách tài chính quốc gia. Dẫu sao đây cũng là một hình thức bổ
sung vốn cho NHTM cực kỳ quan trọng trong những thời điểm nhất
định.

1.2.3. Các hình thức huy động vốn khác
 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá:
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy
động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ 1 khoản tiền trong 1 thời hạn
nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín
dụng và người mua.
 Một giấy tờ có giá có những đặc tính sau:
13

- Mệnh giá: là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát
hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở

hữu đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ.
- Thời hạn giấy tờ có giá: là khoảng thời gian từ ngày tổ chức tín dụng
nhận nợ đến hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ.
- Lãi suất được hưởng: là lãi suất áp dụng để tính lãi cho người mua
giấy tờ có giá được hưởng.
 Huy động vốn ngắn hạn:
Để huy động vốn ngắn hạn, các tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ
có giá ngắn hạn (dưới 12 tháng) như: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn
hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
 Huy động vốn trung và dài hạn:
Muốn huy động vốn trung và dài hạn các NHTM có thể phát hành
kỳ phiếu, trái phiếu và cổ phiếu.
Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác và từ NHNN.
 Các giải pháp tăng vốn của NHTM:
- Tăng vốn từ lợi nhuận tích lũy và đóng góp của cổ đông hiện hữu.
- Sáp nhập các NH có quy mô nhỏ thành NH lớn hơn.
- Bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài.
2. Nghiệp vụ sử dụng vốn:
2.1. Nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng thương mại:
2.1.1 Nghiệp vụ ngân quỹ:
2.1.1.1 Dự trữ pháp định:
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các TCTD buộc phải gửi tại NHTW theo luật định.
Số tiền này có thể được gửi toàn bộ vào tài khoản tiền gửi của TCTD tại NHTW hoặc
được để một phần tại quỹ tiền mặt của TCTD tuỳ theo quy định của NHTW từng nước.
14

Theo quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD ban hành theo quyết định số
581/QĐ - NHNN ngày 9/9/2003 của Thống đốc NHNN: “Dự trữ bắt buộc là số tiền mà
các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh
toán tại Ngân hàng Nhà nước”.

Trước đây, dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho TCTD trước
nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng và do đó hạn chế rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống.
Tuy nhiên, theo thời gian ý nghĩa này giảm dần vì cho dù TCTD có duy trì một mức dự
trữ bắt buộc lớn bao nhiêu thì khi rủi ro thanh khoản xảy ra, mức dự trữ này cũng không
thể giúp TCTD chống đỡ được nguy cơ phá sản. Mặt khác, TCTD cũng không thể duy trì
một mức dự trữ bắt buộc quá lớn vì đặc điểm của dự trữ bắt buộc là ko sinh lời, dự trữ bắt
buộc càng cao thì lợi nhuận của TCTD càng giảm, điều này đi ngược lại mục tiêu hoạt
động vì lợi nhuận của TCTD. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ ngân hàng luôn
cho phép Các TCTD có thể sử dụng đa dạng các hình thức bảo hiểm rủi ro mà không cần
phụ thuộc quá nhiều vào dự trữ tiền mặt. Chính vì vậy hiện nay các nước thường duy trì
một tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp. Theo quyết định số 379/QĐ-NHNN của Thống đốc
NHNN Việt Nam ngày 24/02/2009 về việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Các
TCTD, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Các TCTD là 1% -
3% , đối với tiền gửi bằng ngoại tệ là 2% - 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt
buộc.
 Nguyên tắc dự trữ bắt buộc
Các TCTD phải duy trì đầy đủ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ
duy trì dự trữ bắt buộc theo nguyên tắc sau:
- Số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng
Nhà nước không thấp hơn tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ.
- Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà
nước hàng ngày trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc có thể thấp hơn hoặc cao hơn tiền dự trữ
bắt buộc của kỳ đó.
 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐ-
NHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009), tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với
tiền gửi bằng USD áp dụng theo QĐ 750/QĐ-NHNN ngày 9/4/2011(áp dụng từ kỳ dự trữ
tháng 5/2011).
Loại TCTD
Tiền gửi VND
Tiền gửi USD

Không kỳ
Từ 12
Không kỳ
Từ 12
15

hạn và
dưới 12
tháng
tháng trở
lên
hạn và
dưới 12
tháng
tháng trở
lên
Các NHTM Nhà nước (không báo
gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân
hàng liên doanh, công ty tài chính, công
ty cho thuê tài chính
3%
1%
6%
4%
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
1%
1%
5%

3%
NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp
tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
1%
1%
5%
3%
TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ
bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QTĐN cơ
sở, Ngân hàng Chính sách xã hội
0%
0%
0%
0%
2.1.1.2 Tiền mặt tại quỹ
Tiền mặt tại quỹ bao gồm giấy bạc ngân hàng và tiền kim loại, tùy thuộc và quy
mô hoạt động của từng Ngân hàng thương mại vào nhu cầu thường xuyên cũng như nhu
cầu thời vụ của các khoản chi tiền mặt mà Ngân hàng thương mại để tồn quỹ tiền mặt cho
hợp lí. Tồn quỹ tiền mặt có khả năng thanh toán kịp thời nhất, nhưng tiền này không sinh
lời cho ngân hàng. Nếu để tiền quá nhiều sẽ động vốn, không sinh lời, nếu duy trì một
lượng tiền quá ít không đáp ứng nhu cầu khách hàng thì sẽ mất khách hàng. Vì vậy Ngân
hàng thương mại cần phải tính toán duy trì cho hợp lí.
2.1.1.3 Tiền gửi tại các ngân hàng khác:
Nhằm bổ sung ngân quỹ và đáp ứng, trang trải nhu cầu thực tế theo yêu cầu của
khách hàng hoặc là để nhờ các ngân hàng thực hiện một số dịch vụ như mua chứng
khoán, chuyển tiền, bảo lãnh tín dụng, số tiền này được tính toán theo mức độ của quan
hệ đại lí giữa các Ngân hàng thương mại, nghiệp vụ tín dụng ngân hàng.
2.1.2 Nghiệp vụ đầu tư
Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó mang lại
khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại. Trong nghiệp vụ này, ngân

16

hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới các hình
thức như:
– Hùn vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các Công ty; hùn vốn mua cổ phần chỉ được
phép thực hiện bằng vốn của ngân hàng
– Mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu công ty…
Tất cả hoạt động đầu tư chứng khoán đều nhằm mục đích mang lại thu nhập, mặt khác
nhờ hoạt động đầu tư mà các rủi ro trong hoạt động ngân hàng sẽ được phân tán, mặt
khác đầu tư vào trái phiếu chính phủ thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp.
2.1.3 Nghiệp vụ tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu nhất, mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho
NHTM nhưng cũng là lĩnh vực nhiều rủi ro nhất. Căn cứ vào hình thức khác nhau có
cách phân loại cho vay khác nhau.
- Căn cứ vào thời hạn cho vay chia thành: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn
và tín dụng dài hạn.
- Căn cứ vào sự bảo đảm trong cho vay chia thành: Tín dụng có bảo đảm và tín
dụng không bảo đảm (tín chấp).
- Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh chia thành: Tín dụng với các doanh nghiệp công
nghiệp, tín dụng doanh nghiệp thương mại, tín dụng doanh nghiệp dịch vụ.
- Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng có tín dụng bằng tiền và tín dụng bằng tài
sản.
- Căn cứ vào phương pháp cho vay có tín dụng trực tiếp và tín dụng gián tiếp.
- Căn cứ vào phương pháp hoàn trả có tín dụng trả góp, tín dụng phi trả góp, tín
dụng hoàn trả theo yêu cầu.
Qua công tác phân loại tài sản có và tình hình hoạt động thực tiến của Ngân hàng
ta có thể phân tích hoạt động đầu tư tín dụng ở NHTM theo tính thời hạn. Cơ cấu giữa
nguồn huy động ngắn-trung và dài hạn là yếu tố quan trọng quyết định việc sử dụng
nguồn cho hoạt động tín dụng. Một NHTM có nguồn ngắn hạn dồi dào sẽ có khả năng
cho vay ngắn hạn cao, cũng như nếu có nguồn trung dài hạn tốt sẽ tạo điều kiện đáp ứng

các nhu cầu về tín dụng trung dài hạn.


17

2.1.3.1 Tín dụng ngắn hạn
a. Khái niệm:
Các tổ chức kinh tế đang tồn tại và hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là dựa
vào nguồn vốn tự có, nếu trong quá trình sản xuất kinh doanh có phát sinh các nhu cầu
vốn vượt quá khả năng của mình sẽ được ngân hàng cho vay để đáp ứng các nhu cầu đó.
Cho vay bổ sung: vốn chỉ có ý nghĩa bổ sung, không quyết định đến sự sống còn của
doanh nghiệp
b. Hồ sơ kế hoạch vay vốn:
Các tổ chức vay vốn cần chủ động lập hồ sơ kế hoạch gởi cho ngân hàng trước khi
bước vào thực hiện kế hoạch với mục đích là xác nhận sự cam kết từ các ngân hàng về
một hạn mức tín dụng mà mình sẽ được sử dụng trong kỳ. Hồ sơ kế hoạch của đơn vị vay
vốn bao gồm:
+ Hồ sơ pháp lý: Quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, tổng giám
đốc, kế toán trưởng, giấy phép kinh doanh .
+ Hồ sơ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh , kinh tế tài chính: báo
cáo kế toán trong 3 kỳ gần nhất: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh , báo
cáo lưu chuyển tiền tệ. Toàn bộ kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Các hồ sơ có liên quan đến tài sản thế chấp, tài sản cầm cố và hồ sơ bảo lãnh.
c. Thẩm định tín dụng ngắn hạn:
Là việc phân tích và xem xét toàn bộ hồ sơ xin vay vốn tín dụng ngắn hạn của
khách hàng làm cơ sở để quyết định cho vay. Với ý nghĩa đó việc thẩm định được tiến
hành theo các nội dung sau:
 Thẩm định điều kiện vay vốn của khách hàng:
- Ðiều kiện pháp lý: nếu là pháp nhân phải có đầy đủ tư cách pháp nhân, là thể
nhân phải là người có năng lực hành vi, năng lực pháp luật dân sự.

- Ðiều kiện kinh tế tài chính: Người đi vay đang sản xuất kinh doanh những hàng
hoá mà xã hội đang cần. Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, không có nợ quá hạn.
 Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh :
Kiểm tra tính chính xác, trung thực của các chỉ tiêu trong kế hoach sản xuất kinh
doanh. Ðánh giá hiệu quả về tài chính của kế hoạch sản xuất kinh doanh
 Thẩm định và đánh giá thực trạng của đơn vị:
18

Ðể đánh giá thực trạng của người vay vốn, ngân hàng dựa vào số liệu trong các
báo cáo kế toán để tính toán và xác định các chỉ tiêu bao gồm hệ thống 4 chỉ tiêu sau đây
- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động của đơn vị:
Vòng quay vốn
lưu động
=
Doanh thu thuần
TS ngắn hạn bình quân trong kỳ

Vòng quay toàn
bộ vốn
=
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân trong kỳ

Vòng quay hàng
tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Tài sản dự trữ bình quân trong kỳ

Kỳ thu tiền bình

quân
=
dư các khoản phải thu bình quân trong kỳ
Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ

- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu và tình hình tài chính:
Hệ số tự tài
trợ
=
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

Hệ số đòn
bẩy
=
Nguồn vốn vay
Tổng nguồn vốn

19

Năng lực đi
vay
=
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn vay

Hệ số nợ
=
Nợ phải trả
Tổng cộng nguồn vốn


Hệ số tài
trợ đầu tư
=
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tài sản dài hạn

- Các chỉ tiêu khả năng thanh toán của đơn vị
Khả năng
thanh toán
ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Khả năng
thanh toán
nhanh
=
Tiền + các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn

- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của đơn vị:
P: Thu nhập ròng
Tốc độ tăng thu
nhập
=
P năm nay
P năm trước


20

Tỷ suất lợi
nhuận/doanh thu
=
Thu nhập ròng x 100%
Doanh thu

Tỷ suất lợi
nhuận/giá
thành
=
Thu nhập ròng x 100%
Giá vốn hàng bán

Tỷ suất lợi
nhuận/vốn
=
Thu nhập ròng x 100%
Vốn chủ sở hữu

Hệ số phản
ánh hiệu quả
hoạt động
=
Thu nhập ròng
Doanh thu thuần

 Sau khi thẩm định và đánh giá thực trạng của đơn vị có hai trường hợp xảy ra:
- Các hồ sơ vay vốn của khách hàng chứa đựng nhiều yếu tố cho thấy sự yếu kém

của đơn vị thì ngân hàng sẽ từ chối cho vay
- Nếu toàn bộ hồ sơ và kết quả thẩm định cho thấy tình hình của đơn vị tốt có thể
vay vốn thì cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra lại hạn mức tín dụng, lập tờ trình gởi đến lãnh đạo
ngân hàng xét duyệt cho vay.
Hạn mức
tín dụng
=
Nhu cầu vốn lưu
động kỳ kế
hoạch
-
Nguồn vốn kinh
doanh ngắn
hạn
-
Nguồn vốn
LÐ coi như
tự có
-
Nguồn
vốn
ngắn
hạn
khác

21

Nhu cầu vốn
lưu động kỳ
kế hoạch

=
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch
(Giá vốn kỳ kế hoạch)
Vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch

Vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch được căn cứ vào vòng quay vốn lưu động kỳ
trước hay cùng kỳ năm trước nhân với hệ số tăng hoặc giảm (nếu có).
Nguồn vốn kinh doanh ngắn hạn là nguồn vốn lưu động tự có thuộc sở hữu của
doanh nghiệp.
Nguồn vốn lưu động coi như tự có: tất cả số dư của các quỹ, lợi nhuận chưa phân
phối và các khoản chênh lệch giá, chênh lệch tỷ giá.
Nguồn vốn ngắn hạn khác bao gồm: Vay ngắn hạn ngân hàng khác hoặc của các
đối tượng khác, vay nội bộ CNV… vay do phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
 Sau khi kiểm tra hạn mức tín dụng theo công thức nói trên thì ngân hàng
cho vay sẽ ấn định hạn mức tín dụng cho các tổ chức vay vốn theo nguyên tắc sau:
- Hạn mức tín dụng không vượt quá nguồn vốn kinh doanh ngắn hạn tự có của
doanh nghiệp
- Tổng hạn mức tín dụng (ngắn, trung và dài hạn) không vượt quá tổng nguồn vốn
chủ sở hữu
- Ưu tiên cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả và chấp hành
tốt chính sách chế độ kinh tế tài chính, hoạt động trong những ngành lĩnh vực quan trọng
- Giới hạn cho vay: tổng dư Nợ cho vay đối với một khách hàng (ngắn hạn, trung
hạn, dài hạn) không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng.

2.1.3.2 Tín dụng trung – dài hạn
Việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay đã đòi hỏi
các nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Bên cạnh việc đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho
những công trình lớn, trọng điểm có ý nghĩa toàn quốc thì đầu tư qua tín dụng ngân hàng
càng có vị trí thật lớn. Thông qua tín dụng đầu tư mà góp phần đẩy nhanh tốc dộ phát
triển kinh tế, khuyên khích các ngành, các thành phần kinh tế tiếp thu và áp dụng các tiến

22

bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho xã
hội
a. Nguồn vốn để cho vay trung và dài hạn:
Ðể có thể đáp ứng nhu cầu vay đầu tư trung và dài hạn của nền kinh tế, các ngân
hàng thương mại quốc doanh, thương mại cổ phần, các ngân hàng liên doanh cần có kế
hoạch về nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, các nguồn vốn này gồm:
- Nguồn vốn huy động có kỳ hạn ổn định từ một năm trở lên.
- Vốn vay trong nước thông qua việc phát hành trái phiếu ngân hàng.
- Vốn vay ngân hàng nước ngoài.
- Một phần nguồn vốn tự có và quỹ dự trữ cuả ngân hàng.
- Vốn tài trợ uỷ thác của Nhà nước và các tổ chức quốc tế.
- Một phần nguồn vốn ngắn hạn được phép sử dụng để cho vay trung dài hạn theo
tỷ lệ cho phép.
b. Ðiều kiện cho vay:
Tín dụng đầu tư thực hiện đối với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế (bên vay)
với các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự , năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
sự theo qui định của pháp luật
- Có khả năng tài chính, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn
- Mục đích sử dụng vốn phù hợp với mục tiêu đầu tư và hợp pháp
- Dự án đầu tư là dự án có tính khả thi, tính toán được hiệu quả trực tiếp
- Thực hiện đúng các qui định về bảo đảm tiền vay như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh
của bên thứ ba, hoặc được tín chấp
- Có trụ sở làm việc cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi ngân hàng
cho vay đóng trụ sở.
c. Ðối tượng cho vay:
Ðối tượng cho vay trung hạn, dài hạn là các công trình, hạng mục công trình hay
dự án đầu tư có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhanh chóng phát huy tác

dụng đảm bảo thu hồi vốn nhanh, cụ thể:
– Giá trị máy móc thiết bị
23

– Công nghệ chuyển giao
– Sáng chế phát minh
– Chi phí nhân công và vật tư
– Chi phí mua bảo hiểm cho tài sản thuộc dự án đầu tư
– Các công trình xây dựng cơ bản mới
– Công trình xây dựng cải tạo, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh
– Công trình khôi phục, thay thế tài sản cố định
– Cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá công nghệ sản xuất….
d. Mức cho vay (hạn mức tín dụng trung, dài hạn)
 Hạn mức tín dụng trung dài hạn là số dư nợ cho vay cao nhất được duy trì trong
một thời hạn nhất định cho một công trình hay một dự án đầu tư
 Ý nghĩa:
– Hạn mức tín dụng trung, dài hạn thể hiện số vốn tín dụng của ngân hàng tham
gia vào công trình hay dự án đầu tư, nó giúp cho chủ đầu tư có đủ vốn để thực hiện công
trình, hay chủ đầu tư thực hiẹn được kế hoạch đề ra
– Hạn mức tín dụng đầu tư không những giúp cho các tổ chức kinh tế thực hiện
việc cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ để thúc đẩy tăng năng suất lao
động mà còn góp phần đẩy mạnh đầu tư trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Góp phần đẩy
nhanh tốc độ xây dựng cơ sở vật chất của nền kinh tế để thúc đẩy tang trưởng kinh tế.
 Phương pháp xác định:
Hạn mức tín dụng trung, dài hạn = Tổng mức vốn đầu tư – Nguồn vốn đầu tư
tự có
Hạn mức tín dụng chỉ chiếm từ 50% đến 90% tổng mức vốn đầu tư.

2.1.4 Tài sản có khác
Những khoản mục còn lại của tài sản Có trong đó chủ yếu là tài sản lưu động nhằm:

Xây dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng, trang thiết bị, máy móc,
phương tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống kho quỹ…ngoài ra còn các khỏan phải thu,
các khoản khác…
24

2.2. Công tác quản lý tài sản có và vấn đề thanh khoản đối với 1 NHTM
Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu
về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả
tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn
Hơn hai thập kỷ qua, kể từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện quá trình cải
cách các ngân hàng thương mại đã có bước phát triển mới cả về lượng và chất, nhưng vấn
đề rủi ro thanh khoản dường như chưa được quan tâm đúng mức. Một trong những nhiệm
vụ quan trọng mà các nhà quản lý ngân hàng cần thực hiện là đảm bảo khả năng thanh
khoản hợp lý cho ngân hàng. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác
là ngân hàng không gặp rủi ro thanh khoản khi luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi
phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần. Điều này có nghĩa nếu ngân hàng
không có đủ nguồn vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường sẽ có thể mất
khả năng thanh toán, mất uy tín và dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống.
Cứ mỗi lần Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kìm chế
lạm phát (hút bớt một lượng tiền nhất định trong lưu thông) thì chúng ta lại thấy hệ thống
ngân hàng đứng trước hiện trạng căng thẳng nguồn vốn, lãi suất huy động và cho vay
tăng cao, các cuộc chạy đua về huy động vốn giữa các Ngân hàng thương mại lại bắt đầu.
Giải quyết vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng không phải là bài toán đơn
giản vì phải tập trung vào củng cố niềm tin của người dân với VND, nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp và tạo ra một môi trường sáp nhập, giải thể, phá sản doanh
nghiệp lạnh mạnh và hiệu quả. Đây là bài toán dài hơn và không giải quyết được một
sớm một chiều.
Rủi ro thanh khoản cũng là rủi ro tài chính do tính lỏng của tài sản không ổn định.
Một tổ chức tài chính (ngân hàng) có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm
tín dụng của tổ chức này giảm sút, tổ chức này đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt

không dự kiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giao
dịch hoặc cho vay đối với tổ chức đó. Tổ chức này cũng đối mặt với rủi ro thanh khoản
nếu thị trường hoạt động của tổ chức này có nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Rủi ro
thanh khoản thường đi kèm với nhiều rủi ro khác. Nếu một đối tác vay tiền của ngân
hàng có nguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để
thanh toán khoản đi vay của ngân hàng, bù đắp vào chi trả này. Nếu ngân hàng không có
khả năng huy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán khoản nợ thì chính ngân hàng
này cũng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ. Như vậy, rủi ro thanh khoản gắn liền với rủi ro
tín dụng.
25

Giải pháp:
Thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp. Đây là công việc
hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Các ngân hàng cần xem
lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có
thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư
nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho
vay trung, dài hạn.
Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh
vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Các ngân
hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại
Ngân hàng Trung ương và các tài sản có tính lỏng cao khác). Làm như vậy để đảm bảo
duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dòng tiền đi ra.
Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối
phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý. Các ngân hàng cần xem xét lại cơ cấu
về danh mục tài sản nợ, tài sản của mình cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mứt thấp
nhất đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường I (huy động tiền gửi
từ các tổ chức và dân cư); cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung, dài hạn,
giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. Thực hiện việc phát hành
các giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa thị trường I và thị trường II (thị

trường liên ngân hàng); điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro
cao như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.
Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất khe hở lãi suất: Cần hoàn thiện các quy định
liên quan đến huy động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi
suất thị trường; cần có cách giải quyết khoa học để không xảy ra tình trạng các khách
hàng gửi tiền rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ
khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các
doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn không chịu trả nợ vay vì họ e ngại sau khi trả
sẽ rất khó vay lại được tiền từ ngân hàng. Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt lãi suất quá hạn
ghi trong hợp đồng vì như vậy, so ra vẫn còn thấp hơn lãi suất cho vay mới.
Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn: Sự không cân đối về kỳ hạn giữa tài sản
nợ và tài sản có của ngân hàng là lý do quan trọng làm cho các ngân hàng gặp khó khăn
thanh khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn
với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau
(ví dụ như huy động trung, dài hạn hai năm nhưng cho vay trung hạn ba năm) cũng làm
cho ngân hàng khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền ra và dòng tiền vào của mình.

×