Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Xử lý nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.11 KB, 18 trang )

Mục Lục:
I. Tổng Quan hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3
II. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại: 4
III. Thực tiễn xử lý nợ quá hạn: ( Xử lý nợ quá hạn của ngân hàng thương mại): 7
IV. Những khó khăn khi xử lý những khoản nợ quá hạn có tài sản đảm bảo: 8
V. Sự cần thiết thành lập công ty quản lý nợ: 10
VI. Công ty mua bán nợ: 11
VII. Kết quả xử lý tài sản đảm bảo trên địa bàn TP.HCM: 12
VIII. Áp dụng thực tế cách xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng MHB ( Ngân hàng phát triển nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long ): 13

LỜI GIỚI THIỆU
Rủi ro luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, điều đó lại càng có thể dễ xảy ra trong
lĩnh vực kinh doanh. Chấp nhận rủi ro trong kinh doanh là quy luật tất yếu của các
thương gia từ ngàn xưa, đây là một quy luật song hành “lợi nhuận càng tăng thì rủi ro
càng cao”.
Trong kinh tế thị trường thì rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, dưới
giác độ là một tổ chức kinh doanh, NHTM cũng chịu sự tác động và chịu tác động của
môi truờng chính yếu và môi trường thứ yếu. Mối quan hệ giữa hai môi trường này xoay
quanh trung tâm hạt nhân “Vận hội và thách thức đối với các tổ chức kinh tế ” hay còn
gọi là rủi ro môi trường. Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, xu hướng hợp nhất khu
vực ngày càng phát triển, các vận hội sẽ xuất hiện, là thời cơ cho các ngân hàng lớn
mạnh. Song bên cạnh đó cũng tồn tại song hành các nguy cơ rất lớn từ môi trường kinh
tế, xã hội, chính trị, pháp luật, cạnh tranh ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng, mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây
truyền, lây lan và ngày càng có những biểu hiện phức tạp. Rủi ro trong các hoạt động
kinh doanh của ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng là một phạm trù tiềm ẩn,
nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và làm sai lệch, đảo lộn kết quả hoạt động kinh doanh
ngân hàng. Mà như chúng ta đã biết ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng, sự sụp đổ
của ngân hàng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế chính trị và xã hội của
của nước đó.


Do vậy quản trị kinh doanh mà đặc biệt là quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng
đóng vai trò quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị ngân hàng
không chỉ diễn ra trên phương diện lý thuyết mà còn được áp dụng trong hoạt động thực
tiễn của các ngân hàng thương mại. Trên thế giới lĩnh vực quản trị rủi ro ngân hàng đã
đạt được đến trình độ tiên tiến và hiện đại, còn ở VN nó mới trong giai đoạn phôi thai
mặc dầu trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới của đất nước, hệ thống NHVN đã
thu được những thành công đáng khích lệ.
Nhìn chung thì những rủi ro đặc thù trong kinh doanh NH bao gồm:
 Rủi ro về lãi suất.
 Rủi ro ngoại hối.
 Rủi ro công nghệ và hoạt động.
 Rủi ro tín dụng.
 Rủi ro thanh khoản.
 Rủi ro hoạt động ngoại bảng.
 Rủi ro quốc gia.
Tuy nhiên gần đây trong hệ thống ngân hàng thương mại VN đang tồn tại một vấn
đề rất khó khăn. Đó chính là rủi ro tín dụng mà cụ thể hơn là tình trạng nợ quá hạn.
Chính vì vậy ở đây nhóm em chỉ nghiên cứu, phân tích thực trạng nợ quá hạn của hệ
thống NHTM VN hiện nay để hiểu một cách sâu sắc thực trạng này. Từ đó có thể đề ra
một số biện pháp khắc phục nhằm làm cho hệ thống NHTM VN hoạt động một cách lành
mạnh và hiệu quả hơn, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế trong điều kiện kinh tế
hội nhập hiện nay.
I. Tổng Quan hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Ta biết rằng, trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài nguồn vốn
tự có của mình, các doanh nghiệp phải sử dụng một nguồn vốn bên ngoài, đó là vốn vay
của các ngân hàng thương mại. Đây là nhu cầu vay vốn rất cần thiết nhằm đảm bảo cho
các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh một cách bình
thường. Tùy đặc điểm và tính chất hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp, việc sử
dụng vốn vay ngân hàng thương mại cũng có sự khác nhau. Thông thường các doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại – dịch vụ sử dụng vốn vay ngân hàng nhiều hơn các

doanh nghiệp thuộc khu vực sản xuất.
Về phía ngân hàng thương mại, đây là nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng theo
nguyên tắc đi vay để cho vay. Như vậy, việc phát sinh nhu cầu vay vốn ngân hàng của
các doanh nghiệp và vấn đề cho vay vốn của ngân hàng đối với các doanh nghiệp là một
tất yếu khách quan diễn ra thường xuyên trong quá trình thực hiện mọi hoạt động kinh
doanh cả về phía doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng và ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn được
thực hiện bằng những cam kết thỏa thuận theo những nội dung đã ấn định phù hợp với
các nguyên tắc tín dụng. Mỗi khoản cho vay được xác định một thời hạn trả nợ nhất định.
Thời hạn trả nợ là bao nhiêu, lâu hay nhanh là do đặc điểm của vốn vay tham gia vào quá
trình tuần hoàn và luân chuyển vốn của doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, trong phạm vi thời hạn nợ quy định khi đến hạn trả nợ, doanh
nghiệp vay vốn phải có trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng thương mại.
Nếu thực hiện đúng nguyên tắc này thì cả doanh nghiệp và ngân hàng coi như thực hiện
đúng cam kết, vốn cho vay của ngân hàng thương mại được thu hồi để sử dụng vòng luân
chuyển khác. Doanh nghiệp trả hết nợ ngân hàng và thực sự vốn vay này đã giúp doanh
nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Nhìn chung là rất tốt cho
doanh nghiệp, cho ngân hàng và cho cả nền kinh tế.

Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng dư nợ toàn bộ nền
kinh tế (tỉ VND)
139.180
184.936

225.704
286.614
365.300
Tỉ lệ nợ quá hạn/Tổng DN
(%)
13,2%
10,75%
8,7%
8,15%
8,02%
Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nhưng thực tế lại không diễn ra suôn sẻ như vậy, có nhiều doanh nghiệp không trả
được nợ và lãi cho ngân hàng khi nợ đã đến hạn trả. Nợ quá hạn hiện nay ở các ngân
hàng thương mại đang là một vấn đề đáng quan tâm. Làm thế nào để giải quyết dứt điểm
nợ quá hạn, nhằm góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay
vốn ngân hàng và tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực hiện tốt nhiệm vụ
kinh doanh của mình trong lĩnh vực tín dụng nhằm từng bước hội nhập quốc tế về lĩnh
vực ngân hàng đạt kết quả. Để thực hiện được yêu cầu đó chúng tôi xin đề cập đến một
số vấn đề liên quan đến lĩnh vực xử lý nợ quá hạn gắn liền với việc ra đời công ty mua
bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp hiện nay
II. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại:
1. Định nghĩa và đo lượng nợ quá hạn:
Nợ quá hạn được hiểu một cách tổng quát là một khoản nợ mà người đi
vay (doanh nghiệp) đến hạn phải trả cho ngân hàng thương mại cả vốn và lãi theo
cam kết, nhưng doanh nghiệp không trả được cho ngân hàng, nợ quá hạn có tác
dụng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng nhự hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn.
2. Phân loại nợ quá hạn:
 Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo: Là khoản nợ khi cho vay người đi vay

là doanh nghiệp phải thế chấp tài sản cho ngân hàng, theo pháp luật, ngân
hàng có quyền phát mãi tài sản để thu nợ, do vậy, nợ quá hạn này tuy chưa
thu được nhưng ngân hàng thương mại vẫn có khả năng thu hồi.
 Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo: Là khoản nợ khi cho vay, ngân
hàng không yêu cầu người vay phải thế chấp tài sản. Loại nợ này, con nợ là
doanh nghiệp vay vốn vẫn tồn tại, vẫn hoạt động kinh doanh nếu tình hình
tài chính của doanh nghiệp tốt thì cũng có khả năng thu hồi nợ.
 Nợ quá hạn là nợ khó đòi (hay còn gọi là nợ xấu): Loại nợ này xảy ra và
tồn đọng ở những doanh nghiệp vay vốn có tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh và tình hình tài chính yếu kém, biểu hiện là sản xuất kinh doanh
bị lỗ, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoàn toàn.
Thời hạn nợ tồn đọng khá lâu, có thể kéo dài trên một năm, 2 – 3 năm hoặc
lâu hơn nữa và rất khó giải quyết.
Chúng ta có thể xem tình hình doanh nghiệp nợ và phần trăm nợ quá hạn của hệ
thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian gần đây 1999 – 2003.
Từ số liệu của bảng trên ta có nhận xét tổng quát sau:
- Tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước, biểu hiện sự tăng trưởng về tín
dụng của nền kinh tế.
- Tỉ lệ phần trăm nợ quá hạn ổn định và có xu hướng giảm là biểu hiện tốt,
tuy phần trăm nợ quá hạn có xu hướng giảm, song tính số tuyệt đối thì đây là
khoản nợ quá hạn rất lớn của nền kinh tế. Nếu số nợ này trở thành nợ khó đòi, nợ
xấu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn trong nền kinh tế. Thực tế
hiện nay một số ngân hàng thương mại nhìn cục bộ, có phần trăm nợ quá hạn cao,
được biết là số nợ tồn đọng kéo dài chưa hoặc không giải quyết được. Ở các nước
trên thế giới hoặc trong khu vực, phần trăm nợ quá hạn của ngân hàng thương mại
phải đạt tỉ lệ phần trăm là dưới 5%. Như vậy, tỉ lệ này của chúng ta còn quá cao.
Trong xu hướng hội nhập quốc tế về ngân hàng chúng ta phải phấn đấu hạ thấp
phần trăm quá hạn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
3. Các nguyên nhân gây ra nợ quá hạn:

Nguyên nhân khách quan :
 Doanh nghiệp vay vốn gặp những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
mình như : Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố, … do vậy việc
sử dụng vốn vay và vốn của doanh nghiệp không đạt hiệu quả, mất hoàn
toàn về vốn của cả doanh nghiệp và của cả vốn vay ngân hàng thương
mại.
 Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tín
như : Biến động của giá vàng thế giới, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệ
mạnh hoặc giá một số vật tư chủ yếu có xu hướng tăng cao.
Nguyên nhân chủ quan:
 Về phía ngân hàng thương mại, khi quyết định cho vay, thiếu căn cứ
khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả
nợ của doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốn vào những doanh nghiệp kém
hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ tồn đọng, hoặc cũng có thể do
nguyên nhân từ phía đạo đức của người cán bộ tín dụng, cố tình cho vay
để vì mục đích lợi riêng cho mình.
 Về phía doanh nghiệp vay vốn: Quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu
quả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiền vay về không có tác
dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến doanh
nghiệp vay vốn làm ăn kém hiệu quả, nợ phải trả tăng trong đó có nợ
vay ngân hàng.
 Bản thân doanh nghiệp thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc
thiếu ý thức trong vấn đề trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợ
ngân hàng mặc dù khả năng tài chính của doang nghiệp có.
4. Ảnh hưởng của nợ quá hạn:
Nợ quá hạn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của một ngân hàng và. Tuy
nhiên ảnh hưởng của nợ quá hạn không chỉ dừng lại trong phạm vi ngân hàng. Sở
dĩ người ta phải quan tâm nhiều đến vấn đề nợ quá hạn của ngân hàng bởi nó có
ảnh hưởng sâu rộng tới các doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Sau đây ta sẽ ngiên
cứu ảnh hưởng của nợ quá hạn:

Ảnh hưởng của nợ quá hạn đối với nền kinh tế:
- Sức ép lạm phát: NQH ở mức độ cao sẽ dẫn đến sự khan hiếm vốn một
cách giả tạo. Một khối lượng vốn tồn đọng trong các khoản nợ quá hạn dẫn đến
tiền trong lưu thông giảm sút gây sức ép tăng cùng tiền mà hậu quả là lạm phát.
- Đình chỉ sản xuất: NQH còn ảnh hưởng đến việc lưu thông tín dụng
khiến vốn ùn tắc không đến được nơi cần vốn để phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh, gây đình đốn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế.
- Khủng hoảng hệ thống tài chính ngân hàng, khủng hoảng kinh tế: ngân
hàng là kênh chủ yếu thực hiện huy động và cho vay phát triển kinh tế. Hoạt động
ngân hàng là hoạt động kinh tế mang tính dây truyền. Tỷ lệ NQH cao nếu không
kịp thời có biện pháp xử lý sẽ gây thua lỗ cho ngân hàng. Hoạt động huy động vốn
cho vay, đầu tư do vậy bị thu hẹp ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng của nền
kinh tế đồng thời trực tiếp làm khủng hoảng hệ thống tài chính ngân hàng và
khủng hoảng kinh tế xã hội.
Ảnh hưởng đối với ngân hàng:
- Giảm hiệu quả sử dụng vốn: NQH phát sinh đồng nghĩa với việc một
phần vốn kinh doanh của ngân hàng bị tồn đọng trong các khoản nợ này. Việc tồn
đọng này làm cho ngân hàng mất đi cơ hội làm ăn khác mà có thể đem lại lợi
nhuận cho ngân hàng. Nó làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng. Nói cách khác
NQH phát sinh đã làm giảm doanh số cho vay của ngân hàng từ đó làm giảm hiệu
quả sử dụng vốn.
- Giảm lợi nhuận: thu nhập của ngân hàng chủ yếu phát sinh từ hoạt động
cho vay của ngân hàng. Đồng thời nguồn vốn của ngân hàng cũng chủ yếu từ
nguồn huy động phải trả chi phí huy động vốn. Do vậy, khoản vay không thu được
dẫn đến một bộ phận tài sản của ngân hàng bị đóng băng làm giảm thu nhập mà
vẫn phải trả chi phí huy động vốn. Kết quả là làm lợi nhuận của doanh nghiệp
giảm.
- Giảm khả năng thanh toán: các khoản NQH phát sinh làm thay đổi kế
hoạch cũng như nguồn thanh toán các khoản tiền đến hạn. Hơn nữa, tỷ lệ Nợ quá
hạn/ Tổng dư nợ cao sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

Nếu khách hàng nắm bắt được dấu hiệu này sẽ ồ ạt đến rút tiền và ngân hàng gặp
khó khăn trong huy động vốn càng làm trầm trọng thêm tình trạng này.
- Giảm uy tín của ngân hàng: do hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng tiền
của người khác nên khi tỷ lệ NQH của ngân hàng cao tức là chất lượng tín dụng
của ngân hàng càng thấp có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng, sẽ
làm cho khách hàng không còn tin tưởng vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng dẫn đến việc làm giảm đáng kể các quan hệ giao dịch của ngân hàng.
- Nguy cơ phá sản: đây là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của NQH đối với
hoạt động ngân hàng. Nếu NQH ở mức cao không sớm được hạn chế sẽ dẫn tới
hàng loạt các ảnh hưởng xấu như đã kể trên và cuối cùng là sự phá sản của ngân
hàng.
*Ảnh hưởng đối với khách hàng:
- Giảm tốc độ chu chuyển vốn : trong nền kinh tế hiện đại, hầu hết các hoạt
động thanh toán giao dịch của khách hàng đều được thực hiện thông qua ngân
hàng và hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng chủ yếu dựa vào vốn vay ngân
hàng. Do vậy, tình trạng Nợ quá hạn dây dưa khó đòi của khách hàng sẽ làm ảnh
hưởng trực tiếp đến quan hệ của khách hàng với ngân hàng, làm giảm tốc độ chu
chuyển vốn của khách hàng.
- Tăng chi phí hoạt động: Lãi suất ngân hàng được quy định cao hơn mức
lãi suất trần. Như vậy nếu một doanh nghiệp phát sinh NQH sẽ làm tăng Chi phí
hoạt động lên và càng làm tăng gánh nặng trả nợ ngân hàng.
- Giảm uy tín: Việc phát sinh NQH sẽ làm khách hàng bị mất uy tín đối với
ngân hàng. Vậy mà trong hoạt động của mình, khách hàng có rất nhiều mối quan
hệ với ngân hàng. NQH phát sinh là vật cản lớn gây ra khó khăn cho khách hàng
trong quan hệ với ngân hàng. Sẽ không có một ngân hàng nào muốn duy trì quan
hệ lâu dài với doanh nghiệp có tỷ lệ nợ quá hạn cao bởi đây chính là tín hiệu nói
lên hoạt động kém hiệu quả doanh nghiệp.

III. Thực tiễn xử lý nợ quá hạn: ( Xử lý nợ quá hạn của ngân hàng
thương mại):

Là một trung gian tài chính nên rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là
điều không tránh khỏi. Đặc biệt, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế theo cơ chế thị
trường thì rủi ro trong cho vay lại càng cao. Nhận thức rõ điều này nên vào những năm
90 việc cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) phần lớn đều phải có tài sản
thế chấp. Nhưng loại tài sản được thế chấp lại gần như chỉ áp dụng cho nhà ở và đất đai.
Vì vậy, khi mà khối tài sản thế chấp kia lên đến hàng ngàn tỉ đồng (tháng 12.1998) thì đã
làm “đóng băng” nợ quá hạn tại các NHTM (80% trong tổng dư nợ quá hạn có tài sản thế
chấp). Nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề xử lý các loại tài sản thế chấp đó trong thực tế
gặp rất nhiều khó khăn.
Tính đến cuối năm 2000, nợ quá hạn cho vay của các NHTM trên địa bàn
TP.HCM là 11.606 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 22,24% trên tổng dư nợ. Trong đó, nợ tồn đọng có
tài sản đảm bảo là 8.573 tỉ đồng, chiếm 73,87% trong tổng số nợ quá hạn. Điều này làm
cho tình hình tài chính của các NHTM ngày càng khó khăn do nợ không có nguồn thu hồi
lại phải ôm giữ một khối tài sản khổng lồ mà giá trị cứ giảm dần theo thời gian. Vốn
không thu hồi được, trong khi ngân hàng vẫn phải thanh toán đầy đủ các khoản lãi huy
động từ dân cư và các nguồn khác, vẫn phải chi các hoạt động quản lý, tiền lương,…Đặc
biệt, ngân hàng còn phải thêm một khoản chi phí cho việc trông coi, quản lý, bảo quản,…
các tài sản đó, chưa kể nếu tài sản đó liên quan đến các vụ án thì ngân hàng còn phải mất
thêm thời gian, sức lực để theo đuổi. Yêu cầu bức thiết trước mắt là phải xử lý một cách
hiệu quả khối tài sản thế chấp kia để đủ sức cạnh tranh khi hội nhập. Do vậy, các NHTM
đã nỗ lực tìm mọi biện pháp như ngân hàng tự bán, phối hợp với khách hàng hoặc khách
hàng tự tìm người bán,…Tuy nhiên, quá trình xử lý nợ tồn đọng này chậm và hiệu quả
chưa cao, đặc biệt là việc tổ chức phát mãi tài sản thế chấp, tài sản được giao từ các vụ án
tiến hành rất chậm, thậm chí dậm chân tại chỗ. Do đó, việc giảm tỉ lệ nợ quá hạn và nợ
xấu tại các NHTM dù hết sức cố gắng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra (dưới 5%).
IV. Những khó khăn khi xử lý những khoản nợ quá hạn có tài sản đảm
bảo:
Như chúng ta đã thấy, vấn đề xử lý nợ quá hạn để lành mạnh hóa tình hình tài
chính của các NHTM hiện nay là một vấn đề khá bức xúc, tốc độ xử lý chậm, hiệu quả
không cao, trong khi thời gian hội nhập ngày càng rút ngắn. Không phải vì Ngân hàng

không khẩn trương xử lý mà chính vì trong xử lý còn quá nhiều vướng mắc, bất cập,
chẳng hạn như :
- Trong tổng số nợ xấu của các NHTM quốc doanh có đến 60% là nợ không trả
được của các doanh nghiệp nhà nước. Các khoản nợ này đã được thẩm tra và nếu xác
định do nguyên nhân bất khả kháng thì được Nhà nước cho khoanh hoặc xóa nợ. Do chưa
có nguồn thu nên dù đã đưa ra khỏi dư nợ tín dụng, nhưng các NHTM vẫn hạch toán ở
khoản nợ phải thu và vẫn là tài sản có của NHTM. Hoặc những khoản nợ quá hạn đã
được xét cho tạm khoanh nhưng vẫn còn hạch toán ở tài khoản nợ quá hạn và như vậy
vẫn còn nằm trong dư nợ tín dụng. Có thể nói rằng đây là số tài sản không có thực nhưng
NHTM phải theo dõi, phải hạch toán vào trong bảng cân đối trong suốt mấy năm cho đến
khi nào có nguồn xử lý.
- Còn đối với số nợ có tài sản bảo đảm, cụ thể là tài sản thế chấp, thì một khối
lượng lớn tài sản thế chấp liên quan đến các vụ án vẫn chưa được xử lý, hoặc đã xử lý
nhưng tiến trình bàn giao quá chậm nên dẫn đến tình trạng tài sản hư hỏng, xuống cấp.
Nếu ngân hàng muốn bán, khai thác hoặc cho thuê buộc phải sửa chữa, đầu tư thêm. Điều
này làm cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng lên, trong khi giá trị thu hồi từ các tài
sản này chưa chắc đã thu đủ nợ gốc. Mặt khác, các tài sản này có khi do vướng mắc về hồ
sơ, thủ tục,…nên giá bán thực tế đôi khi thấp hơn dự kiến.
- Giá trị tài sản thế chấp quá lớn (có những tài sản trị giá vài chục tỉ hay thậm chí
hàng trăm tỉ đồng) cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ, vì ít người có
khả năng mua được. Hơn nữa, khi bỏ ra một số tiền quá lớn mà mua lại tài sản “vỡ nợ”
thì sức ép tâm lý không phải dễ dàng vượt qua.
- Một số điểm về cơ chế pháp lý chưa rõ ràng, đặc biệt là quyền sử dụng đất. Phần
lớn tài sản đảm bảo cho các món vay có giá trị lớn tại các NHTM là đất đai, nhà cửa (trên
địa bàn TP.HCM có 2.870 tài sản, trị giá 933.322 triệu đồng). Thông tư liên tịch số
03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC giữa Liên bộ Ngân hàng Nhà nước, Bộ tư
pháp, Bộ công an, Bộ tài chính, Tổng cục địa chính ngày 29.4.2001 (sau đây gọi tắt là
Thông tư 03) quy định tổ chức tín dụng (TCTD) không được trực tiếp bán hay được trực
tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Và
theo Khoản 2 – Mục III của thông tư này, nếu không đạt được sự thỏa thuận của các bên

thì TCTD phải đưa ra bán đấu giá hay khởi kiện ra Tòa. Trong khi đó, Nghị định 178 lại
cho phép TCTD có quyền xử lý tài sản bảo đảm nói chung và tài sản bảo đảm là quyền sử
dụng đất nói riêng nếu không đạt được sự thỏa thuận giữa các bên. Việc này gây cản trở
cho các TCTD khi xử lý tài sản thế chấp trong thực tế, vì :
TCTD chuyển hồ sơ của tài sản thế chấp, bảo lãnh sang Trung tâm bán đấu giá
chuyên trách thuộc Sở tư pháp để xử lý quyền sử dụng đất, nhưng tiến độ xử lý lại quá
chậm, mất nhiều thời gian, thậm chí nhiều trường hợp tồn đọng không xử lý được. Việc
này do nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân không thể không nhắc đến là hoạt
động của Trung tâm bán đấu giá kém hiệu quả.
Trong khi đó, không ít trường hợp TCTD có thể phối hợp với người có tài sản đảm
bảo để xử lý hoặc tự xử lý được, nhưng khi tiến hành chuyển quyền sử dụng đất hoặc tài
sản gắn liền với đất cho người mua, thì các cơ quan chức năng từ chối việc thực hiện
công chứng, đăng bộ,… với lý do quyền sử dụng đất trong trường hợp này phải thông
qua Trung tâm bán đấu giá chuyên trách theo quy định.
Khi xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, theo Khoản 3 – Mục III, phần B
của Thông tư Liên tịch 03, thì TCTD phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
cho phép bán đấu giá, làm cho quy trình bán đấu giá càng mất nhiều thời gian và thủ tục,
cụ thể là :
 15 ngày xin cơ quan có thẩm quyền cho phép bán đấu giá tài sản.
 15 ngày thực hiện việc đăng ký bán đấu giá tài sản.
 30 ngày niêm yết tài sản bán đấu giá.
 60 ngày cho thời gian cấp giấy chứng nhận cho người mua tài sản.
Trong khi khối lượng tài sản thế chấp của NHTM là rất lớn (trên địa bàn TP.HCM
có 2.870 món tài sản đang thế chấp là đất đai, nhà cửa), mà theo quy định này UBND
TP.HCM sẽ phải cấp 2.870 lần giấy phép cho các NHTM bán đấu giá tài sản và thời gian
thu hồi nợ của các NHTM sẽ là bao lâu?
Công tác thi hành án còn chậm. Trong thực tế có nhiều bản án, quyết định của Tòa
án đã có hiệu lực thi hành và đã có đơn yêu cầu thi hành án của ngân hàng. Nhưng cơ
quan thi hành án vẫn chưa thi hành án với nhiều lý do như bản án chưa rõ ràng, hoặc lý
do này khác. Những trường hợp đó, ngân hàng phải chờ cơ quan thi hành án làm việc lại

với Tòa án. Thời gian chờ đợi này thường kéo dài hàng tháng thậm chí nửa năm ngân
hàng mới nhận được văn bản trả lời của cơ quan thi hành án.
Một số tài sản đảm bảo khi phát mãi mới biết không hợp lệ về thủ tục pháp lý (như
đã nêu ở phần trên) gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong xử lý thu hồi vốn vay.
Trong nền kinh tế thị trường, đi đôi với sự sinh sôi phát triển các doanh nghiệp
làm ăn hiệu quả là sự phá sản của các doanh nghiệp yếu kém trong kinh doanh và tài
chính, đào thải trong cạnh tranh là quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của
nhà doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại với chức năng trung gian tài chính của mình,
luôn phải gánh chịu những khoản nợ tồn đọng là tất nhiên. Việc áp dụng các giải pháp
khai thác và thanh lý đối với các khoản nợ chuyển quá hạn đều là giải pháp tác động của
ngân hàng lên khách hàng khi mọi việc đã rồi. Ngân hàng vì thế luôn ở trạng thái bị động.
Những giải pháp cần thiết để có thể hạn chế phát sinh nợ quá hạn không chỉ phụ thuộc
vào những biện pháp từ phía ngân hàng, mà cần có những biện pháp đồng bộ từ phía
Chính phủ. Trong khi chờ đợi, trước mắt các NHTM cần phải nỗ lực xử lý những khoản
nợ tồn đọng, trong đó có vấn đề xử lý những khoản nợ quá hạn có tài sản đảm bảo.
V. Sự cần thiết thành lập công ty quản lý nợ:
Vào đầu những năm 90 dù rằng các NHTM chuyển sang kinh doanh theo hướng
đa năng nhưng vì nền kinh tế vẫn chưa thật sự ổn định nên việc áp dụng các hình thức
cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp của người đi vay hoặc bên thứ 3 bảo lãnh bằng
tài sản được các NHTM Việt Nam xem như một trong những tiêu chí để xét duyệt cấp
vốn, vì đó là một hình thức bảo đảm an toàn cho món vay nếu như người đi vay không trả
được nợ. Do vậy, gần như toàn bộ nợ tồn đọng của các NHTM đều có tài sản thế chấp,
cầm cố, bảo lãnh. Và chiếm đa số trong tài sản thế chấp hiện nay là nhà cửa, đất đai. Tuy
nhiên, khối lượng tài sản gán nợ đó hình như đã trở nên quá sức đối với các NHTM cả về
mặt điều hành và pháp lý.
Điều 73, Luật các Tổ chức tín dụng, quy định: “Các Tổ chức tín dụng không được
trực tiếp kinh doanh bất động sản”. Giữa thực tế phải bảo toàn vốn và pháp luật như vậy,
nên các NHTM từ chỗ chọn biện pháp an toàn cho món vay, giờ rơi vào thế tiến thoái
lưỡng nan. Nợ cho vay không thu hồi được, lại phải quản lý tài sản thay cho người đi
vay. Dẫn đầu các NHTM về tình trạng này là Ngân hàng công thương khi vụ án Minh

Phụng – Epco xảy ra.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, qua tham khảo cách giải quyết nợ tồn đọng và
mô hình công ty quản lý nợ của các nước trên thế giới, tháng 1.2000 Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đã có đề nghị xin thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (QLN
& KTTS) thế chấp trực thuộc các NHTM trình Chính phủ và đã được Chính phủ đồng ý
tại văn bản 122/CP-KTTH ngày 03.02.2000. Do đó, ngày 30.6.2000, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đã ký công văn số 580/CV-NHNN5 chấp thuận cho Ngân hàng công
thương Việt Nam được thành lập Công ty quản lý và khai thác tài sản. Đến tháng 9.2000
Công ty quản lý và khai thác tài sản của Ngân hàng công thương Việt Nam đi vào hoạt
động. Đó là loại hình công ty mới lạ lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Ngân hàng công
thương Việt Nam trở thành Ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực quản lý nợ và khai
thác tài sản. Cuối năm 2001, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cũng ra mắt Cty
QLN & KTTS của mình có trụ sở đặt tại Hà Nội. Tiếp đến, Sài Gòn công thương ngân
hàng – một ngân hàng thương mại cổ phần - cũng có Cty QLN & KTTS đặt tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn cũng lần lượt thành lập Cty QLN & KTTS trực thuộc. Đến nay, đã có thêm 4
NHTM cổ phần cũng thành lập công ty QLN & KTTS, đưa số công ty QLN & KTTS
của các NHTM lên đến gần một chục công ty.
VI. Công ty mua bán nợ:
Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX đã
xác định : “Chính phủ quy định biện pháp giải quyết dứt điểm các khoản nợ không có
khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và ngân hàng đồng
thời có giải pháp để ngăn ngừa sự tái phát. Thành lập công ty mua bán nợ và tài sản tồn
đọng của doanh nghiệp nhà nước để xử lý nợ và tài sản không cần dùng, tạo điều kiện để
lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp”. Như vậy, công ty mua bán nợ và tài sản
tồn đọng của doanh nghiệp đã được thành lập theo Quyết định số: 109/2003/QĐ/TTG
ngày 5.6.2003 của Thủ tướng Chính phủ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số :
0106000093 ngày 12.12.2003 do Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội cấp, có trụ sở tại : Số
4 Ngõ 1, Phố Hàng Chuối, Q.Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Việc ra đời công ty này nhằm
tạo ra công cụ mới thích hợp với nền kinh tế thị trường để giúp các doanh nghiệp xử lý

nợ và tài sản tồn đọng, để nhằm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là góp
phần giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình sắp xếp, cổ
phần hóa, giao, khoán, bán và cho thuê doanh nghiệp: Xử lý các khoản nợ và tài sản tồn
đọng trước và sau khi chuyển đổi doanh nghiệp, các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi
xác định giá trị doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tiến trình hình thành, phát triển của thị
trường chứng khoán, thị trường tài sản, cũng như sự phát triển đồng bộ các yếu tố thị
trường trong nền kinh tế đi đôi với việc tạo lập khung pháp luật bảo đảm sự quản lý và
giám sát của Nhà nước. Vốn điều lệ của công ty là 2.000 tỉ VND do ngân sách nhà nước
cấp, công ty được quyền huy động các nguồn vốn khác như : Vốn bổ sung từ lợi nhuận,
vay tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu, huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác
theo nhu cầu hoạt động kinh doanh, công ty được lập các chi nhánh, văn phòng đại diện
tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước.
Nhiệm vụ chính của công ty là mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của các
doanh nghiệp, kể cả quyền sử dụng đất mà các doanh nghiệp sử dụng để bảo đảm cho các
khoản nợ bằng các hình thức : Thỏa thuận trực tiếp, đấu giá hoặc theo chỉ định của các
cấp có thẩm quyền. Cụ thể sẽ xử lý tài sản và các khoản nợ tồn đọng trước khi thực hiện
chuyển đổi doanh nghiệp và xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi xác định giá
trị doanh nghiệp. Được biết các công ty đã bắt đầu hoạt động từ tháng 2.2004 và sẽ thực
hiện thí điểm xử lý nợ và tài sản tồn đọng tại 20 doanh nghiệp nhà nước nằm trong
chương trình cải cách nợ và tài sản tồn đọng từ 5 tỉ VND trở lên. Dự tính công ty sẽ mua
lại số nợ tồn đọng nói trên tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng kinh doanh của công ty
với giá bình quân bằng 50% giá trị nợ, theo sổ sách kế toán, cộng với 10% chi phí thu hồi
nợ thì tổng mức luân chuyển vốn trong hoạt động này từ nay đến năm 2005 là 10.561 tỉ
VND (theo số liệu thống kê đến 00h00 ngày 1.1.2000 thì số nợ phải thu quá hạn tại các
doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng thương mại là 21.218 tỉ VND và ước tính vào đầu
năm 2004 đã lên tới 28.785 tỉ VND. Tài sản tồn đọng không cần dùng, chờ thanh lý theo
số liệu trên sổ sách kế toán là 3.285 tỉ VND).
Như vậy công ty còn phải hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước giải quyết dứt điểm
toàn bộ tài sản tồn đọng bằng phương thức đàm phán trực tiếp mua theo giá thỏa thuận,
dự tính bằng 50% giá kiểm kê tính đến 00h00 ngày 1.1.2000 thì nhu cầu vốn tối thiểu cho

việc này cũng gần 1.000 tỉ VND/năm.
Như vậy, sự ra đời của công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp,
đây là một mô hình tài chính mới có tính đặc thù với các hoạt động mua bán nợ, đầu tư,
môi giới huy động vốn, công ty hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp, là công
cụ thích hợp để xử lý nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế,
nhằm góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình
sắp xếp và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước. Đây là công ty đầu tiên mang tầm quốc
gia của Việt Nam về mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. Hy vọng rằng
công ty sẽ góp phần quan trọng trong việc xử lý nợ tồn đọng và tài sản tồn đọng trong
nền kinh tế, để giúp các doanh nghiệp lành mạnh hóa tình hình tài chính và từng bước hội
nhập kinh tế quốc tế đạt kết quả. (Theo TCKTPT)
VII. Kết quả xử lý tài sản đảm bảo trên địa bàn TP.HCM:
Tính đến 31.12.2000, nợ quá hạn của các NHTM trên địa bàn TP.HCM là 11.606
tỉ đồng, chiếm 22,24% tổng dư nợ cho vay. Trong đó, nợ quá hạn có tài sản đảm bảo là
8.572 tỉ đồng, chiếm 73,86% tổng nợ quá hạn. Tài sản đảm bảo của các NHTM chuyển
giao qua công ty QLN & KTTS trực thuộc là 7.831 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 91,36%.
Tính đến cuối năm 2002, các công ty QLN & KTTS trực thuộc các NHTM trên
địa bàn TP.HCM đã tiến hành xử lý các tài sản có giấy tờ hợp lệ trên cơ sở tự bán, khách
hàng tìm người bán hoặc phối hợp cùng nhau để bán. Tuy nhiên, số tài sản mà giấy tờ
còn hợp lệ cho đến lúc thanh lý chỉ chiếm một phần nhỏ, khoảng 7,74% số tài sản đảm
bảo, trị giá 606,2 tỉ đồng. Trong đó, Công ty QLN & KTTS của Ngân hàng công thương
(NHCT) là hoạt động mạnh nhất, cũng chỉ bán được 13 tài sản trị giá 9,7 tỉ đồng. (Báo
Tuổi trẻ tháng 6.1999).
Các tài sản đưa vào kinh doanh, khai thác cho thuê để thu hồi nợ cũng chiếm tỉ
trọng không đáng kể. Tính đến cuối năm 2002, số tài sản đưa vào khai thác, cho thuê là
101,5 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 1,3% tổng dư nợ quá hạn chuyển giao sang công ty QLN &
KTTS. NHCT có số tài sản đảm bảo cao nhất là 375 tài sản với trị giá 2.142,4 tỉ đồng,
nhưng cũng chỉ khai thác đưa vào cho thuê được 121 tài sản, thu hồi được 46,4 tỉ đồng.
Các chi nhánh NHNo & PTNT tại TP.HCM có số tài sản đảm bảo là 98 món với trị giá
80,1 tỉ đồng. Đối với loại tài sản này nguồn thu hồi nợ không cao vì thời gian thuê

thường từ 5 năm trở lên.
Dù đã tích cực hoạt động nhằm thu hồi một cách nhanh nhất các khoản nợ quá hạn
cho NHTM, nhưng các công ty QLN & KTTS tính đến cuối năm 2002 cũng chỉ giải
quyết được 1/3 số nợ quá hạn có tài sản đảm bảo. Trong 7.831 tỉ đồng nợ quá hạn có tài
sản đảm bảo được chuyển giao chỉ mới giải quyết thu hồi nợ được 2.423,7 tỉ đồng, chiếm
tỉ lệ 31%, còn lại 5.407,3 tỉ đồng nợ tồn đọng chưa giải quyết được (69,05%). (Theo
TCKTPT)
VIII. Áp dụng thực tế cách xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng MHB ( Ngân
hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long ):
1. Phạm vi áp dụng:
Hướng dẫn này được áp dụng để xử lý đối với những khoản nợ có vấn đề cần phải
khởi kiện ra Tòa án (kể cả có và không có tài sản đảm bảo) tại các Chi nhánh cấp 1 và
các đơn vị trực thuộc (bao gồm: Các chi nhánh cấp II; Phòng giao dịch) nhằm phân định
rõ nhiệm vụ của từng bộ phận trong việc xử lý nợ có vấn đề cần phải khởi kiện ra Tòa án
để thu hồi.

2. Các khoản nợ có vấn đề phải khởi kiện ra toàn án:
Các khoản nợ có vấn đề phải khởi kiện ra Tòa án gồm:
- Các khoản nợ có vấn đề sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý theo quy
trình tín dụng số 319/QTTD-NHN của Tổng Giám đốc và các văn bản hướng dẫn
xử lý nợ của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long mà vẫn không
có kết qủa thì phải tiến hành khởi kiện.
- Các khoản nợ liên quan đến án hình sự hoặc có dấu hiệu hình sự phải xử
lý ngay.
3. Trách nhiệm và hướng xử lý:
Các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc có nợ có vấn đề phải khởi kiện ra Tòa án
phải thực hiện xử lý theo đúng các trình tự và thủ tục của hướng dẫn này.
Hồ sơ khởi kiện tại Chi nhánh do Phòng Nghiệp vụ kinh doanh thực hiện sau khi
đã lập tờ trình đề nghị khởi kiện nêu rõ lý do và được Giám đốc chấp thuận.
Hồ sơ khởi kiện tại đơn vị trực thuộc do đơn vị đó thực hiện sau khi đã lập tờ trình

đề nghị khởi kiện nêu rõ lý do và được Giám đốc chi nhánh cấp 1 chấp thuận. Phòng
Nghiệp vụ kinh doanh thuộc chi nhánh cấp 1 có trách nhiệm hỗ trợ về pháp lý và thủ tục
trong quá trình xử lý nợ khi có yêu cầu bằng văn bản từ các đơn vị trực thuộc.
4. Quá trình khởi kiện, thi hành án:
Trước khi tiến hành khởi kiện, các đơn vị cần nghiên cứu, liên hệ với chính quyền
địa phương và các ban ngành có liên quan để xác định phương thức và biện pháp phát
mại tốt nhất hoặc khách hàng tự bán thông qua Trung tâm bán đấu giá theo đúng trình tự
hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày
23/04/2001; Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 và các
quy định khác của pháp luật.
Sau khi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khách hàng trả nợ mà khách hàng vẫn
không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán nợ vay, trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ
ngày làm việc cuối cùng với khách hàng, cán bộ xử lý nợ có trách nhiệm lập tờ trình đề
nghị khởi kiện. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Giám đốc chấp thuận cho
khởi kiện, cán bộ xử lý nợ phải tiến hành khởi kiện qua các giai đoạn cụ thể như sau:
a) Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:
Hồ sơ khởi kiện nộp tại Tòa án (chỉ nộp những hồ sơ, giấy tờ cần thiết):
+ Đơn khởi kiện do Giám đốc hoặc người được ủy quyền ký kèm bảng
chiết tính chi tiết nợ phải trả (nợ gốc; lãi trong hạn; quá hạn; lãi phạt ); bảng chiết tính
các khoản phí đến ngày khởi kiện.
+ Hồ sơ pháp lý của Ngân hàng theo quy định;
+ Hồ sơ pháp lý của khách hàng theo quy định;
+ Hồ sơ tín dụng: Giấy đề nghị vay vốn; tờ trình thẩm định cho vay; biên
bản họp hội đồng tín dụng (nếu có); hợp đồng tín dụng và các phụ lục hợp đồng tín dụng;
giấy nhận nợ; các văn bản liên quan đến điều chỉnh nợ, gia hạn nợ, các chứng từ giải
ngân của Ngân hàng; hợp đồng kinh tế, dân sự có liên quan ;
+ Hồ sơ tài sản đảm bảo nợ: Hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản
đảm bảo có công chứng; đăng ký thế chấp có chứng nhận của cơ quan đăng ký thế chấp;
các giấy tờ có liên quan đến tài sản đảm bảo,
+ Hồ sơ kế toán tài chính: Cân đối tài khoản; báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh đến thời điểm khởi kiện hoặc đến thời điểm gần nhất của khách hàng, toàn bộ
các chứng từ kế toán có liên quan.
+ Hồ sơ khác: Các biên bản kiểm tra; biên bản làm việc; các công văn yêu
cầu thanh toán nợ; các công văn cam kết thanh toán nợ ;
b) Giai đoạn nghiên cứu hồ sơ:
Cán bộ xử lý nợ phải:
+ Nghiên cứu kỹ hồ sơ khởi kiện, bổ sung những thiếu sót của hồ sơ, xác
định các cơ sở cần thiết, đầy đủ để tiến hành khởi kiện;
+ Tiến hành làm việc với khách hàng về việc trả nợ vay trước khi khởi kiện
(có biên bản làm việc cụ thể), củng cố vững chắc chứng cứ pháp lý cũng như xác định và
thu thập các tài liệu liên quan để chuẩn bị chính thức khởi kiện, hoặc đề nghị khởi tố theo
quy định của pháp luật;
+ Đề nghị sự hỗ trợ của văn phòng luật sư nếu tính chất hồ sơ phức tạp (có
hợp đồng cụ thể) sau khi có tờ trình được Giám đốc phê duyệt.
c) Giai đoạn khởi kiện:
Các chi nhánh và đơn vị trực thuộc phải lưu ý thời hiệu khởi kiện được quy
định tại Điều 159 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 như sau:
“Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa
án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn
đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thời
hiệu yêu cầu là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích
của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác. Trong trường hợp pháp luật không có quy định nào khác về thời hiệu
khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định như
sau: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là 02 năm, kể từ ngày
lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị
xâm phạm; thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là 01 năm, kể từ ngày phát
sinh quyền yêu cầu”.
 Trình tự khởi kiện:

- Nộp đơn và hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
- Quyết định người đại diện tham gia tố tụng: Người đại diện tham gia tố tụng là
Giám đốc chi nhánh cấp 1 và những người được Tổng Giám đốc ủy quyền bằng văn bản.
Tùy theo mức độ quan trọng và phức tạp của từng khoản nợ khởi kiện mà Giám đốc chi
nhánh cấp 1 sẽ quyết định Người đại diện tham gia tố tụng và chịu trách nhiệm về việc cử
người đại diện tham gia tố tụng.
- Sau khi đã được Tòa án thụ lý (Ngân hàng đã nộp tạm ứng án phí); Người đại
diện tham gia tố tụng, Cán bộ xử lý nợ cùng luật sư (nếu có) tiến hành các thủ tục tố tụng
tại các cơ quan pháp luật theo trình tự:
+ Hoà giải;
+ Xét xử: Sơ thẩm; phúc thẩm
- Trong giai đoạn tố tụng tại Tòa án, nếu thấy cần thiết, Cán bộ xử lý nợ phải
nghiên cứu, áp dụng các điều, khoản tại chương VIII Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, đề
xuất cho lãnh đạo đơn vị trực thuộc để tham mưu cho Giám đốc yêu cầu Tòa án áp dụng
các biện pháp khẩn cấp tạm thời, đảm bảo việc thi hành án, thu hồi nợ cho Ngân hàng.
d) Giai đoạn thi hành án:
Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, các chi nhánh phải lưu ý thời hiệu thi hành
án theo Điều 25 Pháp lệnh Thi hành án Dân sự 2004 để tiến hành các thủ tục phát mại tài
sản, thu hồi nợ:
“Thời hiệu thi hành án là 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu Cơ quan Thi hành
án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Trong trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa
vụ được ấn định trong bản án, quyết định của Tòa án thì thời hạn 03 năm được tính từ
ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản án, quyết định theo định kỳ thì thời hạn 03 năm được
áp dụng cho từng định kỳ, tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn”.
Sau khi bản án hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (sau
đây gọi chung là bản án) có hiệu lực thi hành, cán bộ xử lý nợ phải căn cứ nội dung bản
án để soạn thảo đơn yêu cầu thi hành án trình ký và nộp đơn thi hành án cùng 01 bản án
tại cơ quan Thi hành án Dân sự có thẩm quyền giải quyết. Sau khi cơ quan Thi hành án
Dân sự thụ lý đơn, cán bộ xử lý nợ tiếp tục tiến hành các bước:

+ Cùng lãnh đạo có thẩm quyền tham gia các thủ tục phát mại tài sản, thu nợ cho
Ngân hàng khi có yêu cầu từ các cơ quan chức năng;
+ Theo dõi, đôn đốc cơ quan thi hành án và các cơ quan chức năng để nhanh
chóng phát mại tài sản thu hồi nợ. Đồng thời tiếp tục làm việc với khách hàng để đôn đốc
khách hàng tự nguyện trả nợ;
+ Đề xuất cho lãnh đạo đơn vị trực thuộc các biệp pháp xử lý tốt nhất theo đúng
quy định nhằm nhanh chóng thu hồi nợ cho Ngân hàng;
+ Trong quá trình thực hiện các biện pháp xử lý nợ, cán bộ xử lý nợ có trách
nhiệm kiểm tra tài sản đảm bảo; phân tích đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và
phân loại nợ (ít nhất 01 lần/tháng bằng biên bản).
5. Trách nhiệm các phòng ( bộ phận) có liên quan:
Trong quá trình thực hiện thu hồi nợ quá hạn, một số phòng (bộ phận) có trách
nhiệm hỗ trợ phòng Nghiệp vụ kinh doanh và các đơn vị trực thuộc để đảm bảo tốt công
tác xử lý nợ, cụ thể:
a. Phòng (bộ phận) Kế toán ngân quỹ:
- Lập văn bản xác nhận nợ gốc, lãi, hoặc cung cấp các số liệu thu nợ, lãi, chứng từ
kế toán cần thiết khác theo đề nghị của lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ kinh doanh, các đơn
vị trực thuộc được Giám đốc phê duyệt;
- Quản lý xuất, nhập hồ sơ tài sản thế chấp, bảo lãnh, cầm cố hoặc các tài sản
khác khi có tờ trình của Phòng Nghiệp vụ kinh doanh; các đơn vị trực thuộc được Giám
đốc phê duyệt;
- Cho ý kiến cụ thể về việc miễn giảm lãi, phí đối với hồ sơ thu nợ (nếu có) theo
đúng quy định;
b. Phòng (bộ phận) Kinh doanh đối ngoại:
- Chuẩn bị nguồn ngoại tệ bán cho khách hàng để thu nợ nếu hồ sơ nợ quá hạn sử
dụng ngoại tệ;
- Cho ý kiến cụ thể về việc mua bán ngoại tệ đối với hồ sơ xử lý nợ quá hạn có
liên quan đến ngoại tệ.
- Cho ý kiến cụ thể về việc miễn giảm lãi, phí đối với hồ sơ thu nợ có liên quan
đến ngoại tệ (nếu có) theo đúng quy định;

c. Phòng (bộ phận) Kế hoạch nguồn vốn:
- Phối hợp với Phòng (bộ phận) Kiểm tra nội bộ lập báo cáo tiến trình, kết quả thu
hồi nợ của Chi nhánh báo cáo cấp trên theo quy định;
- Cho ý kiến cụ thể về việc miễn giảm lãi, phí đối với hồ sơ thu nợ (nếu có);
d. Phòng (bộ phận) Kiểm tra nội bộ:
- Lập báo cáo tiến trình, kết quả thu hồi nợ của Chi nhánh báo cáo cấp trên theo
quy định;
- Giám sát quá trình thực hiện việc xem xét miễn giảm lãi, phí đối với hồ sơ thu
nợ (nếu có) theo đúng quy định;
e. Đối với những yêu cầu khác:
Phòng Nghiệp vụ kinh doanh, các đơn vị trực thuộc lập đề nghị bằng văn bản
cụ thể khi có phát sinh trình Giám đốc xem xét giải quyết.
6. Xử lý vi phạm
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ kinh doanh thuộc chi nhánh cấp 1 và lãnh đạo các đơn
vị trực thuộc tham mưu cho Giám đốc các biện pháp xử lý cán bộ cho vay và đề
xuất hướng xử lý đối với cán bộ xử lý nợ nếu phát hiện sai phạm.
7. Báo cáo:
Các đơn vị trực thuộc lập báo cáo kết quả thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã khởi
kiện và tiến trình xử lý theo mẫu đính kèm gửi về Giám đốc chi nhánh vào ngày cuối
cùng hàng tháng.
Phòng Nghiệp vụ kinh doanh thuộc chi nhánh cấp 1 tổng hợp và báo cáo kết quả
thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã khởi kiện và tiến trình xử lý của toàn Chi nhánh theo
yêu cầu của Giám đốc chi nhánh và Hội sở.
Định kỳ vào ngày 20 của tháng cuối cùng hàng quý, các Chi nhánh lập báo cáo kết
quả thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã khởi kiện và tiến trình xử lý về Hội sở theo mẫu
đính kèm (số liệu báo cáo tại thời điểm ngày 15 của tháng cuối cùng hàng quý ).
8. Điều khoản thi hành:
Hướng dẫn này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Giám đốc các chi nhánh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt hướng dẫn này tại
đơn vị của mình. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Chi nhánh báo cáo cụ

thể bằng văn bản trình Tổng Giám đốc để có ý kiến chỉ đạo thực hiện.




×