SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT BÌNH MINH
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
SỬ DỤNG CNTT VÀO VIỆC GIẢNG DẠY MỘT SỐ HỆ THỐNG
TRONG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Tác giả: Phạm Ngọc Kiên
Đơn vị công tác: Trường trung học phổ thông Bình Minh
Đề tài thuộc lĩnh vực: Giảng dạy môn Công nghệ 11
Ninh Bình, tháng 4 năm 2014
Phần I
PHẦN MỞ ĐẦU
1/- Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết đối tượng nghiên cứu của Công nghệ là quá trình lao
động kỹ thuật của con người. Đó là quá trình tác động vào thế giới tự nhiên để
tạo ra sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. Khi nghiên cứu về Kỹ thuật -
Công nghệ cần phải đặt nó trong mối quan hệ với con người, với xã hội, với tự
nhiên và môi trường theo quan điểm sinh thái học. Vì cuộc cách mạng Khoa học
- Công nghệ đang đưa đến cho chúng ta những niềm hy vọng với cả những nỗi
lo tai hoạ khôn lường cho nhân loại, tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô
nhiễm
Trong quá trình giảng dạy bộ môn này, với phần tìm hiểu cấu tạo và
nguyên lý làm việc các hệ thống của động cơ đốt trong lồng ghép vào việc bảo
vệ môi trường còn có nhiều khó khăn cả về vấn đề giảng dạy của người thầy, sự
tiếp thu của học trò. Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay các trường đều chưa
có đầy đủ các mô hình thực tế của động cơ, tài liệu về vấn đề ô nhiểm môi
trường do động cơ gây nên nhưng lại được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại
đáp ứng với dạy học theo công nghệ hiện đại như máy chiếu đa năng, máy chiếu
vật thể, máy tính phục vụ cho việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng
dạy là rất phù hợp. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài này.
2/- Mục đích của đề tài:
Sau khi nghiên cứu, rút kinh nghiệm hy vọng đề tài này sẽ tìm ra những
giải pháp nhằm phát huy tốt việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy
phần cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống trong động cơ đốt trong với
vấn đề bảo vệ môi trường được tốt hơn. Với môn Công nghệ 11 phần động cơ
đốt trong gắn liền các khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu,
các hệ thống nhưng vấn đề về chất thải của chúng ra ngoài môi trường còn là
những điều mà chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa khi giảng dạy về chúng.
Một bước rất quan trọng để hình thành khái niệm và nguyên lý hoạt động của
các hệ thống là dẫn dắt học sinh đi từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động
2
nhưng không ra rời vấn đề về chất thải. Ở đây việc áp dụng các phương tiện dạy
học hiện đại vào bài giảng là rất quan trọng, nó quyết định đến sự hình thành tư
duy kỹ thuật cho học sinh tạo điều kiện cho việc lĩnh hội kiến thức và hình thành
kỹ năng. Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến
thức mới.
3/- Khách thể, đối tượng nghiên cứu và khảo sát:
Đối với bộ môn Công nghệ phổ thông. Đây là môn học phản ánh những
thành tựu khoa học tương ứng, nhưng nó chịu sự quy định của những điều kiện
dạy học. Nội dung dạy học trong trường phổ thông phải cơ bản, thiết thực, hiện
đại đồng thời phải phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý học sinh và đáp ứng yêu
cầu tiến bộ khoa học - công nghệ và môi trường.
Bởi lẽ trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh rất khó hình dung về
cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các hệ thống ở động cơ đốt trong vì nó rất trìu
tượng không nhìn thấy được và vấn đề ô nhiễm môi trường mà SGK ít đề cập
tới. Đây cũng là những kiến thức quan trọng để học sinh nắm vững được cấu tạo
và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu trong các hệ thống và cách bảo vệ môi
trường khi nghiên cứu cũng như sử dụng động cơ. Khi giảng dạy bài này Giáo
viên cần dạy theo phương pháp dạy học như thế nào để:
+ Học sinh nắm được cấu tạo chung của hệ thống, hiểu được các sơ đồ
khối của các hệ thống, từ đó tìm hiểu được nguyên lý hoạt động của các hệ
thống.
+ Học sinh biết được vấn đề ô nhiễm môi trường do động cơ tạo ra.
+ Học sinh hiểu bài, vận dụng kiến thức của để khảo sát thực tế.
4/- Nhiệm vụ của đề tài:
- Qua nhiều năm công tác giảng dạy lớp 11
THPT, tôi cảm thấy có rất
nhiều khó khăn cho học sinh trong quá trình tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm
việc của các hệ thống. Hiện nay việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng
dạy đang là một bước đột phá để tìm ra phương pháp giảng dạy mới. Chính vì
vậy việc nghiên cứu ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy sẽ giúp học
sinh nắm được cấu tạo nguyên lý hoạt động các Hệ thống của động cơ đốt trong
3
được dễ dàng hơn. Thời gian nghiên cứu từ năm học 2003 - 2004 khi tôi vào
nghề đến nay thông qua các quá trình sau:
- Qua mỗi bài soạn hàng năm của cá nhân, sau mỗi năm đều có sự chỉnh
lý để nâng cao chất lượng bài soạn.
- Qua quá trình dự giờ thăm lớp trao đổi với đồng nghiệp.
- Qua quá trình kiểm tra đánh giá tín hiệu ngược của học sinh.
- Qua quá trình tìm tòi tài liệu, mô hình động trên mạng Internet.
5/- Tác dụng của đề tài:
Thứ nhất:
Đề tài mong muốn được đóng góp một phần vào việc đổi mới phương
pháp dạy học trong trường THPT theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung
tâm và hưởng ứng phong trào của ngành đó là ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy cụ thể. Bởi lẽ chỉ có công nghệ thông tin khi trình bày thì các
em mới hình dung ra được các khí thải của động cơ đưa ra ngoài môi trường như
thế nào, vì hiện theo nhiều tài liệu thì tổng năng lượng sử dụng trên toàn thế giới
thì động cơ đốt trong có chiếm khoảng 80% nên vấn đề bảo vệ môi trường là hết
sức nóng bỏng. Đồng thời qua đó cũng tạo sự hứng thú cho các em học tập bộ
môn kỹ thuật khô khan, trừu tượng nhằm thay đổi về nhận thức của các em học
sinh khi tiếp cận với bộ môn khoa học kỹ thuật này.
Thứ hai:
Qua đề tài này, tác giả cũng mong muốn trong mỗi bài dạy có tích hợp về
vấn đề ô nhiễm môi trường vào trong bài giảng bên cạnh việc truyền đạt kiến
thức cho học sinh, bởi lẽ Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với con người,
nó tác động trực tiếp đến môi trường sống và sinh họat của con người. Chính vì
vậy mà chúng ta cần phải có ý thức đối với môi trường. Có rất nhiều nguyên
nhân gây ra ô nhiễm môi trường trong đó ô nhiễm do động cơ đốt trong gây là
một trong nhưng nguyên nhân chính tác động trực tiếp đến môi trường.
Theo một số tài liệu thì trong quá trình hô hấp con người ta hít thở không khí
trong lành để tồn tại và phát triển. Khí được xem là sạch khi các thành phần chủ
yếu: N2=78,08%, O2=20.95%, Argon (Ar)=0.9325%, CO2=0.03%, Neon
4
(Ne)=18,2.10-4%, He=5.2.10-4%, … Tuy nhiên khi các chất đó vượt quá giới
hạn cho phép thì không khí bị ô nhiễm gây nguy hiểm đến sức khỏe của con
người. Các chất độc hại trong khí thải của động cơ đốt trong là các chất chủ yếu
gây ra ô nhiễm môi trường phát ra từ động cơ gây ô nhiễm môi trường không
khí lớn nhất và nguy hại nhất, đặt biệt ở khu vực đô thị. Hầu hết các chất ô
nhiễm môi trường (CO, HC, NOx, SOx, Pb, các loại bụi lơ lửng, bụi hạt ) đều
được tạo thành do quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ xe cơ giới.
Phần II
NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1/- Cơ sở khoa học của đề tài.
Quan niệm giáo dục hiện nay với mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”, hướng tới công cuộc “Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước” các trường THPT trong toàn quốc hiện
nay đã và đang quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới
phương pháp dạy học nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề
nghiệp trong tương lai. Đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên, trong đó có môn
Công nghệ đã từng bước đưa các đồ dùng dạy học hiện đại vào giảng dạy. Phát
huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh là trung tâm. Vì vậy việc thay đổi
phương pháp giảng dạy và nghiên cứu phương pháp giảng dạy để tiếp cận mang
tính phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với đặc trưng bộ môn là một vấn
đề quan trọng.
2/- Cơ sở thực tiễn của đề tài này.
a. Khảo sát thực tế đối tượng nghiên cứu:
Trước đây căn cứ vào cách dạy trong sách giáo khoa là Giáo viên giảng
dạy theo phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, việc sử dụng rất ít ví dụ và mô
hình trực quan, trang thiết bị thí nghiệm – thực hành trong nhà trường còn nhiều
hạn chế làm cho học sinh rất khó hình dung ra cấu tạo, nguyên lý hoạt động của
các hệ thống cũng như chất thải ra từ động cơ như khí thải, dầu bôi trơn
5
Dùng phương pháp thuyết trình, chỉ tập trung vào hình vẽ SGK sẽ không
có hiệu quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức, cách giảng dạy này học sinh khó
hiểu gần như là áp đặt. Học sinh chưa thấy rõ bản chất của vấn đề. Không hiểu
được quá trình chuyển động của các hệ thống như thế nào, Không hiểu được sự
biến đổi năng lượng trong quá trình tiếp cận với kiến thức kỹ thuật.
Trong quá trình lên lớp Giáo viên chỉ chú ý đến việc truyền đạt kiến thức
cho học sinh mà coi nhẹ việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
* Ưu điểm: Cách dạy cũ có ưu điểm là đơn giản, không đòi hỏi trang thiết
bị dạy học ở mức độ cao, dễ thực hiện.
* Hạn chế:
- Học sinh tiếp nhận kiến thức gần như là áp đặt, chưa thấy được bản chất
cụ thể.
- Học sinh vẫn còn mơ hồ khi tìm hiểu nguyên lý hoạt động đặc biệt việc
khó tưởng tượng quá trình hoạt động của các hệ thống.
- Đối với Giáo viên giảng phần này sẽ thấy rất khó dạy cho học sinh hiểu
bài.
- Chưa tích hợp nội dung bảo vệ môi trường lồng ghép vào từng nội dung
bài học cụ thể.
Qua thực tế rút ra bài học từ chính bài giảng của mình và kết quả vận
dụng kiến thức của học sinh theo từng năm học. Tôi thấy cần phải đổi mới
phương pháp dạy học kết hợp với việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường
trong việc giảng dạy phần các Hệ thống của động cơ đốt trong giúp cho các em
học sinh tiếp cận cấu tạo, nguyên lý của các hệ thống này một cách đơn giản và
rõ ràng hơn nhưng không quên vấn đề sinh thái của môi trường.
Trong đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra những kiến thức, phương pháp
của mình về hướng tiếp cận cấu tạo và nghiên cứu nguyên lý làm việc các hệ
thống của Động cơ đốt trong dành cho học sinh lớp 11 THPT.
b/ Đề xuất hướng dạy mới.
6
- Sử dụng kiến thức liên môn để tiếp cận, khắc sâu nội dung kiến thức bài
giảng.
- Dùng Powerpoint để thiết kế và trình chiếu bài giảng.
- Học sinh quan sát hình ảnh để hình thành khái niệm về từng chi tiết cũng
như cấu tạo chung của các hệ thống.
- Cho học sinh quan sát phim hoạt hình, mô phỏng hoạt động của các hệ
thống để nắm được nguyên lý hoạt động.
- Dùng phần mềm Flash Player để thiết kế ảnh động từ đó liên hệ với thực
tế để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Chương II
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1/- Căn cứ vào chương trình tài liệu:
Đối với phân phối chương trình của môn Công nghệ 11 các bài từ 25 đến
bài 30 theo phương án sách giáo khoa mới chương trình phân ban nhìn chung là
phù hợp giữa thời lượng phân phối và yêu cầu kiến thức cần đạt được. Khi trình
bày nguyên lý hoạt động ở trong phần này kiến thức đều là trìu tượng, vì không
nhìn thấy được quá trình hoạt động của các hệ thống, do vậy khiến học sinh khó
tiếp thu bài.
2/- Căn cứ vào phương tiện dạy học của nhà trường:
Đối với trường phổ thông việc đầu tư cho môn học này còn ít. Hiện nay
trong tình hình thực tế ở trường THPT mô hình, tranh vẽ của chương trình
Công nghệ 11 có nhưng ít và không đầy đủ đặc biệt là mô hình động vì vậy rất
khó khăn cho việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Hiện nay với trường THPT Bình Minh có 1 điều kiện thuận lợi là có máy
chiếu đa năng, máy tính sách tay, có các phòng chuyên dùng cho việc tổ chức
dạy bằng giáo án điện tử và một nhân viên phụ tá cho việc dạy lưu động ở các
lớp nên việc ứng dụng công nghệ thông tin với bài giảng là rất thuận lợi. Nhưng
với một trường THPT chỉ có hai bộ thiết bị như vậy là ít chưa đáp ứng được với
7
yêu cầu thực tế của công tác giảng dạy vì còn nhiều tiết trùng nhau không thực
hiện được, Vì vậy cần phải trang bị thêm thì mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
3/ Căn cứ vào tình hình học sinh trong trường phổ thông
Một vấn đề cần quan tâm là đối tượng học sinh tôi trực tiếp giảng dạy là
Học sinh ở vùng nông thôn nông nghiệp thuần tuý. Trình độ nhận thức các em
không đồng đều, các em đại đa số không thích học môn Công nghệ. Mặt khác
địa bàn khu vực còn chưa có nền công nghiệp phát triển. Như vậy việc áp dụng
phương pháp dạy học mới để tiếp cận phù hợp với đối tượng học sinh là rất khó
khăn. Tuy nhiên, với việc hình thành phương pháp học mới và quá trình quan sát
các hình động sẽ có tác dụng cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn
học, giúp cho các em được hình thành các khái niệm kỹ thuật và tiếp thu bộ môn
khoa học kỹ thuật này.
4/ Căn cứ vào nội dung của từng bài dạy:
Đối với từng nội dung của bài dạy việc truyền tải toàn bộ kiến thức trọng
tâm theo yêu cầu của bài cần phải được quan tâm chú ý, vì nếu chúng ta không
lựa chọn phù hợp thì việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động thông qua sơ đồ sẽ gặp
rất nhiều khó khăn và trìu tượng. Chính vì vậy việc ứng dụng Công nghệ thông
tin vào bài dạy các em sẽ hiểu ngay được quá trình biến đổi năng lượng, đường
đi của các hệ thống như thế nào chính là điều kiện để các em tiếp thu bài nhanh
nhất, giúp cho các em nắm bắt ngay được các yêu cầu trọng tâm đặt ra của bài.
Chương III
CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ CỦA NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A. HỆ THỐNG BÔI TRƠN CƯỠNG BỨC.
1/ Cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức:
Giáo viên chụp hình ảnh cấu tạo của Hệ thống bôi trơn hình 25.1 SGK
Công nghệ 11 chiếu trên Powerpoint giới thiệu cho học sinh quan sát và nắm
được cấu tạo chung của hệ thống.
8
Sơ đồ cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
1- Các te 2. Lưới lọc dầu
3. Bơm dầu 4. Van an toàn
5. Bầu lọc li tâm 6. Van khống chế dầu
7. Két làm mát 8. Đồng hồ đo áp suất
9. Đường dầu chính 10. Đường dầu bôi trơn trục khuỷu
11. Đường dầu bôi trơn trục cam
Sau khi giới thiệu cho học sinh tìm hiểu về cấu tạo của hệ thống Giáo viên
chuyển sơ đồ hình 25.1 SGK về sơ đồ khối để học sinh nắm được các bộ phận
của hệ thống. Đồng thời giúp học sinh tìm hiểu nhiệm vụ của từng chi tiết trong
hệ thống. Sơ đồ khối được thể hiện như sau: (Thiết kế cho chuyển động từng bộ
phận đồng thời nêu công dụng của từng bộ phận đó trong hệ thống) như:
- Các te dùng để chứa dầu bôi trơn.
- Bơm dầu có nhiệm vụ tạo sự tuần hoàn của dầu trong hệ thống.
- Bầu lọc dầu dùng để lọc sạn bẩn trong quá trình bôi trơn.
- Két làm mát làm mát cho dầu khi nhiệt độ dầu cao.
- Van 4 và van 6 giúp cho hệ thống làm việc được bình thường.
2/ Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức:
Giáo viên cho học sinh quan sát chuyển động của hệ thống bôi trơn trong
từng trường hợp bằng hình ảnh Flash Player như sau:
9
Cho HS quan sát chuyển động theo sơ đồ khối để tìm hiểu các trường
hợp:
- Trường hợp 1 khi nhiệt độ dầu bôi trơn bình thường: Giáo viên dùng sơ
đồ khối có các mũi tên tạo hiệu ứng chuyển động cho học sinh quan sát đường
đi của dầu bôi trơn trong trường hợp làm việc bình thường. Học sinh sẽ dễ dàng
nhận biết ngay được đường đi của dầu bôi trơn và chỉ ra được nguyên lý làm
việc của hệ thống không thấy có gì khó khăn.
Bơm dầu hút dầu từ Các te đẩy qua Bầu lọc, Khi nhiệt độ dầu bôi trơn còn
thấp dầu khó đi qua két làm mát vì vậy van nhiệt mở để dầu đi đến đường dầu
hính, đến bôi trơn cho các bề mặt ma sát sau đó trở về Các te.
10
Mô phỏng 1 Chuyển động của hệ thống trường hợp làm việc bình thường.
- Trường hợp 2 khi dầu bôi trơn có nhiệt độ vượt quá giới hạn cho phép.
Lúc này học sinh quan sát chuyển động của hiệu ứng trình chiếu trên
Powerpoint sẽ thấy được khi dầu nóng quá giới hạn cho phép van 6 sẽ đóng lại
và dầu đi qua két được làm mát trước khi đưa đến các bề mặt ma sát rồi trở về
Các te.
Chuyển động 2 được thể hiện như sau: Bơm dầu hút dầu từ các te qua
bơm đẩy vào bầu lọc, lúc này nhiệt độ dầu cao lên loãng van 6 đóng lại toàn bộ
dầu đi qua két làm mát được quạt gió làm mát rồi đến đường dầu chính để đi bôi
trơn cho các bề mặt ma sát rồi trở về các te.
11
Các bề mặt ma sát
Bơm dầu
Đường hồi dầu
Đường dầu chính
Van 6
Van 4
Đường
hồi dầu
Két
Làm
mát
Bầu
lọc
Mô phỏng 2 Chuyển động của hệ thống trường hợp dầu quá nóng.
Mô phỏng 3 Chuyển động của hệ thống trường hợp áp suất dầu đường ống cao.
- Trường hợp 3 khi hệ thống bị quá tải do áp xuất dầu trong đường ống
tăng lên để bảo vệ cho các thiết bị thì Van an toàn mở đưa dầu trở về trước bơm.
12
Các bề mặt ma
sát
Bơm
Đường hồi dầu
Đường dầu chính
Van 6
Van 4
Đường
hồi
dầu
Bầu
lọc
Két
làm
mát
Các te dầu
Các te dầu
Bơm
Đường hồi dầu
Đường dầu chính
Van 6
Van 4
Đường
hồi
dầu
Bầu
lọc
Các bề mặt ma
sát
Két
làm
mát
Khi quan sát chuyển động Học sinh sẽ thấy ngay được van 4 mở dầu đi tắt về
các te.
Giáo viên cho học sinh quan sát một lần nữa toàn bộ 3 trường hợp xảy ra
trong quá trình hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức để học sinh nắm chắc
được nguyên lý hoạt động của hệ thống.
Kết luận:
- Trường hợp làm việc bình thường: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn
được Bơm dầu hút từ Các te qua Bầu lọc, qua Van nhiệt đến Đường dầu chính
để bôi trơn các bề mặt ma sát của Động cơ, sau đó trở về Các te.
- Trường hợp nếu nhiệt độ dầu vượt quá giới hạn định trước, Van nhiệt
đóng lại dầu sẽ chuyển qua Két làm mát, được làm mát trước khi chảy vào
Đường dầu chính.
- Trường hợp áp suất dầu trên các đường ống vượt quá mức cho phép,
Van an toàn sẽ mở để 1 phần dầu chảy về trước Bơm dầu đảm bảo an toàn cho
hệ thống.
Lưu ý:
- Khi động cơ chạy trong khoảng thời gia cho phép thì chất lượng dầu bôi
trơn không đảm bảo nên chúng ta phải thay dầu bôi trơn cho động cơ. Vậy vấn
đề xử lý dầu bơi trơn khi được thay ra như thế nào để đảm bảo không được ảnh
hưởng tới môi trường.
Giải pháp:
-Xử dụng dầu nhớt vào việc tái sinh ra các sản phẩm khác như nhựa
đường.
- Xử dụng bentonite hoạt hóa để tái sinh dầu nhớt thải thành dầu nhớt gốc,
giảm giúp cho việc nhập khẩu dầu gốc từ nước ngoài….
B. HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG
1/ Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí
a/ Tìm hiểu về cấu tạo của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí
13
- Học sinh đã được nghiên cứu sơ bộ về phần cấu tạo chung của động cơ đốt
trong vì vậy yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ sau
Hình 1: Sơ đồ khối của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí
Dùng phương pháp đàm thoại để dẫn dắt học sinh hiểu được cấu tạo của
hệ thống. ( So sánh giữa Xe máy và Ôtô, tại sao xe máy không cần có Bơm
xăng).
b/ Hoạt động tìm hiểu về nguyên lý làm việc của hệ thống.
Giáo viên dùng sơ đồ khối trên Powerpoint sử dụng các hiệu ứng chuyển
động cho học sinh quan sát hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ
Xăng dùng bộ chế hoà khí. Đường dẫn màu đỏ thể hiện đường đi của nhiên liệu
từ thùng chứa qua bầu lọc vào bơm rồi đến bộ chế hoà khí, sau khi có đường
không khí dẫn vào rồi đến đường hoà khí vào xi lanh. Sau khi cho học sinh quan
sát Giáo viên đặt các câu hỏi dẫn dắt học sinh đi tìm hiểu nguyên lý làm việc
của hệ thống để học sinh tự xây dựng lên nguyên lý làm việc.
Khi đó học sinh chưa hiểu được phần hoà khí trong bộ chế hoà khí diễn ra
như thế nào? lúc này Giáo viên cho học sinh quan sát thêm hình vẽ sau sử dụng
hiệu ứng chuyển động tạo thành hoà khí ở trong bộ chế hoà khí đơn giản như
sau:
14
Bộ chế hoà
khí
Xi lanh
Bầu lọc xăng
Bơm xăng
Thùng xăng
Đường dẫn xăng
Đường dẫn không khí
Đường hoà khí
Bầu lọc
Không khí
Hình 2. Nguyên lý hoạt động của bộ chế hoà khí đơn giản.
2/ Hệ thống phun xăng
a/ Tìm hiếu Cấu tạo của hệ thống phun xăng
Giáo viên giới thiệu sơ đồ khối Trên POWERPOINT cho Học sinh
quan sát và đặt các câu hỏi để học sinh nêu được nhiệm vụ của từng bộ phận
trong hệ thống.
Học sinh đã được nghiên cứu phần hệ thống dùng bộ chế hoà khí ở đây
Giáo viên chỉ cần giới thiệu thêm sự khác biệt về mặt cấu tạo đó là sự thay thế
bộ chế hoà khí bằng Bộ điều chỉnh áp suất, các cảm biến, bộ điều khiển phun và
vòi phun xăng.
15
Po
P1
Hình 3. Sơ đồ khối hệ thống phun xăng
b/ Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của hệ thống:
Cho Học sinh quan sát chuyển động bằng cách dùng POWERPOINT
tạo các hiệu ứng ở từng bộ phận chuyển động, Học sinh sẽ nắm ngay được
đường đi của nhiên liệu và không khí, cũng như khi nào thì Bộ cảm biến sẽ điều
khiển kim phun phun nhiên liệu vào trong đường ống hút. Trong phần trình bày
nguyên lý làm việc của hệ thống này chỉ cần lưu ý điểm khác biệt so với hệ
thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí đó là:
+ Hệ thống này có nhiều ưu điểm hơn vì nó tiết kiệm nhiên liệu sự hoà
trộn nhiên liệu phù hợp với chế độ làm việc của động cơ, Nó đảm bảo cho động
cơ làm việc bình thường khi góc đặt động cơ thay đổi tuỳ ý.
( Nếu có thể Giáo viên cho học sinh quan sát quá trình làm việc của hệ
thống phun xăng bằng đoạn phim mô phỏng về quá trình phun xăng của động cơ
của hãng xe For Việt nam)
C. HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN
1/ Cấu tạo của hệ thống:
Giáo viên vẽ sơ đồ khối hình 28.1 (SGK trang 124) trên Powerpoint để
mô tả cấu tạo của hệ thống chỉ rõ từng bộ phận và nêu nhiệm vụ của chúng. So
16
Bộ điều
khiển phun
Đường ống
hút
Bầu lọc KK
Xi lanh
Động cơ
Bộ cảm
biến
Thùng
xăng
Bầu lọc
xăng
Bơm
xăng
Bộ điều chỉnh
a.s
Vòi
phun
Đường xăng chính
Đường xăng hồi
Đường điều khiển tín hiệu
Đường không khí
Đường hoà khí
sánh với động cơ xăng để chỉ ra sự khác biệt đó là: Bơm cao áp, Vòi phun, bầu
lọc tinh, Đường hồi dầu rò rỉ.
Hình 1 Sơ đồ khối hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Điêzen
Giáo viên giới thiệu nhiệm vụ của từng bộ phận khác biệt so với hệ thống
của động cơ xăng cụ thể là:
+ Bơm cao áp: Có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu với áp suất cao, đúng
thời điểm và phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ để vòi phun phun
nhiên liệu vào xi lanh
+ Vòi phun có nhiệm vụ phun tơi nhiên liệu vào trong xi lanh để hoà khí
diễn ra hoàn hảo, tạo điều kiện cho nhiên liệu bốc cháy thuận lơị.
+ Bầu lọc tinh lọc sạch cặn bẩn để bảo vệ cho Bơm cao áp và vòi phun.
+ Đường ống hồi dầu có nhiệm vụ đưa dầu rò rỉ ở Vòi phun và dầu thừa ở
Bơm cao áp về thùng chứa.
2/ Nguyên lý làm việc:
Giáo viên cho học sinh quan sát video hoạt động của hệ thống (Dùng liên
kết đến Video hệ thống cung cấp nhiên liệu).
17
Thùng
nhiên
liệu
Bầu
lọc thô
Bơm
chuyển
Nhiên liệu
Bầu
Lọc
tinh
Bơm
cao áp
Vòi
phun
Bầu
Lọc KK
Xi
lanh
Trong quá trình cho học sinh quan sát Giáo viên giải thích các hoạt động
của Video cho học sinh để Học sinh hiểu được nguyên lý làm việc.
Lúc này Học sinh tạm thời công nhận nguyên lý hoạt động. Sau khi quan
sát song Giáo viên quay trở lại sơ đồ khối trong SGK để xây dựng nguyên lý
hoạt động bằng các câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu nguyên lý làm việc của hệ
thống.
Hình 2 Sơ đồ khối hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Điêzen
18
Thùng
nhiên liệu
Bầu lọc
thô
Bơm chuyển
Nhiên liệu
Bầu lọc
Tinh
Bơm cao
áp
Vòi phun
Bầu lọc
KK
Xi lanh
Giáo viên dùng hiệu ứng các đường dẫn chuyển động của mũi tên để học
sinh nắm được nguyên lý hoạt động của hệ thống: Bắt đầu từ Bơm chuyển nhiên
liệu sau đó các đường dẫn dầu chuyển động để đưa nhiên liệu và không khí vào
xi lanh của động cơ. Học sinh kết hợp giữa 2 hoạt động Video và hiệu ứng trên
sơ đồ khối sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên lý hoạt động của hệ thống.
Kết luận:
Bơm chuyển nhiên liệu hút dầu từ thùng chứa qua bình lọc thô vào bơm
rồi chuyển qua bình lọc tinh đến khoang hút của bơm cao áp. Cuối kỳ nén Bơm
cao áp bơm lượng nhiên liệu với áp suất cao vào vòi phun để phun vào xi lanh
động cơ. Nhiên liệu sẽ được hoà trộn với không khí đã bị nén tạo thành hỗn hợp
hiên liệu dizen và không khí và tự bốc cháy. Lượng nhiên liệu thừa ở bơm cao
áp và vòi phun sẽ theo đường hồi dầu trở về thùng chứa dầu.
Chú ý:
Trong quá trình giảng dạy cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của hệ
thấng cung cấp nhiên liệu ở động cơ xăng cũng như động cơ điêzen thì Giáo
viên cần phải chú ý và hướng dẫn các em tới vấn đề khí thải của hai loại động cơ
này.
Bởi lẽ nhất là xu thế thời đại ngày nay mật độ động cơ đốt trong được sử
dụng ở nước ta cũng như trên toàn thế giới là rất nhiều thì vấn đề chất thải và
tiếng ồn được xem như là vấn nạn của toàn xã hội. Đặc biệt là ở nước ta, một
nước còn nghèo, đang trên đà phát triển cộng thêm ý thức của người sử dụng
động cơ, ý thức tiết kiệm của dân ta thì càng làm thêm môi trường bị ô nhiễm.
Vì rằng đối với các nước phát triển thì động cơ chỉ được sử dụng và lưu hành có
thời gian nhất định.
Giải pháp:
- Sử dụng nhiên liệu cho động cơ thân thiện với môi trường như khí ga,
điện, nước để triết xuất ra khí Hidro để làm nhiên liệu, nhiên liệu sinh học
- Sử dụng động cơ đúng mục đích có ý thức không gây tiếng ồn nhất là
đối với các thành phố lớn.
19
- Sử dụng động cơ theo đúng quy định về tuổi thọ không sử dụng động cơ
quá hạn, điều chỉnh lưu lượng nhiên liệu đúng tiêu chuẩn, không quá tải trọng
theo quy định.
- Có thể tái sử dụng chất thải đã cháy vào các việc khác như: sấy khô sản
phẩm…
Chương IV
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.
1/- Kết quả khảo nghiệm
So sánh với kết quả những năm trước khi chưa vận dụng công nghệ thông
tin trong giảng dạy vào bài giảng về các hệ thống của động cơ đốt trong tôi thấy
có sự chuyển biến rõ rệt trong tiếp thu kiến thức. Các em đã hiểu sâu sắc vấn đề,
biết vận dụng kiến thức trong thực tế, không cảm thấy trìu tượng khi tìm hiểu
cấu tạo và đặc biệt là nguyên lý hoạt động của Hệ thống. Trong giờ học các em
sôi nổi tham gia trao đổi kiến thức, không nặng nề, phụ thuộc vào những kiến
thức Giáo viên thuyết trình, Học sinh hiểu ngay bài trên lớp.
Cụ thể tôi tiến hành khảo nghiệm trong năm học này với 2 lớp có khả
năng nhận thức tốt nhất của khối 11 đó là 11K và 11M như sau:
* Khảo nghiệm lần 1 với Bài . Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong
động cơ xăng
+ Lớp 11M dạy trên lớp không sử dụng máy chiếu để dạy phần ‘Hệ thống cung
cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng ’, mà chỉ sử dụng tranh vẽ để truyền
tải các nội dung trọng tâm của bài học và các vấn đề liên quan tới chất thải và
tiếng ồn của động cơ. Trong quá trình giảng dạy Giáo viên phải dẫn dắt học sinh
tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống đồng thời phải giải thích
nhiều học sinh mới hiểu được phần nào về nội dung của bài học.
+ Lớp 11K dạy bằng máy chiếu mô phỏng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của
hệ thống. Giáo viên chỉ cần giới thiệu chuyển động kết hợp với giải thích các
trường hợp, sau đó đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời ccacs kiến thức có liên
20
quan. Học sinh trình bày ngay được các câu hỏi đó, mặc dù Học sinh của lớp
11K có khả năng nhận thức thấp hơn lớp 11M.
Sau khi dạy bài song tiến hành kiểm tra 10 phút đối với cả 2 lớp thì thu
được kết quả sau:
Lớp Sĩ số Điểm 9 - 10
%
Điểm 7 - 8
%
Điểm 5 - 6
%
Điểm 3 - 4
%
Điểm < 3
%
11K 45
10
(22.2%)
25
(55.6%)
10
(21,2%)
0 0
11M 45
5
(11.1%)
30
( 66.7%)
10
( 22.2%)
0 0
Nhìn vào bảng kết quả ta thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
bài giảng đã đem lại kết quả cao hơn Số lượng giỏi ở lớp 11K nhiều hơn và số
lượng Trung bình ít hơn so với 11M mặc dù 11M khả năng nhận thức cao hơn
11K.
* Khảo nghiệm lần 2 với Bài. Hệ Thống bôi trơn
Cách làm tương tự nhưng đổi lớp Dùng máy chiếu giảng dạy ứng dụng
công nghệ thông tin với lớp 11M và không ứng dụng Công nghệ thông tin với
lớp 11K thu được kết quả như sau:
Lớp Sĩ số Điểm 9 - 10
%
Điểm 7 - 8
%
Điểm 5 - 6
%
Điểm 3 - 4
%
Điểm < 3
%
11K 45
12
(22.2%)
18
(55.6%)
10
(21,2%)
5
( 1%)
0
11M 45
20
(11.1%)
10
( 66.7%)
15
( 22.2%)
0 0
Nhìn vào bảng kết quả so sánh ta thấy tác dụng của việc ứng dụng công
nghệ thông tin kết hợp trong bài giảng đã mang lại hiệu quả cao cho bài dạy, với
các lớp có nhận thức thấp hơn thì việc giảng dạy phần nguyên lý hoạt động là rất
trìu tượng và khó hiểu, nếu ta ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng thì sẽ
giúp cho các em dễ dàng hiểu bài hơn. Tất cả các bài từ 26 đến 30 tôi đều sử
dụng máy chiếu để giảng dạy cho các lớp thấy rằng các em học tập rất sôi nổi và
hào hứng, đa số các em hiểu và tiếp thu được bài ngay trên lớp.
2/- Những kiến nghị đề xuất.
a/ Đối với người dạy và người học.
- Để đạt được yêu cầu trên, sự cố gắng phải từ hai phía cả thầy và trò.
21
Đối với học sinh :
- Phải chuẩn bị bài thật kỹ theo yêu cầu của Giáo viên ( Đọc trước nội
dung theo Hệ thống các câu hỏi trọng tâm của bài mà Giáo viên đưa ra).
- Phải đầu tư thời gian nhất định để trau rồi kiến thức qua các tư liệu tham
khảo (Giáo viên giới thiệu).
- Chủ động trong giờ học, phát huy tính tích cực , sáng tạo trong tư duy
của mình dưới sự hướng dẫn của thầy.
Đối với Giáo viên :
- Phải đầu tư soạn Giáo án điện tử cẩn thận, chu đáo từ nguồn tư liệu và
kiến thức cũng như kỹ năng của mình.
- Phải có hướng khai thác hợp lý, khoa học thấu đáo, phát huy trí lực của
học sinh.
- Phải tích cực trau dồi kiến thức tin học, thành thạo trong trình chiếu
Giáo án điện tử, biết tạo được các hiệu ứng theo yêu cầu của bài và ứng dụng
các phần mềm có hiệu quả trong soạn giáo án.
b/ Ý kiến với các cấp lãnh đạo chỉ đạo bộ môn.
- Dạy học Công nghệ là một việc rất khó khăn để giúp học sinh thấy được
bản chất của vấn đề. Để thực hiện được điều này phụ thuộc vào nhiều nhân tố.
Trong đó có yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao của
chuyên môn thuộc ngành giáo dục. Chúng tôi những Giáo viên trực tiếp giảng
dạy bộ môn Công nghệ ở trường THPT, từ những thực tế đã nêu ở trên xin kiến
nghị với bộ phận phụ trách chuyên môn một số vấn đề như sau:
1. Ngành giúp đỡ các nhà trường tăng cường thực hành thí nghiệm, mô
hình.
2. Ngành giúp đỡ các nhà trường bổ sung các loại sách tài liệu tham khảo,
để giúp Giáo viên thuận tiện trong việc phục vụ giảng dạy.
3. Ngoài đợt bồi dưỡng sinh hoạt chuyên môn trong hè, nên có những đợt
bồi dưỡng thêm về chuyên môn cho Giáo viên trong mỗi học kỳ để cho giáo
viên có thể trao đổi được kinh nghiệm giảng dạy với nhau giữa các trường trong
tỉnh với nhau.
22
4. Cho Giáo viên đi thực tế, học tập kinh nghiệm ở các trường điểm trong
tỉnh và các trường bạn ngoài tỉnh.
5. Đầu tư các phương tiện, thiết bị dạy học mới như máy chiếu đa năng,
máy tính để giảng dạy Giáo án điện tử, các phần mềm ứng dụng công nghệ
thông tin trong soạn bài giảng.
Phần III
KẾT LUẬN CHUNG
Qua nhiều năm công tác giảng dạy bộ môn Công nghệ 11 tại trường
THPT với niềm say mê nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc được
giao, nỗi trăn trở về vấn đề ô nhiểm môi trường mà động cơ đốt trong mang lại
và sự nhận thức non yếu của học sinh và phương pháp dạy học cũ tôi nhận thấy
cần phải cải tiến phương pháp giảng dạy, tìm ra hướng tiếp cận kiến thức cho
học sinh và hình thức dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức trong chương trình với
kiến thức thực tế. Sau một thời gian tìm tòi học hỏi và nghiên cứu tài liệu, tham
khảo các tư liệu trên mạng internet, tôi đã tích luỹ xây dựng và thiết kế được
một số tư liệu kỹ thuật, phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn Công nghệ với
hình thức áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Trên đây chỉ là những ý kiến của cá nhân tôi qua kinh nghiệm của bản
thân nên không thể tránh được những ý kiến chủ quan nên tôi Rất mong sự
đóng góp trao đổi ý kiến của đồng nghiệp!
Tôi xin trân thành cảm ơn !
23
Phần IV
NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC VỤ ĐỀ TÀI
- Phương pháp dạy học KTCN tập I, tập II – tác giả Nguyễn Văn Bính, Trần
Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi – NXB giáo dục
- Phương tiện dạy học KTCN – tác giả Lê Huy Hoàng – NXB ĐHSP Hà Nội -
2005
- SGK, SGV Công nghệ 11 PGS. TS Nguyễn Văn Khôi chủ biên. Nhà xuất bản
Giáo dục.
- Các tư liệu, Hình động và Video Clip ĐHSP Hà Nội.
- Tư liệu trên mạng Internet từ Trung tâm nghiên cứu và sản xuất Học liệu
ĐHSP Hà nội do PGS.TS Nguyễn Văn Khôi chủ biên.
24
PHỤ LỤC
Trang
Phần I
PHẦN MỞ ĐẦU
Phần II
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1/- Cơ sở khoa học
2/- Cơ sở thực tiễn
Chương II: NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương III: GIẢI PHÁP CỤ THỂ CỦA NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A/- Hệ thống bôi trơn
B/- Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí động cơ xăng
C/- Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí động cơ Điêzen
Chương IV: KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Phần III
KẾT LUẬN CHUNG
Phần IV
NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC VỤ ĐỀ TÀI
2
5
7
8
12
16
19
23
26
29
32
25