Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề và đáp án thi học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử- Huyện Phù Mỹ 2010-2011.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.31 KB, 4 trang )

UBND HUYỆN PHÙ MỸ ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN
PHÒNG GD - ĐT Năm học: 2010- 2011 - Môn: Lịch sử
Ngày thi: 07/10/2010
ĐỀ CHÍNH THỨC: Thời gian làm bài: 150 phút
(Không tính thời gian phát đề)

Câu 1: ( 3,0 điểm)
Em hãy phân tích sự khác nhau giữa 2 cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và
chống Mông – Nguyên thời Trần?
Câu 2: (3,0 điểm)
Em biết gì về Nguyễn Huệ - Quang Trung và đánh giá vai trò của ông trong các cuộc
kháng chiến ?
Câu 3 : (3,0 điểm)
So sánh xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX
( mục đích , thành phần lãnh đạo, phương thức hoạt động, tổ chức và lực lượng tham gia ).
Câu 4: (5,0 điểm)
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914) đã tác động
đến xã hội Việt Nam như thế nào? Đánh giá thái độ các giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng
giải phóng dân tộc.
Câu 5: (3,0 điểm)
Chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ do những nguyên nhân nào ?
Câu 6: (3,0 điểm)
Tại sao nói: “ Thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á” ?


UBND HUYỆN PHÙ MỸ HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GD - ĐT ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN
Năm học 2010 – 2011 - Môn : Lịch sử

Câu
hỏi


Đáp án Điểm
Câu
1
3,0
điểm
Cuộc kháng chiến
chống Tống thời Lý
Cuộc kháng chiến
chống Mông-Nguyên thời Trần
- Người chỉ huy không phải là vua
mà là Thái uý Lý Thường Kiệt.
- Sử dụng nghệ thuật “Tiên phát
chế nhân” đánh ngay vào âm mưu
xâm lược của kẻ thù chứ không
ngồi yên đợi giặc đến mới đánh.
- Lý Thường Kiệt sử dụng cách
đánh cả về tinh thần làm cho địch
hoang mang rồi đánh phủ đầu để
giành thắng lợi quyết định.
- Người chỉ huy gắn liền với tên tuổi
của các vị vua: Trần Thái Tông,
Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông
cùng các tướng tài khác.
- Các vua tôi nhà Trần lúc đầu thực
hiện “vườn không nhà trống” gây
cho địch nhiều khó khăn rồi mới
đánh.
- Do kẻ thù rất mạnh nên các vua tôi
nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài
làm cho địch ngày càng suy yếu, sau

đó đánh đòn quyết định giành thắng
lợi cuối cùng.
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
Câu
2
3,0
điểm
* Nguyễn Huệ - Quang Trung:
- Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm, sinh năm Quý Dậu (1753) là trụ cột
của nghĩa quân Tây Sơn, đã đóng góp công lao to lớn trong sự nghiệp
thống nhất đất nước và giải phóng dân tộc.
- Ngày 22/12/1788 Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc để tiêu diệt quân
xâm lược Thanh. Chiều ý các tướng và để sáng tỏ danh nghĩa với cả nước,
Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu Quang Trung.
* Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung:
- Có công to lớn trong cuộc đập tan chúa Nguyễn ở Đàng Trong và đánh
bại quân xâm lược Xiêm.
- Có công to lớn trong việc đem quân ra Bắc, lật nhào chúa Trịnh chuyên
quyền, tôn phò nhà Lê và đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
Như vậy, Nguyễn Huệ - Quang Trung vừa có công lao to lớn trong việc
đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất
đất nước, vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để
bảo vệ nền độc lập dân tộc. Từ một thủ lĩnh nông dân kiệt xuất, Quang
Trung trở thành vị anh hùng dân tộc vĩ đại, một vị tướng trẻ trăm trận trăm
thắng.
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ

0.5 đ
1,0 đ
Câu
3
3.0
điểm
So sánh xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Nội dung Xu hướng cứu nước
cuối TK XIX
Xu hướng cứu nước đầu TK XX
Mục đích
Đánh Pháp giành độc
lập dân tộc , khôi
phục chế độ phong
kiến
Đánh Pháp giành độc lập dân tộc ,
xây dựng chế độ quân chủ lập hiến
và cộng hoà tư sản kết hợp với cải
cách xã hội
Thành
phần lãnh
đạo
Văn thân sĩ phu
phong kiến yêu nước
Tầng lớp nho học trẻ đang trên
đường tư sản hoá
Phương
thức hoạt
động
Phong trào đấu tranh

vũ trang
Phong trào đấu tranh vũ trang , tuyên
truyền giáo dục , vận động cải cách
xã hội kết hợp lực lượng bên trong và
bên ngoài
Tổ chức Theo lề lối phong
kiến
Biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức
chính trị sơ khai
0,75 đ
0,5 đ
0,75 đ
0,5 đ

×