UBND HUYỆN PHÙ MỸ ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN
PHỊNG GD - ĐT Năm học: 2010- 2011 - Mơn: Địa lý
Ngày thi: 07/10/2010
ĐỀ CHÍNH THỨC: Thời gian làm bài: 150 phút
(Khơng tính thời gian phát đề)
Câu 1: (2,0điểm):
Hãy cho biết: Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng
khơng chuyển động tự quay quanh trục thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 2: (4,0điểm)
Xác định vị trí, giới hạn nước ta trong khu vực ĐNÁ. Từ năm 1977 về trước quan
niệm về chủ quyền nước ta có gì khác với hiện nay?
Vị trí địa lí đặc biệt cùng với lịch sử phát triển lãnh thổ lâu dài và phức tạp đã tạo
cho nước ta một hồn cảnh tự nhiên độc đáo như thế nào?
Câu 3: (4,0điểm): Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam.
a. Xác định vị trí và giới hạn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
b. Kể tên những dải núi lớn, những dòng sơng lớn có hướng Tây Bắc – Đơng Nam.
c. Giải thích vì sao đồng bằng dun hải Bắc Trung Bộ nhỏ và hẹp ?
d. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có khí hậu đặc biệt như thế nào?
Câu 4: ( 4.0 điểm)
Cho biết những mặt mạnh và những mặt tồn tại của nguồn lao động nước ta. Vì sao
việc làm đang là một vấn đề kinh tế- xã hội gay gắt ở nước ta? Hướng giải quyết?
Câu 5: ( 4.0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa của nước ta từ năm 1990- 2006:
Năm 1990 1995 1999 2003 2006
Diện tích( nghìn ha) 6 042 6 765 7 653 7 452 7 324
Sản lượng (nghìn tấn) 19 225 24 963 31 393 34 568 35 849
a.Tính năng suất lúa của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên.
b.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện năng suất lúa của nước ta qua các năm trên.
c.Nhận xét sự biến động năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến năm 2006. Giải
thích rõ ngun nhân.
Câu 6: ( 2.0 điểm)
Chứng minh rằng Việt Nam là nước đơng dân. Số dân đơng đã có những thuận lợi và
khó khăn gì trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
(Học sinh được sử dụng Atlat Đòa lí Việt Nam)
UBND HUYỆN PHÙ MỸ HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GD - ĐT ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN
Năm học 2010 – 2011 - Môn : Địa lý
Câu Đáp án Điểm
Câu 1
2,0 đ
- Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không
chuyển động quanh trục thì lúc đó trên Trái Đất vẫn có ngày đêm. Nhưng 1 năm
chỉ có 1 ngày đêm, ngày dài 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng đối với tất cả mọi
nơi trên Trái Đất
- Ban ngày (dài 6 tháng) mặt đất tích lên một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ
dội
- Ban đêm (dài 6 tháng) mặt đất tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, làm cho nhiệt độ
hạ xuống thấp. Trong điều kiện nhiệt độ chênh lệch như vậy Sự sống trên Trái
Đất không thể tồn tại
- Sự chênh lệch về nhiệt độ gây ra sự chênh lệch về khí áp giữa 2 nửa cầu ngày
và đêm dẫn đến hình thành những luồng gió mạnh không sao tưởng nổi
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
4,0 đ
* Vị trí, giới hạn nước ta trong khu vực ĐNÁ (1,5 điểm)
- Phần đất liền nước ta có tọa độ địa lí từ 8
0
30
’
B ->23
0
22
’
B và từ 102
0
Đ -> 109
0
Đ
- Như vậy nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc thiên về
Chí tuyến hơn Xích đạo.
- Nước ta nằm giữa các nước ĐNÁ , thuộc trung tâm châu Á gió mùa.
- Nước ta nằm ở vị giao tiếp giữa nhiều khu vực tự nhiên khác nhau như vị trí
cầu nối phần lục địa ĐNÁ với các đảo ,quần đảo xung quanh biển Đông.
- Nước ta nằm trên đường giao thông hàng hải quốc tế quan trọng từ Ấn Độ
Dương sang Thái Bình Dương.
*Từ 1977 về trước quan niệm về chủ quyền nước ta khác với hiện nay (1,0
điểm).
- Trước 1977 coi nước Việt Nam chỉ bao gồm phần đất liền hình chữ S và 2 quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã trở thành lạc hậu.
- Nước Việt Nam ngày nay gồm phần lục địa rộng 330.290km
2
và phần biển rộng
gấp nhiều lần phần lục địa trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
*Ý nghĩa đối với tự nhiên(1,5 điểm).
- Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
- Nước ta không bị hoang mạc hóa và bán hoang mạc hóa như một số nước cùng
vĩ độ( Tây Á, Bắc Phi).
- Nhờ nhiệt độ cao , độ ẩm lớn mưa nhiều nên thực vật phát triển xanh tốt quanh
năm . Đặc biệt vị trí đó là nơi tiếp giáp và hội tụ của các hệ thực vật Ấn, Miến từ
phía Tây sang và Mã Lai ,In- đô- nê –xi- a tới.
- Bờ biển nước ta dài , nhiều vũng vịnh, ngoài biển có nhiều đảo, quần đảo, thềm
lục địa lại chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản,hải sản) có giá trị. Ảnh hưởng của
biển vào sâu trong đất liền. Tuy nhiên có bão gây tác hại cho sản xuất và sinh
hoạt.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3
a. Xác định vị trí và giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
- Thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên Huế. Trải dài gần 7 vĩ
tuyến (khoảng 23
0
B -> 16
0
B)
- Tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc.
+ Phía Nam giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
+ Phía Đông giáp biển Đông.
0,25đ
0,25đ
4, 0 đ
+ Phía Tây giáp Lào.
b. Những dãy núi lớn và sông lớn có hướng Tây Bắc – Đông Nam:
- Dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Hoàng Sơn, …
- Dòng sông: sông Đà, sông Mã, sông Cả …
c. Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ nhỏ hẹp vì:
- Các dãy núi lan ra sát biển.
- Nhiều núi đâm ngang ra biển chia cắt các đồng bằng.
- Các sông ngắn, ít phù sa.
d. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có khí hậu đặc biệt do tác động của địa
hình:
- Về mùa đông, các đợt gió mùa Đông Bắc lạnh khô bị chặn lại bởi dải Hoàng
Liên Sơn và nóng dần lên khi đi xuống phía Nam. Do đó mùa đông ở đây đến
muộn và kết thúc sớm.
- Về mùa hạ, các đợt gió mùa Tây Nam từ vịnh Ben Gan tới, phải vượt qua dãy
Trường Sơn, trở nên khô nóng, ít mưa đặc biệt là ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ
(gọi là “gió Lào”).
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 4
4.0 đ
* Những mặt mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta:
a. Mặt mạnh:
- Có nguồn lao động dồi dào. Mỗi năm tăng thêm 1,1 triệu lao động
- Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm trong sản xuất nông
– lâm – ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
- Khả năng tiếp nhận trình độ KHKT nhanh.
- Đội ngũ lao động kĩ thuật ngày càng tăng: hiện nay lao động kĩ thuật có khoảng
5 triệu người ( chiếm 13% tổng số lao động), trong đó số lao động có trình độ
Cao đẳng, Đại học là 23%.
b. Mặt tồn tại:
- Thiếu tác phong công nghiệp, kĩ thuật lao động chưa cao.
- Đội ngũ cán bộ KHKT và công nhân có tay nghề còn ít.
- Lực lượng lao động phân bố không đều tập trung ở đồng bằng. Đặc biệt lao
động kĩ thuật tập trung ở các thành phố lớn, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở
đồng bằng, thất nghiệp ở các thành phố trong khi Trung du và miền núi thiếu lao
động.
- Năng suất lao động thấp. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động nông
nghiệp chiếm ưu thế.
* Việc làm đang là vấn đề kinh tế- xã hội gay gắt ở nước ta, vì:
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, chất lượng
của nguồn lao động thấp tạo sức ép đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta.
- Ở nông thôn : Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển
các ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là
22,3 % ( năm 2003)
- Ở thành thị: tỉ lệ thất nghiệp cao khoảng 6 %, trong khi thiếu lao động có trình
độ kĩ thuật ở các ngành công nghiệp, dịch vụ, KHKT.
* Hướng giải quyết:
- Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình.
- Phân bố lại dân cư và lao động. Chuyển từ ĐBSH , DHMT đến Tây Bắc và Tây
Nguyên.
- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn, phát triển công nghiệp, dịch vụ
ở thành thị. Chú ý các hoạt động công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động.
- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và hướng nghiệp, dạy nghề.
- Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lí.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 5
4.0 đ
a.Năng suất lúa của nước ta từ năm 1990- 2006 ( tạ/ ha):
Năm 1990 1995 1999 2003 2006
Năng suất tạ/
ha)
31.8 36.9 41.0 46.4 48.9
b.Vẽ biểu đồ: Học sinh vẽ biểu đồ dường.
Yêu cầu: Chia tỉ lệ chính xác trên trục tung và trục hoành (trục tung thể hiện
năng suất lúa, trục hoành thể hiện năm), trên đường biểu diễn phải có trị số
năng suất lúa từng năm, vẽ đẹp, có tên biểu đồ.
c.Nhận xét và giải thích:
-Nhận xét: Năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến năm 2006 liên tục
tăng, đến năm 2006 năng suất lúa đạt 48, 9 tạ/ ha.
- Nguyên nhân:
+ Do việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất: giống mới, kĩ
thuật canh tác, phân bón….
+ Do các chính sách của Nhà Nước đã khuyến khích nhân dân tích cực sản
xuất.
1,0đ
1,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 6
2. 0 đ
a. Chứng minh:
-Số dân Việt Nam năm 2006 là 84. 156 nghìn người.
-Đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và đứng thứ 13 trên thế giới.
b. Ảnh hưởng:
- Thuận lợi:
+ Có nguồn lao động dồi dào.
+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Các dân tộc luôn đoàn kết tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế.
- Khó khăn:
+ Thừa lao động, thiếu việc làm.
+ Khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. GDP
trên người thấp.
+ Các vấn đề phát triển y tế, văn hóa, giáo dục còn gặp nhiều khó klhăn.
+ Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ